Popular Posts

Saturday, March 30, 2013

CĂN NHÀ CỦA BÁC KHÔNG CÓ TOILET


 

CĂN NHÀ CỦA BÁC KHÔNG CÓ TOILET

 

Do Hung:Có lẽ ai cũng biết, cái nhà của HCM là 1 cái NHÀ SÀN tại Hà Nội,

nhưng ít người biết nhà sàn này không có toilet.khi vừa biết điều này , tôi cứ tưởng rằng ai đó thù ghét HCM, nên bôi nhọ ông ta mà thôi , ai dè hôm nay , đọc bài dưới đây mới biêt

Bác theo phong tục của Pháp, vì bác đã sống nhiều năm tại Paris

 

Trong hồi ky' của Phạm Duy , ta cũng thấy , khi Phạm Duy và Thái Hằng được mời lên Việt Bắc để tham dự Đại Hội Văn Nghệ, mà nghe Tố Hữu dạy dỗ rằng : từ nay ai làm thơ, làm nhạc đều phải nhớ câu :NGHỆ THUẬT VỊ CHÍNH TRỊ , khg được ca tụng cuộc sống giàu sang, hay các mối tình lãng mạn của các ông hoàng bà chúa . Phải tôn inh giai câp công nông...

Thái Hằng, 1 tiểu thư nhà giầu của Hà Nội mà phải sống trong một cái nhà khách bằng tre, không có phòng tắm cầu tiêu ...

Cũng may mà các dãy nhà khách này đều nằm ven 1 con sông nhỏ, thế là mỗi khi đi tắm các phụ nữ gọi nhau cùng xuống sông...còn đi tiêu đi tiểu , thì ào 1 cái bô có nắp.

 

thucuc 679 <thucuc_679@yahoo.com>

cac bà hoàng hậu aó đầm rộng thì làm sao đi toilet?

Năm 2000 chúng tôi có đi Pháp và đã đến thăm Château de Versailles, nhờ đến đây tôi đã tìm được câu giải đáp cho thắc mắc của tôi khi tôi còn học ở trường trung học  lycée Yersin ở Đà Lạt.  Khi đó còn là con nít quá quắt tôi thường thắc mắc là làm sao mấy bà hoàng hậu, công chúa ... với những cái aó đầm rộng thùng thình thì làm sao mà đi toilet? Khi bận vào thì phải có vài ba người giúp!?

 

 Vì những thắc mắc đó, khi đến Château de Versailles tôi đã hỏi những người gác nơi đó (mổi phòng trong toà lâu đài phòng nào cũng có vài người vừa là người gác vừa là ngưởi chì dẩn) phòng vệ sinh của nhà Vua, Hoàng Hậu ở đâu để đi xem coi được thiết kế làm sao.

Thực sự là ngạc nhiên khi họ trả lời tôi là không có!!! Để giải quyết họ toàn dùng bô, còn tắm thì khiêng bồn tắm vào (baignoire), rửa mặt thì dung thau. 

 

 Thực sự ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Với năm tháng thì câu chuyện đó cũng rơi vào quên lãng, nhưng email này của anh gợi tôi lại câu chuyện trên.

Để biết chắc là mình khi đó đã không nhận được một câu trả lời cho qua chuyện, tôi đã đi tìm trên Web và câu trả lời đó hoàn toàn chính xác!

No Royal Toilets in Palace Versailles!


 


 

ĐEM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI TRỞ VỀ -


 

Kinh chuyen bai viet cua tac gia Nguyen Khap Noi.

 

--------------------------------------------------------------------------

 

NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI.

ĐEM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI TRỞ VỀ - RETURNING CASUALTY.

 

NGUYỄN KHẮP NƠI.

 

Tại sao lại có những người không muốn đem hài cốt của tử sĩ trở về?

Tại sao lại có những người không muốn trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa?

Những người tử sĩ đã hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ cho nước Việt Nam Tự Do, để bảo vệ chính mạng sống của chúng ta. Chúng ta còn sống được đến ngày hôm nay cũng là nhờ sự hy sinh của họ.

Vậy thì tại sao bây giờ chúng ta sống đầy đủ về cả tinh thần lẫn vật chất, chúng ta lại không nghĩ đến họ, không cho họ được mồ yên mả đẹp?

 

Những người chống lại việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành và nhóm VAF dựa vào hai lý luận: Không tin vào lời nói cùng hành động của Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn và kết án Nguyễn Đạc Thành đã cấu kết với Việt cộng để xí gạt đồng bào hải ngoại:

Việc Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn thăp nhang cầu nguyện cho những Tử Sĩ Việt Nam Công Hòa chỉ là một hành động "Mèo Khóc Chuột" ?

Con mèo sau khi ăn thịt con chuột, muốn đóng kịch để làm cho những con vật khác  khác không nhận ra hành động tội lỗi của mình, đã giả bộ ăn năn, khóc lóc thương tiếc con chuột đã bị ăn thịt, để rồi lại tìm dịp ăn thịt những con chuột khờ khạo khác.

Nếu cho rằng, Việt Cộng là con mèo:

Sau hơn 38 năm xâm chiếm miền Nam, bọn Việt cộng đã làm đủ mọi hành động trả thù, ăn hiếp người Việt Quốc Gia rồi, cả thế giới, không một ai bênh vực chúng ta lấy nửa lời. Việt cộng đã đem chúng ta đi giam hãm ở những nơi hoang vu thâm sơn cùng cốc, giết chúng ta không thuơng tiếc mà cũng không một ai nhỏ một giọt lệ tiếc thương, thì con mèo Việt cộng đâu cần phải làm bộ đóng trò, Việt cộng đâu cần lấy lòng ai nữa mà bảo rằng chúng làm cái chuyện ruồi bu khóc chuột?

Nếu đến thời điểm này mà chúng ta vẫn còn tự cho chúng ta chỉ là một con chuột, mặc tình cho con mèo Việt cộng hù dọa lừa lọc, thì đó là một hành động tự hạ mình quá đáng. Chúng ta, những người Việt Tỵ Nạn, đang sinh sống ở những quốc gia tự do, chúng ta có đầy đủ trí óc, đầy đủ suy nghĩ, không bị bất cứ một áp lực nào của Viêt cộng, thì không thể nào chúng ta trở thành những con chuột ngu đần tin vào sự khóc lóc của con mèo Cộng sản, để cho chúng dụ dỗ, để cho chúng lường gạt!

Chúng ta đang ở hải ngoại, đang ở thế mạnh về ngoại giao, chúng ta là những người cầm Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trấn giữ tất cả các cửa ải trên thế giới, không cho lá cờ đỏ lan ra bất cứ nơi nào chúng ta đang sinh sống. Cộng sản ở thế mạnh sẽ đánh chúng ta tan tác, chúng chỉ chịu đàm phán khi đang bị thua. Bây giờ chúng chịu thắp nhang cầu nguyện cho tử sĩ của chúng ta tức là chúng đang ở thế yếu, tại sao chúng ta không đoàn kết lại đặt điều kiện bốc hài cốt đồng đội và trùng tu mộ phần của các tử sĩ, giữ lại tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, mà lại tự thụt lui để đánh phá lẫn nhau? Tại sao chúng ta không suy nghĩ rằng bọn Việt Cộng đang muốn lấy lòng chúng ta để mai mốt đây, nếu chúng phải . . . di tản ra khỏi nước để tránh Tầu cộng ngoại xâm, chúng mong được chúng ta tiếp đón?

Chúng ta hãy lợi dụng thế mạnh này mà tiến tới, đòi hỏi quyền lợi của mình chứ!

Có người lại cho rằng, Việt cộng đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An” là để xí gạt đồng bào hải ngoại?

Xin thưa, việc đổi tên này đã có từ năm 2006 rồi, chứ không phải là mới đây chúng mới đổi để xí gạt người Việt hải ngoại chúng ta đâu. Từ khi chiếm được miền Nam, bọn Việt cộng muốn làm gì thì làm, giết người cướp của chúng còn dám làm thì xá chi cái việc đổi tên một cái nghĩa trang! Từ năm 1975, chúng đã phá mộ bia, trồng cây cho rễ đâm thủng vào quan tài của các chiến sĩ của ta rồi chứ chúng đâu có hù dọa, xí gạt chúng ta đâu!

Trở lại quá khứ, khi Tổng Thống Mỹ George Bush viếng thăm Việt Nam, không biết ông có khuyến cáo gì không mà chỉ một tuần lễ sau, Nguyễn Tấn Dũng đã ký:

Quyết định số: 1568/QÐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2006

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ðất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương,

QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1: Ðồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
Ðiều 2: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương:...
Chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.
Ðiều 4: Bộ Quốc phòng (Quân khu 7) thực hiện việc di chuyển .. hoàn tất trong tháng 7 năm 2007.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (ấn ký)

(Tài liệu trên web)


Mọi người trong chúng ta đều biết việc đổi tên này từ lâu rồi. Nay một số người vô tâm, khi thấy nghĩa trang sắp được trùng tu, họ có dã tâm không muốn cho các tử sĩ được trở về, nên mới làm bộ hô hoán lên để đánh lạc hướng đi của người khác mà thôi. Chính những người này mới là đang xí gạt những người khác đó.

Khi nói chuyện với ông Nguyễn Đạc Thành qua điện thoại, vào ngày Thứ Ba 26 03 2013 (giờ Úc Đại Lợi), ông cho biết, trong đơn xin trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, ông đã đề cập rõ ràng:

“Trùng tu có nghĩa là làm lại nguyên trạng những gì đã có tại nghĩa trang từ trước tới nay, bao gồm những kiến trúc, mộ phần và tên của nghĩa trang.“

Chúng ta hãy hiểu rõ câu nói này và hãy hy vọng chuyện đó sẽ xẩy ra.
Cũng có người cho rằng, ông Nguyễn Đạc Thành đã . . . khúm núm "đi xin" Cộng sản cho bốc mộ tử sĩ. Những vong hồn của các tử sĩ thà chết vinh chứ không thể quỵ lụy van xin Cộng sản được.

