Popular Posts

Thursday, November 28, 2019

ĂN CHAY


ĂN CHAY 
Toàn Không
   Ăn chay là ăn các loại hạt như gạo, mì, mạch, ngô, các loại hoa lá cây, các loại rau đậu, các loại củ qủa. Ăn chay là không ăn những món ăn thuộc các loài động vật, từ to lớn tới các loài nhỏ bé, như trâu bò lợn gà cá tôm cua sò ốc v.v… Vì tất cả các loài đều là hữu tình, biết thích sống sợ chết cũng như con người, như khi ta bắt bất cứ một con vật nào chúng đều tìm cách chạy trốn, khi ta giết bất cứ con vật nào chúng đều sợ hãi, kêu la, dẫy dụa v.v… 
   Ăn chay không phải là đổi món ăn cho ngon miệng, cũng không phải là cách ăn kiêng cữ do Bác sĩ, thầy thuốc dặn bảo, mà là một cách tu hành. 
   Đức Phật có lần nói: “Sự sống sống bằng sự chết” nghĩa là ta giết chết các chúng sinh khác để ăn cho ta được sống khỏe, vì sự sống của ta mà có sự chết của các loài khác. 
   Hãy suy nghĩ thử xem, từ khi sinh ra, lớn lên đến giờ, để được sống mỗi người đã làm chết biết bao nhiêu sinh vật? Lúc còn bé tuy chưa biết ăn, nhưng ta bú sữa mẹ, mà sữa mẹ là do đã ăn các sinh vật cùng cơm gạo tạo thành, rồi ta ăn cơm gạo cùng thịt cá từ bé đến bây giờ đã gây tang tóc cho biết bao sinh vật. Đó là chưa nói tới những kẻ không có lương tâm giết để thích thú như đi săn đi câu, giết để được tiền tài, danh vọng v.v… 
   Tại sao ta phải giết chết chúng sinh khác để ăn trong khi ta không cần giết các sinh vật vẫn có cái cho ta ăn, đầy rẫy thảo mộc cho ta ăn, lại giữ được sức khỏe cho ta? Có phải “vì ta” một cách qúa đáng, nên ta mới thờ ơ không cần biết tới sự khổ chết của các sinh vật? 
   Nếu sự sống của con người không làm chết các sinh vật khác, mà ta vẫn sống, cuộc đời đẹp đẽ biết bao. 
1). LÝ DO NÀO GIẾT SINH VẬT ĐỂ ĂN? 
   Từ thuở tái lập địa, loài người được sinh ra đầu tiên, rồi các thứ nấm xuất hiện, sau đó các loại cây có hạt, tới cỏ cây, và sau tới các sinh vật hiện diện trên thế gian này (xin xem quyển Nguồn Gốc Loài Người cùng tên tác giả). Lúc đầu, loài người chỉ ăn các loại nấm, hạt, hoa, lá, củ, quả, cây, nghĩa là chỉ ăn thức ăn bằng thực vật mà thôi, nhưng dần dần con người ăn thịt cá là do: 
1. BẮT CHƯỚC DÃ THÚ ĂN THỊT:
   Khi súc sinh xuất hiện, có những loài ăn thịt, con người thấy các loài ấy ăn thịt, cá, nên bắt chước ăn. 
2. THỨC ĂN THỰC VẬT KHAN HIẾM:
   Khi các thức ăn bằng thực vật khan hiếm, không đủ cho con người ăn, nên đã ăn các loài động vật. 
3. CẢM TƯỞNG KHỎE KHI ĂN THỊT:
   Khi con người ăn thịt các loài động vật, họ cảm thấy khỏe mạnh, mặc dù họ chưa ý thức được sự sai trái trong vấn đề gây nghiệp, và chưa biết những tai hại lâu dài của nó cho sức khỏe như các nhà Khoa học đã khám phá ra. 
   Bởi vậy, ngày nay với đà văn minh của con người, chúng ta đã hiểu mọi vấn đề, với kỹ thuật trồng trọt tân tiến, có đủ các loại hạt và thảo mộc cho chúng ta ăn. Lại được Đức Phật khai thị cho ta đường ngay lẽ phải, được các nhà Khoa học thí nghiệm, phân tích tỉ mỉ lợi của ăn chay và hại của ăn thịt như thế, thiết tưởng chúng ta không nên giữ tà kiến ăn thịt ấy nữa. 
2). THỂ HIỆN LÒNG TỪ BI BÌNH ĐẲNG: 
1. ĂN CHAY THỂ HIỆN LÒNG TỪ BI:
   Nếu người Phật tử không có lòng thương xót trước cảnh giết chóc, hạt giống từ bi mỗi ngày cạn dần. Ngày xưa, Đức Phật đã nói: “Nếu còn ăn chúng sanh thì còn phạm giới sát sinh, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng làm ung thối hạt giống từ bi bình đẳng, không thể tu hành thành Phật được”. 
   Người Phật tử không vì lý do gì mà không thực hành công đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ đến ăn uống. Nếu vì muốn sướng miệng mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt đầu moi ruột, lột da những con vật hiền lành vô tội; nhẫn tâm bịt mắt làm ngơ, không nghe tiếng những con vật kêu la thảm thiết, giãy chết trước những bàn tay tử thần của con người, sao gọi được là người Phật tử? 
2. ĂN CHAY THỂ HIỆN LÒNG BÌNH ĐẲNG:
   Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, ta không nên phân biệt người và vật khác nhau, các loài vật đều có tri giác, cũng có sự thông minh về một phương diện nào đó, chỉ là mang thân hình súc vật mà phải như thế. Con người khi đầu thai làm các loài ấy cũng như vậy không hơn không kém, khi súc vật sinh trở thành người cũng là người như mọi người. Có người chủ trương rằng: “Trời sinh ra sinh vật là để phục vụ con người, con người có toàn quyền hành hạ giết bỏ hay làm món ăn v.v…” Chủ trương hành động này là không có lòng từ bi bình đẳng, người có ý nghĩ hành động ác sẽ tạo nghiệp xấu. Quan niệm “Vật dưỡng nhân”, vật nuôi người, rất sai lầm vì bảo thủ cái “ta”, ích kỉ ngạo mạn, gây bất bình đẳng, không có lòng nhân từ giữa người và vật, là vô minh 
3). ĂN CHAY TRÁNH NGHIỆP VÀ BỆNH: 
1. ĂN CHAY TRÁNH NGHIỆP BÁO:
(Còn tiếp)

