Popular Posts

Friday, July 31, 2015

LẤY CHỒNG MỸ.

 


From: PhungSuXaHoi@
To: PhungSuXaHo
Sent: 7/30/2015 12:58:06 A.M. Central Daylight Time
Subj: [P Fw: Lấy Chồng Mỹ


Chị NTTD ơi,

Đọc xong câu truyện "Lấy Chồng Mỹ" chị viết hay quá, chị nói đúng quá, một số người VN trước 1975 đã miệt thị con gái VN, dù thuộc con nhà đàng hoàng lấy chồng mỹ trí thức đàng hoàng, thật khắt khe như "me Mỹ"...
Hạng người kỳ thị đó bây giờ sống trên đất mỹ, ngửa tay nhận US đôla hàng tháng để nuôi thân mà không biết xấu hổ, không biết nhục, còn ngu ngốc chửi người khác là "me Mỹ"... me Mỹ mà cũng biết làm thơ ...thế này...thế nọ...
Cảm ơn chị NTTD đã viết một câu truyện đáng lưu tâm.
Chúc chị NTTD vui khỏe nhé.
chúc anh 


On Wednesday, July 29, 2015 1:47 PM, "thanh dao > wrote:

               LẤY CHỒNG MỸ.

         Nguyễn Thị Thanh Dương.
Chị Linh ghé vào nhà chị Bông để trao tận tay tấm thiệp mời đám cưới cô con gái, ở cùng thành phố, chị Linh đi chợ Việt Nam chỉ lái xe thêm 10 phút nữa là đến nhà chị Bông.
Nhìn nét mặt không vui vẻ lắm của chị Linh chị Bông ngạc nhiên:
- Gần đến ngày đám cưới con gái, được con rể là bác sĩ tài giỏi có ai bằng sao chị Linh lại có vẻ buồn buồn thế kia?::
Được bạn hỏi đúng tâm tư chị Linh liền tuôn ra:
-         Bởi thế hôm nay tôi mới đến nhà chị trước là trao anh chị thiệp mời đám cưới sau là tâm sự đôi điều.
Chị Linh ngồi xuống ghế sofa đối diện bạn và tiếp:
-         Chị Bông à, tôi theo đạo công giáo, chỉ nhóm bạn cộng đồng nhà thờ Việt Nam thôi là bao nhiêu chuyện nhức đầu rồi, từ việc nhỏ nhặt như cách ăn mặc họ cũng phô trương hay dòm ngó nhau chứ đừng nói đến những chuyện quan trọng khác, thí dụ  như chuyện tôi gả chồng cho con gái họ cũng dèm pha lắm điều…
Chị Bông ngạc nhiên ngắt ngang:
- Chị gả con gái đàng hoàng, trai chưa vợ gái chưa chồng thì còn gì để thiên hạ dèm pha?
-  Chị Bông ơi, chỉ vì con rể tôi là người Mỹ…
Chị Bông lại cắt ngang:
-         Người Mỹ thì đã sao?
-         Thế đấy chị, các bà ấy lôi ra hàng đống lý do để chê bai chuyện tôi gả con cho người Mỹ. Họ nói nào là lấy chồng Mỹ hạnh phúc không bền lâu, con rể Mỹ không ưa mẹ vợ có ngày chúng tống tôi vào nursing home khi tôi gìa cả. Thà gả con cho người mình  cuộc sống có những điểm tương đồng về phong tục văn hoá, dễ ăn dễ nói…
-         Người nước nào chẳng có kẻ tốt người xấu chứ.
Chị Linh cao giọng thở than:.
-         Nhưng điều cay đắng nhất là có bà mỉa mai con gái tôi sắp thành me Mỹ..
Lần này chị Bông phải kêu lên thảng thốt:
-         Trời ơi, thời buổi này còn có người suy nghĩ thế sao?
-         Vâng chị ạ, một buổi sáng chủ nhật thằng con rể tương lai đến nhà thăm chúng tôi và cùng chúng tôi đi lễ nhà thờ Việt Nam , trong đám đông có bà đã xì xào như thế.
-         Theo tôi đoán là do lòng ghen tị mà ra thôi.vì con rể chị là bác sĩ chuyên khoa mổ tim giỏi của bệnh viện thành phố. Thử anh chàng này mà muốn cưới con gái họ có ai từ chối vì những lý do như chị vừa nói không?
Chị Bông chua chát thêm:
-         Có khi bản thân các bà ấy nếu có cơ hội đẩy đưa cũng lấy Mỹ chứ đừng nói là gả con cho Mỹ. Có một bà Việt Nam sồn sồn đi làm ở hãng được ông cai Mỹ tán tỉnh sao đó đã ly dị chồng để đi theo tiếng gọi tình yêu mặc cho chồng con can ngăn để giữ gìn hạnh phúc và danh dự gia đình
-         Tôi cũng nghe và biết vài chuyện tương tự như thế. Khổ cái là cộng đồng nhà thờ này nhỏ bé cứ nghe những lời xì xào sau lưng mình tôi thật khó chịu.
Chị Bông khuyên bạn:
- Đừng thèm để ý đến những lời cay độc của thiên hạ nữa, là những ghen tị hoặc những thành kiến trong suy nghĩ hẹp hòi của họ
-         Riêng tôi thì…hơi lo là liệu mẹ vợ và con rể có nói chuyện thân tình với nhau được không? thằng rể Mỹ này không biết nói tiếng Việt còn tiếng Anh của tôi thì lạng quạng.
Chị Bông trấn an bạn:
-         Không sao, nó lấy vợ Việt Nam thì sẽ dần dần hiểu tiếng Việt Nam , mỗi bên có một ít vốn liếng ngôn ngữ của người đối diện thì mẹ vợ Việt Nam và con rể Mỹ vẫn nói chuyện được mà..
Chị Linh dí dỏm kể:
-         Tôi có chị bạn mới từ Việt Nam đến Mỹ thăm con gái, chồng nó là người Mỹ, nghe con gái nói chồng nó biết chút ít tiếng Việt nên bà nói chuyện với con rể bằng tiếng Việt, con rể không hiểu bà nói gì nó chỉ trả lời đúng 3 chữ: “Anh không biết” làm bà  vừa xấu hổ vừa tức giận vì con rể hỗn hào dám xưng “Anh” với mẹ vợ. Sau con gái giải thích là cô đã dạy chồng noí  “anh không biết” từ câu tiếng Anh  “I don’t know”
Chị Bông bật cười:
-         Thôi chị cứ vui vẻ lo đám cưới cho con gái, mấy người nhiều chuyện kia cũng có con lấy vợ lấy chồng cả đấy, biết ai sẽ hạnh phúc hơn ai.…
Chị Linh mỉm cười:
-         Nghe chị nói tôi thấy có lý và tự tin hơn. Cám ơn chị Bông nhé.
Vợ chồng chị Linh có một con gái duy nhất, chồng chị qua đời cách đây vài năm, con gái học ngành y tá 4 năm và làm trong bệnh viện  nơi mà cô làm chung với anh chàng bác sĩ chuyên khoa giải phẫu tim người Mỹ, anh này vừa giỏi vừa đẹp trai hèn gì các bà hàng xóm nhà chị Linh ghen tị.
Ngày nay nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ con cháu lấy người Mỹ, hay bất cứ người nước ngoài nào chẳng là điều ngạc nhiên hay hiếm hoi gì.
Tại Việt Nam , người miền bắc từng bao năm thù ghét và chống Mỹ trong thời chiến tranh nay con cháu họ cũng lấy Mỹ đầy ra. 
Ngày xưa khoảng thời gian quân đội Mỹ sang miền nam Việt Nam chiến đấu bảo vệ cho nền tự do dân chủ miền Nam, nếu ai lấy chồng Mỹ  thì bị xã hội kỳ thị và lên án gọi bằng hai từ “me Mỹ” một cách miệt thị.
Có lẽ họ ấn tượng từ những hình ảnh cô giá bán ba ăn mặc diêm duá hở hang, váy mini ngắn cũn cỡn  ngả ngớn với lính Mỹ trên hè phố hay tại các quán ba.. Đó là những cô gái quê, gái nhà nghèo vì thời thế, vì cuộc sống phải đi kiếm tiền trong môi trường ấy,.xã hội đã không nhìn họ bao dung và thương cảm, trái lại còn vơ đũa cả nắm cho tất cả những phụ nữ nào kết hôn với người Mỹ.
Ngày đó chị Bông là cô gái mới lớn.
Nhà mẹ cô Bông bán tạp hoá nho nhỏ trong xóm, đối diện nhà cô Bông là nhà ông Giàu, mà ông rất …nghèo, lại có hai vợ, con đông. Tất cả ở chung một nhà, cuộc sống  hoà thuận vì hai bà vợ đều biết sợ ông chồng và bà vợ hai biết thân phận kẻ đến sau luôn vâng lời  bà vợ cả.
Căn nhà của ông Giàu vừa nhỏ vừa dơ bẩn, ban ngày các con ông phải uà ra sân cho nhà bớt chật chội
Ông Giàu làm nghề bán thịt chó đã lâu năm, tên ông luôn đi liền với nghề nghiệp là “Giàu thịt chó”, nghe noí ông bị ho lao vì uống rượu nhiều và ăn uống kham khổ thế mà hàng thịt chó của ông vẫn đông, làm ra con nào bán hết con đó trong ngày, chẳng ai sợ lây bệnh, chẳng ai chê nhà ông dơ bẩn gì cả..
Mảnh sân trước cửa là nơi ông Giàu thường đứng khạc nhổ và cũng là nơi mấy đưá con nheo nhóc cuả ông đứng đó chơi đùa và …tiểu tiện mỗi khi chúng lười không chạy vào nhà.
Mảnh sân là nơi ông làm thịt chó, ông chất rơm ra sân để thui chó cho sạch lông trước khi chế biến
Mảnh sân cũng là nơi ông Giàu nấu nướng các món thịt chó. Ông bắc cái bếp ra sân để luộc thịt chó, nấu món rựa mận, hấp dẫn nhất là khi ông quạt than nướng chả và nướng dồi lòng. Món thịt chó nướng thơm lừng, món lòng chó sau khi nhồi với đậu xanh, thịt nạc thịt mỡ, phổi phèo và gia vị đem  phết mỡ nướng trên than hồng cho đến khi khúc dồi chín vàng thơm béo.
Mặt tiền nhà ông Giàu mở ra một khung cửa sổ, ở đó là cửa hàng của ông, có treo một tấm bảng bằng miếng carton viết nguệch ngoạc mấy chữ “Giàu thịt chó nơi đây”
Một tảng thịt chó luộc treo lên móc và cạnh đó là treo bộ dồi lòng chó đã cuộn lại mà vẫn còn  lủng lẳng, trên bàn có cái thớt và con dao phay cùng với các gia vị mắm tôm, rau thơm ớt, giềng., .v..v..,
Cửa hàng ông Giàu chỉ đơn sơ thế mà ông đi qua bà đi lại đều nhìn và thèm thuồng, có người phải dừng chân ghé vào nếm thử miếng thịt chó hay một khúc nhỏ lòng chó trước khi mua mang về nhà
