Popular Posts

Tuesday, February 27, 2018

THIÊN CHÚA LÀ MÙA XUÂN VĨNH CỬU






From: Ngọc Nga <ngocnga> wrote
To: ">
Sent: Wednesday, February 21, 2018 12:35 AM
Subject: THIÊN CHÚA LÀ MÙA XUÂN VĨNH CỬU

THIÊN CHÚA LÀ MÙA XUÂN VĨNH CỬU

Hôm nay, ngày đầu năm Bính Tuất, chúng ta nhắc lại câu chuyện cổ tích “Con Chó Đá”.

Ngày xưa, có người học trò nghèo dùi mài kinh sử chờ khoa thi ở kinh đô..  Một hôm, anh đi qua cổng làng, thì con chó bằng đá đang đứng trên bệ bỗng nhổm dậy vẫy đuôi mừng rỡ.  Lấy làm lạ, anh học trò bèn hỏi tại sao lại vẫy đuôi.  Con chó trả lời: “Khoa này thầy thi đỗ nên tôi mừng.”  Anh học trò về kể cho cha mẹ nghe.  Thế là từ đó người cha lên mặt hống hách với mọi người, không coi ai ra gì. 

Tháng sau, trước ngày đi thi, anh học trò đi ngang qua cổng làng, không thấy con chó vẫy đuôi nữa, bèn hỏi tại sao.  Con chó đáp: “Tại cha thầy sớm lên mặt với mọi người, nên khóa này thầy chẳng đỗ đâu.”  Y rằng như thế.

Anh học trò về kể lại với người cha.  Ông hối hận, từ đó tu thân tích đức, sửa chữa lỗi lầm.  Khóa sau, anh học trò đi qua, chó đá lại vẫy đuôi.  Quả nhiên, sau đó anh đỗ đạt và làm quan lớn.

Hình ảnh con chó đá luôn gắn bó với làng quê miền Bắc Việt Nam bao đời qua, trở thành một biểu tượng dân gian thân thuộc.  Chó là con vật trung thành với con người, luôn biết phục vụ con người qua việc canh giữ nhà cửa và bảo vệ con người sống trong sự bình an.  Hình ảnh con chó đá vẫy đuôi trong câu chuyện cổ tích còn cho thấy chó luôn sống thân thiện với con người, hòa nhập vào đời sống tình cảm của con người, trở thành niềm vui và niềm động viên cho con người.

Từ những nét đặc trưng của loài chó kể trên, ta mới nghiệm thấy Xuân Bính Tuất đang đến với ta cũng có những đặc tính đáng yêu đáng mến ấy.  Đó cũng chính là những ước vọng của chúng ta trong năm mới Bính Tuất này.

Một năm mới tràn ngập bình an
Bình an luôn là ước vọng lớn của con người.  Cũng vậy, hòa bình cũng chính là hoài bão lớn nhất của nhân loại.  Thế nhưng, đã nhiều thế kỷ trôi qua, con người vẫn sống trong chiến tranh điêu tàn.  Con người vẫn chưa tìm được sự bình an, và thế giới vẫn chưa có hòa bình đúng nghĩa.

Hôm nay, ngày đầu năm chúng ta hãy nguyện xin Thiên Chúa là Chúa Xuân ban cho chúng ta sự bình an như lòng chúng ta mong ước và ban hòa bình cho thế giới.  Chỉ có Chúa mới có thể ban tặng cho ta sự bình an đúng nghĩa, vì chính Người là nguồn bình an đích thực.

Tuy nhiên, sự bình an chỉ có thể có được nếu chúng ta biết hoàn toàn phó thác cậy trông vào tình thương và sức mạnh của Chúa, như lời Chúa dạy chúng ta : “Các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai”.
Trong ngày đầu năm, chúng ta hãy dâng lên Chúa quan phòng những ước vọng, và mọi âu lo trong đời sống, nhất là trong những ngày tháng sắp tới.  Trong niềm phó thác và cậy trông vào Chúa, chúng ta sẽ luôn được bình an.

Một năm mới tràn ngập yêu thương
Tình yêu cũng luôn là khát vọng khôn nguôi của con người.  Vì thiếu tình yêu, con người đã rơi vào những thảm cảnh của bạo lực và khủng bố.  Vì thiếu sự thân thiện, nên con người đã lao vào chém giết nhau..  Vì thiếu sự yêu thương, nên gia đình ly tán, tan vỡ.  Và cũng vì thiếu tình thương yêu nên con người càng ngày càng đắm chìm trong hận thù ghen ghét.

Trong ngày đầu năm, chúng ta hãy dâng lên Chúa là Thiên Chúa tình yêu, những nguyện ước chân thành, xin cho mọi người biết yêu thương nhau hơn, bớt đi những khủng hoảng và chiến tranh, thay vào đó là tinh thần đại đồng và hiệp nhất giữa mọi quốc gia, luôn giúp nhau cùng phát triển trong một “nền văn minh tình thương”.

Muốn được thế, mỗi người chúng ta hãy biết loại bỏ đi những tị hiềm ghen ghét, biết cảm thông và tha thứ cho mọi người sống chung quanh.  Chúng ta hãy để cho “Thiên Chúa tình yêu” luôn ở giữa chúng ta và liên kết mọi người nên một trong tình yêu và sự hiệp nhất.

Một năm mới tràn ngập niềm vui
Thế giới luôn chìm ngập trong nỗi buồn muôn thuở: nỗi đau “huynh đệ tương tàn”, nỗi niềm xót xa của những thảm cảnh chiến tranh từng ngày, ở khắp nơi.  Tâm hồn con người cũng không thoát khỏi nỗi ưu sầu nhân thế: sự cô đơn, thất vọng và khủng hoảng.  Các gia đình cũng không thiếu cảnh buồn sầu: gia đình xung đột, chia rẽ và cuối cùng dẫn đến sự đổ vỡ hoàn toàn.

Trong ngày đầu năm, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta niềm vui trọn vẹn và bền vững, niềm vui xuất phát từ chính Thiên Chúa, niềm vui không phai nhòa và lụi tàn.  Niềm vui ấy chỉ có được ở nơi những tâm hồn đầy tràn ơn Chúa.  Niềm vui ấy cũng chỉ có được nếu biết hướng tới tha nhân.  Và niềm vui ấy thật sự bền vững khi niềm vui ấy là kết quả của một  đời biết hy sinh phục vụ người khác.

Hôm nay, chúng ta còn khát khao một điều cao cả hơn hết: đó là xin Chúa mãi mãi là mùa xuân vĩnh cửu của cuộc đời ta.  Muốn được thế, ta phải biết chọn lựa và tìm kiếm Người giữa những thần tượng trần thế.  Hãy biết đặt Người lên trên mọi ưu tiên của cuộc đời, như lời Chúa dạy chúng ta : “Tiên vàn các con hãy biết tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người”.

“Nước Thiên Chúa” là gì nếu không phải là “Vương quốc tình yêu”, vương quốc mà chỉ có những con người biết yêu thương mới đạt tới?  “Sự công chính” của Thiên Chúa là gì, nếu không phải sự thánh thiện của những con người luôn biết vâng theo thánh ý Chúa hằng ngày?

Hôm nay, chúng ta mở sang một trang sách mới của cuộc đời, trang sách đầu tiên của năm mới.  Chúa mời gọi chúng ta hãy làm một cuộc lựa chọn: Thiên Chúa hay thế gian.  Trong suốt cả năm, chúng ta có hạnh phúc, an vui, thành đạt hay không là tùy thuộc ở sự lựa chọn này.

Một đứa bé đã khóc thét lên khi nó thọc tay vào miệng một cái bình sứ Trung Quốc rất đắt tiền mà không thể rút tay ra được.  Cha mẹ nó tìm mọi cách kéo tay đứa bé ra..  Nhưng hoài công vô ích!  Mọi cách đều làm đứa bé khóc to hơn vì đau và sợ.

Cuối cùng, họ đành đập bể chiếc bình quý giá đó.  Khi những mảnh vỡ rơi tan tác dưới sàn, mọi người mới hiểu tại sao tay đứa bé kẹt cứng ở trong cái bình: Nó nắm chặt lấy một đồng tiền cắc mà trước đó nó đã làm rơi vào trong bình.  Vì cứ nắm chặy lấy đồng tiền, nó đã không thể rút tay ra khỏi chiếc bình.  Không chỉ riêng đứa bé, rất nhiều người trong chúng ta đã không nhận ra được giá trị thật của cuộc sống.  Bàn tay ta cứ nắm chặt lấy những đồng tiền trong cuộc sống, khiến ta không thể nắm bắt được hạnh phúc mà Thiên Chúa tặng ban.

Sưu tầm

****************************** ********
Lạy Chúa
365 ngày vụt qua nhanh, ngày đầu năm mới đó mà hôm nay đã cuối năm rồi.
Tờ lịch sang trang mới. 
Cuộc sống của con còn bao nhiêu tờ lịch sang trang nữa?
Con không biết. 
Ngày mai là của Chúa.
365 ngày cũng có chút sóng gió trong công việc, trong sức khỏe, 
nhưng Chúa đã dẫn chúng con trong bình an. 
Con kính dâng lên Chúa lời tạ ơn chân thành với tất cả tâm tình biết ơn.

Qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, 
Con kính dâng lên Chúa những dự tính, những ước mơ về một năm mới.
Xin Chúa là nguồn bình an, thương chúc phúc cho gia đình con, 
những người thân yêu của con, bạn bè con.
Xin Chúa thương chúc phúc cho những người chung quanh con: 
những người đang ưu tư tìm kiếm công việc làm ăn, 
những người vất vả sớm hôm mà vẫn sống trong cảnh nghèo khổ, 
những người lang thang cơ nhỡ, 
những người cô đơn, bệnh hoạn, đói khát, tật nguyền, khổ đau cùng cực, 
những người đang phải sống trong vùng chiến tranh với biết bao lo sợ, tiếng súng thay cho tiếng cầu kinh.

Xin trải dài trên suốt cuộc đời của mỗi người chúng con 
tình thương vô biên của Lòng Thương xót Chúa: 
để chúng con luôn có tấm lòng mở rộng, chia sẻ với nhau từ vật chất đến tinh thần, 
để lời nguyện cầu của chúng con luôn được Chúa chấp nhận.  Amen..


For more options, visit https://groups.google.com/d/ optout.