__._,_._ĂN CHAY
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). ĂN CHAY TRÁNH NGHIỆP VÀ BỆNH: 
1. ĂN CHAY TRÁNH NGHIỆP BÁO: 
   Ăn thịt nợ thịt, giết mạng đền mạng không thể tránh được ở kiếp sau, Đức Phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm: “Hễ giết mạng phải trả mạng, tâm giết hại chẳng dứt trừ không thể nào ra khỏi khổ não được”. 
   Có người nói: “Cỏ cây cũng có đời sống, tại sao ta không nên giết hại các sinh vật mà lại giết hại cây cối được?” Đúng, cây cỏ cũng có đời sống, nhưng cây cỏ không có cảm giác, không có ý thức muốn sống, sợ chết, đau khổ, sợ hãi, vui buồn như các sinh vật. Con người là một sinh vật có tri thức cao, được đánh giá cao hơn các loài sinh vật. Vì vậy việc gây nghiệp sát sinh con người nặng hơn đối với nghiệp sát sinh súc vật là vậy. Vì cỏ cây không có cảm giác tri giác, nên việc cắt cây cỏ không gây sợ hãi đau khổ cho cây cỏ, do đó Phật nói ăn hoa, lá, củ, quả của cây không gây nghiệp báo. 
   Một câu hỏi đặt ra: “Khi một người bị bệnh do vi trùng gây ra, nếu dùng thuốc diệt trừ vi trùng, Bác Sĩ cho toa trị bệnh và người uống thuốc có gây nghiệp giết sinh vật hay không?” Trước hết, giết sinh vật lớn gây nghiệp lớn, giết sinh vật nhỏ gây nghiệp nhỏ, nhưng Bác sĩ có bao nhiêu phước đức cứu người. Cái phúc đúc cứu người có dư thừa để trả cho nghiệp giết hại vi trùng nhỏ bé. Bệnh nhân nghe lời Bác sĩ uống thuốc để giết vi trùng, đây chỉ là tòng phạm không phải chính phạm nên tội rất nhẹ. Do đó cả Bác sĩ và bệnh nhân đều không mang nghiệp đúng với ý nghiã của nó. 
2. ĂN CHAY TRÁNH BỆNH TẬT: 
   Các nhà khoa học nghiên cứu chất dinh dưỡng đều đồng ý: Không chỉ trong thịt cá mới có chất dinh dưỡng, mà trong các loại rau đậu củ qủa cũng có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, và đều đồng ý rằng trong các chất thịt tôm cua v.v… là nguồn gốc gây ra bệnh như bệnh cao mỡ, bệnh áp huyết cao, bệnh dị ứng, bệnh tim mạch, bệnh ung thư v.v… Vì vấn đề ăn mà con người tự tạo bệnh cho mình mà chẳng hay biết, một bằng chứng là rau đậu và các loại thực vật để lâu thì héo úa, ung thiu ít mùi hôi. Còn thịt cá để lâu thành bầm thối sinh ròi bọ, mùi hôi tanh thối tha nồng nặc chịu không nổi. Ăn rau đậu hoa qủa, trong người cảm thấy nhẹ nhàng thơm tho, còn ăn thịt cá thấy hôi tanh và cơ thể nặng nề. Cũng vì thế mà khi nấu nướng người ta thường cho gia vị để làm át mùi tanh hôi của thịt cá đi mà ai cũng nhận biết sự thật là như thế. 
