Popular Posts

Saturday, November 29, 2014

XIN TẠ ƠN!





XIN TẠ ƠN!
                                Thiên Kim

Nhân Ngày Lễ Tạ ƠN, Thiên Kim xin kính tạ ơn Trời Đất, Tổ Tiên Việt Nam, Ông Bà Thân Quyến , Cha Mẹ và Thầy Cô đã hết lòng dậy bảo. Cảm tạ bạn bè thân mến.

Thiên Kim không quên Tạ Ơn những chiến sĩ anh dũng VNCH đã chiến đấu cho Tự Do, Dân chủ bảo vệ Quê hương Việt Nam và làm sáng tỏ màu cờ Vàng ba sọc đỏ. Cảm ơn những người đang đấu tranh cho VN Dân chủ tại Quốc nội cũng như Hải ngoại để cùng chung sức giải thể đảng csVN.

Màu cờ Vàng đã là tiêu biểu cho chính nghĩa, cho sự tự do.

Màu cờ Vàng có từ thời Bà Triệu truyền đến đời vua Thành Thái, vua Bảo Đại và tiếp tục lưu truyền đến hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.

Màu Vàng tượng trưng cho sự sáng của ánh mặt Trời của chính nghĩa sáng ngời. Của những cánh đồng lúa chín  vàng rực cho Dân no đủ hạnh phúc và là màu da của Dân tộc Việt Nam rồng tiên.

Tạ ơn những người đã gìn giữ màu cờ Vàng tồn tại suốt gần 40 năm qua tại Hải ngoại.

Cảm ơn những người đã sống dưới chế độ tàn bạo của đảng csVN dù đã bị tuyên truyền bịp bợm , xảo trá cùng những sự bôi lọ của đảng csVN về chính thể VNCH, về lá cờ Vàng. Nhưng quý vị đó vẫn tìm hiểu về nền Cộng Hoà và lá cờ Vàng rồi đã thấy đó là chính nghĩa và đã yêu mến nền tự do - dân chủ VNCH cùng lá cờ Vàng ba sọc đỏ.

Xin cảm ơn những truyền thông đúng đắn để truyền bá cho toàn dân VN biết về sự gian ác của đảng csvn và tội đồ dân tộc lãnh tụ của họ là HCM đã đem chủ thuyết ngoại lai tròng vào cổ dân tộc Việt.

Cũng xin cảm tạ các cơ quan truyền thông đã, đang và sẽ giải thích cho toàn dân VN lá cờ đỏ là màu cờ tượng trưng cho sự say máu của đảng Cộng sản Quốc tế đã chọn và ban cho các nước Cộng nô.

Hiện tại cờ đỏ một sao VC là, sự sao chép của TC và những lá cờ CS Quốc tế. Trong đó chỉ còn tồn tại có ba nước là Trung Cộng, CS Bắc hàn và Việt cộng  !

Thân mến chúc tất cả Quý vị một mùa Tạ Ơn an bình và đầy ý nghĩa của dịp lễ.

Thiên Kim

* * * *
Nhân Lễ Thanksgiving trên đất Mỹ, không quên Cảm Ơn Người Thương Binh VNCH
xin mời Quý vi xem youtube ĐNH Cám Ơn Anh, người TB/VNCH kỳ 8

PHẦN 1   -   PHẦN 2   -   PHẦN 3



__._,_.___

Posted by: Nhat Lung





Matthew Trần:

Những bức hình về "Lễ Tạ Ơn" có ý-nghĩa nhất.


MT


       

__._,_.___

Friday, November 21, 2014

Nước Mỹ số một

From: Van-Nghe

Nước M s mt
“Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”

Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây. Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”.

image
Note: Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa

Ở Mỹ lâu năm, quen hưởng những tiện nghi đời sống căn bản của mọi người trong xã hội ( kể cả người nghèo), riết trở thành quen, thấy bình thường và xem đó là lẽ đương nhiên. Ví dụ như nhu cầu vệ sinh: ở Mỹ cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, vòi nước uống cũng được thiết kế khắp nơi. Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ... cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.

image

Nhưng khi du lịch ra nước ngoài mới “thấm thía”! Cái gì cũng phải trả tiền, kể cả nhu cầu vệ sinh (giá từ 1$ - 1.5$/1 lần, tùy nơi, tùy nước). Không phải chỉ tốn tiền mà còn “gian nan” khi hữu sự, để tìm cho ra “nơi cần đến”, ngay cả ở những thủ đô văn minh lẫy lừng lâu đời của thế giới! Tôi nhớ có một lần khi thăm thủ đô Paris, một người trong đoàn cần toilet, bác tài chạy xuôi, chạy ngược, vòng vòng mãi mà vẫn không tìm ra! Cuối cùng một sáng kiến được nêu ra: tới một nhà hàng nào đó vô mua bất kỳ món gì đó để được đi toilet! Đó là nỗi khổ tâm lớn của các vị cao niên khi đi du lịch châu Âu, các vị phải nhắc nhau nhịn uống nước (điều này lại rất hại cho sức khỏe) để khỏi “khốn đốn” khi hữu sự! Tôi nhớ một lần ở Rome, hướng dẫn viên dẫn một bà đi mãi qua đường này, tới ngõ nọ mà vẫn không tìm ra “nơi phải đến”, “bí” quá bèn hỏi:

image
- Bà có chịu tốn 10 Euro để vô restaurant kia mua thứ gì đó để được đi WC không?
- Nín hết nổi rồi, bây giờ không phải 10 Euro mà 20 Euro tôi cũng chịu luôn!

