Popular Posts

Friday, February 22, 2019

ĐỨC PHẬT VÀ CÁC CÕI SIÊU HÌNH


ĐỨC PHẬT
VÀ CÁC CÕI SIÊU HÌNH
Toàn Không

I). ĐỨC PHẬT VÀ THIÊN THẦN:
     Một thời, Đức Phật giáo hóa tại Na Đà, xứ Kiền Trà, bấy giờ, Tôn giả A Nan Đà ngồi một mình trong tịnh thất im lặng suy nghĩ:
     “Thật là kỳ đặc, Đức Thế Tôn thụ ký cho từng người làm cho họ được nhiều lợi ích, như đại Thần Già Già La sau khi chết, Đức Thế Tôn ghi nhận vị ấy dứt được năm hạ phần kết sử, liền sinh về cõi Trời, khi hết tuổi thọ cõi Trời sẽ nhập Niết Bàn, không phải trở lại cõi này nữa.
     Tỳ Già Đà Lợi Châu, Già Lâu, Tẩu Bà Đầu v.v..., các đại Thần này sau khi qua đời, Đức Thế Tôn đều thọ ký cho họ đã đoạn trừ năm hạ phần kết sử được sinh lên cõi Trời, và sẽ diệt độ tại đó, không còn tái sinh lại đây nữa.
     Lại có 50 người khác qua đời, Đức Thế Tôn thụ ký là họ sạch hết ba hạ phần kết sử, chứng quả thứ hai là Tư Đà Hàm, chỉ còn tái sinh lại đây một lần là dứt sạch gốc khổ. Đồng thời cũng có 50 vị khác qua đời, Đức Thế Tôn thọ ký họ chứng quả thứ nhất Tu Đà Hoàn, không còn bị đọa vào ác đạo, chỉ còn tái sinh vào cõi này 7 lần nữa, và cuối cùng sạch hết gốc khổ.
     Hơn nữa, những đệ tử của Thế Tôn khi qua đời, Thế Tôn đều thụ ký cho họ rằng: người này sinh chỗ này, người kia sinh chỗ kia. Người Ương Già, người Bạt Kỳ, người Câu Tát La v.v..., 16 nước đều có người qua đời, Thế Tôn đều thọ ký cho họ cả.
     Trái lại, người nước Ma Kiệt, đều là dòng dõi Vua Chúa, đã có những người qua đời không được Ngài thụ ký”.
     Nghĩ rồi, Tôn giả A Nan Đà đứng lên đi đến chỗ Phật, cúi lễ rồi thưa:
- Vừa rồi, con ở trong tịnh thất, im lặng suy nghĩ: “Thật là kỳ đặc, Đức Thế Tôn thụ ký cho từng người, trong 16 nước đều có người qua đời đều được Thế Tôn thọ ký, làm lợi ích cho họ, chỉ có nước Ma Kiệt, cũng có người qua đời nhưng chưa được Thế Tôn thụ ký”, cúi mong Thế Tôn thọ ký cho họ, để làm lợi ích cho tất cả Trời Người.
     Lại nữa Vua Tần Bà Sa La, Bình Sa Vương, là Cư sĩ, hết lòng tin Phật, có nhiều sự cúng dàng Tam Bảo, nhưng chưa được Thế Tôn thọ ký, cúi xin Thế Tôn thụ ký cho ông ta để làm lợi ích cho chúng sinh, thưa xong, Tôn giả A Nan Đà vái lạy rồi lui đi.
     Lúc ấy, Đức Phật vào thành Na Già khất thực, xong Ngài đến khu rừng ngồi dưới gốc cây quán chiếu nơi thọ sinh của người nước Ma Kiệt đã qua đời. Khi đó có một vị Thần đứng cách không xa Đức Phật, tự xưng tên mình và nói:
- Tôi tên là Xà Ni Sa, tôi là Xà Ni Sa, tôi thấy được dấu đạo.
     Đức Phật hỏi:
- Ông có việc gì mà tự xưng là Xà Ni Sa, ông có pháp gì mà nói là thấy dấu đạo?
     Xà Ni Sa đáp:
- Không có việc gì khác, tôi vốn là một vị Vua ở trong giáo pháp của Như Lai, làm người Cư sĩ, nhất tâm niệm Phật khi qua đời, nên được sinh làm Thái tử của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, được quả thứ nhất Tu Đà Hoàn, không còn đọa vào đường dữ nữa, và trong 7 đời liên tiếp sẽ thường gọi là Xà Ni Sa.