   Khi các con vật có bệnh nọ bệnh kia mà ta không biết, rủi ăn thịt các con vật ấy, sẽ mang bệnh vào người. Ngoài ra, lúc các con vật bị giết thường rất tức giận kêu la phản đối, nhất là các con vật to lớn, trong khi tức giận, nó tiết ra một chất độc, chất độc này ở trong máu và các thớ thịt của nó. Ăn thịt ấy sẽ bị nhiễm độc, nếu chất độc hay bệnh của con vật chưa đủ sức phát tác trong cơ thể ta, chất độc hay bệnh ấy sẽ tồn đọng lại đó chờ khi đầy đủ nhân duyên sẽ phát sinh tấn công một bộ phận nào yếu nhất trong người, lúc ấy khó mà cứu chữa!. Các Bác sĩ Soteyko và Varia Kiplami nói: “Trong các thứ thịt có nhiều chất độc có hại cho sức khỏe con người”. 
   Người có thành kiến sai lầm tưởng rằng chỉ có thịt cá mới đủ chất đạm cho sức khỏe con người, thật ra người ăn thịt cá không có sức chịu đựng dẻo dai bằng người ăn chay.  Irwin Fisher, Giáo sư đại học Yale Hoa Kỳ sau nhiều năm nghiên cứu thí nghiệm đã tuyên bố: “Ăn thịt hay ăn những sinh vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu tưởng là mạnh, nhưng thực ra rất yếu”.   Một Khoa học gia tên White tuyên bố: “Các thứ bột, trái cây, đậu, rau cải là những thức ăn đầy rẫy mà thiên nhiên dành để nuôi sống chúng ta, các thứ ấy nấu nướng giản dị, rất hợp vệ sinh, lại bổ dưỡng. Nó làm cho thân thể chúng ta tráng kiện, tinh thần minh mẫn, lại tránh được bao nhiêu thứ bệnh tật”. 
   Một bằng chứng cho thấy một số động vật chỉ ăn cỏ hoặc lá cây, có thân hình thật to lớn lại khoẻ như voi, trâu, bò, ngựa, dê, v.v…, chúng chẳng bao giờ ăn thịt cá cả, tại sao chúng lại to lớn khoẻ mạnh như thế ? 
4). HỢP CẤU TẠO CON NGƯỜI: 
   Con người cũng như muôn loài khi được sinh ra đều có những đặc thù riêng biệt cho mỗi loài. Cách cấu trúc để sinh tồn và hoạt động của mỗi loài cũng khác nhau, nhưng cũng có một số điểm cấu trúc trùng hợp tương đồng giữa loài này và loài kia. Chúng ta thử phân tích những điểm tương đồng và dị biệt giữa những loài ăn thịt và loài ăn cỏ, lá, hoa qủa và so sánh với loài người xem chúng giống và khác con người ở chỗ nào? 
1. VỀ CẤU TRÚC RĂNG MÓNG: 
     Loài ăn thịt như sư tử, hổ (cọp), báo (beo), gấu, v.v…, các loài này có răng nanh rất dài, nhọn, và sắc. Tất cả các loại trên đều có móng chân rất cứng, cong, dài, nhọn, sắc. Khi dùng miệng cắn, móng vuốt chụp bắt trúng con mồi, con mồi khó mà thoát khỏi. Chúng dùng răng nanh cắn vào há ra, dùng móng vuốt để giữ, răng nanh cắn vào để lôi xé, và nuốt luôn không cần nhai vì chúng không có răng hàm bằng phẳng để nhai. 
   Còn loài ăn cỏ, lá như voi, bò, ngựa, dê, nai v.v… không có răng nanh và móng vuốt ghê gớm dữ tợn, chúng chỉ có răng hàm để nhai cỏ, lá, trước khi nuốt. 
   Đối với con người, ai cũng tự biết, răng móng của mình chẳng thể sánh được với loài hổ beo hùm sói kia, con người lại có hàm răng với ba mươi hai chiếc răng bằng phẳng trắng nõn đẹp đẽ như thế, chỉ có thể so sánh giống như các loài ăn cỏ lá, hoa qủa mà thôi. 
2. VỀ CẤU TRÚC BỘ PHẬN TIÊU HÓA:    
     Các nhà khoa học cho biết …
 (Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do__

