Popular Posts

Tuesday, October 28, 2014

Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Ðã Qua Ðời

 
Audio-Thirtieth Sunday in Ordinary Time Year A
http://ccc.usccb.org/cccradio/NABPodcasts/14_10_26.mp3


Audio-Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Ðã Qua Ðời


Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Ðã Qua Ðời

Bài Ðọc I: Kn 3, 1-9
"Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu".
Trích sách Khôn Ngoan.
Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao: vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.
Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 5).
Hoặc đọc: Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con (c. 4a).
Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. - Ðáp.
2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.
3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.

Bài Ðọc II: Rm 5, 5-11
"Chúng ta đã nên công chính trong Máu của Người, và nhờ Người chúng ta được cứu khỏi cơn thịnh nộ".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta. Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, họa chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.
Vậy phương chi bây giờ, chúng ta đã nên công chính trong máu của Người, và nhờ Người chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thịnh nộ. Bởi chưng nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà chúng ta đã được giao hoà cùng Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Ngài, thì huống chi khi đã được giao hoà, ắt chúng ta sẽ được cứu độ trong sự sống của chính Chúa Kitô. Và không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong Thiên Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà bây giờ chúng ta được lãnh ơn giao hoà.
Ðó là lời Chúa.
Hoac
Bài Ðọc I: Rm 6, 3-9
"Chúng ta phải sống đời sống mới".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế. Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người, trong sự sống lại giống như vậy.
Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi. Mà nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Ðức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa.
Ðó là lời Chúa.

Phúc Âm: Ga 6, 37-40
Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Ðức Giêsu.  Ðức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?"  Người bảo họ: "Ðến mà xem". Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều.
 Ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Ðức Giêsu.
Ðó là lời Chúa.

The Commemoration of All the Faithful Departed (All Souls)
Lectionary: 668


The following are a selection of the readings that may be chosen for this day.

Reading 1WIS 3:1-9

The souls of the just are in the hand of God,
and no torment shall touch them.
They seemed, in the view of the foolish, to be dead;
and their passing away was thought an affliction
and their going forth from us, utter destruction.
But they are in peace.
For if before men, indeed, they be punished,
yet is their hope full of immortality;
chastised a little, they shall be greatly blessed,
because God tried them
and found them worthy of himself.
As gold in the furnace, he proved them,
and as sacrificial offerings he took them to himself.
In the time of their visitation they shall shine,
and shall dart about as sparks through stubble;
they shall judge nations and rule over peoples,
and the LORD shall be their King forever.
Those who trust in him shall understand truth,
and the faithful shall abide with him in love:
because grace and mercy are with his holy ones,
and his care is with his elect.

Responsorial Psalm PS 23:1-3A, 3B-4, 5, 6

R. (1) The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Though I walk in the valley of darkness, I fear no evil, for you are with me.
The LORD is my shepherd; I shall not want.
In verdant pastures he gives me repose;
beside restful waters he leads me;
he refreshes my soul.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Though I walk in the valley of darkness, I fear no evil, for you are with me.
He guides me in right paths
for his name’s sake.
Even though I walk in the dark valley
I fear no evil; for you are at my side
with your rod and your staff
that give me courage.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Though I walk in the valley of darkness, I fear no evil, for you are with me.
You spread the table before me
in the sight of my foes;
You anoint my head with oil;
my cup overflows.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Though I walk in the valley of darkness, I fear no evil, for you are with me.
Only goodness and kindness follow me
all the days of my life;
and I shall dwell in the house of the LORD
for years to come.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Though I walk in the valley of darkness, I fear no evil, for you are with me.

Reading 2ROM 5:5-11

Brothers and sisters:
Hope does not disappoint,
because the love of God has been poured out into our hearts
through the Holy Spirit that has been given to us.
For Christ, while we were still helpless,
died at the appointed time for the ungodly.
Indeed, only with difficulty does one die for a just person,
though perhaps for a good person
one might even find courage to die.
But God proves his love for us
in that while we were still sinners Christ died for us.
How much more then, since we are now justified by his Blood,
will we be saved through him from the wrath.
Indeed, if, while we were enemies,
we were reconciled to God through the death of his Son,
how much more, once reconciled,
will we be saved by his life.
Not only that,
but we also boast of God through our Lord Jesus Christ,
through whom we have now received reconciliation.

Or ROM 6:3-9

Brothers and sisters:
Are you unaware that we who were baptized into Christ Jesus 
were baptized into his death?
We were indeed buried with him through baptism into death, 
so that, just as Christ was raised from the dead 
by the glory of the Father, 
we too might live in newness of life.

For if we have grown into union with him through a death like his, 
we shall also be united with him in the resurrection.
We know that our old self was crucified with him, 
so that our sinful body might be done away with, 
that we might no longer be in slavery to sin.
For a dead person has been absolved from sin.
If, then, we have died with Christ,
we believe that we shall also live with him.
We know that Christ, raised from the dead, dies no more;
death no longer has power over him.

Gospel JN 6:37-40

Jesus said to the crowds:
“Everything that the Father gives me will come to me,
and I will not reject anyone who comes to me,
because I came down from heaven not to do my own will
but the will of the one who sent me.
And this is the will of the one who sent me,
that I should not lose anything of what he gave me,
but that I should raise it on the last day.
For this is the will of my Father,
that everyone who sees the Son and believes in him
may have eternal life,
and I shall raise him on the last day.”

__._,_.___

Posted by: Tracy Dong 

Monday, October 27, 2014

Châm ngôn cuộc sống ĐỪNG – (Bùi Phương)





http://nguyentran.org/NT/Hinh3/Dung-BuiPhuong.jpg

   ĐỪNGVideo
                         (Bùi Phương)

   Châm ngôn cuộc sống

-  ĐỪNG đơi nhìn thấy nụ cười, rồi mới cười lại.
-  ĐỪNG đợi đến khi được yêu thương rồi mới yêu thương lại.
-  ĐỪNG đợi đến khi cô đơn , mới thấy giá trị của tin nhắn.
-  ĐỪNG đợi đến khi có một công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm.
-  ĐỪNG đợi đến khi có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút.
-  ĐỪNG đợi đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi.
-  ĐỪNG hạ thấp gíá trị của mình bằng cách so sánh với ngưòi khác vì mỗi chúng ta là một người khác nhau và có giá trị khác nhau.
-  ĐỪNG mải mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng vì chỉ có bạn mới hiểu rõ mục tiêu nào là tốt nhất cho mình.
-  ĐỪNG ngại học hỏi, kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.
-  ĐỪNG ngại mạo hiểm để làm những điều tốt.
-  ĐỪNG nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ cả những thứ ấy một khi đã  qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.
-  ĐỪNG để cuộc sống trôi mất chỉ vì bạn sống với quá khứ hay tương lai, hãy sống cuộc sống ngày hôm nay và bạn đang sống từng ngày trong cuôc đời.
-  ĐỪNG quên hy vọng, sự hy vọng sẽ cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.
-  ĐỪNG đánh mất niềm tin vào bản thân mình , chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để thực hiện điều đó.
-  ĐỪNG lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ  “giàu có” trong cuộc sống của mình.
-  ĐỪNG để khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.
-  ĐỪNG do dự khi đón nhận sự giúp đở , tất cả chúng ta đều cần được giúp đở ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
-  ĐỪNG chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
-  ĐỪNG chờ đợi nhũng gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
-  ĐỪNG từ chối nếu bạn vẫn còn có cái để cho.
-  ĐỪNG ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.
-  ĐỪNG e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình bạn mới học được can đảm.
-   ĐỪNG đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ  không thể tìm ra nó. Cách nhanh nhất để nhận định tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất  để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.
-  ĐỪNG đi qua cuôc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mình đang ở đâu và thậm chí quên minh đang đi đâu.
-  ĐỪNG quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.
-  ĐỪNG ngại học hỏi, kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có để mang theo dể dàng.
-  ĐỪNG sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại được.
-  ĐỪNG bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ  thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
-  ĐỪNG quên mỉm cười trong cuộc sống.
-  ĐỪNG quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong cuộc đời.

-  Và cuối cùng ĐỪNG quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau sẽ xem bạn như tấm gương của chúng. Cuộc sống không phải là một cuôc chạy đua, nó là một hành trinh mà bạn có thể từng bước khám phá …

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Wednesday, October 22, 2014

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI


http://nguyentran.org/NT/Hinh2/ToiYeuTNT.jpg


Những” ngôn từ” tuyệt vời trong tiếng Việt,

Tình cờ đọc bản dịch  bài viết “ Bài ngợi ca chữ Ơi” của Erin Khuê Ninh (*)  gợi cho tôi nhớ lại trong văn nói (ngôn từ) của ngưởi Việt Nam từ ngàn xưa cho đến ngày nay, ai ai cũng đã thốt ra ở cuối câu nói của mình một cách hết sức tự nhiên trong trò chuyện, giao tiếp giữa gia đinh, bạn bè, xã hội … làm cho câu nói của mình trở nên thân thiện hơn, tình cảm hơn.

 Đấy là một văn nói thật riêng biệt của người Việt Nam mà có lẽ không có một ngoại ngữ nào có thể chuyển dịch được cả ý và từ, như  Eric Khuê Ninh đã đánh giá về từ “Ơi “ trong “ Bài  ngợi ca chữ Ơi” vậy.

Tuy nhiên trong ngôn từ Việt không chỉ một từ “Ơi” mà hãy còn rất nhiều từ khác cũng được dùng ở mỗi cuối câu nói, lời nói trong dân gian mà theo đó, nó còn thể hiện cả cá tính, đặc trưng của người dân ở 3 miền Bắc, Trung, Nam mà hễ khi vừa nghe qua là đã nhận biết ngay đấy là người dân ở miền nào rồi.

-         Ví như khi nghe câu “Kính chào Bác ạ”, “Thưa vâng ạ”  trong lời chào hay thưa gửi ở miền Bắc hay những lời nói thân thiện trong giao tiếp bạn bè “Nhớ nhé”, “ Xinh quá nhỉ”, “Đẹp lắm cơ” …thì cho dù không nghe trực tiếp giọng nói nhưng ta cũng nhận ra đấy là người ở miền Bắc Việt Nam.