Xin thưa rằng, kể từ Tháng Tư Năm 1975, đất nước Miền Nam đã không còn là của chúng ta nữa. Chủ quyền đã đổi qua tay bọn Cộng sản rồi, và chúng ta cũng đã bỏ nước ra đi rồi. Do đó, muốn trở lại thăm cha mẹ, vợ con, anh em tại Việt Nam, chúng ta đều phải làm đơn xin visa, chụp hình đóng dấu đường hoàng. Một số anh em đi về thăm nhà còn phải . . . lòn tiền đô la dưới tấm visa để mong không bị làm khó dễ. Đó mới là khúm núm, đó mới là đi xin, đó mới là nhục nhã đó!

Trường hợp của ông Nguyễn Đạc Thành và nhóm VAF, đương nhiên là họ phải làm đơn xin bốc mộ và xin trùng tu nghĩa trang rồi.

Khi được Tỉnh Ủy Bình Dương mời về họp bàn về vấn đề trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, ông cứ thế đứng thẳng mà qua cửa ải quan thuế phi trường chứ không phải lòn tiền dưới visa. Hãy nhìn lại những tấm hình ông chụp chung với Thứ Trường Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn:

Ông Thành không hề có thái độ khúm núm xin xỏ như người ta đổ tội cho ông, trái lại, chúng ta thấy ông đứng thẳng lưng, dáng điệu nghiêm trang, đường hoàng, mạnh mẽ, đưa tay chỉ đông chỉ tây.

Ông Nguyễn Đạc Thành (mặc suites đen) đang chỉ những nơi ông muốn sửa chữa cho ông Nguyễn Thanh Sơn (áo Tshirt vàng).

 

Rõ ràng, đó là dáng điệu của một người đang đòi hỏi quyền lợi của mình, hoặc là tư cách của một người chủ đang giới thiệu nghĩa trang của mình cho ông Sơn vậy.

Đó mới là tư cách của một người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Cuối cùng, có người lại cho rằng, ông Nguyễn Đạc Thành đã bị bị Cộng sản dụ dỗ, ông đã thay đổi, đang thi hành "Nghị Quyết 36" cho Việt cộng.

Nói cho rõ hơn, họ cho rằng ông Thành đang làm công việc "Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc".

Hòa Hợp Hòa Giải chỉ có thể xẩy ra khi hai phe đều có chính quyền, hai bên hợp lại với nhau để đưa ra một chính quyền mới, theo ý của Việt cộng. Đó là trường hợp của "Thành Phần Thứ Ba" mà ông Dương Văn Minh đã làm trước năm 1975. Hiện tại, ông Thành chỉ là chủ tịch của một hội đoàn đi tìm đồng đội đã chết để đem thân xác họ về với gia đình. Trên tay ông Thành tôi nghĩ chỉ có vài tờ đơn thôi chứ ông không có một cái gì để mà trao đổi, để mà hòa hợp với Cộng sản cả. Hơn nữa, ông Nguyễn Đạc Thành chẳng đại diện cho ai, ông chỉ đại diện cho chính ông và nhóm VAF, việc làm của ông liên quan tới người chết chứ không liên quan tới người còn sống. Ông Thành chắc chắn không phải là thành phần mà Việt cộng nhằm tới để thuơng thuyết hòa giải.

Nếu bất cứ người Việt Nam nào, hễ tiếp xúc với Cộng sản đều bị coi là “Hòa Hợp Hòa Giải Với Việt cộng“, thì tại sao chúng ta không kết tội những người đã đem tiền về buôn bán, làm ăn với Việt Cộng?

 

HẬU QUẢ CỦA VIỆC TỪ CHỐI GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐI TÌM HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI VÀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA.

 

Việc đem hài cốt đồng đội trở về, việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một việc đáng làm và phải làm.

Ai làm việc này cũng được.

Hội Vietnam American Foundation, nhóm Returning Casualty hoặc bất cứ nhóm nào, cá nhân nào cũng có thể làm. Nếu chúng ta không có dịp hoặc có khả năng làm chuyện này, chúng ta có thể nhờ bất cứ ai trong đám anh em chúng ta làm dùm.

NHƯNG:

-Nếu anh em quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và thân nhân của những Tử Sĩ không đồng ý tham gia vào việc tìm và mang hài cốt đồng đội về với gia đình.

-Nếu anh em quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và thân nhân của những Tử Sĩ không đồng ý tiếp tay vào việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa:

Chúng ta sẽ là những quân nhân đầu tiên trên thế giới từ chối nhiệm vụ đem xác đồng đội trở về.

Chúng ta sẽ là những quân nhân đầu tiên trên thế giới từ chối việc trùng tu, gìn giữ mộ phần cho những tử sĩ của quân đội mình.

Những danh từ hoa mỹ ngày nào chúng ta nói với nhau, ghi vào sách vở, chép vào những bản nhạc: Nào là Tình Huynh Đệ Chi Binh, nào là Tình Quân Dân Cá Nước, anh tiền tuyến em hậu phương . . . chỉ là những danh từ rỗng tuếch, vô ý nghĩa, chót lưỡi đầu môi mà thôi.

Chúng ta chỉ là những kẻ đạo đức giả, là con người mà không có tình người.

Chính chúng ta mới là những con mèo quân nhân khóc cho con chuột tử sĩ mà thôi.

Khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng trong hình ảnh, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Nội thằp nhang đứng cầu nguyện cho các Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, một số anh em trong chúng ta quá ngạc nhiên, nghĩ rằng đó chỉ là một ngón đòn lừa bịp gì đó của Cộng sản, nên họ đã lùi lại, không dám tiếp tay với ông Nguyễn Đạc Thành để làm công việc nhân đạo cho các Tử Sĩ của mình.

Đó mới là cái ngón đòn hiểm độc của Việt cộng đó.

Việt cộng đã đoán trước là anh em chúng ta vì luôn luôn có lòng nghi ngờ những gì Cộng sản nói, nên chúng mới làm một công việc mà chúng ta luôn luôn nghĩ rằng họ không bao giờ làm: Thắp nhang cầu nguyện cho các Tử Sĩ của chúng ta.

Khi chúng ta nghi ngờ, đứng thụt lui lại đằng sau không dám tiếp tay, tức là tự chúng ta đã làm mất cái chính nghĩa Huynh Đệ Chi Binh của chúng ta rồi đó.

Bọn Việt cộng từ trước tới nay muốn phá bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng mà vẫn sợ nhân dân trong nước phản đối, vẫn sợ anh em chúng ta ở ngoại quốc phản đối, vẫn sợ công luận thế giới phản đối, nên mới giả bộ mời chúng ta về tiếp tay trùng tu lại mộ phần tử sĩ của mình.

Khi không một ai trong chúng ta bầy tỏ ý định tiếp tay trùng tu nghĩa trang, bọn Việt cộng sẽ để một thời gian nữa rồi âm thầm cho phá hết mộ bia, đào xới hết cả nghĩa trang lên để mà làm bất cứ chuyện gì chúng muốn làm.

Lúc đó, chúng ta chỉ đứng nhìn thôi chứ còn nói gì, còn làm gì nữa bây giờ?

Giả dụ, khi bọn Việt cộng phá mồ mả của các chiến sĩ của chúng ta, các hội đoàn từ thiện trên thế giới thấy vậy mới phản đối chúng và làm đơn xin trùng tu giữ gìn nghĩa trang, lúc đó, chúng ta cũng đứng nhìn họ làm hay sao? Vì bất cứ người Việt nào nhúng tay vào, đều có thể bị chỉ trích là “Hòa hợp hòa giải với Việt cộng“

Và khi các hội đoàn từ thiện làm công việc này, họ nhìn chúng ta với cặp mắt như thế nào?

Từ lúc này trở đi tới ngàn sau, những con dân của Việt Nam Cộng Hòa sẽ được ghi vào những trang sách của Lịch sử rằng:

“Sau 38 năm thương nhớ đồng đội, những người Lính, những người dân của Nước Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại đã từ chối không trở về Việt Nam tìm và đem những hài cốt của đồng đội trở về chôn cất lại, và cũng từ chối việc trùng tu những nghĩa trang của Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam.“

 

Thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng hương, những con dân của  Việt Nam Cộng Hòa có ý định tiếp tay với ông Nguyễn Đạc Thành:

Chúng ta hãy sẵn sàng giúp đỡ ông Thành tìm và đem hài cốt đồng đội trở về và trùng tu lại tất cả các Nghĩa Trang Quân Đội trên khắp bốn vùng chiến thuật nhé!

Những Tử Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang chờ chúng ta đó.

 

Thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng hương, những con dân của  Việt Nam Cộng Hòa không có ý định tiếp tay với ông Nguyễn Đạc Thành, để tìm và đem hài cốt đồng đội trở về và trùng tu lại tất cả các Nghĩa Trang Quân Đội trên khắp bốn vùng chiến thuật:

Chúng ta hãy suy nghĩ lại đi. Đừng vì bất cứ lý do nào mà quên đi Tình Đồng Đội, Tình Người.

Đừng để cho những thế hệ mai sau nguyền rủa chúng ta là những người Vô Ơn Bạc Nghĩa.

Nếu vì lý do nào đó, chúng ta chưa làm được, hãy để cho nhóm VAF làm, đừng chống đối họ.

Nếu quý vị còn nghi ngờ thiện chí của Việt cộng, cứ việc chửi tụi nó, chứ không nên làm khó ông Nguyễn Đạc Thành.