     Lúc đó, Đức Phật rời khu rừng ấy đến khu Na Đà xứ Kiền Trà, Ngài bảo một Tỳ kheo:
- Thầy đi gọi Tỳ Kheo A Nan đến gặp Ta.
     Tỳ Kheo ấy thưa:
- Vâng.
     Khi Tôn giả A Nan Đà đến vái lễ xong thưa:
- Hàng ngày con thấy Thế Tôn tịch tịnh, bây giờ Ngài nghĩ gì mà dung nhan Thế Tôn vui tươi khác lạ? Xin Thế Tôn cho con được biết.
     Đức Phật bảo:
- Sáng nay, Thầy vì người qua đời nước Ma Kiệt, đến chỗ Ta cầu thỉnh thọ ký, rồi ra đi. Ta đi khất thực xong đến rừng ngồi dưới gốc cây quán sát chỗ thụ sanh của người Ma Kiệt sau khi qua đời. Lúc ấy, cách Ta không xa, có một vị Thần, tự xưng tên rằng: “Tôi tên là Xà Ni Sa, tôi là Xà Ni Sa”. A Nan, Thầy đã từng nghe tên Xà Ni Sa chưa?
     Tôn giả A Nan Đà thưa:
- Con chưa từng nghe, nay con nghe tên ấy, con sinh lòng sợ hãi, lông tóc dựng ngược. Thưa Đức Thế Tôn, vị Thần này chắc là có công đức lớn, nên có tên là Xà Ni Sa?
     Đức Phật bảo:
- Rồi Thần ấy nói: “Tôi thấy được dấu đạo”. Trước hết Ta hỏi Thần ấy: “Ông do pháp gì mà tự xưng thấy dấu đạo?” Xà Ni Sa đáp: “Tôi chỉ vì trước kia là Vua người, là đệ tử và có lòng tin Phật, chứng quả Tu Đà Hoàn, khi qua đời sinh vào làm con Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Tôi không còn sinh vào cõi dữ nữa, chỉ sanh lại cõi Ngưòi 7 lần thì dứt hết gốc khổ. Trong 7 lần tái sinh đều có tên là Xà Ni Sa
--- :: --
     Bấy giờ, các vị Trời Đao Lợi tụ tập ở một nơi, khi đó Tứ Thiên Vương đều ngồi theo hướng của mình như sau:
- Đề Đầu Lại Tra Thiên Vương ngồi ở hướng Đông, quay mặt về hướng Tây, Vua Trời Đế Thích cõi Đao Lợi ngồi trước mặt.
- Tỳ Lâu Nặc Thiên Vương ngồi ở hướng Nam, quay mặt về hướng Bắc, Vua Trời Đế Thích ngồi ở trước mặt.
- Tỳ Lâu Bác Xoa Thiên Vương ngồi ở hướng Tây, mặt hướng về phía Đông, Đế Thích ngồi ở trước mặt.
- Tỳ Sa Môn Thiên Vương ngồi ở hướng Bắc, mặt hướng về phía Nam, Đế Thích ngồi ở trước mặt.
     Sau khi Bốn Thiên Vương ngồi xong, tới phiên Xà Ni Sa và các đại Thiên Thần ngồi. Các vị này, trước kia đều theo Phật tu hành, giữ giới, nên khi qua đời được sinh đến cõi Trời Đao Lợi, được hưởng năm thứ phúc báo là:
1- Sống lâu,
2- Đẹp đẽ,
3- Người Trời,
4- An lạc,
5- Uy đức.
     Khi ấy, chư Thiên Đao Lợi đều hân hoan vui mừng và nói: “Chúng Thiên tăng lên, chúng Thần giảm xuống”.
     Bấy giờ Vua Trời Đao Lợi biết chư Thiên có tâm niệm vui mừng, liền nói kệ:
Vô số Thiên Đao Lợi,
Cùng Đế Thích vui chơi,
Kính lễ Đức Như Lai,
Đấng Pháp Vương tối thượng.
Chư Thiên được phúc báo,
Thụ, sắc, danh, lạc, oai,
Theo Phật tu phạm hạnh,
Nên sinh về cõi này.
     Lúc đó Thiên Thần Xà Ni Sa nói: “Sở dĩ chư Thiên Đao Lợi tập hợp tại Thiện Pháp Đường, là để cùng nhau thảo luận, suy tư, quán sát về những giáo lệnh ấy. Sau đó mới dạy cho Tứ Thiên Vương, bốn Thiên Vương nhận lãnh xong rồi theo hướng của mình mà ngồi”.
(Còn tiếp)

