Popular Posts

Monday, November 30, 2015

Tản Mạn Với Paris Đau Thương ...Thương Paris, Nhớ Sài Gòn Khủng Bố Việt Cộng


 
2015-11-27
Tản Mạn Với Paris Đau Thương :

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicjHvHWrwYs-BN54VwVrNduDl5dx_xLtR-QyoIZHsITcQv1ztFa3oA9QJc_-g_jvXduem5ZGcvT1WVuuT-64IAOFAOvLJwl6Cg19e0QAG8f7lguth1Pgws7TNbmBEYDR9LQ0zVwEySmoU/s1600/20151114112928-paris.jpg
Thương Paris, Nhớ Sài Gòn
Khủng Bố ISIL-Daesh, Khủng Bố Việt Cộng
TS.Phan Văn Song.
1-4daaa

Tuần lễ sắp đến nầy, Paris sẽ là trung tâm của những ưu tư của cả thế giới về Khí hậu, Môi trường và Hiện tượng Nhà Kiếng đang làm tăng nhiệt độ của Trái đất và thay đổi cuộc sống của nhơn loại. Hội Nghị Khí hậu Paris COP 21 sẽ bắt đầu vào tuần tới nầy từ ngày 30 tháng 11 đến 11 tháng 12. Chúng tôi đã viết xong một bài chia sẻ những ưu tư quan điểm nầy cùng quý vị, qua bài luận về Thông Điệp Laudato si’ của Giáo Hoàng Francis về Môi Trường.

Thế nhưng, vì thời sự của những tuần lễ qua, tuy hai tuần lễ đã qua sau cuộc thảm sát những người dân vô tội của Paris, nhưng sẽ từ đây tiếp tục, sẽ là những tuần lễ của những ưu tư về đời sống, sanh hoạt hằng ngày, với dư âm vương vấn, đang tiếp tục ảnh hưởng, của cơn ác mộng của đêm thứ sáu 13 tháng 11 vừa qua ! Từ nay thế giới của người dân Pháp, của người dân Âu châu sẽ khác hẳn. Từ nay, sẽ mất đi những hồn nhiên ! Sẽ mất đi những vui vẽ ! Từ nay, phải tâp sống trong dè dặt, trong lo ấu, trong nghi kỵ, coi chừng người lạ, chổ lạ, những chổ nguy hiểm chưa chắc là nguy hiểm, những chổ an toàn chưa chắc là an toàn ! Làm sao chúng ta, những người dân sống ở Pháp, những người dân sống ở vùng Paris chúng ta vứt bỏ nỗi sợ hãi để trở lại một cuộc sống bình thường ?

Chúng tôi đành gát lại bài luận về Thông điệp của Giáo Hoàng Francis cho tuần sau.
Sáng thứ sáu 27 tháng 11, toàn dân chúng nước Pháp ùn ùn treo cờ « tam tài » trước nhà. Trang hoàng như những ngày lễ vậy. Khác với dân Mỹ hay Anh, dân Pháp không có thói quen treo cờ trườc cổng nhà, hay bao lơn nhà. Có lẽ nước Pháp, từ sau cuộc Cách Mạng Lớn 1789, và đặc biệt từ sau Đệ Nhị Chiến Tranh, dân Pháp và cả dân Âu Châu, bị sốc bởi cuộc chiến dp những quốc gai âu châu an hem, cùng văn hóa La Hy, cùng tập tục đời sống, cùng ảnh hưởng văn hóa nghệ thuật, tất cả yêu Opéra của Rossini, yêu nhạc của Beethoven, của Mozart, của Chopin, Shubert, Offenbach, Ravel, Bizet…  không dám nói đến chữ Ái Quốc, từ Quốc gia nữa,   toàn những từ xìu xìu ển ển yếu xiều kiểu cộng hòa, kiểu dân chủ - đạo đức công hòa – la morale républicaine, ai cắt nghĩa dùm tôi đạo đức cộng hòa là gì ? Les valeurs démocratiques - những giá trị dân chủ là gì ? Việt Cộng là chúa dùm những từ cà chớn như vậy như giá trị xã hội chủ nghĩa, kinh tế xã hội chủ nghĩa…  ! 

Thật vậy, từ sau Đệ Nhị Chiến Tranh, Âu Châu hình như bị mặc cảm, dị ứng với những từ ngữ Yêu nước – Patriotisme, Nationalisme - Quốc gia, với những từ ngữ như Cường quốc – Puissance… đặc biệt Puissance tối kỵ, chấp nhận puissance économique như rất sợ puissance militaire - Cường quốc quân sự ! Nationalisme là một tiếng chưởi rủa nặng, tương đương với Nazisme của Đức quốc Xã thời Hitler, hay Fascisme thời Mussolini. Còn từ Puissance - Cường quốc, với ý niệm muốn đất nước mình là một Cường quốc ư ? Nguy lắm, ối chao, nguy hiểm lắm ! Bao nhiêu tiền của Âu Châu giành vào mục Xã hội, cố tạo một « Quốc gia tương thân tương ái, tương trợ đồng bào, bảo trợ người dân», Chánh Phủ là cha, là mẹ che chở, bao dun nuôi đàn con công dân, un État-Providence - Một Nhà Nước Bao dung ! 

Còn những bổn phận thật sự, les fonctions régaliennes - phận sự quốc gia (régalien do từ rex của la tinh là của nhà Vua, nói rộng ngày nay của Nhà Nước) như bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước thì lơ là. Tiền của ngày nay yếu kém, do khủng hoảng tài chánh, nên bớt ít đi, vì vậy, bớt tiền cho nôi an, bớt tiền cho quốc phòng, dẹp quân dịch…Quân dịch  là một nhà trường lớn, trước tiên để « tổng kiểm soát y tế sức khỏe của một thế hệ dân », sau đến « tổng kiểm soát tình hình giáo dục, và dân trí của một thế hệ dân », cuối cùng để dạy cho người dân « nghĩa vụ công dân ». 

Một năm, hai năm quân dịch là thời gian để hoà hợp cộng đồng, công dân giáo dục, tạo tình yêu quốc gia, tình yêu tổ quốc. Đời sống quân ngũ, 12 tháng, 24 tháng, giúp cho người thanh niên trưởng thành, học hiểu và áp dụng thế nào là kỷ luật, học hiểu và áp dụng  thế nào là bổn phận, thế nào là phục vụ, làm bổn phận trước khi đòi hưởng thụ, quyền lợi. Ngày nay, ai ai cũng đòi hưởng lợi, mới nhập cư đòi ngay quyền lợi, phải có nhà, phải có quyền y tế, quyền giáo dục, quyền …quyền, không một ai biết nghĩa vụ là gì. Ngày nay, môn thể thao quốc gia là trốn thuế ! Các chánh trị gia muốn dân dồn phiếu cho mình là hứa bớt thuế ! Quyền lợi ! Quyền lợi là câu đầu môi chót lưỡi của người dân đòi, của nhà chánh trị hứa !

Ngày hôm nay, thế gìới đang đi vào một thế giới Vô Cực, không tranh chấo giữa những cườbf quốc chánh như thởi chiến tranh lạnh lưởng cực, Tự do và Cộng sản. Không còn lưởng Cực mà cũng chẳng Đa cực bởi ngoài hai cường quốc Mỹ, Nga, hay ba với Tàu Cộng hay bốn  cường quốc với Liên Âu nữa, vì những anh cường quốc thật sự như Mỹ, như Anh không dám làm bổn phận. Mỹ thì như chim sợ ná, thấy chuyện mích lòng nhưng không dám can thiệp. Nhìn qua lịch sử cận đại, những Việt Nam, những A phú Hản, những Irak, rới tới đâu là sa lầy đến đó ! Đánh nhau sợ chết lính ! Vừa đánh vừa run !  Run sợ làm sao trả lời với mẹ lính, với vợ lính mình. Đánh nhau sợ đụng chạm, chết thường dân, sợ nạn nhơn thường dân ! 

Cái xui xẻo là những cuộc chiến của thời gian sau đệ nhị, sau chiến tranh Cao Ly, của Pháp, của Mỹ của dân da trắng thiên chúa giáo là những chiến không cân đối - assymétriqie !