http://funforfuns.com/wp-content/uploads/2012/04/Funny-Restroom-Signs1.jpgCó những WC có người ngồi thâu tiền còn đỡ, có những nơi, họ thiết kế sẵn phải bỏ đúng số tiền (cắc) quy định thì cổng mới mở cho vô. Khi đi du lịch đâu phải ai cũng có sẵn tiền cắc (Euro) trong túi, có một bà “mắc” quá nhưng không đổi được tiền cắc, nên phải mượn tứ tung trong đoàn, mỗi người thương tình móc hầu bao bỏ vô máy một ít, máy nuốt hết nhưng còn thiếu mấy xu, chưa đủ tiền, máy không mở cổng! Thật khốn đốn với máy móc vô tình!

image
Ở một số nước châu Á như Trung quốc, khách du lịch phải luôn thủ sẵn giấy vệ sinh trong bóp, vì trong toilet không có giấy vệ sinh. Tôi cứ bị ấn tượng mãi về một lần thăm Bắc Kinh (cách đây hơn 10 năm), đoàn du khách được một dàn các cô gái trẻ đẹp mặc xường xám đón chào tưng bừng ngay từ lối vào nhà hàng. Nhà hàng thiết kế rực rỡ sang trọng, đèn đuốc sáng choang như... cung đình. Sau bữa ăn khi cần đi WC, tôi ngạc nhiên khi bước vào thấy có một bàn trải khăn trắng bóc, trên bàn có một bình hoa tươi thật to, đẹp, và một cô gái xinh đẹp rực rỡ mặc xường xám ngồi đó chỉ để làm nhiệm vụ phát cho mỗi khách 1- 2 miếng giấy vệ sinh nhỏ. Ôi “cung đình” mà không có giấy vệ sinh! Đúng là Cộng Sản, hình thức trình diễn thì xôm tụ, nhưng nhu cầu căn bản thì không được đáp ứng.


image
Trong đời sống có những nhu cầu xem ra có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng khi cần đến mà không có thì nó trở thành một trở ngại lớn, khiến người ta “điêu đứng” vì nó. Nghe kể có một đoàn du khách nước ngoài viếng các lăng tẩm của triều đình Huế, đi từ lăng này đến lăng kia, cảnh đẹp hùng vĩ bao la..., bỗng một du khách cần đi WC, hướng dẫn viên tìm hoài không ra, bèn chỉ khách vào bụi cây xài đỡ, khách cương quyết không chịu! Vậy là cả đoàn phải ngưng tham quan, ra xe trở về khách sạn.

image
Phi trường ở Mỹ, ghế ngồi chờ đợi cho hành khách là ghế nệm dày và lúc nào cũng dư thừa, thậm chí lúc ít khách có thể nằm ngủ thoải mái. Toilet và vòi nước uống có khắp nơi, bây giờ lại có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone... Nhưng khi tới phi trường Paris (CDG) những nhu cầu căn bản đó hình như biến mất. Thực ra trước đây tôi đã đến phi trường Paris nhiều lần, nhưng đều đi ra ngay luôn. Lần này chuyến bay chuyển ở Paris trước khi tới Berlin nên tôi mới có cơ hội thâm nhập CDG. Trước hết khi máy bay đáp xuống CDG, tôi ngạc nhiên khi thấy phải đi cầu thang sắt xuống, với va li carry-on, nếu kéo đi thì nhẹ nhàng, nhưng phải xách nó lên và leo mấy chục bậc thang xuống thì không dễ chút nào! Sau đó, leo lên xe buýt chở vô phi trường. Vô đây tôi lại tiếp tục chạy vòng vòng, mệt “bở hơi tai” vì phải xách carry-on lên xuống cầu thang nhiều lần đi từ khu này qua khu khác, phải qua khu x-ray (khám bằng tay là chính) rồi mới tới được cổng đổi chuyến bay! Khu nhà kiếng tương đối nhỏ nhưng có tới 12 cổng, mỗi cổng chỉ vỏn vẹn có một quầy nhỏ và một computer.

image
Có một số băng ghế sắt trong khu vực cho hành khách ngồi đợi nhưng quá ít so với nhu cầu, nên hành khách ngồi la liệt dưới đất, khắp lối đi. Một số ông thì ngồi vắt vẻo trên các lan can, bờ tường. Tôi vừa mỏi chân, vừa mệt vừa khát nước, nhưng nhìn quanh cả khu vực không thấy có vòi nước uống nào, cả WC cũng không có, chỉ thấy toàn người là người.