Posted by: Tien Do <

NHÌN KHÁI LƯỢC TÔN GIÁO



                      NHÌN KHÁI LƯỢC TÔN GIÁO
                                  ( ÔN CỐ TRI TÂN )
                                           ĐẠO NHO
                                        Của Khổng Tử                                   
Vào khoảng thế kỷ thứ V, trước Thiên Chúa, ở phía Đông nước Lỗ, sau thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa, có xuất hiện một nhân vật xuất chúng, đó là Đức Khổng Tử.
Khổng Tử người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, thuộc Phủ Duyên Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa.( Trung Cộng ).
Khổng Tử muốn lấy đạo luân thường mà dạy người, từ cách ăn ở với nhau trong đời.                         .Khổng Tử đi du lịch trong mấy nước chư hầu, hết nước nọ qua nước kia, môn đệ theo Khổng Tử cũng nhiều.                                                                                                                                         Tôn chỉ của Khổng Tử có nhiều lý tưởng cao siêu. Nhưng về đường thực tế thì chú trọng ở luân thường đạo lý. Cái đạo lý của Khổng Tử có thể muôn đời sau không thể vượt qua được.                      Đối với bổn phận làm người, Khổng Tử dạy:                                                                                  Quân Tử động nhi thể vi thiên hạ đạo. Hành nhi thế vi thiên hạ pháp. Ngôn vi thế vi thiên hạ tắc.    Nghĩa là: Người quân tử cử động việc gì là để làm đạo  cho thiên hạ.  Làm lụng việc gì là để làm phép cho thiên hạ. Nói năng điều gì là để làm mực cho thiên hạ.
                                                   ĐẠO GIÁO                                                 
                                                    Của Lão Tử                                                                    
Đạo  Giáo là của Lão Tử, Lão Tử nói: Trước khi có trời đất là chỉ có Đạo, Đạo là bản thể của vũ trụ, là cái gốc nguyên thỉ của các sự tạo hoá. Vạn vật đều do Đạo mà sinh ra. Nên sửa minh và trị nước phải theo Đạo, nghĩa là người ta nên điềm tỉnh vô vi, cứ tự nhiên , chứ không nên dùng trí lực mà làm gì cả. Đạo của Lão Tử lúc đầu là một môn triết học rất cao siêu, về sau những người giảng đạo thần tiên vịn theo đạo Lão Tử mà nói, những chuyện số kiếp, những sự tu luyện để được phép trường sanh bất tử,..Do đó đạo của Lão Tử trở thành Đạo Giáo.
                                                  ĐẠO PHẬT GIÁO
                                              Của Đức Phât Thích Ca
Đạo Phật Giáo là của Thái Tử Sĩ  Đạt Ta, là vị Phật hoá hiện làm người, trong cung điện giàu sang, quyền thế hơn thiên hạ, mà còn xả bỏ tất cả đi vào rừng, phải chịu cảnh đói khát, quyết chí tu hành   đắc Đạo để giác ngộ cho 5 giai cấp, trong xã hội Ấn Độ, khinh miệt nhau như thú vật
1/-Giai cấp Bà La Môn , tự nhận là hang cao thượng                                                                          2/- Giai cấp hang vua chúa, tự coi mình là cha mẹ dân                                                                       3/- Giai cấp Xá Phệ , tự coi mình là hang thương gia  giàu có                                                      4/-Giai cấp Phan hạng, là hà tiện nô lệ                                                                                                5/- Giai cấp Ha Ba Ria, bị các giai  cấp khinh miệt như thú vật                                                                                                                                                      Sanh Thái Tử hồi thế kỷ thứ Sáu, đến năm 19 tuổi, Ngài nói ở trần thế nầy không ai tránh khỏi “ sinh, lão, bịnh, tử “.                                                                                                                                Đức Phật giáng thế giác ngộ cho 5 giai cấp biết rằng, khi loài người nhắm mắt lìa đời, chỉ nắm hai bàn tay trắng, không ai đem theo được một thứ gì, nhưng nghiệp  quả phải mang theo, để được hưởng hay đền trả, nên hiểu như vậy , làm người không nên khinh miệt nhau làm chi
Tôn chỉ của Đức Phật Thích Ca là :”1/- Đời là khổ não, 2/- Sự thoát khỏi khổ não “

                                             ĐẠO THIÊN CHÚA
                                               Của Chúa Giê Su                                                                                                                                   
Khi xưa toàn xứ Âu La Ba không có nhứt định theo một tôn giáo nào, Mỗi dân tộc thờ một vị thần riêng. Thường họ nghĩ sự tạo hoá mà tưởng tượng ra các vị thần rồi lập đền, làm đài để thờ cúng.       Chỉ có  dân tộc Do Thái ở đất Tiểu Á Tế Á, nay là Palestine mới có độc lập, thờ một vị thần Jéhovah ở thành Jérusalem, họ tin vị thần ấy sinh ra người và vạn vật, cho nên phải thờ vị thần đó mà thôi.                                                                                                                                                           Khi La Mã đã kiểm soát được đất Tiểu Á Tế  Á , đất bắc  A Phi Lị Gia, đất Tây Nam Âu La Ba  và dân tộc Do Thái cũng thuộc La Mã , Đạo Do  Thái lúc nầy đã bị suy đồi không được phát triển , thì có Ông Gia Tô xuất hiện lập ra Đạo mới, lấy từ bi, bác ái làm gốc,  dạy chúng sanh phải tha thứ, thương mến nhau như anh em một nhà và chỉ thờ “ Thiên Chúa “ .                                             Đạo Thiên Chúa chỉ thờ “ Thiên Chúa, là Đức Chúa Giê Su, Đức Mẹ thì Kính.
Từ đó truyền bá khắp nơi. Đến năm 313 tức là  thế  kỷ thứ tư, được vua La Mã cho giảng Đạo Thiên Chúa khắp đất nước, bấy giờ Đạo Thiên Chúa phát triển mỗi ngày một hơn và lập Giáo Hoàng để thống nhứt Đạo Thiên Chúa, đặt Linh Mục, Giám Mục để Đại Diện Thiên Chúa. Những chức sắc của Đạo Thiên Chúa phải là những vị nhân cách đàng hoàng, để chúng dân nhìn vào những vị ấy mà tin Đạo của Đức Chúa Giê Su là Đạo chân lý, hướng dẫn giáo dân, tổ chức các cuộc lễ Đạo những vị  Giám Mục, Linh  Mục là người phải học Đạo tu hành, hiền lành, đức độ đàng hoàng mới lãnh đạo đượcgiáo dân. Hệ thống lãnh đạo Đạo Thiên Chúa hiện nay, trên hết là Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, các vị Linh Mục mặc áo nhà tu màu đen tiêu biểu người tu của Đạo Thiên Chúa, đạo đức, tác phong luôn luôn gương mẫu cho giáo dân.