__._,_.___

Posted by: hungthe 

Những người mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới


Những người mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

Image result for Những người mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

Tình mẫu tử luôn là điều thiết tha và sâu lắng của mỗi con người. Thế nhưng, có những người mẹ còn vĩ đại và đặc biệt hơn thế. Họ đã để lại cho nhân loại những bài học sâu sắc từ chính câu chuyện cuộc đời mình.
Đó có thể là một người mẹ với tình yêu thương cao cả, nuôi nấng những đứa con làm thay đổi lịch sử thế giới.. Hay một người góa phụ tiết hạnh khiến cho thế nhân phải khâm phục muôn đời. Hoặc là phụ nữ chẳng có một ngày làm mẹ nhưng với những gì bà cống hiến cho nhân loại khiến cho chúng ta phải kính phục gọi bà với cái tên thiêng liêng ấy.
Đức Mẹ đồng trinh – Maria
(Dẫn ảnh: europe-travel-guides.com)
Người ta thường gọi bà là Đức Mẹ hay bà Mary, một người phụ nữ Do thái sống trong khoảng những năm cuối thế kỷ 1 TCN đến đầu thế kỷ 1 CN. Theo kinh Tân Ước và kinh Qur’ra bà là mẹ của Chúa Jesus. Tương truyền rằng, việc bà mang thai và sinh ra Jesus là do quyền năng của Chúa Thánh Thần và không cần tới một người nam giới nào cả..

(Dẫn ảnh: Peters Verden)
Trong thời gian đã hứa hôn với Giuse, thần linh đã báo tin cho bà rằng bà là người được chọn để trở thành Mẹ của Đấng Messiah. Tuy nhiên, chồng bà lại tỏ ra băn khoăn về điều này và muốn rời bỏ Maria. Sau một giấc mơ, Giuse được thiên thần chỉ bảo rằng đừng lo nghĩ gì mà hãy nhận Maria về làm vợ để hợp pháp với lề luật thời bấy giờ. Không lâu sau, đúng như lời của các vị thần, bà Mary đã mang thai và sinh hạ Jesus.
Bà được những người  Kito giáo tôn sùng. Bởi vì, chỉ có phụ nữ với phẩm hạnh cao quý mới xứng đáng để được Thiên Chúa lựa chọn. Trong một thời gian dài, Đức Mẹ Maria là chủ đề được ưa thích trong các tác phẩm hội họa, âm nhạc và văn học Kito giáo.
Mẹ Teresa

(Dẫn ảnh: O Clarim)
Bà sinh năm 1901 tại Macedonia, sau đó quyết định gắn bó cuộc đời mình với hoạt động truyền giáo tại Ấn Độ. Teresa thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 1950 chỉ với 13 thành viên. Trải qua quá trình phát triển của mình, đến nay đã có hàng chục ngàn nữ tu gia nhập dòng thừa của bà. Rất nhiều trại trẻ mồ côi, trạm y tế cho người mắc bệnh AIDS và các trung tâm từ thiện nhờ đó cũng được thành lập trên toàn thế giới.
Những đóng góp của bà nhanh chóng được cộng đồng quốc tế chú ý, lần lượt các cá nhân và tổ chức từ thiện trên khắp thế giới đã ngỏ lời mong muốn giúp đỡ những người nghèo khổ và rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng thông qua tổ chức này.
Mẹ Teresa đã dành toàn bộ cuộc đời mình cho những mảnh đời khốn cùng nhất, bà cùng ăn, cùng ngủ và sinh hoạt với họ. Cho dù đó là những người mắc bệnh AIDS hay những tên tù nhân hung hãn, tất cả đều được cảm hóa bởi tình yêu thương và đức tin to lớn của bà.
(

Dẫn ảnh: Ask Naij.com)
Để vinh danh những cống hiến cho nhân loại của bà, năm 1979 người ta đã trao cho Teresa giải Nobel hòa bình. Thế nhưng danh hiệu đó chẳng thể mô tả hết những gì mà bà đã xây dựng và gửi gắm tới thế giới. Teresa không có con cái, nhưng bà được cả thế giới trìu mến gọi là Mẹ – “Vị thánh của những người khốn cùng”.
Cornelia – Mẹ của Gracchi

(Dẫn ảnh: Nineteenth Century Art)
Cornelia Scipionis là biểu tượng cho đức hạnh của người phụ nữ La Mã trong thế kỷ 1 TCN. Sau khi kết hôn, bà sinh hạ được 12 đứa trẻ tuy nhiên chỉ có 3 người còn sống cho đến tuổi trưởng thành.
Sau cái chết của chồng – Tiberius Gracchus Majo, bà đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để nuôi dạy các con. Với thân thế cao quý, là công chúa, con gái của người anh hùng Publius Scipio Africanus (người đã đánh bại Hannibal trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ 2), bà có rất nhiều cơ hội để tái giá. Nhưng tất cả đều bị bà từ chối, trong đó đáng kể nhất phải kể đến Vua Ptolemy VIII của Ai Cập.

(Dẫn ảnh: Ancient Origins)
Trong thời gian này, Roma chìm đắm trong sự xa hoa tráng lệ, lối sống phô trương dường như là điều hiển nhiên trong tầng lớp quý tộc. Thế nhưng người ta lại biết đến câu chuyện của cô Công Chúa Cornelia với cuộc sống khiêm tốn và tiết kiệm. Bà dành thời gian để học tiếng Latin và Hy Lạp, học thơ văn. Đồng thời quên đi thân phận để dành tình yêu và sự chăm sóc cho các con, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp chính trị của 2 con trai bà sau này.
Sự thủy chung của Cornelia là minh chứng cho lý tưởng về người phụ nữ trong gia đình thành Roma thời đó: “Một góa phụ sẽ chỉ chung thủy với người chồng đầu tiên mà họ lấy”. Sau khi bà qua đời, một bức tượng bằng đá cẩm thạch của Cornelia được xây dựng như để tôn vinh sự cao cả của những bà mẹ. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên “Mẹ của Gracchi”.
Mẹ của Mạnh Tử – Bà mẹ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc

(Dẫn ảnh: Hocmo.com)
Với những ai đã nghe qua câu chuyện: “Mẹ hiền dạy con” hẳn sẽ không quên cách dạy dỗ rất nghiêm túc và chu đáo của bà. Vì mồ côi cha từ bé, Mạnh Mẫu một tay chăm con, vừa là cha lại phải vừa là mẹ thật không dễ dàng gì.
Chuyện kể rằng, nhà Mạnh Tử ban đầu ở gần bãi tha ma. Hằng ngày ông thường nhìn thấy người ta khóc lóc thảm thiết nên về nhà cũng diễn lại những cảnh đã nhìn thấy. Biết đây không phải chỗ tốt cho con trai mình, Mạnh Mẫu liền chuyển nhà sang chỗ chợ thị náo nhiệt.
Mạnh tử từ đó lại học người ta buôn bán, cân đo đong đếm, khoe khoang đồ của mình. Mạnh Mẫu cho là không phải nên bà quyết định chuyển nhà một lần nữa, lần này bà lựa chọn một ngôi nhà ở gần trường học. Từ đó, con trai bà hàng ngày thấy người ta chào hỏi lễ nghĩa, miệt mài kinh sử thì cũng học hành chăm chỉ, cung kính lễ giáo. Mạnh Mẫu lúc này mới an lòng: “Đây chính là nơi con ta cần”.
(Dẫn ảnh: JapaneseClass.jp)
Hằng ngày bà luôn tự mình làm gương, có lần vì chót nói đùa với con mà sau đó phải làm thật để con không nghĩ mình là người nói dối. Lại có lần thấy con trốn học để về nhà mà bà cắt luôn tấm vải đang dệt để dạy con. Những câu chuyện như thế khiến người đời sau không khỏi cảm thán về thái độ và cách dạy con vô cùng mẫu mực của bà.
Về sau này, Mạnh Tử trở thành một nhà triết học kiệt xuất trong thời Chiến Quốc được người đời xưng tụng là “Mạnh Tử Á Thánh” – Ông tổ thứ 2 của Nho giáo chỉ đứng sau Khổng tử.
Anh Lân


__._,_.___

Posted by: hungthe

Những người mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới


Những người mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

Image result for Những người mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