 Là những cuộc chiến  với dân không quân trang, dùng những cách đánh loại du côn, không có quân tử. Lúc xưa đánh nhau là cuộc chiến giữa các gentlemen với nhau. Dĩ nhiên cũng có những « cú phá thành hãm hiếp giết chóc ». Ngày nay, những luật lệ của Công Ước Genève chả có ai tôn trọng cả ! Bắt đầu do những tên Việt Cộng, sau qua đến các quân khủng bố các cuộc chiến tranh gọi là giải phóng, từ châu Á, đến châu Phi, qua châu Mỹ La Tinh và ngày nay Trung Đông Trung Á !  Ngày nay, bất cứ một tên độc tài tài tử, một tiểu quốc nào cũng muốn làm cường quốc cả. Từ Khadafi, qua Saddam Hussein, Ben Laden, nay Al Badagfi của Daesh, ai cũng muốn cường quốc cả. 

Ở Đông Á tên Tàu cũng muốn mình Đệ Nhứt Cường quốc thiên hạ ! Giống như thời Đông Châu Liệt quốc bên Tàu thời xưa. Thế giới đánh nhau loạn xà ngầu. Ai đồng minh với ai ! Ai đánh ai. Cải nhau ỏm tỏi. Nước Pháp ngày nay, sau ngày 13 tháng 11 mới thật tình tỉnh dậy. Nay mới biết rằng, Dân Chủ, Thế Tục là những quan điểm hoàn toàn riêng biệt cho người Pháp thật thụ với một lịch sử, một quá trình văn hóa, không thể hòa đồng với ai cả ! Ngày nay các quốc gia Âu Mỹ phải rõ ràng : 
Nhận Diện Kẻ Thù : 
6-9856c

Paris đã trãi qua, ngay đầu năm nay, 2015, vào tháng Giêng một hãi hùng với hai cuộc khủng bố. Quân khủng bố đã tấn công vào tòa soạn Tuần Báo Trào Phúng Charlie Hebdo, và sau, tiếp theo ngay sau đó, tấn công vào một Tiệm Tạp hóa Do Thái Casher. Người công dân Pháp bình thường, da trắng, gốc âu châu, Gô-Loa, thiên chúa giáo La mã, mặc dù đầy hãi sợ đấy, đầy lo lắng đấy ; người công dân người Pháp gốc Việt chúng ta mặc dù hơi sợ, hơi hoảng tý đó, nhưng tất cả đều tự trấn an, tự nhủ : « Đó là do lỗi nhóm Báo Charlie trào phúng, ngạo đời, chọc nóng người Hồi Giáo, ngạo ông Tổ Mohamet, chê dân Hồi che mặt, che đầu vợ bịt mặt con gái  vân vân …bị giết …  âu thì, …(nói mang tội) cũng phải thôi ! 

Đó là lỗi người Do Thái, không biết thân biết phận, năm xưa đã bị Đức Quốc Xã giết 6 triệu người rồi, mà không biết tởn, nay còn không biết  sống thầm lặng, trái lại ồn ào, xôm tụ, sống giành, sống giựt, đớp, hốt : ở đất Israël thì chiếm đất giành dân, không cho dân Hồi Palestine có đất sống, ở Âu châu ở Mỹ chiếm nào tiền nào của, lúc nào cũng muốn hơn người, nào chiếm đất rộng, nào chiếm nhà cao, của cải, chiếm địa chiếm vị. Đâu đâu cũng thấy dân Do Thái cả, hết kinh doanh đến chánh trị, hết nghệ thuật, văn hóa, đến báo chí truyền thông, thậm chí cả khoa học, … giựt chổ, giành quyền, chiếm tất cả … chiếm hết … từ nhà băng, ngân hàng đến cả nhà thương, nhà thuốc, y khoa, bác sĩ, thông thái, khoa học, nghiên cứu … và nào còn cả len lõi, ở Pháp chẳng hạn,  vào nền chánh trị Pháp, có mặt ở cả chánh phủ Pháp, chiếm cả nền văn hóa, kiểm soát cả thông tin sách báo, thậm chí đến radio truyền thông… đi đâu cũng gặp người Do Thái, không đạo giòng,cũng gốc gác. Gia đình họ hàng… Người Hồi Giáo ghét cũng phải ! Đáng đời Do Thái ! ».

Và người Pháp gốc Việt ta cũng bắt chước tây trắng bản xứ cũng ghét dân Do Thái !

Quan niệm đó của người dân bản xứ, chánh hiệu con nai, pha lăng xa tóc vàng, mắt xanh, mủi lõ, thiên chúa giáo La mã, uống rược vang, ăn pho mát, xúc xích thịt heo…kẻ, thiên phái hữu, nhà giàu tư bản, hiềm khích cạnh tranh ; người thợ thuyền, thất nghiệp, theo phe cực hữu, ghen tỵ, chống tất cả những ai là người không phải gốc Tây-Gô-Loa chánh hiệu, chống Nhà nước và Đảng Xã hội thuộc đa số cầm quyền, cho rằng vì tính toán chánh trị nên nương tay, ngụy biện để ba « cái thằng Hồi Giáo » lộng hành. Nhưng ôi thôi, đó là quyền người Gô-Loa hẹp hòi, xứ dân chủ bá nhơn bá tánh ! Thôi thì, dân da trắng, phe đối lập chống Chánh phủ cầm quyền la ó đã đành, đó là quyền của họ, đó là tập tục của một quốc gia dân chủ !

Nhưng phe ta ? Người Việt tỵ nạn Cộng sản ? Lý do gì ? Chúng ta tại sao cũng bày đặt chống người Do Thái ? Tây chống thì mình cũng chống cho giống Tây ! Thêm vào, phe ta  cũng chống luôn người Hồi Giáo Ả rập, rồi chống cả người Đen ! Nay, vì là thời sự, chống luôn người tỵ nạn di cư Syrie, Irak, A phú Hản,… Tây chống thì mình chống, chống để mà  chống, chống  vậy thôi chẳng biết họ hại gì mình … ? Quên sao ? 

Quên rằng cá nhơn mình cũng là người gốc ngoại quốc tỵ nạn, hổng phải Tây-Gô-Loa tóc vàng mắt xanh mủi lõ ? Cá nhơn thằng tui e rằng, nếu phe ta chạy theo, bỏ phiếu phe hữu, và cực hữu, (nhiều người phe ta đang quảng cáo rầm rộ cho cực hữu vào cuộc bầu cử sắp tới đây) e rằng có ngày mình cũng bị mang họa lây ! Vì Cực Hữu chống Da mầu, mà Da phe ta của mình, cũng chẳng trắng gì cho lắm ! Cực hữu chỉ muốn thiên chúa giáo La mã Vatican-Giáo Hoàng, tóc vàng, mắt xanh, mủi lõ, ăn phó mát, xúc xích, jam bông thịt heo, mà người phe ta tuy Tây đấy nhưng gốc Việt, đa số là phật giáo, tóc đen da mầu, e rằng có ngày bị lẫn lộn ! 

Phe Cực Hữu Fasciste, Nazie, Chủng tộc, Dân tộc, truyền thống lịch sử Nhà Thờ Ba Chuông, Thánh Giá, Con Gà, …  cực hữu đề nghị dẹp các mosquets - chùa Hồi, thì sau khi dẹp chùa Hồi xong, chùa Phật chẳng có lý do gì tồn tại.

Vì vậy chúng tôi, thiển nghĩ rằng, vì chúng ta người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Pháp, hay nói một cách rộng hơn, người Pháp Tây Giấy gốc Việt nên thận trọng trong lựa chọn bầu cử, để có một thế đứng rõ ràng, một tư tưởng rõ ràng, để bảo vệ cái ý thức đa nguyên, đa văn hóa, đa dân tộc của nền văn hóa Pháp, dể nâng cao trong vai trò kinh tế chánh trị của cộng đồng mình trong cái Tập tục của một nền Văn hóa Chung sống-Vivre Ensemble của một xã hôi đa nguyên đồng thuận-Pluribus Unum và thế tục-laïcité của nước Pháp !    
  • Xin phép quý độc giả cho phép, mở dấu ngoặc nhắc lại gốc gác thành phần người Việt tại Pháp hay đúng hơn, người Pháp gốc Việt tại Pháp.
      Ở Pháp người Việt gốc tỵ nạn Cộng sản là một thiểu số !
         Thành phần đầu tiên mà cũng là là đa phần là gốc Tây giấy, là sujet français, thần dân Pháp (của chế độ Thuộc địa Pháp) chứ không phải là citoyen français, công dân Pháp (của Cộng Hòa Pháp ngày nay),  phát xuất từ gốc xa xưa từ hồi xứ Nam kỳ Thuộc địa- La Cochinchine của thuộc địa Pháp – La Colonie française !.
Nói về tánh cách Lịch Sử :
1
(Tên Việt Nam, Nam Kỳ, Nam Phần hay Nam Bộ chỉ rõ, nói rõ, miền Nam là một phần đất gồm 6 tỉnh của phía Nam của Việt Nam gồm Ba KỲ, hay PHẦN, hay BỘ.

