Popular Posts

Friday, June 27, 2014

Tuổi Già... Ai sẽ là “tôi” cho tôi?


     From: Thu Hoa


http://nguyentran.org/NT/Hinh2/TamSuTuoiGia.bmp

                                                                              Trần Mộng Tú  

 Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
Ôi bao dặm đường xa cách. Từ ngày mẹ tôi mất cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dậy toán cách đây mấy chục năm.
 

Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi. Bất giác tôi tự hỏi "Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là 'TÔI' để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?".
 

Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng).
Cái thùng thư ba, bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già.

Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu "quá đáng". Ðó là một điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.
Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi "Who will be ME for me." Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:

- Tôi sẽ sống ở đâu?
- Tôi sẽ sống như thế nào?
- Tôi có đủ tiền không?
- Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?
- Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?
- Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?

Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng họ đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già. Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam.

"Có bạn bè ở mọi lứa tuổi." Ðừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Ðồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống "Mới" này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.

"Kết thân với hàng xóm." Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.

"Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm" rất cần. Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.)

"Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi." Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.

"Tiêu ít, để dành nhiều." Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự.
Cần kiệm luôn luôn là một đức tính.

"Ăn uống cẩn thận hơn." Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.

"Thể thao nhiều hơn" Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.

Ngay bây giờ phải là "MÌNH". Có người đặt câu hỏi: "Ai thương tôi nhất"

Câu trả lời: "Mình thương chính mình nhất" Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào.
 Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều.
Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn "Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm.
Hoặc: "Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy." 
Trần Mộng Tú

 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung

Sunday, June 22, 2014

Viet Nam History - Part 1 toi 14


trongdong
Truyện cổ tích Việt Nam:

1. Con Rồng Cháu Tiên: Theo truyền thuyết, người Việt xuất hiện khoảng 5000 năm trước. Ông Lạc Long Quân, thuộc dòng dõi Rồng, lấy bà Âu Cơ, thuộc dòng dõi Tiên, đẻ được 100 người con trong cùng một bọc. Khi họ trưởng thành, 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống vùng đồng bằng gần biển sinh sống. Mổi năm họ đoàn tụ với nhau một lần. Vì sự tích đó, người Việt được gọi là dòng giống Tiên Rồng. Sách sử cũng chép rằng ông Lạc Long Quân thuộc dòng họ Hồng Bàng, là dòng họ đầu tiên ngự trị nước Việt Nam.
Dragon and Fairy Legend: According to legend, the first Vietnamese existed about 5000 years ago. Lac Long Quan, from the Hong Bang lineage, a man descended from dragons, married Au Co, a woman whose ancestors were fairies. Au Co gave birth to 100 children in one pouch. When the children grew up, 50 of them followed their mother to settle in the mountains, and the other 50 children followed their father to lowlands near the sea. Every year they see each other once. This story explains why history books typically refer to the original Vietnamese desendents as Dragon-Fairy or Hong Bang.
Dragon et Légende féerique: Selon la légende, les premiers Vietnamiens sont apparus il y a environ 5000 ans. Lac Long Quan, un homme descendant de dragons, se maria à Au Co, une femme dont les ancêtres étaient des fées. Au Co donna naissance à 100 enfants en une seule fois. Quand les enfants eurent grandi, 50 d'entre eux suivirent leur mère pour s'installer dans les montagnes, et les 50 autres suivirent leur père dans les basses terres près de la mer. Ils ne se virent qu’une fois l’an. Pour cette histoire, les Vietnamiens s’appellent le Dragon-Fée. Les livres d'histoire nous apprennent que la famille Vietnamienne Hông Bang fut la première à dominer le pays.
2. Vua Hùng Vương Lập Quốc: Lạc Long Quân lấy tên nước là Văn Lang và phong con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương. Con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mị Nương. Trong thế kỷ qua, người Việt đào được nhiều trống đồng thời cổ xưa có khắc hình chim Lạc, chim Hồng, nên người Việt còn gọi nhau là dòng giống Lạc Hồng.
trongdong
Mặt trên của trống đồng
King Hung Vuong established the country: Lac Long Quan named the country Van Lang and put his eldest son on the throne as King Hung Vuong. The sons of the king were given the title Quan Lang, and the daughters were called My Nuong. During the last century, the Vietnamese have dug up many ancient copper drums with Lac birds and Hồng birds engraved on them. This is why Vietnamese also call themselves the Lạc Hồng.
Le Roi Hung Vuong fonda le pays: Lac Long Quân nomma le pays Van Lang et mis son fils le plus âgé sur le trône comme roi Hung Vuong. Les fils du roi reçurent le titre de Lang Quan et les filles furent appelées My Nuong. Au cours du dernier siècle, les Vietnamiens ont déterré de nombreux tambours en cuivre antique portant des gravures d’oiseaux Lac et d’oiseaux Hông. C'est pourquoi les Vietnamiens s’appellent aussi le Hông Lac.
3. Phù Đổng Thiên Vương: Đời vua Hùng Vương thứ 6, giặc Ân bên Tàu hung bạo đem quân sang chiếm nước ta . Vua cho tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Làng Phù Đổng, Bắc Ninh có một đứa trẻ xin vua một con ngựa sắt và một cây roi sắt để đi đánh giặc. Khi ngựa và roi đem đến, đứa trẻ vươn vai trở thành một thiếu niên cao lớn lạ thường. Sau khi ăn thật nhiều cơm của dân làng đem đến, chàng thiếu niên nhảy lên lưng ngựa, cầm roi sắt đánh giặc Ân.
Phu Dong Thien Vuong: During the reign of Hung Vuong the 6th, the Ân from China invaded the country. The King looked for a brave, heroic person to fight the enemy and save the country. In Phu Dong village of Bac Ninh, a little boy who had never talked suddenly asked the King for a big iron horse and an iron stick. When the horse and the stick came, the boy transformed to become a young man who was masculine and extraordinarily tall. After eating a huge meal offered by the whole village, the man jumped onto the iron horse, and using the iron stick as a club, he started to beat the Ân enemy.
Phu Dông Thiên Vuong: Pendant le règne de Hung Vuong le 6ième, les Ân de Chine envahirent le pays. Le roi rechercha un brave, une personne héroïque pour combattre l'ennemi et sauver le pays. Dans le village de Phu Dông, Bac Ninh, un petit garçon qui n'avait jamais parlé tout à coup demanda au Roi un grand cheval de fer et un bâton de fer. Quand le cheval et le bâton arrivèrent, le garçon étira son corps pour devenir un jeune homme extraordinairement grand. Après avoir mangé un énorme repas offert par le village tout entier, le jeune homme sauta sur le cheval de fer et, en utilisant le bâton de fer comme d’un club, il commença à combattre l'ennemi Ân.
4. Đánh được một lúc roi gẫy, anh hùng Phù Đổng nhổ từng bụi tre quật vào quân giặc. Giặc tan, chàng thiếu niên anh hùng trở về lạy tạ ơn mẹ, phi ngựa lên núi Sóc Sơn rồi biến mất. Vua và dân chúng nhớ ơn, nên lập đền thờ, gọi cậu bé là Phù Đổng Thiên Vương. Thanh niên Việt Nam yêu nước thường ước mơ đem tài sức mình ra giúp nước, giúp dân như anh hùng Phù Đổng Thiên Vương.
During the battle against the Ân, the stick was broken. The Phu Dong hero then uprooted bamboo trees and continued to strike againts the invaders. After the enemy army collapsed, the hero youth galloped his horse up to Soc Son mountain and disappeared. The King and the people gratefully appreciated, built a temple to honor him and called him Phu Dong Thien Vuong, means the God King at Phu Dong. Patriotic Vietnamese youths still dream of contributing to the welfare of their country as heroically as did the young Phu Dong Thien Vuong.
PhuDongThienVuong
Au cours de la bataille contre les Ân, le bâton se brisa. Le héro Phu Dông déracina alors des arbres bambous et continua à combattre les envahisseurs. Une fois l'armée ennemie battue, le jeune héros alla sur son cheval au galop jusqu'à la montagne Soc Son et disparu. Le roi et le peuple lui furent très reconnaissants et construisirent un temple pour lui rendre hommage qu’ils appelèrent Phu Dông Thiên Vuong, ce qui signifie le roi-dieu de Phu Dông. Les jeunes patriotes vietnamiens rêvent encore de contribuer à la prospérité de leur pays avec autant d'héroïsme que celui du jeune Phu Dông Thiên Vuong.
