Popular Posts

Monday, December 31, 2012

Những người kỳ lạ"dị nhân"

Cô gái bốn chân
 

 

Những người cùng thời coi họ là "dị nhân" bởi vẻ ngoài kỳ lạ, họ chỉ có nửa người, có 4 chân hay mặt mọc đầy râu như nam giới...

Cô gái bốn chân

 

Josephene Myrtle Corbin (sinh năm 1868, tại Mỹ) có tới 4 chân ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, 2 chân giữa teo lại và hầu như không có khả năng di chuyển. Cô thường phải đặt may váy thiết kế đặc biệt để thích nghi với 4 chân khác thường của mình.

 

Những phụ
 nữ kỳ lạ nổi tiếng trong lịch sử

Josephene Myrtle Corbin sở hữu tới bốn chân ngay từ khi chào đời

 

Sở dĩ Josephene có 4 chân là do phần thừa của một bào thai sống ký sinh. Cô sinh sống bằng việc “trưng bày bản thân” trong một rạp xiếc và kiếm được 450 đô la mỗi tuần, một số tiền lớn ở thời đó. 

 

Ngoài việc có nhiều chân, Josephene còn có tới 2 âm đạo nhưng cô vẫn có khả năng quan hệ tình dục và sinh nở giống như những người phụ nữ khác. Năm 19 tuổi, cô lấy bác sĩ Clinton Bicknell và sinh được 4 người con gái, 1 cậu con trai.  

 

Quý cô nửa người

 

Gabrielle Fulle là một phụ nữ không có chân, sinh năm 1884 tại Basel, Thụy Sĩ. Cô bắt đầu phát triển sự nghiệp tại Paris vào khoảng những năm 1900 với biệt danh “Quý cô nửa người”. 

 

Những phụ nữ kỳ lạ nổi tiếng trong lịch sử
Dù không có chân nhưng Gabrielle vẫn là một phụ nữ xinh đẹp

 

Cơ thể Gabrielle giống như một thân cây bị chặt ngang. Mặc dù vậy, hình ảnh cô đọng lại trong tâm trí những người cùng thời vẫn luôn đẹp đẽ bởi gương mặt cuốn hút, nét dịu dàng, duyên dáng của một tiểu thư đài các. 

 

Gabrielle thường chọn những chiếc áo cầu kỳ với nữ trang bắt mắt để tôn thêm nét đẹp cho gương mặt. Cô cũng là một người rất tự tin và không bao giờ than vãn về khuyết tật trên cơ thể. Gabrielle được nhiều chàng trai ngưỡng mộ và cô đã kết hôn tới 3 lần.  

 

Cô gái lạc đà

 

Ella Harper sinh năm 1873 tại Hendersonville, Tennessee (Mỹ). Không giống như những người bình thường khác, hai đầu gối của cô lại bị còng về phía sau. Hiện tượng bất thường này rất hiếm gặp trong lịch sử loài người. 

 

Những phụ nữ kỳ lạ nổi tiếng trong lịch sử
Ella Harper được gọi là "Cô gái lạc đà"

 

Tuy nhiên, y học hiện đại ngày nay đã xác định được đó chính là bệnh biến dạng đầu gối. Ella đi lại rất khó khăn và cô buộc phải dùng thêm 2 tay để chống theo. Vì thế, người ta thường gọi Ella là “Cô gái lạc đà”.

 

Năm 1882, Ella được đoàn xiếc Nickel Plate tiếp nhận. Mỗi khi đoàn đi đến một vùng nào để diễn, những poster thường có hình Ella và chú lạc đà kèm theo. 

 

Quý bà mọc râu

 

Sinh năm 1831, Josephine gây chú ý với bộ râu ngày càng rậm, thời kỳ đỉnh điểm, chúng dài tới 12,7cm. Với khuôn mặt nam tính và bộ râu rậm rạp, trong khi phần dưới cơ thể vẫn đầy đặn như một phụ nữ, cô đã khiến các bác sỹ lúng túng khi giải thích về hiện tượng kỳ lạ này.