Nhưng cái tên Tây của cái Thuộc Địa- la Colonie với cái  tên COCHINCHINE, để chỉ Nam Kỳ là tên một xứ hoàn toàn không dính dáng gì đến địa dư, lịch sử Việt Nam cả. TONKIN, tên Pháp của Bắc Việt còn có xuất xứ lịch sử vì do tên Đông Kinh, mà người Tây phát âm sai mà ra : Đông Kinh = TonKin. Cũng như Bắc Kinh, Nam Kinh của Tàu biến thành PéKin, NanKin.

Nhưng tên Cochinchine ? Cô Chín Tàu ? Từ đâu ra ? Có cái thuyết rằng tên ấy do vay mượn tên thành phố Cochin, Ấn độ ? Cochin là  một hải cảng lớn của Ấn độ, ngày nay là Kochi, thành phố và hải cảng đông dân nhứt cùa Tiểu Bang Kérala nằm ở bờ Malabar, Tây Nam Ấn Độ.

Như vậy, Cochinchine là thành phố Cochin ở Chine ? 

Thành phố Cochin ở xứ Tàu ? Nếu  thật vậy là điều sỉ nhục Việt Nam ta ! Vì lẫn lộn Ta với Tàu ? Hay vì xem ta như Tàu ? Hay đau lòng hơn, xem Tàu là thầy ta ? Vì Ta chẳng có kí lô nào, xem Triều Nguyễn nhu Nơ Pa, Zé Rô con số Không ! Tây cũng đã gọi chung Việt Nam cùng Lào và Miên là IndoChine –  Xứ Ấn Hoa ! Với chúng tôi, đây cũng là một sỉ nhục lớn !

Nhưng nói cho cùng, đấy của là lỗi tại ta ! Ta không có địa dư rõ ràng, không có tên nước rõ ràng, một identité-lý lịch rõ ràng riêng cho ta – và để người ta nhìn nhận.  Từ đời Lý Trần nước ta là Nước Đại Việt, do Vua Lý của ta tự biên, tự diễn, ta tự xưng, không được ngoại quốc dùng (Vua ta đặt tên nước, nhưng còn sai sứ qua Tàu xin « cầu chứng tại toà », xem có « bỏ mạng tại sa trường chưa ? ». Đã vậy, còn …sợ mất lòng… tránh né, lại thường thường…  thường thường tự gọi ta là Nước Nam, Nam Quốc, người Nam… (Nam quốc sơn hà, Nam đế cư ! – Lý Thường Kiệt). Sao kỳ vậy ? 

Lúc nào cũng lấy cái Bắc làm gốc, mà Bắc là Hán là Tàu là địch, là giặc. Địch là Tàu, là Trung Hoa, nhưng sao ta cứ gọi hắn là Ngô, là Minh là Thanh cả sau nầy có lúc ta gọi đúng hắn là Mãn, nhưng chỉ sau nầy thôi ! (Lúc nầy Việt Cộng bán nước ssợ hắn quá, gọi hắn là LẠ). Gọi Nhà Ngô, quân Ngô, gọi Nhà Minh, quân Minh, Nhà Nguyên, quân Nguyên như là một cuộc nội chiến vậy giữa Nhà Ta và Nhà Khác vậy ! – Ta là quân Nhà Lê quân nhà Trần ! Một cuộc nội chiến của hai triều đại thuộc một nước, như quân nhà Nguyễn và quân Tây Sơn, quân Trịnh quân Nguyễn vậy ! Hay quân Nhà Lê và quân Nhà Mạc. Rõ chán !  Không thấy lịch sử nói quân Việt và quân Hán, quân Tàu.

Cũng như vào thế kỷ thứ 14, ở Pháp les Bourguignons (Quân của Quận Công xứ Bourgogne) đánh nhau với quân của nhà Vua LouisVII cũng y chang vậy ! Hay ở Tàu, thời Tam Quốc, Quân Thục của Lưu Bị đánh nhau với quân Ngụy của Tào Tháo. Tất cả là nội chiến ! Nói như vậy, 7 lần Việt Nam đánh Tàu là đều là nội chiến ư ? Hòa Ước Tien Tsin, hay Mật Ước Li-Fournier, ký ngày 11 tháng 5 năm 1884, giữa Pháp và Tàu (Nhà Thanh) nói về …ai sẽ chủ quyền của Bắc Việt (Tonkin), và vẽ lại biên giới Tàu và Việt Nam. Và năm sau, 1885, ngày 9 tháng 6, Hiệp Ước TienTsin dứt điểm Tàu cho phép Tây đặt nền bảo hộ Bắc Việt. Triều đình Huế ngồi ngó !  

Vào thế kỷ thứ 19 cũng thế, Vua Minh Mạng cải tên Việt Nam của Vua Cha Gia Long đặt thành Đại Nam, vì sợ phật lòng Tàu. Ngu ơi là ngu !  Vua Minh Mạng - cùng với Tự Đức là những ông vua vừa độc tài, vừa ngu si, vừa hẹp hòi, đã làm mất nước, và đưa đất nước đi vào tụt hậu ! Thế mà sử ký cho rằng Ông Vua  Tự Đức là ông Vua hay chữ. Đúng !  Vua Tự Đức là Ông Vua hay chữ …Tàu ! Y chang như Việt Cộng ngày nay, cũng (vì sợ Tàu)  đổi tên nước Việt Nam thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa !

Hèn gì Tây khi chiếm Việt Nam, lấy tên nước do « Tàu đặt cho ta » để gọi tên nước ta là An Nam = miền Nam an ổn ! An ổn đối với Tàu ! Cũng lấy tên Tàu « đặt tên biển ta » đặt tên cho biển của ta là Biển Hoa Nam-Mer de Chine du Sud. Và « ba phải vì bí tên » đặt tên vùng của bán đảo ta, là bán đảo Ấn Hoa-  la péninsule indochinoise- nửa Ấn, nửa Tàu. Tại sao không péninsule vietnamienne ? Tệ lắm thì annamitique, như Trường Sơn là Cordillère annamitique ? Mặc dù Trường Sơn phủ cả Lào và Bắc Cam Bốt. Chết thằng Tây nào đâu ?  

Tại sao mình không có tên riêng, một mình, một chợ, như  Mã lai- Malaisie, như quần đảo Nam Duơng- Indonésie với các đảo Sumatra, Java… ? Thật là một sỉ nhục, một bất hạnh cho một dân tộc mà ngày nay tuy gồm cà hai phe, phe nào cũng ngon lành cả, toàn trí thức, chánh trị, nhà văn, nhà báo, thứ bự, thứ ngon, thứ lành … nhưng không một ai bảo vệ được cái tên của đất nước mình, tên người mình, nhưng lúc nào cũng tự biên tự diễn, tự cao, tự đại, tự xưng : một bên phe ta, phe Tự Do, thì tự hào « 4 ngàn năm văn hiến » ! Một bên kia, phe cà chớn,  phía  Việt Cộng bán nước thì  tự hào « đỉnh cao trí tuệ » !)

Vì vậy, ngày nay, xin đừng giận dân ta hèn, đừng trách dân ta vô cảm, đừng trách 40 năm mất nước, 40 năm chúng ta ở hải ngoại lang thang, lưu lạc, mất gốc, 40 năm người trong nước làm thân nô lệ, chịu đựng độc tài, bị ngoại bang láng giềng xâm chiếm đô hô. Với 40 năm hòa bình không giặc giã, nhưng vẫn phải còng lưng lao lực, chồng cày, vợ cấy, chồng phu xích lô, vợ bán hàng rong, con bán thuốc lá hay vé số. 40 năm đầy trăn trở, nhưng phải im miệng, xây mặt với vận mệnh quốc gia ! 