Một con chó làm xong buổi sáng bán đến chiều là hết, các con ông chỉ được ăn cơm với nước sáo chó.hay gặm xương.
Hai bà vợ thi nhau gánh nước thuê trong xóm để thêm thu nhập. Họ nghèo khổ và túng thiếu quanh năm nhưng hai bà cũng …thi nhau đẻ năm một chứng tỏ ta đây được chồng yêu.. Tổng cộng hai bà cho ông Giàu đàn con 12 đưá, mấy đứa lớn chỉ học xong tiểu học là ở nhà vì chẳng có tiền đâu mà quần áo, sách vở đi học tiếp, đứa lớn theo hai bà mẹ đi gánh nước mướn, những đứa nhỡ nhỡ thì trông đưá nhỏ hơn..
Ông Giàu rảnh rang uống rượu và đi vòng vòng trong xóm tìm mua chó, ông đi đến đâu chó sủa đến đó, con này sủa con khác huà theo, hèn gì trong dân gian có câu “Chó huà”
Chắc lũ chó đánh hơi thấy ông Giàu là người đã giết đồng loại chúng hoặc mùi thịt chó còn ám trên người ông nên lũ chó gặp ông mới sủa tưng bừng như thế?
Ông tên Giàu nên đặt tên còn toàn là cao sang và tử tế cho xứng nào là Ngọc, Ngà, Châu, Báu, Vàng, Tiền, Nghiã,  Nhân….
Đưá con gái lớn con của bà cả tên Ngọc vừa 17 tuổi là đi bán quán snack bar cho lính Mỹ  để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi đàn em..cả nhà ông Giàu đều dấu diếm chuyện cô Ngọc đi bán quán snack bar nhưng ở đời chẳng có sự thật nào dấu được mãi.
Đứa con gái lớn tên Ngà 16 tuổi của bà hai thì đi ở đợ cho một nhà giàu ở Saì Gòn.
Hai cô đi một thời gian khi về xóm đã trở nên xinh đẹp và khôn ngoan hẳn ra.
Cô Ngọc sang tiệm tạp hoá nhà mẹ cô Bông mua đồ và khoe với cô Bông tiếng Mỹ dễ học lắm, em biết nói tiếng Mỹ rồi . Cô Bông và cô Ngọc sàn sàn tuổi nhau nhưng cô Ngọc ra vẻ lịch sự gọi cô Bông bằng chị xưng em .
Cô Bông liền thử tài cô Ngọc:
-         Ngọc thử nói một câu tiếng Mỹ đi
-         Em nói nè “xe đạp” đố chị là gì?
Thấy cô Bông ngẩn ngơ, cô Ngọc liền giải đáp:
-         Chị đi học mà  không hiểu tiếng Mỹ bằng em “Xe Đạp” có nghiã là “Im miệng lại” đó.
Suy nghĩ mãi cô Bông mới hiểu chữ “xe đạp” là từ chữ “Shut up”
Cô Ngọc mua đồ trả tiền xong và đòi xem sổ nợ của mẹ cô đã mua thiếu, tờ giấy ghi nợ của mẹ cô dài như sớ táo quân,  bao nhiêu là cô móc bóp ra trả bấy nhiêu
Cô Ngà không nhiều tiền bằng chị, nhưng cô ở với chủ sang trọng giàu có, cô mặc quần áo thừa cuả con gái ông bà chủ trông cũng ra vẻ tiểu thư, ai biết là cô đi ở đợ.
Một hôm bà cả sang nhà cô Bông mua thiếu mấy bó củi và tâm sự với mẹ cô Bông là con Ngọc sẽ lấy chồng Mỹ, bà đau khổ lắm vì nó sẽ là me Mỹ mang nỗi nhục về cho gia đình, nó lấy Mỹ thì đừng hòng mang thằng Mỹ về nhà tôi. Bà đe dọa thế
Cô Ngọc lấy chồng Mỹ thật, anh Mỹ gặp cô ở quán bar và yêu cô đòi lấy cô, anh không phải là anh lính Mỹ quèn, chức vụ cố vấn gì đó, anh thuê một căn biệt thự to lớn ở đường Nguyễn Huệ Phú Nhuận để hai vợ chồng ở.
Cô Ngọc bị cha mẹ chửi mắng và cấm cửa không dẫn chồng về thăm nhà đã đành, chính cô cũng không dám về thăm, nhưng cô vẫn nhờ người quen mang tiền về giúp đỡ cha mẹ.
Dần dần không biết vì nỗi đau nguôi ngoai hay vì họ nghèo khổ túng thiếu cần giúp đỡ,  ông Giàu, bà cả đã lén lút đến nhà thăm con gái, thấy nhà cửa cô Ngọc to lớn sang trọng  vợ chồng ông Giàu hoa mắt không tin là đứa con ít học nhếch nhác đầu bù tóc rối ngày nào của họ lại làm vợ một ông cố vấn Mỹ trí thức đẹp trai và ở nhà đẹp như dinh thự thế này . Mỗi lần thăm con gái bà cả lại mang về bao nhiêu là đồ ăn và bánh trái , đồ hộp cuả Mỹ mà con gái bà ăn không hết. Bà cả đã dặn dò cô Ngọc:
- Hai vợ chồng sao mà mua nhiều thứ thế ăn làm sao hết, Con cứ để dành những thứ còn thưà  lần sau mẹ lên lấy về, đừng cho ai hay đổ đi.
Bà cả bắt đầu hí ra và khoe với mẹ cô Bông rồi khoe khắp hàng xóm về con rể Mỹ, về cuộc sống đầy đủ sung sướng của cô Ngọc. Nghe ai đó nói con bà là “me Mỹ” thì bà cả liền bênh con đối đáp:
- Tại tôi cấm cản không cho nó cưới hỏi, con gái tôi lấy Mỹ nhà cao cửa rộng kia kià, bộ tưởng ai lấy Mỹ cũng được sao !
Cô Bông có lần đi qua đường Nguyễn Huệ ở Phú Nhuận đã tin những gì bà Cả khoe là đúng. Căn biệt thự to kín cổng cao tường, ai muốn vào nhà thăm cô Ngọc đâu phải dễ, đứng xớ rớ ngoài cổng có khi còn bị chó trong nhà nhảy ra đòi cắn thì toi mạng.…
Từ ngày có con gái lấy Mỹ ông Giàu vẫn làm thịt chó còn hai bà vợ đỡ phải gánh nước mướn. Ông Giàu  hãnh diện tuyên bố với hàng xóm:
-         Con Ngọc nó giúp đỡ tôi không cần làm thịt chó cũng đủ ăn, nhưng…cái nghiệp của tôi rồi, không làm thịt chó thì nhớ lắm.  
Cô Ngọc là người đầu tiên lấy chồng Mỹ trong cái xóm này, người thứ hai là cô Thi con gái út của ông giáo Thịnh về hưu, cô Thi là người có ăn học, cô làm thơ ký hãng  Mỹ và quen một anh kỹ sư Mỹ. Họ muốn kết hôn
Gia đình ông Thịnh ra sức ngăn cản y như gia đình ông Giàu trước kia.
Cô Thi mang chuyện cô Ngọc lấy chồng Mỹ ra,  khen chồng cô Ngọc là người Mỹ tử tế liền bị mẹ đay nghiến::
-         Cô có ăn học mà so sánh với con nhà ấy à? Nó vô học đi bán ba , thứ ấy không lấy Mỹ thì lấy ai ?
-         Mẹ làm như người Mỹ là rơm rác không bằng, mình ở nước nghèo thua kém nước Mỹ về mọi mặt mà mẹ lại khinh tường và kỳ thị họ là sao?
Bà Thịnh ngang tàng:
-         Chẳng sao cả, cô mà lấy Mỹ, làm me Mỹ  thì nhà này từ cô.
Và nhà ông giáo Thịnh từ cô con gái út thật, từ ngày cô Thi lấy Mỹ không ai thấy cô về xóm, không ai nghe ngóng tin gì từ ông bà giáo, chuyện con gái lấy Mỹ của nhà này không kết thúc đẹp như nhà ông Giàu thịt chó..
Một năm sau nhà ông giáo Thịnh dọn đi vì xấu hổ với hàng xóm láng giềng, con gái cãi lời cha mẹ, tự kết hôn với Mỹ chẳng khác nào từ bỏ gia đình…đi theo trai
Người Việt Nam mình xem ra  kỳ thị đủ thứ, chẳng riêng gì chuyện lấy Mỹ, mà người Việt Nam với nhau vẫn còn kỳ thị nào là khác tôn giáo, khác miền, kẻ miền Nam chê miền Bắc miền Trung khắt khe, hà tiện, hoặc ngược lại người miền Nam bị người hai miền kia chê là “ăn xài hoàng tàn, sống hời hợt không biết lo cho tương lại”, rồi người giàu chê người nghèo, người có học khinh thường người ít học mà bao mối tình duyên cuả con cái phải trắc trở lỡ làng
Biến cố 1975  cô Ngọc theo chồng về Mỹ cùng với hai con nhỏ, gia đình ông Giàu phải đi kinh tế mới, chẳng biết nơi vùng đất mới ấy ông Giàu có bỏ nghề làm thịt chó cùng hai bà vợ cày cấy ruộng vườn được không?
Khoảng chừng 10 năm sau thì thằng em cô Ngọc tên Nghĩa  về thăm xóm cũ, gặp chị Bông hỏi thăm gia đình thì Nghiã kể:
-          Vợ chồng chị Ngọc vẫn sống với nhau. Cha em đã bỏ kinh tế mới dọn ra  phố ở, cha  trở về nghề làm thịt chó, hai bà mẹ nhờ có vốn của chị Ngọc gởi về và các con đã lớn đỡ đần nên ra chợ bán buôn đỡ vất vả hơn làm ruông làm vườn kinh tế mới.
Chị Bông khó mà hình dung ra cô Ngọc lúc này, cô Ngọc đang ở nước Mỹ văn minh giàu có còn chị Bông thì nhếch nhác nơi quê nhà xã hội chủ nghiã...
Năm 1991 gia đình chị Bông sang Mỹ định cư, từ một người quen cùng xóm cũ chị Bông nghe được tin tức nhà ông giáo Thịnh, kết cục huy hoàng hơn nhà ông Giàu thịt chó,. cả nhà ông giáo Thịnh, dâu, rể cháu đều theo vợ chồng cô Thi sang Mỹ từ tháng Tư năm 1975, dĩ nhiên là nhờ công chàng rể.Mỹ.
Đám con cháu ông giáo Thịnh theo truyền thống của gia đình và đất lành chim đậu đều ăn học giỏi giang thành tài., ông bà Thịnh rất qúy chàng rể Mỹ, nhờ nó mà cả nhà ông đã đổi đời.
                       ************************
Chị Bông cầm tấm thiệp cưới con chị Linh lên ngắm nghìa, Bên nhà trai tên họ người Mỹ, bên nhà gái tên họ Việt Nam ., chị sẽ đi dự đám cưới và cầu mong cho hai ttrẻ trăm năm hạnh phúc, hai họ mãi qua lại thân tình
Chị cũng mong rằng không còn những thành kiến “Me Mỹ” như ngày xưa về người phụ nữ Việt Nam lấy Mỹ nưã, có những cảnh đời người phụ nữ phải dấn thân kiếm sống, có những mối tình Mỹ Việt tệ hại chẳng ra gì, nhưng bên cạnh đó cũng có những mối tình đẹp, những lương duyên tử tế của  phụ nữ Việt lấy chồng Mỹ , đời thường và bình thường như bất cứ mối lương duyên nào du cùng chung hay khác biệt màu da và chủng tộc.
     Nguyễn Thị Thanh Dương.
              ( July, 29- 2015)