ĐỨC PHẬT
VÀ CÁC CÕI SIÊU HÌNH
Toàn Khôn

     Nhưng ngay khi đó có ánh sáng lạ chiếu cả bốn phương.
     Chư Thiên Đao Lợi thấy ánh sáng lạ đều kinh ngạc và nói: “Nay có ánh sáng khác thường này, chắc là có điềm lạ gì đây? Ngay cả chư Thiên có oai Thần, cũng cảm thấy sợ”.
     Lúc ấy, Vua Trời Đại Phạm hóa thành Đồng tử, đầu có 5 búi tóc, đứng trong hư không ở trên Thiên chúng, dung mạo tuyệt đẹp, vượt hẳn Thiên chúng cõi Đao Lợi, thân màu sắc vàng tía, ánh sáng soi át hẳn ánh sáng chư Thiên.
     Chư Thiên Đao Lợi thấy, lặng yên, không chào không đón; Phạm Đồng Tử từ từ hạ xuống đúng chỗ mà ngồi một cách vui vẻ, vị Đại Phạm Thiên ấy vừa ngồi xong, liền biến ra một Đồng Tử khác ngồi ngay ngắn bất động trong hư không trên chư Thiên và nói kệ:
Đấng Điều phục vô thượng,
Đem ánh sáng cho đời,
Giảng nói pháp nhiệm mầu,
Phạm hạnh không ai bằng,
Khiến chúng sinh thanh tịnh,
Sinh về trời Tịnh Diệu.
     Nay ta nói để quý vị biết điều này, các vị hãy lắng nghe: “Các vị Cư sĩ, đệ tử của Như lai ở nước Ma Kiệt qua đời, có người chứng quả vị thứ ba A Na Hàm, có người chứng quả vị thứ hai Tư Đà Hàm, có người chứng quả vị thứ nhất Tu đà Hoàn. Có người sinh đến cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, hoặc có người sinh đến cõi Trời Hóa Tự Tại, có người sanh đến cõi Trời Đâu Suất, cõi Diệm Ma, cõi Đao Lợi, Tứ Thiên Vương, hoặc có người sinh lại cõi Người vào dòng Vua Chúa (Sát Đế Lợi), Quý tộc (Bà La Môn), được năm dục tự nhiên”.
     Rồi Phạm Đồng Tử nói kệ:
Bà tắc nước Ma Kiệt,
Những người đã mệnh chung,
Tám muôn bốn nghìn người,
Ta nghe họ đắc đạo,
Chứng quả Tu Đà Hoàn,
Không sinh vào cõi ác,
Đi trên đường chân chính,
Chứng đạo hay cứu tế,
Những hạng chúng sanh này,
Giữ gìn các công đức,
Trí tuệ, lìa ân ái,
Hổ thẹn, lìa vọng ngữ,
Ở giữa chư Thiên ấy,
Phạm Đồng nói như thế,
Họ được Tu Đà Hoàn,
Chư Thiên đều hoan hỷ.
     Tỳ Sa Môn Thiên Vương nghe bài kệ xong vui mừng nói:
- Đức Như Lai nói pháp chân thật, thật là kỳ diệu chưa từng có, ta vốn không biết Như Lai xuất hiện ở thế gian nói như thế, đồng thời khiến cho Chư Thiên Đao Lợi hoan hỷ.
     Lúc ấy Phạm Đồng Tử bảo Tỳ Sa Môn Thiên Vương:
- Đức Như Lai dùng sức phương tiện để nói về pháp thiện (lành) và bất thiện (ác) một cách đầy đủ, nhưng không có được pháp ấy (Chư Thiên không có pháp thiện ác); đồng thời Ngài nói pháp không tịch như có được pháp này (Chư Thiên có pháp này), đây là pháp vi diệu cũng như đề hồ (thức ăn bổ ích).
LỜI BÀN:
     Đọc đoạn Kinh trên, chúng ta nên tìm hiểu:
1). Sạch hết ba hạ phần kết sử là gì?
     Kết là tụ lại, Sử là sai sử, ràng buộc, Kết sử là bị trói buộc. Sạch hết ba kết sử là người tu đã dứt hết ba thứ như sau:
1. Tham ái dục: Tham ái là tham muốn nhục dục, luyến ái sáu trần, dính mắc bởi “sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”. Chúng là những cái mạnh nhất trói buộc con người vào vòng sinh tử. Muốn tận diệt chúng, phải nhận thức mối nguy hại của chúng, kiên trì quán sát mối nguy hại, kiểm soát sáu căn “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”. Đây là những con rắn độc giết hại tâm thanh tịnh.
2. Sân hận: Sân giận, hận thù, oán hờn, tật đố ganh ghét, hành giả phải quán sát để thấy rõ nguồn gốc xấu xa tệ hại của nó mà trừ bỏ xa lià nó. Đây là ngọn lửa dữ thiêu đốt con người, hành giả dùng tâm Từ Bi để đối trị, khi đã trừ bỏ xa lià được rồi, lòng sẽ nhẹ nhõm, dễ dàng tiến tới tâm định tĩnh vắng lặng.
3. Hôn trầm, thùy miên: Hôn trầm thùy miên là dã dượi, uể oải, không vui, ăn nhiều, ợ ngáp, lười biếng, muốn ngủ nghỉ, không muốn hành thiền, không muốn tinh tấn. Hành giả phải cố gắng ngăn chặn bằng cách suy nghĩ đến sinh tử vô thường đến lúc nào không biết, không còn kịp nữa; lại một kiếp trôi lăn không biết sẽ về đâu, nên phải cố gắng tỉnh thức, kiên trì.
     Người dứt tham ái dục, xa lìa hết sân giận và hết hôn trầm là sạch ba hạ phần kết sử, chứng quả thứ hai là Tư Đà Hàm, người này chỉ sinh lại cõi người một lần, rồi tu tiếp sẽ dứt hết khổ.
2). Sạch hết năm hạ phần kết sử là gì? Là người đã dứt ba kết sử ở trên, còn dứt luôn hai kết sử sau đây:
4. Trạo hối, phóng dật: Là hối tiếc, có trạng thái buông xuôi, chao động của tâm khi đã làm những điều bất thiện, hành động ác ấy đưa đến sự lo âu hối tiếc đã để xảy ra việc bất thiện. Cũng có tình trạng lo âu khi việc thiện để qua mất không làm nên đưa tới buông thả, lại có đủ thứ khoái lạc ở đời, nên thường nhớ nghĩ không dứt được, đối trị trạo hối phóng dật bằng cách tự hứa hẹn sẽ không để tình trạng như thế xảy ra nữa. Quyết dứt bỏ xa lià các điều lo âu và các điều vui thích ở đời, để đưa tâm trở lại an ổn trong việc hành thiền.
5. Nghi ngờ: Nghi ngờ là do dự trong qúa khứ, tương lai, và hiện tại, là nghi pháp hành trì, nghi Thiện tri thức giảng dạy, nghi chính mình không đủ khả năng. Khi nghi ngờ sẽ có tâm bất định làm cho việc hành trì bị trở ngại, hành giả phải chú tâm quán sát, tỉnh thức theo dõi, quán sát để ra khỏi sự bất định của nghi ngờ.
     Người dứt năm hạ phần kết sử, tức là chứng quả thứ ba A Na Hàm, sau khi qua đời sinh lên cõi Trời, rồi ở đó tiếp tục tu cho tới khi qua đời sẽ nhập Niết Bàn.
--- :: --
     Một điểm chúng ta biết Vua Tần Bà Sa La, hiệu Bình Sa Vương, nước Ma Kiệt sau khi chết vì người con tàn ác muốn giết cha để đoạt ngôi, nhưng bị bắt quả tang, Vua cha đã không trừng trị, còn trao ngôi Vua cho. Thế mà khi lên ngôi lại ra lệnh giam cha trong ngục tối không cho ăn bỏ đói. Lại nữa, nếu không có người ngăn cản, còn giết luôn mẹ mình vì người mẹ lén mang thức ăn vào dâng Vua cha!
     Nhờ thần lực của Đức Phật và sự tinh tấn hướng về Phật mà Vua chứng được quả Tu Đà Hoàn là quả thứ nhất, nhưng cái chết của Bình Sa Vương thật là thảm khốc do người con thấy lâu ngày rồi mà người cha chưa chết, nên ra lệnh cho người thợ cạo đến dùng dao sắc bén gọt gót chân, bôi dầu, muối rồi hơ trên lửa cho đến chết, thật là thê thảm! Khi Vua Tần Bà Sa La chết rồi được sinh làm con của Tỳ Sa Môn Thiên Vương là một trong Tứ Thiên Vương. Chúng ta tiếp tục xem Phạm Thiên Vương nói về Phật pháp:
II). ĐẠI PHẠM VƯƠNG
      VÀ PHẬT PHÁP:
 (Còn tiếp)