Theo tôi nghĩ, ông Nguyễn Đạc Thành không có lỗi gì trong vụ này cả, ông chỉ muốn đem hài cốt tử sĩ và trùng tu mộ phần cho họ mà thôi. Nếu có ai đó trong chúng ta nghi rằng, ông Thành làm giầu trên hài cốt của những người lính, chúng ta cứ hỏi ngay thân nhân của 68 tử sĩ đã được ông Thành và nhóm của ông giúp tìm lại hài cốt, họ có phải trả ông Thành số tiền nào hay không? Nếu có bằng chứng là ông Thành ăn tiền trên xác chết, chắc chắn ông Thành sẽ:

Tôi sẽ qùy xuống trước mặt ông và hai trọng tài - tự tay tôi rút khẫu súng nhỏ, chĩa vào trán của tôi và bóp cò, TỰ SÁT. Tôi sẽ lưu lại thư cho biết tôi tự sát, đễ  không ai liên lụy.”

Nếu ông Thành không có tì vết gì cả, hãy cứ để ông Thành làm công việc của ông.

 

MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA VAF VÀ CỦA VIỆT CỘNG QUA VIỆC TÌM HÀI CỐT VÀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA.

Đã có rất nhiều đoàn thể và cá nhân đã về chiến trường xưa tìm hài cốt của các chiến hữu để bốc mộ cho họ, đem tro tàn của các chiến hữu này vào chùa, vào nhà thờ.

Cũng đã có rất nhiều đoàn thể và cá nhân đã trở lại các nghĩa trang quân đội để tu bổ, để xây mộ cho những tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:

* Năm 2006, khi Nguyễn Tấn Dũng “Ký chuyển dân sự” Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa về tỉnh Bình Dương và gọi tên tự đặt mới là “Nghĩa trang Bình An”
* Năm 2004-2008 và sau đó, ông Vũ văn Lộc, giám đốc của Immigrant Resettlement and Cultural Center (IRCC) Inc. đã nhiều lần cố gắng bắt liên lạc và trực tiếp thương lượng với Hanoi với cùng mục đích, nhưng đề nghị trùng tu Nghĩa Trang đã bị từ chối.

* Năm 2007 ông Nguyễn Cao Kỳ về VN, trong chuyến về này ông Kỳ có vận động Hà Nội tu sửa Nghĩa Trang, nhưng họ không làm.
* Cuối năm 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage trực tiếp về Việt Nam, công khai “làm đơn” tu bổ quy mô Nghĩa Trang thì bị “chuyền banh”: khi gặp phó chủ tịch Bình Dương thì bị chỉ về huyện Dĩ An. Về Dĩ An thì bị chỉ xuống Ban Quản Trang (một tốp chừng 6 nhân viên quèn coi cổng Nghĩa Trang). Tại đây họ lại bị chuyền lên tỉnh Bình Dương và sau rốt họ nhận được “mách miệng” của bà phó chủ tịch Dĩ An: “Do trung ương chứ tụi tôi không có quyền”.

(Trích từ HLTLLê Tùng Châu, Saigon, Vietnam. Thursday, October 6, 2011)

MỤC ĐÍCH CỦA VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION

Sáng lập viên của hội này là ông Nguyễn Đạc Thành.

Ông Thành tốt nghiệp khóa 12 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường, ông được chuyển về binh chủng Thiết Giáp, phục vụ tại Tiểu Khu Châu Đốc. Chức vụ cuối cùng của ông là Thiếu Tá của Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Châu Đốc.

Sau cuộc chiến, ông bị tập trung đưa đi tù "Cải Tạo" vì là quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và có ông Tổng Thống đã đầu hàng Việt Cộng. Ông đã trải qua nhiều trại tù ở khắp miền Nam cũng như miền Bắc, như Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Nam Hà A, Nam Hà B, Xuân Lộc . . .

Trên đường di chuyển từ Nam ra Bắc, ông đã chứng kiến nhiều chiến hữu đã chết trên chuyến xe lửa oan nghiệt vì bọn Việt cộng đã nhét quá nhiều người vào một toa xe, thiếu không khí để thở. Trong thời gian sống tại các trại tù khác nhau ở miền Bắc, ông cũng đã nhìn thấy nhiều bạn đồng tù bị xử tử, bị chết vì thiếu dinh dưỡng và thiếu thuốc men. Vì tình chiến hữu, tình người, ông đã hứa với vong linh của các chiến hữu của mình rằng, nếu còn sống và được trở về, ông sẽ cố gắng hết sức mình để giúp thân nhân những tử sĩ đi tìm hài cốt của người thân về chôn cất, và tự mình đi tìm hài cốt của họ, điệu cho họ và đem tro tàn của họ vào nơi thờ phượng xứng đáng. Khi trở lại Miền Nam, ông cũng hứa sẽ tìm cách trùng tu lại mộ phần của các tử sĩ đã được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Sau chín năm tù đầy, Thiếu Tá Thành đã được Việt cộng trả về vào tháng 10 năm 1984. Ông kiếm sống bằng cách đạp xe chở hàng cho vợ bán ở chợ Châu Đốc. Trong một dịp lên Saigòn, ông đã nộp đơn xin di dân qua Mỹ theo quy chế HO. Ông Thành và gia đình được chấp thuận qua định cư ở Hoa Kỳ vào tháng 3 1990.

Sau hơn ba năm định cư tại Houston, Texas, ông Thành đã lập ra Tổng Hội HO - Mutual Assistance Association of HO với mục đích giúp đỡ những chiến hữu mới định cư tại Hoa Kỳ thích hợp với đời sống mới. Tổng Hội HO sau này đổi tên thành Vietnamese American Foundation (VAF).  

Vào tháng 12 năm 2006, để thực hiện lời hứa với vong hồn các chiến hữu đã bỏ thây nơi trại tù cải tạo, ông Thành đã lập ra chương trình "The Returning Casualty - Đem Hài Cốt Đồng Đội Trở Về" với mục đích:

*Tìm kiếm và đem thi hài của các đồng đội chết ở các trại tù “Cái Tạo“ trở về,

*Trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Tháng 12 năm 2007, nhóm VAF đã gởi thơ lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, xin giúp đỡ và vận động với chính quyền Việt Nam để về Việt Nam tìm kiếm và bốc hài cốt những đồng đội đã chết ở các trại tù“Cải Tạo“ ngày xưa, đồng thời xin trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nhóm cũng đồng thời gởi thơ cho Bộ Ngoại Giao Hà Nội xin được làm công việc đã nêu trên. Nhóm VAF đã tới từng trại tù mà họ đã biết, tìm bới những nơi mà họ nhớ là đã có chôn những chiến hữu của họ để ghi tên tuổi của từng người, đánh dấu, ghi vào hồ sơ để thông báo cho mọi người cùng biết, và nếu thân nhân của các tử sĩ này liên lạc với VAF, nhóm sẽ cử người về chung với thân nhân để lo việc bốc mộ. Cho tới nay, VAF đã tìm được dấu tích của gần 300 ngôi mộ của các chiến hữu rải rác trong các trại tù cải tạo, trong đó có 68 bộ hài cốt đã được thân nhân của các tử sĩ bốc về. VAF cũng đã được phép bốc mộ cho hơn hai trăm tử sĩ bị chôn trong một ngôi mộ tập thể tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày 30 04 1975.

Vào ngày 15 10 2012, phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hà Nội, do ông Nguyễn Thanh Sơn (thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, kiêm Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước về Người Nước Ngoài) cầm đầu, đã qua Mỹ họp với nhóm VAF về để nghị đã gởi trước đây. Ông Thành nói:

“Ông Sơn đã cho VAF biết rằng, ông đã nhận những thỉnh nguyện, những lời yêu cầu của tôi và đồng thời ông nói rằng hoàn toàn ủng hộ. Nguyên tắc là ủng hộ đó, để ông về bên Việt Nam thảo luận với các bộ ngành để mà trả lời cho tôi.

Sau đó một số anh em bên Biên Hòa đã mời tôi về, chúng tôi được biết ông Nguyễn Thanh Sơn nói rằng chính phủ đã chấp thuận, nên mời tôi về để cùng tu bổ. Tôi nói rằng đợi sự chấp thuận của bên chính phủ rồi mới làm.“

Cuối tháng 2 năm 2013, ông Thành đã về Việt Nam để họp với Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương, cùng soạn thảo ra chương trình làm việc. Đại diện của UBND cho hay là, theo lời yêu cầu của nhân dân và thân nhân của những tử sĩ chôn trong nghĩa trang, họ đã cho sửa lại đường xá, đốn hết những cây cao xung quanh Nghĩa Dũng Đài, xây một bàn thờ chính tại đây và tám bàn thờ phụ ở mỗi khu mộ để thân nhân có chỗ cúng vái và đặt nhang đèn, phần còn lại sẽ do VAF làm tiếp.

Khi ông Thành hỏi về thơ chấp nhận cho trùng tu nghĩa trang thì đại diện của UBND nói rằng phải hỏi ý kiến của một vài cơ quan liên hệ nên chưa có thể đưa ra thơ chấp thuận được. Ông Thành đã gọi điện thọai cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn là ông đang gặp trục trặc, chưa thể làm được.

Ông Sơn đã từ Hà Nội bay vào Saigòn để cùng với ông Thành tới UBND tỉnh Bình Dương họp. Ông Sơn đã nói với Chủ Tịch UBND Tỉnh như sau:

“Thủ Tướng đã gởi văn thơ tới Bộ Ngọai Giao đồng ý cho Vietnamese American Foundation trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa rồi, cứ để cho họ làm tiếp tục đi.“

Rồi ông Sơn nói với tôi:

"Bác Thành cứ nói với anh em yên tâm tu bổ nghĩa trang, đừng làm lập dập mà mang tai tiếng. Thủ tướng chính phủ đã chỉ thị và chấp thuận cho tu bổ Nghĩa Trang Biên Hòa, vậy thì bác thấy hổm nay Bình Dương người ta đã tu bổ, bây giờ bác Thành cần những gì xin nói rõ ràng để có sự chấp thuận cho bác Thành tiếp tục".