 

Những phụ nữ kỳ lạ nổi tiếng trong lịch sử

Josephine gây chú ý với bộ râu rậm như đàn ông

 

Sau khi mẹ qua đời, Josephine đã đi vòng quanh thế giới để mọi người thỏa mãn trí tò mò về cơ thể dị thường của mình nhằm trang trải kinh tế cho người cha già đang ở quê nhà, Thụy Sỹ.

 

Khi đến Paris, Josephine trở thành khách quý của vua Napoleon Đệ tam và được ban thưởng một viên kim cương lớn. Sau này khi dừng chân ở London, Josephine sinh hạ cô con gái đầu tiên, không mắc bệnh nhiều râu nhưng cô bé đã qua đời khi chưa tròn một tuổi.

 

Người phụ nữ xấu nhất thế giới

 

Mary Ann Bevans sinh tại thành phố London, nước Anh vào năm 1874. Cô kết hôn với một người bán rau quả tên là Thomas Bevan vào năm 1903. Cũng chính thời gian này, Mary mắc căn bệnh lạ, các nét trên khuôn mặt của cô bắt đầu phình ra một cách bất thường và dần trở nên dị dạng với cái đầu quá khổ.

 

Những phụ nữ kỳ lạ nổi tiếng trong lịch sử
Mary Ann Bevans là "Người phụ nữ xấu nhất thế giới"

Vào năm 1914 chồng cô mất, một mình Mary phải lo toan mọi gánh nặng tài chính để nuôi dạy 4 đứa con. Trong nỗ lực tuyệt vọng để kiếm tiền, Mary đã ghi tên vào cuộc thi dành cho các “hoa hậu xấu” và bất ngờ giành được giải "Người phụ nữ xấu nhất thế giới".

 

Người phụ nữ có 3 chân, 2 âm đạo

 

Blanche Dumas sinh năm 1860 tại hòn đảo Martinique (một thuộc địa của Pháp ở Caribbean). Cô là con gái trong một gia đình có cha là người gốc Pháp và mẹ là người lai da đen.

 

Những phụ nữ kỳ lạ nổi tiếng trong lịch sử
Blanche có tới 3 chân và 2 âm đạo 

Blanche có hệ thống xương chậu phát triển kỳ lạ với 3 chân và 2 âm đạo. Hành nghề “bán hoa” để kiếm sống, Blanche có khả năng đặc biệt dùng cả 2 âm đạo của mình để “chiều lòng” các quý ông.

 

Rất nhiều đàn ông ngưỡng mộ Blanche và cô được xếp vào một trong những “gái bán hoa” được trả tiền thù lao cao nhất ở thủ đô Paris thời kỳ đó.

 

 

 

Sunday, December 30, 2012

MỜI XEM ẢO THUẬT, NGHE NHẠC, XEM PHIM, ĐỌC TRUYỆN.....

Chúc Mừng Năm Mới

MỜI XEM ẢO THUẬT, NGHE NHẠC, XEM PHIM, ĐỌC TRUYỆN.....

Xem Ảo thuật:

Double Fantasy - Magie - LE PLUS GRAND CABARET DU MONDE SUR SON 31

http://www.youtube.com/watch_popup?v=sKns1uatyNg&vq=medium

NGHE NHẠC



Nhạc VN vào THU
Nhạc Pháp
Nhạc Hòa Tấu
Bấm dzô tên là có nhạc nghe liền


XEM PHIM chọn lọc:
Click vào tựa đề mở xem
The Way Home- Đường về nhà
http://www.youtube.com/watch_popup?v=DhBgy4PRnwA
ý: Đừng quên bấm vào CC để mở phụ đề Việt Ngữ)

PHIM Mỹ - thuyết minh tiếng Việt

http://www.youtube.com/watch_popup?v=eYebuYNpaCs


Tại sao phải có Di Chúc Living Trust& Will?




http://images.google.com/imgres?imgurl=http://www.azwm.com/xSites/Mortgage/arizonawholesale/Content/UploadedFiles/1living-trusts.jpg&imgrefurl=http://www.azwm.com/what-is-a-living-trust.htm&usg=__8gBTK88PVyby5I-B4z-Bt-fpkS8=&h=240&w=240&sz=20&hl=en&start=12&tbnid=G4v2TO_JmnOZfM:&tbnh=110&tbnw=110&prev=/images?q=living+trusts&gbv=2&ndsp=18&hl=en&safe=active&sa=N


Nhưng với người Mỹ, đây là điều khá phổ thông mà dạo sau này là di chúc sống (Living Trust).