__._,ĐỨC PHẬT
VÀ CÁC CÕI SIÊU HÌNH
Toàn Không
(Tiếp theo)

II). ĐẠI PHẠM VƯƠNG
      VÀ PHẬT PHÁP:
1). PHẠM VƯƠNG GIẢNG PHẠM ÂM:
     Phạm Đồng tử nói kệ xong bảo Chư Thiên Đao Lợi: “Âm thanh của Chư Thiên có năm thứ thanh tịnh, cho nên gọi là phạm âm (khuôn phép của âm thanh lời nói), Năm thứ ấy là gì?
1- Âm thanh chính trực, (đúng như thật, không dối trá).
2- Âm thanh hòa nhã, (êm dịu, không chói tai).
3- Âm thanh trong trẻo, (không lanh lảnh, cũng không quá trầm).
4- Âm thanh sâu xa đầy đủ, (ý nghĩa cao siêu).
5- Âm thanh cùng khắp, (chỗ nào cũng nghe thấy).
     Phải đầy đủ 5 đặc điểm này mới gọi là phạm âm”.
2). PHẠM VƯƠNG GIẢNG TỨ NIỆM XỨ:
     Rồi Đại Phạm Vương Đồng Tử lại bảo Chư Thiên:
- Các vị hãy lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ về vấn đề này, ta vì quý vị mà nói, Đức Như Lai chí chân khéo phân biệt và thuyết về Tứ Niệm Xứ. Bốn Niệm Xứ là gì? Đó là:
1. Quán Thân: Chuyên cần, chuyên chú không quên, để trừ tham lam buồn phiền, gồm:
- Quán thân trong thân: Sau khi quán thân xong, sẽ sinh Tha Thân Trí (biết rõ thân).
- Quán thân ngoài thân.
- Quán thân trong ngoài thân.
2. Quán Thụ (quán các cảm giác): Sau khi quán thọ sẽ sinh Tha Thụ Trí (biết rõ cảm thọ).
3. Quán Tâm (ý nghĩ tưởng nhớ): Sau khi quán Tâm sẽ sinh Tha Tâm Thông (biết rõ tâm mình, biết rõ tâm người khác).
4. Quán Pháp: (vạn vật): Sau khi quán Pháp xong sẽ sinh Tha Pháp Trí (biết rõ vạn vật như thật).
     Đó là Bốn Niệm Xứ, quý vị phải suy nghĩ ghi nhớ và thực hành.

