Popular Posts

Thursday, June 27, 2019

THIÊN TỬ TU BỒ ĐỀ


THIÊN TỬ TU BỒ ĐỀ
Toàn Không
I). NHÂN DUYÊN:
     Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:
- Các Thầy nên tư duy về “Tưởng vô thường”, hãy phổ biến rộng rãi (lưu bố) tưởng vô thường, như vậy sẽ đoạn trừ ái dục, ái sắc, ái vô sắc, vô minh, kiêu mạn đều trừ hết, cũng như đem lửa đốt cháy sạch hết cỏ cây không còn sót; và nếu tư duy kỹ tưởng vô thường sẽ đoạn dứt hết đắm ái chấp trước trong 3 cõi.
     Rồi Đức Phật kể chuyện:
     Xưa có Quốc Vương tên Thanh Tịnh Âm Hưởng thống lãnh cõi Diêm Phù Đề có tám vạn bốn nghìn thành ấp, đại thần cung nữ vô số, Đại Vương Âm Hưởng không có con nối dõi nên nghĩ: “Nay ta thống lãnh Quốc gia này không cong vạy, nhưng ta không có con kế tục, nếu ta chết dòng họ sẽ đoạn diệt.” Vì lý do đó, nhà Vua cầu có con, tự quy cầu thiên long thần, nhật nguyệt, sơn thần, địa thần v.v..., khiến được sinh con.
     Bấy giờ nơi cung trời Đao Lợi có một vị Trời tên Tu Bồ Đề mạng sống sắp hết vì có 5 điềm báo:
1- Hoa đội trên đầu héo dần.
2- Áo choàng dính dơ bẩn.
3- Thân thể có mùi hôi.
4- Các ngọc nữ bỏ đi.
5- Không thích tòa ngồi nữa.
     Vua Trời Đế Thích thấy Thiên tử Tu Bồ Đề có những dấu hiệu kể trên nên bảo một vị Trời khác xuống trần nói với Vua Âm Hưởng những lời dặn bảo; chỉ trong giây phút vị Thiên tử ấy tới nơi. Khi ấy Vua Âm Hưởng đang ở trên lầu cao cùng một người hầu cầm lọng che, Thiên tử ở trên hư không bảo Vua:
“- Thích Đề Hoàn Nhân (tên Vua Trời) kính lời thăm Đại Vương mạnh khỏe, cõi Diêm Phù Đề không có người đức độ để làm con Đại Vương, nay cõi trời Đao Lợi có Thiên tử Tu Bồ Đề sẽ giáng thần làm con Đại Vương, nhưng khi lớn tới tuổi thanh niên sẽ xuất gia học đạo, tu phạm hạnh vô thượng
     Vua Âm Hưởng nghe những lời ấy vui mừng phấn khởi, liền nói:
“- Như vậy, thật hạnh phúc vô cùng, xin cứ giáng hạ làm con tôi, muốn cầu xuất gia tôi không trái ý
     Thiên tử ấy liền trở về trời thưa với Vua Trời Đao Lợi những điều Vua Âm Hưởng đã nói, nghe xong, Vua Đế Thích liền qua gặp Trời Tu Bồ Đề và bảo:
“- Nay ông nên phát tâm sinh vào cung của Vua Âm Hưởng nơi cõi trần, vì Vua Âm Hưởng thường dùng chính pháp trị dân nhưng không có con, xưa ông tạo nhiều phúc đức, nay nên nguyện giáng thần sinh vào cung Vua ấy.”
      Thiên tử Tu Bồ Đề thưa: “- Thôi thôi, Thiên Vương! Tôi không thích phát nguyện sanh trong cung Vua cõi Người, ý tôi muốn xuất gia học đạo, ở trong cung Vua rất khó xuất gia học đạo.     
Vua Đế Thích bảo:
“- Ông nên phát nguyện sinh trong cung Vua Âm Hưởng cõi trần, ta biết ý nguyện của ông, ta sẽ ủng hộ cho ông được xuất gia học đạo, ông đừng lo
     Các Thầy nên biết, khi ấy Thiên tử Tu Bồ Đề liền phát nguyện sinh trong cung Vua Âm Hưởng. Không bao lâu sau, Phu nhân bảo Vua Âm Hưởng:
“- Đại Vương nên biết, nay thiếp (em) đã có thai