Ngày ngày qua, người Việt hải ngoại, người Việt trong nước vẫn bằng lòng với thực tại, vẫn thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh quốc gia ! Và, tuy có vài cá nhơn lẻ tẻ của nhóm chúng ta vẫn  tiếp tục, reo, khóc, kêu, gọi, đánh động lương tâm thế giới cho vận nước, tình nhà, nhưng, tiếng vọng đáy vực, tiếng gào giữa sa mlạc, hầu như vô vọng ! Vì dù thế giới có can, có khuyên nhưng vẫn  không thay đổi, không mong gì, e rằng từ nay tất cả mọi người dân Việt chúng ta chắc chắn phải khóc để giả từ chất Việt,  đất Việt, vì từ nay nước ta đã vào tay người Tàu vĩnh viễn rồi ! Cả ngàn năm tới ! Sẽ thiên thu ! Mãi mãi …người Việt, dân Việt ta sẽ như dân Do Thái lang thang cầu thực – le Juif errant, le Việt errant cả ngàn năm - pour mille ans !

Xin trở lại gốc gác người Pháp gốc Việt tại Pháp.  

       Các sujets français, sau ngày chia đôi đất nước năm 1954, và sau mất nước 1975 đều  được Pháp chở về hồi hương mẫu quốc-rapatriement. Nhưng họ là thuộc một thành phần đáng quý, đáng trân trọng, chúng tôi đã từng đi sanh hoạt cùng với quý vị ấy. Sanh quán ở Việt Nam, mang tên Pháp - vì tên cha, quốc tịch Pháp, nhưng nhờ mẹ - thường là mẹ, sau năm 1954, quyết định không đi Pháp, mà ở lai Việt Nam, vì là nơi chôn nhao cắt rún họ hàng bà con, và nhờ chánh sách Việt Nam Cộng Hỏa, cởi mở, phóng khoáng, văn minh, không kỳ thị phân biệt nên tất cả đều làm ăn sanh sống, rất đàng hoàng ở Việt Nam. Và những người con lai Việt-Pháp nầy  nói tiếng Việt, giỏi hơn tiếng Pháp. Và ngon lành hơn, rất nhiều các vị ấy là cựu quân nhơn quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Họ hoàn toàn là tình nguyện vì là quốc tịch Pháp, họ không bị bắt buộc đi « quân dịch » ! Họ tình nguyện vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ quê hương đất mẹ của họ !  

Thật là ngon lành, mỗi lần gặp họ, thằng tui nầy đứng nghiêm chào quý vị ấy ! Họ, sĩ quan có, hạ sĩ quan cũng có, nhưng « binh đơ – đơ dèm cùi bắp » nhiều hơn, họ thường ở các binh chủng « ngàu », thủy quân lục chiến, dù, biệt động… cũng có vài vị ở các binh chủng khác, nhưng phần đông họ lựa tác chiến - vì, theo những ý kiến chung của họ, khi chúng tôi tò mò hỏi - họ bảo thích ở các đơn vị tác chiến, vì cùng chia sẻ hiểm nguy, nên không bị kỳ thị, nhứt là đối với những người lai da Đen hay lai Ả Rập, vì những nơi ấy tình chiến hữu huynh đệ chi binh mạnh hơn những binh chủng văn phòng hay tiếp liệu - các binh chủng sau thường nhiều người Việt gốc Hoa hơn !    

        Thành phần Người Pháp gốc Việt đông thứ hai là những người có gốc « du học sanh » của thời Việt Nam Cộng Hòa mình. Thuở ấy gồm, hoặc được học bổng (trường hợp chúng tôi) hoặc thuộc gia đình giàu có, khá giả cho con qua Pháp để trốn hay tránh đi quân dịch hay nói ngắn gọn « trốn  lính » ! Phải nói là  thời Việt Nam Cộng Hòa mình, đa phần dân có tiền, dân làm ăn,  miệng nói chống Cộng hết mình trên lý thuyết, nhưng sự thật mất lòng phải nói rõ rằng… : «  Hởi ôi, có một lô, ăn cơm quốc gia thời ma Cộng sản, sẳn sàng ở lại làm Tây giấy ! ». 

Cũng may thay, còn có một nhóm anh  em sanh viên lúc bấy giờ thành lập Tổng hôi Sanh Viên Việt Nam Công Hòa đã giữ vững thành trì  Chống Cộng đến ngày mất nước và cả sau ngày mất nước, và còn truyền đến các hậu duệ  ngày nay ! Xin cảm ơn nghĩa khí của quý anh chị em Tổng Hội lúc bấy giờ !)
Hôm tối thứ năm, 19 tháng 11 qua,  trong một bửa họp Hội Sư Tử, chúng tôi kể cho các hội viên và gia đình đời sống dân Việt Nam dân Sài gòn làm sao thích nghi với những khủng bố ở Sài Gòn. Kể về cách sống của dân chúng Sài Gòn với Thiết Quân Luật, với Pháo kích, với đe dọa của khủng bố, lúc nào cũng có thể bị những nguy hiểm, tai nạn như lựu đạn quăng, bom gài nổ chậm cả. Các tiệm, các quán ăn, nơi nào có khách vãng lai ngoại quốc, đều được rào lưới chống lựu đạn !

 Các vũ trường, các nhà hàng lớn, Việt hay Tây hay Tàu, tuy dù không có khách mỹ hay ngoại quốc vẫn bị khủng bố ! Vũ trường Tự Do, Nhà Hàng nổi Mỹ Cảnh, các rạp cinêma, rạp hát, cải lương, hò quảng, đại nhạc hội, … là những thí dụ điển hình mục tiêu để Việt Cộng đánh bom tung lựu đạn … ! Một thí dụ điển hình của tánh dã man, vô đạo đức, độc ác của khủng bố Việt Cộng là vụ tấn công Nhà Hàng Mỹ Cảnh ! Nhà Hàng  bị đặt chất nổ ngay tại phòng ăn,  giết một lô khách hàng rồi, những người sống sót thương tích thoát nạn, đang được săn sóc trước Nhà Hàng, trên bờ sông, xe cứu thương, xe cảnh sát, những người cấp cứu đang quây quần săn sóc thì hai quả bom nổ tiếp theo giết và gây thương tích và kinh hoàng vào nhóm người cứu thương và săn sóc.
Đánh Mỹ cứu nước, Mỹ đâu chả thấy, chỉ toàn giết người Việt !    
Đây xin nhắc lại những điểm tương đồng để so sánh :

13-4daaa
Qua những bài viết của rất nhiều anh chị em suốt tuần qua, đặc biệt bài viết xuất sắc của chi Lê Phan phân tách phân biệt rõ ràng địch và bạn, ngày qua, chúng ta thử  so sánh khủng bố Daech hay Daesh (đọc là Đa-E-ét-Sờ - đây chữ la-tinh hóa của phát âm ả rập, tiếng tắc dịch phát âm Mỹ của Nhà Nước Hồi Giáo - ISIL (Ai-Xiêu theo âm Mỹ. ISIL là từ tắt cảu Islamic State of Irak and Levant) với khủng bố Việt Cộng. Người Việt Tự Do tỵ nạn Cộng Sản chúng ta hãy đi gặp các cộng đồng người Pháp người Âu châu, người Mỹ để kể họ nghe cách sống của người dân miền Nam chúng ta thuờ chúng ta bị nạn khủng bố Việt Cộng hoành hành. ISIL-Daesh ngày nay hành động y chang, để cùng chia sẻ với bà con hàng xóm mình nơi quê người.
Phải biết phân biệt bạn thù, ranh giới cho rõ ràng : 
1
3
6
2

Chúng ta hãy rõ ràng phân biệt ISIL- Daesh với người Hồi Giáo sống trong quốc gia mình hay người tỵ nạn ngày nay đến từ các quốc gia Syrie, Irak…đang bị Giặc ISIL phá hoại, khủng bố, gây chiến tranh giết chóc. Chính Daesh muốn chúng ta, người dân chủ, người của phe tự do lẫn lộn, muốn giáo dân  Thiên Chúa Giáo, giáo hữu dân Phật Giáo hay các Tôn Giáo khác, như Do Thái Tin Lành Anh Giáo, Chánh Thống phải hận thù người Hồi Giáo – và tất cả người Hồi Giáo, giáo dân hay không !

Ở Việt Nam khi xưa, trước năm 1975, thời của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tại miền Nam, Việt Cộng sử dụng Phật Giáo đề chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa Tự Do. Xúi dục Phật tử đòi treo cờ Phật Giáo như cờ Quốc Gia. Việt Cộng xúi nhóm Phật Giáo Ấn Quang tạo dựng một Quốc gia Việt Nam hoàn toàn Phật Giáo, đem bàn thờ Phật xuống đường.