-         Và khi đến miền Trung, ta sẽ nghe những lời nói như ru của các Mệ, các chị, các o Huế từ trường học cho đến nông thôn, chợ búa với những câu “Đi mô rứa ?”, “Mần răng “, “ Khó quá hỉ”  , với những từ cuối câu đó không ai là không nhận ra đấy là ngôn từ của người miền Trung Việt Nam.

-         Rồi khi đi xuống miền Nam với ao vườn sông nước cò bay thẳng cánh thì  đi đâu, ghé thôn xóm, gia đình nào ta cũng nghe những tiếng gọi hết sức thân thương thân ái của những đứa con, đứa em hay người vợ người chồng gọi nhau í ới ngoài đồng “ Má ơi ”, “ Tía ơi”, “ Anh Hai ơi”, “ Cưng ơi” … Hoặc khi đặt câu hỏi hay dặn dò “Không được hả”, “Về nha”, “Nhớ nha”,  “Nhớ nghen”, “Mạnh nghen”… là ta biết đích thực đấy là dân miền Nam.
     
·        Nói chung, những ngôn từ “ Nhỉ ! Nhé ! Ạ ! Cơ! Rứa! Răng, Hỉ! Ơi! Hả!, Nha!, Nghen !… đều là những từ được phát ra cuối câu nói trong giao tiếp hết sức bình dân và thân thiện của người Việt Nam trải dài theo địa hình từ Nam ra Bắc đó luôn là những từ  tự nhiên được xuât phát từ mọi tầng lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn mà người Việt Nam chúng ta sẽ mãi mãi được tự hào và xứng đáng được giới thiệu trên Văn Đàn Quốc Tế vì đấy là những ngôn từ đặc trưng của người Việt Nam mà chắc chắn là không thể nào chuyển dịch ra Ngoại Ngữ một cách chính xác được.
          TX Oct, 2014 - ThuHoaNguyen

                ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

           An Ode to “ơi!
            Erin Khue Ninh

__._,_.___

Posted by: Nhat Lung

Tuesday, October 21, 2014

Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ


Không Có Phước Đức Nào
Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp…

Thế nhưng bạn ơi,  
-Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực.

-Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày.

-Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.

-Bố mẹ quyền cao chức trọng, ông con không chịu học hành mở mang kiến thức, vòi tiền bao gái, tụ họp băng đảng, lái xe đua lượn trên đường phố, nghiện ngập xì ke ma túy cuối cùng “con dại cái mang” bố mẹ mất chức, tiếng xấu để đời.

-Ông chồng quyền cao chức trọng, bà vợ tưởng mình là “vua” lợi dụng quyền thế, đỡ đầu sòng bài, buôn lậu, mua quan bán chức…dân chúng oán than, báo chí phanh phui, cuối cùng thì ông chết, dân chết chứ bà không chết…Tên tuổi những “ác phụ” này còn lưu truyền cho tới bây giờ.

-Bà làm thủ tướng đóng vai thanh sạch, ông ở nhà tưởng không làm gì cả nhưng thực sự lại là “thủ tướng trong bóng tối” sắp xếp mọi chuyện… cuối cùng bà bị dân chúng tố cáo phải lưu vong. 

Hãy cứ qua xứ Pakistan hỏi xem bà là ai?

-Bố mẹ làm ăn chắt chiu cả đời để lại gia tài cho con nhưng di chúc không rõ ràng hoặc không di chúc, anh chị em không nhường nhịn nhau, đưa nhau ra tòa, có khi giết nhau…máu mủ chia lìa. An em giết nhau để tranh đoạt ngôi vua, tranh đoạt gia tài là chuyện thường tình của thế gian.

-Ông nghèo thì gia đình êm ấm. Khi ông giàu có lên thì gái đẹp, ca sĩ, đào cải lương, người mẫu nó bu vào cuối cùng ông “đá văng” người vợ già thời “tấm mẳn” ra ngoài đường…gia đình tan nát.

-Bà nghèo thời còn chân lấm tay bùn thì khép nép bên chồng. Khi bà giàu lên theo thói “trưởng giả học làm sang” sửa sang sắc đẹp, trưng diện,hát Karaoke…nhìn lại ông chồng cũ thấy sao quê mùa quá. Thế là bà rước trai tơ về nhà, có khi âm mưu giết chồng để chiếm đoạt tài sản và vui vầy duyên mới. Phải chăng có khi nghèo mà hạnh phúc, giàu là thảm họa?

-Bà hết lòng lo cho ông ra tranh cử tổng thống  để hy vọng làm đệ nhất phu nhân. Có ngờ đâu tiền vận động tranh cử ông chuyển cho “cô bồ” chuyên chụp ảnh cho ông rồi có con với bà này. Ông dấu diếm mãi cuối cùng báo chí phanh phui, bà vợ hận quá nạp đơn ly dị, cuối cùng chết vì ung thư vú. Ông bị dân chúng nguyền rủa.

 Hãy cứ qua Mỹ hỏi xem ông ứng cử viên tổng thống đẹp trai này là ai. Câu hỏi đặt ra là…nếu ông không ra ứng cử tổng thống và chấp nhận vị thế thượng nghị sĩ thì có lẽ ông bà sẽ sống với nhau rất đẹp cho đến ngày bà qua đời. Ôi cái  “mịch phong hầu” tìm công danh sự nghiệp nó tàn hại người ta!

-Ông dùng tiền mua rồi chắt chiu, nâng niu từng món đồ cổ rồi hãnh diện trưng bày cho mọi người xem. Có ngờ đâu khi ông chết đi, ông con không chuộng đồ cổ, bán hết để mua đấu giá quần áo, đồ lót, các món lặt vặt của các nữ tài tử Hollywood nổi tiếng đã chết hay các bức thư tình của các bà hoàng, vợ tổng thống năm xưa… giá cả trăm ngàn có khi cả triệu đô-la. Nếu ông sống lại chắc ông sẽ “buồn năm phút” và chửi rủa ông con bất hiếu!

            Bạn ơi, trí tuệ là của cải khổng lồ vô tận, còn của cải vật chất như gió thoảng mây bay:
-Bằng trí tuệ con người có thể “đằng vân” bằng máy bay, lặn dưới nước như cá bằng tàu ngầm, đi trong lòng đất bằng đường hầm, chạy phoong phoong trên mặt đất còn hơn cả ngựa bằng xe hơi, xe hỏa và khám phá vũ trụ bằng phi thuyền, hỏa tiễn.

-Bằng trí tuệ con người có thể tìm kiếm thêm những tài nguyên trong lòng đất, dưới lòng biển như dầu hỏa, khí đốt, than đá, quặng mỏ, đất hiếm v.v…Và trong tương lai có thể tìm kiếm thêm nguyên liệu trên hỏa tinh, mặt trăng để bù đắp cho khối lượng tài nguyên trên mặt đất ngày ngày càng khô cạn.

-Bằng trí tuệ con người đã khám phá ra biết bao “thần dược” để cứu nhân độ thế, chữa bệnh nan y, lắp ghép cơ thể, chữa bệnh hiếm muộn, kéo dài tuổi thọ v.v…

-Bằng trí tuệ con người có thể khám phá sự hình thành vũ trụ qua học thuyết “Big Bang” chứ không phải do một ông thần nào hóa phép.

-Bằng trí tuệ con người sẽ thoát khỏi ám ảnh của “thần quyền” đã thống ngự con người mấy ngàn năm nay. Giáo chủ của một tôn giáo có thể đem lại niềm tin nhưng không thể cứu lành bệnh tật. 

Nếu có thể cứu lành bệnh tật thì có lẽ chúng ta chẳng cần đến đại học y khoa, bác sĩ, thuốc men, bệnh viện mà chỉ cần dựng tượng vừa rẻ tiền, vừa đỡ tốn ngân sách quốc gia vửa đỡ tranh cãi um sùm trong quốc hội.

-Bằng trí tuệ con người sẽ thấy chỉ có sự hòa hợp, cảm thông và tình thương mới giải quyết được những vấn đề của nhân loại chứ không phải bạo lực, o ép, khống chế, cấm vận, đe dọa.

-Một đất nước mà có nhiều trí thức, khoa học gia sẽ khối là tài sản vô giá và từ từ sẽ thống trị thế giới.
-Trí tuệ là biển cả mênh mông ai cũng có thể vào. Không ai có quyền ngăn cấm ai, hoàn toàn miễn phí (free).

- Biển trí tuệ là Biển Tự Do và cao cả nhất và giải thoát nhất.  Sụ cùm kẹp hay u tối của trí tuệ là nỗi bất hạnh nhất của con người.

-Không có gì tốt lành cho bằng các thiện tri thức ngồi chung với nhau.

-Do đó không có gì nguy khốn cho bằng sự tập họp của ngu dốt và hung ác. Khi đó đất nước sẽ tan nát, hận thù chia rẽ,chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy, bán rẻ bởi các lãnh chúa “war lord”. Sinh mạng người dân sẽ như con giun, cái kiến..Và đất nước sẽ biến thành địa ngục.
Bạn ơi,

Theo đạo Phật, của cải vật chất là “hữu lậu” tức sinh phiền não. Còn trí tuệ là của cải “vô lậu” không phát sinh phiền não.

Các thiện trí thức, khoa học gia của thế giới đang cống hiến trí tuệ cả đời mình cho nhân loại đều có cuộc sống khiêm tốn. Trong khi các đào hát, điện ảnh, ca sĩ, người mẫu trong kỹ nghệ giải trí (entertainment) mua vui “khóc cười” trong giây lát cho nhân thế hầu hết đều sống ồn ào, dâm ô, trụy lạc.

Chư Phật chư vị Bồ Tát sống trong biển trí tuệ còn chúng sinh ngụp lặn trong biển ái dục.

Chư Phật chư vị Bồ Tát tạo dựng sự nghiệp bằng Trí  Tuệ. Chúng sinh tạo dựng sự nghiệp bằng của cải vật chất hiện giờ đang được đo bằng đô-la, xe cộ, iPhone, iPad…
Thế nhưng cũng xin bạn nhớ cho, Trí Tuệ phải đi đôi với Từ Bi. Trí tuệ mà không được đạo đức soi đường cũng là thảm họa, trước hết cho chính tâm hồn mình, sau đó là cho nhân loại.

