Popular Posts

Wednesday, November 30, 2016

THẦM LẶNG

Chủ đề: Chuyển tiếp: : THẦM LẶNG
Trả lời-Tới: "monglieutraisg5



Nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Một đời dạy học, một đời viết văn, hơn mười một năm tù tội, ông đã trở thành một trong những biểu tượng đối kháng của văn nghệ sĩ miền Nam . Nhưng ít có người biết rằng đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ. Bà Doãn Quốc Sỹ cũng là một trong những trường hợp như vậy. Có thể nói rằng, sẽ không có một ông Doãn Quốc Sỹ cống hiến cho lý tưởng trọn vẹn nếu ông không có một người vợ hiền thầm lặng hỗ trợ.

Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother’s Day
…  

    THẦM LẶNG
    ...thầm lặng theo ông đến những ngày cuối đời
Kính Mời đọc một truyện cảm động về nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

Một đời thầm lặng mẹ theo bố.
Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng, rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúc hư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, về nhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không ai biết có một nhân vật thầm lặng đã làm nên những con người ấy.

Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ăn và khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình.

Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộng sản và quốc gia. Mẹ không mấy quan  tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹ du học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảo một vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thành từng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế"”  

Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi:

“ Mẹ nghĩ có bán được không"”
“Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.”

Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉ nửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích:
“Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.”

Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng.

Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lối thoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻ kéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như  từ một thế giới khác, kính trọng nhưng xa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảm thấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không"”  Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ.

Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa:

“Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, con gửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.”

Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói:

“Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võng của của con Thủy.”

Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sau đó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó.

Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng. Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ để sẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy là ngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku, muốn lên đến đó phải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặc mẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:

“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ"”
“Mẹ phải năn nỉCuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không"
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”

Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế.

Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…

Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại (một nhà thơ cách mạng)  phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi - một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng:

“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.”  .

Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:

“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”

Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”

Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình  bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứ hai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiền tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.

Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng. 

Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh.

Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở VIệt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ tự nhủ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!”

Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.

Kim Khánh



-- 

__._,_.___

Posted by: Khoi Hoang 

3 câu chuyện........

From: cong-minh QUAN <
To: Cong-minh QUAN <
Sent: Wednesday, November 23, 2016 8:31 AM
Subject: 3 câu chuyện........



​​
 3 câu chuyện  

 Trong việc
​ 
đối nhân xử thế, chúng ta hãy cố gắng học
​ 
cách lắng nghe, nên cho
​​
người khác có cơ hội
​ 
để giải thích. Có như vậy, mới giúp chúng ta
​ 
tránh được nhiều điều khiến ta phải hối
​ 
tiếc sau này.

 1. Sự hiểu lầm: 

 Tại Alaska
​ 
có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến
​ 
thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên
​ 
đã qua đời để lại đứa con.

 Người cha vì
​ 
mải cuộc sống bận rộn, nên con không có ai
​ 
chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một
​ 
con chó. Con chó này
​ 
rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm
​ 
sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa
​ 
mang đến cho em bé uống.

 Một hôm
​ 
người cha để con chó ở nhà trông chừng đứa
​ 
bé, khi ông trở về nhà bỗng thấy khắp miệng
​ 
con chó toàn là máu, nguyên nhân là
​ 
vì……

 Người
​ 
đàn ông ra ngoài có việc, để con chó ở nhà
​ 
trông đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp
​ 
sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa
​ 
bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi
​ 
ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy
​ 
cái đuôi vui vẻ nhìn ông.

 Người
​ 
đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh
​ 
vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng,
​ 
làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm
​ 
loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy. Lúc này,
​ 
người đàn ông kia mới phát
​ 
hiện xác chết của một con cho sói đang nằm
​ 
bên cạnh góc tường.

 Cảm ngộ:
 Có rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận
​ 
mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã
​ 
đúng như những gì bạn nghĩ.

 Trong việc
​ 
đối nhân xử thế, chúng ta hãy cố gắng học
​ 
cách lắng nghe, nên cho người khác có cơ hội
​ 
để giải thích. Có như vậy, mới giúp chúng ta
​ 
tránh được nhiều điều khiến ta phải hối
​ 
tiếc sau này.

 Ngược
​ 
lại nếu chúng ta không hỏi, không nói, không
​ 
giải thích mà đã vội vã hành động hay phán
​ 
xét thì đây không phải là thể hiện sự mạnh
​ 
mẽ, cá tính mà nó chính là sự bất công, không
​ 
có trách nhiệm với chính mình
​ 
và những người khác.

 2. Sự nóng giận 


 Một cậu
​ 
bé có tính xấu rất hay nổi nóng. Một hôm cha
​ 
cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với
​ 
cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy
​ 
chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên
​ 
hàng rào gỗ.

 Ngày đầu
​ 
tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào.
​ 
Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế
​ 
cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng
​ 
lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận
​ 
thấy rằng kiềm chế cơn giận
​ 
của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh
​ 
lên hàng rào.

 Một ngày
​ 
kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt
​ 
cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy
​ 
nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một
​ 
ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ
​ 
một lần.

 Đừng lãng
​ 
phí tình yêu thương mà những người thân yêu
​ 
dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ
​ 
lại là một sự tổn thương lớn.