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thursday, July 30, 2015

Lời tôi nguyện cầu


Một bài viết "ấn tượng"  là thế nào ?
Xin ông Nghiem Do có thể cho biết ?  Thú thật sau ngày CS Hà-Nội cưỡng chiếm Miền Nam VNCH tôi thấy bọn chúng rất sính dùng hai chữ nầy trong mọi việc, mọi  trường hợp. 
Cám ơn ông Nghiem Do.

On Tuesday, July 28, 2015 6:46 PM, "Nghiem Do  [VN-TD]" <> wrote:

 
 Lời tôi nguyện cầu

Một bài viết thật ấn tượng, đầy tình người. Hy vọng mỗi người trong trời đất nầy, đều mở lòng ra giúp đở người bên cạnh, chỉ vì một điều giản dị thôi ... vì họ là CON NGƯỜI như mình
LỜI TÔI NGUYỆN CẦU
Mấy năm trước, tình cờ đọc được bài Cha Nguyễn Văn Đông gốc Kontum giảng tại Nhà Thờ Chính Tòa Saigon , tôi thấy hay qúa bèn viết lên báo Văn Nghệ Tiến Phong xuất bản ở Hoa Kỳ. Mấy bà làm việc công quả trong một ngôi chùa ở Toronto đọc bài tôi viết, cũng xúc động như tôi. Các bà Phật tử ngưỡng mộ lòng bác ái của Cha Đông và thương mấy người cùi, đã góp tiền trong chùa rồi nhờ tôi chuyển về cho Cha Đông. Việc này làm tôi cảm động và suy nghĩ mãi.

Bài tôi viết về người cùi dài dòng, bắt đầu từ chuyện Đức Cha Cassaigne rồi mới dẫn tới chuyện Cha Đông, như sau :

... Đức Cha Jean Cassaigne là người con một, sinh ra trong một gia đình quý phái giàu có bên Pháp, nhưng ngài đã từ bỏ mọi sự sang trọng thế gian mà đi tu Dòng Thừa Sai Paris. Lãnh chức linh mục xong, ngài xin sang Việt nam truyền giáo. Ngài chọn Việt Nam vì sau khi đọc các bài Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes viết trên báo Journal des Voyages về cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam, Ngài đã bị Việt Nam thu hút.

Cha Cassaigne tới VN ngày 5.5.1926 và học tiếng Việt ở Cái Mơn. Ngài chọn tên VN là Gioan Sanh. Sau đó ngài được bề trên sai đi làm cha sơ một họ đạo ở Di Linh, miền Cao nguyên. Nơi đây ngài gặp những người Thượng bị phong cùi lang thang trong rừng. Đây là những người bị cùi vào giai đoạn tuyệt vọng. Gia đình đem bỏ họ vào rừng, để họ ở đó một mình, sống chết ra sao mặc họ. Gia đình và dân làng coi như đã xong bổn phận. Những người phong cùi này sống trong đói khổ và chết dần mòn. Cha Cassaigne đã đưa họ về và lập thành một làng riêng cho họ. Cha vừa coi họ đạo, vừa coi luôn làng cùi. Làng có tên là Kala. Ngài kiêm nhiệm vai y tá băng bó vết thương, kiêm nhiệm chức hỏa đầu quân nấu ăn cho họ, đồng thời kiêm luôn chức ngoại giao đi cầu viện khắp nơi.

Chẳng bao lâu sau, Ngài nhiễm bệnh sốt rét và lao phổi. Ngài viết thư gửi bạn bè bên Pháp : ‘Một năm 12 tháng, tôi bị sốt rét 10 tháng, nhưng tôi không thể nằm nghỉ vì không có ai thay thế tôi để lo cho bệnh nhân người cùi’. Ngài rất giỏi tiếng Việt và tiếng Thượng Kobo. Người Thượng nhất là những người cùi đã coi Ngài như cha ruột của mình. Vì ngài đạo đức thánh thiện nổi tiếng như vậy nên năm 1941 Toà Thánh đã đặt Ngài làm giám mục Saigon. Năm 1943, Ngài phát hiện mình bị mắc bịnh cùi, nhưng Ngài vẫn cố gắng tiếp tục coi sóc giáo phận Saigon cho tới năm 1955. Sau đó ngài trao quyền lại cho Đức Cha Nguyễn Văn Hiền. Đức Cha Cassaigne luôn sống trong khó nghèo. Ngài là vị giám mục duy nhất đi xe đạp và vespa khi còn tại chức ở Saigon.

Rời Saigon, ngài trở về làng cùi Di Linh và tiếp tục phục vụ những người xấu số. Ngài phát triển làng, mở trường học và bệnh xá. Tới năm 1972 thì ngài kiệt sức , liệt giường. Ngài mắc nhiều thứ bệnh : sốt rét rừng từ năm 1942, bệnh cùi năm 1943, lao xương năm 1957, lao phổi năm 1964. Nằm trên giường bệnh, ngài luôn nói: ‘ Tôi là người Việt Nam’

Ngài qua đời ngày 31.10.1973 tại Di Linh. Cả làng cùi Kala đã khóc một tuần lễ. Lễ an táng có đông đủ các chức sắc cao cấp đạo đời. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tặng Ngài Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ngài được an táng ở chân tháp làng Kala, trên bia mộ có ghi hàng chữ : “Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor”. Caritas et Amor là chữ Latin, khẩu hiệu giám mục của ngài, nghĩa là ‘Bác Ái và Yêu Thương’.

Mấy chục năm sau, có một vị đã theo chân Đức Cha Cassaigne, đó là Cha Nguyễn Văn Đông. Cha Đông coi sóc họ đạo Sa Thầy ở Kontum. Cha Đông là người sống mộc mạc, đơn sơ và nghèo khó. Ngài được mời về Nhà Thờ Chính Tòa Saigon, nơi có ngai tòa của Đức Cha Cassaigne, để giảng mở đầu cho mùa Chay năm 2001. Bài giảng đơn sơ như thế này :

 ... Kính thưa ông bà anh chị em,
Thật là xúc động khi tôi được mời giảng bài Tin Mừng đầu mùa Chay tại nhà thờ chính tòa. Tôi thú thực với anh chị em là đứng trước cảnh tráng lệ đẹp đẽ và sang trọng trong nhà thờ này, lòng tôi bị giao động qúa. Tôi so sánh cảnh này với cảnh nghèo nàn trong xứ Sa Thầy ở cao nguyên nơi tôi phụ trách, tôi thấy đây cách biệt một trời một vực. Tôi thấy bị lúng túng.

Quý anh chị em chắc có biết, nói về tỉnh Kontum, tôi xin tự hào khoe rằng, xứ tôi phụ trách cái gì cũng nhất, lớn nhất, có người dân tộc đông nhất, đồng bào khắp nước đổ về đây nhiều nhất, có nhiều rừng núi nhất, và...nghèo nhất.

Tôi làm linh mục đã hơn ba chục năm. Năm nay tôi vừa tròn 61 tuổi. Tôi trẻ nhất so với mấy linh mục ở chung. Dù có tuổi nhưng được cái tôi chưa phải vào nhà thương hay uống thuốc nên còn có thể gồng mình cáng đáng nhiều việc. Xứ Sa Thầy nơi tôi phụ trách có 4 cha, cha chính xứ đã 77 tuổi, bịnh tiểu đường đã yếu lắm, còn 2 cha kia thì một ông nằm liệt giường vì bệnh cột sống, một ông ung thư giai đoạn cuối, nên chỉ còn mình tôi chạy ra chạy vô. Công việc nhiều lắm, ờ nhiều mà vui.

Tỉnh Kontum, từ thị xã quét một vòng bán kính xung quanh ra toàn tỉnh là 70 cây số, do vậy xứ tôi rộng tha hồ mà đi, đi mệt thôi. Đi mà rất vui, vui vì giúp đỡ được nhiều người. Anh chị em cũng biết là tỉnh Kontum có số lượng người phong cùi nhiều nhất nước. Tại nhà xứ, tôi là người trẻ nhất, có sức khoẻ nhất nên tôi được giao việc phụ trách người cùi, vì vậy mà tôi hay đi thăm họ lắm.

Tôi xin kể anh chị em nghe. Kontum có đến 70% là người dân tộc, sống rải rắc khắp nơi. Nguyên đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác đã thấy mệt rồi, huống chi bây giờ đi thăm người bịnh, toàn tỉnh chỉ có tôi. Đồng bào Thượng sống ở đây nghèo lắm, có thể nói họ nghèo nhất nước. Họ gọi tôi là Bab. Tôi nhớ có lần vào thăm một buôn làng, già làng nói : Ơ Bab ơi, Bab nói Bab nghèo ha, Bab mới thấy nghèo thôi, chứ chúng tôi nghèo qúa rồi, nghèo riết rồi nên không thấy mình nghèo nữa, khổ quen rồi cho khổ luôn...

Có lần tôi đi bộ 12 cây số vào thăm một buôn người dân tộc. Ở đây họ có phong tục là hễ ai mắc bệnh phong cùi thì làng sẽ cất riêng một mái nhà trong rừng cho người đó ở, người bệnh này không được ở chung trong làng. Mà vì họ nghèo qúa, ngay cái nhà họ ở cũng không ra cái nhà thì mái nhà họ cất trong rừng cho người cùi ở đâu có thể gọi là nhà, phải gọi là cái lều hay cái ổ mới đúng, chỉ một mùa mưa là nát.

