Popular Posts

Saturday, May 12, 2012

Xứ Của Nữ Hoàng SISSI Và Người Việt Nam Tị Nạn VC

Xứ Của Nữ Hoàng SISSI Và Người Việt Nam Tị Nạn VC

(05/12/2012)

Tác giả : Nguyễn Thị Cỏ May <http://vietbao.com/D_1-2_2-44_10-4454_12-1/>

Xứ của Nữ Hoàng

 

Nước Áo (Autriche, Austria) là nước bản lề giữa Đông và Tây Âu. Từ năm 1955, sau thế chiến, được hưởng qui chế trung lập nhờ Staline chấp thuận. Nhưng ngày nay, Áo gia nhập Liên Hiệp Âu châu nên qui chế trung lập của Áo, trên một vài mặt, có lẽ phải được xét lại. Dân số vừa hơn 8 triêu gồm nhiều sắc dân với tiếng nói thống nhứt là tiếng đức.

 

Áo là quê hương của nhiều nhơn vật nổi tiếng như Bác sĩ Phân tâm học Sigmund Freud, nhạc sĩ Mozart, Nhưng người mà có lẻ có nhiều ngưòi biết tới, ái mộ, cả người Việt nam xa xôi tận bên Viển đông cũng biết, đó là Nữ Hoàng SISSI với lâu đài Schonbrunn, nơi Nữ Hoàng nghỉ Hè vì bà sống tại cung điện Hofburg ở trung tâm Thủ đô Vienne. Người Việt nam biết SISSI nhờ xem phim SISSI chiếu ở các rạp Sài gòn vào thập niên 60. Cho tớ 30/04/75, chưa có mấy người Viêt nam biết nước Áo ở đâu, đời sống dân chúng như thế nào.

 

Lâu đài Schonbrunn không lớn lắm, trông giống như Điện Versaille của Pháp nên người ta nói đó là một copie của Versaille. Hay Versaille nhỏ. Bên trong ngày nay có Bảo tàng viện giữ về Nữ Hoàng và Hoàng gia. Lâu đài tọa lạc trong ngôi vườn mênh mong trồng nhiều kỳ hoa dị thảo. Một phần dành làm sở thú với nhiều giống thú hiếm lạ. Vườn Schonbrunn và sở thú có tiếng là lớn nhứt và đầy đủ thảo mộc và thú vật nhứt Âu châu.

 

Pháp ngày nay có cả ngàn Cung điện được xếp vào danh sách những kiến trúc cổ có giá trị lịch sử nhưng Chánh phủ cũng không đủ ngân khoản bảo quản. Khai thác du lịch nhưng không đủ cho chi phí. Cung điện Schonbrunn ở Vienne từ lâu nay phải tìm nguồn thu hoặch ngoài tài trợ của chánh phủ nên ban quản đốc dành nhiều phòng ốc làm khách sạn, phòng cho thuê ở dài hạn, làm văn phòng. Những phòng ốc chiếm vị trí thuận lợi thì làm nhà hàng ăn, cà-phê. Tới mùa Noel, sân trước cho thuê làm chợ Noel. Mùa Phục sinh, làm chợ bày bán sô-cô-la, các sản phẩm thủ công nghệ.

 

Phía sâu trong vườn, có một kiến trúc cổ tọa lạc trên một đồi cao nay là cà-phê. Trời nắng, ngồi ở vỉa hè uống cà-phê viennois (cà-phê của Vienne, nổi tiếng) vừa nhìn mặt hồ xanh rờn, sóng gợn lắng tăng, khung cảnh và không khí trong lành làm cho con người trong chốc lác như quên hết mọi phiền nảo hằng ngày.