     Vua nghe nói, vui mừng, liền cho nệm báu trải để Phu nhân nằm, làm món ăn ngon cho Phu nhân ăn. Sau hơn chín tháng Phu nhân sinh một hoàng nam dung mạo đẹp đẽ tuyệt vời hiếm có trên đời. Vua cho mời các nhà hiểu biết đến xem tướng, Vua kể cho họ nghe sự việc như trên, họ tâu:
“- Theo lý lẽ như thế, Thái tử rất đặc biệt trên đời, xưa làm Thiên tử tên Tu Bồ Đề, xin Đại Vương theo tên cũ cũng gọi Tu Bồ Đề
     Vương tử Tu Bồ Đề được Vua thương yêu chiều chuộng hết mức, Vua bèn khởi nghĩ: “Ta vì muốn cầu con nên lễ bái chư Thiên để cầu con, trải qua bấy lâu mới sinh được Thái tử. Dù Thiên Đế có dự báo Thái tử sẽ xuất gia học đạo, nay ta phải tìm chước khéo léo để Thái tử không xuất gia học đạo nữa
     Do đó, Vua Âm Hưởng cho lập cung điện ba mùa, mùa đông ấm, mùa hè mát, mùa xuân thu đều thích hợp. Vua lại cho lập 4 cung phía trước phía sau và hai bên, mỗi cung có vô số mỹ nữ, Thái tử đi ngả nào cũng có mỹ nữ theo hầu hạ vui chơi, khiến Thái tử Tu Bồ Đề đắm nhiễm trong ngũ dục hoan lạc không thích xuất gia nữa.
     Khi Tu Bồ Đề ở tuổi thanh niên, một hôm vào khoảng nửa đêm, Vua Đế Thích đến chỗ Tu Bồ Đề, ở trên hư không bảo:
“- Vương tử, ngày xưa Vương tử có nói: “Nếu ta sinh vào cung Vua Âm Hưởng, khi lớn thành thanh niên, ta sẽ xuất gia học đạo”, ngày nay vì sao Vương tử mải vui trong ngũ dục quên lời nguyện xưa xuất gia học đạo? Ta đã có lời hứa là khi Vương tử trưởng thành sẽ nhắc Vương tử về việc này, nay là đúng lúc rồi, nếu không xuất gia học đạo, sau này hối tiếc vô ích.
     Thích Đề Hoàn Nhân nói những lời ấy rồi biến đi, Tu Bồ Đề nghe rồi suy nghĩ: “Vua cha đã làm lớp lưới ái dục, vì lưới ái dục nên không xuất gia học đạo được. Nay ta phải dứt lớp lưới ái dục này, không để sự vui nhục dục ràng buộc. Ta phải xuất gia học đạo mới được.
     Thái tử lại suy nghĩ: “Nay Phụ Vương cho 6 vạn mỹ nữ vây quanh, nay ta thử quán xem họ có tồn tại mãi mãi không?” Rồi Vương tử quán sát khắp không thấy người nào tồn tại mãi.
      Tu Bồ Đề lại nghĩ: “Tại sao ta quán bên ngoài, ta nên quán thân ta xem sao?” Rồi Tu Bồ Đề liền quán thân thấy đều dơ bẩn, nhất là nơi chín lỗ, không có gì có thể tham đắm được, Tu Bồ Đề quán tiếp các thứ của thân như tóc lông răng móng thịt xương tủy v.v..., chẳng có cái nào bền vững, không chân thật, toàn là huyển ảo, không tồn tại lâu ở đời, tất cả đều trở về với cát bụi hư không.
     Vương tử Tu Bồ Đề nghĩ: “Nay ta cắt đứt lớp lưới này, xuất gia học đạo” Rồi Tu Bồ Đề quán sát năm thọ ấm: Đây là sắc khổ, đây là sắc diệt, đây là sắc xuất yếu, thụ tưởng hành thức đều khổ cho đến thức tập, thức diệt, thức xuất yếu, quán thân năm thọ này rồi, những pháp tập đều là pháp tận, Tu Bồ Đề liền ở chỗ ngồi thành Bích Chi Phật. Lúc đó Đức Bích Chi Phật Tu Bồ Đề do giác thành Phật, bèn nói kệ:
Ta biết cội gốc dục,
Ý do tư tưởng sinh,
Ta không nhớ nghĩ dục,
Ắt dục không có mặt.
     Bích Chi Phật nói kệ xong bay lên hư không đến một ngọn núi ngồi đưới một gốc cây.