5. Sơn Tinh, Thủy Tinh: Vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái xinh đẹp tên Mỵ Nương. Có 2 chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến hỏi làm vợ. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mỵ Nương và đem vợ lên núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, tức giận làm mưa gió, dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh làm phép cho núi cao hơn và dùng sấm sét đánh lại. Thủy Tinh đánh thua rút chạy. Hàng năm đến mùa mưa to gió lớn, bão táp, lụt lội, người ta nghĩ Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn còn đánh nhau.
Son Tinh, Thuy Tinh: King Hung Vuong the 18th had a beautiful daughter, named My Nuong. Son Tinh and Thuy Tinh both came to propose to marry her. Son Tinh came first with his offerings, married My Nuong and brought her up to the mountain. Thuy Tinh came later, angrily made a strong hurricane to raise water up to fight with Son Tinh on the mountain. Son Tinh also cast a magic spell to grow the mountain taller, and used thunder to fight back. Finally, Thuy Tinh was defeated and withdrew. When the raining season comes every year with hurricanes, people think that Son Tinh and Thuy Tinh are still fighting.
Son Tinh, Thuy Tinh: Le roi Hung Vuong, le 18ième du nom, avait une jolie fille nommé My Nuong. Son Tinh et Thuy Tinh vinrent tous les deux proposer de l'épouser. Son Tinh arriva le premier avec ses offrandes. Il épousa My Nuong et l'emmena jusqu'à la montagne. Thuy Tinh vint plus tard. De colère il créa un fort ouragan pour élever l'eau suffisamment pour se battre avec Son Tinh sur la montagne. Son Tinh jeta également un sort magique pour élever encore plus hauts les montagnes et utilisa le tonnerre pour riposter. Finalement, Thuy Tinh fut battu et se retira. Lorsque la saison des pluies revient chaque année, les gens pensent que Son Tinh et Thuy Tinh se battent toujours.
6. Năm 257 trước Tây Lịch (tr.TL), vua Hùng Vương 18 mất ngôi: Vua nước Thục bên Tàu là An Dương Vương đem quân đánh bại vua Hùng Vương, đặt lại tên nước là Âu Lạc. Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để phòng thủ và được thần Kim Quy cho nỏ và tên thần giữ nước.
Year 257 B.C., King Hung Vuong the 18th lost his throne: King An Duong Vuong of Thuc country defeated King Hung Vuong. Then An Duong Vuong named the new country Au Lac and built the Co Loa rampart. One day a Golden tortoise genius came up and gave him a magic crossbow and arrows, which would be used to defend the country.
En l’an 257 avant Jésus Christ, le roi Hung Vuong, le 18ième du nom perdit son trône: Le roi An Duong Vuong du pays Thuc battit le roi Hung Vuong. An Duong Vuong nomma alors le nouveau pays Au Lac et construisit le rempart Cô Loa. Un jour, une tortue d'or de génie arriva et lui donna une arbalète magique et des flèches à utiliser pour défendre le pays.
7. Năm 208 tr.TL: Triệu Đà cho con là Trọng Thủy đến cưới Mỵ Châu,con gái vua An Dương Vương, với chủ mưu đánh cướp nỏ thần. Mỵ Châu vô tình giúp cho Trọng Thủy lấy xem và đánh tráo nỏ thần. Triệu Đà đem quân đánh. An Dương Vương vì không còn nỏ thần nên bị thua. Triệu Đà chiến thắng, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải lập nên nước Nam Việt.
The year 208 B.C.: Trieu Da planned to have his son, Trong Thuy, marry My Chau, the daughter of King An Duong Vuong. Trong Thuy incited his wife to borrow the magic crossbow. Then Trong Thuy brought it to his father. His father, Trieu Da led his forces over to defeat An Duong Vuong, and then combined Au Lac and Nam Hai into the Nam Viet nation.
En l’an 208 avant Jésus Christ: Triêu Dà s’arrangea pour marier son fils Trong Thuy avec My Châu, fille du roi An Duong Vuong. Trong Thuy incita sa femme à emprunter l'arbalète magique. Trong Thuy l’apporta à son père Triêu Dà lequel défit An Duong Vuong avec ses troupes puis combina Au Lac et Nam Hai en la nation Nam Viêt.
8. Mỵ Châu bị cha hiểu lầm giết chết, máu loang xuống biển khiến ngọc trai ở vùng đó đổi màu. Trọng Thủy đau buồn nhảy xuống giếng tự tử. Người ta đem ngọc trai có màu xấu xuống giếng Trọng Thủy rửa, ngọc trai trở nên lóng lánh màu rất đẹp.
King An Duong Vuong killed My Chau, thinking that his daughter betrayed him. My Chau's blood flowed into the sea, causing the color of pearls in that area to blur. Conscience-stricken, Trong Thuy jumped into a well to end his life. Later, people noticed that when they washed blurry pearls in Trong Thuy well, their color turned bright and beautiful.
Le Roi An Duong Vuong tua My Châu pensant que sa fille l'avait trahie. Le sang de My Châu coula jusqu’à la mer, provoquant une décoloration des perles. Pris de remords, Trong Thuy sauta dans un puits pour mettre fin à sa vie. Plus tard, les gens remarquèrent que lorsqu’ils lavaient les perles décolorées dans l’eau du puits de Trong Thuy, leurs couleurs redevenaient brillantes et magnifiques.
9. Năm 113 tr.TL: Đời vua Triệu Ai Vương, hoàng thái hậu Cù Thị và sứ thần Thiếu Quí mưu toan dâng nứơc Nam Việt cho nhà Hán bên Tàu . Tể tướng Lữ Gia tức giận chém chết vua, hoàng thái hậu, và sứ thần rồi lập vua Triệu Dương Vương lên ngôi.
Year 113 B.C.: During the reign of Trieu Ai Vuong, king mother Cu Thi and Chinese ambassador Thieu Qui attempted to present the Nam Viet country as a gift to the Chinese Han dynasty. The prime minister Lu Gia angrily killed the king, king mother and the ambassador. Then Lu Gia ascended Trieu Duong Vuong to the throne.
En l’an 113 Année avant Jésus Christ, Sous le règne de Triêu Ai Vuong, la mère du roi Cu Thi et l'ambassadeur chinois Thieu tentèrent de présenter le pays Nam Viêt comme un cadeau à la dynastie Chinoise des Hans. Le Premier ministre Lu Gia tua de colère le roi, la mère du roi et l'ambassadeur. Puis Lu Gia mit sur le trône Triêu Duong Vuong.
10. Quan Thái Thú: Vua Vũ Đế bên Tàu sai tướng quân đánh chiếm nước Nam Việt đặt tên là Giao Chỉ Bộ và đặt quan Thái thú để cai trị nước ta. Giao Chỉ nghĩa là hai ngón chân cái giao nhau.
The Chinese governor: King Vu De of China ordered his army to conquer Nam Viet, then named it the Giao Chi province and appointed a Chinese governor to rule the country. Giao Chi means the two toes slanted toward each other.
Le gouverneur Chinois: Le roi Vu Dê de Chine ordonna à son armée de conquérir le Nam Viêt qu’il nomma alors la province de Giao Chi et nomma un gouverneur Chinois pour gouverner le pays. Giao Chi signifie les deux orteils inclinés l’un vers l'autre.