                                    ĐẠO TIN LÀNH
                                        CŨNG ĐẠO THỜ CHÚA GIÊ SU
                                           Do Hội Phúc Âm Liên Hiệp
                                                   Ở Mỹ Chấn Hưng                                             ,                                                   
Chức săc Đạo Tin Lành là Mục Sư, mặc sắc áo bình thường, cũng  lập gia đình, có vợ, có con, theo luật sinh tồn nhân loại; ở nhà riêng, chỉ khi hành lễ mới lên nhà thờ. Nhà thờ là nơi để thờ phụng nhóm hợp, lễ Đạo.                                                                                                                             Mục Sư đầu tiên tại Việt Nam là “ Hoàng Trọng Thừa “, đặc biệt không mặc đồ Âu Tây, chỉ mặc Quốc Phục Việt Nam, áo dài, khăn đóng, rất được lòng người Việt Nam quanh vùng.                     Tuy Mục Sư có vợ, có con nhưng tư cách, đạo đức lúc nào cũng chứng minh rất đàng hoàng hơn nhiều người, mới được  Đại Diện Đức Chúa Giê Su, lãnh đạo tín đồ.và tổ chức các cuộc lễ gọi là Chủ Lễ.  Năm 1902 Thánh Kinh Hội Anh Quốc bắt đầu lập được trụ sở ở Đà Nẳng, Việt Nam.                        Ngày 25  tháng 5 năm 1911, giáo sĩ R.A. Jaffray cùng giáo sĩ Paul M, Hosler được nhà cầm quyền Pháp cho phép mở cơ sở truyền Đạo tại thành phố Đà Nẳng VN và đã mua lại cơ sở Thánh Kinh Hội Anh Quốc tại gốc đường Khải Định , Nguyễn Hoàng để làm trụ sở đầu tiên của Hội Truyền Giáo Như vậy Đạo Tin Lành gia nhập chánh thức vào Việt Nam kể từ 1911 nhà Thờ đầu tiên tại Việt Nam có tên là “ First Aname Chapel “ . Đầu tiên mở được Lớp Trường ngày Chúa Nhật, có 7 người tham dự.
                                                ĐẠO CAO ĐÀI
                                           Do Đấng Chí Tôn Về Cơ
                                          Giáo Chủ Không Xuất hiện
Theo sự kiện đã ghi lại, hạ tuần tháng 3 năm Tân Dậu 1921, Quan Phủ Phú Quốc Ngô Văn Chiêu, một buổi trưa Quan Phủ đang ngồi nghỉ trên võng sau Dinh Quận Phú Quốc, bổng nhiên có một hào quang chiếu sáng quây quây trước mặt, với hình dáng một con mắt thật lớn, Quan Phủ sợ quá, liền cầu xin cho biến mất.
Qua ngày hôm sau hình một con mắt cũng hiện ra cho Quan Phủ thấy như vậy, Quan Phủ liền khẩn vái, xin biến mất, Quan Phủ sẽ tạo Thiên Nhản để thờ, thì hình một con mắt từ từ biến mất. Từ đó Quan Phủ Nô Văn Chiêu bắt đầu thờ hình một con mắt gọi là Thiên Nhản, Ông lo tu hành chân chánh, mới đươc Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế về cơ dạy quý vị trong sở Thương Chánh Sài Gòn mở Đạo Cao Đài như sau:
Đến Trung Tuần tháng 7 năm 1925, một nhóm công chức thuộc sở Thương Chánh Sái Gòn thời thực dân Pháp, thường hợp nhau mỗi buổi chiều, xây bàn cầu cơ, các vong về làm thi hoạ vận, ( khi nầy Việt Nam có phong trào cầu cơ ),
Lúc đầu các vong linh của các vị hầu đàn nhập vào, sau có vị xưng là Phật, sau hết có vị Tiên Ông xưng là A, Ă , Â lên cơ làm thơ hoạ vận với quý vị hầu đàn.
Đêm 24 và 25 tháng 12 băm 1925, vị Tiên Ông A, Ă, Â giáng cơ cho biết Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế, từ trước lấy danh là A,Ă,Â, để dễ bề độ dẫn quý vị hầu đàn làm đệ tử vào đường Đạo, từ đó lấy danh hiệu là " Cao Đài ", mở Đạo tại phương Nam, giao phó cho quý vị hầu bàn với trọng trách như sau:
1/-Ông Phạm Công Tắc, 2/- Cao Huỳnh Cư, 3/- Cao Hoài Sang 4/- Cao Huỳnh Diêu, 5/- Trương Hữu Đức, 6/- Nguyễn Trung Hậu.
Sau đó Đức Cao Đài lại thâu ông Lê Văn Trung , cựu nghị viên hội đồng quản hạt và Hội Đồng Tư Vấn của chính Phủ Nam Kỳ làm đệ tử, dạy hoạ hình Thiên Nhản để thờ. Lệnh nầy quý Ông Lê Văn Trung, Phạm Công Tăc, Cao Hoài Cư biết Đức Cao Đài bảo phải đến ông Ngô Văn Chiêu chỉ cho biết thờ Thiên Nhản là chính lý. Kể từ đó Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhản ( hình một con mắt ).
Từ đó Ông Ngô Văn Chiêu và quý vị đã đăng đàn cầu cơ được Ngọc Hoàng chỉ định hiệp nhau phát triển Đạo Cao Đài tại Toà Thánh Tây Ninh, ở tỉnh có Khâm Châu Đạo, ở quận thì có Tộc Đạo là những vị tác phong, đạo đức và giữ giới luật Đạo hơn mọi người.