LỜI BÀN:

     Qua đoạn Kinh trên, chúng ta thấy: sự cầu xin của Vua Âm Hưởng và sự phát nguyện của Thiên tử Tu Bồ Đề được thành sự thật.
Tại sao sự cầu và sự phát nguyện trở thành sự thật được?
      Vì Vua Âm Hưởng cai trị theo chính pháp, là người nhân từ có nhiều phúc đức, nên sự cầu mới có hiệu quả. Thiên tử Tu Bồ Đề cũng vậy, mặc dù mạng chung vì hết tuổi thọ nhưng xưa đã tạo và còn nhiều phước đức, nên sự phát nguyện cũng được toại ý. Ví như người thông minh lại chăm chỉ học hành, muốn cầu thi đậu cũng dễ thôi. Do đó, một đằng muốn có con, một đằng muốn làm con đều được cả là vậy.
    Nếu sự cầu quá to đối với phúc đức mình có thì không thể toại nguyện, lúc đó sẽ do nghiệp dẫn dắt. Giả dụ, khi ấy Thiên tử Tu Bồ Đề không có ý muốn xuất gia học đạo, không muốn sinh vào cung Vua Âm Hưởng, thì với phúc đức còn nhiều có thể sẽ sinh vào cõi trời khác hay cõi người nơi giàu sang phú qúy vậy.
      Khi Thái tử Tu Bồ Đề tu quán “Năm ấm”, Năm Ấm là gì? Năm Ấm cũng gọi là Năm Uẩn, là năm thứ sâu kín của con người, gồm Thân và Tâm.
 A). QUÁN THÂN:
 (Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do

NHẬN RA CHÚ XE ÔM CHÍNH LÀ .......

----- Forwarded Message -----
From: Chau Nguyen <
Sent: Sunday, May 12, 2019, 12:27:09 PM PDT
Subject: Fwd: NHẬN RA CHÚ XE ÔM CHÍNH LÀ ........����


Subject: NHẬN RA CHÚ XE ÔM CHÍNH LÀ ........����
 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, xe môtô và ngoài trời


NHẬN RA CHÚ XE ÔM CHÍNH LÀ ........����
Chú xe ôm dừng xe trước cổng cho cô sinh viên xuống. Bất ngờ cô đưa chú gói quà và nói:
- Chú về nhà rồi mở ra xem nhé.
Bắt đầu ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều.
Chú xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra, ngoài bộ quần áo còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
''Thưa thầy, em là Tuyết Lan học toán với thầy năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi lái xe ôm kiếm sống, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít để đừng có học trò nào nhận ra. Nhưng em đã nhận ra thầy khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư Bình Hưng. Từ đó, em không tự đạp xe đi học nữa mà đặt mối thầy chở em đi học suốt hết lớp chín, hết phổ thông, và lên đại học.
Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần ăn, một cho em đến lớp ngồi ăn, hai biếu thầy một phần, và ba là biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du. Ngày nào em cũng mua cho bà mấy tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng chẳng hy vọng lắm.
Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em, nhưng vì cưng em nên bố mẹ cũng chìu ý em.
Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học. Dù không đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập một trang web dạy kèm cho tất cả ai bị yếu toán.
Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn lấy lại căn bản toán bị mất, để các bạn có nền tảng học tiếp. Thầy cứ tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững về toán.
Thì ra ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm thầy lên internet để dạy học miễn phí. Em nhận ra thầy vì cái cách nói quen thuộc của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho đời”.
Bây giờ lên mạng thầy vẫn nói câu đó. Trong cuộc đời thực, thầy là chú xe ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn uy phong của một thầy giáo tận tụy hiền lành.
Hình như trời không phụ lòng người, thầy không biết là em mua mãi rồi cũng trúng số độc đắc, lúc đó em đang học năm thứ ba. Em lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm nay.
Hôm nay em đã tốt nghiệp nên sẽ không còn đi xe ôm nữa mà sẽ tự lái xe máy đi làm. Em kính biếu thầy một phần số tiền trúng số độc đắc của em như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành công của em hôm nay đã có không ít ơn thầy trong đó.''
“Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư.”
Mai này dù có đi xa, không còn hằng ngày ngồi trên xe của thầy nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm” thân thể gầy gò có trái tim tình người quý báu, và dưới mái tóc đã bạc ấy là một tâm hồn cao cả.