Khi lên được máy bay Air France, ngồi yên chỗ quan sát, tôi có cảm tưởng nó là “xe đò bay” thì đúng hơn (khi so sánh với máy bay Mỹ mà tôi vừa đi) vì ghế ngồi và thiết bị cũ kỹ như từ thế kỷ trước. Lúc máy bay cất cánh tôi nghe nó gầm gừ “phành phành” rồi “ạch ạch” như đang cố sức nâng cái thân già nua bốc lên khỏi mặt đất, tôi chỉ lo nó rớt (may là tôi có mua bảo hiểm rồi nên đỡ lo). Cuối cùng sau một hồi “lắc lư con tàu” nó cũng bay lên được. Yên tâm rồi, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi (vì chẳng có phương tiện giải trí nào: nhạc, tivi...).

image

Cơn khát nước làm tôi chợt tỉnh, thấy chung quanh ai cũng có ly nước, tôi bèn yêu cầu một nam tiếp viên cho xin ly nước, nhưng hắn trố mắt ra ngó tôi như tôi đang đòi hỏi một điều gì quá đáng, rồi hắn phớt lờ (đúng là tính “ga lăng” của đàn ông Pháp đã trở thành quá khứ). Có lẽ họ cho rằng họ chỉ phát nước theo giờ của họ, hết giờ là hết phát? Sau khi yêu cầu 2 lần không được, khát quá tôi đợi lúc bà tiếp viên trưởng đi ngang để lập lại yêu cầu, bà bảo tôi đợi một lát và mang đến cho tôi một ly nước nhỏ.

Hình như nước trở thành hiếm quý và cách phục vụ lịch sự cũng hiếm quý luôn! Ôi Air France! một thuở mơ ước khi tôi còn học trung học ở Saigon, lúc nhìn những hình ảnh quảng cáo của Air France trên các tạp chí nước ngoài! Ôi mộng và thực đúng là “nghìn trùng xa cách”! Xin tạm biệt Air France và phi trường Paris (kinh đô ánh sáng một thời) mà không mong ngày gặp lại! Có lẽ từ đây nếu có du lịch châu Âu, tôi phải lo học thuộc lòng câu của William Shakespear: “I always feel happy, you know why? Because I d'ont expect any thing from anyone.”

image
Tới phi trường Berlin (TXL) lại cũng phải đi cầu thang sắt xuống, rồi đi xe bus vô phi trường, xem ra phi trường này còn nhỏ và thiếu tiện nghi hơn phi trường Paris, tôi lại tiếp tục xách carry-on mệt nghỉ, chứ không kéo đi nhẹ nhàng như ở các phi trường Mỹ. May mà hai nước Pháp và Đức là hai nước lớn lại có nền kinh tế vững mạnh trong khối châu Âu!
image
Đúng là có đi ra ngoài mới thấy nước Mỹ là số một, đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả hàng hóa ở Mỹ và châu Âu, hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa rẻ. Sau này về đến phi trường LAX tôi thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả đều được chuẩn bị phục vụ chu đáo nhanh gọn, lịch sự. Đúng là “sweet home” Ôi! “My beautiful America”. Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự yêu mến và tự hào về quê hương thứ 2 của tôi : Nước Mỹ yêu dấu! Quả là:

“Phải chờ đến xế chiều
Ta mới thấy ánh sáng ban ngày rạng rỡ biết bao!”


Nói đến niềm tự hào về nước Mỹ, tôi lại nhớ đến sự việc trên chuyến Cruise Coastal vừa đi. Ngày thứ hai lên tàu thì toilet trong phòng bị nghẹt, tôi gọi điện cho họ sửa mấy lần mà tình trạng vẫn không thay đổi, tôi phải xuống chỗ “Customer Service” để xếp hàng đi khiếu nại.Thật ngạc nhiên khi họ “tỉnh bơ” cho biết không phải chỉ riêng phòng tôi mà các phòng ở tầng 2, 5, 8 đều bị như vậy, họ đang sửa, khi nào xong họ sẽ thông báo. Tôi bèn hỏi:
- Trong khi chờ sửa, thì khách giải quyết vụ toilet ra sao?
- Đi kiếm mấy cái toilet công cộng mà xài
- Nhưng chúng ở đâu?
image
Sau một hồi thắc mắc tới lui, họ mới chịu lục sơ đồ ra để tìm và cho biết một cái ở lầu 9, một cái khác ở lầu 4. Nghĩa là khi hữu sự phải “ôm bụng” chạy vòng vòng mấy tầng lầu để đi tìm cái toilet công cộng và xếp hàng chờ tới phiên. Chắc là dân châu Âu quen kiểu này rồi nên không thấy phiền?
Trở về phòng, tôi bực bội kể lại cho chị bạn cùng phòng nghe, chị là bác sĩ hưu trí ở Đức. Sáng nay chị đã là nạn nhân “ôm bụng” chạy vòng vòng, may mà tình cờ tôi nhớ ra cái toilet công cộng ở lầu 9 cạnh bên nhà hàng, nên chỉ cho chị. Do đó tôi tưởng chị là “đồng minh” bèn nói:
- Hệ thống phục vụ trên tàu quá tệ! Đã vậy xem ra họ còn thản nhiên cho đó là chuyện nhỏ, không hề có một lời xin lỗi khách hàng. Ở Mỹ thì họ đã xin lỗi ríu rít rồi...
Không ngờ chị phản ứng mạnh:
- Mệt quá, Mỹ cái gì cũng tốt, cũng ngon lành hết! Dân Mỹ được nuông chiều quá hóa hư! Bởi vậy trên thế giới, Mỹ đi đâu cũng bị chúng ghét, bị khủng bố cho chết hết là đúng rồi! Lúc nào cũng đòi hỏi thứ này, thứ kia , còn đòi xin lỗi...“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”...