Bạn ơi xin bạn nhớ cho:
Không có thứ phước đức nào lớn cho bằng sự thông thái của trí tuệ. Có trí tuệ là có tất cả.
Đào Văn Bình
(California ngày 20/10/2014)

__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Monday, October 13, 2014

QUỸ BI TÂM (KARUNA TRUST) triển vọng về giáo dục và quyền phụ nữ





QUỸ BI TÂM (KARUNA TRUST)
triển vọng về giáo dục và quyền phụ nữ

Dharmacharini Vajrapushpa
Việt dịch: Nguyên Định



LGT : Nhân dịp giải Nobel Hòa bình năm 2014 đã được trao cho cô người Pakistan Malala Yousafzai, người từng bị Taliban bắn vào đầu năm 2012 vì đã đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, và nhà hoạt động vì quyền trẻ em người Ấn Độ là Kailash Satyarthi, chúng tôi xin giới thiệu bài tham luận dưới đây của Dharmacharini Vajrapushpa đã được trình bày trong Hội thảo quốc tế Vesak 2014 tại chùa Bái Đính tháng 5/2014. Bài này nhằm giới thiệu những nổ lực giúp đỡ và hướng dẫn các trẻ em và phụ nữ giới cùng đinh đang sống bên lề của xã hội Ấn độ.


Trong bài  này tôi sẽ trình bày công việc của Quỹ Bi Tâm (Karuna Trust), tập trung vào giáo dục và quyền phụ nữ , mục tiêu thứ 2 và 3 củacác Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (The UN Millenium Development Goals) . Phần lớn các đối tượng hưởng lợi của các đối tác dự án Karuna thuộc về  giới “Dalit” (giới cùng đinh) của xã hội Ấn độ. Thuật ngữ Dalit đề cập đến  “giới cùng đinh - Untouchables" theo hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ. Trong hiến pháp của Ấn Độ thời thuộc Anh , họ đã được phân hạn như là đẳng cấp liệt kê (scheduled Castes-SC) , một thuật ngữ pháp lý theo cách sử dụng thông thường . Trong bài này tôi sử dụng các từ SC (đẳng cấp liệt kê) hay Dalit (giới cùng đinh) có nghĩa như nhau . Một số các cộng đồng bộ tộc đã được phân loại  các bộ lạc liệt kê (Scheduled Tribes- ST ) được hưởng các chương trình của chính phủ giống như Dalits . Link: http://www.karuna.org/


Kích thước của số dân Cùng đinh (Dalit) là 200 triệu trong tổng dân số của Ấn Độ 1,2 tỷ theo kết quả điều tra dân số năm 2011, dự toán cho các bộ tộc  khoảng 70-100 triệu ; nếu bao gồm các cộng đồng bộ lạc bên ngoài việc phân loại chính thức, chúng ta có ước tính như vậy. (1) Nghèo đói và thiếu thốn cũng ảnh hưởng đến hàng triệu người thuộc “các đẳng cấp hậu tiến khác”  (Other Backward Classes- OBC ) , thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp . Những con số ước tính gồm 200 triệu Dalits , 100 triệu người bộ lạc , 600 triệu hậu tiến OBC, tổng cọng 900 triệu dân minh họa quy mô của sự loại trừ và nghèo đói. Con số thu nhập dưới 2 USD một ngày đặt 68 % dân số sống dưới mức nghèo quốc tế. (2) Sử dụng một chỉ số rộng hơn của các chỉ số ( sức khỏe kém, thiếu giáo dục , thiếu vệ sinh ) để đánh giá nghèo , Jean Dreze và Amartya Sen viết trong cuốn sáchMột vinh quang không chắc chắn - Ấn Độ và những mâu thuẩn rằng 53,7 % người Ấn Độ là '”nghèo về mọi mặt” . (3) Đánh giá của họ chỉ ra sự chậm chạp của sự thay đổi trong xã hội Ấn Độ .
Nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ, lãnh đạo của giới Dalits , một nhà cải cách xã hội , Bộ trưởng pháp luật đầu tiên của Ấn Độ độc lập và kiến trúc sư của Hiến pháp, Dr Bhimrao Ramji Ambedkar đã cải sang Phật giáo trong một buổi lễ công cộng vào ngày 14 năm 1956. Tại buổi lễ tương tự trong Nagpur , sau khi quy y và nhận ngũ giới từ một vị trưởng lão , ông lần lượt chuyển đổi 500.000 người theo ông .
Ambedkar , thuộc giai cấp Cùng đinh Dalit Mahar , đã kêu gọi , kích động và hành động cho các cải cách xã hội và chính trị hầu nâng hàng triệu người bên ngoài hệ thống đẳng cấp Ấn giáo (Hindu) thoát khỏi đói nghèo và thiếu thốn. Cải cách sẽ cho phép họ tham gia vào xã hội một cách bình đẳng với những người sinh ra vào các thành phần khác của xã hội. Ông đã nhìn thấy đẳng cấp như là một quái vật và cho rằng nó sẽ luôn luôn gây nguy hiểm và làm suy yếu những nỗ lực cải cách xã hội dám đối đầu với ảnh hưởng của nó . Trong bài viết chuyên đề “ Tiêu diệt đẳng cấp , ông mô tả thêm đẳng cấp, theo truyền thống được xem như là một bộ phận của lao động trong đó mỗi đẳng cấp thi hành “đặc nhiệm' của nó, là " một cách phân chia người lao động : một hệ thống xếp loại bất bình đẳng , dựa trên giáo điều tiền định, một hệ thống phân cấp , trong đó người lao động được chia thành “những ngăn kín nước”. (4)


Ambedkar , mong muốn dẫn đệ tử của Ngài theo một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, đã tìm thấy trong kinh điển Phật giáo sự hỗ trợ cho khát vọng của mình để giúp tạo ra một xã hội không có giai cấp. Trong suốt cuộc đời của Đức Phật , xã hội được chia thành bốn giai cấp (varnas), với giới Bà La Môn ở trên cùng của hệ thống phân cấp tôn giáo và xã hội. Từ chối hệ thống đẳng cấp trong kinh Phật là cốt lõi trong thông điệp giải thóat của Ambedkar. Ông triển khai điều này, đặc biệt là trong tác phầm Đức Phật và Giáo pháp của Ngài ( xuất bản năm 1957 sau khi ông chết ) và khẳng định quan điểm Phật giáo về trách nhiệm đạo đức - điều quan trọng là hành động, chớ không phải được sinh vào một đẳng cấp đặc biệt hoặc thành phần xã hội nào .
Quan điểm của Ambedkar v bản chất của giai cấp có ý nghĩa rất quan trọng như là một con đường giải phóng và thích hợp với giáo lý đạo Phật về tâm trí . Con người là những gì tâm trí tạo tác cho anh ta”. (5) Phân tích ý tưởng đẳng cấp, ông viết: " Giai cấp không phải là một đối tượng vật lý như một bức tường gạch hoặc một đường dây thép gai' [ .... ] Đẳng cấp là một khái niệm , nó là một trạng thái của tâm trí. Sự biến mất của giai cấp do đó không có nghĩa là sự hủy diệt của một rào cản vật lý . Nó có nghĩa là thay đổi khái niệm(6) Nói cách khác , nó có nghĩa là thay đổi trong quan điểm, thái độ và niềm tin của người dân .
Trong năm 2013, 56 năm sau sự kiện trọng đại của việc đám đông đổi đạo ( đã được theo sau bởi một loạt các chuyển đổi khác ) , cuộc cách mạng hay " cải cách trong tâm trí , theo dự kiến của Ambedkar, vẫn chưa hòan tất . Tại một trung tâm cộng đồng chật hẹp ở bang Madhya Pradesh, một nhóm phụ nữ nói về kinh nghiệm của họ về việc nhặt rác và tìm kiếm một cách để giải phóng mình khỏi nó . Một trong những công việc hạ tiện là nhặt rác bằng tay ( gỡ bỏ phân người từ nhà vệ sinh khô ) , được truyền từ mẹ sang con gái , mẹ chồng sang nàng dâu. Ở thành thịnhiều nhóm cùng đinh Dalits đã thoát khỏi các hình thức truyền thống của phân biệt đối xử và tiến bộ trong cuộc sống nhờ vào cơ hội việc làm và giáo dục, nhưng ở nông thôn người ta vẫn phải đấu tranh và chịu thiệt thòi. Nhóm dễ bị tổn thương nhất là các cô gái và phụ nữ Dalit . Họ thường có giáo dục ít hơn so với các nhóm khác trong xã hội , và tiếp tục im lặng xung quanh bạo lực đối với họ, do nỗi sợ hãi bị trả thù từ thủ phạm và thiếu tiếp cận với dịch vụ pháp lý là những lý do chính để không tố cáo những tội ác .
Những phê bình của Amartya Sen và Jean Drèze  về xã hội Ấn độ đương đại đồng ý với phân tích của Ambedkar từ 78 năm trước đây : đẳng cấp vẫn là " một rào cản lớn cho sự tiến bộ xã hội ở Ấn Độ ", và " quan trọng hơn như DrAmbedkar lập luận rất rõ ràng , [...] là sự phân chia tai hại dân chúng thành các khoang sắt che màn”(7) . Các tác giả thừa nhận sự sụt giảm một số hoạt động phân biệt đối xử đối với các sắc dân SC và ST nhưng đồng thời chỉ ra " sự thống trị tiếp tục của đẳng cấp trên ( và sự vắng mặt ảo của giới Dalits và các cộng đồng thiệt thòi khác ) trong các phương tiện truyền thông , hội đồng doanh nghiệp, cơ quan tư pháp , và thậm chí chơi cricket và polo đội (dã cầu).(8) Vô hình với người ngoài , nhưng hiện nay trên toàn bộ xã hội Ấn, đẳng cấp vẫn là một yếu tố quyết định .