--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DiendanTuoiHac" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to xomnhala_yamaha+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to xomnhala_yamaha@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/xomnhala_yamaha/2015473773.224917.1557815930603%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Hank Music

Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản.

 

Subject:  Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản.



Th được ch đi nht trong thi khc chuyn giao lch s 30/4/2019 ở Nhật Bản.

        Ngày 30/4/2019, Nhật Hoàng Akihito sẽ chính thức thoái vị, sau đó nhường ngôi cho Hoàng tử Naruhito. Đây là thời khắc lịch sử của Nhật Bản, bởi lẽ Akihito là vị Thiên Hoàng (tước hiệu của Nhật Hoàng) đầu tiên đứng ra thoái vị trong vòng 200 năm qua.
Cả 2 buổi Lễ thoái vị và lễ Đăng quang đều được thực hiện theo các nghi lễ truyền thống của Thần Đạo (đạo Shinto). Nhưng đáng chú ý nhất sẽ là sự xuất hiện của những bảo vật quốc gia - những thứ được xem là kho báu bí ẩn bậc nhất lịch sử Nhật Bản, vì ngay cả Thiên Hoàng cũng chưa bao giờ nhìn thấy chúng.
        Đó là 3 món Tam chủng Thần khí - những bảo vật thiêng liêng của Nhật Bản, sẽ được trao cho tân Nhật Hoàng vào ngày 1/5. Nghi lễ này chỉ có 26 người tham gia bao gồm các Đại thần và Đại biểu Nội các Nhật Bản.


                        Kho báu ngay cả Thiên Hoàng cũng không biết:

        Dù không chính thức là “Quốc đạo", nhưng Thần Đạo vẫn là tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong văn hóa Nhật Bản. Các nghi lễ Thần Đạo hiện vẫn được duy trì để kết nối hiện tại với quá khứ, với các linh hồn, và quyết định vận mệnh của con người.



Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Thứ được chờ đợi nhất trong thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 1.


        Tam chủng Thần khí là một phần của Thần Đạo. Truyền thuyết kể rằng: Đó là những báu vật của Thần linh, được truyền qua các đời Thiên Hoàng. Từ xưa, các Thần khí đóng vai trò như biểu tượng quyền lực của Hoàng gia Nhật, ngày nay cũng không có gì thay đổi.
        Nhưng cũng bởi quá thiêng liêng, các bảo vật cũng được giấu kín khỏi thế giới, không một ai biết đến.
        "Chúng tôi không biết bảo vật được làm ra từ khi nào. Thậm chí còn chưa bao giờ nhìn thấy," - Giáo sư Hideya Kawanishi từ Đại Học Nagoya chia sẻ.
        "Ngay cả các Thiên Hoàng cũng chưa từng nhìn thấy.”


        Trên thực tế thì tại buổi lễ Đăng quang, cũng chỉ có các bản sao bảo vật xuất hiện mà thôi. Báu vật thật sự (dù chưa ai xác nhận được là có thật) sẽ được cất giữ ở những nơi khác, mà chúng ta sẽ biết đến ngay sau đây:


Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Thứ được chờ đợi nhất trong thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 2.


                                Những báu vật trong truyền thuyết:



1. Gương thần Yata no Kagami - Bát Chỉ kính:


        Theo các nhà Sử học, Bát Chỉ kính có lẽ đã tồn tại được hơn 1000 năm rồi, và hiện được cho là đang cất giữ ở Thần cung Ise thuộc tỉnh Mie.
Theo Shinsuke Takenaka từ Viện nghiên cứu Thần học, chiếc gương có thể xem là bảo vật quý giá nhất trong bộ 3 Thần khí. Đây cũng là bảo vật duy nhất không xuất hiện trong lễ Đăng quang gần nhất vào năm 1989..


Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Thứ được chờ đợi nhất trong thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 3.
                                                Mô phỏng Bát Chỉ kính.