Ngày nay ở Paris, Hồi Giáo quá khích làm lễ lạy ngoài đường, đòi ăn cơm halal ở công sở, muốn tạo một xứ Pháp thứ hai Hồi Giáo. Việt Nam Cộng Hòa cũng như Cộng Hòa Pháp là một quốc gia có một chế độ thế tục – laïc. Nghĩa là không có quốc giáo. Tất cả mọi Tôn Giáo đều có quyền tự do hội họp, tự do tín ngưởng như nhau….
Vì chế độ tự do sanh hoạt tôn giáo, tự do tín ngưởng thờ phượng nên các Chùa Phật Giáo thời Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng lợi dụng làm nơi ẩn nấp của Việt Cộng nằm vùng !

Thời  ấy  ở Việt Nam Cộng Hòa, các Chùa bị lợi dụng làm nơi tụ tập Việt Cộng và trốn lính.
Ngày nay, ở Pháp các mosquets- nhà thờ chùa Hồi là nơi giảng kinh Thánh chiến chống Thiên Chúa giáo và Da trắng, cũng là nơi trốn, nơi tuyên truyền của quân quá khích !
Việt Nam Cộng Hòa không  có chánh sách dẹp Chùa, vẫn tôn trọng Chùa, vẫn tôn trọng các Tăng Lữ, Thầy Chùa, Ông Sư. Ông Thầy Chùa  Thích Trí Quang trùm Việt Cộng đó, nhưng vì không có bằng chứng, nên vẫn « phẻ re chống Mỹ cứu nước »… ở Sài gòn !

Ngày nay ở Pháp cũng vậy, biết rằng nhiều tay iman-thầy trù trì các  chùa Hồi Giáo nói chuyện quá khích, chống Thiên Chúa Giáo, chống da trắng, chống Do Thái, gây hận thù nhưng vì không có bằng chứng rõ ràng nên không bắt, và không đóng cửa các mosquets Chùa Hồi, vì tôn trọng tín ngưởng.  
Việt Nam Cộng Hòa và Pháp đều là những quốc gia có chế độ Pháp trị, trọng quyền công dân, trọng nhơn quyền, tự do tín ngưởng, tự do thờ phượng. Nước Pháp, cũng như Việt Nam Cộng Hòa, cũng như các quốc gia âu mỹ tiên tiến, cho tất cả các chùa, nhà thờ nhà nguyện, giòng tu, các trường học của các tôn giáo hoạt động tự do … khác với các nước Cộng Sản, các nước Hồi Giáo, các quốc gia độc tài !

Khủng bố, giết chóc bừa bãi :
Thử kiểm điểm nhưũng khủng bố và con số nạn nhơn của Daesh từ hơn năm nay trở lại trên toàn thế giới.
1) Năm 2014 : 24/5 : Vương Quốc Bỉ : 4 thiệt mạng. Tấn công Nhà Bảo tàng Do Thái tại Bruxelles do một khủng bố quốc tịch Pháp  thuộc nhóm Daesh
2) Năm 2015 : 7 – 9/1: Pháp : 17 thiệt mạng. 12 nhà báo và nhơn viên Tuần Báo Charlie, 4 khách hàng Tạp Hóa Casher Do Thái và một nữ cảnh sát đô thành.
3) 18/ 3 : Tunisie 22 người thiệt mạng. Bảo Tàng Viện Bardo ở Tunis ; 21 khách và 1 cảnh sát viên.

4)  26/ 6 : Tunisie : 38 người thiệt mạng. Tất cả đều du khách người Anh bị một tên khủng bố người tunisien bắn hạ tại một khách sạn lớn ở Sousse.
5) 10/10 : Thổ nhỉ Kỳ : 102 người chết và 502 người bị thương. Đánh bom tự sát tại nhà Ga của thủ đô Ankara.

6)  31/ 10 : Ai Cập : 224 người chết. Máy bay Airbus A321 của một công ty Nga bị gài bom nổ tan rời ở sa mạc Sinai.
7)  12/11 : Liban 44 người chết. Khủng bố Daesh tấn công một làng ngoại ô Beyrouth, toàn người Hồi Giáo phái Shi A Hezbollah Liban đồng minh  với Bachar el Assad
8) 13/11 : Paris Pháp : 130 người chết, và 351 người bị thương. Sân vận động Saint Denis. Rạp hát Bataclan. Các đường, quán café, bắn phá bừa bại và nổ bom tự sát.  

Việt Nam Công Hòa. Trước năm 1975. Dĩ nhiên với chiến tranh, chúng ta chấp nhận đau thương, thương binh, thường dân nạn nhơn chiến tranh. Nhưng chúng ta không chấp nhận, những cuộc đánh bom đánh lựu đạn, pháo kích, bừa bãi, và nhứt là pháo vào các trường tiểu học giết con trẻ. Đánh bom vào các chợ, khu vực thương mãi, ciné, rạp hát, vũ trường, xe đò, pháo kích vào nhà dân, pháo kích dân đang chạy nạn, lánh nạn, di tản. 20 năm chinh chiến kể sao cho hết. Vài thí dụ :  

Dã man, bừa bãi với chủ đích giết trẻ con và thường dân :
1) 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974 : Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Đúng ngay lúc các em đang trong giờ ra chơi. 32 học sanh thiệt mạng, 55 bị trọng thương.
2) 1972, Việt cộng pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sanh và giáo chức.

3) 8-5-1969 : Bưu Điện Sài Gòn
4) 1965 trung tâm Sài Gòn 1965
5) 30/3/1965 Đại lộ Hàm Nghi Sài Gòn
6)  8/1962 trung tâm Sài Gòn
7) Quốc Khánh 26-10-1962 Sài Gòn ….

Đã man rợ giết người để khủng bố tinh thần làm cho người ta sợ.
Lại càng ngu xuẩn hơn nữa khi đặt chất nổ phá hoại những toa tàu, xe lửa,  đường sắt, vừa giết người vừa làm khánh kiệt sanh lực quốc gia, khi cắt đứt tuyến đường sắt Sài Gòn - Đông Hà dài 1.240 km.

Chưa kể, những vụ như giết 5000 thường dân trong vụ tấn công Huế vào Tết Mậu thân. Nhà hàng Mỹ Cảnh, Vũ trường Tự Do, Rạp Hát, cinê kể không hết.
Mắng chưởi Daesh, Nhà Nước Hồi Giáo man rợ dã man. Chớ quên Việt Cộng. Nhà Nước Hồi Giáo man rợ giết đánh thường dân khác chủng tộc, khác Tôn Giáo. Việt Cộng giết đồng bào ruột thịt đồng chủng đồng tông.

Thương Paris, Nhớ Sài Gòn. Khóc cho Dân Pháp hận bọn Daesh khủng bố. Không quên Việt Cộng giết dân mình.

Hồi Nhơn Sơn, cuối tháng 11 đau thương.
TS.Phan Văn Song
      
Yahoo! Groups
• Privacy • Unsubscribe • Terms of Use

.



__._,_.___


Posted by: truc nguyen <

Sunday, November 29, 2015

Cảm ơn đất nước đã dung thân


     

Cảm ơn đất nước đã dung thân

 Lê Phan
alt

Tuần này Hoa Kỳ chào đón Lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Âu cũng là một dịp để nói chuyện ân tình.

Và cái câu chuyện ân tình đó phải bắt đầu bằng ngay chính đất nước Hoa Kỳ. Tôi mới được một người bạn gửi cho một bài viết thật chân tình hẳn là của một người Mỹ gốc Việt. Bài mang cái tên “Người Khách Trọ Vô Tình.”

Bài viết không thấy ký tên mở đầu với câu chuyện về thành phố Rialto của quận San Bernadino, California. Quận này, theo bài viết là một quận nghèo, nửa cư dân là người gốc Mexico, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Lợi tức đầu người chỉ khoảng 13,375 đô la một năm và 13% dân chúng sống dưới mức nghèo đói ở Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn các thành phố khác, nhưng thành phố không đủ ngân sách thuê thêm cảnh sát. Rialto cũng có rất nhiều trẻ em bỏ học vì bố mẹ quá nghèo hay không đủ Anh ngữ. Thêm vào đó, hầu hết các gia đình không có computer nên việc học của con cái rất khó khăn.