Sau đó, ông Sơn mời tôi đi cùng với ông, ông Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các ban ngành trực thuộc lên Nghĩa Trang để tôi chỉ cho ông những gì tôi muốn trùng tu.  Ông nói với tất cả mọi người trong phòng họp như vầy:

“Anh em cùng với tôi và Bác Thành lên Nghĩa Trang Biên Hòa, thắp nén nhang cầu nguyện cho những người đã chết, vong linh những người này sẽ phù hộ cho đất nước này được thanh bình.”

Tôi đã đáp lời ông Sơn như sau:

“Ở xứ nào cũng vậy, lòng dân là tiên quyết, ý dân là ý trời. Tôn trọng ý dân là đất nước sẽ thanh bình.”

Ông Sơn nhân địp này mời luôn cả Tổng Lãnh Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigòn là ông Lê Thành Ân cùng đi luôn để nghe tôi trình bầy một lần cho rõ. Khi ra xe thì ông Sơn mới được nhắc là ông sẽ phải đi dự một buổi họp khác liền bây giờ, nên ông Sơn đã xin lỗi tôi và gọi điện thoại cho ông Ân để dời lại buổi viếng thăm vào sáng ngày 01 03 2013. Rất tiếc là ông Ân lại bận vào sáng mai, nên hẹn sẽ đi viếng Nghĩa Trang vào một ngày khác.

Đó là lý do mà hai ông Sơn và Ân tới nghĩa trang hai ngày khác nhau.

Tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (ngày 01 03 2013), tôi có trình bầy với ông Sơn những điều yêu cầu như sau:

NGHIÃ DŨNG ĐÀI:

*Thanh gươm cắm xuống đất (trước đây cao khoảng 41m, nay chỉ còn hơn 30m) và Vành Khăn Tang, xin cho sửa chữa, đắp lại những chỗ hư, bể, lót gạch trong ngoài, trồng hoa kiểng cho nghĩa trang khỏi bị lạnh lùng.

* Khắc tên 16000 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa lên trên bốn cột chống Vành Khăn Tang.

*Phá bỏ cầu tiêu và ao cá trong phạm vi Nghĩa Dũng Đài.

CHUNG QUANH NGHĨA TRANG:

*Làm lại con đường chính từ ngoài Cổng Tam Quan, Đài Tưởng Niệm tới Nghĩa Dũng Đài và tám khu phần mộ tử sĩ.

*Tu sửa Cổng Tam Quan và Đài Tử Sĩ.

TÁM KHU PHẦN MỘ TỬ SĨ:

*Đốn hết những cây trồng chung quanh, nhổ cỏ dại,

*Đắp lại mồ mả sửa lại mộ phần. Những mộ phần nào đã xây xi măng, làm cao, đẹp rồi thì không đụng tới nữa, những mộ phần còn lại sẽ xây cùng một kiểu, thành hàng thẳng lối, đẹp đẽ như những nghĩa trang quân đội khắp trên thế giới.

 

Mấy ngày hôm sau (07 03 2013), khi tôi cùng với ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigòn thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, ao cá và cầu tiêu đã được đập bỏ và lấp bằng, dọn dẹp sạch sẽ.

                     Tôi cũng đã cùng ông Tổng Lãnh Sự bàn thảo về những việc phải làm, và ông cũng đã hứa là sẽ

làm tất cả những gì có thể được để giúp đỡ cho công việc làm của tôi tại nghĩa trang này.

XIN PHỤC HỒI LẠI TÊN NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA.

Tên cũ là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Sau ngày 30 04 1975, nghĩa trang được cai quản bởi Quân Khu 7 của Việt Cộng.

Ngày 27 01 2006, Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định giao lại nghĩa trang này cho Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương, Huyện Bình An để quản lý khu nghĩa địa Bình An này binh thường như các nghĩa địa khác.

Khi nghĩa địa này được VAF trùng tu lại, chúng tôi xin chính quyền theo ước nguyện của mọi người dân Miền Nam Việt Nam là giữ nguyên cái tên gọi cũ:

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

 

 

From: BMH

Sent: Thursday, March 28, 2013 7:04 PM

Subject: Fwd: Ba bài víêt liên quan đến việc: Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa...

 

 


 

 

 

Xin chuyển đến Qúy Vị, Quý NT và CH....

Ba bài viết dưới đây liên quan đến việc :
Trùng Tu Nghĩa Trang (Quốc Gia) Quân Đội Biên Hòa...

Xin mời Qúy Vị đọc hai bài viết để tường, thẩm định và tùy nghi...


Chân thành cám ơn..



 

BMH

Washington, D.C

 

 



 


 

 

 

ĐEM HÀI CT ĐNG ĐI TR V


RETURNING CASUALTY.


NGUYỄN KHẮP NƠI.


 

 

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được thành lập từ năm 1955 để bảo vệ sự tự do và vẹn toàn lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam. Những chiến sĩ của chúng ta chẳng may bị hy sinh trên trận địa, đều được chôn cất một cách trang nghiêm tại những Nghiã Trang Quân Đội ở khắp bốn vùng chiến thuật,

Trong số các nghĩa trang này, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là lớn nhất.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, được khởi công xây cất từ năm 1965, nằm trên một khu đồi thấp của Quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa.

Tên gọi đầu tiên của nghiã trang là “Nghĩa Trang Quân Đội“, nhưng sau đó được đổi tên là “Nghĩa Trang Quốc Gia“, là nơi an nghĩ ngàn thu cho tất cả các quân nhân, từ Tướng lãnh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ và các thành viên chính phủ bao gồm các cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp.

Nghĩa Trang có hình con ong trên một diện tích ước chừng 125 hectares, bao gồm:


* Tượng Thương Tiếc:
Ở ngay cổng vào bên cạnh xa lộ Saigòn – Biên Hòa, tạc bởi Điêu Khắc Gia Đại Úy Nguyễn Thanh Thu.



* Đền Tử Sĩ:
Với Cổng Tam Quan tôn nghiêm và 7 tầng bậc cấp dẫn lên lối vào Đền.



* Nghiã Dũng Đài: Là phần chính của nghĩa trang, nằm nơi cao nhất của đồi, với Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh cây kiếm cụt ngọn (biểu tượng của người chiến binh tử trận) bằng béton cốt sắt, vẽ kiểu bởi Điêu Khắc Sư Lê Văn Mậu.

Xung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F).



Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn (mặc áo Tshirt mầu vàng) và ông Nguyễn Đạc Thành (mặc suits mầu đen) cùng Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Bình Dương đang thắp nhang cầu nguyện cho vong hồn 16,000 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Tới nơi, hai ông còn đứng thắp nhang cầu nguyện cho những người đã chết, rồi lại cùng nhau đi vòng vòng chỉ cho nhau những điều đã làm, những điều phải làm để trùng tu lại Nghĩa Trang.


* Ngày Mùng Bẩy Tháng Ba Năm 2013:

Người Việt hải ngoại và trong nước chưa hết ngạc nhiên, thì vào buổi chiều

Ông nói trên, ông Nguyễn Đạc Thành lại đón tiếp thêm một vị thượng khách nữa: Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigòn, đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.



Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân (bên trái) và ông Lê Thành Ân đang thắp nhang.

Cũng như ông Sơn, ông Ân đã thắp nhang cầu nguyện cho những Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa được chôn cất trong nghĩa trang, rồi sau đó lại cùng ông Thành đi thăm chung quanh Nghĩa Trang.

Nhìn vào những tấm hình chụp các quan khách đi thăm Nghĩa Trang, chúng ta đều thấy trọng tâm của họ đặt vào Nghĩa Dũng Đài, gồm có một cột bê tông cao vút, tượng trưng cho thanh kiếm cụt cắm vào trong đất và vành khăn tang bao phủ bên ngoài. Phía trong và ngoài của Nghĩa Dũng Đài đã được lát gạch trồng bông, và bàn thờ được xây ở ngay lối vào của đài.

Cũng trong cả hai lần tiếp khách, ông Thành đều đưa hai vị khách này đi rảo chung quanh đài để chỉ cho họ thấy nhưng điều mình muốn làm. Trong website của VAF, ông Phó Chủ Tịch của hội đã viết một lá thư, giải thích rằng hội VAF, với sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận cho trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Ông Thành chỉ còn chờ giấy chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương là sẽ bắt đầu công việc.


Bạn và tôi, và hàng triệu người Việt Tỵ Nạn ở khắp nơi trên thế giới đều rất lấy làm ngạc nhiên đến độ khó hiểu về sự việc trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa:


* Thủ Tướng chính quyền Hà Nội Nguyễn Tấn Dũng đã gởi thơ cho Bộ Ngoại Giao, cho phép VAF được trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, và gởi tới UBND tỉnh Bình Dương để nơi đây trực tiếp cấp giấy phép cho VAF trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa?


* Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đích thân đến Nghĩa trang, cùng với ông Nguyễn Đạc Thành thắp nén nhang cầu nguyện cho vong hồn các Tử Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xin vong linh người đã chết phù hộ cho đất nước được Thanh Bình?


* Tổng Lãnh Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigòn cũng đã đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp nhang cầu nguyện cho các tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và sẵn sàng hỗ trợ ông Thành và nhóm VAF trùng tu lại Nghĩa Trang?


Suy nghĩ tới lui, từ ngạc nhiên, khó hiểu đi tới những tình cảm thiêng liêng:

Tình  "Huynh Đệ Chi Binh".