        Truyền thuyết Nhật Bản, chiếc gương ẩn chứa sức mạnh Thần thánh, có thể soi tỏ sự thật. Trong lễ Đăng quang, báu vật tượng trưng cho sự khôn ngoan của tân Thiên Hoàng.
        Kojiki - ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản - có chỉ ra rằng: Bát Chỉ kính là tác phẩm của vị Thần rèn Ishikori-dome. Thời kỳ đó, Susanoo - vị Thần biển và bão tố - thường bất hòa với chị của mình là Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu (Thần Mặt trời). Trong một lần chiến đấu, Amaterasu tức giận rút về một miệng hang và tự nhốt mình trong đó, khiến cả thế gian chìm trong bóng đêm.
        Susanoo sau đó đã tổ chức một bữa tiệc dụ Amaterasu ra ngoài, khiến Thần tò mò xuất hiện. Khi đó, chiếc gương của Ishikori-dome treo trên cây đã phản chiếu lại hình ảnh của Amaterasu, mang ánh sáng lại cho thế gian, và từ đó được xem là báu vật của Thần.



2. Kusanagi no Tsurugi - Thảo Thế kiếm:


        Vị trí hiện tại của gươm Kusanagi hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các ý kiến hiện cho rằng bảo vật được cất giữ tại đền Atsuta của tỉnh Nagoya.


Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Thứ được chờ đợi nhất trong thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 4.


        Truyền thuyết kể rằng: Thanh gươm này mọc ra từ đuôi của con mãng xà 8 đầu Yamata-no-Orochi, sau khi bị Susanoo giết chết. Vị Thần bão tố đã lừa con rắn uống say, sau đó cắt toàn bộ đuôi của nó và thanh gươm Kusanagi đã xuất hiện. 
        Một thời gian ngắn sau, Susanoo dùng chính thanh kiếm này để tạ lỗi với Amaterasu, sau này được trao cho các Thiên Hoàng loài người.
        Tại lễ Đăng quang, thanh gươm tượng trưng cho lòng dũng cảm của Hoàng Đế. Tuy nhiên, sự tồn tại của thanh gươm vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, bởi mọi nguồn tin đều bị bịt kín. Như trường hợp một Linh mục thời Edo cho biết từng nhìn thấy thanh gươm này đã bị trục xuất  ngay sau đó ít lâu. 
        Bên cạnh đó, cũng có tin đồn cho rằng: Thanh gươm đã bị thất lạc trong một trận thủy chiến vào thế kỷ 12, nhưng theo Takenaka, đó chỉ là bản sao thôi.
        Khi Thiên Hoàng đương thời Akihito lên ngôi vào năm 1989, người ta cho rằng: Ông đã được trao cho thanh Kusanagi bản gốc, nhưng thanh gươm khi đó được cất trong hộp kín và cũng không hề được mở ra.
        Hay nói cách khác, chính Thiên Hoàng cũng chẳng biết hình dạng thực sự của Kusanagi là như thế nào nữa.



3. Yasakani no Magatama - Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc:


        Magatama là một loại ngọc dáng cong, xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1000 TCN. Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc cũng là một magatama, nhưng ẩn chứa sức mạnh của Thần trong đó.


Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Thứ được chờ đợi nhất trong thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 5.


        Theo truyền thuyết, nguồn gốc của Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc là một phần của sợi dây chuyền do Thần lễ hội và hạnh phúc Ame-no-Uzume trong bữa tiệc của Susanoo, nhằm dụ Amaterasu ra khỏi hang. Qua thời gian sợi dây chuyền chỉ còn một mảnh ngọc, trở thành thần khí của người Nhật.
        Các Chuyên gia tin rằng: Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc được làm từ ngọc bích, và có thể là bảo vật "bản gốc" duy nhất còn sót lại. Tuy nhiên, chưa có nguồn tin kiểm chứng.

        Tại sao người Nhật tin vào bảo vật?

Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Thứ được chờ đợi nhất trong thời khắc chuyển giao lịch sử - Ảnh 6.
       


        Theo Giáo sư Kawanishi, hiện tại vẫn có một bộ phận người Nhật tin rằng các Thần khí thực sự có sức mạnh của Thần linh. Tuy nhiên, đa số chỉ xem đây là biểu tượng cần thiết của lễ Đăng quang, giống như Vương miện của Vua phương Tây vậy.
        Các Thần khí này rất quan trọng. Giáo sư cho biết: Chúng cho thấy "sự bí ẩn của một vị Hoàng Đế," và là "biểu tượng về sự trường tồn của Triều đình.”


Tham khảo: CNN.  ./.