Gần đây một nhóm người Việt gồm nhà giáo, bác sĩ, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thành lập một trung tâm giáo dục nhỏ mang cái tên tắt là H.O.M.E, viết tắt của chữ House of Meditation & Education nhưng cũng đồng thời có nghĩa là mái ấm gia đình. Các em có thể đến đó để học sử dụng computer, giúp làm homework hay chỉ đọc sách. Phụ huynh theo con đến cũng được chỉ dẫn về computer và giúp đỡ. Người đứng đầu nhóm thiện nguyện này, theo bài viết, là một bác sĩ, sau khi con cái ăn học thành tài, nay cảm thấy mình phải trả nợ cho vùng đất đã dung thân mình.

Bài viết đặt câu hỏi, “Trên nước Mỹ này bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế này?”

Rồi kể tiếp câu chuyện của một vị linh mục đã hỏi giáo dân là trong thành phố đã cưu mang chúng ta này, có nhiều người Mỹ nghèo hơn chúng ta, nhưng lòng bác ái của họ thì không nghèo, không một công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

Giáo dân đã trả lời linh mục, “Thưa cha. Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gửi về Việt Nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.”

Bài viết sau đó đã than thở về sự bạc bẽo của cộng đồng người Việt với quốc gia đã cưu mang mình. Ngoài những nghĩa vụ luật định mà chúng ta làm đủ, “hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một du khách, hay là một người tình 'vẫn đi bên cạnh cuộc đời' không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh.”

Nhưng theo tác giả chúng ta không phải là cộng đồng duy nhất. Một số người Hồi giáo đã “trả ơn” nước Mỹ bằng cách quyên góp tiền gửi về ủng hộ cho al-Qaeda, kẻ thù của đất nước đã cho mình dung thân. Nhiều di dân từ Hoa Lục hay ngay cả Đài Loan đã trở thành gián điệp cung cấp cho quốc gia mình những bí mật quốc phòng hay kinh tế của Hoa Kỳ. Thật là một thứ nuôi ong tay áo.

Những người này cũng như người Việt chúng ta, khi nhập quốc tịch, đã tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ, nhưng vẫn xem việc nước Mỹ như việc hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu nữa.

Ấy vậy mà nếu khi không may, nếu bị nạn, Hoa Kỳ đã không bỏ rơi công dân của mình. Hai cô phóng viên người Mỹ gốc Hoa và người Mỹ gốc Hàn bị Bắc Hàn bắt đã được đích thân cựu Tổng Thống Bill Clinton đến đón về, trong khi chính phủ Mỹ đã gửi một viên chức tình báo cao cấp đến để đón ba công dân Mỹ mới đây, trong đó có một người gốc Hàn. Những người Mỹ gốc Việt cũng vậy. Khi Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân bị chính quyền Hà Nội bắt, chính phủ Hoa Kỳ đã tận tình can thiệp giúp giải cứu ông không phải một mà hai lần.

Bài viết rất chân tình của tác giả vô danh mà người bạn tôi gửi cho chỉ nói đến người Mỹ gốc Việt, nhưng điều tác giả viết áp dụng cho tất cả những người gốc Việt đang sống trên khắp thế giới.

Một người Việt nào đó đã phát minh ra chữ “tạm dung” thật chí lý. Nhưng tạm dung là giai đoạn đầu khi chúng ta mới đến nơi đó, chứ khi đã thành công dân, chúng ta cần phải thay đổi thái độ.

Điều mà hầu hết chúng ta quên là bây giờ chúng ta trước hết là công dân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc hay bất cứ một nơi nào đã dung túng chúng ta rồi sau đó mới là người Việt Nam. Quê hương thứ hai của chúng ta đã trở thành nhà. Nó không những là nơi dung túng chúng ta mà nay là nơi quyền lợi của chúng ta gắn liền. Nếu một mai không may quê hương đó bị tấn công thì không những quyền lợi của chúng ta bị lâm nguy mà ngay cả tính mạng, sự sống của chúng ta cũng sẽ khó còn.

Ấy là chưa kể chuyện nếu lỡ có vấn đề “xung đột về lòng trung thành” thì sao? Giữa quê hương thứ nhất và quê hương thứ hai chúng ta chọn nơi nào?

Những người Việt ra đi sau năm 1975 có ít lý do để trung thành với chế độ hiện nay, nhưng sự trung thành không phải chỉ thu hẹp vào chế độ.

Hôm nọ tôi gặp một người bạn vốn là dân Anh gốc Đức. Bà bạn tôi kể lại là mới về Đức thăm gia đình, vốn tất cả đều còn sống ở Đức.

Bà nửa đùa nửa thật bảo tôi, “Bạn có biết không, bỗng dưng về Đức tôi trở thành một kẻ tìm cách biện minh cho ông David Cameron. Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu? Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc không muốn đóng góp phần tiền của mình cho Liên Hiệp?” Điều mỉa mai là bà bạn tôi là một đảng viên trung thành của Đảng Lao Động, một đại diện của nghiệp đoàn tại đài BBC, và là một người ghét cay ghét đắng Đảng Bảo Thủ của ông Cameron. Nhưng, như bà nói, “Ông ta là thủ tướng của nước tôi và tôi đã chọn làm người Anh thì phải bảo vệ lập trường của ổng, dầu cho không đồng ý với những lập luận của ông ta.”

Điều bà nói đã làm tôi thêm suy nghĩ. Ở một khía cạnh nào đó, cũng như bà, tôi đã chọn làm dân Anh, làm thần dân của Nữ Hoàng Elizabeth II. Khi theo dõi các cuộc thi đấu ở Thế Vận Hội, tôi đã hết sức xúc động khi lá cờ Union Jack được kéo lên và bài quốc ca “God Save the Queen” trỗi lên bởi chiến thắng của một người Anh cũng là chiến thắng của tôi. Mỗi năm vào tháng 11 này khi những cựu chiến binh Anh bắt đầu xuống đường bán những bông hoa poppies làm bằng giấy để giúp vào quỹ cho các cựu chiến binh, tôi đã cảm thấy cần phải mua vài bông để chứng tỏ biết ơn sự hy sinh của những quân nhân đó. Và càng sống ở Anh lâu tôi ngày càng cảm thấy cái chất “ăng-lê” nó thấm vào mình. Tôi cũng bất mãn khi người ta không có tinh thần “fair play.” Tôi gật gù khi người Anh lắc đầu bảo “It's just not cricket.” Đây là một thành ngữ có nghĩa là “Chơi như vậy là chơi xấu, không đúng luật chơi.”

Điều đó không có nghĩa là tôi không cảm thấy xúc động khi thấy Việt Nam bị Trung Cộng xâm lấn. Nó cũng không có nghĩa là tôi không tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Nhưng ngoài là người Việt Nam, tôi nay cũng là một người Anh.

Và điều đó có nghĩa là chia sẻ cái hưng suy của đất nước này như là một người dân nước đó chứ không phải chỉ là một khách ghé thăm.

Điều đó cũng có nghĩa là xin cảm ơn đất nước đã dung thân tôi.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Saturday, November 28, 2015

'Đức tin của người Việt Nam thật là khốc liệt' ('Vietnam's faith is fierce')

 
--- Forwarded message --


Người CG nghèo ở VN tủi nhục lắm . CS luôn chèn ép ,theo dõi không cho làm ăn gì được vì mang danh là CG theo đạo giáo hoàng Vatican .
Người CG Phi châu ,Mỹ , Pháp , Phi , Ba Tây, Mexico , Đại Hàn...may mắn hơn nhiều .--- Rất đông dân chúng theo đạo CG La Mã , nhưng chính quyền và người không CG các nước nầy lại không bao giờ kỳ thị hay chưởi người CG là theo  đạo ngoại bang Vatican , hay tệ hơn là " tui ngu dốt theo đạo có gạo mà ăn ." 

Tội nghiệp , cũng tại dân trí quá thấp




November 10, 2015  [ChinhNghiaViet]" <>


Nuôi heo nhà quê Hà Nội cũng HÃNH DIỆN LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO

Đọc chuyện ông nuôi  heo  Vũ  Thế  Phong gửi thư cho  báo  Daily  News ước mong  qua  Mỹ tham dự Đại hội Gia đình CG thế giới , thì mới thấy được niềm vui sướng và hãnh diện của ông ta khi gặp GH .

Nếu ông  bán  hết  heo mà không đủ tiền máy bay thì các ông bà bên CG nên  phụ giúp Gd ông . Ông VTP rất xứng đáng được qua  bắt  tay  Giáo hoàng Francis , và rất xứng đáng được tham dự bữa ăn dành cho tất cả những người nghèo , có sự tham dự của giáo hoàng .