Quỹ Bi Tâm  (Karuna) được thành lập vào năm 1980 bởi các thành viên của Phật giáo Tây Phương (nay là phái tu Tam Bảo- Triratna Buddhist Order) , đệ tử của thiền sư người Anh  Sangharakshita . Trong thời gian ở Ấn Độ , Sangharakshita đã liên lạc với những người theo Ambedkar và , do nhận thức sâu sắc của nhu cầu vật chất và tinh thần của họ , đã khuyến khích một số môn đệ đi và làm việc tại Ấn Độ . Tiếp theo các lời  giảng dạy là hành động thiết lập dự án y tế và giáo dục quy mô nhỏ.
Quỹ Bi Tâm (Karuna Trust), một tổ chức từ thiện quy mô trung bình có trụ sở tại London, hiện nay có 40 đối tác dự án ở Ấn Độ, trong đóhơn 90% do cá nhân từ các sắc tộc SC / ST điều hành. Trong tổng số kinh phí, 68% đi theo hướng dự án do những người thuộc cộng đồng Phật giáo Tam Bảo ở Ấn Độ (còn gọi là Trailokya Bauddha Mahasangha Sahayak Gana , hoặc TBMSG ) và còn lại 32% đến các tổ chức phi chính phủ khác (NGO) . Karuna là một trong số những tổ chức tôn giáo hoạt động trong lĩnh vực thế tục. Một mô hình trung tâm của lý thuyết và thực tiễn phát triển của Karuna là mối quan hệ chặt chẽ giữa chuyển đổi cá nhân và biến đổi xã hội . Karuna dựa trên những lời dạy của Sangharakshita đã nhiều lần nêu lên trong sự nghiệp giảng dạy của mình ; theo quan điểm của ông , Phật giáo cổ xúy việc tạo ra một xã hội lý tưởng , hay "xã hội mới " , cũng như sự phát triển của cá nhân. Trong một bài giảng từ năm 1987 , ông kêu gọi các môn đệ vượt qua chủ nghĩa cá nhân tâm linh và phải mạnh mẽ và nghiêm ngặt trong 'dịch vụ hoạt động' cho người khác. (9) Trong một bài giảng trước đó về một kinh Ðại Thừa  vào năm 1979, ông dùng  ngôn ngữ thần bí và cứu độ khi nói về tinh thần Bồ Tát và việc tạo ra các " Phật địa” , môi trường lý tưởng cho sự hướng dẫn đời sống tinh thần . "Chúng ta là những sinh vật xã hội" , ông nói , " chúng ta không thể tách biệt sự tự giúp chính mình từ việc giúp đỡ người khác.(10) Điều này đã trở thành nguyên tắc động viên và hướng dẫn cho các nhân viên và tình nguyện viên  gây quỹ Karuna.
Tầm nhìn Ambedkar về Phật giáo như là một tôn giáo có khả năng chuyển đổi cá nhân cũng như xã hội tìm thấy cộng hưởng trong lời dạy của Sangharakshita . Tầm nhìn về Phật giáo của hai vị phát sinh từ mong muốn đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã hội đương thời . Một chủ đề thuyết trình chính của Ambedkar về Phật giáo là trung tâm của một trật tự luân lý nằm ở con người và quyền lực để hành động, như trái ngược với một thực thể siêu việt (' lời cầu nguyện đển thượng đế là một sự phù phiếm '). (11) Giọng nói  nhanh và tha thiết khi ông kêu gọi mọi ngườichín chắn , tốt bụng, hào phóng, nghiêm túc, táo bạo , thận trọng và phấn đấu không phải chỉ phúc lợi của mình mà còn vì người khác. (12) Ông gọi là " vô nhân đạo và vô lý' thuyết nghiệp báo của Ấn Độ giáo làm cho con người bất lực, bị mắc kẹt trong các điều kiện do những hành động của họ trong một cuộc sống trước đây ;  mục đích duy nhất  [ cho một cái nhìn như vậy ] là để cho phép nhà nước hoặc xã hội thoát khỏi trách nhiệm về tình trạng của người nghèo và những người thấp hèn .(13)
Phật giáo có một " thông điệp xã hội và khuyến dạy  bình đẳng , tự do và tình huynh đệ . (14) Thông điệp này đưa đến một chủ trươnggiải thoát, giải phóng mà Ambedkar tạo ra cho bản thân và những người theo ông . Thông điệp này được hóa thân nhập vào đặc tính của 'những người theo Ambedkarite ' và 'chịu ảnh hưởng Ambedkar " trong các tổ chức phi chính phủ và được chấp nhận bởi cộng đồng hưởng lợi . Các nhân viên dự án và các đối tượng nói cùng một ngôn ngữ . Chìa khóa cho một cuộc sống tốt hơn xuất phát từ thay thế sự pha trộn độc hại của niềm tin mù quáng , mê tín dị đoan , uống rượu và đánh bạc, bằng sự tự chủ, giáo dục trẻ em và hỗ trợ của cộng đồng của mình. Nói cách khác, mọi người cần phải tự giải phóng mình - và giúp đỡ người khác làm tương tự như vậy – khỏi thái độ áp bức và bóc lột và thực hành như thế để trở thành đại diện của sự giải phóng xã hội , đạo đức và tôn giáo. Kết nối tự nhiên và dễ dàng giữa phúc lợi của chính mình và của người khác cũng thúc đẩy người thụ hưởng trước đây trở thành nhân viên và tình nguyện viên của dự án.
Công việc Karuna được tổ chức xung quanh năm chủ đềgiáo dục, nâng cao vị thế của phụ nữ , vận động quyền con người , lãnh đạo và thay đổi tâm trí Đây là các biện pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho sự thay đổi xã hội ở Ấn Độ; điều cuối cùng ' thay đổi tâm trímang đến cho họ giáo lý đạo Phật về quan điểm và thái độ hành động. Phần lớn lượng quỹ Karuna được giành cho giáo dục và trao quyền cho phụ nữ ( 39 % và 29% tương ứng). Hai chủ đề cũng trùng với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2 và 3 : đảm bảo rằng tất cả trẻ em trai và trẻ em gái học hết tiểu học , và thúc đẩy bình đẳng giới và quyền phụ nữ.