__._,_.___

Posted by: van tran 

Má Tui

 

Má Tui

 Nguyễn Thị Thêm

Má tui hiền lành và cơ cực lắm. Mỗi khi nghĩ đến má, tui cứ hình dung má tui là một bà già trầu.
Cũng lạ. Tui bây giờ cũng đã 71 tuổi. Nhưng thú thiệt, đôi khi nhìn vào gương tui thấy tui cũng còn mướt lắm chứ bộ. Tui hổng có sửa đổi, bôm hút cái gì đâu nghen. Tui tự nhiên má sanh sao tui để vậy. Kể cả cái tên Thêm quê một cục khi vô quốc tịch tui cũng không đổi nữa là. Tui nói như vậy hổng phải tui khen tui đẹp. Tui xấu hoắc chứ có đẹp đẻ gì. Má tui và cả gia đình nội ngoại đều nói tui giống ba. Mèn ơi! giống má thì có nét  chứ giống ba thì có gì sắc sảo đâu. Có chăng là vẻ đẹp của một người đàn ông không đẹp trai.  Hi Hi.

Tui muốn nói là tui 71 tuổi rồi mà tui vẫn còn.. coi được. Nghĩa là chưa đến nổi...nhìn thấy ớn. Ra đường thiên hạ chưa thấy lọm khọm để  "Chào cụ". Nếu mà mặc áo dài vô thì ba vòng cũng còn rõ rệt. Dù vòng hai có phần hơi tăng trưởng hơn hồi xa xưa. Nói nào ngay nhan sắc dù đã tàn phai theo ngày tháng, nhưng ở cái xứ đầy đủ vật chất này phụ nữ thường trẻ lâu hơn. Các chị có đồng ý với tui không?

Má tui hồi đó cở tuổi tui là đã thành bà già trầu. Hổng phải, cở gần 60 bả đã ăn trầu ngoáy. Răng cỏ má tui như lược bị gảy răng, cái còn cái mất. Vì phải ngoáy nên bà có một cái giỏ trầu. Gia tài đó gồm cái ống ngoáy và chìa ngoáy trầu, cau tươi, bình vôi và cái hộp nhỏ đưng thuốc rê. Dưới chân bộ ván gỏ còn có cái ống nhổ cổ trầu bằng đồng..

Thiệt tình tui thấy sao má tui ăn trầu ngon quá xá. Trầu cay, vôi  nóng, cau chát thế mà ba thứ bỏ vào ống ngoáy, xoáy cho nát, nó ra cái màuđỏ lòm. Má từ từ lấy đầu ống ngoáy lùa cái chất đỏ lòm đó vào miệng rồi ngồm ngoàm nhai. Nước cổ trầu đỏ thấy ớn nhổ vào cái lon đồng một cái phẹt. Má tui bây giờ không còn xỉa thuốc vì  răng đã đi chơi xa còn đâu mà xỉa.

Cô tui xỉa thuốc mới ghê, Một cục thuốc to kềnh cô bỏ vào giữa răng và môi trên. Nó độn môi cô lên một cục chù vù. Thỉnh thoảng cô lấy tay đẩy cục thuốc rê đi du lịch vòng quanh nướu. Hai ngón tay trỏ và tay cái nhuộm cổ trầu và thuốc lá có cái màu nâu nâu không bao giờ rửa sạch.

Mỗi khi má tui đang ăn trầu mà muốn nói là bà dùng lưỡi túm bả trầu vào một bên, nhổ nước cổ trầu ra rồi mới nói. Có nhìn mấy bà già ăn trầu  nói chuyện với nhau mới vui. Cả cái miệng đầy nước bả trầu vừa tém vừa nói thấy mà thương. Thỉnh thoảng má kéo cái khăn vắt vai chùi quanh mép. Hoặc lấy ngón tay trỏ và tay cái  tém cái miệng chùi nước bả trầu  tràn ra ngoài rồi trét lên khăn.

Người ta nói vôi làm răng chắc không bị sâu. Thế nhưng sao răng má tui đi du lịch ngoài không gian quá sớm . Phải ăn trầu ngoáy ngay cái tuổi vẫn chưa gọi là già.

Hồi đó tui còn nhỏ, thấy bà nội, má tui, bà Bảy, bà Hai, Bà Ba ăn trầu sao mà ngon quá. Tui lấy nửa lá trầu quẹt tí vôi, một miếng cau tươi của nội, tui bỏ vô miệng để nhai. Ngon đâu không thấy tui thấy cay xè và nóng muốn dộp lưỡi. Tui nhả ra không kịp vậy mà tui cũng bị say trầu một trận. Mặt tui đỏ bừng, đầu choáng váng, xoay mòng mòng. Từ đó tui tỡn không bao giờ dám mơ chuyện ăn trầu cho môi nó đỏ.