image

Chị mắng cho một hồi “tràng giang đại hải” mà vẫn chưa hả cơn giận. Tôi ngơ ngác vì bỗng dưng mình bị “giũa” một trận te tua chỉ vì là “dân Mỹ” mà nào tôi có đòi hỏi điều gì cao cấp đâu, chỉ là những nhu cầu căn bản thôi. Thôi “một sự nhịn chín sự lành”, nên tôi nín nhịn vì chị lớn hơn tôi nhiều, coi như mình nhịn “chị hai” trong nhà cho mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp trong chuyến đi chơi! Suy ra mới biết tinh thần “bài Mỹ” ở các nước Âu châu khá mạnh (ghé vô Nga 1 ngày tham quan cũng phải nộp tiền làm đơn xin visa). Kiểu này qua các nước Trung Đông chắc bị “xơi tái” quá, nhưng tôi nhớ một lần cách đây 5,6 năm dân Mỹ qua Ai cập thì lại được đối xử như VIP, đi đâu cũng được ưu tiên và có xe jeep hộ tống “tiền hô, hậu ủng” rất oai!
Hôm sau tâm sự với một chị bạn khác về nỗi ấm ức bị mắng oan. Chị trả lời:
- Chắc tại chị ấy ở Đức lâu, nên ngấm tinh thần “tự tôn dân tộc” của dân Đức, không muốn nước nào qua mặt, mà như vậy là tự ái dân tộc dỏm, vì dù gì mình cũng là người Vyết Nam! (Chị cười) Ai bảo Mỹ giàu hơn, mạnh hơn nên dễ bị chúng ghét!
Tôi chán ngán:
- À thì ra vậy! Hèn gì em nghe người ta thường nói “ở đời mình thua chúng khinh, mình hơn chúng ganh ghét, mình bằng chúng nói xấu”.
Không biết đến bao giờ các dân tộc trên thế giới sẽ sống với nhau trong tâm trạng “để hận thù người người lắng xuống” hầu không còn ai cảm thấy:

“Đôi khi ta muốn thoát ly
Đi thật xa khỏi cuộc đời này
Xa lìa chuyện ganh đua với chê bai”

(L.H.H.)

image
Dù sao nhờ có đi ra ngoài, có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh, tôi mới biết trân quý hơn những điều tôi đang được hưởng mỗi ngày ở xã hội này, mà đôi khi quá quen, tôi cứ xem đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình (giống như trong đời sống gia đình có nhiều người có phước có được những bà vợ, ông chồng rất tốt, rất tử tế, nhưng họ không hề biết quý và cứ nghĩ đó là chuyện đương nhiên và bình thường, cho đến khi không còn nữa mới hối tiếc thì đã muộn!). Khi ý thức lại những tiện nghi của đời sống ở Mỹ mà tôi vẫn xem đó là chuyện bình thường, tôi mới biết đôi khi nó là niềm ước mơ của biết bao người trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Họ không chỉ cần những nhu cầu vật chất căn bản của đời sống nhưng còn cần những nhu cầu căn bản về tinh thần (quyền làm người, quyền tự do...) mà họ khát khao nhưng không hề được đáp ứng!

image
Xin cám ơn Chúa, xin cám ơn đời đã cho tôi có một cuộc sống tương đối an lành trên xứ Mỹ này, để từ đó tôi biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh khác nơi quê nhà, vì có thể “Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đợi ta” bởi:

“Tình yêu là trái chín của mọi mùa
Nằm trong tầm với của mọi bàn tay”
(Mẹ Theresa)

Phượng Vũ
9/2013





__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thursday, November 20, 2014

Chúa Nhật 34: Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ Năm A


  
Audio- Thirty-fourth  Sunday, November 23, 2014 Daily Mass Readings Year A

Chúa Nhật 34 Quanh Năm Năm A
Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

Bài Ðọc I: Ed 34, 11-12. 15-17
"Phần các ngươi là những đoàn chiên của Ta, Ta xét xử giữa chiên với chiên".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa là Thiên Chúa phán: "Này chính Ta săn sóc đoàn chiên của Ta và Ta sẽ kiểm soát chúng. Như một mục tử kiểm điểm đoàn chiên trong ngày chúng bị tản mát, thì Ta cũng kiểm điểm đoàn chiên Ta như vậy. Ta sẽ giải thoát chúng khỏi mọi nơi mà chúng đã bị phân tán, và trong ngày mây mù đen tối.
"Chính Ta sẽ chăn dắt các chiên Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ, Chúa là Thiên Chúa phán như thế. Ta sẽ tìm con chiên đã mất, sẽ đem con chiên lạc về, sẽ băng bó con chiên bị thương tích, sẽ lo chữa con chiên bị ốm đau, con nào mập béo, Ta sẽ chăm sóc, và sẽ chăn dắt nó trong sự công chính.
"Còn các ngươi, hỡi chiên của Ta, Chúa là Thiên Chúa phán thế này: Này Ta sẽ phân xử giữa con này với con khác, giữa cừu đực với dê đực".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 22, 1-2a. 2b-3. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).
Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì Người thả tôi nằm nghỉ. - Ðáp.
2) Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Ðáp.
3) Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu tôi thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu tôi đầy tràn chan chứa. - Ðáp.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.