Một bản di chúc rất quan trọng khi người ta có nhiều tài sản, từ bất động sản đến động sản. Nếu không có di chúc, sự phân chia tài sản cho các người còn sống trong gia đình nhiều khi dẫn tới tranh tụng. Người ta thấy trên báo chí nhiều vụ kiện về phân chia gia tài khá nổi tiếng khi người chết là một nhân vật nhiều người biết đến và có tài sản lớn.

Sự khác biệt của Di Chúc Sống (Living Trust) và Di Chúc (Will):

Hai loại này là một loại di chúc viết để cho tài sản quý vị để lại cho người thừa kế sau khi quý vị qua đời. Tuy nhiên, sự khác biệt là nếu quý vị viết di chúc theo kiểu Will thì người thừa kế phải ra tòa để được hưởng. Thời hạn ra tòa và án phí cũng như chi phí luật sư mất nhiều thời gian và tiền bạc. Chi phí có thể lên tới 40% của tài sản để lại và thời gian ra tòa có thểmất ít nhất là một năm cho đến hai năm. Nếu quý vị viết di chúc theo kiểu Living Trust, thì quý vị không cần ra tòa và không cần luật sư. Trongdi chúc Living Trust, quý vị chỉ định các phần tài sản ủy thác dành cho các người thừa hưởng một cách hợp lệ, không cần sự cần thiết của tòa án và di chúc này cho người thừa hưởng được lấy tài sản ngay.

Living Trust gồm những gì?

Chúng ta hãy coi Living Trust như một sân khấu có bốn diễn viên.

- Trustor (cha mẹ).

- Trustee (cũng có thể cha mẹ hoặc người tin cậy).

- Successor Trustee (con cái hoặc người điều hành phân chia).

- Beneficiaries (con cái hoặc người thừa hưởng).

Khichúng ta có 4 diễn viên và trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta có thêm 1 trang về tài sản. Hãy gọi đây là Schedule A, chúng ta viết những tiền ngân hàng, bất động sản, stock, v.v... vào đây.

Chúng ta cần thêm 1 trang để có bằng chứng chúng ta có làm Living Trust. Trang này gọi là Abstract of Trust. Thí dụ một ngân hàng cần biết chúng ta có Living Trust hay không, chúng ta chỉ gởi 1 trang có 4 diễn viên và 1 trang có người thị thực chữ ký làm chứng. Trang này được thành lập với mụcđích để chúng ta không gởi mấy chục trang có chi tiết về tài sản trong gia đình cho người khác biết.

Trang này cũng có thể gởi cho các hội thiện nguyện báo tin là nếu quý vị qua đời, họ sẽ cũng được hưởng. Tuy nhiên, họ sẽ không biết quý vị sẽ cho gì, vì họ không nhận được Schedule A trong quyển di chúc cá nhân của quý vị.

Tại sao nên có Living Trust & Pour Over Will?

Sau khi quý vị đã biết sự khác biệt giữa Living Trust & Will thì chúng ta không thể nào làm ngơ để cho gia đình chúng ta gây vào tình trạng khó khăn sau khi chúng ta qua đời. Chúng ta thường thay đổi Living Trust mỗi năm hoặc mỗi kỳ vì tài sản của chúng ta thay đổi theo thời gian. Việc phải có Pour Over Will là để tài sản chúng ta có thể đổ vào Living Trust khi chúng ta chưa kịp cộng tài sản vào. Thí dụ, sau khi đã làm xong Living Trust hồi tháng qua, và hôm nay chúng ta đi mua 1 chiếc nhẫn trị giá $75,000. Nếu chẳng may quý vị qua đời, thì chiếc nhẫn đó sẽ tự động vào tài sản Living Trust. Nếu không có Pour Over Will, thì chiếc nhẫn đó sẽ phải ra tòa (Probate Court) tranh cãi và mất chi phí và thì giờ. Xin nhớ Pour Over Will chỉ cho những vật trị giá $100,000 trở xuống.