Vì nhiệm vụ của người lính là phải đem hài cốt đồng đội trở về,

Cộng với tình người, với lòng nhân đạo,

Đa số các chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã vui mừng cám ơn hội Vietnamese American Foundation, cám ơn The Returning Casualty, cám ơn ông Nguyễn Đạc Thành đã giúp họ đem hài cốt đồng đội trở về và trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.


Tất cả anh em đồng thuận sẽ ủng hỗ trợ tiền bạc và nhân sự cũng như vật lực để hỗ trợ công việc làm hoàn toàn vì Tình Người, Nhân Đạo và đầy Tình Huynh Đệ Chi Binh của VAF và ông Nguyễn Đạc Thành.


Một chiến hữu của chúng ta đã viết lên lời kêu gọi như sau:


Lời Kêu Khẩn Thiết
Sau một thời gian thu lượm thông tin lẫn thăm viếng thực địa, tôi viết bài ngắn gọn này nhằm kêu lên lời khẩn thiết: Nghĩa Trang đang lâm nguy! đồng thời cũng là Bản Tố Cáo Tội Ác thâm độc của VC đối với 20.000 anh linh người quá cố ba bốn chục năm trước!
Người Việt trong và ngoài nước hãy chung tay đoàn kết, có hành động thực tiễn nhanh nhất có thể, ngăn chận ngay sự xâm hại độc ác đang âm thầm diễn ra cho các anh linh tử sĩ quốc gia ở Nghĩa Trang Biên Hòa.
Nếu chúng ta cứ lơ là bỏ quên mối nguy này thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Nghĩa Trang sẽ bị phá hỏng hết, lúc đó có nói gì làm gì thì cũng đã quá muộn!
Cúi đầu Cầu xin chư anh linh tử sĩ quốc gia phù hộ cho lời kêu cứu này được anh em quốc gia tiếp sức và có kết quả nhanh chóng!

Lê Tùng Châu – Saigon, Vietnam – Thursday, October 6, 2011

Viết trong nước mắt…
 

Một chiến hữu khác, Mũ Nâu Canada, đã cảm hứng làm bài thơ như sau:

MUÔN  VÀN  CẢM TẠ

NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG ĐÃ VÀ ĐANG GÓP CÔNG , CỦA TRÙNG TU

NGHĨA TRANG TỬ SĨ QĐVNCH BIÊN HÒA .

 

XIN KÍNH CẨN TẠ ƠN NGƯỜI ĐẠI LƯỢNG

ĐẸP MỘ PHẦN KẺ VÌ NƯỚC NẰM ĐÂY

BA TÁM NĂM HOANG PHẾ CHẲNG AI HOÀI

ĐÒN THÙ VẪN NHẬN TỪ NƠI LOÀI QUỶ ĐỎ

 

TIM BÓP CHẶT KHI NGHE TIN … PHƯƠNG ĐÓ

LỆ NGẬP NGỪNG , MẮT HOEN ĐỎ … MỪNG VUI

DÂNG NÉN HƯƠNG TẠ TIÊN TỔ , ĐẤT TRỜI

HỒN TỬ SĨ VẪN NGÀN ĐỜI UY DŨNG

 

MỘT LẦN NỮA, TẠ ƠN NGƯỜI ĐẠI LƯỢNG

XIN ƠN TRÊN BAN MUÔN PHƯỚC CHO NGƯỜI

NÉT SON NÀY SẼ MÃI MÃI MÀU TƯƠI

NGHĨA CỬ ẤY SẼ ĐỜI ĐỜI LƯU DẤU

 

HỒN TỬ SĨ TỪ MUÔN NƠI , VẠN NẺO

NƯƠNG VỀ ĐÂY … THEO GIÓ , BÃO , MƯA , GIÔNG

VUNG GƯƠM THIÊNG , KHÍ PHÁCH GIỐNG TIÊN RỒNG

PHÙ NON NƯỚC SỚM THOÁT VÒNG Ô NHỤC .

 

MŨ NÂU CANADA .


Nhưng cũng có nhưng người khác, từ ngạc nhiên, khó hiểu, đã sinh ra nghi ngờ thiện ý của Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Chính Phủ Hà Nội, kiêm Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước về Người Nước Ngoài, và tấm lòng vì đại nghĩa, vì tình đồng đội của Thiếu Tá Thiết Giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Đạc Thành.

Họ cho rằng, đó chỉ là trò . . . "Mèo Khóc Chuột", đó chỉ là một trong những mánh khóe của Hà Nội đưa ra hòng dụ dỗ sự nhẹ dạ và dễ tin của tập thể Người Việt Hải Ngoại mà thôi.

Những người này còn cho rằng, ông Nguyễn Đạc Thành đã rơi vào cái bẫy . . . Hòa Hợp Hòa Giải của Việt Cộng.

Hãy cứ để hài cốt của các chiến hữu chết trong các trại tù "Cải Tạo" ở ngay nơi họ chết giữa rừng núi đó để làm chứng tích sự dã man tàn bạo của Việt Cộng.   

Hãy cứ để Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nguyên trạng bị tàn phá, hãy cứ để những rễ cây đâm thủng các ngôi mộ của các tử sĩ, để chứng minh cho thế giới biết sự thâm thù của Cộng sản đã và đang tàn phá nghĩa trang của những người lính Cộng Hòa.

Họ cho rằng, Nguyễn Đạc Thành đã toa rập với Nguyễn Thanh Sơn, đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, với mục đích sẽ biến nghĩa trang đang là của Lính Cộng Hòa, trở thành nghĩa trang của quân đội nhân dân . . . chống Mỹ cứu nước:


Thì ra, bọn VC đã đổi tên “Nghĩa Trang Biên Hòa” thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An”đễ xí gạt Người Việt hãi ngoại.

Quân đội nhân dân là bộ đội Việt cộng; Quân đội Việt Nam Cộng Hòa là lính của miền nam Việt Nam đấu tranh để bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của cộng sản. Việc đổi tên “Nghia Trang Quân Đội Biên Hòa” thành “Nghỉa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An” là một âm mưu rất lớn của Việt cộng, chúng sử dụng hai chử “nhân dân” rất thâm độc, nhằm đánh lừa các thế hệ nối tiếp trong nước và hải ngoại không biết gì về cuộc chiến Việt Nam rằng trên 16,000 tử sĩ nằm tại đây không phải là anh hùng tử sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà là ”quân đội nhân dân” của chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghỉa Việt Nam, đã hy sinh vì bác và đảng, chứ không phải chống bác và đảng để bảo vệ tự do cho miền nam Việt Nam . . .

Từ đả kích việc chung, có người còn đi vào chi tiết hơn, tìm cách nhục mạ tư cách của ông Thành đến cùng cực:

Ô. Võ văn Sĩ , cựu Thiếu Tá Công Binh QLVNCH hiện cư ngụ tại San Jose tố giác Ô. Nguyễn Đạc Thành là cựu Thiếu Tá Pháo Binh QLVNCH có nhữnh hành vi tồi tệ trong thời gian học tập cải tạo , làm  Đội trưởng đội Z30B ( trại Gia Rai- Ông Đồn ) vào những năm từ 1981 đến 1988
Nhận được lời tố giác này, Ô. Nguyễn Đạc Thành đã gửi Email đến Ô. Võ Văn Sĩ thách thức như sau:

1.- Nếu ông Sĩ trưng đũ chứng cớ tôi, Nguyễn Đạc Thành, Chũ Tịch Vietnamese American Foundation là đội trưởng của ông tại Z30B và là Thiếu Tá Pháo Binh, khóa 07 Thũ Đức  – thì ông thắng cuộc.

Tôi sẽ qùy xuống trước mặt ông và hai trọng tài – tự tay tôi rút khẫu súng nhỏ, chĩa vào trán của tôi và bóp cò, TỰ SÁT. Tôi sẽ lưu lại thư cho biết tôi tự sát, đễ  không ai liên lụy.

2.- Nếu tôi đưa ra bằng chứng, có chứng nhân, tôi  KHÔNG PHẢI LÀ SĨ QUAN PHÁO BINH – KHÔNG LÀM ĐỘI TRƯỞNG CỦA ÔNG VÀ KHÔNG PHÃI LÀ SỈ QUAN KHÓA 07 THỦ ĐỨC – Ông là người thua cuộc,

ÔNG CHỈ CẦN QUỲ XUỐNG TRƯỚC MẶT TÔI, XIN LỖI VÀ TỰ NHỖ MỘT BÃI NƯỚC BỌT, CÚI     XUỐNG LIẾM SẠCH là xong..

Nếu ông là người có Liêm sĩ, có danh dự, chấp nhận sự thách thức nầy.Tôi yêu cầu ông trã lời tôi trong vòng 07 ngày và cho phép ông 07 ngày tìm chứng cớ.

Ông Sĩ không trả lời email này của ông Thành. Hiện ông Thành còn giữ email của ông Sĩ.


Chúng ta, những người quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có tình cảm và có nhiệm vụ đem hài cốt của các chiến hữu của chúng ta về tẩm liệm cho họ, và tu sửa lại nghĩa trang của quân đội của mình.

Chúng ta, thân nhân của những người lính đã bị chết sau tháng Tư năm 1975, ở các chiến trường, các trại tù “Cải Tạo” khắp nơi từ Nam ra Bắc, các bạn rất muốn đem hài cốt của thân nhân về chôn cất tử tế cho họ. Đúng như vậy!

Tuy nhiên, vì chúng ta đang sống ở một xã hội tự do, nên bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể có ý kiến về việc này. Những ý kiến của chúng ta đôi khi hòa hợp với nhau, nhưng cũng có đôi khi trái ngược nhau, xung khắc với nhau. Đó là đặc điểm của một xã hội tự do dân chủ vậy.