Bài Ðọc II: 1 Cr 15, 20-26. 28
"Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, để Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi sự".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Ðức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Ðức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Ðức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ðức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực.
Nhưng Người còn phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người. Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết. Khi mọi sự đã suy phục Người, bấy giờ chính Con cũng sẽ suy phục Ðấng đã bắt mọi sự suy phục mình, để Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi sự.
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mc 11, 10
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Ðavít tổ phụ chúng ta đã đến. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 25, 31-46
"Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người, và sẽ phân chia họ ra".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.
"Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta".
"Khi ấy người lành đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?" Vua đáp lại: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta".
"Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: "Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!"
"Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: "Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?" Khi ấy Người đáp lại: "Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta". Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu".
Ðó là lời Chúa.

The Solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe
Lectionary: 160

Reading 1EZ 34:11-12, 15-17

Thus says the Lord GOD:
I myself will look after and tend my sheep. 
As a shepherd tends his flock
when he finds himself among his scattered sheep,
so will I tend my sheep.
I will rescue them from every place where they were scattered
when it was cloudy and dark. 
I myself will pasture my sheep;
I myself will give them rest, says the Lord GOD. 
The lost I will seek out,
the strayed I will bring back,
the injured I will bind up,
the sick I will heal,
but the sleek and the strong I will destroy,
shepherding them rightly.

As for you, my sheep, says the Lord GOD,
I will judge between one sheep and another,
between rams and goats.

Responsorial Psalm PS 23:1-2, 2-3, 5-6

R/ (1) The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
The LORD is my shepherd; I shall not want.
In verdant pastures he gives me repose.
R/ The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
Beside restful waters he leads me;
he refreshes my soul.
He guides me in right paths
for his name's sake.
R/ The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
You spread the table before me
in the sight of my foes;
you anoint my head with oil;
my cup overflows.
R/ The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
Only goodness and kindness follow me
all the days of my life;
and I shall dwell in the house of the LORD
for years to come.
R/ The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.

Reading 21 COR 15:20-26, 28

Brothers and sisters:
Christ has been raised from the dead,
the firstfruits of those who have fallen asleep. 
For since death came through man,
the resurrection of the dead came also through man.
For just as in Adam all die,
so too in Christ shall all be brought to life,
but each one in proper order:
Christ the firstfruits;
then, at his coming, those who belong to Christ;
then comes the end,
when he hands over the kingdom to his God and Father,
when he has destroyed every sovereignty
and every authority and power. 
For he must reign until he has put all his enemies under his feet. 
The last enemy to be destroyed is death.
When everything is subjected to him,
then the Son himself will also be subjected
to the one who subjected everything to him,
so that God may be all in all.

Gospel MT 25:31-46

Jesus said to his disciples:
"When the Son of Man comes in his glory,
and all the angels with him,
he will sit upon his glorious throne,
and all the nations will be assembled before him. 
And he will separate them one from another,
as a shepherd separates the sheep from the goats. 
He will place the sheep on his right and the goats on his left. 
Then the king will say to those on his right,
'Come, you who are blessed by my Father. 
Inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world. 
For I was hungry and you gave me food,
I was thirsty and you gave me drink,
a stranger and you welcomed me,
naked and you clothed me,
ill and you cared for me,
in prison and you visited me.’
Then the righteous will answer him and say,
'Lord, when did we see you hungry and feed you,
or thirsty and give you drink? 
When did we see you a stranger and welcome you,
or naked and clothe you? 
When did we see you ill or in prison, and visit you?’
And the king will say to them in reply,
'Amen, I say to you, whatever you did
for one of the least brothers of mine, you did for me.’
Then he will say to those on his left,
'Depart from me, you accursed,
into the eternal fire prepared for the devil and his angels.
For I was hungry and you gave me no food,
I was thirsty and you gave me no drink,
a stranger and you gave me no welcome,
naked and you gave me no clothing,
ill and in prison, and you did not care for me.’
Then they will answer and say,
'Lord, when did we see you hungry or thirsty
or a stranger or naked or ill or in prison,
and not minister to your needs?’
He will answer them, 'Amen, I say to you,
what you did not do for one of these least ones,
you did not do for me.’
And these will go off to eternal punishment,
but the righteous to eternal life."

Chúa Nhật 34 Thường Niên Năm A
Chúa Nhật Lễ Chúa Yêsu Kitô Vua
Vị Vua Mục Tử
(Ez 34,11-12.15-17; 1C 15,20-26a.28; Mt 25,34-41)

Phúc Âm: Mt 25, 31-46
"Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người, và sẽ phân chia họ ra".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.
"Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta".
"Khi ấy người lành đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?" Vua đáp lại: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta".
"Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: "Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!"
"Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: "Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?" Khi ấy Người đáp lại: "Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta". Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu".

Suy Niệm:
Chúa Nhật XXXIV Thường Niên A - Chúa Nhật Lễ Chúa Yêsu Kitô Vua
Ez 34,11-12.15-17; 1C 15,20-26a.28; Mt 25,34-41
Hôm nay lễ Chúa Yêsu Làm Vua. Từ ngữ này có vẻ lỗi thời, không khoái tai nhiều người, khiến nhiều người cũng ngại đọc lên. Nhưng nếu tất cả đã nghe Lời Chúa hôm nay và tìm hiểu ý nghĩa, người ta sẽ thấy việc Chúa Yêsu làm Vua không có gì động đến chính trị và từ ngữ kia có một ý nghĩa rất phong phú.