                                             ĐẠO PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

                                                Của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng lại " Đạo Phật " tại làng Hoà Hảo, mới có Đạo Hiệu là " Phật Giáo Hoà Hảo ", đúng như lời của Đức Phật Thích Ca nói với Ngài Ananda mấy ngàn năm xưa.
Đức Huỳnh Giáo Chủ chính thức Khai Sáng Đạo  ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, nhằm ngày July 4 năm 1939, toàn dân Hoa Kỳ tưng bừng náo nhiệt mừng ngày đất nước Hoa Kỳ Độc Lập.
Đạo Phật Giáo Hoà Hảo là một " Tôn Giáo Tam Giáo Quy Nguyên " , nghĩa là Đức Huỳnh Giáo Chủ từ nhỏ đến năm 19 tuổi, không hề học với bất cứ ai một môn phái nào, cũng không cần đọc bất cứ sách nào đã có từ ngàn xưa, Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng siêu hình thực nghiệm, tổng hợp chân lý của : Phật Thích Ca, của Khổng Tử và của Lão Tử khi đang thuyết để khuyên trai, gái
" Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy Đạo làm người.
Xem truyện thơ chẳng biết hổ ngươi,
Mà làm thói Điêu Thuyền Lử Bố. "...

-Điêu Thuyền là con nuôi của Vương Doãn, làm chức Tư Đồ của nhà Hán, Nhân thấy Đổng Trác chuyên quyền phế lập,  Vương Doãn muốn Lữ Bố giết Đổng Trác.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa, các nhà cách mạng trí thức An Nam, chống Tàu đô hộ An Nam, chứ không ai chống Khổng Tử và Lão Tử ?..Ngày nay chống Trung Cộng, nhưng cha mẹ họ ngày xưa đã học những cái hay, cái tốt của Khổng Tử và Lão Tử.
Tác giả Trần Trọng Kim trong quyển Việt Nam Sử Lược nói: " Cái Đạo luân lý của Khổng Tử có thể truyền cho muôn đời, về sau không bao giờ vượt qua được ."
Đức Huỳnh Giáo Chủ mở Đạo dạy đời với giáo lý Tứ Ân, Thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ hay người thân qua đời, chẳng những rất phù hợp với phong tục tập quán dân Tộc Việt Nam; mà còn phù hợp với loài người trên thế giới; đã làm người không ai không có Tứ Ân, Nên chỉ một năm đầu Khai Sáng Đạo, số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo tăng vọt gần hai triệu người.
                      GIÁO ĐIỀU CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ::
                                                           . :
                             1/-..." Chốn tửu điếm ta nên xa lánh,
                              Tứ đổ tường đừng có nhiễm vào.
                               Người tránh xa mới gọi trí cao,
                               Sa bốn vách mang điều nhơ nhuốc"...

                              2/- Uống rượu ,- Phải cữ tuyệt;                                                                                                    Nhưng khi có tiệc lễ với người ngoài và không phải nhằm ngày chay lạt, có thể dùng một đôi chútrượu thật nhe5d9e63 đừng có tỏ sự chia rẽ kẻ ngoại Đạo. Nếu say su7ase4 phải tội lỗi."...
                              3/- Cờ bạc - Phải cữ tuyệt;
Những kẻ cờ bạc muốn vào Đạo, phải thệ nguyện bỏ cờ bạc rồi mới được nhìn nhận . Về sự nầy, chẳng có cuộc vui nào có thể châm chế được.
                               4/-/-Thuốc phiện- Phải cữ tuyệt không được hút một điếu nào hết. Những kẻ hút muốn vào Đạo, phải bỏ hút rồi mới được nhìn nhận. Trừ ra những người đau mà thầy thuốc bảo phải dùng một chút ít hợp với các vị thuốc khác mới có thể châm chế đặng.
                               5/-Ăn chay kỳ mỗi tháng 4 ngày :Đầu tháng  14 rằm ( 15 ),  cuối tháng 29 và 30. ấy là quy tắc của người tín đồ
                               6//-...." Đối với những hạng tu hành mà mình biết rõ là dối thế (Như...) hãy tìm cách khuyên can các ông trở lại con đường chân chính của Đạo Phật. Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, mình phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ. "
                               7.." Không người nào được phép xưng mình là người trong Đạo mà lại không giữ luật. Kẻ nào làm trái luật lệ trong sự đạo đức dầu không xin thôi Đạo hay là chưa bị bôi tên cũng bị trách nhiệm việc làm của họ và coi như người ngoại Đạo.
Nhìn Khái Lược về các tôn giáo, số người có chức sắc của mỗi tôn giáo, người nào cũng rất hiền lành, tác phong đạo đức, hầu hết đều phải đúng đắn, nhân cách đàng hoàng, không cờ bạc, không ăn nhậu say xỉn, tứ đổ tường không sa vào vách nào, nói năng không sai lời, chuyện có không nói không, chuyện không cũng không nói có, có ngĩa là không láo khoét, không vu oan giá hoạ cho bất cứ ai để phải mất đức, không bao giờ mạo danh người khác để gây oán, gây thù,...Người có đạo đức tác phong đàng hoàng như thế, trong tôn giáo mới được chọn làm Trưởng Ban Tổ Chức các cuộc lễ Đạo,gọi là  Chủ Lễ, làm gương cho bá tánh nhìn thấy tư  cách tác phong của người Chủ Lễ , từ đó người ta tin tôn giáo đó dạy tu hành chánh lý.
Còn những kẻ ăn nhậu say xỉn, láo khoét, vu oan giá hoạ người nầy, người nọ hay mao danh người khác làm điều gia ác, thất đức...những người như thế từ xưa người ta thường thấy là " Chúa Của Đảng Cướp giết người hoặc Trưởng băng đảng Du Côn, chuyên đâm thuê, giết mướn ", chứ không thấy tôn giáo nào có đề cử những phần tử bất hảo như thế được mang danh tư cách của một tôn giáo, để tổ chức hội hợp, lễ lộc, dù cuộc lễ nhỏ hay lớn, bao giờ ?.
                        Huỳnh Kim