Có một dạo ba má tui gây lộn. Ba tui thách má tui bỏ trầu. Mặc dù ông ông đã chăm chút trồng cho má tui hai nọc trầu vàng thiệt to, rất xum xuê. Cũng như ông chừa nguyên một liếp vườn dưới chuyên trồng cau "Để cho má mày ăn".

Má tui nhìn ổng. Đôi mắt hình hai viên đạn lửa lên nòng. Bà nghiến răng. Chỉ còn vài cái làm mẫu mà thôi. 
Bà dứt khoát:
-Ngày mai tui sẽ bỏ cho ông coi. Đừng thách tui.
Ô hô! Má tui đem bộ đồ nghề ống ngoáy, khay trầu dẹp vào góc tủ. Cái ống nhổ đổ sạch, chùi bóng nước đồng. Bà đoạn tuyệt với ông thần vôi mà không cần ra tòa.  Bà không ngáp, không mệt vì cơn ghiền trầu kéo đến. Tui nói :
-Hay má nhai gum hoặc ngậm kẹo cho đở buồn miệng. Má tui tỉnh bơ:
-Có chi mà buồn. Má không ăn là không ăn. Cho Ba mày biết má nói là má làm.
Thế là má tui bỏ trầu từ dạo ấy. Không biết ba tui giao ước gì với má tui. Ông thua trận có làm đúng như cam kết hay không. Chứ riêng tui phục lăn chiêng bà già trầu.
Dám nói, dám làm. Má tui là số một.
Người ta nói "Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng."

Tui thấy má tui bỏ trầu cũng vậy, có mua được cái gì đâu. Chỉ được cái là sân nhà không có những đốm đỏ đỏ dơ òm. Bà nội tui thiếu người cùng ăn trầu với mình. Nhất là mấy bà hàng xóm tiếc hùi hụi.
Các bạn biết tại sao không?
Bởi má tui có tài trị bệnh đẹn cho con nít.Mấy đứa con nít làm biếng bú hay ăn. Lưỡi cứ lè lè ra là mấy bà má bồng qua nhà tui. Má tui lật xấp đứa nhỏ xuống. Bà nhổ một bãi cổ trầu lên trên lưng và lấy tay chà từng chặng. Bà chà một hồi, những lông tơ bị gom lại, bà nhổ mấy cái lông đó đi. Lạ kỳ là mấy đứa nhỏ ít khi khóc. Má tui nói "Nó đã ngứa mà khóc gì?". Sau khi nhổ hết lông đẹn thì mấy đứa nhỏ lại ăn ngon, bú giỏi.
Tui không hiểu  lối trị bệnh bá đạo của má tui. Nhưng rất nhiều người rất tin tưởng và coi bả như bà thầy.
Bà thầy này mà ở bên Mỹ thế nào cũng  phải ra hầu tòa, bị phạt tiền trắng máu.

Má tui còn rất mát tay về mục xỏ lỗ tai cho con gái. Ngày xưa làm gì có thợ hoặc có đồ nghề xỏ lỗ tai như ngày nay. Má tui chỉ dùng một cây kim may và chỉ. Mấy bà hàng xóm hay bà con trong gia tộc có con gái thường đến nhà tui nhờ vả:
-Nhờ bác Sáu giúp dùm. Mai kia nó còn đeo bông để lấy chồng."
Nếu con bé hơi lớn mà sợ đau thì bà mẹ dụ dỗ:
- Con có muốn đeo tòn teng không? Nếu muốn thì ráng chịu đau một chút.

Má tui tốt bụng lắm. Ai nhờ gì là sốt sắng làm. Bả đang làm vườn ư? Dễ thôi, vô rửa tay rồi lau vô cái khăn trên đầu bất kể nó đã được đội mấy ngày. Bả sửa soạn đồ nghề. Mở hộp kim chỉ ra. Lấy chỉ mới xỏ vào kim rồi nhúng cả chỉ và kim vào rượu trắng. Bả kéo cái ghế ra sân ngồi để sáng nhìn cho rõ. Đứa bé sợ quá co rúm lại. Bà mẹ ôm con vào lòng, giữ chặc hai tay nó. Má tui giữ dái tai con bé rồi mân mê tìm trái tai, là điểm chính giữa. Bà nheo nheo đôi mắt và đâm một phát. Con bé ré lên một cái khóc um sùm. Bà cắt chỉ, thắt lại và qua tai bên kia hành sự tiếp.