Giáo dục.
Ký túc xá giáo dục đầu tiên do Karuna tài trợ được mở vào năm 1984 và nhiều cơ sở tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và giáo dụcngày càng tăng của những gia đình nghèo từ các cộng đồng bị thiệt thòi trở nên rõ ràng . Hiện tại có 20 ký túc xá nhận được tài trợ từ Karuna , với khoảng 930 trẻ em sống và học tập trong đó. Đạo Luật Giáo Dục của Ấn Độ (2009 ) thiết lập quyền được giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 14 . Karuna đang giúp thực hiện Luật ấy thông qua chương trình ký túc xá cũng như hành động dựa vào cộng đồng hỗ trợ giáo dục trẻ em, ví dụ như giảm tỷ lệ bỏ học. Ký túc xá cung cấp cho các trẻ em từ Dalit và bộ tộc Tribal một cơ hội để nhận được một nền giáo dục có chất lượng cho phép chúng tham gia vào xã hội chính thống của Ấn Độ. Bằng cách mở rộng dự áncác trẻ em có nguồn gốc đặc biệt khó khăn và nghèo đã góp phần vào các chượng trình xoá đói giảm nghèo và đẩy lùi nạn loại trừ xã hội của các cộng đồng.(15)
Hơn 70% các bậc cha mẹ của trẻ em ở ký túc xá hàng ngày lao động được trả 30.000 - 40.000Rs ( 480-640 USD) một năm . Nhiều người trong số họ không biết chữ . Điều tra cơ bản trong các lĩnh vực trẻ em chứng minh việc chúng tiếp cận hạn chế đối với giáo dục . Các lớp học vượt ra ngoài tiêu chuẩn 4 (10 tuổi) bị cản trở bởi khoảng cách xa trường học và các dịch vụ giao thông công cộng kém . Cha mẹ không muốn cho con cái của họ đi bộ đến trường mà không có giám sát , đặc biệt là các cô gái. Trong nhiều trường hợp cha mẹ mang theo con cái đến chỗ làm việc với họ trên những cánh đồng , các lò gạch và các nhà máy . Một số cha mẹ là người lao động theo mùa , thường xuyên di chuyển để tìm việc làm , làm cho việc học của trẻ em rất khó khăn . (16)
Ký túc xá cung cấp trẻ em an toàn về thể chất, thực phẩm dinh dưỡng , giáo dục và hỗ trợ tinh thần , cơ hội học âm nhạc , khiêu vũ và các hoạt động nghệ thuật khác và 
võ thuật, tất cả đều góp phần để chúng phát triển tòan diện . Trong thực tế, chúng nhận được các loại hỗ trợ và sự lưu tâm cần thiết. Các nhân viên ký túc xá thu nhỏ một khoảng cách quan trọng trong cuộc sống của các em nhỏ - một khoảng cách tồn tại giữa một chu kỳ của đói nghèo và một cuộc sống sáng sủa hơn.
Ký túc xá cũng đáp ứng nhu cầu của cha mẹ bằng cách sắp xếp các cuộc họp thường xuyên và hội thảo cho họ. Một trong những mục đích chính là để giúp họ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục , họ cũng đang được hỗ trợ và hướng dẫn trong cách phát triển trẻ em và đối phó với thanh thiếu niên. Thái độ của họ bắt đầu thay đổi - làm cho họ ít bị tổn thương  cảm giác bị tước quyền . Ký túc xá của các cô gái tại thành phốPune đến từ khu ổ chuột thành phố và làng mạc trong khu vực xung quanh cho thấy một số những thành công đã đạt đượcTỉ lệ bỏ học trong khu vực này là 57% , và 27% các cô gái kết hôn trước tuổi 18 . Ban đầu , nhiều phụ huynh đã không xem giáo dục con gái là quan trọng , tuy nhiên ,qua các cuộc họp và chứng kiến ​​sự thành công của các cô gái , thái độ của họ đã thay đổi đáng kể.
 Các kết quả chỉ ra một khả năng thay đổi lâu dài trong gia đình và cộng đồng : 60-80 % số học sinh dự kiến ​​sẽ vượt qua kỳ thi với hạng danh dự hoặc vào hạng 1 hoặc 2 . Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ nhận thức được tác động tiêu cực của thói quen , thực hành dựa trên niềm tin mù quáng và phân biệt đối xử giới tính. (17)
Lao động trẻ em vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn ở Ấn Độ. Theo điều tra dân số năm 2001, 12,7 triệu trẻ em đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp đất nước ; các tổ chức phi chính phủ ước tính con số này là 60 triệu hiện nay . (18) Ở bang Madhya Pradesh, các điều kiện cho hàng triệu trẻ em nói chung là nghèo , với 60% bị suy dinh dưỡng . Lao động trẻ em phần lớn đến từ các giai cấp thấp để lao động trong nông nghiệp và nhặt rác . Theo nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Jan Sahas , đối tác Karuna của dự án ở Madhya Pradesh, 68 % trẻ em của những người nhặt rác bằng tay theo cha mẹ và cùng làm việc với họ . Nghiên cứu này cũng bao gồm bằng chứng về phân biệt đối xử đang diễn ra đối với trẻ em Dalit : trong trường học, họ  ngồi trong hàng riêng biệt, được phục vụ thức ăn trên đĩa giấy và phải quét dọn các lớp học và nhà vệ sinh . Có thể thấy rằng 90% trẻ em Dalit bỏ học trước lớp 8 ( 14 tuổi ) .(19)
Tổ chức Jan Sahas có một cách tiếp cận tổng hợp cho vấn đề lao động và giáo dục trẻ em . Cơ bản cách tiếp cận của họ là khuyến khích và giúp đỡ những người lớn xóa bỏ chế độ nô lệ dựa trên đẳng cấp . Tổ chức hoạt động ở mức độ cộng đồng với sự hỗ trợ của những tác viên xã hội chân trần để tạo ra nhận thức của Dalits về các quyền của họ . Lao động trẻ em được ngăn chận thông qua cộng đồng và hành động pháp lý và hỗ trợ pháp lý được cung cấp cho các trẻ em và gia đình của họ; những người trẻ từ các cộng đồng Dalit được khuyến khích phải trải qua đào tạo để trở thành nhà hoạt động chân trần và luật sư; những trường hợp phân biệt đối xử và bạo hành trẻ em đã được đưa ra ánh sang (theo số liệu thống kê 2009-2010 , số lượng cao nhất của tội phạm đối với trẻ em đã được ghi nhận trong bang Madhya Pradesh của Ấn Độ ) . Những thành tựu thấp trong tổng thể giáo dục được phản ánh trong thực tế là chỉ có 39 % trẻ em trong độ tuổi 8-11 có thể đọc và 39% có thể viết . (20) Tổ chức này cũng đã thành lập các "Trung tâm Phẩm cách- Dignity Centre" cho trẻ em thóat cảnh lao động được hỗ trợ giáo dục bổ sung trong khi đang theohọc tại các trường chính thống. (21)
Tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân sâu xa cho việc đi học thấp và tỷ lệ bỏ học cao được minh họa bằng các công việc được thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ (NGO) ở vùng nông thôn bang Maharashtra. Các dự án , một phần được tài trợ bởi Bộ Phát triển quốc tế Anh quốc , được thành lập để tăng cường tuyển sinh và hoàn thành giáo dục tiểu học trong cộng đồng cuốn thuốc lá của 35 000 người. Chỉ có 65% trẻ em đến trường và 35% hòan tất giáo dục tiểu học . Các cô gái đặc biệt khó khăn vì theo bước chân của mẹ đi làm osin giúp việc gia đình hay cuốn thuốc là và hôn nhân sớm. Trong khi mục tiêu chính của dự án là tăng tỷ lệ nhập học và hoàn thành thông qua các chiến dịch tuyển sinh và nâng cao nhận thức , các biện pháp can thiệp bổ sung liên quan đến đói nghèo và bệnh tật được xem là rất quan trọng. (65 % dân số có thu nhập dưới 1,64 USD mỗi ngày ). Cải thiện vệ sinh, cung cấp tiêm chủng và dinh dưỡng bổ sung là một số biện pháp để cải thiện sức khỏe của trẻ em . Cha mẹ và thanh niên được hưởng lợi từ các khoản vay tài chính vi mô , đào tạo kỹ năng đọc, viết và tài chính , hướng dẫn nghề nghiệp và các khóa học đào tạo nghề - những biện pháp nhằm giúp xóa đói giảm nghèo . (22)
Một ví dụ khác về tầm quan trọng của sự hiểu biết đầy đủ những vấn đề phải đối mặt với gia đình và cộng đồng đến từ các cộng đồng Pardhi ở nông thôn Maharashtra. Các Pardhis , được biết đến như một cộng đồng bộ lạc, đã được liệt kê dưới thời thuộc địa như là một " đẳng cấp hình sự  . Theo truyền thống du canh du cư và tham gia vào săn bắn, họ liên tục bị săn đuổi bởi cảnh sát  những nghi ngờ nhỏ . Họ phải chịu chi phí cao trong cuộc chiến pháp lý, buộc phải bán những ngũ cốc hoặc vật nuôi mà họ sở hữu , hoặc con gái của họ trong hôn nhân, hay "thế chấp " cho các gia đình giàu có như tôi tớ . Cái nghèo của họ thật thảm hại ; họ bị loại trừ hòan tòan ra khỏi xã hội .
Karuna đang làm việc với một tổ chức đối tác đã xây một ký túc xá cho 20 thanh niên đến từ hai khu định cư Pardhi gồm 500 gia đình . Một tòa nhà mới với không gian cho 50 nam và 50 nữ đã được mở cửa vào tháng Giêng năm 2014. Công việc phải bắt đầu với các bậc phụ huynh và các nhà lãnh đạo cộng đồng vì họ chống lại việc các trẻ em được giáo dục, hay đúng hơn là họ không nhìn thấy nó như là một ưu tiên khi nhu cầu cấp thiết hơn là cho trẻ em đi ra ngoài ăn xin hoặc trộm cắp. Hơn nữa, 80% các gia đình có một trường hợp chờ giải quyết với cảnh sát hoặc toà án; 40-50 người đang ở tù. Trên 90 % dân số mù chữ. (23) 
Đó là một khởi đầu khiêm tốn nhưng có ý nghĩa cho cộng đồng đặc biệt này. Hai nhân viên xã hội và một gia sư có trụ sở tại ký túc xá làm việc trong cộng đồng rộng lớn hơn để nâng cao nhận thức của giáo dục như là một cách thoát khỏi đói nghèo , họ cũng đã liên kết chặt chẽ với các trường tiểu học địa phương giúp các nhân viên hiểu được nhu cầu của trẻ em và gia đình Pardhi . Cho đến nay, tỷ lệ đi học cho các bé trai từ ký túc xá, cũng như trẻ em sống ở nhà , rất đáng khích lệ ( 78 % -90% ) . (24)
Giáo dục các trẻ em gái trong cộng đồng này vẫn còn có vấn đề vì quan điểm truyền thống xem chúng như hàng hóa có giá trị và giúp việc gia đình . Đây là những quan niệm mà tổ chức phi chính phủ địa phương phải đối mặt , nhưng có lẽ chỉ sau khi một số lượng lớn các cô gái đã trải qua giáo dục tiểu học và trung học, các bậc phụ huynh sẽ được thuyết phục về lợi ích của nền giáo dục.
Chương trình ký túc xá Karuna cung cấp cho các trẻ em nghèo một cơ hội hoàn tất giáo dục tiểu học và trung học. Hành động dựa vào cộng đồng này - như nâng cao nhận thức về giá trị của vấn đề giáo dục và giới tính , tập trung vào xóa bỏ lao động nô lệ và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe và đời sống - cải thiện đáng kể cơ hội học tập của trẻ em, nếu không chúng có thể rơi vào những nơi nguy hiểm. Nó cũng góp phần hướng tới các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ số 1 của LHQ về xóa đói giảm nghèo .

 