LỜI BÀN:
à VỀ TỨ NIỆM XỨ:       Bốn Niệm Xứ là gì? Đó là:
1). QUÁN THÂN: Chuyên cần, chuyên chú không quên, để trừ tham lam buồn phiền.
Thế nào là quán Thân?
     Là chú ý quán sát biết rõ cả cơ thể đang chuyển biến như thế nào. Tỉnh táo ghi nhận thấy rõ ràng từng bộ phận, mỗi cơ quan trong và ngoài của thân thể, và những diễn biến mỗi thứ của thân thể đang hoạt động ra sao. Tỉnh giác trong lúc thở ra, thở vào, quán trong mỗi hành động lúc đi, đứng, ngồi, nằm; cũng là quán thân bất tịnh v.v...
1. Quán thân trong thân là sao?
     Quán thân trong thân là quán những bộ phận trong con người mình như ruột, gan, phổi, óc v.v...
2. Quán thân ngoài thân là sao?
     Quán thân ngoài thân là quán những pháp bên ngoài như tay chân, tai mắt, da lông, tóc móng, v.v
3. Quán thân trong ngoài thân là sao?
     Quán thân trong ngoài thân như tương quan giữa tai trong và tai ngoài, tương quan giữa miệng lưỡi và dạ dày, tương quan giữa mũi và phổi v.v...
     Quán thân tới nơi tới chốn sẽ đạt được Tha Thân Trí, nghĩa là thấy biết rõ thân thể mình, ví như có bệnh hay không, có bệnh ở chỗ nào v.v...
2). QUÁN THỤ.
Thế nào là quán Thụ?
     Quán thọ là quán sát cảm giác, biết rõ cảm giác của mình về một sự việc gì. Chú ý xem cái cảm giác ấy ra sao, nó vui sướng thích thú, khoái cảm đê mê, hay nó buồn khổ, bực bội khó chịu, dễ ghét không ưa, hay nó không vui không buồn v.v….
     Có ba loại Niệm thụ là: Thụ vui như trong lúc ngồi thiền cảm thấy thoải mái nên vui, thụ khó chịu như trong khi ngồi thiền có nhiều tiếng ồn ào, và thụ không khổ không vui như trong khi ngồi thiền có tiếng chim hót hay gió thổi lá xào xạc, đó là hoạt động bình thường không có cảm giác bực bội hoặc cảm giác thích thú v.v…
     Sau khi quán thọ đúng mức rồi sẽ đạt Tha Thụ Trí, nghĩa là biết rõ ràng các cảm thọ. Tỉ dụ khi đau tại chỗ nào biết rõ ràng là đau cơ quan nào, không cần phải chụp hình dò dẫm như các Bác Sĩ thường làm.
3). QUÁN TÂM:  
Thế nào là quán Tâm?
   Tâm là ý nghĩ, tư tưởng, Quán tâm là quán sát chú ý biết ý nghĩ, tư tưởng khởi lên, gọi chung là vọng tưởng, như nhớ ngày xưa đi học, hay nghĩ đến tương lai v.v…
   Có muôn nghìn ý nghĩ, tư tưởng, vọng niệm, nhưng đại loại có thể chia ra làm ba loại:
1. Vọng tưởng tốt lành, tức những điều suy nghĩ việc thiện như nghĩ đến việc giúp đỡ người, bố thí cho kẻ nghèo, cúng chùa v.v…
2. Vọng tưởng dữ độc, tức những điều suy nghĩ việc ác như nói xấu người, thù hằn không đội trời chung, nghĩ đến việc lừa đảo, trộm cắp, tà dâm v.v…
3. Vọng tưởng không thiện không ác, tức là nghĩ đến những việc không lợi hại, không thiện ác như nghĩ đến vẻ đẹp của một đóa hoa và sự tàn dần của hoa, nghĩ đến đám mây trôi và sự vô định của mây, nghĩ đến biển cả và sóng vỗ vô tận của nó v.v…
     Sau khi quán Tâm nhu nhuyễn rồi sẽ đạt Tha Tâm Trí, nghĩa là biết rõ tâm mình, biết rõ tâm người là thật thà hay dối trá, biết rõ người lành hay ác v.v...
4). QUÁN PHÁP:
Thế nào là quán Pháp?
   Quán pháp là quán sát chú tâm để biết đối tượng của tâm, đối tượng của tâm là pháp, nếu không có pháp ta không thể thấy tâm, cũng như không có tâm ta không thể thấy pháp.
A). CÓ MẤY LOẠI QUÁN PHÁP? Có bốn loại:
1. Năm Triền Cái: Là năm cái ngăn che làm cho mê mờ gồm có: Tham dục, sân hận, hôn trầm (mờ mịt u tối như ăn nhiều, ợ ngáp, yếu đuối, không vui, lười biếng), trạo cử (không yên, phóng dật), nghi hối (nghi ngờ, do dự, lưỡng lự).
2. Năm Uẩn: Là năm thứ cấu tạo nên thân, gồm: “Sắc, thụ, tưởng, hành, thức”. Sắc là thân; Thụ, tưởng, hành, thức là tâm.
3. Sáu căn: Là năm giác quan gồm “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân”, và ý vô hình tướng; năm giác quan có năm đối tượng trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”, và ý có đối tượng là “pháp”.
4. Bảy giác chi: Là bảy phần biết gồm: “Niệm (nhớ, nghĩ, biết, chú ý, tỉnh thức v.v…), trạch pháp (chọn lựa), tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả”.
B). CÁCH QUÁN PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
1. Quán sát Năm Triền Cái là năm thứ hiện tượng ngăn che, như khi có ý muốn tham dục xuất hiện. Ta phải ý thức tỉnh táo quán sát biết nó xuất hiện và lià bỏ nó. Khi sân hận nổi lên ta phải chú ý biết sân hận nổi lên, nhìn kỹ nó, nó sẽ tự biến; khi mờ mịt tối tăm xuất hiện (hôn trầm xuất hiện), ta phải tỉnh táo, hôn trầm sẽ tự dứt; khi xao động không yên, ta chú ý xem, biết ngay nó là trạo cử, nó liền yên ổn; khi nghi ngờ điều gì, ta chú ý biết là đang nghi hối điều không đâu, nghi liền tự xả.
2. Quán sát Năm Uẩn là những thứ tạo nên thân tâm: Sắc thân cấu tạo bởi  “đất nước, gió, lửa” hợp lại; xương, tóc, móng, thịt do đất mà thành; hơi thở do khí gió mà nên; hơi ấm do lửa mà có; máu, nước tiểu, nước bọt làm thành bởi nước, quán sát như thế biết rõ ràng sắc chẳng phải là ta, sắc là của đất nước gió lửa, sắc chẳng phải là của ta, nên xả được cái thân dễ dàng.
   Tâm gồm tất cả thụ tưởng hành thức. Quán sát thụ là do cảm giác vui buồn không vui không buồn mà có, lià cảm giác đâu còn có thụ nữa. Tưởng là nhớ nghĩ, là tri giác việc nọ việc kia, cái nọ cái kia, tưởng luôn biến đổi không ngừng; không nhớ nghĩ sẽ không có tưởng. Hành là hoạt động có tác ý, có mong muốn, không còn tác ý mong muốn sẽ không có hành; thức là sự nhận thức phân biệt khi căn tiếp xúc với trần, không có sự tiếp xúc căn trần thì không có thức.
   Tóm lại ta ghi nhận để biết tất cả những cấu tạo, hoạt động của thân tâm, do đó không còn dính mắc, dứt, xa lià, xả bỏ sẽ được thân khỏe tâm an.
3. Quán sát Sáu Căn là “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”, và đối tượng của sáu căn là sáu trần “sắc thanh, hương, vị, xúc, pháp”.
1-   Mắt thấy hình sắc, ta không để bị lôi kéo hay ghét bỏ bởi hình sắc đẹp xấu.
2-   Tai nghe âm thanh, ta không để bị quyến rũ hay chê bai bởi âm thanh hay dở.
3-   Mũi ngửi mùi, ta không để bị đam mê hay khó chịu bởi mùi thơm tho hay hôi thối.
4-   Lưỡi nếm vị, ta không để bị vị dính mắc hay từ chối bởi ngon hay không ngon.
5-   Thân tiếp xúc, ta không để bị tùy thuộc ở cảm giác trơn nhám, êm dịu v.v…
6-   Ý tiếp nhận pháp trần, ta không để bị phân biệt điên đảo.
   Như vậy ta được yên ổn: Sau khi quán pháp nhu nhuyễn tới mức rồi sẽ đạt Tha Pháp Trí, tức là biết rõ hết vạn vật vũ trụ thế gian.
3). ĐẠI PHẠM VƯƠNG
GIẢNG THẤT ĐỊNH CỤ:
  (Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do <.___