 

Nhưng vào đây, nhớ nên tránh mùa Xuân. Mặc dầu bạn là dân Âu châu, quen với cây cỏ âu châu, không bị dị ứng. Nhưng vào đây, bạn vẫn có thể bị ách-xì, mắt mủi chảy ròng ròng như thuờng vì ở đây có nhiều thứ cây cỏ, bông hoa mà ở nơi khác như Pháp, Đức, Ý, Anh không có. Những thứ thực vật đem từ rừng sâu nhiệt đới hay ở Nam bán cầu về.

 

Hôm lễ Phục sinh, thấy trời nắng đẹp, tuy còn lạnh, Cỏ May vào vườn Schonbrunn chơi và leo lên đồi, ngồi ở vỉa hè uống cà-phê vừa ngắm cảnh. Uống xong tách cà-phê liền bị dị ứng, ách-xì hằng loạt tuy xưa nay, Cỏ May không bị dị ứng về mùa.

 

 

 <http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/05_2012/12_05_2012/DAN_VN_o_Vienne.jpg>

 

Hình chụp bài báo cũ về 1 người VN thành công ở Vienne.

Áo nổi tiếng với những buổi hòa nhạc vào mùa thu và thú cởi ngựa. Xứ của núi rừng nên có nhiều trung tâm trượt tuyết, hồ tắm,… Salsbourg là Thủ đô Văn hóa và Du lịch nổi tiếng cảnh đẹp của Âu châu.

 

Ở Áo có một thứ rất thường ở đâu cũng có nhưng ở đây rất ngon, ngọt lịm, mát rượi và trong suốt, hoàn toàn không có mùi javel, mà lại hoàn toàn miền phí. Đó là nước uống. Ở đây, không có nước chai quen gọi là nước suối. Người ta không dùng máy hay bình lọc nước mà uống thẳng vòi nước. Dụng cụ nấu nước, máy giặt, máy rửa chén, … không bao giờ bị đóng vôi. Nước ở Thụy sĩ cũng tốt như vậy.

 

Mùa Hè, ngoại ô Vienne là những ngôi nhà với bông hoa lộng lẫy. Kiến trúc xưa, mỗi nhà là một hiệu rượu nho (Vin) do chủ nhà sản xuất từ mùa nho trồng ở phần đất nhà nối tiếp theo khu vườn và bày bán tại chổ. Cửa vào nhỏ, vào phía trong mở rộng ra, vườn bông rực rở. Du khách vào xem bông hoa, nếm rượu tự do. Trong vườn có những chiếc bàn, ghế ngồi bày sẳn để mời khách. Người ta có thể uống, ăn tại chổ hoặc mua mang đi. Sự mua bán chủ yếu đó là chương trình tổ chức sinh hoạt cộng đồng cho thành phố. Giới thiệu Vienne với du khách thập phương.

 

Rượu nho của Áo có đủ đỏ, trắng, hồng, sùi bọt hay không, đều không ngon như rượu Pháp. Nhưng uống cũng say, mặt cũng đỏ gay.

 

Vào mùa thu, rượu nho được ướp với vài thứ hương vị như hồi, quế,… và hâm nóng trên bếp lửa, bày bàn ngoài đường trong thánh phố hoặc tại hội chợ. Bên cạnh có thêm vài món nhắm như thịt nguội, giò chả. Trời lạnh, người đi đường dừng lại bên bếp lửa, hơ hai bàn tay, ăn miếng súc-xít, giò chả, nhăm nhi ly rượu nho hăm nóng, mùi ngũ vị hương bốc lên… Phải biết !

 

Cái thú này chỉ có ở Áo và ở Đức. Tây không có.

 

Như chợ Noel ở đây mở chợ từ đầu tháng chạp, đường vào khu chợ được phong tỏa, chỉ bày bán những thứ dành chưng bày cho Noel mà thôi. Trong lúc đó, chợ Noel ở Pháp, Anh, … tranh nhau bán thời trang, thức ăn để dân chúng sắm Tết.

