Popular Posts

Tuesday, July 31, 2018

Người già ở Mỹ


Người già ở Mỹ
Huy Lâm
Người già ở Mỹ
Trong văn hoá người Việt chúng ta, một điều tự nhiên đến độ không ai thắc mắc là khi cha mẹ già yếu thì luôn được con cháu trong nhà chăm sóc. Sự phụng dưỡng ấy là để tỏ lòng hiếu thảo và cũng là cơ hội đền đáp công ơn cha mẹ nuôi dạy từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành. Niềm hạnh phúc lớn nhất của người già là được sống gần con cháu, được nhìn thấy cây gia đình do chính tay họ vun trồng nay ngày càng đơm hoa kết trái và những công lao khó nhọc đã không bị uổng phí. Sự phụng dưỡng và bảo bọc trong vòng tay của gia đình là nét văn hoá đẹp của một dân tộc văn minh.
Nét văn hoá này không chỉ có ở riêng người Việt chúng ta, hay của người Á đông nói chung, mà nó còn bàng bạc trong văn hoá của người Mỹ nữa. Từ bao thế hệ nay, nước Mỹ có truyền thống là những người già yếu vẫn thường được con cái hoặc những người mạnh khoẻ hơn trong gia đình trông nom săn sóc cho. Người Mỹ thường có tính tự lập và chỉ khi nào sức khoẻ không cho phép thì lúc đó họ mới chịu để cho con cái hay người thân giúp đỡ – có người dọn về ở chung, nhưng cũng có người vẫn ở riêng và con cháu hay người thân ghé qua mỗi tuần một đôi lần để trông chừng xem họ cần gì.
Thế nhưng ngày nay, càng ngày càng có nhiều người Mỹ già yếu nhưng lại không có người thân trong gia đình ở gần bên vào những lúc cần thiết, và hiện tượng này cho thấy một tương lai rất ảm đạm cho những người già ở Mỹ sau khi đã về hưu, và nhất là khi sức khoẻ yếu đi thì lấy ai giúp đỡ họ trong những lúc tối lửa tắt đèn. Đó là điều đang làm nhiều nhà nghiên cứu về xã hội lo lắng.
Tình trạng thiếu người chăm sóc đến vào lúc khi mà số người Mỹ đang bước vào tuổi hưu trí nhưng lại eo hẹp về tài chánh ngày càng nhiều. Phần thu nhập trung bình của những người này, bao gồm tiền an sinh xã hội và quỹ hưu trí, trong nhiều năm nay đã không tăng. Đã vậy, nhiều người trong số họ lại còn gặp cảnh nợ nần, một phần là do họ trước đây phải chăm sóc cho cha mẹ già của họ khi còn sống. Và nay đến phiên họ cần được chăm sóc thì lại gặp khó khăn, vì một lẽ là từ thế hệ của họ trở về sau có ít con quá, và hơn nữa, một số lại sống ở xa không thể chăm sóc cho họ được.
Theo kết quả nghiên cứu của công ty tài chánh Merrill Lynch năm 2017, người ta phỏng đoán ở Mỹ hiện nay có khoảng 34.2 triệu người đang làm công việc chăm sóc cho những người tuổi từ 50 trở lên mà không nhận thù lao. Những người làm công việc chăm sóc miễn phí này, trong đó có khoảng 95% là người trong gia đình, và từ lâu được xem là cột xương sống của hệ thống chăm sóc người già của nước Mỹ, cung cấp công việc chăm sóc miễn phí tính ra mỗi năm trị giá khoảng $500 tỷ tiền công – gấp ba lần chi phí chăm sóc cho người già và người bệnh của chương trình y tế Medicaid của chính phủ liên bang – và nhờ lực lượng những người làm không công này đã giúp nhiều người già yếu không phải vào sống trong những viện dưỡng lão với chi phí rất tốn kém mà không phải ai cũng có đủ điều kiện.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp nhân lực những người chăm sóc miễn phí này ngày càng ít dần đi vào lúc khi mà nước Mỹ cần họ nhiều nhất. Mỗi ngày nước Mỹ có khoảng 10,000 người bước vào tuổi 65, tức tuổi chính thức về hưu. Đến năm 2020, sẽ có 56 triệu người Mỹ là 65 tuổi hoặc hơn, tăng từ con số 40 triệu vào năm 2010.