Posted by: Tien Do <
__._,_.___

Posted by: Tien Do

Friday, February 15, 2019

LÒNG TIN


LÒNG TIN
Toàn Không  
(Tiếp theo)
 2. Câu chuyện thứ hai:
     Một trường hợp khác về lòng tin những lời bàn tán, tin đồn, lúc ấy người nghe nếu không có lòng tin vững chắc, sẽ gây sự nghi ngờ vô cùng tai hại; còn nếu đã có sự tin tưởng tuyệt đối rồi, dù có đồn đại thế nào, có người nói ra nói vào thế nào đi nữa cũng không làm thay đổi được lòng tin của mình. Một câu chuyện  liên quan tới lòng tin vững chắc mà chúng ta nên biết cũng trong quyển một bộ Tăng Nhất A Hàm, trang 154 như sau:
   Thời bấy giờ tại nước Xá Vệ, có một Trưởng giả kia có một đứa con, ông rất thương yêu, nhưng đứa con lại bị chết bất ngờ, ông rất sầu khổ đâm ra phát cuồng điên đi lang thang khắp nơi, gặp ai cũng hỏi: “Có thấy con tôi không?”  
    Một hôm ông đi lang thang lần tới đạo tràng Kỳ Hoàn, có Đức Phật đang ngự tại đó, gặp Phật, ông ta cũng hỏi: “Sa Môn! Có thấy con tôi không?”. Đức Phật bảo: “Vì sao ông không vui? Mặt mũi bơ phờ tâm trí rối loạn như thế?” Trưởng giả trả lời: “Tôi như vầy vì con tôi chết, nó bỏ tôi, tôi nhớ nó, tôi buồn khổ, nay tôi hỏi Sa Môn có thấy con tôi không?” Đức Phật trả lời: “Đúng vậy, sinh già bệnh chết là thường ở đời, ái ân biệt ly khổ, đứa con vì vô thường mà bỏ ông, há không nhớ nghĩ được sao?” Ông ta nghe Đức Phật nói thế, không bằng lòng bèn bỏ đi.
    Đi đường gặp người ông liền nói: “Sa Môn Cù Đàm nói rằng: “Ái ân biệt ly liền có khoái lạc”, như vậy có đúng không?” Người kia đáp: “Ái ân biệt ly mà vui cái gì?
   Rồi Trưởng giả ấy đi dần đến thành Xá Vệ, gần chỗ đánh bạc, lại nghĩ rằng: “Các người đánh bạc đều thông minh, không việc gì chẳng biết, ta nên đến hỏi họ”, ông bèn đến vào chỗ ấy, trong khi mọi người đang tụ họp đông đảo đánh bạc, ông bèn cất tiếng to hỏi: “Sa Môn Cù Đàm bảo tôi rằng: “Ân ái biệt ly khổ, oán ghét gặp gỡ khổ”, đây là khoái lạc, các ông nghĩ sao?” Mọi người đều nói: “Ân ái biệt ly, oán ghét gặp gỡ”, có gì mà vui, có gì mà khoái lạc? Không đúng” Ông ta lại nghĩ: “Sao lià ân ái lại có vui ư?, không đúng, không đúng”.
   Rồi ông đi vào thành Xá Vệ, đứng ở chỗ cửa thành hoàng cung la to lên rằng: “Sa Môn Cù Đàm bảo rằng: “Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp là khoái lạc””. Bấy giờ, trong thành từ người này truyền qua người khác cho tới trong cung; ngay lúc đó, đại vương Ba Tư Nặc và phu nhân Mạt Lợi đang ở trên lầu các, được tùy tùng bẩm lại sự việc như thế, Vua bảo Phu Nhân: “Sa Môn Cù Đàm thật có nói: “Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp đều là khoái lac chăng?”, Phu Nhân nghĩ sao?”. Phu Nhân trả lời: “Thiếp không nghe Thế Tôn dạy lời này, nhưng nếu Ngài có dạy như thế cũng chẳng phải là lời hư dối”. Vua bảo: “Ví như thầy dạy đệ tử” làm điều này, bỏ điều kia”, đệ tử đáp: “Xin vâng, đại Sư”. Nay bà cũng như thế, Sa Môn Cù đàm nói lời như thế mà bà vẫn đồng ý nói rằng “không có hư dối”, vậy bà hãy đi mau, đừng ở trước mặt ta nữa”.
    Sau khi ấy, bà la môn Trúc Bác đến Kỳ Hoàn chỗ Đức Phật ngự, sau khi vái lạy ông bạch lên Đức Phật những điều Phu Nhân Mạt Lợi đã dặn bảo rằng: “Thưa Đức Thế Tôn, phu nhân Mạt Lợi cúi lạy Đức Thế Tôn và kính chúc Thế Tôn luôn mạnh khỏe, giáo hóa người mê muội không mệt mỏi. Phu Nhân trình lên Thế Tôn một việc mà người trong cung thành bàn luận điều Thế Tôn đã nói rằng: “Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp đều là khoái lạc”. Chẳng hay Thế Tôn có dạy như thế không? Xin Thế Tôn chỉ dạy để con về thưa lại với Phu Nhân”.
    Đức Phật bảo bà la môn Trác Bát: “Trong thành Xá Vệ có một Trưởng giả bị chết mất một đứa con mà ông ta rất thương yêu, vì thế, ông ta đâm ra điên cuồng loạn trí, đi lang thang khắp nơi gặp ai cũng hỏi: “Có thấy con tôi không?”” Vậy thì ông nên biết: “Ân ái biệt ly khổ, oán ghét hội tụ khổ, đều không có hoan lạc cả”.