__._,_.___

Posted by: Viet List 

Thursday, June 19, 2014

Chuyện Cô Gái Việt Ở Alaska




Sent from Windows Mail

From: Kim Vo
Sent: ‎Thursday‎, ‎June‎ ‎12‎, ‎2014 ‎2‎:‎26‎ ‎PM


Chuyện Cô Gái Việt Ở Alaska

Doanh đang cho xem những giải thưởng Hoa Hậu
mà cô từng thắng ( Annie Ropeik / KUCB )
Từ ngày đến Mỹ gần 40 năm trước , một trong những ao ước lớn nhất trong đời tôi là được du hành nay đây mai đó , không ở một nơi nào cố định , đi và ghi nhận muôn vạn màu sắc kỳ ảo của cuộc sống trên thế gian . 

Ước mơ ấy có lẽ xuất phát từ việc tôi từng vui sướng mỗi khi được dự những buổi dã ngoại theo các bạn Hướng Đạo đến những vùng thôn quê trầm lặng ở ngoại thành Nha Trang , xa rời khu chợ Xóm Mới xô bồ với kẻ bán người mua . Cũng có thể khởi nguồn từ cuộc di cư rời xa Nha Trang vĩnh viễn , sống tạm bợ ở Sài Gòn một thời gian trước khi nổi trôi theo cơn bão của thời cuộc đến đất Mỹ . Như một cái cây bị bứng ra khỏi mặt đất , tôi luôn chờ một dòng nước mới để tiếp tục trôi cho đến khi thân tàn lụi , gốc mục rã .

Thế nên từ ngày mới lấy được bằng lái xe thời trung học , từ miền tây Pennsylvania , tôi đã lang thang đến các địa phương trong vùng đông bắc Hoa Kỳ , tuốt tận đến Portland , Maine , rồi quay qua hướng Tây , đi xa đến Minnesota , rong ruỗi xuống phương Nam đến tận cùng Miami , Florida . Xong đại học , tôi tiếp tục những chuyến đi mới và cuối cùng đến California , để rồi trở thành một cư dân Bolsa thứ thiệt bận bịu chuyện kiếm sống , vợ con .