Lần kia tôi tới thăm những mái lều này, tôi phải cúi rạp người xuống mới vào nhà họ được. Thấy tôi đến thăm, họ mừng qúa anh em à. Họ cứ nhìn tôi rồi họ cười. Họ nói Bab đến thăm thì họ sung sướng lắm, qúy lắm. Họ cười mà tôi khóc, anh chị em ơi. Họ đã nghèo lại cùi. Tôi biếu họ món gì thì họ ôm vào ngực như sợ bỏ ra là mất.

Lần khác tôi vừa vào lều thì có ông già nói : Bab ơi, Bab có nylon không, nếu Bab có thì Bab cho con một miếng đi, một miếng thôi, để con che cái chỗ con nằm. Bab ơi, đêm qua mưa lớn qúa, cả nhà con chỗ nào cũng ướt, cũng lạnh, con không ngủ được, Bab ơi.

Anh chị em đã thấy người Thượng cùi khổ đến mức nào chưa ?. Họ vừa nghèo, vừa bệnh, lại không được học hành gì cả. Họ chỉ biế người Thượng cùi khổ đến mức nào chưa ?. Họ vừa nghèo, vừa bệnh, lại không được học hành gì cả. Họ chỉ biết đếm đến số 100 là hết. Các anh chị em có thể tưởng tượng nổi không, họ cầm tờ giấy 20 ngàn, mua chai nước mắm 7 ngàn, họ không biết nhận lại là bao nhiêu, người bán hàng đưa lại bao nhiêu họ cầm bấy nhiêu, vậy đó. Đã nghèo lại không được học, sống chỉ bám vào đất mà sống, nên giàu sao được. Cứ mỗi lần từ thị xã lên thăm họ, tôi cố tìm chỗ nào có thức ăn rẻ nhất mà mua cho họ. 

Ví dụ ở đây một kí ruốc là 20 ngàn, nhưng ở Phan Thiết chỉ bảy ngàn thôi. Tôi là người Bình Định, dân miền Trung cũng nghèo đói qúa mà tha phương đến tận Kontum, nên tôi rành lắm. Ở Kontum đồmg bào mình nghèo qúa, khắp bốn phương về sinh sống, Bắc có, Trung có, Nam có. Họ đều nghèo như nhau, nhưng lại tốt bụng, nên tôi xin họ giúp gì, dù nghèo họ cũng giúp tôi ngay. Tôi cứ lang thang khắp tỉnh, có cá vụn, cơm khô, muối hạt, tôi cứ xin. Chỗ nào người ta bán rẻ nhất là tôi tìm đến, vừa mua vừa xin cho họ. Có lần một số bạn bè cho tôi một ít tiền và nói với tôi : “ Nhờ Cha mua ít đồ tặng cho họ đi cha”. Tôi liền đi mua nhiều thứ rẻ, gói thành từng gói nhỏ. Như cá khô thì tôi gói theo kí. 

Tôi đem cho họ, họ mừng lắm. Lần đó đến một xã, khi tôi đã phát hết qùa, còn lại trong giỏ mấy kí cá khô, lại gói trong giấy bóng màu vui mắt, trẻ con cứ theo tôi mà nhìn, ánh mắt của chúng tỏ ra thèm lắm, nhưng chúng không dám nói. Tôi hỏi : các con có thích không ? Chúng gật đầu. Tôi xuống xe ngay và phát hết mấy kí cá khô còn lại, đây con một kí, con một kí. Chúng nhìn tôi chăm chăm, hai tay ôm gói cá khô miệng cứ hỏi tôi hoài : Bab ơi Bab cho con thiệt hả Bab ? Tôi nói : Ừ, Bab cho con thiệt mà. Chúng lại hỏi : Bab cho con thiệt hả Bab, Bab cho con thiệt hả Bab ?

Thưa anh chị em, có đến những vùng này mới thấy hết cái khổ cùng cực của người dân ở đây. Tôi cứ tự hỏi là nếu tôi đem mấy kí cá khô này tặng bà con ở Saigon, chắc các anh chị sẽ nói ông cha này khùng. Thế đấy thưa anh chị em.Tôi muốn nói rằng, chúng ta nhớ giúp người nghèo người bịnh, trong khả năng của chúng ta, không cần nhiều, mỗi người một ít thôi.

Thưa anh chị em, một ít thôi, một tấm nylon nhỏ, một kí cá khô, giúp cho họ bớt khổ, họ mừng lắm, thưa anh chị em. Tôi mong rằng tất cả qúy ông bà và anh chị em sẽ sống đẹp hơn lên trong Mùa Chay này, để xứng đáng với đức hy sinh quên mình của Chúa Giêsu. Amen.

Đọc xong bài giảng, tôi có cảm nghĩ này : Ngôn từ bài giảng rất bình dân và đơn sơ. Nó toát ra sự thành thực và thánh thiện, nó toát ra sự vui vẻ tự nhiên. So sánh với nếp sống đầy đủ tiện nghi vật chất của chúng ta hiện nay, tôi thấy người cùi như đang ở trong thời đại hoang sơ ngàn năm trước. Cha Đông đi làm viẹc bác ái mà khổ cực quá : đi vào làng thượng, chui vào các mái lều lụp xụp và dơ bẩn, tiếp xúc với những người nghèo khổ bệnh tật và dốt nát. Thế nhưng lời nói của Cha toát ra sự vui vẻ. Ngài không hề than khổ than cực, không hề nói ra lời nào như đang làm một việc miễn cưỡng. Ngài nói về ngươi Thượng một giọng thân thương, coi những người Thượng này là bà con anh em của mình. Đó là điều làm tôi xúc động.

Việc này làm tôi nhớ tới Mẹ Teresa Calcutta. Mẹ đã từ bỏ nếp sống một giáo sư, một hiệu trưởng, nhà cao cửa rộng, dạy những học sinh con nhà giàu thuộc giai cấp sang trọng ở Ấn Độ, để hạ mình xuống sống với lớp người cùng đinh xã hội. Tôi được may mắn là đã sang sống ở Ấn Độ 2 tháng, cách đây 8 năm. Tôi đã nhìn thấy tận mắt lớp người cùng đinh ở trong giai cấp hèn mạt. Họ không có nhà. Họ sống ở vỉa đường, lấy đất làm giường lấy trời làm màn. Họ che mưa nắng bằng giấy báo. Gia đình nào may mắn lắm mới có một tấm bạt làm mái che. Ở Ấn Độ, con bò được kính trọng. 

Chúng đi lang thang đầy đường. Người ta hốt phân bò, phơi khô để đun bếp và để sưởi vào những buổi sáng trời lạnh. Họ nghèo mạt rệp mà lại đẻ nhiều. Đẻ con nhưng không có sức nuôi con. Hoặc họ phá thai hoặc họ để đứa bé chết dần mòn. Mẹ Teresa đã nhìn thấy cảnh nghèo khổ cùng cực này trong suốt 10 năm dạy học. Mẹ không thể rửng rưng được nữa. Mẹ đã xin từ bỏ mọi sự sang trọng, mẹ đã ẵm các hài nhi hữu sinh vô dưỡng này, đã ôm những người bệnh tật đang hấp hối này về chăm sóc. Mẹ làm hết lòng vì Mẹ tin rằng đây chính là con Chúa, là anh chị em của mình. Mẹ đã làm việc này ròng rã 40 năm. Chúng ta có thể làm một vài việc bác ái trong một ngày, hai ngày, một tuần, là đã hết sức rồi. Còn Mẹ Teresa đã làm trong 40 năm.

Mẹ Teresa mất ngày 13.91997. Lễ an táng đã được trực tiếp truyền hình đi khắp thế giới. Tại Canada, Linh mục Philippe Thibodieu đã ngồi trên đài TV ở Toronto để dẫn giải buổi lễ. Chính trong lễ này, ngài đã kể chuyện chính ngài hunggặp mẹ Teresa ở Calcutta trước đó mấy năm. Cha Philippe đã xin mẹ mấy lời để đem về Canada nói cho bạn bè nghe. Mẹ đã cầm tay cha và nói : pscả cuốn Thánh Kinh tóm tắt trong 5 tiếng này “ You did it to me”. Mẹ nói từng tiếng và chỉ vào 5 ngón tay của cha. 5 tiếng này lấy từ lời Chúa : Bất cứ việc gì các ngươi làm cho người thấp hèn nhất là đã làm việc đó cho chính Ta ( Matthêu 25 : 40 ). Mẹ Teresa ôm người hấp hối, ẵm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên lề đường, vì Mẹ đã nhìn thấy Chúa nơi những người nghèo khổ cùng cực này.

Cha Đông vui vẻ đi thăm người Thượng bị phong cùi và nghèo khổ cùng cực vì đã nhìn thấy Chúa nơi những người anh em đáng thương này. Đức Cha Gioan Sang Cassaigne mấy chục năm phục vụ người cùi đã nhìn thấy rõ Chúa nơi những anh em xấu số này.

Rồi tôi nghĩ đến tôi. Nhiều lúc tôi sống mà như không nhìn thấy Chúa trong mình, chứ đừng nói tới việc nhìn ra Chúa nơi tha nhân. Nhiều lúc tôi giống như anh Peter trong truyện đăng trên đặc san Le Monde des Religions tháng Bảy năm ngoái.Tôi xin tóm lược chuyện này như sau :
Peter là người nước Anh gốc Do Thái. Anh theo đạo Công Giáo.Vợ anh chết đột ngột, anh đau khổ vô cùng. Không gì có thể làm anh quên được niềm đau to lớn này. Anh không tìm thấy nguồn an ủi trong đạo Công Giáo. Anh nghĩ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ có thể chữa bệnh đau khổ cho anh. Anh sang Ấn Độ và xin gặp Đức Đạt Lai lạt Ma. Người ta chỉ cho phép anh được gặp ngài 5 phút. Vừa gặp ngài, anh òa lên khóc. Anh kể cho Ngài nghe về việc mất vợ. Đức Lạt Ma ôm lấy anh và ngài cũng khóc. Anh kể tiếp cho Ngài là anh theo đạo Công Giáo, rồi lại oà lên khóc. Ngài liền nói mấy lời bằng tiếng Tây Tạng với viên thư ký. Vị này lấy ra ngay một tấm ảnh Chúa Giêsu vào trao cho ngài. Với một sự cung kính đặc biệt, Đức Lạt Ma trao tấmn ảnh cho anh Peter rồi nói : Đức Phật là con đường của tôi, còn Chúa Giêsu là con đường của anh, anh hãy tiếp tục sống đạo Chúa. Rồi Ngài lại ôm lấy anh và cùng khóc với anh. Cuộc gặp gỡ này kéo dài trong 2 giờ thay vì 5 phút. Anh Peter chia tay trong nước mắt. Anh tâm sự : Ngài đã chữa lành vết thương của tôi. Ngài không bảo tôi theo đạo của Ngài mà bảo tôi tiếp tục tin vào Chúa.