 

Đi thăm viếng Vienne mà không dừng chơn vài phút nhìn qua một di tích có từ thế kỷ thứ XIX, tức từ năm 1872, là một thiếu xót đáng tiếc. Đó là ngôi nhà được xếp là nhỏ nhứt Thủ đô vì bề sâu chỉ hơn 1 m, tọa lạc tại số 20, đường Breite thuộc Quận VII của Vienne.

 

Áo ở giữa Âu châu, ngày nay, còn là nơi có đời sống an lành, người dân chưa phải chạy đua theo đồng hồ quần quật như ở Mỹ. Nhưng đừng quên Áo là nước đứng thứ 10 về lợi tức / đầu người trong 10 nước phát triển nhứt thế giới trong năm 2011.

 

Người Việt tị nạn vc ở Áo

 

Như đã nói, trước 30/04, chưa có mấy người Việt nam biết nước Áo. Những ngày đầu sau biến cố 30/04, có mươi gia đình Việt nam tới Áo tỵ nạn việt cộng. Những người này tới Áo do Hội Hồi giáo ở Áo bảo lảnh vì họ cũng là những gia đình hồi giáo ở Châu đốc. Trong số mươi gia đình đầu tiên tới Áo này, Cỏ May quen biết một gia đình Việt nam công giáo gồm 2 vợ chồng với 4 con, 2 trai, 2 gái. Gia đình này đi trên tàu Trường Xuân, tới Hồng kông ở tạm một thời gian, rồi được đưa tới Áo định cư. Do định mệnh an bày, không có sự chọn lựa. Ngày nay, họ vẫn sanh sống ở Vienne, con cái lớn có gia đình, có cháu nhỏ. Hai ông bà đã nghỉ hưu. Đời sống an lành.

 

Về sau, có thêm nhiều người Việt nam lần lược tới Áo tỵ nạn. Như những người khác tới các quốc gia khác ở Âu châu. Khi các đợt tỵ nạn kết thúc, số người tỵ nạn ở Áo lên tới lối sáu ngàn người, sanh sống tập trung ở Vienne và vài thành phố lớn khác. Ngày nay, người Việt nam ở Áo phải lên tới mươi ngàn người do đoàn tụ gia đình và một phần, đi từ Miền Bắc, tới lậu từ các quốc gia Đông âu theo chương trình xuất cảng lao động. Những người này phần lớn đều làm nhà hàng ăn Việt hay Tàu vì nghề này không đòi hỏi thời gian dài đào tạo. Khi có công ăn việc làm, họ có đời sống tạm ổn. Với đồng lương không cao nhưng sòng phẳng, họ vừa trang trải đời sống tại chổ và cuối tháng có thể gởi về giúp gia đình. Hằng năm, có thể về thăm gia đình và quê huơng. Đời sống của họ khá hơn cùng bà con trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Hà nội nhiều.

 

Cỏ May trở lại với gia đình mà Cỏ May quen biết ở Vienne di tảng bằng tàu Trường Xuân. Cùng hoàn cảnh, có thêm mươi gia đình nữa. Họ cùng đi trên tàu Trường Xuân và cùng tới Áo. Tất cả những gia đình này bị Mỹ từ chối vì không có người bảo trợ và không có quan hệ với Mỹ lúc ở Việt nam. Ngoài Mỹ, những quốc gia Âu châu mà họ biết như Pháp, Anh đều chưa có chương trình đón nhận người tỵ nạn vì hảy còn quá sớm. Hơn nữa, thế giới sau 30/04 hảy còn mang nặng tâm lý xem vấn đề Việt nam như thế là đã xong rồi. Lương tâm của họ chưa thấy có gì gợi thắc mắc.

 

Hằng năm, cứ tới ngày 30/04, ông Phan Quốc Bảo không khỏi nhớ lại cái ngày rùng rợn bỏ ngũ, tìm đường chạy trốn VC, trong cái chết trước mắt. Cái chết không riêng ông mà của cả gia đình.