Tình mẫu tử luôn là điều thiết tha và sâu lắng của mỗi con người. Thế nhưng, có những người mẹ còn vĩ đại và đặc biệt hơn thế. Họ đã để lại cho nhân loại những bài học sâu sắc từ chính câu chuyện cuộc đời mình.
Đó có thể là một người mẹ với tình yêu thương cao cả, nuôi nấng những đứa con làm thay đổi lịch sử thế giới.. Hay một người góa phụ tiết hạnh khiến cho thế nhân phải khâm phục muôn đời. Hoặc là phụ nữ chẳng có một ngày làm mẹ nhưng với những gì bà cống hiến cho nhân loại khiến cho chúng ta phải kính phục gọi bà với cái tên thiêng liêng ấy.
Đức Mẹ đồng trinh – Maria
(Dẫn ảnh: europe-travel-guides.com)
Người ta thường gọi bà là Đức Mẹ hay bà Mary, một người phụ nữ Do thái sống trong khoảng những năm cuối thế kỷ 1 TCN đến đầu thế kỷ 1 CN. Theo kinh Tân Ước và kinh Qur’ra bà là mẹ của Chúa Jesus. Tương truyền rằng, việc bà mang thai và sinh ra Jesus là do quyền năng của Chúa Thánh Thần và không cần tới một người nam giới nào cả..
(Dẫn ảnh: Peters Verden)
Trong thời gian đã hứa hôn với Giuse, thần linh đã báo tin cho bà rằng bà là người được chọn để trở thành Mẹ của Đấng Messiah. Tuy nhiên, chồng bà lại tỏ ra băn khoăn về điều này và muốn rời bỏ Maria. Sau một giấc mơ, Giuse được thiên thần chỉ bảo rằng đừng lo nghĩ gì mà hãy nhận Maria về làm vợ để hợp pháp với lề luật thời bấy giờ. Không lâu sau, đúng như lời của các vị thần, bà Mary đã mang thai và sinh hạ Jesus.
Bà được những người  Kito giáo tôn sùng. Bởi vì, chỉ có phụ nữ với phẩm hạnh cao quý mới xứng đáng để được Thiên Chúa lựa chọn. Trong một thời gian dài, Đức Mẹ Maria là chủ đề được ưa thích trong các tác phẩm hội họa, âm nhạc và văn học Kito giáo.
Mẹ Teresa
(Dẫn ảnh: O Clarim)
Bà sinh năm 1901 tại Macedonia, sau đó quyết định gắn bó cuộc đời mình với hoạt động truyền giáo tại Ấn Độ. Teresa thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 1950 chỉ với 13 thành viên. Trải qua quá trình phát triển của mình, đến nay đã có hàng chục ngàn nữ tu gia nhập dòng thừa của bà. Rất nhiều trại trẻ mồ côi, trạm y tế cho người mắc bệnh AIDS và các trung tâm từ thiện nhờ đó cũng được thành lập trên toàn thế giới.
Những đóng góp của bà nhanh chóng được cộng đồng quốc tế chú ý, lần lượt các cá nhân và tổ chức từ thiện trên khắp thế giới đã ngỏ lời mong muốn giúp đỡ những người nghèo khổ và rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng thông qua tổ chức này.
Mẹ Teresa đã dành toàn bộ cuộc đời mình cho những mảnh đời khốn cùng nhất, bà cùng ăn, cùng ngủ và sinh hoạt với họ. Cho dù đó là những người mắc bệnh AIDS hay những tên tù nhân hung hãn, tất cả đều được cảm hóa bởi tình yêu thương và đức tin to lớn của bà.
(Dẫn ảnh: Ask Naij.com)
Để vinh danh những cống hiến cho nhân loại của bà, năm 1979 người ta đã trao cho Teresa giải Nobel hòa bình. Thế nhưng danh hiệu đó chẳng thể mô tả hết những gì mà bà đã xây dựng và gửi gắm tới thế giới. Teresa không có con cái, nhưng bà được cả thế giới trìu mến gọi là Mẹ – “Vị thánh của những người khốn cùng”.
Cornelia – Mẹ của Gracchi
(Dẫn ảnh: Nineteenth Century Art)
Cornelia Scipionis là biểu tượng cho đức hạnh của người phụ nữ La Mã trong thế kỷ 1 TCN. Sau khi kết hôn, bà sinh hạ được 12 đứa trẻ tuy nhiên chỉ có 3 người còn sống cho đến tuổi trưởng thành.
Sau cái chết của chồng – Tiberius Gracchus Majo, bà đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để nuôi dạy các con. Với thân thế cao quý, là công chúa, con gái của người anh hùng Publius Scipio Africanus (người đã đánh bại Hannibal trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ 2), bà có rất nhiều cơ hội để tái giá. Nhưng tất cả đều bị bà từ chối, trong đó đáng kể nhất phải kể đến Vua Ptolemy VIII của Ai Cập.
(Dẫn ảnh: Ancient Origins)
Trong thời gian này, Roma chìm đắm trong sự xa hoa tráng lệ, lối sống phô trương dường như là điều hiển nhiên trong tầng lớp quý tộc. Thế nhưng người ta lại biết đến câu chuyện của cô Công Chúa Cornelia với cuộc sống khiêm tốn và tiết kiệm. Bà dành thời gian để học tiếng Latin và Hy Lạp, học thơ văn. Đồng thời quên đi thân phận để dành tình yêu và sự chăm sóc cho các con, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp chính trị của 2 con trai bà sau này.
Sự thủy chung của Cornelia là minh chứng cho lý tưởng về người phụ nữ trong gia đình thành Roma thời đó: “Một góa phụ sẽ chỉ chung thủy với người chồng đầu tiên mà họ lấy”. Sau khi bà qua đời, một bức tượng bằng đá cẩm thạch của Cornelia được xây dựng như để tôn vinh sự cao cả của những bà mẹ. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên “Mẹ của Gracchi”.
Mẹ của Mạnh Tử – Bà mẹ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc
(Dẫn ảnh: Hocmo.com)
Với những ai đã nghe qua câu chuyện: “Mẹ hiền dạy con” hẳn sẽ không quên cách dạy dỗ rất nghiêm túc và chu đáo của bà. Vì mồ côi cha từ bé, Mạnh Mẫu một tay chăm con, vừa là cha lại phải vừa là mẹ thật không dễ dàng gì.
Chuyện kể rằng, nhà Mạnh Tử ban đầu ở gần bãi tha ma. Hằng ngày ông thường nhìn thấy người ta khóc lóc thảm thiết nên về nhà cũng diễn lại những cảnh đã nhìn thấy. Biết đây không phải chỗ tốt cho con trai mình, Mạnh Mẫu liền chuyển nhà sang chỗ chợ thị náo nhiệt.
Mạnh tử từ đó lại học người ta buôn bán, cân đo đong đếm, khoe khoang đồ của mình. Mạnh Mẫu cho là không phải nên bà quyết định chuyển nhà một lần nữa, lần này bà lựa chọn một ngôi nhà ở gần trường học. Từ đó, con trai bà hàng ngày thấy người ta chào hỏi lễ nghĩa, miệt mài kinh sử thì cũng học hành chăm chỉ, cung kính lễ giáo. Mạnh Mẫu lúc này mới an lòng: “Đây chính là nơi con ta cần”.
(Dẫn ảnh: JapaneseClass.jp)
Hằng ngày bà luôn tự mình làm gương, có lần vì chót nói đùa với con mà sau đó phải làm thật để con không nghĩ mình là người nói dối. Lại có lần thấy con trốn học để về nhà mà bà cắt luôn tấm vải đang dệt để dạy con. Những câu chuyện như thế khiến người đời sau không khỏi cảm thán về thái độ và cách dạy con vô cùng mẫu mực của bà.
Về sau này, Mạnh Tử trở thành một nhà triết học kiệt xuất trong thời Chiến Quốc được người đời xưng tụng là “Mạnh Tử Á Thánh” – Ông tổ thứ 2 của Nho giáo chỉ đứng sau Khổng tử.
Anh Lân


__._,_.___

Posted by: hungthe

Thursday, February 22, 2018

Phóng sự Nepal: Kiếp sau … chớ làm phụ nữ Nepal

 
 Cũng tại đám chó đẽ đàn ông bày chuyện luật lệ.

From:

Thế à, chỉ ra ngoài nhà ngủ vài đêm mỗi tháng có thật là khổ hơn đàn bà VN không? Dĩ nhiên là khổ hơn dân xứ tây văn minh rồi, nhưng so với đàn bà VN trong thế hệ cuộc chiến mới qua đây thì sao?  khi CS xâm lăng miền nam là đã làm mất mạng cả trăm ngàn đàn bà Việt Nam, nếu không nói đến cả triệu tính cả hai miền nam bác, cả trăm ngàn bà vợ mất chồng, cả trăm ngàn bà mẹ mất con trai, bà mất cháu, và cả trăm ngàn bà vợ, chị em phải đi băng rừng rú thăm nuôi chồng con học cải tạo sau 1975, khốn khổ không có thể kể hết, rồi sau đó thì đên cà ngàn, cả vạn đàn bà VN đi vượt biên bị chết, bị hiếp, bị bắt đem về Thái Lan làm điếm, mất tích để người thân sống trong khổ đau không biết họ đang ở đâu. Nói đến cái khổ thì nói còn so sánh thì chả biết thế nào là hơn hay kém. Chả ai xin xỏ được kiếp sau sướng cả, sống kiếp này mà không tốt thì kiếp sau tất nhiên phải vào hoàn cảnh khổ.