A. Vị Vua Mục Tử
Trước hết, bài sách Êzêkiel đưa chúng ta về quan niệm "Vua" ở trong Kinh Thánh. Dĩ nhiên trong quá trình lịch sử, Dân Chúa cũng như mọi dân tộc khác đã đi qua chế độ quân chủ. Và từ ngữ "Vua" ở trong Kinh Thánh cũng ám chỉ vị hoàng đế cai trị một quốc gia. Nhưng ngay từ khi Dân Chúa nghĩ đến chế độ ấy, Kinh Thánh đã có một lập trường và một lý luận rất đặc biệt.
Chúng ta nhớ câu truyện Dân đến xin tiên tri Samuel thiết lập chế độ quân chủ. Ông đã bắt đầu phản kháng như thế nào. Ông khẳng định đó chỉ là chế độ bóc lột làm khổ dân. Nhưng cuối cùng ông đã nhượng bộ trước sức ép. Nói đúng hơn, ông đã vâng lời Chúa. Và chính Chúa cũng tỏ ý phải chiều theo sự cứng lòng cứng dạ của một dân bướng bỉnh. Nghĩa là ngay từ đầu, Thánh Kinh đã không có cảm tình với chế độ quân chủ.
Và kinh nghiệm cho thấy vị vua đầu tiên đã không tốt. Vì thương dân, Chúa đã phải ra tay cứu vớt. Người không áp đặt ý tưởng của Người, nhưng sửa chữa ý tưởng của người ta và nâng nó lên đến chỗ hoàn thiện. Chúng ta hãy cảm mến thái độ quảng đại chiếu cố cũng như quyền năng êm ái của Người.
Người không hủy bỏ quân chủ, nhưng ban cho Dân một vị vua lý tưởng. Ðó là Ðavít. Hồi ấy, chàng còn là đứa trẻ tóc hoe, đang chăn chiên ngoài đồng. Chúa đã gọi chàng và xức dầu cho chàng làm vua. Mặc dầu đời vua Ðavít không tránh khỏi mọi lỗi lầm, nhưng tựu trung, đó vẫn là vị vua lý tưởng của Kinh Thánh vì ông kính sợ Chúa, rất khiêm nhu và từ tâm, luôn nhớ nguồn gốc và các đức tính chăn chiên của mình. Hành động đặc sắc nhất người làm sau khi được phong vương là đi đương đầu với tên địch thủ Golyat. Ðavít đã thắng y với phương pháp và tâm hồn một cậu bé chăn chiên đạo đức.
Thành ra khi ví các bậc lãnh đạo dân tộc như mục tử, Kinh Thánh không phải chỉ dùng thể văn thời bấy giờ và quan niệm hoàng đế cai trị dân giống như mục tử săn sóc đoàn chiên. Luôn luôn không nhiều thì ít, Kinh Thánh vẫn muốn gợi lại hình ảnh Ðavít, vị vua mục tử rất đẹp lòng Thiên Chúa. Ðặc biệt khi loan tin Ðấng Thiên Sai sẽ có huy hiệu hoàng đế, Kinh Thánh không nghĩ đến vua chúa của các nước lân bang, nhưng chỉ nghĩ đến Ðavít và quan niệm Ðấng Thiên Sai sẽ là vua nhưng là một vua mục tử, khiêm cung, tận tụy, từ tâm.
Bài sách Êzêkiel hôm nay chứng thực điều đó. Nhà tiên tri loan báo ơn Chúa cứu dân. Người sẽ cứu dân ra khỏi cảnh lưu đày và tái lập quốc gia của họ ngay trên xứ sở của họ. Người sẽ làm thế nào? Êzêkiel đáp: Người sẽ làm như một mục tử. Người coi dân lưu đày như đàn chiên tản mác. Người sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi mà chúng đã bị phân tán trong ngày mù tối, ra khỏi các dân mà chúng đang nô lệ. Người đưa tất cả về trên Núi Thánh cho chúng được gặm cỏ nơi những cánh đồng xanh rì và được nghỉ ngơi bên những dòng suối mát. Chính Người chứ không phải ai khác sẽ chăn dắt chúng; tức là chính Người sẽ lãnh đạo dân, làm vua của dân chứ không ai khác nữa. Chúa tuyên bố Người là vua. Nhưng là vua mục tử và là mục tử tốt sẽ săn sóc từng con chiên, đáp ứng yêu cầu của từng con; đồng thời sẽ không để dê cừu lẫn lộn kẻo chúng húc và làm hại nhau, tức là Chúa sẽ phân biệt kẻ dữ người lành, để đàn chiên của Người, Dân thánh của Người được bình an hạnh phúc.
Ðó là lời sấm của Êzêkiel. Ông loan báo việc Chúa dắt dân trở về, nhưng có thể nói chẳng khi nào để họ lại trở thành một vương quốc có vua cai trị nữa, mà để họ làm thành một dân có sứ mạng thiêng liêng, phổ biến ơn cứu độ của Chúa và có Chúa lãnh đạo một cách vô hình.
Nhưng Thánh Thần đã dùng Êzêkiel để nói về những việc xa hơn. Và đoạn tiên tri hôm nay vẫn được coi như là lời loan báo thời đại Thiên sai. Chúa Cứu thế đã đến không phải chỉ để tập họp một dân tản mác lại, mà là muôn dân thiên hạ làm thành một Hội Thánh. Và Người đã xưng mình là mục tử tốt, cắt đặt các bậc lãnh đạo trong Hội Thánh làm mục tử.
Tuy nhiên viễn tượng của bài tiên tri còn đi xa hơn, đi đến tận cùng lịch sử. Chỉ ở đó, vào thời cánh chung, mọi chiên tản mác của Chúa mới vĩnh viễn được thu về Núi Thánh, để được nghỉ ngơi vô tận bên các dòng suối hạnh phúc từ lòng Thiên Chúa Ba Ngôi chảy ra. Khi ấy người ta mới thấy rõ Người là Vua mục tử cụ thể như thế nào! Và người ta sẽ hân hoan sung sướng nhận Người làm Vua một cách thắm thiết biết bao!
Dĩ nhiên bài sách Êzêkiel chưa nói rõ được tất cả. Nhưng nó đã gợi lên; và có thể giúp ta đi vào hai bài đọc sau.