Bữa ăn đặc biệt này do cơ quan Bác ái  CG  Hoa Kỳ -  USCC  -   khoản đãi .


  

 



image





     On November 17th, 2014, it was formally announced that Pope Francis would visit Philadelphia for the World Meeting of Families in 2015. During his visit to Phi...
Preview by Yahoo



Người Vit là dân tc đông nht đang đón ch Đc Thánh Cha Philadelphia.

Trn Mnh Trác4/24/2015



Theo nhi
u ngun tin t các báo chí M thì s người Vit Nam ghi danh tham d 'Hi ngh thế gii gia đình' (WMOF) vi Đc Thánh Cha Philadelphia vào tháng 9 ti đây là đông đo nht trong tng s 60 sc dân (không k người gc M) đã đăng ký cho ti nay.

Ngoài s
người Vit t nn, đã có nhiu người s đến t Vit Nam, trong đó là mt đoàn đi biu chính thc vi 5 giám mc và hơn 30 linh mc.

Theo đ
c ông Trnh Minh Trí, ch tch Liên Đoàn Công Giáo VN ti Hoa K, thì s còn có nhiu người VN tham gia na, đó là chưa k nhng người ghi danh 'mun'.

Chúng tôi b
t ng đc được mt bài tường thut khá đy đ cu cô Stephanie Farr cu t Phillynews, xin được phng dch li cho quí đc gi, (xin thay đi cách xưng hô dùng tên h cu M bng cách dùng tên tc theo li Vit.)


'
Đc tin ca người Vit Nam tht là khc lit' ('Vietnam's faith is fierce')



  Ông Vũ Th
ế Phong đang có mt tri nuôi heo nh min Bc Vit Nam, 200 km     phía đông Hà Ni, gn biên gii Trung Quc.

  Nh
ưng nếu vic xin visa được suôn s, thì ông Phong s có dp đóng góp tiếng nói ca mình cùng vi hàng triu người Công Giáo khác Philadelphia , trong dp 'Hi ngh thế gii gia đình' t chc vào tháng chín này, có s tham d cu Đc Giáo Hoàng Phanxicô.

  "[Vi
t Nam] không có mt hi ngh ln như thế", ông Phong viết qua mt email gi cho t Daily News. "Trong thi bui này, thì các thành viên trong mt gia đình cn nhiu thi gian hơn đ tìm hiu nhau, đ thông cm nhau... Vì vy, WMOF là dp cho mi người gp g và trao đi."

Bà Tracy Purdy,
mt thế gii khác xa vi thế gii cu ông Phong, sng trong mt ngôi nhà ln schwenksville có ánh sáng chiếu qua ca s làm m b sàn nhà bng g cng. Trong sut tm nhìn cu vùng, thì không có mt trang tri nuôi heo nào c, nhưng ngn tháp ca nhà máy đin ht nhân Limerick thì luôn ni bt trên nhng con đường hướng v Philadelphia.

Gia đình bà Purdy theo đ
o Mormon Pottstown. Khi nhìn thy áp phích kêu gi người ta cung cp ch tm cho nhng người tham d WMOF , bà Purdy đã đăng ký căn nhà cu bà, mc dù bà nghi ng rng s chng có ai mun mt nơi xa xôi, mt hng mt gi lái xe t thành ph.

Nh
ưng hai tun trước đây, đã có người đt phòng đu tiên - mt người đàn ông tên là Nguyn Văn Thông Vit Nam.

"Sau khi chúng tôi nh
n anh chàng này, thì mt câu hi đt ra vi tôi, là lý do ti sao mt người đi mãi t Vit Nam đ được thy Đc Giáo Hoàng Philadelphia, trong khi ngài cũng đang chu du khp mi nơi?" Bà Purdy cho biết. "Tôi tò mò hi," Ti sao anh li đến đây? Ti sao li là Philadelphia? ' "

Các ông Phong và Thông không ph
i là nhng người duy nht mun làm mt cuc hành trình dài 8.000 dm (12,800km) t Vit Nam trong tháng Chín.

Ngay bây gi
, theo bà Lizanne Pando, giám đc tiếp th và truyn thông WMOF, thì đã có rt nhiu người Vit Nam đăng ký cho WMOF, nhiu hơn bt k sc dân nào khác bên ngoài nhng người nói tiếng Anh.

Trong s
khong 7.000 người đăng ký cho 60 th tiếng cho đến nay, 668 người đã yêu cu dch v tiếng Vit - và 209 trong s đó là trc tiếp t Vit Nam, bà Pando cho biết.

"Kh
i đu tôi đã rt ngc nhiên," bà Pando cho biết. "Nhưng khi nói chuyn vi Đc ông Trnh Minh Trí, thì tôi không còn ngc nhiên na."

T
i sao nhiu như thế?


Đ
c ông Giuse Trnh Minh Trí, sinh quán VN, đang là cha s h đo St. Helena trên đường 5th Street và Godfrey Avenue, cũng đang hi hp vi s lượng đăng ký cu nhng người đng hương và ngài hy vng con s này s còn tăng hơn na.

i vi người Vit thì bây gi còn quá sm!" ngài nói. "H thường đi cho ti phút chót."

Đ
c ông Trí, cũng là ch tch Liên đoàn Công Giáo Vit Nam ti Hoa K , đang c gng đ lo liu cho nhng nhu cu di chuyn ca mt nhóm ln nht t Vit Nam ti, 114 đi biu chính thc t Vit Nam, gm có 5 giám mc và hơn 30 linh mc.

Đ
c ông Trí thm chí còn mun t chc mt bui L tiếng Vit vào ngày th by, ngài đã chính thc mi Đc Giáo Hoàng Phanxicô tham d. Ngài hy vng s có khong 3.000 người Vit tham d Thánh L, ban đu d đnh được t chc ti nhà th giáo x St. Helena cu ngài, nhưng có th s phi di chuyn đến trường Cardinal Dougherty High School đ cho có đ ch.

"Đây s
là mt tp hp ln nht ca người Công Giáo Vit Nam bên ngoài Vit Nam", Đc ông Trí nói.

Có ba lý do, Đ
c ông Trí cho biết, ti sao có rt nhiu người Vit tham d cuc hi này: Nhiu người mun đi du lch sang M, nhiu người có thân nhân và s đến thăm h đây, và dĩ nhiên, nhiu người mun nhìn thy Đc Thánh Cha Phanxicô.

"Vì v
y, đây là mt hòn đá ném được ba con chim", Đc ông Trí nói.

V
phn ông Phong, ông cho biết đã quyết đnh đăng ký WMOF này khi Đc Thánh Cha công b tham d .

"Xin visa đ
ến Hoa K t Vit Nam thì không d dàng ," ông Phong, 35 tui, viết. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rng đây là mt cơ hi cho nhng người t Vit Nam có th m rng tm nhìn v các t chc quc tế."

Các nhà truy
n giáo đã giao ging Đo Công Giáo Vit Nam t thế k 16 và đã đt được mt nn móng vng chc vào gia thế k 17.

"Chúng tôi đón nh
n đc tin t các nhà truyn giáo t Tây Ban Nha, Pháp và B Đào Nha", Đc ông Trí nói.

Theo World Fact Book c
a Cơ quan Tình báo Trung ương M, thì Công Giáo là đo ln th 2 Vit Nam, vi 7 % dân s.

Ông Phong , thu
c giáo x Trà C ca giáo phn Xuân Lc, cho biết nhng khi ông không bn công vic nuôi heo hoc dành thi gian vi v con, thì ông tham gia công vic cu giáo x đa phương.

"Đó là cái thú cho cu
c sng ca tôi," ông viết. "Đc tin ca ngưòi Vit Nam thì rt mnh m. C tôi na, đc tin gn bó tôi vi Thiên Chúa."

T
i Hoa K, có hơn 1 triu người Công Giáo Vit Nam và có hơn 900 linh mc và 600 n tu, Đc ông Trí nói. Riêng ti Philadelphia, ước lượng s người Công Giáo Vit Nam có t 7.000 đến 10.000. Tám giáo x trong giáo phn có nhng Thánh L tiếng Vit thường xuyên.

Xin đ
ược visa là rào cn ln nht đi vi nhng người t Vit Nam đi tham d hi ngh thế gii.

"Tôi đang ch
được th thc", ông Phong viết. "Xin hãy cu nguyn cho tôi."

Cha Bruce Lewandowski, đ
i din cho B văn hóa cu Tng Giáo Phn và là Ch tch cu y ban th thc và nhp cư ca WMOF, cho biết hu hết nhng người nước ngoài đến đây là t các nước đòi hi phi có th thc visa.