Phóng sự Nepal: Kiếp sau … chớ làm phụ nữ Nepal
Trịnh Thanh Thủy

 
Sau chuyến du lịch Nepal, trên máy bay về Hoa Kỳ, chúng tôi bảo nhau, “Nếu có kiếp sau, Trời cho làm người, xin đừng cho chúng tôi làm người phụ nữ Nepal”.
Là một phụ nữ Việt Nam được sinh ra ở Á  châu , tôi đã thấy ở đây, thân phận người phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi và bất công. Tuy nhiên có đi xa, có học hỏi và nghiên cứu đến thân phận của những người phụ nữ khác trên thế giới, tôi mới thấy phụ nữ chúng ta còn may mắn hơn nhiều nơi, nhất là Nepal. Sở dĩ tôi nói vậy, vì tôi sẽ kể bạn nghe những câu chuyện đường xa, nói về phong tục tập quán lạ đời đã chi phối trực tiếp đến đời sống những người lỡ sinh ra làm phụ nữ trên đất nước Nepal huyền bí.
Cách đây không lâu, ở ga tầu điện ngầm tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển, một tấm tranh bích chương được treo trên tường nhà ga đã gây dư luận tranh cãi ầm ĩ. Đó là bức vẽ một thiếu nữ chơi môn trượt băng tuyết đang có kinh nguyệt với tư thế ngồi lộ rõ tâm điểm màu máu đỏ. Bên dưới đôi chân dang rộng là hàng chữ “It’s alright, I’m only bleeding”. Đây là một bức tranh nghệ thuật của Liv Strömquist. Những hành khách đi tàu điện đã sững sờ, có người cười, có người không vui, có người phản đối, không cho đó là nghệ thuật mà là sự kinh tởm, sự xúc phạm, dơ dáy, xấu hổ. Kinh nguyệt cần che đi, dấu kín chứ không phô diễn như vậy.
Tranh của Liv Strömquist
Theo tôi, hành động treo tấm tranh nghệ thuật ở đó của Liv Strömquist như một thách thức, đối đầu lại quan điểm thành kiến xã hội của con người về thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nếu bạn có đến Nepal bạn mới thấy phụ nữ xứ này khổ sở biết bao với phong tục dành riêng cho người phụ nữ khi tới kỳ “thấy tháng”.
Tôi may mắn được tiếp chuyện với một vị giáo sư đại học về hưu ở Kathmandu, thủ đô Nepal. Ông am tường khoa học nhân văn và đã kể tôi nghe tường tận như sau về những phong tục tập quán, lề luật tôn giáo bộ tộc khắt khe của dân tộc ông.
Thời kỳ kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ khác nhau, có người, trải qua 3, 5, 7 ngày hoặc hơn. Bao nhiêu ngày máu chảy là bấy nhiêu ngày người phụ nữ Nepal chịu đựng khổ nhục từ lúc dậy thì, bắt đầu có kinh cho tới lúc tắt kinh. Những luật lệ quy tắc đưa ra trói buộc và áp đặt trên cơ thể sinh lý, sức lao động, lợi tức, tình dục, hệ tư tưởng và kể cả danh tính của người phụ nữ .Tục lệ được thực thi từ đời tổ tiên của các bộ tộc tương truyền đến đời con, cháu, và đời sau vẫn phải áp dụng. Trong đức tin của đạo Hindu, kinh nguyệt của người phụ nữ là một cái gì xấu xa, ghê tởm, bẩn thỉu, không tinh khiết.
Suốt thời gian kinh nguyệt người phụ nữ, không được phép: vào nhà bếp, đền thờ, ngủ vào ban ngày, tắm, cài hoa, quan hệ tình dục, chạm vào nam giới hoặc nữ giới khác. Họ không được phép cưỡi ngựa, bò, voi, cũng không được lái xe. Phụ nữ được xem là không trong sạch và ô uế, và thường bị cô lập như những người không thể chạm vào. Ở thành thị thì phải vào chuồng thú sau nhà mà ở hay ngủ ngoài sân sau nhà, không gì che chắn. Ở ngoại ô nhất là trên vùng núi họ bị đuổi ra khỏi nhà, phải đi lánh mình vào một cái chòi cất sơ sài bằng cây, bốn bề không có vách, nơi không có ai lai vãng, kể cả cha mẹ và người thân. Người phụ nữ có kinh phải tự lo lấy bản thân mình cho tới khi qua thời gian hành kinh mới được trở về với gia đình. Ngay cả đến người chồng đầu ấp tay gối, cũng không được nhìn mặt, nói chuyện hay chạm tới họ, đụng vào sẽ bị vẩn đục. Ở thành phố, thoáng hơn nhưng họ phải mặc áo sari đỏ trơn không hoa văn để báo cho người khác biết họ đang trong thời gian có kinh nguyệt. Đồ dùng của họ không ai dám chạm tới, nếu không may đụng vào rất phiền phức vì phải đi ra suối, dùng nước suối thanh khiết để tẩy uế, nếu không sẽ bị xui xẻo cho bản thân và cả gia đình họ..
Ký giả Pragya Lamsan đã từng sống và làm việc ở thủ đô Kathmandu đã phát biểu như sau về vấn đề nan giải này:
Tôi đã đến và chứng kiến sự việc này, càng xa ánh sáng đô thị, sự áp dụng luật lệ “Chhaupadi” này càng gắt gao. Nó không còn là vấn đề của một nét văn hoá riêng mà nó liên quan tới nhân quyền.
Vì bị giá rét (vùng núi cao của dãy Hy Mã Lạp Sơn ở Nepal lạnh kinh khủng, quanh năm bao phủ tuyết) và tình trạng vệ sinh kém mà phụ nữ có kinh nguyệt – bao gồm cả trẻ gái – đã chết trong những ngôi chòi cây. Chỉ một vài tháng trước đây, một phụ nữ đã chết ở Achham, một huyện lỵ xa xôi nằm ở phía tây của Nepal. Không có số lượng chính xác số người chết trong chòi vì không được báo cáo, nhưng người ta tin rằng hàng chục phụ nữ phải chịu đựng và con số chết hàng năm rất nhiều.
Cô gái Nepal 17 tuổi Kalpana Majhi, 17 tuổi, tâm sự, “Nỗi lo sợ lớn nhất của em là khi có kinh nguyệt, bị buộc phải ngủ trong một căn chòi ngoài trời.” Cô sống ở Kuine, một ngôi làng nhỏ ở Tatopani ở miền trung Nepal. Cô rất ngại ngùng khi báo cho mọi người biết cô tới kỳ kinh. Cô sợ rắn, sợ cô đơn, lạnh lẽo, phải xa bạn bè người thân, và tự hỏi chính mình tại sao tôi không được ngủ trong nhà mình.”
Bạn hãy tưởng tượng con, cháu, em gái bạn tuổi 14, 15, 16 bị bỏ bơ vơ ngoài chòi hoang trống hoác không vách, trên núi lạnh lẽo không ai lai vãng, bạn nghĩ sao? Các em phải tự mình đốt lửa sưởi ấm, thức ăn, quần áo, chăn mền phải đem theo, gió tuyết lạnh, và còn rắn nữa, trên cây rắn cũng có thể bò vào mà rắn ở đó rất nhiều. Có người chết vì khói xông lên từ đám lửa em thắp dưới đất để sưởi ấm.. Có nơi phụ nữ sau khi sinh con phải ở ngoài chòi tới cả tháng mới được về nhà.
Với điều kiện nghèo, chậm tiến và kém vệ sinh, phụ nữ ở xa thành phố không dùng băng vệ sinh cá nhân, họ dùng những mảnh vải thừa quấn vào để thấm máu rồi giặt và phơi. Khi thời gian kinh nguyệt sạch sẽ họ phải ra suối tắm cho tinh khiết mới được cho phép về nhà. Có nơi sau khi tắm suối còn phải tắm nước đái bò để tẩy uế vì bò là thần vật của đạo Hindu.
Tập tục này được gọi Chhaupadi, đã bị toà án tối cao Nepal cấm hành xử vào năm 2005, nhưng truyền thống này vẫn còn tràn lan. Một trong những lý do chính đằng sau sự liên tục áp dụng truyền thống này là các cơ quan thực thi pháp luật thường thấy kinh nguyệt như là một vấn đề của gia đình tư nhân. Vì là niềm tin đạo giáo nên nó được người dân địa phương bảo vệ ,vì sợ rằng kinh nguyệt phụ nữ không tinh khiết và nếu làm trái lại, các vị thần sẽ tức giận và trừng phạt gieo tai ách đến cho họ.
Tulasi Majhi, 50 tuổi, mẹ của Kalpana nói, “Chúng tôi lớn lên đã được dạy rằng thần thánh sẽ tức giận nếu để đàn bà kinh nguyệt bước vào nhà bếp hoặc chạm vào các thành viên nam trong nhà. Chúng tôi sợ làm trái, điều xấu sẽ xảy ra nếu chúng tôi phá vỡ các quy tắc. Chúng tôi yêu con gái chúng tôi lắm nên có nhà giữ con ngoài chòi 7 ngày, 5 ngày chúng tôi đã cho nó về nhà “.
Ngoài sự sợ hãi thần thánh, một lý do quan trọng khác khiến không ai dám thay đổi luật là sự sợ hãi bị cô lập từ xã hội. “Dân làng có thể giận dữ và tuyệt giao cũng như không đến nhà chúng tôi nữ nếu chúng tôi làm ngược lại truyền thống. Chúng tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé, không có khả năng thách thức cả bộ tộc“.
Sự chịu đựng những tục lệ truyền thống quái dị của phụ nữ Nepal còn nhiều, chưa hết đâu như tục lệ vẫn tảo hôn(kết hôn trước tuổi vị thành niên) còn áp dụng ngày nay ở nước này. Xin bạn đọc theo dõi ở kỳ tới.
Trịnh Thanh Thủy thực hiện