 

Gốc Phát Diệm, gia đình ông tới Áo tái định cư là lần thứ hai bỏ quê hương ra đi tìm đời sống có tự do. Ông là Đại úy Chiến tranh chánh trị của Sư Đoàn 7 Bộ binh đóng quân ở Căn cứ Đồng Tâm, Ngã Ba Trung Lương, Tỉnh Định tường. Tới ngày 29/04, tình hình an ninh vùng IV, đại bộ phận, hảy còn dưới sự kiểm soát của lực lượng Quân đoàn IV. Chỉ có đường về Sài gòn bị cắt. Ông dò tìm trước tàu Hải quân để tháp tùng theo họ di tảng khi không còn giữ được căn cứ, nhưng tàu có khả năng đi biển không còn nữa. Sáng ngày 30/04, biết là lúc phải đi, ông bắt được một chiếc tàu của Hải quân, mừng rở, cả gia đình leo lên cùng anh em Hải quân ra cửa sông. Khi ra tới cửa Tiểu, anh em Hải quân cho biết là họ quay về Vủng Tàu vì tàu này không thể đi biển được. Trước nổi tuyệt vọng, ông nghĩ tới cái chết cho cả gia đình hơn là theo anh em Hải quân về Vủng Tàu nạp mạng. Trong lúc đó bổng có một chiếc tàu biển chở đầy người chạy chậm chậm ngang qua. Ông vội yêu cầu anh em Hải quân cho ông qua chiếc tàu biển này. May mắn, ông và cả gia đình được đưa lên tàu. Đây là tàu Trường Xuân của Công ty hàng hải Vischipco Lines do ông Trần đình Trường làm chủ. Tới lúc này, tàu Trường Xuân còn đi ngang qua đây vì đã bị mắc cạn trước Kho 5 trên sông Sài gòn. Đi thêm một lúc ra tới hải phận quốc tế, tàu Trường Xuân bị nước vô, máy bôm nước hư, máy hàn điện hư, bộ phận điều khiển tay lái hư, nước ngọt mất,… tất cả do phá hoại có chủ mưu. Ban Chỉ huy trên tàu Trường Xuân nhớ lại, khi tàu kéo Song An quay trở lại, có bốn người trên tàu Trường Xuân nhảy xuống tàu kéo Song An trở về Sài gòn.

 

Gần bốn ngàn người trên tàu Trường Xuân chen lấn nhau ngồi, khó di chuyển được, bắt đầu đói và khát. Người bị say sóng ói mửa nhiều làm khát nước thêm. Trẻ con khóc nheo nhóc.

 

Tình trạng nước vô ngày càng nguy ngập. Ngày 2 tháng 5, Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đánh điện xin cứu cấp.

 

Tàu hàng Clara Maersk của Công ty Maersk Line nhận được điện SOS, tới cặp vào, cho tất cả người tỵ nạn trên tàu Trường Xuân qua tàu Clara Maersk. Thuyền trưởng, Ông Anton Obsen, biết tình hình lương thực chỉ còn đủ cho tất cả trên tàu không quá 2, 5 ngày. Ông xin lệnh vào Hồng kông. Đúng vào lúc Nữ Hoàng Anh đang chánh thức thăm viếng Hồng kông, Bà đề nghị Chánh quyền Hồng kông tiếp nhận giúp đở người tỵ nạn Việt nam. Chánh quyền cam kết không giao trả những người Việt nam này trở về quốc gia gốc, giữ họ để chờ đi định cư tại một quốc gia thứ ba.

 

Mọi người được đưa ngay lên bờ. Cơn đói khát được giải quyết. Trẻ con hết khóc.

 

Đại diện LHQ tới làm thủ tục tỵ nạn. Đại diện phái đoàn Mỹ tới nhận người tới Mỹ tỵ nạn. Ông Phan Quốc Bảo xin đi Mỹ nhưng bị Mỹ từ chối vì không có thân nhơn ở Mỹ, không có người bảo trợ và không có làm việc với Mỹ lúc ở Sài gòn. Quan hệ với Cố vấn Mỹ không được xem là điều kiện để được Mỹ nhận.