B. Vị Vua Vâng Lời
Bài thư Phaolô đưa chúng ta đến thời đại cánh chung. Chúa Yêsu sống lại là hoa quả đầu mùa. Người sẽ lôi theo tất cả loài người và tạo vật sống lại. Người như Ađam mới. Nếu Ađam cũ đã lôi cả loài người - và qua loài người - cả tạo vật vào hư hỏng và chết chóc, thì Ađam mới lại càng kéo được toàn thể nhân loại sa ngã và tạo vật hư hoại đi vào cõi sống muôn đời... Bây giờ chưa xảy ra như thế. Chúa Yêsu đang còn phải lôi kéo tất cả ra khỏi vòng nô lệ của mọi thứ thù địch để kết hợp tất cả vào Thân Mình Người. Khi nào làm xong công việc ấy; Người sẽ tiêu diệt kẻ thù cuối cùng là sự chết. Bấy giờ tất cả sẽ sống lại. Và Chúa Kitô sẽ dâng tất cả lên cho Thiên Chúa để Người là mọi sự ở trong tất cả.
Ðối với chúng ta bản văn trên đã quen thuộc. Và chúng ta hiểu rằng hiện nay Ơn Chúa đang làm việc trong lịch sử để dần dần tất cả được quy lại dưới một Ðầu là chính Ðức Yêsu Kitô. Người là Vua vô hình của toàn thể Hội Thánh là Thân Thể của Người. Người là Vua của toàn tạo dựng được cứu chuộc nhờ mầu nhiệm Thập giá.
Nhưng theo lời thư Phaolô, chúng ta có thể tự hỏi: như vậy Chúa Yêsu không là Vua vĩnh viễn sao? Vào lúc cánh chung, Người sẽ dâng vương quốc của Người cho Thiên Chúa. Vương quyền của Người sẽ không vô tận như chúng ta vẫn tin!
Không! Ai có thể tách rời Chúa Kitô ra khỏi Thiên Chúa? Vương quyền mà Người đã nhận được sau mầu nhiệm tử nạn phục sinh có tính cách vĩnh viễn. Thánh Phaolô viết như trên để nói lên một chân lý: Ðức Kitô đã được làm Vua trong mầu nhiệm Thánh giá vì đức vâng lời của Người. Người luôn luôn làm theo Thánh ý Thiên Chúa và đã vâng lời cho đến chết trên thập giá, nên đã được tôn vinh trên hết thảy, để từ đó nghe Danh Yêsu, trên trời dưới đất đều thờ lạy... Vậy như Người đã làm Vua vì vâng lời, thì chúng ta muốn vào Nước của Người, muốn được kết hợp vào Thân thể của Người, chúng ta cũng phải có lòng vâng lời Thiên Chúa, tức là thi hành mọi huấn giới của Người. Có như vậy, Chúa Yêsu mới là Ađam mới và chúng ta mới là dòng dõi Ađam mới, khác với Ađam cũ và dòng dõi cũ của ông ở điểm: Ađam cũ và dòng dõi ông đã hư đi vì bất vâng phục, thì Ađam mới và dòng dõi mới của Người sẽ được tôn vinh nhờ đức vâng lời. Khi nói: sau khi đã làm cho tất cả suy phục mình thì Ðức Kitô dâng tất cả cho vương quyền Thiên Chúa, thánh Phaolô không có ý nói đến những công việc trước sau, nhưng chỉ muốn gợi lên ý nghĩa sâu xa và điều kiện căn bản của việc chúng ta thuộc về Ðức Kitô, vì suy phục Người và muốn được Người làm Vua thì phải vâng lời Thiên Chúa, tức là thi hành Thánh ý của Người, như chính Ðức Kitô, vì vâng lời Thiên Chúa, mà được đặt lên thống lĩnh mọi tạo vật. Cũng một hành vi đã đưa Chúa Yêsu lên làm Vua, cũng đưa chúng ta vào Nước của Người, cũng là Nước Thiên Chúa.
Chúng ta hãy dựa vào bài Tin Mừng hôm nay để xác định thêm về hành vi này.