 Ngày lại
​ 
ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé
​ 
tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh
​ 
nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu
​ 
đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu
​ 
rằng:

 “Con đã
​ 
làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên
​ 
hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa
​ 
nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận
​ 
dữ, những lời nói đó cũng giống như những
​ 
lỗ đinh này, để lại những
​ 
vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con
​ 
có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết
​ 
thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh
​ 
thần cũng đau đớn như những vết thương thể
​ 
xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là
​ 
những viên đá quý. Họ giúp con cười và
​ 
giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con
​ 
gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở
​ 
rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời
​ 
cha…”

 Cảm ngộ:
 Con người khi cáu giận thường trút giận dữ
​ 
lên những người thân yêu ở quanh mình, bởi vì
​ 
họ biết những người thân yêu của chúng ta sẽ
​ 
luôn bao dung và tha thứ cho chúng ta. Nhưng những
​ 
lời nói khi tức
​ 
giận luôn giống như những chiếc đinh làm tổn
​ 
thương người khác. Có thể bạn chỉ là vag lãng
​ 
phí tình yêu thương mà những người thân yêu
​ 
dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ
​ 
lại là một sự tổn thương lớn.

 3. Sự khoan dung

 Câu chuyện
​ 
kể về một người lính Mỹ, cuối cùng đã
​ 
được trở về nhà sau trận chiến đấu vô cùng
​ 
ác liệt ở Việt Nam…

 Từ San
​ 
Francisco, anh gọi điện cho cha mẹ mình: “Ba mẹ
​ 
ơi, con đã trở về nhà này, nhưng con có một
​ 
chuyện muốn nhờ ba mẹ. Con có một người bạn,
 con muốn đưa anh ấy về nhà cùng con”. “Chắc
​ 
chắn rồi, con trai yêu
​ 
 quý“, cha mẹ anh vui vẻ trả lời: “Ba mẹ
​ 
rất muốn gặp bạn con”.

 “Nhưng có
​ 
một điều con muốn nói trước với ba mẹ”,
​ 
chàng trai tiếp tục, “anh bạn con đã bị
​ 
thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ấy đã hơi
​ 
bị đãng trí và còn bị mất một cánh tay và
​ 
một chân. Anh ấy không có nơi
​ 
nào để về, và con muốn anh ấy đến sống
​ 
với chúng ta…”

 “Ồ, ba
​ 
mẹ xin lỗi con, con trai… Nhưng có lẽ chúng ta
​ 
có thể giúp anh ấy tìm một nơi nào khác để
​ 
sống…”

 “Không, ba
​ 
mẹ ơi, con muốn anh ấy tới sống với chúng
​ 
ta”.

 “Con à“,
​ 
người cha nói, “con có biết con đang yêu cầu
​ 
cha mẹ điều gì không? Một người tàn tật
​ 
đến như vậy sẽ là một gánh nặng khủng
​ 
khiếp cho ba mẹ. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng
​ 
của mình chứ, ba mẹ không thể để
​ 
một điều như vậy làm ảnh hưởng tới cuộc
​ 
sống riêng. Ba nghĩ rằng con hãy về nhà đi và
​ 
quên anh bạn đó của con đi. Anh ấy rồi sẽ tìm
​ 
được cách lo liệu cho cuộc sống của mình
​ 
thôi…”

 Lúc đó,
​ 
người con trai gác điện thoại. Cha mẹ anh không
​ 
còn nghe thấy điều gì từ đầu dây bên kia
​ 
nữa. Song, một vài ngày sau đó, họ đột nhiên
​ 
nhận được một cú điện thoại từ đồn cảnh
​ 
sát San Francisco. Con trai
​ 
của họ đã qua đời sau khi ngã từ trên một
​ ​
tòa nhà xuống, cảnh sát đã thông báo như vậy
​ 
cho họ. Cảnh sát San Francisco nhận định rằng
​ 
đó là một vụ tự sát.
 Cha mẹ
​ 
người lính, trong đau đớn tột cùng, đã vội
​ 
vã bay tới San Francisco và được đưa tới nhà
 xác thành phố để nhận diện thi thể của con
​ 
trai. Họ nhận ra anh, người con trai yêu quý của
​ 
mình. Nhưng đột nhiên họ
​ 
khiếp hãi không thốt nên lời khi nhìn thấy
 một điều mà trước đó họ không hề hay biết,
​ 
đó là con trai của họ chỉ còn một cánh tay và
​ 
một chân.

 Những
​ 
giọt nước mắt ân hận rơi xuống, nhưng tất
​ 
cả đã quá muộn màng.
 Cảm ngộ:
 Đừng bao giờ đối xử phân biệt với người
​ 
khác, bạn sẽ không biết được người thực
 sự bị gây tổn thương là ai? Hãy bao dung rộng
​ 
lượng với mọi người và tự nghiêm khắc với
​ 
bản thân mình! Nếu mỗi người chúng
​ 
ta đều có thể dành sự bao dung và nhân ái cho
​ 
những người lạ như cho chính người thân của
​ 
mình, thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết
​ 
bao.

 Bởi vì
​ 
với sự từ bi, bao dung chúng ta sẽ đủ sức mài
​ 
mòn bất kỳ hòn đá vô tri vô giác nào để trở
​ 
thành một viên ngọc lung linh tỏa sáng, đủ sức
​ 
biến điều khó khăn trở nên dễ dàng, đủ sức
​ 
biến một người tầm thường
​ 
hay tàn khuyết thành một vĩ nhân.Đừng lãng phí
​ 
tình yêu thương mà những người thân yêu dành
​ 
cho bạn, bởi vì điều này đối với họ lại
​ 
là một sự tổn thương lớn.
 Đừng lãng
​ 
phí tình yêu thương mà những người thân yêu
​ 
dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ
​ 
lại là một sự tổn thương lớn.


Nam GiangTu

__._,_.___

Posted by: Thuan Do 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List