 

Cao Ủy tỵ nạn phải giải quyết vấn đề đi định cư sớm vì trại Hồng kông là nơi tạm cư có thời hạn. Ông Phan Quốc Bảo đồng ý đi nước nào cũng được miển không trở về Việt nam mà thôi.

 

Thế là gia đình ông tới Áo và định cư tại Vienne. Cả nhà đi học tiếng đức. Khi hiểu và nói được vài tiếng thông thường, ông bà tìm việc làm. Cả hai ông bà làm việc cho tới ngày nghỉ hưu và vẫn ở tại căn nhà mướn được từ lúc mới tới.

 

Năm 1979, trong chương trình đi một vòng thế giới thăm viếng bà con di tảng trên tàu Trường Xuân, Cụ Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy tới Vienne. Cụ gặp lại gia đình ông Phan Quốc Bảo và đông đủ các gia đình khác trong một buổi trưa họp mặt tại nhà một cựu thuyền nhơn Trường Xuân ở ngoại ô Vienne. Tất cả mọi người đều mừng rở và cảm động rơi nước mắt. Bà Bảo vừa tỏ lời cảm ơn Cụ Lũy vừa trả lời câu hỏi của Cụ Lũy:

 

- Thưa Bác, ở đây người Áo rất tốt, rất tử tế. Gia đình cháu tới đây rất may mắn. Các cháu đều mạnh khỏe và học hành giỏi. Riêng cháu Bảo Ân học giỏi, tiếng đức giỏi hơn cả trẻ con Áo trong lớp.

 

Sau này, các con của ông bà Phan Quốc Bảo đều thành đạt. Hai cậu trai, kẻ học luật, người kiến trúc. Bảo Ân tốt nghiệp Đại Học Vienne nghành Truyền thông. Đi làm, có gia đình và có 2 con, một trai, một gái, cả hai đều rất dễ thương. Bảo Hân học dở dang Đại Học Vienne nhưng trở thành ca sĩ nỗi tiếng trong Cộng đồng Người Viêt nam Hải ngoại. Do sở thích cá nhơn. Nay Bảo Hân nghỉ hát, về sống với gia đình ở Vienne chờ thực hiện một dự tính mới.

 

Hội Trường Xuân ở Sydney, Úc, nhận lãnh trách nhiệm xuất bản tập Kỷ Yếu Trường Xuân. Một công trình sưu tập tài liệu, hình ảnh đủ 1 trường hợp 1 người Việt nam thành công ở Vienne loại đen trắng, màu, thật vĩ đại, bìa cứng, chữ mạ vàng, dày 628 trang. Theo Ủy Ban thực hiện, Kỷ yếu Trường Xuân là sợi dây liên lạc nối kết gần 10 000 người Việt nam gốc tỵ nạn với 3 thế hệ, ngày nay, sanh sống rải rác trên 14 quốc gia tự do. Mỗi người là một chứng nhơn lịch sử viết lại chuyện di tảng của chính mình ngày VC vừa tới Miền nam. Chuyện di tảng là một chứng tích kể lại cho con cháu nghe để các thế hệ sau này hiểu tại sao chúng nó có mặt ở đây, đang sống đời sống sung sướng hay gian khỗ.

 

Có người cho rằng thảm cảnh thuyền nhơn là đoạn kết tồi tệ của cuốn phim chiến đấu cho Tự do, là tiếng nấc tức tưởi cuối cùng của một quốc gia bị bức tử vì quyền lợi đồng minh lúc đó, cho nên dù người ta có muốn nhận chìm nó ngay để phi tang, nhưng thảm cảnh thuyền nhơn vẫn bềnh bồng trong lương tâm những con người lương thiện trên thế giới ngày nay.

 

Nguyễn thị Cỏ May

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List