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Monday, February 19, 2018

MÙA XUÂN, CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU


MÙA XUÂN, CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU

Sáng Mùng Một Tết Nguyên Đán, gia đình các bác, các cô chú và gia đình Măng tôi đồng tụ tại nhà ông bà Nội tọa lạc ở phần đất cao nhất của xóm Đường Đá, Phủ Cam và trải dài xuống gần Bến Ngự. Một truyền thống của đại gia đình qua bao nhiêu năm, kể từ khi tôi bắt đầu có trí nhớ. Nghe kể lại, ông Nội dậy sớm nhất bước ra khỏi nhà, tự đạp đất nhà mình trước khi tất cả con cháu đến chúc Tết. Gia đình nào đến trước sẽ vào thăm bàn hoa quả bánh mứt của Bà Nội ở nhà chính, hoặc đứng ngoài sân chờ đợi, chuyện trò rộn ràng với nhau trong khi những đứa con nít cùng trang lứa tranh nhau chạy chơi trong sân vườn rộng lớn. Khi mọi gia đình có mặt đầy đủ, tất cả đồng kéo qua tập trung trước căn nhà riêng của ông Nội, nằm chéo góc bên cạnh nhà lớn.
Khi ông bà Nội đồng an vị vào 2 chiếc ghế dựa lớn để ngay ở cửa chính được mở rộng, mặt mày rạng rỡ trong áo gấm đỏ, lễ Mừng Tuổi bắt đầu bằng tràng pháo nổ tưng bừng từ dây pháo dài treo trên cây. Riêng tôi bắt đầu ngất ngây với tiếng pháo nổ chát tai, xác pháo đỏ văng tung toé và mùi thuốc súng. Trong không khí trang nghiêm của ngày đầu xuân, Bác của tôi bao giờ cũng là người đầu tiên mở đầu cho buổi lễ, khúm núm đứng trước ông bà Nội xướng to những lời chúc mừng, trước khi cả 2 vợ chồng cùng quỳ trên chiếu vái lạy thân sinh. Tôi vẫn còn nhớ rõ Bác tôi kêu ông bà Nội bằng Thầy Mạ. Sau Bác là đến phiên các chú các cô, bao gồm luôn cả rể và dâu, trong đó có Măng tôi, cùng tiến đến quỳ lạy Thầy Mạ. Bấy giờ, ông Nội mới từ tốn ban lời mừng Tân Xuân cho từng người con, cũng theo thứ tự, từ con trai trưởng cho đến cô út.
Sau thế hệ con đến thế hệ cháu với mỗi gia đình theo thứ tự lần lượt bước vào chiếu hoa. Thông thường người con lớn nhất hiện diện tại chỗ đứng giới thiệu tên từng đứa em trong gia đình mình với ông bà Nội trước khi tất cả đều quỳ lạy mừng tuổi ông bà. Ông Nội thường hay hỏi từng đứa cháu về chuyện học hành, gia cảnh nếu đã lập gia đình, trước khi nói lời chúc đầu năm. Có những năm, tất cả các cháu được cho đứng sát với nhau và đồng quỳ lạy chúc mừng ông bà Nội một lần, sau khi một cháu lớn nhất đại diện mở đầu lời Mừng Tết ông bà Nội.. 
Kế thế hệ cháu là đến thế hệ chắc, cùng quỳ lạy chung một lúc trong khi chắc lớn tuổi nhất trong đám nói lời cầu chúc ông bà Cố, với sự nhắc lời, trợ giúp của bậc cha mẹ bên ngoài. Trong những cái Tết trước khi ông Nội tôi mất vào năm 1962, ông bà Nội tôi đã có trên cả chục đứa chít.
Xong lễ mừng tuổi ông bà Nội, các người con cùng dâu rể bước đến gần trò chuyện thân mật hơn, rót trà rượu đưa mời Thầy Mạ của mình. Đó là lúc tôi thoáng thấy các phong bì đỏ được đưa vào tay ông Nội và cả bà Nội. Sau đó, Bà Nội mới thủng thỉnh mời tất cả mọi người vào nhà lớn thưởng thức các món Tết. Tôi nhìn thấy đủ loại mứt, từ mứt hột sen, mứt thơm, mứt dừa, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt kim quật, mứt khoai, mứt củ sen, đậu phụng ngào, hột dưa… cho đến các món mặn như nem, chả heo, chả bò, chả thủ, tré, thịt quay, gà nấu đậu, vịt nấu măng khô, cải xanh nấu với giò heo, xôi lạp xưởng & tôm khô, xôi gấc, rồi bánh tét dưa món, bánh tét chiên, củ hành dầm nước mắm, củ kiệu, bánh chưng, bánh su sê, bánh thuẫn, bánh bột nếp, bánh hột sen và đậu xanh cái tròn cái vuông gói trong giấy kiếng nhiều màu sặc sỡ…
Bao nhiêu món ngon vật lạ dọn bày trên mấy cái bàn khiến tôi nhìn vào thấy no mắt, và no luôn cả bụng vì mãi ham rượt đuổi nhau bên ngoài. Bao nhiêu hương vị ngọt ngào, hiếm quý và cổ truyền của một cái Tết Âm Lịch do chính tay bà Nội làm cùng các người con trong gia đình đem đến từ ngày hôm trước. Khi lớn hơn và ở xa hơn, tôi cũng đã từng đạp xe đạp đem đồ Tết của nhà mình đến biếu ông bà Nội.
Buổi ăn chấm dứt, đại gia đình xúm xít lập sòng chơi đổ tam hường, chơi bài cartê (5 lá bài), bài xì lác, tứ sắc, bài xịp…Tiếng la hét của người hên bạc kẻ thua tiền, tiếng reo hò vui cười, chọc ghẹo hòa cùng với tiếng xoang xoảng của những con súc sắc đổ trong tô sứ, tiếng pháo lẻ nổ đì đùng ngoài sân từ lũ con nít chúng tôi làm không khí Mùng Một Tết thêm hào hứng. Sau phần chúc Tết ông bà Nội, các gia đình lần lượt kéo nhau đến đạp đất từng nhà một, nhà Bác trước rồi đến nhà các cô, chú, lập lại màn chúc Tết nhau, rồi ăn uống, và lì xì cho con nít. Truyền thống này vẫn tiếp nối dù sau này chỉ còn có bà Nội, vẫn trang trọng và ấm cúng dù mức độ nhỏ hơn vì số con cháu thưa dần với các anh chị con bác và cô chú vì sinh kế, lập gia đình và đi học nơi xa nên khó về.
Đó là những năm tháng thanh bình tại Huế, nơi tôi được nuôi dưỡng, lớn lên và đến trường, trước cuộc Cách Mạng tháng 11 năm 1963. Tiếp theo là những năm của phong trào sinh viên Phật Giáo tranh đấu bạo động, những chỉnh lý chính trị ở trung ương, sự hiện diện của quân đội Mỹ đưa đến những biến động trong quần chúng và dấu hiệu leo thang dần của chiến cuộc, nhất là vào năm cuối của tôi ở Trung Học và năm đầu tiên ở Đại Học. Tuy nhiên, do ở thành thị, đa số học sinh sinh viên như chúng tôi vẫn thờ ơ hưởng thụ, vẫn ngây thơ với sách vở, chưa hề có khái niệm chín chắn về cuộc chiến dù có theo dõi tin tức chiến sự, dù nhìn thấy lính tráng xe tăng máy bay, hay có anh chị, như trường hợp nhà tôi với anh đầu tôi là một BS và anh rể đầu của tôi cũng là một DS đều trưng tập vào Quân Y, hoặc có bà con mình ở trong quân đội và thỉnh thoảng nghe tin người quen nầy tử trận, người bà con nọ bị thương… Chúng tôi vẫn nghĩ cuộc chiến xa lạ này không phải của mình và đang xẩy ra ở miền quê hay núi rừng xa xôi, hay tại những địa danh hẻo lánh. Cho đến Tết Mậu Thân, 1968.
Đúng vậy! Có ai ngờ quân CS đã mưu mô xé lệnh hưu chiến, đem chiến tranh đến tận các thành phố trong những ngày thiêng liêng của đất nước trong Tết năm 1968. Biết bao nhiêu người đã sống lo âu sợ hãi khi nhìn thấy chiến tranh với bom đạn và chết chóc đến ngay tận làng xóm mình, ngay tận nơi nhà mình? Đã nhìn thấy cảnh đổ nát kinh hoàng của thành phố, đã bị kẹt giữa hai lằn đạn? Đã chứng kiến sự dã man tàn ác của phe gọi là giải phóng? Có bao nhiêu người là chứng nhân cho sự thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế khi người thân trong gia đình, người quen trong khu phố bị giết chết, bị bịt mắt đem đi thủ tiêu, bị tra khảo, đập vào đầu trước khi bị xô xuống khe suối hay bị cột chùm chôn sống với 2 tay bó chặt đàng sau lưng bằng dây điện thoại? Ở đâu ra những hố chôn tập thể tại trường Gia Hội, Gò Cát, Bãi Dâu, Tây Lộc, Phú Thứ, Đá Mài…? Và biết bao ngàn người đã ai oán khóc trong căm hờn và đã chít khăn tang?
Biến cố Tết Mậu Thân 1968 xẩy ra khi tôi đang học giữa năm Thứ Nhất Trường Y Khoa Huế. Vào đêm 30, gia đình 3 người Măng tôi, chị tôi và tôi đang ở trong căn phòng lớn trên lầu 3 của trường Đồng Khánh, có cửa sổ lớn phía sau nhìn về Lao Thừa Phủ ở sau lưng Tòa Hành Chánh Tỉnh. Đêm ấy, chúng tôi thức khuya chuẩn bị các món Tết cho ngày Mùng Một. Vào giao thừa, tiếng nổ xa xa của pháo Tết nghe hơi khác thường và càng lúc càng dồn dập chen với những tiếng nổ lớn hơn. Vài giờ sau, tôi nghe tiếng chân người chạy thình thịch trên thang gỗ bên ngoài phòng, rồi hàng loạt tiếng súng nổ chan chát, cùng với tiếng súng bắn trả từ Lao Thừa Phủ trúng vào tường và cửa sổ căn phòng chúng tôi khiến tiếng dội nghe ghê rợn và mảnh gỗ văng tung tóe. Chúng tôi nằm yên trên sàn nhà, dưới bộ ván dày, tránh gây tiếng động, đọc kinh cầu nguyện.
Qua ngày hôm sau, khi tiếng súng lắng dịu, tôi rón rén bò đến cửa sổ phía trước, nhìn xuống sân trường Đồng Khánh. Cả trăm lính VC, với nón cối và quân phục màu xanh lục, đang đóng quân, đào hầm, đặt súng lớn trên bãi cỏ, hay dưới các gốc cây phượng. Biết không thể làm gì hơn, gia đình tôi đành mở cửa đi xuống lầu, mang theo chút áo quần và thức ăn Tết như bánh tét, và đến tạm trú trong phòng học cùng với những gia đình quen thuộc khác trong trường và sau đó những gia đình dân từ Bến Ngự hoặc Ga chạy đến.
Tôi nhận thấy đơn vị CS đóng ngay đây có lẽ là quân chính quy, với đa số lính nói giọng Quảng Bình. Nhiều toán lính đi đi về về, cáng theo hàng loạt đồng đội tử thương và bị thương. Có lẽ trường ĐK nằm giữa mặt trận, nên tiếng súng nhỏ lớn nghe liên tục, có khi từ hướng bờ sông Hương, khi thì từ hướng đường Lê Lợi của Tòa Hành Chánh Tỉnh. Các khẩu súng phòng không thường xuyên bắn nổ rền trời nhắm vào những chiếc trực thăng bay trên cao. Mức độ trận chiến có vẻ dữ dội trong suốt gần cả mười ngày. Cho đến sau một đêm bỗng dưng hoàn toàn yên tĩnh, sáng hôm sau khuôn viên trường ĐK hoàn hoàn vắng lặng, không một hình bóng của người lính CS, họ đã lặng lẽ rút đi trong đêm. Đến trưa toán lính TQLC Mỹ tiến dần về phía chúng tôi, giải tỏa hoàn toàn trường ĐK và hướng dẫn tất cả mọi người di tản về hướng an toàn.