Quyền quyết định trong tình trạng khẩn cấp của Living Trust

Nếu chẳng may quý vị bị hôn mê trong nhà thương (thì người quý vị chỉ định sự quyết định - trustee, sẽ rất quan trọng.) Người này sẽ lo việc trả tiền nhà thương, tiền nhà, tiền điện, v.v... trong lúc quý vị bị hôn mê. Tiếng Anh gọi là Power of Attorney - Financial.

Nếu chẳng may quý vị bị hôn mê sau nhiều năm và người quý vịchỉ định (trustee) thấy tài chánh eo hẹp và biết là quý vị chọn cái chết ngay thay vì phải chết dần mòn trong nhà thương. Người này sẽ lo việc cho phép bác sĩ thực hiện ý muốn của quý vị. Tiếng Anh gọi là Power of Attorney - Medical /Advanced Healthcare Directed. Nói chung, Living Trust giúp gia đình quý vịkhông bị phân vân và bị phá sản khi quý vị trong tình thế không thể quyết định.

Có những câu hỏi thường đặt ra như có nên cho con em bấtđộng sản khi còn sống không? Câu trả lời là không. Thí dụ, căn nhà quý vị mua năm 1976 là $100,000. Khi quý vị cho vào năm 2004 trị giá lại là $500,000. Con em quý vị phải trả thuế rất nặng 35% của $400,000, trừ khi con em hoãn thuếdùng luật 1031 Exchangeđể hoãn thuế. Thêm 1 câu hỏi thường đặt ra là nếu di chúc Living Trust khi cho con em quý vị thì người vợ/chồng của con em quý vịcó được hưởng không? Câu trả lời cũng là Không, vì Living Trust là một di chúc cho cá nhân và riêng biệt.



Tìm hiểu: Hoa Thạch Thảo


Hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch Thảo.




Thạch Thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch Thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch Thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch Thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch Thảo cũng tượng trưng cho sựchính chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.




Chẳng biết từ khi nào tôi đã yêu loài Thạch Thảo, loài cúc dại dễ thương này. Lần đầu tiên gặp một cụm thạch thảo ở nhà người bạn tôi đã thích ngay. Có lẽ, bởi màu tím dịu dàng của loài hoa này đã Thu hút tôi.

Sau này, một lần vô tình tôi ngheđược Elvis Phương ca:

"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi"


http://www.youtube.com/watch_popup?v=YhLpfKMVBVM

Bám vào hình trên thưởng thức: Mùa thu chết -Julie


Tò mò, tại sao người ta nhắc hoa Thạch Thảo trong bài hát "Thu buồn" này nhỉ? Sao không là hoa Cúc? là hoa hồng hay hoa gì khác mà là loài hoa bé nhỏ, loài hoa đồng nội này?

Và thật sự bởi có một truyền thuyết buồn mà lãng mạn về hoa Thạch Thảo:

"Kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng vùng ngoại ô có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ chơi với nhau rất thân.

Ngày tháng dần trôi, cô bé và cậu bé của ngày ấy nay đã trưởng thành. Edible giờ đây là một người có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và là tầm ngắm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của người ấy, người con gái mà anh yêu chính là cô bé hồi đó bây giờ cũng đâu còn bé nữa đâu. Với làn da trắng, đôi môi mỏng, nho nhỏ, hồng hồng, xinh xinh cùng với mái tóc bồng bềnh màu gỗ nâu, những đường cong xoăn ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng. Nhưng Ami chỉ đồng ý lấy ai thoả mãn được yêu cầu đó là đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Biết bao nhiêu chàng trai đã thử và đều lắc đầu bỏ cuộc. Không ai có thể tìm ra loài hoa mà nàng thích kể cả Edible người hiểu rõ tính cách của nàng nhất.




Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú.