Trao quyền cho phụ nữ
 Trong cuộc thảo luận về các vấn đề xã hội của Ấn Độ và sự chậm thay đổi xã hội , Dreze và Sen  lưu ý đến ảnh hưởng của giai cấp , tầng lớp và giới tính ở Ấn Độ. " [...] Sự phân chia đẳng cấp  thường củng cố sự bất bình đẳng giai cấp , gây khó khăn hơn để vượt qua. Bất bình đẳng giới đặc biệt trầm trọng ở Ấn Độ. " [...] " Đây là sự củng cố lẫn nhau của những bất bình đẳng nghiêm trọng nhiều loại khác nhau để tạo ra một hệ thống xã hội vô cùng áp bức, nơi mà những người ở dưới đáy của các tầng lớp thấp hèn sống trong điều kiện hòan tòan bị tước quyền . ' (25)
Các bằng chứng từ các cộng đồng làm việc với Karuna, đặc biệt là những người bị tụt hậu trên một số chỉ tiêu kinh tế xã hội , hỗ trợ quan điểm của Sen và Dreze rằng sự phân chia giữa các nhóm đặc quyền và nhóm hoàn cảnh khó khăn  là đặc biệt cố hữu. Một cô gái Dalit từ một nền tảng nghèo mơ ước trở thành một giáo viên hoặc một bác sĩ ( một khát vọng chung ) phải đấu tranh với các cơ sở giáo dục thiếu thốn , nghèo đói trong gia đình, cũng như phân biệt đối xử giới tính và thái độ tiêu cực hoặc thờ ơ trong gia đình và cộng đồng đối với cô. " Do vai trò cá nhân và xã hội trên phạm vi rộng của giáo dục cơ bản (đặc biệt là giáo dục nữ ) trong phát triển , những rào cản xã hội  và các phân cách đòi hỏi họ phải trả một giá đắt.” (26)
Cách tiếp cận Karuna để trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới được dựa trên việc phân tích “ba lần ngòai lề” . Phụ nữ từ các cộng đồng SC và ST thường ít tiếp cận được với giáo dục và chăm sóc sức khỏe và kiểm soát đất đai và các tài sản khác . Đến mức  đang bị mắc kẹt trong cảnh nghèo đói và sự lệ thuộc , họ cũng vẫn dễ bị bạo lực về thể chất và tình dục trong và ngoài gia đình(27) Phụ nữ Dalit thường bị hành hung , lăng mạ , quấy rối tình dục , hiếp dâm , bóc lột tình dục , ép buộc bán dâm ở bên ngoài nhà ; bạo lực vẫn tiếp tục trong gia đình với các hình thức bạo lực gia đình , hủy thai gái và giết trẻ sơ sinh gái và lạm dụng tình dục trẻ em . (28) Các trường hợp báo cáo hiếp dâm đã gia tăng , nhưng người ta ước tính rằng 90% các vụ hiếp dâm đối với phụ nữ Dalit không được báo cáo . (29) Vị trí của phụ nữ Dalit và các bộ lạc có thể là cấp tính hơn , nhưng tình trạng phân biệt đối xử , bất bình đẳng giới và bạo lực tình dục là phổ biến rộng trong xã hội. Quỹ giám định luật pháp (Trust Law survey) năm 2011 xếp hạng Ấn Độ  vị trí thứ tư nguy hiểm nhất đối với phụ nữ vì buôn bán , hủy thai gái và trẻ sơ sinh gái , tử vong hồi môn , bạo lực gia đình và tình trạng nô lệ .
 Karuna đã phát triển quan hệ đối tác với một số tổ chức phi chính phủ (NGO) do phụ nữ Ấn Độ dẫn đầu. Các dự án phát triển cộng đồng thường bao gồm các lớp học phụ nữ biết đọc biết viết , các nhóm tự lực của phụ nữ, chương trình cho vay đối với các thành viên, và đào tạo nghề , mặc dù trên một quy mô tương đối khiêm tốn. Các nhân viên điều khiển các chương trình cộng đồng là những phụ nữ Dalit , có trình độ chuyên môn hạn chế và , như các nhân viên ký túc xá, lấy cảm hứng từ lời giảng của Ambedkar về giải thoát và giáo lý đạo Phật của hành động xã hội từ bi. Xây dựng năng lực của những người phụ nữ ấy , trong đó tập trung vào quản lý dự án , là một phần của việc trao quyền .
Đối tác dự án Karuna ở bang Tây Bengal , Nistha thực hiện một phân tích kỷ lưởng các nhu cầu của trẻ em gái và phụ nữ trong khu vực. Họ hoạt động ở cấp cơ sở để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục chính quy , tác dụng phụ của tảo hôn và hồi môn , lao động trẻ em , buôn bán người, quấy rối tình dục và bạo lực. Trong giai đoạn hiện nay , chương trình Karuna tài trợ tập trung vào 450 cô gái ở nông thôn. Chỉ có 11 trong những cô gái (2%) đã bỏ học trong năm đầu tiên của chương trình , giảm đáng kể so với mức trung bình 72% cho khu vực này . Tảo hôn giảm xuống còn 1 % ở nhóm thụ hưởng , mức trung bình của nhà nước là 60%. Hiệu quả của các dự án phần lớn là do việc huy động của các cô gái và bà mẹ như các nhà cải cách thông qua các nhóm cô gái và bà mẹ : bất cứ khi nào một cô gái thôi học , hay một gia đình đang có kế hoạch một cuộc tảo hôn, một số cô gái hay  các bà mẹ tiếp cận các gia đình đó và kêu gọi sự giúp đỡ của những tác viên Nistha nếu cần thiết. Hiện có 35 nhóm cô gái và 35 nhóm bà mẹ . Áp lực và hỗ trợ từ cha mẹ khác đang khuyến khích sự chuyển hướng các giải pháp ngắn hạn của tảo hôn  và lao động phổ thông . (30)
Một tổ chức trong bang Tamil Nadu, ADECOM , đang thực hiện một chương trình xác định và xây dựng năng lực của các nhà lãnh đạo phụ nữ trong một khu vực bao gồm 50 làng . Các nhà lãnh đạo phụ nữ gồm 30 vị đóng một vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới tính. Phối hợp với các nhân viên NGO , họ hỗ trợ phụ nữ thông qua hệ thống pháp luật , tư vấn  cách báo cáo cho cảnh sát , giúp tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và hiểu biết các quyền hiến định của mình . NGO cũng tham gia hỗ trợ phụ nữ lao động nông nghiệp , những người không sở hữu bất kỳ đất đai nào và nhận lương thấp, tự tổ chức thành một nghiệp đoàn nông nghiệp. (31)
Một mặtcác phụ nữ đang vận động để đóng các cửa hàng rượu ở gần nhà và khuyến khích sự thay đổi về thói quen uống rượu tại địa phương; mặt khác , ADECOM vận động sự hỗ trợ của Bộ trưởng Bộ Phúc lợi Nhà nước để xuất bản một cuốn sách về " phụ nữ chống lại bạo lực " được phân phối rộng rãi . (32)
Như với tất cả các dự án của phụ nữ dựa vào cộng đồng , các vấn đề 
trên được tuyên truyền đến phụ nữ địa phương - cũng như toàn bộ cộng đồng - không chỉ thông qua các cuộc họp mà còn biểu diễn đường phố, ca hát và tiếng trống , khẩu hiệu to và biểu ngữ đầy màu sắc trong các cuộc biểu tình nhỏ ầm ĩ uốn lượn quanh các lối đi hẹp trong các khu ổ chuột , hoặc các ngôi làng nhỏ.
Maharashtra, một trong những bang giàu có ở Ấn Độ, lại bao gồm một số nghèo đói cùng cực nhất trong cả nước . Trong một mô hình phổ biến , những người từ các tầng lớp liệt kê SC và ST khó có thể thoát ra khỏi mạng lưới nghèo đói . Một tổ chức làm việc ở quận Beed tập trung vào hai nguyên nhân cơ bản của bạo lực đối với phụ nữ nghèo là phân chia đẳng cấp và giới tính. Điểm khởi đầu là các nhóm tự giúp đỡ với các chương trình tài chính vi mô , cung cấp những bước đầu tiên thoát khỏi đói nghèo để độc lập kinh tế . Tiếp theo là những chương trình phát triển kinh doanh và đào tạo tiếp cận dịch vụ pháp lý . Một tính năng quan trọng của trao quyền kinh tế đang hỗ trợ phụ nữ tiếp tục đạt được hoặc duy trì quyền sở hữu đất chính đáng của họ . Họ đã thiết lập những “ đội di động’ của phụ nữ Dalit , để kích động hỗ trợ pháp lý và tình cảm cho các nạn nhân bạo lực giai cấp và giới tính ; với sự hỗ trợ này , các nạn nhân  có thể nộp đơn thưa kiện các thủ phạm . Điều thú vị , họ cũng cung cấp nhạy cảm giới tính' - đào tạo nhận thức về giới tính- dành cho nam giới trong cộng đồng địa phương . (33)
 Các nhà lãnh đạo phụ nữ và tác viên trong Hiệp hội quốc gia các tổ chức người Dalit -Run (NACDOR) đã kết luận rằng phụ nữ Dalit và mối quan tâm của họ vẫn bị thiệt thòi trong các phong trào của phụ nữ chính thống ở Ấn Độ , cũng như trong các phong trào Dalit được lãnh đạovà chi phối bởi  đàn ông . Chương trình lãnh đạo của phụ nữ Dalit cung cấp xây dựng năng lực và tư vấn cho các nhà lãnh đạo phụ nữ địa phương - những người làm việc trong cộng đồng của họ làm cho phụ nữ nắm rõ thông tin và pháp luật , hỗ trợ phụ nữ trong các trường hợp bạo lực và phân biệt đối xử và giúp đỡ phụ nữ hình thành các tổ chức nghề nghiệp ( quét , lao động nông nghiệp , nhặt giẻ rách , giúp việc gia đình ) . (34)
Một trong những đối tác dự án Karuna ở Mumbai , Urja , làm việc với phụ nữ trẻ dễ bị tổn thương trong độ tuổi 16-24 , những người đã rời khỏi nhà ; có 70% trong số họ đã bị buộc phải rời khỏi nhà , 30% còn lại đã quyết định rời khỏi . Nhiều người trong số họ được tìm thấy tại nhà ga, hoàn toàn dễ bị bóc lột . Mô hình kết hợp cung cấp sự giúp đỡ ngay lập tức và vận động cho các dịch vụ tốt hơn và thay đổi xã hội nói chung là việc làm của Urja . Những người phụ nữ được cung cấp nơi trú ẩn ngắn hạn và trung hạn , tư vấn, đánh giá sức khỏe thể chất và tinh thần , tư vấn và hỗ trợ liên quan đến tương lai của họ. Trong phân tích của Urja , các vấn đề của những người phụ nữ liên quan trực tiếp đến địa vị thấp kém do giai cấp và giới tính của họ. Họ đang " bị từ chối bất cứ địa vị hay bản sắt cá biệt nào” . ( 35) Đó là việc xây dựng địa vị và bản sắc của họ - trong một không gian an toàn - trao quyền và cho phép họ đưa ra quyết định về tương lai và giành lấy vị trí của mình trong xã hội.
Đáng chú ý hơn nữa  tình hình liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái trong các cộng đồng bộ lạc liệt kê  ST - tôi muốn nói đến các điều kiện trong cộng đồng Pardhi khi thảo luận về dự án ký túc xá trong bang Maharashtra . Nói cách khác, các cộng đồng bộ tộc này ở quá xa khỏi xã hội chủ đạo, về mặt địa lý và chắc chắn về văn hóa và xã hội, mà hệ thống phân chia đẳng cấp không ảnh hưởng đến họ . Tuy nhiên , tình hình kinh tế  xã hội của họ đã trở thành thảm khốc ở Ấn Độ đương đại - phần lớn , trớ trêu thay , bởi vì họ không phải là một phần của hệ thống đẳng cấp : họ không có thẻ căn cước ID , giấy chứng nhận đẳng cấp và khai sinh, phiếu bầu , cho phép tiếp cận với các chương trình của chính phủ , bao gồm , điều quan trọng , thẻ khẩu phần người nghèo để mua thực phẩm thiết yếu và các mặt hàng khác với giá trợ cấp . (36)
  Sự biến mất của đời sống du mục với truyền thống săn bắn , thực hiện các nghi lễ tôn giáo và với động vật đã dẫn phụ nữ đi tìm kiếm việc làm trong công trình xây dựng , sản xuất rượu , giỏ và các đồ trang trí . Nhiều người trong số họ tham gia vào các tệ nạn mại dâm và chấp nhận vai trò là 'tài sản ' được bán, thế chấp và cho thuê . Các nhà lãnh đạo của cộng đồng ST thường là nam giới , có nghĩa là các hành động tàn bạo và phân biệt đối xử đối với phụ nữ không được dễ dàng giải quyết. Vaishali Bhadwalkar từ Nirman ( một tổ chức nhằm nâng đở cộng đồng bộ lạc ) cũng chỉ ra rằng nhu cầu của phụ nữ bộ tộc đã thoát khỏi sự chú ý của nhiều tổ chức làm việc cho quyền của phụ nữ . (37)
Chương trình trao quyền của phụ nữ tại Nirman có thành phần cơ sở của nó . Một mục tiêu quan trọng , tuy nhiên, là sự hình thành của mộtmạng lưới cấp nhà nước ( bang Maharashtra ) các tổ chức phụ nữ bộ tộc . Điều này sẽ làm nhiệm vụ vận động - quyền công dân , sinh kế, và giáo dục - dễ dàng và hiệu quả hơn. (38) Do trước đây không có bất kỳ chính sách phát triển cấp nhà nước cho phụ nữ từ các cộng đồng bộ lạc, NIRMAN đã trình một báo cáo tới Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và trẻ em trong chính phủ Tiểu bang Maharashtra và hy vọng nó sẽ được bao gồm trong các chính sách phụ nữ tiếp theo cho Maharashtra. (39)
Hầu tăng cường tác động của các dự án trao quyền cho phụ nữ , Karuna (Quỹ Bi Tâm) thiết lập trong năm 2009 một mạng lưới các tổ chức đối tác Ấn Độ họat động trong lĩnh vực giành quyền phụ nữ và bình đẳng giới. Mạng lưới Từ Tâm (Maitri networknhằm mục đích tối đa hóa việc học tập và đoàn kết giữa phụ nữ Dalit và các bộ lạc trên tất cả các bang của Ấn Độ . (40) Mục tiêu là xây dựng năng lực của phụ nữ Dalit và các tổ chức , huấn luyện các nhà lãnh đạo phụ nữ , nâng cao nhận thức về quyền của phụ nữ Dalit và đặc biệt là nâng cao nhận thức của công chúng về các nhu cầu của phụ nữ và chống phân biệt đối xử. Các chiến dịch hàng năm của Mạng lưới Từ Tâm (Maitri network) cung cấp cho các phụ nữ có tiếng nói mạnh mẽ - thông qua các cuộc biểu tình địa phương , các cuộc biểu tình và các sự kiện trên đường phố khác , và sự tham gia của các quan chức chính quyền tiểu bang . Trong năm 2013 , mạng lưới khởi động một chiến dịch thành công chống bạo lực đối với phụ nữ Dalit với sự tham gia của 600.000 người trên khắp 9 bang của Ấn Độ . Bạo lực gia đình , quấy rối tình dục , hiếp dâm , hướng dẫn nhặt rác , giết trẻ sơ sinh nữ , các khoản thanh toán của hồi môn , nhận thức về quyền lợi hợp pháp và dân sự đã nằm trong số những vấn đề quan trọng được nhấn mạnh trong chiến dịch. Ngoài việc tạo ra nhận thức chung và đưa tin lên các phương tiện truyền thông , chiến dịch đã dẫn đến vận động thành công trong các trường hợp hiếp dâm và bạo lực gia đình ( bang Madhya Pradesh ) , việc thành lập một trung tâm pháp lý (bang Tamil Nadu ) và thiết lập một nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực tế để theo dõi các trường hợp bạo lực và tàn bạo đối với phụ nữ ( bang Haryana ) . (41)
Cùng một chủ đề đã được chọn cho chiến dịch năm 2014. (42) Chiến dịch cũng kêu gọi thực hiện nghiêm ngặt hơn Đạo luật bạo lực gia đình (2005). Đạo luật đã đưa những vấn đề vào phạm vi công cộng nhưng không  hiệu quả nhiều như nó có thể được - ví dụ, không công nhận khái niệm về phân chia tài sản hôn nhân làm tăng khả năng của phụ nữ trong trường hợp lạm dụng. Như với các phần khác của đạo luật , sự thiếu ý chí chính trị và nhận thức xã hội cản trở việc thực hiện Luật .
Tôi sẽ phác thảo tóm tắt các yếu tố chính đã nổi lên từ họat động của Karuna trong trao quyền cho phụ nữ. Phụ nữ Dalit và cộng đồng bộ lạc đang phải đối mặt với thái độ gia trưởng trong xã hội , ngay trong phong trào Dalit , nhưng họ cũng đang phải đối mặt với sự thiếu hiểu biết các mối quan tâm và điều hòa giữa các tổ chức nữ quyền , hoặc các tổ chức do cá nhân từ các đẳng cấp khác. Vì lý do này , họ đang mong muốn giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của các tổ chức riêng của chính họKhi thảo luận vai trò của các tổ chức phát triển phi chính phủ của phụ nữ, Razani và Miller nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ tự tổ chức mình để có ' cơ quan ' trong xã hội dân sự . Các tổ chức phi chính phủ NGO được giao phó nhiệm vụ tiếp cận với những phụ nữ thiệt thòi nhất và nghèo nhất , hoặc tạo điều kiện họ lập nhóm . (43) Chính sách trao quyền cho phụ nữ " từ dưới lên" giúp họ tự điều khiển cuộc sống , hỗ trợ lẫn nhau và đòi hỏi nhà nước hỗ trợ và thúc đẩy xã hội biến chuyển . (44)
Quan điểm tương tự được sẻ chia bởi KaanTasli trong thảo luận về các phương pháp trao quyền. Phụ nữ có thể nâng sức mạnh kinh tế - xã hội và chính trị của họ thông qua hành động cấp cơ sở. (45) Nâng cao nhận thức , vận động chính trị và kết nối mạng là một số trong những công cụ của phương pháp này .
Một số các dự án trao quyền cho phụ nữ thành công được tài trợ bởi Karuna theo cách tiếp cận kết hợp công việc ở cơ sở và vận động rộng rãi. Các nhóm tự lực, tài chính vi mô , đề án tạo thu nhập , các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ pháp lý và tư vấn về dịch vụ và tổ chức chính phủ các hình thức phổ biến nhất của họat động cơ sở. Họat động cơ sở có thể được xem như là một hình thức vận động khi phụ nữ trong khu nhà ổ chuột và các làng có đủ tự tin để nói chuyện với cảnh sát khi cần thiết , giải quyết các vấn đề trong gia đình, nhận được sự chăm sóc y tế và đảm bảo con cái của họ có thể đi học, đến trường và trở về an toàn .
Các nhà lãnh đạo phụ nữ từ cấp cộng đồng đến tiểu bang và cấp quốc gia là các mô hình quan trọng , đặc biệt là khi đã có rất ít mô hình như vậy trong thế hệ trước của phụ nữ Dalit . Vận động thành công phải đạt đến được cơ quan tiểu bang và cấp quốc gia , các phương tiện truyền thông và các tổ chức chính trị và, vì vậy , đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp. Kỳ vọng là ngày càng có nhiều phụ nữ Dalit sẽ đạt được khả năng chuyên môn và sự tự tin để có thể hoạt động ở cấp vận động cao hơn .
Karuna đã chứng kiến ​​sức mạnh chuyển đổi của bản sắc  giải thoát  tạo ra từ một hỗn hợp của tư duy Ambedkar , Phật giáo và nhận thức của xã hội xung quanh cá nhân. Bản sắc mới này là nền tảng cho sự thay đổi cá nhân và thay đổi trong tập thể. Những thay đổi đi xa và đi nhanh như thế nào khi chúng xảy ra sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố là sự sẵn lòng của những người phụ nữ  để vượt bỏ giai cấp của họ , giới tính và bản sắc tôn giáo và không truyền cho con gái của họ . Như Drèze và Sen chỉ ra , các ' cơ quan ' của cá nhân phải vượt quá sự kiểm soát trực tiếp trên quyết định : " Ý thức đầy đủ hơn về các ý tưởng quan trọng của ' cơ quan ' phải , trong số những thứ khác , liên quan đến sự tự do để đặt câu hỏi về các giá trị quy định sẳn và ưu tiên truyền thống ". (46)
Cuối cùng, cần nhắc đến đánh giá sau đây của bà Lakshmi Puri (Phó Giám đốc điều hành cho bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ - UN- WOMEN) của Mục tiêu thứ 2 thiên niên kỷ LHQ . (47) Bà thừa nhận sự tiến bộ đã được thực hiện , đặc biệt là giáo dục tiểu học và tiếp cận nguồn nước , và nêu bốn lĩnh vực chưa được tốt: tỷ lệ tử vong bà mẹ , chuẩn mực xã hội , tiếp cận với việc làm bền vững và tham gia vào việc ra quyết định . Bà quan niệm quyền của phụ nữ như là một điều kiện tiên quyết để đạt được nhiều mục tiêu khác , và ngược lại , chúng góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ. Quan trọng hơn, bà tuyên bố tiêu chí mới của phong trào trao quyền cho phụ nữ từ năm 2015 trở đi với ba mối quan tâm cốt lõi : chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ , tiếp cận bình đẳng các nguồn tài nguyên và cơ hội và sự tham gia bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Với kinh nghiệm lâu dài ở Ấn Độ và sự hiểu biết về các vấn đề chính, Karuna sẽ đóng góp cho sự tiến bộ hơn trong tất cả các lĩnh vựcđó.