Liền sau đó, nhóm chúng tôi gồm chừng bốn năm chục người im lặng dắt nhau bước đi thật vội trên đường Lê Lợi hướng về trường Kiểu Mẫu, dưới bầu trời xám xịt có mưa phùn. Cũng con đường hàng ngày tôi thường qua lại bao nhiêu lần nay trông thật điêu tàn và xa lạ, im lặng một cách rùng rợn và phảng phất mùi tử khí. Bên kia sông Hương và cột cờ, khung cảnh vẫn mờ dại trong mây mù. Chiến tranh đang thực sự ở trước mắt và xung quanh tôi, với hiện trường y như trong cảnh phim. Lá cây và cành cây gãy tràn ngập lối đi. Đây đó những cột đèn và thân cây nằm nghiêng ngửa, như muốn che đậy những xác chết, quân có dân có, ta có địch có. Có những xác nằm ngay trên mặt đường, bên lề đường. Có những xác nằm sấp hay cong queo trong các hầm cá nhân dưới các gốc cây, nhất là ở gần phía bờ sông. Rải rác đây đó là xác xe Jeep, xe cứu thương dân sự và các xe honda, lỗ chỗ vết đạn với xác người bên cạnh. Nhiều biệt thư to lớn trên con đường bị đổ nát, hư hại nặng. Khi đến gần khu Morin, tôi lặng người nhìn thấy cầu Trường Tiên bị gãy một nhịp.
Và tôi thấy chiếc cầu gãy nhịp
Trong tiếng bom khói lửa chiến trường
Dòng sông yêu dòng sông máu đỏ
Áo em màu trắng áo tang thương (1)
Sau vài ngày tạm trú ở trường Kiểu Mẫu, khi biết tin gia đình người tôi yêu đang lánh nạn tại Dòng Chúa Cứu Thế, tôi tức tốc tìm đến thăm dù đường đi còn vắng hoe, nguy hiểm với dấu tích tàn phá và chết chóc hai bên đường… chỉ để kịp nhìn gặp nàng vài ba phút, thăm hỏi đôi ba câu trước khi nàng vội vã quay vào với gia đình. Hình ảnh xanh gầy của nàng với đầu tóc ngắn thân thuộc trong một buổi sáng đầy gió lạnh và mây xám trên trời mãi mãi ám ảnh tôi từ dạo đó.
Nàng là một cô bé nhỏ nhắn mặc áo đầm vàng đi dạo cùng Mẹ và các em trong công viên trước trường Đồng Khánh mà tôi đã tình cờ nhìn thấy trong một chiều óng ánh đầy nắng vàng vào cuối hè 1967. Vài ngày sau tại nhà tôi, tim tôi đập lỗi nhịp đầy thích thú khi bất ngờ gặp chính cô bé đó đem bánh của Mẹ làm đến biếu “Bà Vú”, tiếng nàng gọi Măng tôi, vì Măng tôi là Vú Đỡ Đầu cho Mẹ nàng khi Ba Mẹ nàng làm đám cưới. Đây cũng là nhân vật trong bức ảnh gia đình, một món quà tặng của Mẹ nàng cho Măng tôi từ bao năm trước, được treo trên tường, gần bàn học của tôi. Mỗi khi nhìn đến, tôi thường liên tưởng rằng có ngày tôi sẽ có được nàng, như một ám ảnh, một ước mơ thầm kín. Một nguyện cầu vu vơ. Dù bấy giờ nàng chỉ là một cô bé tuổi 13, đang học lớp Đệ Ngũ trường ĐK.
Do sự quen biết giữa 2 gia đình, thỉnh thoảng tôi đến thăm nàng tại nhà, làm quen với gia đình và chơi đùa với các em nàng, ngoài sân trước, trong phòng khách, hay dưới nhà bếp. Nhờ đó tôi có dịp nhìn thấy nết đoan trang và sự chu đáo của nàng khi phụ giúp Mẹ săn sóc các em. Có một lần, ngồi dựa lưng trên thành cửa sổ nhỏ phòng nàng, tôi hát bài Mưa Hồng vì tôi thích câu “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”, do xúc động giọng của tôi xuống thấp không hát tiếp được, nàng im lặng không dám cười, nhưng tôi can đảm xin hát lại lần thứ hai.
Khi một phần nhỏ của Hữu Ngạn Huế vừa được giải tỏa, và Bệnh Viện Huế vẫn còn bỏ trống, cùng với vài đàn anh trong YKhoa, chúng tôi tình nguyện phụ giúp ngày đêm một BS. giải phẫu người Mỹ từ Đà Nẵng được trực thăng chở thẳng đến Bệnh Viện. Đó là thời gian tôi đã nhìn thấy, tiếp thu học hỏi nhiều nhất khi trực tiếp làm việc dưới sự điều động của YS. Thiếu Tá Thomas Herod cùng với các đàn anh. Từ cách nhận bệnh nhân cả quân sự lẫn dân sự với các vết thương chiến tranh, săn sóc họ, chuyền nước biển trước khi khiêng họ vào phòng mổ, đưa lên bàn mổ rồi khiêng về giường bệnh sau mỗi ca giải phẫu hoàn tất, giúp rửa sạch các vết thương trước khi băng bó, theo dõi tình trạng hậu giải phẫu, lau chùi phòng mổ, lau chùi và hấp dọn các dụng cụ giải phẫu, phụ đưa dụng cụ trong phòng mổ… Toán 7-8 người chúng tôi ngủ ngay sát bên phòng giải phẫu, kể luôn cả một chị y tá chuyên đánh thuốc mê, tự nguyện làm tất cả những công việc cần thiết, từ y công cho đến y tá, cùng chia nhau tâm trạng vui buồn theo diễn tiến tốt hay xấu của các bệnh nhân và chia nhau phần lương khô C Ration.
Bẵng đi cũng vài ba tuần hăng say phụ giúp trong bệnh viện, tôi không đến nhà cô bé dù lòng luôn hướng về nàng. Mãi cho đến khi tình hình an ninh Huế tốt dần, bấy giờ tôi mới đến thăm nàng được vài lần, kể vội cho nàng nghe một vài câu chuyện trong phòng mổ, những điều tôi học hỏi được hay một vài cảnh khổ của người dân bị thương tật. Bao giờ nàng cũng chỉ im lặng ngồi nghe, hiếm khi có thêm ý kiến trong câu chuyện. Vào cuối mùa Xuân 68, đến ngày kề cận phải rời Huế vào Sài Gòn học tiếp nửa năm còn lại, tôi lấy hết can đảm viết cho nàng một lá thư không viết nháp, không soạn thảo, không nắn nót, không trau chuốc, nghĩ sao viết vậy. Đó là lá thư tình đầu đời và duy nhất của tôi. Ngang tàng, mang tính cách hài hước nhưng rất chân thật, không có giọng chìu lụy, van xin tình cảm.
Dĩ nhiên thư tôi không được hồi âm.
Trong suốt mùa hè năm 1968, sau khi từ Sài Gòn trở về Huế để tham dự chương trình Huấn Luyện Quân Sự Học Đường, tôi tiếp tục đến thăm và đưa nàng những đoản văn, không phải thư tình, mà những bài viết của tôi bày tỏ quan điểm yêu quê hương đất nước, mang tính chất hào hùng của người trai, hoặc những bản dịch ra tiếng Việt từ những bài hay trong cuốn Les Grand Coeurs mà hầu như tôi nằm lòng khi học trung học chương trình Pháp. Tuy về sau tôi biết có bản dịch tiếng Việt là Những Tâm Hồn Cao Thượng, tôi vẫn không nghĩ mình đã phí công khi những bản dịch thuật của mình gián tiếp chứng minh tính cương trực và lòng chân thành của tôi. Nhưng ở nàng vẫn là một sự im lặng… đáng sợ!
Sau hè 1968, tôi lại rời Huế vào Sài Gòn học tiếp năm thứ Hai YK. Vài ngày trước Tết năm 1969, từ Sài Gòn về Huế thăm nhà, Măng tôi cho biết gia đình nàng sẽ rời Huế trong vài ngày sau Tết vì Ba nàng nhận nhiệm sở mới ở Nha Trang. Tôi suy nghĩ và quyết định không đến thăm, nói lời tạm biệt với nàng, dù ngậm ngùi cảm giác cuộc tình đang xa dần. Tôi quyết định chờ đợi, cho mình chín chắn hơn. Cho một thời cơ thuận tiện tốt đẹp. Hay để cho nàng lớn thêm hơn vài tuổi!?
Những năm sau biến cố Mậu Thân, chiến tranh leo thang dần. Biết bao đồng môn, người thân quen nhận giấy tờ trình diện nhập ngũ. Lớp học vắng dần những khuôn mặt quen thuộc sau mỗi lần tựu trường. Truyền hình, tin tức, báo chí nhắc đến những trận chiến càng ngày càng khốc liệt, tên của những trận đánh như Ben Hét, Khe Sanh, Dak Tô, Pleime, Đức Cơ, Đồng Xoài… dần dần đi vào lòng dân. Chị thứ năm Mai Tâm của tôi bỏ học dù đang là sinh viên năm cuối của phân khoa CTKD của ĐH Đà Lạt, và quyết định lấy chồng là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11 BĐQ khi tiểu đoàn đến giải tỏa thị xã Đà Lạt trong vụ CS tấn công vào Tết Mậu Thân. Lần chị đem người yêu về trình diện gia đình, tôi thích anh liền. Không những vì anh đã xuất thân từ khóa 16 VBQGĐL mà vì anh trông anh cao ráo, điển trai, rất điềm đạm và thật hào hùng trong bộ đồ rằn ri. Có lẽ cũng từ đó tôi có suy nghĩ nếu muốn lấy cảm tình một người đẹp, chắc tôi phải tạo cho mình một hình ảnh sắc đá oai hùng của một chàng trai đúng nghĩa của thời chiến. Đúng với hình ảnh “Em là gái trong khung cửa, Anh là mây bốn phương trời…”
Do sự đổ nát điêu tàn của thành phố Huế trong Tết Mậu Thân, Chính Phủ Trung ương thành lập ủy ban trùng tu và tái thiết Huế để xây dựng lại các cơ sở bị tàn phá cũng như để tạo thêm niềm tin cho dân Huế nói riêng và toàn dân trong nước nói chung. Linh Mục Cao Văn Luận, trước đây là Viện Trưởng viện ĐH Huế, nhận lãnh trách nhiệm khó khăn đó. Khoảng gần cuối tháng 2 của mùa Xuân 1970, nhà văn Nhã Ca, trong một phái đoàn văn nghệ sĩ từ Saigon ra thăm Huế, cùng đi với Linh Mục Cao Văn Luận ghé đến trường Đồng Khánh trong một ngày mưa và lạnh, tặng hai trăm ngàn đồng cho trường xây dựng lại phòng thí nghiệm hóa học và vạn vật bị hư hại nặng. Hồi đó tôi vẫn ở trong trường với Măng tôi nên đã chứng kiến nhiều cảnh cảm động.
Linh Mục Cao Văn Luận từ hàng chục năm trước cũng từng dạy ở Quốc Học, Đồng Khánh. Từ cô Tường Loan, hiệu trưởng, tới các thầy cô đang dạy Đồng Khánh năm ấy đều là học trò cũ của Cha. Khi chủ tọa việc cô hiệu trưởng Tường Loan nhận khoảng hiến tặng từ nhà văn Nhã Ca, lời phát biểu của Linh Mục trước thầy trò Đồng Khánh được mở đầu bằng câu “Hôm nay ông nội trở lại trường thăm các cháu…”
Trong phái đoàn thăm trường ĐK hôm ấy còn có nhà văn Doãn Quốc Sỹ và nhạc sĩ Cung Tiến là hai người rất được dân ĐK ngưỡng mộ, Cho tới nay tôi vẫn nhớ hình ảnh ngày ấy, khi chị Nhã Ca khoác tay người em gái là học sinh tại trường đi dưới mưa với cô Hiệu Trưởng Tường Loan và cô phụ tá giữa rừng vỗ tay cám ơn ngập trời của các học sinh toàn trường.
Qua ngày hôm sau, Nhã Ca đến trường YK Huế của tôi, cũng trao tặng hai trăm ngàn đồng trong một buổi lễ đơn sơ nhưng trang trọng gồm có sự hiện diện của GS.. Viện Trưởng Viện ĐH Huế, GS. Khoa Trưởng trường YKH, ban Giáo Sư, ông Tỉnh Trưởng và một số thân hào nhân sĩ cùng đại diện Sinh Viên YK. Trong cùng năm, giải Nhã Ca với năm mươi ngàn đồng được trao tặng cho BS. Hà Thúc Như Hỷ khi trình luận án Tiến Sĩ YK về một đề tài Y Học Dân Tộc: Y Học Đông Phương và Huyệt Đạo. Qua năm sau, người nhận giải là BS. Trần Nhơn. Cả hai hiện đang hành nghề tại Quận Cam, California. Giải Nhã Ca cho Luận Án Tiến Sĩ xuất sắc hàng năm của Y Khoa Huế còn được tiếp tục cho tới ngày Miền Nam sụp đổ. Người liên lạc, điều hợp giải thưởng hàng năm này là GS. Nguyễn Thanh Trang, phụ tá Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu.