Đọc xong chuyện này, tôi nghĩ rằng ban đầu anh Peter hình như muốn bỏ đạo Chúa và sẵn sàng theo đạo Phật với Đức Lạt Ma. Sở dĩ anh có ý định như vậy là anh đã không nhìn thấy Chúa. Tôi nghĩ Đức Lạt Ma đã nhìn thấy Chúa và nghĩ mình là một ngôn sứ đặc biệt của Á Châu đang đi rao giảng lòng yêu thương cho mọi người theo một cung cách đặc biệt nên mới bảo anh thế.

Tôi không biết sau cuộc gặp Đức Lạt Ma anh Peter có nhìn thấy Chúa chưa. Phần tôi, tôi vẫn cầu xin Chúa cho tôi nhìn thấy Chúa hiện diện thực sự trong tôi mọi lúc, và xin cho tôi nhìn thấy Chúa trong mọi người. Xin được một chút xíu của Đức Cha Cassaigne, của Mẹ Teresa Calcutta, của Cha Nguyễn Văn Đông. Tôi còn ghét người này, còn nói xấu người kia thì rõ ràng tôi chưa nhìn thấy Chúa trong tôi và nơi tha nhân. Tôi mới giữ đạo bằng môi bằng miệng, theo thói quen, cho xong.

Toronto, Mùa Hè 2007
Trần Trung Lương
Địa chỉ hiện nay của Cha Nguyễn Văn Đông :
Nhà Thờ Thăng Thiên
2, Đường Quang Trung,
Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, VN
Tác giả Trần Trung Lương
Nguồn : Tủ Sách Dũng Lạc.org


__._,_.___

Posted by: TRANTAMTRUC 

Wednesday, July 29, 2015

Con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi!” - Bài học về chữ "nghĩa"

 
Câu chuyện này có thật không vậy? Khó tin quá vì giống chuyện trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư hay Cổ Học Tinh Hoa...

On Monday, July 27, 2015 2:17 PM, Cao Ngoc Anh JD <> wrote:



---------- Forwarded message ----------
From: Mai Vinh Quang
Date: 2015-07-20
Subject: “Con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi!” - Bài học về chữ "nghĩa"
To:
Tôi chỉ muốn con gái, sinh con trai thì đừng báo cho tôi biết!”, thoạt nghe thật khó hiểu! Người cha này kỳ lạ quá!
Một người họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một người phụ nữ góa chồng cùng làng; về sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sinh. Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Anh được cán bộ đại đội đề cử đến dạy bậc tiểu học. Hai năm sau, anh lại được cán bộ đại đội đề cử đi học đại học.

Người cha thật không ngờ mình đã hơn ba mươi tuổi lại có được quý tử, lại là người đầu tiên trong làng được đi học đại học. Nhiều người trong làng rất nể phục ông, nói rằng:

“Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập gia đình ở thành phố, rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố tha hồ hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”

Hai vợ chồng nghe thấy người ta nói lấy lòng mình như vậy cũng vui mừng không nói nên lời.


Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học, anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện; nửa năm sau, anh quen biết một cô bạn gái, cô ấy tên là Tú Anh, nhà ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong, được phân về công tác tại cục Công Thương của huyện. Một năm sau, hai người kết hôn.

Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà, biết là có chuyện, bằng không sẽ không tìm đến đây, mới hỏi:

“Cha, hôm nay lần đầu tiên cha đến nhà, nhất định là có việc. Việc gì vậy? Cha nói đi! Con và chồng con, nhất định sẽ giải quyết cho cha!”

“Con đã hỏi, ta cũng không vòng vo. Gần đây trong nhà không có tiền, giờ lại đúng mùa cấy mạ, phải nhờ người làm giúp, mua phân hóa học cũng phải cần tiền. Hôm nay cha đến chính là cần mượn ít tiền mang về, giải quyết việc khẩn cấp”.

“Cha chỉ cần sai người thân tín đến nói một chút, cần bao nhiêu, chúng con sẽ gửi mang về, cha không cần tự mình đến thăm, số tiền này con cần thương lượng với chồng con một chút”.

Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha, liền lôi chồng vào phòng nói:

“Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được; trong nhà chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi tốt xấu thế nào, ông ấy già rồi không có so đo làm gì đâu! Hôm nay ông ấy đến xin tiền đấy, để về trả tiền phí tổn cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”

“Em nói cho bao nhiêu?”

“50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi nhỉ? Anh cho 50 đồng nhé! Có thiếu thì cha sẽ nghĩ ra cách khác thôi”.

Tú Anh xào mấy món rau đơn giản qua loa tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng, nói:

“Đây là 50 đồng tiền trả phí tổn cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé!”

Ông Lý cầm tiền, không nói lời nào, rầu rĩ trở về nhà.

Chỉ hai ngày sau, mẹ của Tú Anh tìm đến nhà. Tú Anh vừa thấy mẹ đến thăm liền ân cần hỏi thăm:

“Mẹ, có phải hôm nay mẹ cần tiền không?”

Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, mua thịt, mua trứng gà…

Khi Sinh tan tầm về đến nhà, lúc cô kéo cửa ra, nói:

“Mẹ của em đã đến, anh hãy nhanh đi chào hỏi, đừng chậm trễ! Hôm nay mẹ cũng là đến xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”

“Em nói cho bao nhiêu?”

“Ít nhất 500 đồng mới được! Vậy cho 500 đồng nhé!”

Tú Anh cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng sung sướng trở về nhà.

Tú Anh mang thai, cô đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng:

“Anh là muốn con trai hay là con gái?”

“Tốt nhất nên là con gái”.

“Cái con người anh thật kì lạ, muốn em sinh con gái, sinh con gái có gì mà tốt chứ?”

Sinh không nói lời nào.

Chỉ trong chớp mắt, Tú Anh đã mang thai được tám tháng; cô phải về nhà mẹ đẻ dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần đi, Sinh trịnh trọng nói với vợ:

“Nếu em sinh con gái thì hãy kịp thời báo cho anh biết; còn nếu như sinh con trai, thì không cần báo, tốt nhất là đem cho người khác”.

“Anh bị sao vậy? Tại sao không thích con trai chứ?”

Sinh cũng không trả lời vợ một câu.

Một ngày, Sinh nhận được lời nhắn của mẹ vợ nói là Tú Anh đã sinh được một thiên kim tiểu thư; nghe xong Sinh sung sướng nhảy dựng lên. Anh liền đến đơn vị xin nghỉ phép, thông báo là vợ của mình sinh con gái, anh ta muốn đến nhà mẹ vợ thăm con gái. Lãnh đạo chúc mừng anh, cũng đồng ý cho anh nghỉ phép.

Sinh mua 16 con gà, 300 cái trứng gà, còn có rất nhiều thuốc bổ, dùng cả gánh tiền mua đồ đạc, vô cùng vui vẻ đến nhà mẹ vợ. Sau khi vào nhà, đem mọi thứ đặt trên bàn cơm ở phòng bếp, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa, liền chạy vào phòng.

Anh bước đến giường vợ, không nói lời nào, liền xốc chăn đang đắp trên người vợ lên:

“Em cho anh xem xem rốt cuộc là con gái, hay là con trai”.

“Bảo đảm anh sẽ vui”.

Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn, không thể chờ đợi thêm liền vạch quần áo con ra xem thì thấy không phải con gái, tức giận quát lớn:

“Các người tại sao lừa gạt tôi? Tú Anh, cô chẳng lẽ đã quên tôi từng nói rằng sinh con trai không cần nói cho tôi biết sao?”

Sinh nói xong, ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm trong phòng bếp rồi đi, cũng nói:

“Đứa con này tôi không muốn, các ngươi thích ai thì cho người đó”.

Mẹ vợ thấy con rể giận dữ, liền giữ chặt tay con rể nói:

“Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn đem con cho người khác? Hôm nay nhất định phải nói rõ vì sao thì mới có thể ra khỏi cái nhà này”.

Sinh đứng nói:

“Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”. Lúc con nghe câu đó xong, trong lòng của con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm cái gì chứ?”

“Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy, chỉ trách cha mẹ không dạy dỗ nó gia giáo. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại, con hãy đem vợ con đi đi, đừng để nó ở lại nhà của mẹ nữa”.

Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:

“Mày ôm con mày cút ra khỏi nhà, tao không có đứa con gái như vậy!”

“Mẹ, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa, nhất định hiếu kính cha mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ!”

Sinh nghe hai người nói qua lại, biết rằng mục đích của mình đã đạt được, bèn buông đồ đạc xuống, bước vào nói:

“Mẹ đừng nóng giận, con gái đã nhận lỗi, mẹ hãy cho cô ấy một cơ hội, để cô ấy ở lại. Hai mẹ con ăn uống, cả công mẹ chăm sóc giúp đỡ, con sẽ tính toán rõ ràng không thiếu một đồng”.

“Chỉ cần nó giữ lời nói, mẹ có thể để nó ở lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.

Sinh ở lại chăm sóc vợ, mãi đến ngày nghỉ hết mới đi.

Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta lớn lên, dần dần có tư tưởng có suy nghĩ riêng của mình. Lúc này, chúng ta không nên nghĩ ngợi lung tung, mà hãy nhớ thật kỹ những năm tháng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ cũng được ghi vào luật pháp, nhưng hiếu thuận với cha mẹ không cần phải để luật pháp quy định mới làm, mà là tự giác vì đó chính là đạo lý làm người.

Chúng ta ngày từng ngày lớn lên, cha mẹ ngày từng ngày già đi, dần dần tóc chuyển sang màu trắng, trước kia khi còn bé không hiểu chuyện, trông thấy cha mẹ tóc trắng chỉ biết cười ha hả nói ông bà già rồi. Hiện tại nhớ tới, cha mẹ tang thương, vất vả, cũng là vì chúng ta con cái hạnh phúc, vì cho chúng ta một hoàn cảnh tốt đẹp để chúng ta trưởng thành.

Nói về phận làm con dâu, con rể, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng/vợ cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính cha mẹ của mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng mong mỏi được nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, mình mới có người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống; nhờ cha mẹ vợ, mình mới có được người vợ nết na, chu đáo. Thương yêu họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Gieo nhân nào gặt quả ấy! Hãy là tấm gương cho con cháu, hãy thương yêu trọn vẹn những người có duyên phận trong cuộc đời này của mình.
Hồng Mạnh theo Tinh hoa




__._,_.___

Posted by: sacvan le 

Monday, July 27, 2015

Một số từ Anh- Việt đối chiếu (Bổ túc)


Một số từ Anh- Việt đối chiếu (Bổ túc)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương.

Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói:
-Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác.
-Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
-Do làm dáng, phải nói chêm tiếng Tây tiếng Mỹ cho nó oai, cho nó văn minh, kiểu nói tiếng Tây “ba rọi” ngày xưa.

-Mặc cảm với ngôn ngữ của dân tộc và cho rằng tiếng Việt thấp kém so với tiếng Tây, tiếng Mỹ.
            Người Hoa Kỳ đã không để tiếng ngoại quốc phá nát ngôn ngữ của họ bằng cách dịch ngay sang Anh Ngữ bằng những tiếng tương đương, chẳng hạn như: Spring roll, Egg roll= Chả giò; Beep noodle= Phở; Pork noodle = Hủ tiếu; Fish sauce= Nước mắm; Shimp chip= Bánh phồng tôm;  Rice paper= Bánh tráng…tại sao chúng ta lại để tiếng Tây, tiếng Mỹ phá nát ngôn ngữ của chúng ta?
            Sau đây là một số từ đã xuất hiện thường xuyên trên các trang báo điện tử, diễn đàn cho dù những từ này có thể chuyển sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương và cũng rất thông dụng.
Việc sưu tầm này không hoàn hảo. Kính mong những vị còn tha thiết tới “tiếng Việt trong sáng” bổ túc thêm và hoàn chỉnh để chúng ta cùng nhau gìn giữ tính thuần khiết của văn chương và tiếng nói ViệtNam mà tiền nhân đã dày công vun đắp bao đời nay.

Account: Theo từ điển Longman 2002, Account (danh từ) có hai nghĩa. Thứ nhất: Lời, bài viết mô tả, kể lại một biến cố, sự kiện, câu chuyện nào đó. Thứ hai: Chẳng hạn khi bạn tới ngân hàng và muốn gửi tiền vào ngân hàng tức bạn mở một Account tức một thỏa thuận , một hợp đồng (agreement) để ngân hàng giữ tiền và chuyển tiền cho bạn và người ta cho bạn một Account number tức số trương mục. Còn tiền gửi ở ngân hàng thì gọi là tài khoản. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Tôi có một số tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ”. Nhưng khi công ty điện-nước, điện thoại v.v.. đồng ý cung cấp dịch vụ cho bạn, họ cũng cho bạn một Account number nhưng không thể gọi đó là số trương mục được - mà có thể gọi là: số giao kèo, số cung cấp dịch vụ. Hiện nay BBC và VOA tiếng Việt do một số bạn trẻ phụ trách - tiếng Việt và tiếng Anh đều kém cho nên đã gây thảm họa cho tiếng Việt. Chẳng hạn họ dịch bừa “Account number” thành “tài khoản” chẳng hạn như: Ông A, Bà B. có một “tài khoản trên Facebook”. Facebook chỉ là một loại diễn đàn, làm sao ông A, bà Ba có một “tài khoản” tức một số tiền trên đó được? Do đó phải nói là: “Ông A, bà B có một khoản/một phần trên Facebook.”  Còn “Account number” ở Facebook hoặc con số mà bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ cho mình, có thể dịch là: Số giao kèo.

Vì là một trang tin điện tử phổ biến toàn cầu và được nhiều người đọc, các bản tin dịch cẩu thả từ tiếng Anh sang tiếng Việt của BBC tiếng Việt đang góp phần  “tàn phá” tiếng Việt truyền thống và dịch sai các danh từ rất thông thường của tiếng Anh. Nếu các tác giả bài viết tiếng Anh giói tiếng Việt, đọc các bản dịch đó, họ sẽ “buồn năm phút” vì người dịch hoàn toàn dịch sai ý của họ. Rất tiếc cho thế hệ năm xưa làm việc cho BBC, VOA quá già hoặc chết hết cả rồi. Nay hậu duệ vì kém cỏi- thay vì xây đắp- lại tàn phá ngôn ngữ của cha ông. Buồn ơi, chào mi!

Accordion= Phong cầm. Harmonica= Khẩu cầm
Action Film: Action film is a film genre in which one or more heroes are thrust into a series of challenges that typically include physical feats, extended fight scenes, violence ...” Theo định nghĩa này thì “Action Film” là “Phim đánh đấm”, hoặc “phim bắn giết” hoặc “kiếm hiệp Mỹ” chứ không phải “Phim hành động” bởi vì phim nào mà chẳng hành động. Chẳng lẽ các nhân vật trong phim ngồi như tượng đá từ đầu tới cuối sao?
Áp-phích: (Affiche) = Bích chương (dán trên tường). Bích nghĩa là tường, như bích báo= báo tường (dán trên tường), bích kích pháo ( súng cối) = bắn cầu vồng, bắn qua tường.
Atlas: Tập bản đồ (Một cuốn tập lớn trong đó có nhiều bản đồ)
ATM: Máy chuyển tiền tự động. (rút tiền hoặc gửi tiền)
Audio-visual: Âm thanh & hình ảnh chứ không có nghĩa là Nghe-Nhìn vì Nghe-Nhìn là động từ. Còn Audio-Visual là tính từ (adjective).
Băng rôn: (Bande de role) = Biểu ngữ.
Bikini: Áo tắm hai mảnh.
Bình ắc-quy: Bình điện. Sạc (Charge): Tiếp điện, nạp điện.
Blog: Trang tin chuyên đề/ trang chuyên đề. Cũng có người dịch là “Nhật ký phổ biến qua mạng lưới”.
Blogger: Người viết trang chuyên đề.
Blue: Màu xanh. Green: Màu xanh lá cây, màu lục. “Lục địa” là đất phủ bởi màu xanh lá cây (lục) hay màu cỏ. Hiện nay ở Việt Nam không phân biệt được thế nào là “xanh” (blue) thế nào là “xanh lá cây” (green). Tất cả đều gọi là “xanh”. Thí dụ: “Trồng cây xanh” (blue), “phủ xanh (blue) công viên”. Đúng ra phải viết: Trồng cây, trồng cây và phủ cỏ một công viên. Ở Mỹ này, nếu chúng ta gọi một nhà thầu đến và nói, “Tôi muốn phủ xanh căn nhà này.”, chắc chắn căn nhà của bạn sẽ là màu “blue” hoặc “xanh da trời”. Còn nếu bạn nói, “Tôi muốn sơn căn nhà màu xanh lá cây/màu lục.” Thì chắc chắn căn nhà của bạn sẽ là màu “green”.

Bonsai: Là Bồn Tài (Cây trồng trong chậu) tức cây cảnh/kiểng
Boot: Giày cao cổ, giày ống
Brand name: Hiện nay được dịch là  “thương hiệu” nhưng thực ra nó có nghĩa là “nhãn hiệu trình tòa” hay “nhãn hiệu cầu chứng” để kẻ khác, hãng khác không được phép sử dụng nhãn hiệu này.
Breaking news: Tin vừa mới nhận được, thường rất vắn tắt và thường là sự kiện quan trọng , chứ không phải bản tin đã được soạn sẵn với đầy đủ chi tiết.
Bunker: Hầm trú ẩn, hầm ngầm mà Việt Nam gọi là bong-ke.
Cabin: Buồng riêng trên tàu/buồng ngủ trên tàu.
Ca nô: Xuồng máy.
Catwalk: Bục trình diễn thời trang. Trong nước không hiểu nghĩa của từ này nên dịch là “sàn Catwalk”. Dịch như thế thì chẳng ai hiểu gì cả.
Channel: 1. Băng tần (trong nước dịch là Kênh truyền hình). Thí dụ: “Đài truyền hình Fox News được phát hình trên băng tần 360”hoặc “Chương trình truyền hình CNN được phát hình trên băng tần 202
   2. Channels (số nhiều) Cách, phương thức, ngõ ngách để gửi tin hoặc lấy tin hoặc thực hiện chuyện gì  đó. Hiện nay chữ “channels of communication” được BBC dịch là “kênh truyền thông” hoàn toàn không rõ nghĩa, mà phải dịch là “Các phương tiện truyền thông”. Chẳng hạn “diplomtic channels” không thể dịch là “kênh ngoại giao” mà phải dịch là “đường lối, ngõ ngách ngoại giao”. Ngõ ngách ở đây có thể là trực tiếp thương thảo hoặc qua mật đàm, hoặc nhờ một quốc gia đệ tam làm trung gian v.v..

Cherry: Trái anh đào.
Cholesterol: Độc tố trong máu (gây bệnh tim).
Clip: Đoạn băng ngắn, đoạn thu hình.
Composite: Hợp chất, vật liệu tổng hợp/hỗn hợp.
Copy: Bản sao, bản sao chép, rập khuôn. Người Tàu dịch là “phiên bản”. (Xin xem bất kỳ từ điển Anh-Hoa nào). Còn “version” là mô phỏng không như sao chép (copy) đúng 100%. Trong nước bất cứ cái gì cũng dịch là “phiên bản” dù đó chỉ là mô phỏng hoặc nhái (version).
Counterpart: Người đồng cấp, đồng nhiệm.
Crew: Trên máy bay gọi là “phi hành đoàn”. Trên tàu gọi là “thủy thủ đoàn”. Trong nước dịch là “tổ bay”, “thuyền viên”.

Culture: Có nhiều nghĩa, không phải lúc nào cũng có nghĩa là “văn hóa”. Văn hóa là một tổng hợp bao gồm rất nhiều lãnh vực của một xã hội như: Hội hè, nghi lễ, nghi thức, cách ăn mặc, ăn ở, cách nói năng, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội…chẳng hạn như: văn hóa Trung Hoa, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam...qua đó chúng ta thấy sự khác biệt về lối sống giữa các quốc gia. Hiện nay hai chữ “văn hóa” được dùng tràn lan, sai nghĩa và trở nên dị hợm ở trong nước khi nói: văn hóa nói dối, văn hóa tham nhũng, văn hóa đi trễ, văn hóa chen lấn, văn hóa chửi thề, văn hóa phong bì…. Hai chữ “văn hóa” ở đây được dùng với ý xấu, ám chỉ cái gì đã trở thành cố tật thấm sâu vào não trạng và không sao thay đổi được nữa và được cả xã hội chấp thuận và làm theo. 