Kết luận
Tôi đã minh họa cách tiếp cận Karuna về giáo dục và trao quyền cho phụ nữ, hai trong số các mục tiêu thiên niên kỷ LHQ (Millenium Development Goals) , thông qua các ví dụ từ các công việc dự án trong giới Dalit và cộng đồng bộ lạc của Ấn Độ. Tôi đã nhấn mạnh sự liên kết giữa các cá nhân và  cộng đồng của mình và xã hội nói chung, và nêu rõ tầm quan trọng của bản sắc “giải phóng” với nền tảng Phật giáo và  Ambedkar. Bản sắc này là một công cụ hữu ích  cần thiết  trong lĩnh vực giáo dục và trao quyền cho phụ nữ , cả hai đều cung cấp một lộ trình khả thi để thóat  ra khỏi sự bị đầy ra ngòai lề xã hội và nghèo đói. Tuy nhiên , khi nói đến thách thức "giá trị quy định sẳn và ưu tiên truyền thống , các cá nhân sẽ cần sự hỗ trợ của hành động tập thể dựa vào cộng đồng ; mà không có nó những hậu quả của những thách thức có thể là bi thảm và tàn phá .
Làm việc với các đối tác dự án có các nhà lãnh đạo đến từ các cộng đồng hưởng lợi và đầu tư vào xây dựng năng lực đã kích hoạt Karuna để đóng góp cho một nền văn hóa trao quyền bao gồm các cán bộ dự án , tình nguyện viên và các đối tượng hưởng lợi . Trong một bối cảnh rộng lớn hơn , điều này cũng có thể được xem như là một phần của một hình thức mới nổi của Phật giáo dấn thân vào xã hội nhằm hóa giải thứ bậctrong thể chế các nhà tài trợ , cán bộ dự án và các đối tượng hưởng lợi . Hoặc, nói một cách khác , nó nhằm mục đích tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và lối nhìn tích cực.
Trong một hệ thống xã hội vốn đã bất bình đẳng, phân chia giai cấp , tầng lớp và giới tính , mà vẫn tự hào pháp luật bình đẳng và khẳng định hành động, vai trò của tổ chức từ thiện như Karuna giúp tạo ra nguồn lực cho các cá nhân trong việc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn , và các nhà hoạt động xã hội và những người ủng hộ trong chiến dịch của họ để gây áp lực lên hệ thống pháp luật và chính phủ hầu bảo vệ công lý và quản trị minh bạch .