Vào cái ngày hôm ấy, lúc hoàng hôn khi mà giỏ nấm của Ami đã đầy và Edible cũng đã săn được một chú nai rừng. Hai người cùng nhau đi về, nhưng hôm nay họ ko về đường cũ như mọi khi nữa mà họ đã rẽ sang đường khác. Trên đường về, họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi. Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh bụi hoa dại màu tim tím mọc trên vách núi cao: "Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích”.




Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:

- Ami đứng đây chờ tôi, tôi sẽ hái xuống cho Ami

- Không, không được. Edible vách núi cao và nguy hiểm lắm

- Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.

- Không, Ami không cho Edible đi.

Lúc đó, Edible nhìn Ami mỉm cười rồi dùng ngón tay trỏ cốc nhẹ vào trán Ami:” Ami ngốc, đứng đây chờ anh, anh sẽquay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho Ami mãi mãi”.

Nói xong anh từ từ leo lên vách núiấy. Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm không cẩn thận trượt chân thôi là mất mạng ngay.

"Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được" - Edible nắm được bụi hoa trong tay quay xuống nói với Ami nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.

Sao dưới mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: "Ami! Edible làmđược rồi, anh làm được rồi nhé!”

Anh thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh đau lắm, mắt không còn nhìn thấy gì nữa chóng hết cả mặt. Đau quá, anh không thể minh mẫn được nữa. Tay anh mỏi dần, chân mềm nhũn ra…

- Edible…..KHÔNG…..Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.

Anh quay mặt về phía Ami nói: "xin đừng quên tôi" rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa xa mãi.




Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm, ngồi như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm lấy bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng vào tìm kiếm và đưa cô về.

Một mình cô về được thôi còn Edible thì giờ đã không về được nữa rồi. Ami không khóc, cô không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa khiến cho Edible không về được nữa.

Cứ như thế trong suốt một thời gian, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, dài đến nỗi không bao giờ tỉnh lại và trong giấc ngủ đó chắc chắn 1 điều rằng cô và Edible đã gặp được nhau và họ là của nhau mãi mãi.




Sau khi Ami chết đi loài hoa tim tímấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương xót cho đôi tình nhân trẻ.

Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và qua được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…

Và những đôi tình nhân trẻ thường tặng cho nhau loài hoa này để rồi sẽ mãi mãi không quên nhau, sẽ luôn ở bên nhau cho dù là chết."

Đó là câu chuyện tôi đọc được trên mạng. Giờ chẳng thể tìm ra đâu tình yêu lãng mạn như thế nhưng sao vẫn cứthích.

Bài hát "Mùa thu chết" có lẽ cũng dựa vào truyền thuyết này mà viết nên chăng? Cả bài hát là sự chia ly mãi mãi, là sự đau buồn.




"Mùa thu đã chết, em nhớ cho mùa thuđã chết

Em nhớ cho mùa thu đã chết...

Đã chết rồi, em nhớ cho"




"Em nhớ cho đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa

Trên cõi đời này, trên cõi đời này.

Từ nay mãi mãi không thấy nhau,

Từ nay mãi mãi không thấy nhau,

Từ nay mãi mãi không thấy nhau."




"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi

Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,

Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.

Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ em,

Vẫn chờ, vẫn chờ... đợi em"





Saturday, December 29, 2012

chuyen that 100%“Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”


 

chuyen that 100%

 

 

 

image


 

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam .

 

Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”

 

Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”

 

Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau.

 

Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này:

 

“Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”

 

image

Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qúa tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì…. Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?”

 

image

“Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời.

 

“Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?”

 

“À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.

 

image

“Tôi quen một cô bạn Việt Nam . Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”

 

image

“À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.

 

“Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi.

 

image

Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?”

“Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.

 

image

“Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận.

 

image

Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng.

 

Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu.

 

“Bạn có vẻ bức xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.

 

“Đúng, tôi bức xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao.”

 

Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.

 

image

“Bạn biết không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.”

 

image

 

“Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.

 

“Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”

 

“Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.

 

image

“À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?”

 

image

“Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.

 

“Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu.

 

Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy.

 

“À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi.

 

image

“Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”

 

Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!”

 

image

Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!”

 

 

 

Joseph

 

 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List