Ban visa và nh
p cư, gm nhiu lut sư và tình nguyn viên, đang làm vic đ cung cp cho nhng người đăng ký có nhng h sơ cn thiết cho cuc phng vn xin th thc ca h, trong đó là thư mi cá nhân t WMOF, cha Lewandowski cho biết.

"B
n s ch có mt cơ hi duy nht trong cuc phng vn mà thôi, hoc được hoc mt" ngài nói.

M
t khi đơn xin th thc được phê duyt, thì vic có nhà cho chuyến viếng thăm là vn đ tiếp theo.

"Ngay bây gi
, chúng tôi đang tp trung vào các nhà tr vì không còn có khách sn na", Đc ông Trí nói.

Bà Purdy, ng
ười m ca căn nhà schwenksville vi mt dch v du lch đc lp Vit Nam, cho biết bà tình nguyn ngôi nhà là đ cho gia đình bà được tiếp xúc vi mt nn văn hóa mi.

"T
t c nhng người Công Giáo mà tôi biết đây... Là hng người Công Giáo cho 2 l Phc sinh và Giáng sinh", bà Purdy cho biết. "Vì vy mà khi thy nhng người m đo đi t Vit Nam đến đ gp giáo hoàng, nó làm cho tôi rt tò mò."

M
c dù không phi là Công Giáo, bà Purdy cho biết bà hâm m Đc Giáo Hoàng Phanxicô.

"Tôi là lo
i 'fan' cu ngài," bà nói.

Ng
ười Vit Nam cũng hâm m Đc Giáo Hoàng Phanxicô, Đc ông Trí nói.

"Nh
quá trình làm vic vi người nghèo, nhng người t thế gii th ba có th liên h vi ngài d dàng," Đc ông Trí nói. "Ngài thc tế xung tn đt đen. Ngài nói t trái tim mình."

"Vi
c Đc Giáo Hoàng Phanxicô chú ý đến nhng người nghèo khó làm cho tôi có n tượng vi ngài", ông Phong nói. "Tôi hy vng mt ngày nào đó, Đc Giáo Hoàng s đến thăm Vit Nam. Chúng tôi yêu mến ngài."

Sau khi có th
thc và nhà tr, thì bước tiếp theo là cung cp bn dch và gii thích các dch v cho người hành hương Vit Nam.

Vì WMOF là m
t đi hi quc tế, cho nên đã phi cung cp 5 ngôn ng chính là: tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và B Đào Nha, bà Pando cho biết.

Nh
ưng Đc ông Trí đang hy vng tiếng Vit Nam s được dùng trong năm nay.

"Do s
lượng đăng ký và s nhit tình ca cng đng người Vit, Hi ngh Thế gii ca gia đình đã bt đu làm vic hướng ti vic gii thích và nhng bn dch bng tiếng Vit," bà Pando cho biết. "Nhưng chưa có gì đã được hoàn tt."


V
i nhng người Vit Nam t khp nơi trên thế gii đến Philadelphia, Đc ông Trí tin rng cơ hi tt nht cho tt c mi người gp g nhau là mt Thánh L tiếng Vit vào th by ngày 26 Tháng Chín.

Năm v
giám mc t Vit Nam s đng tế và Đc ông Trí đang kêu gi các ca đoàn Công Giáo t 200 giáo x Vit Nam ti Hoa K cùng tham gia vào mt ban hp xướng.

Vi
c Đc Giáo Hoàng có tham d Thánh L hay không thì chưa rõ được.

"Tôi vi
ết cho ngài, và nói:' Đây là điu tt nht cho Vit Nam, đây là mt tp hp tt nht ca người Công Giáo Vit Nam,'" Đc ông Trí nói. "Mt chuyến thăm 5 phút s là mt phước lành cho tt c chúng con."

Trong khi ch
đi đến tháng Chín, Đc ông Trí không ch mong mun được thăm hi nhng người t c hương đến nhưng cũng mong mi được thy mi người t khp nơi trên thế gii tương tác vi nhau, ti Philadelphia, nơi quê hương mi ca mình.

"Th
t là ngoài sc tưởng tượng ca tôi. S vic là mi người tìm đến vi nhau, sn sàng đi, đ tìm hiu và nhìn thy nhng khuôn mt khác nhau. Hip nht trong Giáo Hi bng cách đó. Tht là đp," ngài nói. "Ging như trong vườn, bn nhìn thy nhiu bông hoa khác nhau. Tôi không biết nhng bông hoa có giao tiếp vi nhau hay không, nhưng tht là đp."




Dân châu Phi dầm mưa, đạp bùn để đón Giáo Hoàng Fanxico




·         THẾ GIỚI
·         4
 Bất chấp trận mưa lớn, hàng chục nghìn người ở Kenya vẫn đổ về thủ đô Nairobi để đón Giáo hoàng Francis khi ông thăm châu Phi lần đầu tiên.
Đây là lần đầu tiên Đức Thánh cha công du châu Phi từ khi ông lãnh đạp Tòa thánh Vatican.

Hàng chục nghìn người đứng trong khuôn viên của Đại học Nairobi ở Kenya để chờ Giáo hoàng hôm 26/11. Đây là lần đầu tiên Đức Thánh cha công du châu Phi từ khi Ngai lãnh đạp Tòa thánh Vatican. Dù trời mưa lớn, người dân Kenya vẫn đổ ra các đường phố để đón ông. Ảnh: Reuters

Nhóm phụ nữ băng qua một khu vực lầy lội để có cơ hội ngắm Giáo hoàng
Nhóm phụ nữ băng qua một khu vực lầy lội để có cơ hội ngắm Giáo hoàng

6
Trong chuyến công du châu Phi, Giáo hoàng Francis cũng thăm Cộng hòa Trung Phi và Uganda. Chính phủ Kenya huy động hàng chục nghìn cảnh sát và binh sĩ ở thủ đô Nairobi để bảo đảm an ninh trong chuyến thăm của người đứng đầu Giáo hội. Ảnh: AP

8
Một người đàn ông giúp hai nữ tu vượt qua một rãnh để chạy tới vị trí mà họ có thể thấy Giáo hoàng. Ảnh: AP

10
Nhà chức trách ước tính khoảng 1,4 triệu người muốn nghe trực tiếp bài phát biểu đầu tiên tại châu Phi của Giáo hoàng, song nhiều người về sớm do sợ cảnh giẫm đạp. Ảnh: Getty Images

54
Trong buổi lễ, Đức Thánh cha kêu gọi người dân Kenya gìn giữ các giá trị gia đình. Ảnh: AP

4
Cảnh sát tuần tra trong công viên Uhuru, một nơi gần Đại học Nairobi, trước khi Giáo hoàng cử hành lễ Misa. Ảnh: Getty Images

ty
Nhiều người chạy để có thể tham dự lễ Misa do Giáo hoàng chủ trì trong Đại học Nairobi. Ảnh: Getty Images

Mọi người sẵn sàng
Mọi người sẵn sàng ngồi trên đống đất hay vạt cỏ để nghe Giáo hoàng diễn thuyết. Ảnh: AP

thanh niên
Hai nhân viên tình nguyện giúp một người lớn tuổi vượt qua dòng nước để tới Đại học Nairobi. Ảnh: Reuters

Các linh mục ngồi giữa khoảng đất trống lầy lội để chờ Giáo hoàng phát biểu. Ảnh: AP
Các linh mục ngồi giữa khoảng đất trống lầy lội để chờ Giáo hoàng phát biểu. Ảnh: AP

Bàn chân của mọi người đều lấm lem vì bùn.
Bàn chân của mọi người đều lấm lem vì bùn. Ảnh: AP

Điều kiện thời tiết xấu không làm giảm nhiệt huyết của những người muốn chiêm ngưỡng người dẫn dắt hơn một tỷ tín đồ Công giáo.
Điều kiện thời tiết xấu không làm giảm nhiệt huyết của những người muốn chiêm ngưỡng người dẫn dắt hơn một tỷ tín đồ Công giáo. Ảnh: AP

Họ dùng ô, áo mưa, mảnh vải để chống chọi cơn mưa hôm 26/11.

Họ dùng ô, áo mưa, mảnh vải để chống chọi cơn mưa hôm 26/11. Ảnh: AP
































































































































































































































































































































































































































































































































































--

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1
__._,_.___

Posted by: nguyen hong 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List