  •  
· 
· 
· 


  •  
·  ,
· 

·  or
· 

__._,_.___

Posted by: jh hk 

Sunday, November 10, 2019

TƯỚNG MẠO PHÚC HẬU, TỪ TÂM


----- Message transmis -----
De : nguoiphuongnam
Envoyé : vendredi 8 novembre 2019 à 00:11:37 UTC+1
Objet : [ChinhNghia] FW: TUONG MAO PHUC HAU , TU TAM

Bài chuyển. Tùy nghi.

From: hoa tran

TƯỚNG MO PHÚC HU, T TÂM

Con người sau tui trung niên s l ra tướng mo được hình thành do nh hưởng ca tính cách trong đi này. Người khoan dung nhân hu phn ln s có khuôn mt phúc hu. Người có tính tình nhu hòa tướng mo s nhu hòa xinh đp.
Bt lun phúc báo nào đu là có căn nguyên tt nhiên ca nó, ging như tài phú s đến t vic năng làm t thin, s tôn quý đến t s khiêm nhường, dung mo xinh đp s đến t tính ôn hòa và thin lương.
Con người sau tui trung niên s l ra tướng mo được hình thành do nh hưởng ca tính cách trong đi này. Người khoan dung nhân hu phn ln s có khuôn mt phúc hu. Người có tính tình nhu hòa tướng mo s nhu hòa xinh đp.

Người có tính nết thô bo, cay nghit s luôn s hu khuôn mt hung d. Mt s ph n có phm hnh không tt thường thường có v mt khc tướng hay gi là tướng bc mnh, tướng khc chng.

Trên thc tế không phi là tướng mo ngay t khi sinh ra đã đnh như vy mà tướng mo là s phn chiếu ca tâm tính và hành vi qua mt quá trình tu luyn. Nhng tướng mo này cũng biu th vn mnh tương lai ca người đó.

Thut xem tướng cũng chính là mt loi tích lũy kinh nghim, tướng do tâm sinh, t mt xem tâm, t tâm biết tương lai.

Vy tướng mo lúc còn nh, thu niên thiếu và thanh niên có ngun gc t đâu?

Tướng mo có quan h đc bit vi nhân t di truyn ca cha m. Khuôn mt, dáng người và tính nết là có quan h bm sinh. Mc đ xinh đp ca dung mo là chu nh hưởng t cách sng ca c đi trước

Na đu đi ca mt người kiếp này là sng trong s nh hưởng ca kiếp trước. Na cui đi là sng trong s nh hưởng ca na đu đi  kiếp này. Cho nên mi nói, con người đến tui sau trung niên phi chu trách nhim v din mo ca mình

Lòng t bi cũng là mt nhân t quan trng

Người có tm lòng yêu thương người khác thường thường s t bên trong mà ta sáng ra mt loi hào quang, khiến người khác càng nhìn càng thy thu hút, càng ngày càng yêu thích được tiếp xúc vi h.

Mt khác, đi vi người ích k, so đo, gio hot s khiến người khác không mun nhìn ln th hai. Cho dù may mn khi sinh ra được dung mo xinh đp thì trên khuôn mt cũng s dn dn l ra nhng đim mà người khác không ưa thích. Ví d: khuôn mt không hòa ái, ln đu tiên nhìn s thy hút mt nhưng càng tiếp xúc nhiu càng mun tránh xa

Nhưng dung mo ca mt người là có th tng bước tng bước ci biến được bi vì khi tâm tính ci biến thì t tâm s tn ra mt loi lc hp dn cũng s khiến người khác sinh lòng ái m.

Rt nhiu khi, người ta nhìn nhn mt người có xinh đp hay không, không phi khuôn mt mà là nhìn vào tâm tính, ni tâm người đó. Cho nên, mt người nếu mun tướng mo xinh đp, trước hết phi có tâm linh tt!



Đ có tâm linh tt cn lưu ý nhng điu sau

1.. Người cam tâm tình nguyn có hi, chu thit, cui cùng cũng s không b thit. Người chu thit nhân duyên tt s tt, người nhân duyên tt, cơ hi t nhiên s nhiu. Con người khi sng có th nm bt mt, hai cơ hi đã là đ

2. Người yêu thích chiếm li, mun được hưởng li hơn người khác cui cùng cũng chiếm không được li đâu! Ch là nht được mt bi c mà mt đi mt mnh rng rm.