Thật là một cử chỉ cao quý đáng khâm phục, nhất là sau đó tôi được biết nhà văn nữ này đã chia toàn bộ lợi nhuận bán sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” của mình giúp đỡ xứ mẹ. Nhưng không phải vì vậy mà cuốn sách trở thành nổi tiếng ở Huế và toàn quốc, mà chính do nó lột tả được sự thật của thảm trạng, tư thù, ân oán, dã man của những cá nhân vốn nằm vùng và những cựu sinh viên trốn vào rừng nay trở về không ngần ngại gieo máu lửa, giết đồng loại cho dù không cùng một trận tuyến một cách không gớm tay, bằng sự thảm sát hàng ngàn người dân vô tội, kể luôn cả chôn sống 4 vị GS. YK người Đức của trường YK Huế ngay trong sân chùa Tường Vân, một vết chàm ô nhục không bao giờ phai mờ. Và cũng từ đó, khi nhắc đến biến cố Mậu Thân 68 hầu như ai cũng biết “Giải Khăn Sô Cho Huế”. Một đề tựa quá chính xác nhân chứng cho nguyên một thành phố thân yêu phải chịu tang.
Tôi và nàng vẫn kẻ ở Huế, người Nha Trang. Không một thư từ, không một trao đổi tin tức. Tôi vẫn tiếp tục lên lớp cao dần ở trường YK và gián tiếp theo dõi tin tức nàng đang ở những năm cuối trung học. Sau gần 3 năm xa cách nàng, tôi tự hỏi mình nhiều lần đây có phải là tình yêu? Người ta thường nói cách mặt xa lòng! Tưởng tình yêu đơn phương âm thầm tan biến theo thời gian, thế nhưng nó vẫn còn đó, như những cơn gió lao xao chợt đến. Như những tiếng gọi không chờ đón. Những cơn mưa nhẹ đem đến một thoáng mát, một thoáng nhớ, một thoáng ray rức không nguôi. Khi trốn sầu trong cơn rượu thì sầu lại đến trong cơn say. Khi nhắp một ngụm cà phê đắng để trốn chạy thì tiếng vọng tình yêu càng thôi thúc trong đêm khuya.
Tình tôi không nhận thêm nuôi dưỡng nào ngoại trừ những nhung nhớ, những kỷ niệm và những hoài bão!? Trong tôi, càng muốn quên thì lại càng quay quắt nhớ. Càng muốn chôn vùi kỷ niệm hiếm quý bên nàng thì hình bóng nàng càng khắc ghi sâu đậm. Càng xa vắng nàng lại càng nhận hiểu trái tim tôi chỉ biết nhung nhớ một mình nàng. Thế mới biết “kỷ niệm vẫn còn là lòng vẫn còn yêu”! Thế mới biết “yêu là mộng mơ- yêu là sầu nhớ”!
Không lẽ chỉ có một thời để thương, để nhớ để yêu rồi mãi mãi xa nhau, mất nhau sao?!  Dù không một tin tức trực tiếp của nàng, tôi vẫn quyết định đến thăm nàng vào mùa Xuân 1972 khi nàng đang theo học năm thứ Nhất khoa CTKD ở Đại Học Đà Lạt.
            Này tư tưởng có linh chăng tá
Trở về đây cho thỏa lòng chờ
Trở về cảnh cũ lối xưa
Cho cung cầm khỏi ngẩn ngơ tiếng đàn
Tôi đến Đà Lạt với tư cách một cộng sự viên của Sinh Viên Vụ quay phim chụp hình cho phái đoàn SV Viện Đại Học Huế tham dự Đại Hội Thể Thao Liên Viện do ĐH Đà Lạt đứng ra tổ chức. Đến nơi, tôi trao hết đồ nghề cho một bạn khác, và trong suốt 3 ngày liên tục của Đại Hội, tôi không làm gì hơn ngoài việc tìm thăm nàng, người tôi yêu và đeo đuổi trong nhiều năm qua, từ Huế vào đến Nha Trang và nay Đà Lạt. Sáng tôi đón nàng ở Kiêm Ái, chiều đến tôi trả nàng về lại cư xá. Nàng và tôi đã đi bộ qua bao con đường quanh thị xã, cùng ngồi chuyện trò ở sân Cù trong nắng ban mai, ngắm Hồ Xuân Hương, dạo phố Hòa Bình, đưa nhau đi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối…Với tôi, đó là 3 ngày hạnh phúc nhất trong quãng đời, dù ngắn ngủi, nhưng đã ghi sâu trong tim tôi những kỷ niệm đậm đà không hề phai. Ba ngày le lói bên nàng, để bù lại, thêm một lần nữa, trên 3 năm “bonjour tristesse” khi ở nơi xa, tôi chỉ cầu mong nàng trong những “đêm mai cô đơn đi về, xin người hãy nhớ tình tôi.”
Vào các mùa Xuân năm 1971-1972, chiến tranh sôi động với các chiến dịch Toàn Thắng 42 đánh qua Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, đến sát hang ổ của Cục R ở Cao Mên, với cái chết của Tr. Tướng Đỗ Cao Trí, vị tướng quân mà trên ngôi mộ có mang hàng chữ “sống giữa ba quân, chết giữa ba quân”; chiến dịch Lam Sơn 719 hành quân vào Hạ Lào, với những tên quen thuộc như Đồng Hà, Khe Sanh, xa lạ như Đường số 9, Bản Đông, Tchepone, Đồi 31, Đồi 30 với bản nhạc bất hủ “Anh Không Chết Đâu Anh”; Không Quân Mỹ sử dụng thường xuyên B 52 bên cạnh kế hoạch từ từ rút quân và Việt Nam hóa chiến tranh.
Giữa mùa Xuân 1972, CS vượt vĩ tuyến và tấn công vào Đồng Hà và Quảng Trị, đồng thời mở rộng chiến tranh ở Bắc Tây Nguyên và Miền Đông Nam của vùng III bao gồm Lộc Ninh, Bình Long, với trận chiến “Bình Long Anh Dũng, An Lộc Kiêu Hùng”; trận thư hùng của BĐQ ở đồi Chu Pao để lại nhân gian câu thơ khí khái “Chu Pao ai oán hờn trong gió- một chiếc khăn tang một tấc đường”, trận tử chiến Đồi Charlie của TĐ 11 ND với bản nhạc hào hùng ghi ơn “Người ở lại Charlie”, và sau đó Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng, Ben Hét và…
Hai tuần trước khi Quảng Trị rơi vào tay giặc thù vào cuối mùa Xuân, 1972, một số anh em của trường YK Huế gồm có tôi trong đó tình nguyện ra phụ giúp cho BV Quảng Trị trong 10 ngày. Thêm một lần nữa tôi đã xúc động khi thấy được sự tàn khốc của chiến tranh gây ra bởi quân xâm lược CS qua những vết thương, lỗ đạn trên cơ thể của các bệnh nhân. Đó là chưa kể về sau là những hình ảnh khủng khiếp và câu chuyện đau lòng của hàng ngàn người vừa dân vừa quân bị phơi thây vì pháo và phục kích không thương tiếc  trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” khi trốn chạy về hướng Nam. Rồi đến phiên người dân Huế, trong đó có cả Măng tôi vừa kịp đến tuổi về hưu, quá sợ vì đã chứng kiến việc giết người, chôn người không gớm tay của bọn VC trong Mậu Thân, tức thời bỏ Huế ra đi không chần chờ.
Ngồi trên lầu của Câu Lạc Bộ Thể Thao, mấy anh em chúng tôi trong nhóm SV YK tình nguyện ở lại phục vụ BV Huế, nhìn cảnh người bồng bế chen lấn, xe cộ nối đuôi nhau đông như kiến trên cả 2 cầu Trường Tiền và Hương Giang trong suốt một ngày trời mà lòng quặn đau, xót xa cho dân nước mình chịu cảnh chinh chiến trong bao năm qua. Những ngày sau đó, tôi thật xốn xang khi nhìn thấy thị xã Huế và lân cận hầu như bỏ phế, ngoài đường chỉ vài bóng người thất thần bước vội. Thành phố bỏ trống im lặng đến sợ, ngoại trừ tiếng xe quân đội thỉnh thoảng chạy nhanh hoặc tiếng gầm gừ từ những con chó hoang dành ăn chạy trên đường phố không người và tiếng tru ma quái của chúng về đêm và những tiếng nổ đây đó của hỏa tiển 122 ly do CS pháo bừa bải vào thành phố
Vào khoảng cuối tháng 5, 1972, Quân Đội VNCH bắt đầu đổ quân về Huế chuẩn bị cho việc tái chiếm Quảng Trị với trận chiến rất dữ dội và đẫm máu kéo dài gần 3 tháng với sự tham dự của nhiều đơn vị thiện chiến bao gồm toàn bộ 2 Sư Đoàn ND & TQLC, LĐ 81 Biệt Kích Dù, các liên đoàn BĐQ, Kỵ Binh Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân… cho đến ngày 16 tháng 9, 1972, lá cờ vàng ba sọc đỏ chính thức phất phới trên nền trời tự do tại Cổ Thành Quảng Trị trong tiếng vang dậy của cả nước qua các bản hùng ca “Cờ Bay, Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị” và “Trên Đầu Súng Ta Đi”. Cũng vào thời điểm đó, không quân Mỹ bắt đầu gia tăng đánh phá Miền Bắc, nhất là vào cuối năm với B 52 trải thảm bom ngay tại Hà Nội, như một áp lực lên đàm phán hòa bình đang diễn ra ở Paris.
Chiến tranh Việt Nam bước qua một giai đoạn khác sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973, nối tiếp là những đơn vị quân đội Mỹ lần lượt rời VN, và những trao trả tù binh. Tôi có mặt trong phái đoàn sinh viên tham dự lần trao trả tù bình Việt Nam tại sông Thạch Hãn vào giữa mùa Xuân 1973. Nhìn thấy trên cả ngàn tù binh Bắc Việt được nuôi ăn nuôi mặc tươm tất sạch sẽ với xách tay mới trên tay, chỉ để đổi lấy có vài trăm quân nhân của ta xơ xác, yếu ốm… mới hãnh diện nhìn thấy lòng nhân đạo và tinh thần đánh giặc cao thượng của VNCH, ngay cả trong cách cư xử với tù nhân chính trị hay tù binh chiến tranh. Một sự thật mỉa mai sau này tôi mới càng thấm thía khi ở trong trại tù cải tạo CS.
Tưởng như cuộc chiến sẽ tốt đẹp hơn sau Hiệp Định Paris. Không ngờ chỉ sau vài tháng tạm yên tĩnh, CS leo thang dấy lại cuộc binh đao, quyết tâm dồn mọi sức lực tấn công Miền Nam trong tư thế thượng phong với toàn bộ chủ lực quân vẫn nằm ém tại Miền Nam, chiếm đất dành dân, lợi dụng thể chế tự do dân chủ của Miền nam để xúi giục các thành phần thứ Ba biểu tình, các nhóm dân biểu đối lập liên tục gây áp lực đả phá chính quyền, các linh mục “tiến bộ” như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ… công khai gián tiếp nối giáo cho giặc. Chiến cuộc dần xoay chiều và có vẻ bất lợi cho phía ta.
Chính trong bối cảnh điên đảo này, tôi tốt nghiệp YK tháng 6, 1973, sau 7 năm miệt mài với sách vở, luôn mang trong lòng một bầu nhiệt huyết với đất nước, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bất cứ nơi đâu, bất cứ trong vị trí nào khi đất nước kêu gọi. Song song với giấc mơ dài của trai thời loạn, tôi vẫn giữ kín cho mình niềm mơ ước có ngày tôi sẽ trùng phùng với người tôi vẫn mãi yêu thương và nhung nhớ, dù cho nàng ở xa ngoài tầm với, như một thôi thúc diệu kỳ và mãnh liệt không dứt trong tâm tưởng.