   Ngày xưa trong thành có người mất mẹ già, có người mất cha già, có người mất anh chị em, hết thảy đều vô thường, họ thấy sự vô thường này sinh ra cuồng loạn chẳng biết phương hướng; cũng trong thành Xá Vệ, ngày xưa một Trưởng giả gả chồng cho con gái, hai vợ chồng con gái rất thương yêu hòa thuận, rủi người chồng làm ăn sa sút nghèo khó, ông bà Trưởng giả bàn luận định bắt con gái gả cho người khác, người chồng biết được việc ấy, nên nói với vợ “cả hai cùng chết”, rồi dùng dao bén đâm vợ và tự đâm vào bụng mình mà chết. Này Bà La Môn, xét vậy mà biết ân ái biệt ly, oán ghét hội tụ khổ, đây đều là buồn khổ chẳng thể nói hết được.
    Bà la môn Trúc Bác thưa: “Đúng vậy Thế Tôn! Có các thứ khổ não này thật chẳng vui, Sa Môn Cù Đàm nói thật đúng như thế, con xin cảm tạ Thế Tôn, và xin kiếu từ”.
    Bà la môn liền đứng dậy vái chào, đi quanh Phật ba vòng, rồi đi đến chỗ Phu Nhân Mạt Lợi, tâu trình đầy đủ những lời Đức Phật đã nói.
    Phu Nhân liền đến chỗ vua Ba Tư Nặc thưa:
    “Thiếp có chỗ muốn hỏi, mong Đại vương nghe rồi xin trả lời từng việc một, xin hỏi: “Đại vương có thương yêu vương tử Lưu Ly, vương tử Y La chăng?
    Vua đáp: “Ta rất thương yêu các Vương Tử”.
     Phu Nhân hỏi: “Nếu các Vương tử bị chết đi, Đại vương có sầu khổ không?
    Vua trả lời: “Đúng vậy, ta sẽ rất buồn khổ”.
    Phu Nhân nói: “Như vậy ân ái biệt ly đều gây buồn khổ”.
    Phu Nhân lại hỏi: “Đại vương có nhớ phu nhân Tát La Đà dòng Sát Lợi không?
    Vua đáp: “Rất nhớ”.
    Phu Nhân lại hỏi: “Giả thử phu nhân Tát La Đà có sự biến đổi Đại vương có lo không?
    Vua Trả lời: “Ta rất sầu lo”.
    Phu Nhân nói: “Hãy lấy thí dụ này mà biết ân ái biệt ly khổ, oán ghét hội họp khổ, đều là buồn lo chẳng thể vui được”.
    Rồi Phu Nhân lại hỏi tiếp: “Đại vương có yêu qúy nhân dân Ca Thi Câu Tát La không, giả thử trong nhân dân có biến đổi Đại vương có lo buồn không?
    Vua nói: “Ta rất yêu thương tất cả nhân dân, nếu có biến đổi thì mạng ta cùng chẳng còn, vì sao? Ta nhờ nhân dân mới được tồn tại, huống là chẳng lo buồn ư?
    Phu Nhân nói: “Lấy thí dụ mà biết ân ái biệt ly đều là lo buồn sầu khổ, không vui vẻ”.
    Lúc ấy vua Ba Tư Nặc qùy gối phải chắp tay hướng về phiá đạo tràng Kỳ Hoàn mà nói: “Thật kỳ lạ! Thật kỳ lạ! Thế Tôn nói pháp này, không phải pháp trước đây người ta nói tin nhảm, nên đã có sự hiểu lầm đáng tiếc xảy ra!
    Bấy giờ Đức Phật nghe (bằng Thiên nhĩ) phu nhân Mạt Lợi cùng vua  Ba Tư Nặc bàn luận, liền bảo các Tỳ Kheo: “Phu nhân Mạt lợi rất thông minh, nếu Ta bàn luận cũng lấy nghĩa như thế nói cho Vua, giống như Phu Nhân đã nói không khác”.
LỜI BÀN:
    Xuyên qua câu chuyện, chúng ta thấy cùng là một sự việc nghe lời người đồn đãi, vua Ba Tư Nặc có ngay kết luận rằng lời Phật nói như thế là không phải, không thể chấp nhận được. Còn phu nhân Mạt Lợi lại khác, bà cho rằng nếu qủa thật Đức Phật có nói như thế thì phải có lý do để nói, nên bà đã nói: “Thiếp không nghe Thế Tôn dạy lời ấy, nhưng nếu Ngài có dạy như thế cũng chẳng phải lời hư dối”, Phu nhân đã đặt lòng tin tuyệt đối vào Đức Phật, vì sao? Vì từ bấy lâu bà đã từng nghe rất nhiều lần Đức Phật thuyết pháp, bà đã học hỏi được rất nhiều ở nơi Ngài và không hề thấy một lời nói nào sai trái cả. Bà đã có tín tâm kiên cố đối với Đức Phật, tức là lòng tin của bà đã có bằng chứng rõ ràng rồi, chứ không phải là lòng tin mù quáng không thể chứng minh. Khi thấy Vua chê bai, bà không phản ứng mà liền cử người đi gặp Đức Phật để hỏi cho rõ sự việc thực hư, khi đã biết chắc chắn sự việc rồi bà liền gặp Vua. Bà nói về nghĩa yêu thương chia ly khổ, oán ghét hội họp khổ không vui, để giải thích cho Vua một cách khéo léo làm cho Vua tỉnh ngộ, đó là việc làm của người trí tuệ vậy.
(Còn tiếp)