Nhưng, những ý kiến của chúng ta phải đặt trên căn bản:

TÌNH ĐỒNG ĐỘI – TÌNH HUYNH ĐỆ CHI BINH – TÌNH NGƯỜI.

Trong lịch sử cũng như quân sử của các quốc gia trên thế giới, sau chiến tranh, các chính phủ của những quốc gia lâm chiến, những chiến sĩ đã tham dự những trận chiến đó – dù là bại trận hay thắng trận – đều đã ra công tìm kiếm hài cốt của những chiến binh của họ mà đem về chôn cất một cách trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách.

Hãy nhìn vào những quốc gia tham chiến ở Việt Nam: Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân . . . Họ đều đã đi tìm và đem hài cốt của tất cả những chiến binh bị mất tích trong trận chiến về nhà. Vậy thì tại sao chúng ta không những không đi tìm, không đem hài cốt của những chiến hữu của chúng ta về, lại ngồi đó mà chỉ trích những người đã bỏ công bỏ sức ra làm chuyện đó cho chúng ta?

Người lính, dù là ở bất cứ quân chủng nào, của bất cứ một quân đội nào, cũng đều được huấn luyện để chúng sống và cùng chiến đấu cùng với các bạn đồng ngũ của mình. Ngay từ trong quân trường, người lính đã được học về tình đồng đội, gọi là "Huynh Đệ Chi Binh".

Khi ra đơn vị, người lính được điều động vào những tiểu đội hoặc trung đội hoặc đại đội hay tiểu đoàn . . . để cùng những bạn đồng ngũ chiến đấu chống kẻ thù chung. Cùng tham dự những cuộc hành quân, cùng chia sẻ với nhau những hiểm nguy nơi chiến trường, giữa những người lính với nhau đã nẩy sinh ra tình bạn bè thân thiết. Tình bạn phát sinh ra từ những liên hệ sinh tử này, có khi gần gũi và thân mật hơn tình anh em ruột thịt nữa. Trong khi giao chiến với địch, nếu phải tấn công một mục tiêu nào đó, những chiến binh trong cùng một tiểu đội sẽ hỗ trợ cho nhau để cùng xung phong hoặc là người này bắn che cho người kia để tiến tới. Nếu chẳng may,  một người lính bị vây hãm,  người bạn của anh ta sẽ tìm mọi cách để phá vòng vây mở đường máu cho người bạn mình rút về phòng tuyến an toàn. Cuối cùng, khi bất biến, một người lính bị thương hoặc bị chết, những người bạn khác chắc chắn sẽ tìm đủ mọi cách để lên đến tận nơi người bị nạn đang nằm, để kéo anh ta về nơi an toàn để băng bó hoặc để vuốt mắt cho người chiến hữu rồi gói thân xác anh ta vào poncho mà gởi trở về hậu cứ lo tẩm liệm. Nếu vì bất cứ lý do nào mà người lính không lấy được xác của đồng đội minh ngay trong lúc giao chiến, ngày hôm sau, hoặc bất cứ ngày nào tình hình cho phép, người lính cũng sẽ trở lại chiến trường cũ để tìm và đem hài cốt của đồng đội của mình về.


Việc đem hài cốt của người chết trở về, đối với người lính, họ thể hiện tình Huynh Đệ Chi Binh với nhau, nhưng đối với quân đội, đó là một nhiệm vụ, một điều luật bắt buộc.


Ở mỗi trận điạ, khi cuộc chiến tàn, các đơn vị trưởng phải báo cáo số tổn thất của binh sĩ, số còn lại và số mất tích, và sau đó giao nhiệm vụ cho một toán lính lo đi tìm những đồng đội đang bị thương nơi chiến trường và dem xác những đồng đội xấu số trở về. Việc đi giải cứu thương binh và thâu thập hài cốt tử sĩ là một việc làm rất quan trọng mà đơn vị trưởng phải làm, dù rằng việc giải cứu và thâu thập hài cốt này có làm chậm cuộc hành quân tiếp theo hoặc là có thể gây ra thêm những chết chóc cho toán giải cứu.

Đối với người lính, việc giải cứu thương binh và thâu thập hài cốt tử sĩ là một niềm an ủi và động lực giúp cho những người lính vững lòng chiến đấu, vì họ biết chắc rằng, nếu họ có mệnh hệ nào, những bạn bè đồng ngũ và cấp chỉ huy sẽ không bỏ rơi họ, sẽ đi tìm kiếm và đem họ trở về hậu cứ an toàn.

Đối với thân nhân người tử sĩ, những bậc cha mẹ, những người vợ, người con của tử sĩ cũng có một niềm an ủi lớn lao là khi người con, người chồng, người cha của họ bị chết, đã được các đồng đội và các cấp chi huy lo chu đáo việc thu hồi thân xác và chôn cất người thân của họ một cách xứng đáng.

Bạn và tôi, những người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là những ngừoi hơn ai hết, đã hiểu rõ và đã quyến luyến các bạn bè đồng ngũ của mình rất nhiều, tình Huynh Đệ Chi Binh giửa bạn và các chiến hữu của chúng ta chắc chắn cao hơn bất cứ thứ tình cảm bạn bè nào khác. Cuộc chiến chống Cộng sảm xâm lược suốt hơn hai mươi năm đã chứng minh điều này.  


NGUYỄN KHẮP NƠI

(Tiếp theo kỳ tới)

 

*************************************

 

VAF Nhng Người Can Đãm

 

 

            Sau ngày tan hàng, kẽ còn người mất.  Những người lính phải sống kiếp tù đày khắp nơi trên quê hương!  Không phải chỉ có người lính còn sống bị cầm tù mà người lính đã chết cũng bị cầm tù, nói nôm na là người lính VNCH đều bị cải tạo.  Người thân không được tới lui thăm viếng và nhang khói.

            Thời gian trôi qua, chính trị cũng thay đổi.  Người lính còn sống cũng ra khỏi tù và vượt biên hoặc đi định cư theo diện H.O hay đoàn tựu.  Có it nhiều người lính đã về Việt Nam chăm sóc mồ mã đồng đội tại NTQĐBH.  Những cử chỉ chăm sóc đó bị giới hạn bởi lý do nầy hay lý do khác, thật đau lòng!

            Ngày nay NTQĐBH đang có kế hoạch trùng tu như chúng ta đã thấy những hình ảnh được VAF phổ biến trong vài tuần qua.  Hội VAF không ngại gian nan đã vận động chính phủ hai nước VN và HK để người Mỹ gốc Việt được trùng tu NTQĐBH.  Trùng tu NTQĐBH cũng đồng nghĩa với bảo tồn di sãn của mẹ Việt Nam, là trách nhiệm của người con dân gốc Việt.  Thiết tưởng chúng ta phải hưởng ứng từ tinh thần tới vật chất để việc trùng tu NTQĐBH được tốt đẹp và nhanh chóng.  Tình hình chính trị biến đổi khó lường.  Hôm nay có cơ hội trùng tu NTQĐBH tại sao không trùng tu ngay?

Có những người mượn danh đấu tranh chính trị, đấu tranh cho tự do dân chủ Viêt Nam thì phải đề phòng CSVN, không biết CSVN có thật tâm không? Có lắm người nói rằng CSVN đâu có thương tình gì Tử Sĩ VNCH của chúng ta mà cho trùng tu NTQĐBH.  Vậy các vị có thương CSVN không mà bảo họ phải thương các vị.  Câu trã lời giành cho quý vị.  Có người còn nói NTQĐBH đã dổi tên là NTNDBA thì tội gì phải trùng tu NTQĐBH.  Thưa các bậc thầy  bà  “Chống Trị Gia” ơi.  Các thầy nói vậy mà cũng nói.  Nói thì phải hiểu mình nói gì chứ. Các thầy đội trên đầu là cái đầu người chứ đâu phải cái đầu “Duck”.  Xin hỏi các thầy bà “Chống Trị Gia” Sàigòn đã đổi tên vậy chúng ta có chấp nhận không hay Sàigòn vẫn là Sàigòn trong lòng chúng ta.  Vậy tại sao mượn cớ NTQĐBH đã đổi tên mà chống phá, dèm pha và mạ lỵ VAF và cá nhân ông Nguyễn Đạc Thành.

            Hỡi những người lính, đến bao giờ các anh mới lên tiếng.  Các anh đang nghĩ gì và đang tính gì?  Chờ đợi thêm gì nữa mà không ủng hộ người đồng đội quý mến và VAF.  Các anh sợ bị chụp mũ thân cộng à hay các anh sợ bị xấu hổ khi có người đồng đội như ông Nguyễn Đạc Thành.  Ông Thành và hội VAF đã can đãm chấp nhận sự dèm pha, sự mạ lỵ và sĩ vã để lặng lội nơi rừng sâu núi thẳm đem về hài cốt đồng đội bị vùi dập trong các trại tập trung cải tạo.  Và hôm nay ông Thành và VAF lại can đãm đòi lại công bằng và danh dự cho 16,000 tử sĩ đang an nghĩ tại NTQĐBH.  Họ là những người dám nghĩ, dám làm và đã làm, bằng chứng hùng hồn mà quý vị đã thấy.  Họ muốn nơi an nghĩ của đồng đội phải được bảo tồn trong danh dự.

            Tôi tha thiết kêu gọi các cựu quân nhân QLVNCH và con dân Nam Việt Nam đừng vô tâm đánh mất cơ hội trùng tu NTQĐBH.  Xin đừng vô tâm bóp chết việc trùng tu NTQĐBH.  Đừng bóp chết VAF, những người can đãm!