Cũng may nàng nhà tôi cũng có một phần thích cuộc sống của đời du mục , nên dù bị giới hạn rất nhiều vì hoàn cảnh , chúng tôi vẫn có được những chuyến lái xe đến khắp các tiểu bang ở miền tây nước Mỹ .

 Tuy vậy quê hương thứ nhì của chúng tôi vẫn còn một vài nơi mà tôi chưa lái xe đến , và một trong những nơi đó là Alaska .

Tiểu bang này luôn thu hút tôi không chỉ về vấn đề địa lý , phong cảnh mà tôi chưa từng tận mắt thấy , mà vì thỉnh thoảng tôi vẫn thấy bóng dáng hiếm có của quê hương Việt Nam ở một nơi hẻo lánh , lạnh buốt hầu như quanh năm gần miền Bắc Cực băng giá .
Mấy năm trước tôi từng thích thú khi đọc một bài báo nói về một tượng Phật trắng ngần đã vượt trùng dương từ miền Trung Việt Nam đến một thị xã ở Alaska .

 Có lẽ trong bài viết sau tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện pho tượng Phật với nét mặt Việt Nam đó , nếu bạn chưa đọc thẳng bài ấy từ báo tiếng Anh .

Còn bây giờ xin thuật cho bạn nghe chuyện cô Trần Thị Doanh sống ở Unalaska , một thị xã nằm cách xa khu phố Bolsa ở Quận Cam của chúng ta khoảng 4 500 dặm đường . Nếu lái xe thì tôi mất chừng 10 ngày mới đến nơi , và chắc chắn phải tốn nhiều công sức hơn nữa để tạo đủ thời gian ngưng lao động cho cơm áo và thực hiện chuyến đi . 

Còn đi máy bay thì chừng 10 tiếng đồng hồ băng qua một vùng biển thuộc Đông Bắc Thái Bình Dương . Mạng bản đồ Google còn cẩn thận ghi thêm tiền vé máy bay một chiều từ Los Angeles đến Unalaska là 1 566 Mỹ Kim .

Chỉ xem bản đồ không thôi , đủ thấy Unalaska là một thử thách cho những ai muốn du hành đến tận nơi ấy . Theo ngôn ngữ của thổ dân Uangan từng có mặt ở quần đảo Aleutian mấy ngàn năm trước , tên gọi « Unalaska » có nghĩa là « gần bán đảo » . 

Thị xã Unalaska nằm trên một chuỗi hải đảo nối dài ở phía Tây của vịnh Alaska , xa đất liền của tiểu bang băng giá này . Nơi đây bọc quanh vịnh Dutch , đang có khoảng 4 400 cư dân , và có một bến tàu tiếp nhận số lượng hải sản lớn nhất nước Mỹ .

Chắc cũng như bạn , mới đọc mấy dòng đầu của một bài viết đăng trên mạng của đài phát thanh KUCB 89,7 FM , tôi chợt thắc mắc làm sao một cô gái Việt Nam và gia đình của cô lại trôi dạt đến tận Unalaska , một nơi mà theo tiêu chuẩn của Alaska không thôi đã bị xem là hẻo lánh , huống hồ theo tầm nhìn của “dân thị tứ Bolsa chúng mình” thì lại càng xa xôi đến chừng nào .

Bài viết mang tựa đề « Cô Trần đại diện Unalaska trong cuộc thi hoa hậu tiểu bang » ( Tran Represents Unalaska at State Pageant ) của bà Annie Ropeik đăng ngày 2 tháng Sáu vừa qua đã cho thấy một phần hoàn cảnh của gia đình cô .

 Xin lược dịch bản tin ấy sau đây cho bạn đọc , như thể được cùng tôi đến viếng thăm cô gái họ Trần và gia đình thân yêu của cô ở xứ xa tít mù khơi Alaska .

Vào ngày Thứ Sáu vừa qua ( 30/05/2014 ) , 19 thiếu nữ đã dự một cuộc tuyển chọn để được đại diện Alaska trong cuộc thi hoa hậu Miss America sắp tới . Một trong những người này là cô Trần Thị Doanh , 24 tuổi . Hầu hết các thí sinh đều đến từ các thành thị , riêng cô Doanh là một trường hợp cá biệt .