__._,_.___

Posted by: Tien D

Thursday, February 14, 2019

Cafe ‘vỉa hè’ của Paris có gì độc đáo, khác biệt so với Việt Nam?

 

 

Cafe ‘va hè’ ca Paris có gì đc đáo, khác bit so vi Vit Nam?

image.png
Chc hn đi vi nhiu người, ch cn nhìn thy Paris qua các bc nh chp cũng đã đ nhen nhóm ước mơ mt ln được đt chân ti nơi đây, được ngm thành ph t trên tháp Eiffel, đi trên Đi l Champs Elysee và thưởng thc phong cách ung cà phê va hè đc sn ca Kinh đô ánh sáng.
Nm phía dưới ca Châu Âu, Paris được ưu ái bi có mùa xuân dài hơn, và khi nhng tia nng m đu tiên ca mùa xuân bng sáng, người dân Paris tay cm cun sách hay t báo có th ngi hàng gi tm nng và tn hưởng không khí trong lành, mát m các quán cà phê va hè.
Thm chí k c vào nhng ngày giá lnh, ngi co ro trong lp chăn len, hít hà tng làn khói cà phê thơm phc và sưởi m cho đôi tay bng chiếc cc nóng hi cũng có cái thú v riêng ca nó.
Paris có ti hơn 1.500 quán cà phê và nhà hàng va hè t bình dân đến sang trng, t nhng khu du lch ni tiếng như Champs-Elysées, Opéra, Grands Boulevards, Saint-Germain des Prés, Saint-Michel… đến mi con ph nh khp thành ph.
Quán cà phê lâu đi nht vn còn hot đng Paris là “Cafe Procope” s 13 Rue de l’Ancienne Comédie, được thành lp t năm 1686.
Quán Café Procope
Và sau đó, rt nhanh chóng, các quán cafe tr thành mt phn ca văn hóa Paris t thế k 18 vi phong cách “terrasses de café” – cafe thm hay cà phê va hè đu tiên ca Paris.
Vào thi kỳ đó, quán cà phê góc ph là nơi bn đến nếu mun trao đi ý tưởng, làm quen vi chính tr gia đa phương hoc, hay đơn gin là “sáng to li thế gii”. Đây cũng là nơi tho lun các tác phm b cm ca Rousseau và Voltaire, là phòng hp ca các t chc cách mng, nơi mà cuc tn công vào Tuileries đã được lên kế hoch. Vào đu thế k 20, tương lai ca thế gii được đt gia 2 ly absinthe trong quán cà phê va hè Paris. Sau đó, các tng thng Pháp đã s dng chúng như mt nơi đ k nim chiến thng ca h.
Còn ngày nay, quán cà phê va hè Paris cũng như nhng nơi khác trên thế gii, là đim hn hò hay nơi làm vic, là nơi đ bn nói chuyn trên tri dưới bin hay ch là nhng phút nhàn ri ngm người qua li và cm nhn nhp sng hin đi nhưng sâu lng ca Paris. Nhưng nhng quán cà phê này vn có nhng nét đc trưng riêng ch Th đô hoa l.
Cà phê va hè Paris ni tiếng vi nhng chiếc ghế mây cong đc đáo ca hai nhà sn xut Drucker (ra đi năm 1885) và Gatti (năm 1920). Mi quán có kiu ghế đc trưng vi tên ca nhà sn xut được khc trên mt tm kim loi gn đng sau hoc bên cnh ghế. Nhng chiếc ghế này đu được làm th công, theo yêu cu ca khách hàng, vi giá ít nht là 100 Euro (khong 2,5 triu đng/chiếc).
Ông Bruno Dubois, giám đc Nhà Drucker chia s vi l’Express rng: “Không mt thành ph nào khác có nhng chiếc ghế đy mu sc như vy ngoài ph. New York không có cà phê va hè. Madrid hay Barcelona cũng có mt ít, nhưng các thành ph khác ca Tây Ban Nha hay Ý, thường thì tri quá nóng đ ngi ngoài đường. Trong khi đó, Bc Âu thì li thường xuyên mưa.
Nhng chiếc ghế mây đã tr thành biu tượng ca Paris, va lch s, thun tin, li nh bn và đp mt, chúng tr thành vt không th thiếu trong các quán cà phê, nhà hàng. Kích thước mi chiếc ghế đu được tính toán chi tiết đ không cng knh, va đ ngi, như vy ch quán mi có th khai thác trit đ din tích được s dng ngoài va hè và không tn ch xếp trong nhà.
Nói đến nhng quán cà phê sang trng Paris, đu tiên phi k đến khu Latin (quartier Latin). Đây là khu ph sang trng, lch lãm, hi t nhiu văn ngh sĩ tr danh thế gii. Trong vô s nhng quán cafe khu ph này, quán Les Deux Magots và quán Café de Flore (nm trên đường Saint-Germain-des-Prés) là hai quán mang tm vóc lch s bi được khai trương t thế k 19.
Quán Les Deux Magots và Café de Flore
Nếu bn là mt người hoài c và yêu thích văn chương, hãy ti Le Procope, nơi tng hân hnh đón các văn sĩ ni tiếng như Voltaire, Balzac, Alembert…
Còn mt quán cà phê văn hc huyn thoi khác không th không k đến đó là quán cafe Le Select, nm s 99 đi l Boulevard du Montparnasse, tng là nơi lui ti thường xuyên ca nhà văn Hemingway, danh ha Picasso và nhà văn Henry Miller nm khu Montparnasse.
Ngoài ra, trên hè ph Paris, bn còn có th thưởng thc cafe ngon tuyt nhng đa ch khác cũng không kém lch lãm, sang trng hay nh nhàng, nên thơ.
Hãy tưởng tượng, bn đang ngi mt góc ph đy nng và gió, trong không gian ngp tràn âm hưởng lãng mn, nng nàn ca La vie en Rose. Hương cà phê thơm thoang thong và quyến rũ, mt chút v đng cà phê hòa tan vào v béo ngy ca kem sa. Trong lúc nhâm nhi nhng hương v tuyt vi đó, bn phóng tm mt ra sông Seine nên thơ ca x s tình yêu và hít hà không khí mát lành ca mùa xuân Paris. nơi đâu mà bn có th va được tha mãn mt nhìn, tai nghe và lưỡi cm nhn được như vy? Chính là quán cà phê va hè ca Paris – nơi nhng bn tình ca được viết nên.
Thu Hin

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List