C. Vị Vua Nhân Ái
Cũng như thánh Phaolô, trong bài Tin Mừng này, thánh Matthêô muốn có một cái nhìn tiên tri về ngày chung thẩm. Vì quen với văn Cựu Ước, nên khi nghĩ đến ngày của Thiên Chúa, người nhớ ngay tới hình ảnh Con Người mà tiên tri Ðaniel đã vẽ ra. Do đó, người viết: khi Con Người sẽ đến trong vinh quang của Người, có mọi thiên thần của Người hầu cận, thì Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người.
Chúng ta thấy ngay thánh Matthêô đã muốn ám chỉ Con Người thật là một vị hoàng đế uy nghi, có tất cả mọi sự thuộc về mình. Nhưng vị hoàng đế ấy lại như một mục tử đang kêu mọi dân tộc đến với đàn chiên. Người là Chúa Con vì Người gọi những kẻ lành là kẻ được Cha Người chúc phúc. Như vậy, vào ngày chung thẩm chính Chúa Yêsu sẽ đến phán xét chúng ta. Người ngự trên ngai vinh hiển như một vị Vua. Nhưng cách làm việc của Người lại như một mục tử. Người là Vua mục tử như Êzêkiel đã loan báo. Người phân các dân tộc ra hai bên tả hữu của Người như mục tử phân chiên ra khỏi dê.
Ðể làm công việc này, Người chỉ có một tiêu chuẩn: bên những người lành là những kẻ đã thi hành lòng nhân ái; còn bên kẻ dữ là những kẻ thiếu lòng nhân đạo. Ðiều khó hiểu là Người đã xét xử người ta theo lòng nhân ái và nhân đạo đối với chính Người. Nhưng có ai đã gặp Người ở trần gian mà thi hành lòng nhân ái? Câu Người trả lời còn lạ lùng hơn nữa. Người nói: Khi các ngươi làm hay không làm gì cho một trong các anh em hèn mọn nhất của Người là làm hay không làm cho chính Người.
Truyền thống đã cắt nghĩa từ ngữ "các anh em hèn mọn nhất" ám chỉ mọi con người thiếu thốn, đau khổ mà chúng ta gặp. Quả thật, hết mọi người đã trở thành anh em của Chúa Yêsu kể từ ngày Người mặc lấy bản tính nhân loại. Và khi hiểu như vậy, chúng ta có lý để khẳng định rằng sau này Chúa sẽ phán xét chúng ta theo thái độ bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Và đó chính là lệnh truyền Người đã để lại cho chúng ta trước khi về trời. Và như thế chúng ta thấy thánh Matthêô và thánh Phaolô đã hợp ý với nhau khi nói rằng muốn được nhận vào Nước của Chúa Yêsu sau này, chúng ta phải vâng lời Người mà yêu thương bác ái với anh em.
Nhưng dường như thánh Matthêô hiểu từ ngữ "các anh em hèn mọn của Chúa" một cách hẹp hơn. Người nghĩ đặc biệt đến các môn đệ tông đồ của Chúa vì người chỉ dùng từ ngữ này trong hai trường hợp khác (ở đoạn 12,50 và 28,10) đều để nói về môn đệ. Họ thật là những người hèn mọn vì gia thế của họ không có gì cả. Và nhất là vì họ phải nên giống như Người là Ðấng đã tự hạ để trở thành tôi tớ. Cụ thể, ở thời Matthêô, các Tông đồ thừa sai của Chúa bị tầm nã, bắt bớ, đánh đập, phỉ báng vì Danh Chúa. Họ đang sống mầu nhiệm Thập giá là mầu nhiệm cứu thế của Chúa. Những ai đón nhận họ quả thật là đón nhận Chúa. Và những ai cho họ một ly nước lã vì họ là môn đệ thì quả thật là như ban cho chính Chúa. Người ta săn sóc các môn đệ trong hoàn cảnh bắt bớ là săn sóc chính Chúa và xứng đáng với Nước Trời rồi vậy.
Giải thích từ ngữ trên cách nào cũng rất hợp lý. Và giữ cả hai cách lại còn hợp lý hơn. Muốn vào Nước Trời, người ta phải đón nhận các Tông đồ của Chúa, cho dù bề ngoài họ chỉ là những con người hèn mọn. Bấy giờ người ta mới thật sự không đón nhận họ như người phàm và sứ điệp của họ như sự khôn ngoan của thế gian, nhưng như các anh em của Chúa và như Tin Mừng cứu độ. Lúc ấy người ta cũng sẽ khám phá ra rằng theo đạo là hội nhập một cộng đoàn khiêm tốn gồm phần lớn những người nghèo khó, bởi vì chính Chúa, tuy là Vua nhưng cũng đã sống như một mục tử, đến nỗi đã bỏ mạng sống mình vì đàn chiên của Người. Và người ta sẽ hiểu rõ vì sao lệnh truyền của Người là bác ái và có tuân giữ lệnh truyền của Người mới được vào Nước Trời.
Giờ đây Chúa cũng ngự đến trong Bí tích Thánh Thể. Người thật là Vua của chúng ta. Nhưng Người lại chia sẻ Thịt Máu Người cho đàn chiên. Nhận lấy ơn thiêng của Người chúng ta phải muốn xả kỷ hy sinh cho anh em. Và khi làm như vậy chúng ta thống trị được bao khuynh hướng xấu xa phát xuất từ căn bản tội lỗi do nguyên tổ để lại, tức là óc kiêu ngạo, không muốn vâng phục và chỉ muốn đè trên người khác. Chúng ta sẽ làm cho vương quyền của Chúa Yêsu lan ra nơi con người và đời sống của chúng ta. Chắc chắn xã hội sẽ được nhờ ảnh hưởng của Vương quyền đó và dần dần hết mọi người sẽ thấy Chúa chỉ là Vị Vua Mục Tử rất đáng mến và không có gì phải sợ cho các quyền lợi trần gian.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)


__._,_.___

Posted by: Tracy Dong 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List