Trong khi “văn hóa” biểu tượng cho cái gì tốt đẹp đã được gạn lọc theo thời gian và là niềm hãnh diện vì là đặc trưng của một quốc gia. Theo từ điển Mỹ, “culture” ngoài nghĩa “văn hóa” còn có nghĩa khác như sau:
The set of predominating attitudes and behavior that characterize a group or organization.” Theo định nghĩa này thì “culture” có nghĩa là: Lề thói, cách cư xử, trào lưu, phổ biến, một căn bệnh, cố tật…của một tập thể, một tổ chức, một nhóm người nào đó chứ không chung cho cả một dân tộc. Xin nhớ cho, văn hóa là đặc trưng-thường là tốt đẹp chung cho cả một dân tộc. Do đó không thể nói:
Văn hóa ứng xử” mà phải nói, “cách cư xử” sao cho lễ độ, lịch sự, phải phép v.v..

Văn hóa nói dối” mà phải nói, “thói quen nói dối”, “cố tật nói dối”, “bệnh nói dối”.
văn hóa đi trễ” mà phải nói, “thói quen đi trễ”, “bệnh đi trễ”.
văn hóa chửi thề” mà phải nói, “bệnh chửi thề”, “tật chửi thề” Thí dụ: Thằng cha/con mụ đó có tật hễ mở miệng ra là chửi thề. Do đó không thể nói, “Thằng cha/con mụ đó có văn hóa chửi thề
văn hóa phong bỉ” mà phải nói “trào lưu, phổ biến”. 

Thí dụ: Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đã trở thành một trào lưu không biết ngượng/phổ biến của giới bác sĩ Việt Nam bây giờ.
“văn hóa phóng uế”mà phải nói thói quen phóng uế, xả rác. Thí dụ: Xả rác và phóng uế là thói quen bất trị của người Việt Nam bây giờ.” hoặc, “Hút thuốc xong liền quăng tàn thuốc lá xuống đất là thói quen đã thấm vào não trạng của người Việt Nam bây giờ.

“văn hóa nói dối”mà phải nói, “thói quen nói dối, cố tật nói dối”.”bệnh nói dối”. Chúng ta không thể nói, “Thằng cha, con mụ đó có văn hóa nói dối.” mà phải nói, “Thằng cha, con mụ đó có bệnh nói dối,”