Bà dặn về nhà chịu khó xoay qua xoay lại sợi chỉ cho nó mau lành. Nếu có rượu thì thấm vào để khỏi làm độc. Độ chưa tới nửa tháng là vết thương lành. Người nào có tiền thì mua bông tai đeo vô cho con. Người nghèo thì lấy cọng củ tỏi cắt cho vừa lỗ nhét vào. Cứ thế khi nào muốn đeo bông thì rút ra. Dễ ợt.

Tui và mấy đứa em bà con đều do một tay má tui xỏ lỗ tai. Sau này má tui đã già thị lực bà giảm nhiều mà cũng có người đem con đến nhờ vã. Nói ai đâu xa, con gái tui nè, cả hai đứa đều do ngoại xỏ lỗ tai. Bà đưa ra xa ngắm ngắm, mò mò rồi đâm cây kim một cái ngọt sớt. Bách phát bách trúng, mà có điều nó đi ngoài vòng an toàn, tức không vào ngay tâm điểm. Con bé tui lỗ tai xéo xẹo tức cười. 

Có một lần con nhỏ em họ tui lấy chồng. Gần ngày đám hỏi mà nhìn lại lỗ tai chưa xỏ. Nó đạp xe đạp từ ngoài quận về nhà tui nhờ má tui xỏ lỗ tai để đeo bông cưới. Má tui già rồi, nó cũng lớn dái tai dày mo, má tui xỏ trần ai khoai củ. Sau một hồi hì hục trật vuột, nó cũng có chỗ để má chồng đeo đôi bông cưới ràng buộc một đời.
Tội nghiệp nó, chịu đau đớn xỏ lỗ tai để làm đám hỏi.. Nó gặp ngay thằng chồng con cưng, hư hỏng bài bạc rượu chè. Cuộc đời nó bầm dập thảm thương.

Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.

Tới đây, tui lại nhớ thêm một chiêu độc của má tui. 
Số là anh tui có một người bạn thân. Má của anh này dữ tàn cơn gió lạnh. Bà mà nỗi tam bành lên là bà chưởi có bài bản hẳn hoi. Bà tên là Bà Sinh và ông anh đó tên là Tống. Một lần ảnh bị nhặm. Mắt đầy ghèn mở không lên. Mấy ngày không bớt. Má tui kêu anh tui tới nhà anh Tống dẫn ảnh tới nhà cho má tui biểu. Anh Tống tới nhà, vừa cố nhướng hai mắt để nhìn và chào má tui. Má tui bước ra ngậm một bụm rượu trắng phun ngay vào đôi mắt anh ấy. Anh Tống rú lên la lớn lảo đảo. Má tui nói anh tui dìu anh Tống nằm xuống nghỉ ngơi. Cả nhà tui hết hồn. Anh Tống là con một, lỡ đôi mắt có bề nào bà Sinh sẽ cào nhà chúng tui chả chơi.

Vậy mà kỳ lạ hôm sau mắt anh ấy bớt dần. Má tui phun thêm hai lần nữa là ảnh lành hẳn. May là rượu này do chính nhà tui nấu, chứ như rượu pha thuốc rầy như ngày nay chắc là anh Tống hết thấy đường. Hú hồn.

Má của con ơi!  Dù má  làm gì, ra sao, con cũng thấy má con của con rất đẹp rất hiền hòa, dễ thương. Trong trái tim con má hiện hữu hàng ngày, hàng giờ. Làm việc gì con cũng nghĩ về má và so sánh ngày xưa nếu gặp trường hợp này má sẽ làm sao? Con rất thèm được hôn má một lần nữa. Hôn trên đôi má thật mịn màng. Thèm được thò tay vào cái áo túi rộng thùng thình mò hai trái mướp khô cằn của má. Hít thật sâu mùi da thịt của má yêu thương. Mùi mồ hôi quen thuộc đã đổ ra hàng ngày để nuôi con khôn lớn, nên người.
Con ước ao,  mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ  là con đã toại nguyện trong lòng.
Hãy yên nghĩ đi, má thân yêu của con. Con của má cũng sẽ là một bà mẹ tốt. Con hứa với má như vậy.

Nguyễn thị Thêm


__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen <

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List