Cô không được tiến thêm một bước nữa vào giải Miss America , nhưng cô đã mang về giải Miss Congeniality ( hoa hậu tương đắc với mọi người ) và giải People's Choice ( sự bầu chọn của mọi người ) .

Trong tháng qua bà Annie của đài KUCB có nói chuyện với Trần Thị Doanh khi cô đang chuẩn bị dự thi hoa hậu Alaska . Qua cuộc phỏng vấn này , chúng ta thấy một khía cạnh khác của Doanh ở biên địa cuối cùng của nước Mỹ .

Vào một buổi chiều tháng Tư mưa rơi tầm tã , Doanh đã lái xe xuyên thị xã Unalaska để nhận quần áo từ một người góp tặng ở một tiệm bán rượu . Những quần áo này được quyên góp cho Thread By Thread ( Từng Sợi Chỉ Một ) , một hội từ thiện do cô Doanh thành lập nhân dịp tham gia cuộc thi Miss Alaska .

Doanh : « Nhớ lại những gì mình đã làm trong quá khứ , chúng tôi nảy ra ý tưởng thành lập Thread By Thread . Lẽ đương nhiên chúng tôi cũng nghĩ đến tên của hội , và tên này xem phù hợp với những gì mà tôi đã trải qua từ thời thơ ấu cũng như mọi thứ mà chúng tôi đang sống với trong lúc này . » .
Trong nhiều tuần qua , Doanh đã gởi hàng trăm món y phục quyên góp đến các trung tâm tạm trú và những ngôi làng trên khắp tiểu bang – từ các thị xã Little Diomede và Tooksook Bay đến các thành phố Anchorage và Wasilla .

Hôm nay cô nhận thêm vài món quần áo Nam từ một người bạn trên Glenn .
Doanh : « Ôi chao , những chiếc áo mới tinh ! » .
Glenn : « Nhiều áo lắm , kể cả mấy chiếc còn mới . » .
Doanh : « Chiếc áo ấm này , chà , thật là tốt ...  » .
Anh Glenn không là người địa phương đầu tiên tặng quần áo cho hội từ thiện của Doanh . Thật ra , nếu bạn sống ở Unalaska , đến lúc này bạn chắc đã nghe tin thị xã nhỏ bé của chúng ta sẽ có một khuôn mặt đại diện trong cuộc thi hoa hậu tiểu bang .

Điều đó không thường đâu bạn , vì hầu hết những thí sinh Miss Alaska là người từ thành phố Anchorage hoặc Fairbanks . Cuộc thi ở tiểu bang Alaska được mở rộng , điều này có nghĩa bạn không cần phải thắng một cuộc thi ở địa phương trước khi được vào Miss Alaska .
Cô Doanh đã từng dự những cuộc thi hoa hậu khác khi còn đi học ở thành thị Alaska . Nhưng thị xã Unalaska đã là quê hương của cô từ lâu .
Tại một nhà hàng ở phi trường Tom Madsen của Unalaska , Doanh đang lau dọn bàn ăn . Cô làm việc theo thói quen siêng năng của cha mẹ từ ngày họ đến đây mở một quán ăn . Cha mẹ cô đã rời Việt Nam trong thập niên 1970 , tỵ nạn tại Seattle và đến Alaska từ năm 2002 .

Doanh : « Sự làm việc chuyên cần của cha mẹ đã dạy cho tôi về mặt tinh thần , cộng thêm những gì tôi được học ở người khác tại trường và ngoài đời . » .
Gia đình họ Trần đã đến Alaska khi Doanh còn học trung học . Họ sống trong một căn nhà chật chội , thiếu hầu hết các tiện nghi . Ban đầu cô cảm thấy rất khó tìm cho mình một chỗ riêng tư .
Thế rồi cô đi học ở trường Mt . Edgcumbe tại Sitka và vào Đại Học Alaska ở Anchorage . Sau đó cô làm tại văn phòng của Dân Biểu Tiểu Bang Bob Herron ở Unalaska , và hiện nay cô làm việc cho Bộ Tộc Qawalangin . Doanh cũng giúp gia đình tại xưởng hải sản mà họ mới mở .

Cô đang là thành viên trong uỷ ban hoạch định của thị xã , và biết đâu chừng trong tương lai gần cô sẽ bước vào chính trị . Doanh nói rằng quá khứ của gia đình chính là nguồn cảm hứng cho những gì cô làm .