 

Mong lắm thay 

Trần Văn An

 

Fremont, CA, USA


 

***********************************

     "Bây giờ tôi vẫn còn lá phiếu để dành cho Nguyễn Đạc Thành.Tôi công khai ủng hộ ông trên đường về nước không phải mưu cầu đội đá vá trời. Đơn thuần là để cứu xác anh em. Như lính nhẩy dù ngày xưa, liều chết xông ra chiến trường kéo xác chiến hữu đem về. Như trực thăng quân ta rơi rụng vì đáp xuống cứu anh em. Ông đã làm công việc chính tôi muốn làm, nhưng bất khả."       


  


Nghĩa trang Biên Hòa, 38 năm sau.


                                                        Giao Chỉ, San Jose


Thời sự qua hình ảnh.


    Cuối tháng 2-2013 hình ảnh của cả thời xa xưa đã trở lại trên những ngôi mộ trong một nghĩa trang điêu tàn.


    Một vị linh mục rất trẻ cùng các nam nữ thanh niên công giáo Saigon viếng thăm nghĩa trang Biên Hòa. Rồi tiếp theo là hình ảnh của một cựu thiếu tá QLVNCH đi thăm cùng với vị thứ trưởng ngoại giao cộng sản Việt Nam. Sau cùng, thiếu tá Nguyễn Đạc Thành trở lại thăm nghĩa trang cùng với ông tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon. Ông Lê Thành Ân một người Mỹ gốc Việt.


    Đây có thể coi là hình ảnh thời sự quan trọng nhất đối với 16 ngàn tử sĩ còn nằm lại nghĩa trang quân đội miền Nam từ 38 năm qua. Cũng rất quan trọng đối với những cựu chiến sĩ và gia đình còn quan tâm tới mối liên hệ tử sinh đau thương trong chiến tranh Việt Nam. Chủ nhật đầu tháng 3-2013 nhà báo Huy Phương phụ trách chương trình huynh đệ chi binh của SBTN có dịp lên San Jose, ông đã hỏi thăm chúng tôi về đề tài này.


   Xin kể lại một vài tin tức.


 Nhân vật Nguyễn Đạc Thành.


   Chúng tôi có trả lời anh Huy Phương rằng mình rất ngưỡng mộ quyết tâm của ông Thành. Một sĩ quan thiết giáp, Thủ Đức khóa 12, cựu tù chính trị. Được biết đầu tiên ông đã lưu tâm đến anh em tù nằm lại tại miền rừng núi Bắc Việt. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ năm 1993 ông lập hội HO, trong tinh thần tương trợ và ái hữu giữa các cựu tù. Năm 2006 Nguyễn Đạc Thành theo tiếng gọi của nghĩa vụ tâm linh, ông tiến xa hơn một bước. Thành lập tổ chức bất vụ lợi Returning Casualty đi tìm mộ phần tù tập trung trên miền biên giới và tại các mặt trận. Giúp gia đình cải táng về miền Nam. Trên 7 năm qua hội của ông đã tìm được 500 mộ tù cải tạo và giúp cho 252 hài cốt về với gia đình, hoặc rước lên Chùa. Thành quả này có thể còn nhỏ bé so với nhu cầu, nhưng quả thực là một công trình vĩ đại về tinh thần mở đường khai lối của một cựu chiến binh, một cựu tù còn sống, nghĩ đến những chiến hữu đã chết.


Người cựu chiến sĩ tìm đường gai góc mà đi được sự khích lệ của bằng hữu, đặc biệt các gia đình có thân nhân tử sĩ. Nhưng quả thực ông vẫn cô đơn. Mặt khác, trong cộng đồng Việt với ngàn người trăm ý đã có những nhận xét rất bất công và hết sức nản lòng chiến sĩ. Thậm chí có người mạ lỵ ông là kẻ buôn bán xác chết. Với những dư luận hết sức sai lầm và tàn độc như vậy, người chiến binh thiết giáp VNCH lại thêm cô đơn như một chiến xa mở đường quay về quá khứ. Ngày xưa chiến xa hành quân còn có bộ binh phối hợp tùng thiết.. Ngày nay xe thiết giáp chung sự vụ của ông chỉ có một mình. Trong nhu cầu tìm xác bạn trên đất thù, ông Thành không ngần ngại đi gặp các giới chức cộng sản từ địa phương đến trung ương. Lập tức ông bị buộc tội đã bắt tay với cộng sản. Kẻ thù đối mặt không tin ông mà chiến hữu sau lưng cũng không tin. Trong hoàn cảnh đó ông Thành vẫn không ngần ngại bước thêm một bước nữa. Vận động qua bạn Hoa Kỳ, ông liên hệ với bộ ngoại giao Mỹ. Được sự giới thiệu của bạn bè, ông liên lạc với các giới chức Việt Nam tại bộ ngoại giao cộng sản. Theo tôi được biết, ông muốn tìm xác anh em trong các ngôi mộ tập thể gần như không còn dấu vết bên ngoài khu nghĩa trang để đưa vào trong. Ông đưa đề nghị chính thức lên bộ ngoại giao Việt nam với sự yểm trợ tinh thần của bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

 

Sau hai năm vận động tới lui, kết quả cho ta thấy, bác Thành xuất hiện 2 lần và hình ảnh được phổ biến. Tuần trước ông lên nghĩa trang Biên Hòa với giới chức cao cấp của cộng sản. Tuần sau trở lại với ông lãnh sự Mỹ tại Saigon, cùng với các viên chức Hoa Kỳ.


   Ông Huy Phương có nói rằng đã phỏng vấn bác Thành 2 lần trên SBTN. Kỳ này về lại Mỹ ông hứa sẽ lại lên đài báo cáo cho bà con ta kế hoạch ra sao. Chúng ta ai cũng muốn tìm hiểu vai trò của Mỹ, vai trò của chính quyền cộng sản. Thỏa hiệp nếu có thì nội dung ra sao. Sẽ sửa sang nghĩa trang Biên Hòa đến cấp độ nào, trên danh nghĩa nào. Ngân khoản ở đâu và ai là người thực hiện. Tôi nói với ông Huy Phương là mình không thể đoán già, đoán non. Phải chờ người trong cuộc nói chuyện. Trước khi về Việt Nam kỳ vừa qua tôi có dịp nói chuyện với ông Thành. Ông rất dè dặt chưa biết kết quả ra sao. Chúng tôi cam kết 100% không đưa tin tức cho báo chí. Mà thực ra đâu có biết bên trong thảo luận ra sao mà đoán mò. Chúng tôi cũng hết sức thông cảm với người trong cuộc, gần như đơn thương độc mã xoay sở giữa quê hương của đồng minh cũ và đất nước của cựu thù. Hẳn có những điểu tế nhị còn thảo luận nên chưa thể có kết quả sau cùng.


    Tuy nhiên có điều quan trọng nhất đã thể hiện rõ ràng. Nghĩa trang Biên Hòa ngày nay sau 38 năm bị bưng bít đã ra ngoài ánh sáng. Chính quyền cộng sản đã ra mặt. Thực tâm ra sao, hạ hồi phân giải. Chính quyền Hoa Kỳ đã quan tâm. Tiến xa đến chừng nào, chưa thể xác định. Điều quan trọng nhất là những tử sĩ nằm trong lòng đất mẹ đã được thiên hạ lưu ý. Khu vực quanh nghĩa dũng đài đã được dọn dẹp sạch sẽ và sửa chữa căn bản. Khu cầu tiêu dưới chân nghĩa dũng đài đã dẹp bỏ. Nhìn lại cận ảnh vành khăn tang vĩ đại so với con người nhỏ bé tôi vô cùng xúc động. Tôi nói chuyện với anh em công binh ở San Jose là đơn vị đã hoàn tất tấm ciment cuối cùng của vành khăn tang trước ngày 30 tháng 4. Ai cũng ngậm ngùi.


    Ngày xưa tôi đã từng bỏ những lá phiếu tinh thần cho các chiến hữu trở về phục quốc. Lá phiếu oan nghiệt dành cho không quân Mai văn Hạnh trở về Cà Mau đã bị bắt tù. Khi Trần văn Bá bị xử bắn, chính tổng thống Pháp can thiệp để phi công Hạnh được thả về Paris. Sau đó ông qua chơi Hoa Kỳ lại chết ở Bolsa. Lá phiếu ủng hộ Hoàng Cơ Minh lên đường để ông phải chết ở Hạ Lào. Lá phiếu dành cho Võ đại Tôn trải qua 9 năm tù nay may mắn còn trở về bên Úc.


   Bây giờ tôi vẫn còn lá phiếu để dành cho Nguyễn Đạc Thành.Tôi công khai ủng hộ ông trên đường về nước không phải mưu cầu đội đá vá trời. Đơn thuần là để cứu xác anh em. Như lính nhẩy dù ngày xưa, liều chết xông ra chiến trường kéo xác chiến hữu đem về. Như trực thăng quân ta rơi rụng vì đáp xuống cứu anh em. Ông đã làm công việc chính tôi muốn làm, nhưng bất khả.                                                                                                            Anh em hay nghe tin đồn nhảm có hỏi tôi về việc Hoa Kỳ dành ra trăm triệu cho chương trình tìm xác tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Với kinh nghiệm là người tham dự vào việc soạn thảo quân viện cho Việt Nam trước 75. Đặc biệt trong thời gian làm giám đốc chương trình PathFinder tại TTM phối hợp với chuyên viên ngũ giác đài. Tôi có được học về con đường dự thảo và chuẩn y ngân sách. Cho đến công việc 37 năm làm dịch vụ Non-profit xin Funding tại Hoa Kỳ. Tôi trả lời rằng đã tra cứu từ trước đến nay hoàn toàn không có tiền bạc nào của người Mỹ dành cho việc này. Đừng đổ tội cho bác Thành chạy theo ngân khoản MIA VN. Bày đặt ra tin tức như vậy, rồi chuyển tiếp tin tức khốn nạn như vậy là có tội với các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Xấu lắm.