3. Người ích k, luôn nghĩ đến bn thân hay người thân, gia đình mình thì nhng chuyn tt đp khác cũng t nhiên không có quan h đến h.

4.. Ch có tiếc duyên mi tc duyên (luyến tiếc duyên mi ni tiếp duyên). Trên đường đi chúng ta s gp được rt nhiu người. K thc, có duyên mi có th gp nhau, người thân kiếp này hu hết là bn thân kiếp trước, bn thân kiếp này phn ln là người thân kiếp trước. Người mang đến cho bn phin não hu như đu là người mà kiếp trước bn đã làm tn thương h. Vì vy, hãy nh ly! Hãy đi x tt vi người thân, quan tâm đến bn bè bên cnh mình, khoan dung vi người làm tn thương mình. Đó là nhân qu!

5. Trong lòng không thiếu sót gi là phú, được người khác cn đến gi là quý. Vui v không phi là mt loi tính nết mà là mt loi năng lượng.

6. Gii pháp đ loi b phin não chính là hãy quên phin não đi!

7. Không tranh giành chính là t bi, không tranh cãi chính là trí tu, không nghe thy chính là thanh tnh, không nhìn thy chính là t ti, tha th chính là gii thoát, thy đ chính là buông b.

8. Không hn lon vi tâm, không khn đn vi tình, không lo s tương lai, không nh nhung y khut quá kh.

9. Sng trên đi cui cùng vt cht cũng không mang được đi vì thế hãy sng cho hin ti, cười cho hin ti và tnh ng!

Mi mt hành đng hoc suy nghĩ mà bn có trong đi s phn ánh qua din mo ca bn

Cụm từ tướng tùy tâm sinh có nghĩa là vẻ bề ngoài của bạn chính là sự phản ánh những cảm xúc của bạn, và cả những suy nghĩ, hành động cũng được thể hiện ra ngoài nét mặt của bạn.

“Nói một cách khác, tướng mạo của bạn sẽ cho biết trong tâm bạn có gì.

Nếu bạn vui vẻ, bạn sẽ có một diện mạo dễ chịu, ôn hòa, thoải mái, khiến người khác cảm thấy rằng cử chỉ và tướng mạo của bạn thật đẹp đẽ, dễ chịu, ngay cả khi nhìn chúng có vẻ giản dị mộc mạc hơn so với tiêu chuẩn về cái đẹp được đa số chấp nhận ngày nay.


Tướng mo s cho biết trong tâm bn có

Theo truyền thuyết, xưa có mt th th công rt đp trai đến t tnh Sơn Đông. Mc dù anh rt duyên dáng, hấp dẫn nhưng anh li thích tc nhng hình tượng ma qu. Nhng tác phm điêu khc ca anh vô cùng sng đng, và theo thi gian, vic buôn bán ca anh càng ngày càng phát đt. Mt ngày, anh nhìn vào gương và vô cùng kinh ngc khi thy rng din mo ca mình đã tr nên hung tn và xu xí. Anh đã đến gp rt nhiu danh y ni tiếng, nhưng không ai có th giúp được anh.

Chàng trai dng li mt ngôi đn và kể sự tình vi mt người ln tui. Ông lão tr li: “Tôi có th giúp điu ước ca anh tr thành s tht, vi điu kin là anh hãy tc cho tôi mt s bc tượng Quan Thế Âm vi các dáng điu khác nhau”. Người ngh nhân đã đng ý ngay lập tức và bt đu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Quan Thế Âm Bồ Tát. Anh cũng cố gắng hết sức để thực hành theo đạo đức của Ngài như thể chính mình là đức Quan Thế Âm vậy.

Sau sáu tháng nghiên cu và làm vic chăm ch, anh đã khc được mt s bc tượng sinh động ca Pht Bà Quan Âm, th hin lòng tốt, t bi, khoan dung và thn thánh ca Ngài. Mi người rt ngc nhiên trước nhng bc tượng sinh đng ging như tht. Người ngh nhân cũng rất ngc nhiên khi thy rng tướng mo ca mình đã hoàn toàn thay đi, gi đây nhìn anh tht hùng dũng và oai nghiêm.

Khi bn phân tích triết lý này t quan đim ca y hc c đi, sinh lý hc và tâm lý hc hin đi, bn có th thy rng cm t tướng tùy tâm sinh” này rt có lý. Mi hành đng và suy nghĩ mà bn có trong cuc đi s được phn ánh thông qua din mo ca bn. Bt c điều gì bn suy nghĩ và cm nhn trong ni tâm thì chúng cũng s biu hin ra ngoi hình và tính cách ca bn.

Như một kết quả tất yếu, nếu ni tâm ca bn yên bình và tĩnh lng, bn rt lc quan, t bi và ngay chính cơ th ca bn s hot đng mt cách trơn tru, bn s có được mt sc khe và tinh thn tt. Điu này t nhiên s thu hút nhng người khác đến bên bn. Vì tâm tính ca bn s phn ánh trên nét mt ca bn, nên tâm tính tt chc chn s ci thin ngoi hình ca bn.


__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List