“văn hóa đi máy bay” mà phải nói, “ những điều nên làm và không nên làm khi đi máy bay”
Cú đúp (bóng đá): Thắng hai bàn. Còn hat trick là thắng ba bàn.
Cup: Giải. Do đó người đoạt cúp là người đoạt giải.World Cup : Giải túc cầu/bóng đá thế giới
Cua-rơ (coureur trong xe đạp): Tay đua
Debt ceiling: Mức nợ tối đa (không thể vượt qua giống như đã đụng tới trần nhà rồi) chứ không phải ” nợ trần”. “Nợ trần” khiến người đọc có thể hiểu là ”nợ đời, nợ trần thế, nợ trần ai”.
Depressed = (very sad):  Buồn nản, chán đời (trong nước dịch là trầm cảm). Chẳng hạn, khi gặp một tâm lý gia nếu chúng ta nói, “Tôi bị trầm cảm,” thì vị bác sĩ chưa rõ bệnh tình của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta nói,
Tôi cảm thấy buồn nản, chán đời,” thì vị bác sĩ hiểu ngay bệnh tình của chúng ta.
Desktop: Máy điện tử để bàn
Doping: Dùng thuốc kích thích
Ebook: Sách điện tử.
Email: Điện thư.
Exchange Floor: Nơi giao dịch, mua bán chứng khoán. Ở Việt Nam dịch là “sàn chứng khoán”. Theo từ điển Longman 2002, chữ “Floor” có nhiều nghĩa. Ngoài nghĩa “sàn nhà, tầng” nó còn có nghĩa là một phần của tòa nhà của chính phủ dùng để hội họp hay điều trần mở ra cho công chúng. Chẳng hạn “Senate Floor” là trụ sở Thượng Viện Hoa Kỳ chứ không phải “Sàn Thượng Viện”.
Fake: Giả. Hàng fake: Hàng giả, rởm, dỏm.
Fan:Những người hâm mộ, kẻ hâm mộ. Nếu hâm mộ một cách điên cuồng có thể gọi là tín đồ như trong lãnh vực âm nhạc chẳng hạn.
Flyer: Tờ quảng cáo hoặc truyền đơn. Có người dịch là “tờ bươm bướm”.
Freezing bank account= Phong tỏa một trương mục (không cho rút tiền hoặc trả tiền), chứ không phải “đóng băng” một trương mục.
Freezing of asset= Phong tỏa tài sản (không cho tẩu tán) chứ không phải “đóng băng” một tài sản. Chữ “freeze” mà dịch là “đóng băng” tức không rành tiếng Mỹ. Chữ “freeze” có rất nhiều nghĩa chứ không phải chỉ có nghĩa “đông lạnh, đóng băng” . Chẳng hạn, khi mình vô tình xâm phạm vào sân, vườn, nhà của người ta nếu chủ nhà la lớn, “Freeze!” tức “Đứng yên!” Nếu mình cứ bước tới người ta có thể rút súng bắn chết mình vì tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp. Thảm họa này đã xảy ra tại Lễ Haloween khi một em bé Á Châu  đeo mặt nạ đi xin kẹo vào buổi tối, bước vào vườn nhà người của người ta. Khi nghe tiếng hô “Freeze!” (Đứng yên!) em bé không hiểu cho nên cứ bước vào, và bị bắn chết.
Games: Các trò chơi (trên máy điện tử hay tại các nơi giải trí).
GDP: Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Product)
Ghost town: Thành phố bỏ hoang chứ không phải “thành phố ma”. Haunted house: Căn nhà có ma.
Xin nhớ cho “căn nhà ma quái” là căn nhà có dáng vẻ hay tỏa ra một không khí lạ lùng, đáng sợ chứ chưa hẳn là “căn nhà có ma” thường thấy trong các phim thần thoại, kinh dị, các phim trinh thám hoặc phim khôi hài như “Ba Thằng Ngốc” (The Three Stooges).
Guitar: Tây Ban Cầm
Hacker: Kẻ ăn cắp hoặc phá hoại các dữ kiện của người khác qua máy điện tử, có thể tạm dịch là “tin tặc”.
Home page: Trang chính, trang nhất (không phải trang nhà). Ở Mỹ “home key” là các chữ trên bàn đánh máy mà các ngón tay sau khi vươn ra để đánh các chữ khác - đều trở về vị trí “home key” này. “Home room” là lớp học/giờ học đầu tiên của học sinh. Mọi giấy tờ của học sinh, hoặc hướng dẫn của giáo viên đều do “home room” phụ trách. Tại Hoa Kỳ, một giáo viên có thể dạy nhiều trường một lúc nhưng “Home school” là trường chính lưu giữ hồ sơ, giấy tờ cho giáo viên ấy. Các chữ “home” ở trên hoàn toàn không có nghĩa là “nhà”.
Hand made: Hàng làm bằng tay, thêu tay (không phải bằng máy)
Hard-war/Soft-ware: Đã được dịch và phổ biến thành: nhu liệu/cương liệu hoặc phần cứng/phần mềm tại hải
ngoại thập niên 1980 khi Việt Nam chưa “mở cửa” và kiến thức về điện tử còn rất hạn chế. Thực ra hai từ Hard-ware/Soft-ware không có nghĩa cứng hay mềm gì cả mà nó có nghĩa là MáyỨng Dụng (Của Máy). Chúng ta có thể từ từ điều chỉnh lại bằng cách viết như sau: Phần Máy (Hard-ware) &Phần Ứng Dụng (Soft-ware) lâu rồi sẽ quen. Khi đó chúng ta sẽ bỏ luôn các chữ Hard-war/Soft-ware và chỉ còn giữ lại phần tiếng Việt mà thôi.
Hot: Nóng. Nhưng có rất nhiều nghĩa, tùy trường hợp.
Hot news: Tin hấp dẫn.
Hot girls :  Những cô gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm
Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm.
Hot seat: Không phải là “ghế nóng” mà là đang ở vào tình thế gian nan, vô cùng bất lợi. Ví dụ: He is in hot seat có nghĩa là: Ông ta ở vào tình thế vô cùng nan giải. Hot seat tiếng lóng còn có nghĩa là “ghế điện” dành cho tử tội.
Hot topic/ Hot issue: Không phải là “đề tài nóng” mà là những vấn đề đang được bàn cãi sôi nổi thường xuất hiện trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Hot Items: Hàng bán chạy, hàng được ưa chuộng (theo mùa)
Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc vừa xuất hiện và được ưa chuộng, bán chạy, được hát nhiều.
Hot line: Không phải là đường dây nóng hay lạnh mà là “đường dây thông báo khẩn cấp” thường giữa vị nguyên thủ các quốc gia có vũ khí nguyên tử như Nga-Mỹ để tránh rủi ro.
Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)
Hot boy: Tiếng lóng Mỹ có nghĩa là đàn ông/con trai nổi tiếng về buôn bán xì-ke ma túy, đang bị cảnh sát theo dõi vì buôn bán, chuyển vận ma túy. Còn trong nước dùng với nghĩa khác thì tôi không rõ.
Input/Output: Nhập lượng/ xuất lượng. hoặc Vốn/Thành quả. Trong nước dịch là đầu ra/đầu vào.
International Court of Justice: Tòa Án Quốc Tế. Hiện nay chữ này đang được phiên dịch là “Tòa Án Công Lý
Quốc Tế” như thế là không đúng, bởi vì: Court of Justice = Tòa Án chứ không phải “Tòa Án Công Lý”.
Internet: Liên mạng hoặc mạng lưới toàn cầu.
Laptop: Máy điện tử cầm tay. Thực ra là để trên lòng (lap) khi đem ra phi trường, hoặc đi xa không có bàn.
Live music: Nhạc sống (do ban nhạc trình diễn chứ không phải nghe qua máy)
Live show: Chương trình trực tiếp (không phải thu hình xong rồi phát lại).
Logic: Thuận lý, hợp lý, lý đương nhiên (không cần tranh biện).
Lô cốt: Pháo tháp, đồn canh. Thời thực dân Pháp, chữ “Blockhaus”được phiên âm thành lô-cốt.
Logo:  Huy hiệu.
Marketing: Chiêu khách, quảng cáo để bán hàng, tìm cách để bán hàng, kéo khách hàng tới, quảng cáo bằng mọi cách để mở rộng một chiến dịch tranh cử chẳng hạn.
Mát-xa (Massage): Đấm bóp, nghề đấm bóp, tẩm quất.
Media: Truyền thông, nghành truyền thông bao gồm báo chí, đài phát thanh và truyền hình.
Meeting/ Mít-tinh: Cuộc biểu tình, buổi gặp gỡ, họp mặt, cuộc tập họp lớn.
Megaphone diplomacy/Microphone diphomacy =Ngoại giao theo kiểu ồn ào như họp báo, ra tuyên bố v.v.. chứ không phải âm thầm thương thảo để giải quyết vấn đề. BBC tiếng Việt - người dịch không biết nghĩa của từ kép này cho nên dịch là “ngoại giao micro”. Dịch như thế thì thà không dịch còn hơn.
Messenger: Sứ giả, người đưa tin
Militant: Các phần tử bạo động, các phần tử chủ chiến. Từ này đang được phiên dịch sang Việt Ngữ là chiến binhnhư thế là không đúng. Từ điển Mỹ định nghĩa “militant” như sau: “Combative and aggressive in support of a political or social cause: chẳng hạn như "militant Islamic fundamentalists"có thể dịch làcác phần tử bạo động Hồi Giáo”.Trong bất kỳquốc gia nào, phần tử chủ trương bạo động đều được báo chí Mỹ gọi là “militant”.
Module: Cơ phận phụ, bộ phận rời. Chẳng hạn “nguyệt xa” là module- tức bộ phận phụ/rời của phi thuyền không gian.
Nails: Tiệm Nails= Tiệm sơn móng tay, móng chân.Nghề Nails : Nghề sơn móng tay, móng chân.
Nude: khỏa thân, lõa thể.Ảnh nude là ảnh khỏa thân, lõa thể, cởi truồng.
Online: Trong nước dịch là “trực tuyến” là không rõ nghĩa. Online có hai nghĩa:
1)      Connected to other computers through the Internet or available through the Internet=Liên kết qua mạng lưới hoặc đã sằn sàng nối kết (qua mạng lưới)
2)      Directly connected to or controled by a computer=Trực tiếp nối hoặc điều khiển bới máy điện tử.
Như thế online interview không thể dịch là “phỏng vấn trực tuyến “ mà là “phỏng vấn qua hệ thống liên mạng” hay “phỏng vấn qua hệ thống máy điện tử”.
Online shopping: Mua hàng qua mạng lưới/mua hàng trên mạng.
Oxygen: Dưỡng khí
Partner: Người hợp tác, người hùn hạp, người đứng chung với mình (trong trận đấu quần vợt chẳng hạn). Hiện nay chữ partner đang được dịch là “đối tác” như thế là sai. Hợp tác với mình thì không thể gọi là “đối” được, khác với đối thủ, đối phương, đối đầu… Stratergic partnership= Hợp tác chiến lược. Conprehensive Partner-ship= Hợp tác toàn diện.
Penalty (bóng đá): Phạt đển
Persistent: Hiện nay hầu hết các bài viết ở trong và ngoài nước nói về lâp trường của Trung Quốc đối với Biển Đông đều dùng nhóm chữ “thái độ quyết đoán”. Theo tôi như thế là sai. Quyết đoán là khi thấy mình có lý, và tin tưởng rằng mình đúng và giữ nguyên lập trường. Còn khi sai, không có căn bản hợp lý, mà bảo thủ, giữ nguyên lập trường thì gọi là khăng khăng, nằng nặc, lì lợm. Do đó tôi đề nghị từ nay chúng ta bỏ không dùng nhóm chữ “thái đô quyết đoán” và thay bằng “Trung Quốc vẫn có thái độ khăng khăng hoặc “ nằng nặc”, “lì lợm”  trong việc khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông”.
Photocopy: Sao, chụp lại.  Bản photo= bản sao, bản chụp đúng 100%. Tàu dịch là “Phiên bản”. Còn “version” là nhái, mô phỏng không đúng 100%. Trong nước “version”dịch là “phiên bản” hoàn toàn sai.
Piano: Dương Cầm.
Positive/Negative (Y Học): Trong nước dịch là “Dương tính” và “Âm tính” như thế không rõ nghĩa. Theo từ điển Longman: Positive/Negative= “A medical or scientific test that is show positive (rõ ràng) signs of what is being looked for” Như thế Positive phải dịch là= Có dấu hiệu bệnh gan, lao phổi, ung thư v.v…và Negative=Không có dấu hiệu bệnh tiểu đường, gan, lao phổi, ung thư….
Nhạc Rap= Có thể tạm dịch là “Nhạc gõ” (gõ lách cách để giữ nhịp) hoặc “Nhạc hát theo nhịp gõ”. Hoặc có thể dịch là “Hát bài chòi Mỹ” hay “Hát xướng lô-tô Miền Nam
Real Estate Bubble: Đó là tình trạng: “Rapid increases in valuations of real property such as housing until they reach unsustainable levels and then decline.” Trong nước dịch là “bong bóng địa ốc” hoàn toàn không rõ nghĩa. Nó là tình trạng giá nhà đã tăng nhanh quá cao, bão hòa và bắt đầu đi xuống (vỡ như bong bóng).
Resort: Khu Resort là khu nghỉ mát, khu nghỉ dưỡng.
Sạc điện (Charge): Nạp điện. Binh ắc-quy: Bình điện
Scandal: Những vụ tai tiếng.
Sexy: Hấp dẫn, hở hang, gợi dục. Do đó “Một cô gái có thân hình sexy” là cô gái có thân hình hấp dẫn (gợi dục,
gợi sự ham muốn). Một cô gái ăn mặc sexy là cô gái ăn mặc hở hang, không đứng đắn…chẳng hạn như váy ngắn quá, áo hở ngực lồ lộ, hoặc váy mỏng/ quần mỏng lộ cả quân lót bên trong. Cô ấy có khuôn mặt sexy tức cô ấy có khuôn mặt lẳng lơ, đa tình.
Sốc (Shock): Bàng hoàng, sửng sốt, choáng váng (vì quá bất ngờ). Chữ  shock đang được dùng tràn lan trong nước dùng như một thứ kiểu cọ, thời trang, làm dáng. Chẳng hạn hàng được bán đổ bán tháo, bán với giá rẻ mạt được gọi là “giảm sốc (shock)”.
Show: Các buổi trình diễn văn nghệ. Bầu Show: Bầu ca nhạc. Người tổ chức nhạc hội.
Showbiz: Những buổi trình diễn/ giới thiệu thương mại.
Stress: Căng thẳng, căng thẳng thần kinh.
Style: Kiểu, kiểu cọ, lối.
Tiêm vaccine: Trích ngừa, chủng ngừa.
Tít (Pháp=Titre) : Tiêu đề, nhan đề, tin hàng đầu,
Tomboy: Gái hiếu động, gái mà như trai.
Top: Đứng đầu, hàng đầu.
Top Ten: Mười người/quốc gia/hãng…đứng đầu v.v..
Tuổi Teen, các Teen: Chúng ta hãy xem người Mỹ đếm số từ 13 tới 19: Thirteen, fourteen, fifteen, sixteen, seventeen, eighteen và nineteen. Tất cả đều kết thúc bằng chữ teen. Như vậy “tuổi teen” là tuổi vị thành niên, dưới 20 tuổi.  Và “các teen” là các trẻ vị thành niên. Do đó “teen pregnant” có nghĩa là vị thành niên mang bầu/có thai - một tệ nạn của xã hội Mỹ bây giờ cho nên phải phát bao cao su sinh lý cho học sinh là như thế đó.
Tour du lịch: Chuyến du lịch, các chuyến du lịch.
-Tôi vừa đi tour Tôi vừa đi du lịch. Tôi vừa làm một chuyến du lịch.
-Cho tôi một vé đi tour Hạ Long= Cho tôi một vé du lịch Hạ Long.
Trading floor:  Nơi giao dịch, mua bán chứng khoán. Trong nước dịch là “sàn chứng khoán” như thế là sai vì chữ “floor” ở đây không có nghĩa là “sàn nhà”. Chẳng hạn trụ sở Thượng Viện của Hoa Kỳ cũng còn gọi là “Senate  Floor”. Theo từ điển Longman 2002 “floor” có nghĩa là phần của một tòa nhà của chính phủ nơi người ta thảo luận hoặc tham dự những phiên họp mở ra cho công chúng.
Tunnel: Đường hầm (đào dưới đất hoặc xuyên qua núi), tiếng Hán gọi là “địa đạo”. Chẳng hạn như : Đường Hầm Thù Thiêm, Đường Hầm Đèo Hải Vân, Đường Hầm Đèo Cù Mông. Xin nhớ cho “hầm” (bunker) khác  “đường hầm”. Nếu chúng ta nói, “Hầm Đèo Cả” tức là ở Đèo Cả có một cái hầm chứa cái gì đó, có thể là hầm trú ẩn, kho vũ khí hoặc căn cứ quân sự bí mật v.v..Còn nếu chúng ta nói, “Đường Hầm Đèo Cả” thĩ rõ ràng đây là một con đường ngầm dưới đất xuyên qua Đèo Cả chứ không phải là một kho chứa hoặc hầm trú ẩn v.v..
Tuýp, ống tuýp (Tiếng Pháp là tube): Ống sắt.
TV: Truyền hình, đài truyền hình. Trong nước có cái lạ là đài tiếng nói thì gọi là “phát thanh” trong khi đài truyền hình thì gọi là “phát sóng” thay vì “phát hình”. Theo tôi nghĩ, phát hình đúng hơn là phát sóng. Chẳng hạn; “Chương trình phát thanh được truyền đi trên làn sóng AM 1200.”, “Chương trình phỏng vấn/ca nhạc/phóng sự/tuyển lựa ca sĩ… sẽ được phát hình vào lúc…”
Vaccine: Thuốc chủng ngừa, trích ngừa
Version: Bản dịch, bản mô phỏng (hơi khác nguyên bản một tí), bài tường thuật, mô tả.
Violin/Violon: Vĩ Cầm.
Virus: Siêu vi trùng, siêu vi khuẩn, đã có thời dịch là “tinh độc” (cực nhỏ mà độc hại)
Visa/Passport: Xin visa tức là xin nhập cảnh. Xin passport là xin xuất cảnh.
Vô-lăng (Pháp =Volant): Tay lái. Lốp = Vỏ xe, vỏ bánh xe. Săm=Ruột xe, ruột bánh xe. Miền Nam trước đây nói rất gọn: “Thay vỏ ruột bánh xe” là ai cũng hiểu. Phanh=Thắng.
Xe hybrid: Xe chạy xăng và điện (Petroleum-electric hybrid vehicles)
Xe container: Xe vận tải lớn, xe tải lớn, xe thùng. Các container: Các kiện hàng, các thùng chứa hàng, Tàu Container: Tàu chở các kiện hàng/ Tàu vận tải lớn. Cảng container: Cảng bốc dỡ các kiện hàng lớn.
Website: Trang mạng/trang thông tin điện tử.
World Cup : Giải túc cầu/bóng đá thế giới
Đào Văn Bình
(California Tháng 03/2013 và bổ túc thêm vào 25/7/2015)

__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List