Doanh : « Tôi luôn cố gắng làm hết sức mình trong mọi việc vì tôi có cơ hội . Cha mẹ tôi đã không có được cơ hội như vậy ở Việt Nam . Họ thiếu cơ hội thời mới lớn . Sự hiểu biết về điều đó đã ảnh hưởng đến mọi quyết định và hành động của tôi . » .

Và đó là một trong các lý do tại sao cô chú trọng đến việc làm của hội Thread By Thread .

Doanh : « Chúng ta đang sống ở ngoài dải đảo Aleutian , nơi còn thiếu thốn nhiều thứ . » .

Doanh nói rằng gia đình cô đã khá hơn so với lúc cô còn nhỏ . Thế nhưng cô biết chung quanh đây và trên khắp tiểu bang , đời sống của nhiều người vẫn không khá . Cô hy vọng được nêu những vấn đề liên quan đến miền thôn quê trên sân khấu của cuộc thi hoa hậu , và cô muốn nhắc nhở mọi người rằng Alaska lớn hơn nhiều , không chỉ có thành phố Anchorage mà thôi . » .

Unalaska ven vịnh Dutch ( Wikipedia )

Bài viết của bà Annie Ropeik còn có thêm vài chi tiết về sự tập dượt ca hát của Doanh và sự hồi hộp trong lúc chờ ngày bay đến Anchorage để dự thi . Cô được nhiều người tặng tiền để trang trải các chi phí , và cô cũng hy vọng nhận thêm quần áo cho hội từ thiện « Từng Sợi Chỉ Một » .

Cho dù không có cơ hội được lái xe làm một chuyến đến Alaska theo mộng ước còn vấn vương trong tôi từ thời tuổi trẻ , tôi vẫn có những phương tiện của thời hiện đại để « bay » đến nhiều nơi trên trái đất , mong tìm đến những con người , những dấu vết của người Việt Nam sau thời ly loạn 1975 .

Nhờ vậy tôi tìm ra một tấm lòng vị tha của một cô gái Việt sinh ra và lớn lên ở xứ Mỹ tại một nơi mà tôi tin là có rất ít người Á Đông , nói chi là người Việt Nam .

Lòng tôi cũng vui không kém khi khám phá có một tượng Phật Việt Nam đang « sống » ở Alaska . Trong bài viết kế tiếp , tôi hứa sẽ kể cho bạn nghe về vị Phật này , bảo đảm bạn sẽ thích thú và đãi tôi một chầu đi Alaska , hoặc đến bất kỳ nơi nào trong cõi ta bà này để được học và sống với lòng vị tha .

Phúc Quỳnh , 2014/06/09


Sunday, June 8, 2014

4 ĐIỀU LẠ Ở NƯỚC NHẬT ĐÁNG SUY GẪM.


 4 ĐIỀU LẠ Ở NƯỚC NHẬT ĐÁNG SUY GẪM.


     Dưới  đây là những đức tính thật đáng ngưỡng mộ của người Nhật.  Liệu bao nhiêu trăm năm nữa con người Việt chúng ta mới được như thế nhỉ?

                             1./ Trung thực :
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng.
Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, tất cả các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
1625627_616075788457718_145876834_n_2ii9_2ii92fk1ob156
2./ “No noise” – không ồn:
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa đại hạ giá, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
3./ Nhân bản:
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn thể nông sản, mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
4./ Bình đẳng:
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
__._,_.___


Posted by: hung vu <

Friday, June 6, 2014

Lương tâm của một con người.


On Tuesday, June 3, 2014 6:04 PM, Anna Queen  wrote:


   Thân chào
Anna Queen 
         PD



Lương tâm ca mt con người.


Bi vì nó không đơn gin ch là chiếc đng h,
 mà điu quan trng hơn, nó là lương tâm ca mt con người.

Cách đây hơn hai chc năm, hi tôi hc ph thông cp III,
đng h đeo tay còn là th xa x phm khan hiếm. 
Mt hôm, thng bn cùng bàn sm được mt chiếc đng h mi toanh; 
nó đeo đng h ri xn tay áo lên trông tht oách làm sao, khiến c lp phc lăn.
 Ch vài hôm sau đã thy my thng khác cùng lp đua nhau sm đng h đeo tay. 
Ngay c trong gic mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó:
 sm mt chiếc đng h đ mi người trông thy mà thèm.