Dharmacharini Vajrapushpa
Việt dịch: Nguyên Định


Trích dẫn tác phẩm :
Ambedkar , BhimraoRamji , Diệt đẳng cấp . New Delhi quan trọng Quest, 2007. Đầu tiên đăng năm 1936.
Ambedkar , Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Đài Bắc : In lại The Body doanh nghiệp của giáo dục Phật Foundation.First đăng năm 1957.
Dreze, Jean & Sen , Amartya , An không chắc chắn Glory - Ấn Độ và mâu thuẫn của nó . London : Allen Lane, 2013
Miller, Carol & Razani , Sharashoub , dịch chuyển khái niệm trong Phụ nữ và Phát triển luận . 1995: www.unrisd.org
Sangharakshita , Victory của Đức Phật . 1987: www.freebuddhistaudio.com
Sangharakshita , The Emancipation không thể nghĩ bàn . Chủ đề từ VimalakirtiNirdesa . Birmingham: Windhorse Publications , 1995.
Tasli , Kaan , Khung khái niệm cho giới và nghiên cứu phát triển : Từ Phúc lợi để trao quyền:www.oefse.at/Dowloads/publikationen/foren/Forum32.pdf

Trang web :
www.idsn.org  ( DalitSolidarity Mạng lưới quốc tế Đòan kết Dalit)
http://www.un.org/millenniumgoals/ (Mục tiêu thiên niên kỷ LHQ)
www.worldbank.org (Ngân hàng thế giới)

Tài liệu Karuna
 :
ADECOM : Đề xuất dự án April2012 - Tháng 3 năm 2015
Asmita : Đề xuất Dự án Dự án tháng 4 năm 2012 - tháng 3 năm 2015
Jan Sahas : Đề xuất dự án tháng 4 năm 2013 - tháng 3 năm 2016
Maitri mạng: Cập nhật tháng 12 năm 2013 và tháng 1 năm 2014
NACDOR : Đề xuất dự án April 2011 - tháng 3 năm 2014
Bản tin 2012
Nirman : Đề xuất dự án tháng 4 năm 2013 - tháng 3 năm 2016 . Bhandwalkar , Vaishali : Bàn học Phân tích tình hình : Một nhà nước cấp mạng của Nomadic và Denotified Tribes.Women . 2013
NISD : Tác động Grant Concept Lưu ý , năm 2011 ( Quỹ Hành động nghèo toàn cầu )
Nistha : Đề xuất dự án tháng 4 năm 2012 - tháng 3 năm 2015
Dự án Phát triển Giáo dục Pardhi : Đề xuất dự án Tháng 4 năm 2013 - tháng 3 năm 2016
Kế hoạch chương trình ( nhóm chương trình , Karuna ) : Tháng 4 năm 2012 - tháng 3 năm 2013
Urja : Đề xuất dự án tháng 4 năm 2012 - tháng 3 năm 2015
Truyền thông cá nhân :
Santosh Jadhav , Nirman , tháng 12 năm 2013



 Ghi chú:
(1)   Các con số cho Karuna qua một đối tác của dự án là 150 triệu (Nirman, thông tin liên lạc cá nhân) - The figure given to Karuna’s by a project partner is 150 million (NIRMAN, personal communication)
(2)   Data.worldbank.org
(3)   Dreze và Sen, Một vinh quang không chắc chắn- An uncertain Glory, trang 345
(4)   Ambedkar, Tiêu diệt đẳng cấp- Annihilation of Caste, trang 14
(5)     Ambedkar, Đức Phật và giáo pháp của Ngài- The Buddha and his Dhamma, trang 359
(6)     Ambedkar, Tiêu diệt đẳng cấp- Annihilation of Caste, trang 37
(7)     Dreze và Sen, Một vinh quang không chắc chắn- An uncertain Glory, trang 34-35
(8)      Nêu trên, trang 222
(9)     Sangharakshita, Chiến thắng của Đức Phật – The Buddha’s Victory, freebuddhistaudio.com
(10) Sangharakshita, Sự giải thóat không thể nghĩ bàn- The inconceivable Liberation , trang 37-38
(11) Ambedkar, Đức Phật và giáo pháp của Ngài- The Buddha and his Dhamma, ví dụ xem trang 361,399
(12) Như trên trang  382
(13) Như trên trang 34
(14) Như trên trang 225-226
(15) Các chương trình kế hoạch tháng 4 năm 2012-tháng 3 năm 2013 - Programmes Plan April 2012-March 2013
(16) Tóm tắt đánh giá TBMSG / BH Ký túc xá nghỉ giữa kỳ , 2013- Hostels Midterm Evaluation Summary, 2013
(17) Tóm tắt đánh giá TBMSG / BH Ký túc xá nghỉ giữa kỳ, 2013 - Hostels Midterm Evaluation Summary, 2013
(18) Đề xuất dự án Sahas Jan tháng 4 năm 2013-tháng 3 năm 2016 – Jan Sahas Project Proposal April 2013-March 2013
(19) Như trên
(20) Dreze và Sen, trang 125
(21) Đề xuất dự án Sahas Jan tháng 4 năm 2013-tháng 3 năm 2016-
(22) Bản ghi nhớ Tác động Ý tưởng lớn Grant Concept, năm 2011 (Quỹ Hành động vì người nghèo toàn cầu). NISD - Impact Grant Concept Note, 2011 (Global Poverty Action Fund). NISD
(23) Dự án Phát triển Giáo dục Pardhi: Dự án đề xuất tháng 4 năm 2013-tháng 3 2016 - Pardhi Educational Development Project: Projects Proposal April 2013-March2016
(24) Như trên
(25) Dreze và Sen, trang 213 Sen & Dreze
(26) Như trên p 281
(27) Chương trình Karuna , Kế hoạch tháng tư 2012- Tháng 3 2013 - KarunaProgrammes Plan April 2012-March 2013
(28) Báo cáo đến Hội đồng Nhân quyền lần thứ 11, năm 2012, Quốc tế Dalit Đoàn kết mạng, www.Idsn.org - Briefing note to the 11thHuman Rights Council, 2012, International Dalit Solidarity Network, www.Idsn.org
(29) Bạo lực đối với phụ nữ Dalit, AIDMAM, - Violence Against Dalit Women, AIDMAM ,allindiadalitmahilaadhikarmanch.blogspot.co.uk
(30) Đề xuất dự án Nistha tháng 4 năm 2012- tháng 3 năm 2015; Bản tin Karuna  2012 - Nistha Project Proposal April 2012-March 2015; Karuna newsletter 2012
(31) Đề xuất dự án ADECOM Tháng Tư 2012- Tháng 3 năm 2015 - ADECOM Project Proposal April 2012-March 2015
(32) ADECOM Cập nhật tháng 12 năm 2013- ADECOM Update December 2013
(33) Đề xuất dự án Asmita tháng 4 năm 2012-tháng 3 năm 2015 - Asmita Project Proposal April 2012-March 2015
(34) Đề xuất dự án NACDOR tháng 4 năm 2011-Tháng 3 năm 2014 - NACDOR Project Proposal April 2011-March 2014
(35) Đề xuất dự án Urja tháng tư 2012-Tháng 3 năm 2015 - Urja Project Proposal April 2012-March 2015
(36) Nirman: Vaishali Bhandwalkar, Đề xuất mạng lưới Cấp nhà nước của các bộ lạc du mục và vô danh, 2013 - NIRMAN: VaishaliBhandwalkar, Paper on A State Level Network of Nomadic and Denotified Tribes, 2013
(37) Như trên
(38) Như trên. Xem them đề xuất dự án Nirman tháng 4 năm 2013-tháng 3 năm 2016 - Ibid. See also NIRMAN Project Proposal April 2013-March 2016
(39) Thông tin liên lạc cá nhân, Santosh Jadhav, Nirman tháng 12 năm 2013 - Personal communication, Santosh Jadhav, NIRMAN December 2013
(40) Chương trình Karuna  Kế hoạch tháng tư 2012-Tháng 3 2013 - KarunaProgrammes Plan April 2012-March 2013
(41) Maitri Network (Mạng luới Từ Tâm)  Cập nhật tháng 1 năm 2014 -  Maitri Network Update January 2014
(42) Maitri Network (Mạng lưới Từ Tâm) Cập nhật tháng 12 năm 2013- Maitri Network Update DecemberJanuary 2013
(43) Sharashoub Razani & Carol Miller, Thay đổi khái niệm nói về Phụ nữ và Phát triển , www.unrisd.org, năm 1995, pp33-34 – Sharashoub Razani& Carol Miller, Conceptual Shifts in the Women and Development Discourse, www.unrisd.org, 1995, pp33-34
(44) Ibid p 34
(45) KaanTasli, Khung khái niệm cho giới tính và nghiên cứu phát triển: Từ Phúc lợi đến trao quyền  - KaanTasli, A Conceptual Framework for Gender and Development Studies: From Welfare to Empowerment. www.oefse.at/downloads/publikationen/foren/Forum32.pdf
(46) Dreze và Sen, trang 232
(47) Mục tiêu thiên niên kỷ LHQ. http://www.un.org/millenniumgoals/



__._,_.___

Posted by: Vietsu 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List