Sau 6 tháng làm việc tại trường YK trong bộ môn giải phẫu, tôi nhận giấy tờ nhập ngũ vào cuối năm 1973 và trình diện vào đầu năm 1974 tại Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ ở Sài Gòn, nằm ngay đường Tô Hiến Thành, gần Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa nơi Măng tôi dọn đến từ trường ĐK Huế vào trong thời điểm của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Vì lứa chúng tôi đã có học qua chương trình Quân Sự Học Đường trong 2 mùa hè liên tiếp của 1968/69, nên sau khi nhập ngũ, nhận số quân và trang bị tối thiểu, chúng tôi tự gắn lon Tr. Úy lên 2 cầu vai và đi thẳng về ghi danh ở Trường Quân Y, theo học khóa 16 YND Trưng Tập gồm hơn 160 học viên.
Sau vài tuần học tại đây, chúng tôi được tin Hải Quân VNCH vừa đánh một trận hải chiến với Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19, tháng Giêng 1974. Thêm một lần nữa, lòng yêu nước của chúng tôi lại có dịp dâng cao hơn. Ngày tốt nghiệp khóa 16 Trưng Tập, vì có chủ ý trước, tôi chọn Quân Y Nhảy Dù không một do dự, liền ngay sau người bạn thân Bùi Cao Đẳng. Tất cả chúng tôi gồm 9 người trong đó có 7 BS là Bùi Cao Đẳng, Lê Quang Tiến, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thành Liêm, Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Tấn Cương và tôi, NS Tùng và DS Khánh, đồng trình diện TĐQYND và theo học khóa Dù cùng lúc với nhau.
Gần 2 tháng tập luyện, rèn dũa thể xác, thách thức sức chịu đựng và vượt qua sự sợ hãi tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù với 7 sauts, kể cả 1 saut nhảy đêm và 1 saut nhảy trận với đầy đủ quân trang súng ống đạn dược, cuối cùng tôi được trao nhận Bằng Dù. Cầm Bằng Dù trong tay, tôi thật sự xúc động và hãnh diện, biết mình đã qua được một giai đoạn quan trọng của đời lính chiến trong rèn luyện thể xác vững mạnh, trong chuẩn bị và xây dựng bước đầu của tinh thần Nhảy Dù Cố Gắng trước mọi hoàn cảnh thách đố cũng như tạo cho mình niềm tự tin, sự tự hào bắt buộc có của một người lính Nhảy Dù làm nghề bác sĩ. Hay đúng hơn, của một Thiên Thần Mũ Đỏ.
Chưa kịp ăn mừng với nhau về Bằng Dù gắn trên ngực ngày hôm trước thì ngay ngày hôm sau, nhóm chúng tôi được điều động ra Đà Nẵng trình diện Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh SĐ Dù và Th.Tá Trần Đức Tường, TĐT/ TĐQY ND tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương ở căn cứ Non Nước. Vào đầu tháng 7, 1974, tôi chính thức trở thành một y sĩ tiền tuyến khi nhận lãnh trách nhiệm làm Y Sĩ Trưởng cho TĐ1ND. Như con chim nhỏ được mẹ dắt dìu chập chững tập những đập cánh đầu tiên, tôi được TĐ1ND thân ái ôm choàng, che chở và giúp tôi mở rộng đôi cánh Thiên Thần bay vút vào bầu trời đầy lửa đạn, để từ đó dấn thân vào chinh chiến cùng với đơn vị lừng danh hàng đầu này trong suốt trận đánh Thường Đức & Đại Lộc và Đồi 1062.
Trên bước đường chinh chiến với TĐ1ND, tôi quen dần với những di hành trong im lặng tuyệt đối, quanh co trên các sườn đồi hay trong rừng rậm, quen dần với những lần dừng quân ngắn, những lần đóng quân nhanh gọn nhưng an toàn qua đêm, hay những vui đùa với binh sĩ. Tôi cũng quen dần với mức độ trận chiến càng lúc càng dữ dội, với những trận pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 mỗi ngày 3 cử, với những cơn mưa rừng suốt tuần, những ly cà phê pha với đế, những điếu thuốc chia nhau hút chung và đi ngủ lạnh run với giày saut dưới chân và áo quần trận ướt trong tư thế sẵn sàng tác chiến bất cứ lúc nào, và quen dần với những tiếng rè rè suốt đêm của máy vô tuyến, những tiếng lóng truyền tin. Hoặc phân biệt được hướng của ta và địch, định hướng pháo ta pháo địch, hơi thở của trực thăng tản thương trong rừng rậm…
Bên cạnh học hỏi thực tế quân sự, tâm hồn tôi chùng lại khi nhìn ngắm những triền đồi tràn ngập bởi màu tím hoa sim lãng mạn nhưng đầy nguy hiểm vì địch chôn đầy mìn cá nhân, những ghềnh suối đẹp, những chùm hoa phong lan màu sắc rực rỡ nở rộ trên cành cao, tận hưởng cái đẹp thiên nhiên của rừng già nguyên thủy, của đất nước sơn hà… 
Đã bao lần tôi đau đớn bó tay trước những vết thương quá nặng của thương binh, hay âm thầm nhỏ lệ trước những xác chết của cả quan lẫn quân gói chặt trong poncho nằm hai hàng bên bãi đáp chờ được bốc đi. Phải có một cái gì linh thiêng, một niềm tin bất khuất, một tình đồng đội cùng sống cùng chết, cùng tiến cùng lùi với nhau, một tinh thần dũng cảm của Nhảy Dù Cố Gắng, mới khiến các chiến sĩ ND coi nhẹ thân mình, đội pháo trên đầu liên tục xung phong hay tạm lùi trước áp lực địch để sau đó phản công như vũ bão đánh chiếm các công sự địch ẩn núp trên các ngọn đồi, lúc đầu thấp rồi cao dần. Những ngọn đồi không tên. Những ngọn đồi với con số cao độ vô cảm. Đơn giản thế đó nhưng là nơi bao thân người nằm xuống! Bao máu chảy thịt rơi!
Tôi rời TĐ1ND vào Sài Gòn trước Tết 1975, lãnh nhiệm vụ mới làm Y Sĩ Trưởng  TĐ15ND Tân Lập. Như định mệnh được an bài, tôi vui mừng biết gia đình nàng nay cũng ở Sài Gòn. Đúng vào chiều Mùng Một Tết, hiên ngang trong bộ hoa dù mũ đỏ, và chững chạc trong phong cách, hạnh phúc dồn dập đến với tôi khi tôi tìm đến thăm nàng tại nhà, sau hơn 3 năm xa cách. Mối tình tôi từ từ chuyển hướng thuận lợi theo thời gian. Dưới mắt nàng, tôi không còn là một bạch diện thư sinh mà một con người dày dạn phong sương, tự tin và lạc quan. Trong suốt cả tháng 2, hầu như chiều nào tôi cũng nhảy lên xe ôm đến thẳng nhà nàng tiếp tục chinh phục nàng, trao nàng những lá thư tình đậm đà thương nhớ viết từ trong trại hay từ chỗ hành quân, hoặc trổ tài miệng lưỡi chiếm cảm tình của gia đình họ hàng nàng, đưa em nàng đi nhổ răng tại phòng Nha Khoa của TĐQYND, đưa nhau đi ăn hàng quà, kể cả “đi dạo phố mùa xuân” hoặc cùng nhau về thăm bên ngoại nàng ở Thủ Đức…
Mùa Xuân 1975 là một mùa Xuân thăng hoa tràn ngập yêu đương của tôi trong niềm vui riêng, nhưng là một mùa Xuân thảm họa cho đất nước đang từ từ tan vỡ với những di tản chiến thuật, những bỏ ngỏ bỏ của chạy lấy thân. Những câu chuyện bi hùng tráng của quân và dân từ Cao Nguyên, từ Miền Trung Huế, Đà Nẵng đến dần Nha Trang, Phan Rang, Xuân Lộc... Những trận đánh đẫm máu bất cân xứng trong những giờ thứ 25.
Theo thời gian, tình hình chính trị xấu dần, tình hình quân sự càng bi đát hơn. Dân chúng ùn ùn kéo nhau đổ về Sài Gòn. Người quyền thế và giàu có bắt đầu di tản ra khỏi nước.  Tôi đi vào trận cuối đời lính của mình thanh thản và hạnh phúc trong sự tuyệt mỹ của tình yêu. Không một níu kéo vị kỷ, không một đắn đo do dự. Hoàn toàn phó mặc trong tay Chúa. Những căng thẳng của tuần cuối. Những bồn chồn mất ngủ của những ngày và đêm 27, 28 và 29 tháng 4. Dù vậy tinh thần chiến đấu của TĐ15ND vẫn bất diệt. Cá nhân tôi vẫn bình tĩnh làm phận sự của mình và vẫn theo sát chân TĐ15, vẫn chiến đấu tại cầu Bình Triệu, khu nhà thờ Fatima. Cho đến ngày cuối cùng: 30 tháng 4. Giờ cuối cùng: sau khi được lệnh buông súng. Nghẹn ngào trong sững sờ. Bàng hoàng trong đau đớn. Xót xa trong tủi nhục!
Chiều cùng ngày, tôi về đến nhà nàng trước khi về nhà Măng tôi. Như muốn tìm một nơi an ủi duy nhất để bám víu. Với quyết định không để lạc mất nhau trong những năm tháng đen tối sắp đến, nàng can đảm nhận lấy tôi, dang rộng tay ôm choàng tôi, che chở tôi khi đôi cánh thiên thần của tôi vừa sụp gãy, giấc mơ dài bị tan vỡ. Chúng tôi trở nên vợ chồng 3 ngày sau khi mất nước, trong ngôi nhà nguyện nhỏ tại nhà thờ DCCT ở đường Kỳ Đồng. Một đám cưới thật đơn sơ chạy tang cho đất nước. Chắt chiu hạnh phúc trong cơn lốc đổi đời.
Cho dù giờ đây cầu Trường Tiền được chiếu sáng đèn màu mỗi đêm, hình ảnh chiếc cầu gãy trong Tết Mậu Thân vẫn là một chứng tích mãi mãi tồn tại trong tim óc những người con Huế! Cho dù các ngôi mộ những nạn nhân trong biến cố Mậu Thân bị chính quyền mới bắt dời chỗ, thay đổi mộ bia trong cố gắng xóa đi những bằng chứng  phạm tội diệt chủng, ở trong nước hay hải ngoại, trên khắp thế giới tự do, ngoài những kỵ giỗ vào mỗi dịp Tết hàng năm, con dân gốc người Huế chọn thêm ngày 23 tháng Năm Âm Lịch mỗi năm, nguyên thủy là ngày Kinh Đô Huế bị thất thủ vào tay quân ngoại xâm Pháp vào năm 1885, để tưởng nhớ và cầu siêu cho bao ngàn vong linh bị giết hại trong biến cố Mậu Thân.
Xin thắp những nén nhang cho bao anh hùng đã gục ngã vì chống trả quân thù trên mảnh đất quốc gia Việt Nam. Cho bao đồng đội, chiến hữu đã nằm xuống vì Tự Do. Xin tưởng nhớ đến bao triệu sinh linh vô tội bị giết chết trong cuộc chiến, kể luôn cả hàng trăm ngàn người bỏ xác trên các đường di tản, vượt biên, vượt biển. Xin dâng lời cầu nguyện cho một Mùa Xuân vĩnh cữu đến với Việt Nam trong Tự Do, Dân Chủ và Nhân Ái.

Hình ảnh của 41 năm trước và 41 năm sau     
                       






Vĩnh Chánh
Tháng Giêng 2016
Bên bờ hồ Mission Viejo, CA

(1): “Cho Những Người Còn Nhớ Huế”. Tác giả Lê Nhật Thăng



__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List