Hôm ch nht, tôi v nhà chơi. Ly hết lòng can đm, tôi nói vi m:
 “M ơi, con mun mua mt cái đng h đeo tay, m !” 
M tôi tr li:
 “Con này, nhà mình đến cháo cũng sp sa chng có mà ăn na, ly đâu ra tin đ sm đng h cho con ?
 Nghe m nói thế, tôi rt tht vng, vi quáng quàng húp hai bát cháo ri chun b v trường.
 Bng dưng b tôi hi: “Con cn đng h làm gì thế h ?
Câu h
i ca b nhen lên mt tia hy vng trong lòng tôi.
 Rt nhanh chóng, tôi ba ra mt câu chuyn:
 “Hi này lp con đang hc ngày hc đêm đ chun b thi đi hc,
 vì là lp cui nên bây gi chúng con lên lp không theo thi khoá biu ca trường na, cho nên ai cũng phi có đng h đ biết gi lên lp.
 Nói xong, tôi nôn nóng ch b tr li đng ý, thế nhưng b tôi ch ngi xm ngoài ca chng nói câu nào.

Tr v ký túc xá nhà trường, tôi chng còn dám nm mơ đến chuyn sm đng h na. 
Thế nhưng ch my hôm sau, bt cht m tôi đến trường, rút t túi áo ra mt túi vi hoa con tý,
 ri m túi ly ra mt chiếc đng h mác Thượng Hi mi toanh sáng loáng.
 Tôi đón ly nó, đeo ngay vào c tay, trong lòng trào lên mt cm giác lâng lâng như bay lên tri.
 Ri tôi xn tay áo lên, vi ý đnh đ mi người trông thy chiếc đng h ca mình.
Thy thế, m tôi lin kéo tay áo tôi xung ri bo: 
Con này, đng h là th quý giá, phi ly tay áo che đi, đ gi cho nó khi b sây xước ch ! Con nh là tuyt đi không được làm hng, li càng không được đánh mt nó đy ! Thôi, m v đây.

Tôi tin m ra cng trường ri hi:
 “Sao nhà mình bng dưng li có tin thế h m ?
 M tôi tr li: “B mày bán máu ly tin đy !
B
đi bán máu đ kiếm tin mua đng h cho tôi ? 
Tri ơi ! Đu óc tôi quay cung, ngc đau nhói. 
Tin m v xong, tôi tháo chiếc đng h ra, bc k my lp vi như cũ ct vào cái túi con tý m đưa. 
Ngay hôm y, tôi hi thăm các bn xem có ai cn mua đng h mi không.
 Các bn hi tôi ti sao có đng h mà li không đeo, tôi bo tôi không thích.
 H chng tin, cho rng chc hn đng h ca tôi có trc trc gì đy, vì thế chng ai mun mua nó.

Cui cùng tôi đành phi nh thy ch nhim lp, giúp tôi tìm người mua đng h, 
và thành tht k li đu đuôi câu chuyn cho thy nghe, va k va nước mt lưng tròng. 
Thy ch nhim nghe xong bèn v vai tôi và nói:
 “Đng bun, em . May quá, thy đang cn mua mt chiếc đng h đây, em đ li nó cho thy nhé !” 
Thy tr tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng s tin đó np hai tháng tin ăn nhà ăn tp th. 
Có điu khó hiu là sau đó, chưa bao gi tôi thy thy ch nhim đeo đng h c.
 Mi ln tôi hi ti sao thì thy ch cười không nói gì.
V sau tôi thi đ đi hc ri ra trường và làm vic mt tnh l xa quê. 
Câu chuyn chiếc đng h kia, c mãi mãi đeo bám ám nh tôi.
Trong mt dp v quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thy ch nhim cũ và hi chuyn v chiếc đng h y.
 Thy tôi bây gi đã già, tóc bc hết c. 
Thy bo: “Chiếc đng h vn còn đây.
Nói ri thy m t ly ra chiếc túi vi hoa nh xíu, năm nào m tôi đưa cho tôi. 
Thy m túi, gi tng lp vi bc, cui cùng chiếc đng h hin ra, còn mi nguyên !
Tôi kinh ngc hi: “Thưa thy, ti sao thy không đeo nó thế ?” 
Thy ch nhim t tn tr li: “Thy đi em đến chuc li nó đy !” 
Tôi hi tiếp: “Thưa thy, vì sao thy biết em s tr li xin chuc chiếc đng h ?” 
Thy bo: “Bi vì nó không đơn gin ch là chiếc đng h, 
mà điu quan trng hơn, nó là lương tâm ca mt con người.”









__._,_.___

Posted by: hungthe

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List