Lê Thành Ân là ai.


   Dù chỉ xuất hiện trong vài tấm hình thăm nghĩa trang Biên Hòa nhưng dư luận xem ra đã ghi nhận vai trò quan trọng của ông Ân.


   Lê Thành Ân, người Gò Công, qua Mỹ lúc10 tuổi, tốt nghiệp đại học vào làm cho bộ hải quân Hoa Kỳ và sau xin qua làm bộ ngoại giao. Vóc dáng đường bệ, và hoàn thành công việc xuất sắc, ông lên chức vụ cuối cùng là phó đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp. Chức vụ ngoại giao cấp sứ thần này ngang với cấp tướng bên quốc phòng. Ông về nhậm chức lãnh sự Saigon là một sự ngạc nhiên của Việt Nam cũng như thế giới. Nếu thuận buồm suôi gió Lê Thành Ân 59 tuổi có thể sẽ là đại sứ Mỹ tại Hà Nội trong tương lai. Như chúng ta thấy trong hình, ông Ân thông thạo Việt ngữ, dáng dấp cao hơn người Mỹ trung bình, cẩn thận dè dặt, kín đáo.

Ông đã đi thăm hầu hết các tỉnh miền Nam Việt Nam. Nếu sau này ông lên làm đại sứ, cũng như Hoa Kỳ có vị đại sứ gốc Trung Hoa tại Bắc Kinh, lịch sử sẽ ghi thêm một trang đặc biệt. Người thanh niên gốc Việt tỵ nạn xứ Gò Công có thể sẽ làm nên lịch sử.

Các bạn biết đất Gò Công của các danh nhân nào? Nhà cách mạng Trương công Định, nhà văn Hồ Biểu Chánh. Ông nội của tướng Hồ Văn kỳ Thoại. Và Gò Công cũng là quê hương của nhan sắc Cửu Long. Là quê hương của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ và Nam Phương Hoàng Hậu.


   Năm 2012 ông lãnh sự Saigon có đến thăm San Jose và chúng tôi có dịp gặp ông 2 lần. Có tặng ông 2 cuốn sách. Cuốn Boat People của Carina bên Úc châu và cuốn 16 ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang Biên Hòa, chúng tôi phát hành năm 1993. Ông Ân cho biết cũng đang giúp ông Nguyễn Đặc Thành trong việc nghĩa trang Biên Hòa. Tôi hết sức mừng và mong rằng chuyện này sớm ra công khai. Từ 1975 đến nay tôi chưa có dịp trở lại quê nhà. Vì vậy nên đã cảm khái nói rằng, đường về quê hương của tôi phải đi qua nghĩa trang quân đội.


Nghĩa trang quân đội, xin kể lại đôi điều.


    Nghĩa trang vĩ đại này khởi sự 1962 dự trù dành chỗ yên nghỉ cho 30 ngàn tử sĩ. Tên gọi là nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Có dự trù sẽ trở thành nghĩa trang quốc gia nhưng chưa có văn bản chính thức.


   Giữa anh em quân đội thường gọi tắt là nghĩa trang Biên Hòa, dù ngày nay quận Dĩ An, nơi có nghĩa trang tên mới là nghĩa địa nhân dân Bình An đã được cộng sản chuyển qua thuộc tỉnh Bình Dương, nhưng ta vẫn gọi là nghĩa trang Biên Hòa.


   Trước đây trong trách nhiệm yểm trợ vùng III, chúng tôi có dịp bay trên không phận Dĩ An lựa chọn vị trí cho nghĩa trang và giúp bên quân nhu ngay từ lúc thành lập liên đội chung sự nên đã biết nhiều chuyện từ đầu. Qua Hoa Kỳ từ thập niên 90 tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu làm mô hình nghĩa trang cho Viet Museum nên đưa chuyện nghĩa trang ra công luận từ 1993. Gửi người về tảo mộ hàng năm và thu thập tài liệu của bà con trên thế giới về thăm nghĩa trang..


   Chúng tôi mở lại hồ sơ về việc cộng sản chiếm đất sau 30 tháng tư. Làm nhà, lập doanh trại, trồng cây, xây tường, xây nhà máy nước, phá thấp ngọn kiếm tại nghĩa dũng đài. Nhờ tin tức bà con, nhờ toán công tác thương binh ta tại Biệt khu thủ đô, và nhờ gửi người về hàng năm. Các tin tức nhật tu tiên khởi tổng kết trong cuốn sách phát hành năm 1993. Năm 2006 thủ tướng cộng sản ban hành lệnh dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, chúng tôi có gửi thư cho ông Nguyễn tấn Dũng để đưa vấn đề ra công luận.


   Nhân danh một công dân Hoa Kỳ tôi yêu cầu Hà Nội ra lệnh bảo toàn và tuyên bố nghĩa trang này là di sản quốc gia. Văn phòng thủ tướng cho biết có nhận được nhưng không trả lời chính thức. Bản sao tài liệu được thân hữu gửi cho các giới chức cao cấp của đảng và chính quyền Việt Nam. Ông Võ văn Kiệt, thủ tướng hồi hưu có nhận được và hết sức lưu tâm, nhưng nửa đường đứt gánh.


   Cho đến bây giờ, việc tảo mộ của chúng tôi vẫn là tảo mộ chui. Chúng tôi chưa có khả năng tiến xa hơn. Nhưng với chúng tôi, rõ ràng là nhờ thiết giáp Nguyễn Đạc Thành, cánh cửa nghĩa trang đã mở ra như là thiết giáp cộng sản đánh vào cổng dinh Độc Lập 38 năm trước.


  Tuy nhiên, chuyện tương lai vẫn còn là dấu hỏi.


Chúng ta phải làm gì.


   Tôi nghĩ rằng hiện nay nghĩa trang cần bảo toàn chứ không cần vẽ ra nhiều nhu cầu sửa chữa quy mô hoành tráng! Vừa không có ngân khoản, vừa tàn phá cảnh trí oai nghiêm rất nhiều ý nghĩa hiện nay. Lại thêm phiền phức trong việc hợp tác giữa hai bên thù nghịch.


   Nghĩa trang Biên Hòa hiện có một vị trí hết sức độc đáo mà không nghĩa trang liệt sĩ của cộng sản nào có thể so sánh được. Những tượng đài lẩm cẩm của nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Quảng Trị rất màu mè và phản mỹ thuật. Không nên đem những hình đó vào nghĩa trang Biên Hòa. Hãy giữ lại hình ảnh đơn sơ, nhưng vĩ đại với các mộ phần đồng loạt của phe ta. Cần dọn cỏ, chặt cây, đắp mộ. Sửa chữa cống rãnh, đường thoát nước... Tuyệt đối tránh việc sơn quét mầu sắc vô nghĩa. Đó là nói về phần vật chất của nơi tử sĩ VNCH yên nghỉ. Phần tinh thần là cần có cuộc vận động quy mô của công dân Mỹ gốc Việt qua các giới chức lập pháp. Chúng ta đã vận động quốc hội Mỹ ra nhiều quyết nghị đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.


   Bây giờ cũng theo đường lối này, với tư cách người dân Mỹ, hãy yêu cầu dân biểu Mỹ lưu ý đến thân quyến của chúng ta còn nằm trong lòng quê hương cũ. Thỉng cầu từ lập pháp thành nghị quyết chuyển qua hành pháp thi hành. Hãy can thiệp để nhà cầm quyền Hà Nội dành nghĩa trang Biên Hòa là di sản quốc gia. Trong tất cả các hiệp ước cộng sản Việt Nam ký kết đều có điều lệ về việc tôn trọng tử sĩ đối phương, bảo vệ các nghĩa trang của phía thù nghịch.

 Theo đúng tinh thần hiệp định Genève 54. Hiệp định Paris 73. Các luật lệ và công pháp quốc tế mà Việt cộng đã ký kết với tư cách thành viên Liên hiệp quốc. Đó là những hành động văn minh mà nước Mỹ đã làm sau chiến tranh Nam Bắc. Đó là các hành động nhân đạo mà các nước Âu Châu đã làm sau đệ nhất và đệ nhị thế chiến.

Những nghĩa trang dành cho lính SS của Đức trên đất Pháp là một thí dụ điển hình. Binh đoàn lính SS vốn là các đơn vị khốn nạn nhất của Hitler nhưng khi nằm xuống vẫn được dân Pháp đối xử hết sức nhân đạo và lịch sự trong nghĩa trang riêng biệt được bảo vệ và tôn trọng.


  Các vận động theo phương thức này sẽ ảnh hưởng từ lập pháp qua hành pháp đến bộ ngoại giao, đến tòa đại sứ Mỹ và sẽ có cơ hội cho tử sĩ VNCH tại Biên Hòa thực sự yên giấc ngàn thu. Chúng tôi dự trù sẽ công bố dự án công khai và cụ thể về việc này. Sẽ vận động để có sự yểm trợ của cựu tổng thống Jimmy Carter, các dân biểu California: Zoe Lofgren, Mike Honda và . Xin quý vị tiếp tay với chúng tôi, vận động các vị dân cử địa phương. Đó là điều chúng ta sẽ làm được.


Sau cùng điều có thể làm ngay là bầy tỏ tấm lòng ủng hộ công việc của ông Thành và hội VFA. Phần tôi, xin gửi lá thư ủng hộ đính kèm. 

  

 

 

bh10.jpg

bh12.jpg

bh17.jpg

bh19.jpg

bh20.jpg

IMG_0865.jpg

IMG_0904.jpg

IMG_0931.jpg

IMG_0934.jpg

 

 

nIMG_0843.jpg

 

 

 

 

 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List