Trong khi đó, tỷ lệ giữa người chăm sóc và người cần chăm sóc đạt mức cao nhất năm 2010, và kể từ đó đến nay con số đó cứ tiếp tục rớt dần xuống, mà phần lớn lý do là vì có những thay đổi trong cơ cấu gia đình của người Mỹ: nhiều gia đình có ít con hơn trước, càng ngày càng có nhiều người chưa từng lập gia đình hoặc ly dị và sống độc thân, con cái sống xa cha mẹ do hoàn cảnh công việc – theo như ghi chú một cuộc nghiên cứu năm 2016 của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Mà dịch vụ chăm sóc tư không hẳn là sự lựa chọn hợp lý đối với nhiều người già. Người ta phỏng đoán trong vòng một thập niên tới, số người già cần tới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại gia sẽ tăng cao trong khi ngành dịch vụ này cung ứng không đủ, và số cầu sẽ vượt số cung khoảng 3 triệu người – nghĩa là có 3 triệu người già lâm vào cảnh không có người chăm sóc. Thậm chí nếu dịch vụ này cung ứng đủ thì vẫn có nhiều người già không đủ khả năng tài chánh để chi trả. Theo kết quả nghiên cứu của Genworth, một công ty chuyên về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ tại gia toàn thời gian là $49,000 một năm.
Thậm chí những chương trình hỗ trợ của chính phủ cũng không theo kịp với đà tăng hiện nay. Chương trình y tế Medicare và một số chương trình khác của chính phủ liên bang chỉ cung cấp một phần nhỏ dịch vụ hỗ trợ chăm sóc mà những người già cần để còn có cơ hội ở lại trong căn nhà của họ. Chương trình Medicare thường không trả cho dịch vụ chăm sóc dài hạn ở những viện dưỡng lão, mà nhiều nơi chi phí dành cho một phòng riêng tách biệt có thể lên tới gần $100,000 mỗi năm.
Để có thể vượt qua được những khó khăn trở ngại người ta bắt buộc phải tìm giải pháp, có thể là giải pháp tạm thời, nhưng có còn hơn không, nhất là trong những lúc đau ốm. Có thể là vợ chồng cũ nay tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Hoặc đó là những người bạn thuở ấu thơ nếu có chút thì giờ rảnh rỗi lại tạt qua trông chừng dùm cha mẹ của những người bạn vì hoàn cảnh phải dọn đi xa. Nhưng cũng có người không được may mắn thì phải tự xoay sở lo lấy thân.
Những người già này trước kia họ cũng từng trải qua thời kỳ chăm sóc cho cha mẹ của họ. Cha mẹ qua đời rồi thì nay tới họ cũng đang bước vào tuổi già và cần sự giúp đỡ, chăm sóc từ người khác. Nhiều người trong số này hiện đang không biết trông chờ vào ai đây.
Người ta kể câu chuyện bà Clesta Dickson, 86 tuổi, chưa từng lập gia đình. Bà là một giáo viên về hưu sống một mình trong căn chung cư bé xíu trên tầng hai của khu Pleasantview Towers, là khu chung cư dành cho người già và người khuyết tật ở thị trấn Vienna thuộc tiểu bang West Virginia.
Khi cha mẹ của bà già yếu, bà mua một căn nhà cho ba người cùng ở để bà dễ dàng chăm sóc cho họ. Cha mẹ bà mất cũng đã khá lâu rồi. Bà có một người em trai, nhưng ông này nay cũng 82 tuổi và sức khoẻ thì cũng không khá hơn bà. Bà không có con cái và vì vậy nhiều lúc bà tự hỏi là điều gì sẽ xảy ra với bà khi không có người chăm sóc ở gần bên.
Ý nghĩ đó cứ vảng vất trong đầu làm bà lo lắng. Thế nên, bà đã quyết định tự sắp xếp và lo lấy trước phần tang lễ cho chính mình vì bà đã phải chứng kiến nhiều người quen biết có hoàn cảnh giống bà nên khi chết đi đã không có được một cái đám tang nho nhỏ, không người phúng điếu, và thậm chí không cả một lời cáo phó đăng trên báo.
Một câu chuyện khác có thể sẽ làm người nghe ấm lòng hơn. Đó là câu chuyện kể về ông cụ Norm Wien, 80 tuổi, đã từng mất liên lạc với người vợ cũ là bà Karen trong nhiều năm sau khi hai người ly dị vào năm 1976. Nhưng nay thì ông tìm đến thăm nom bà thường xuyên, ít nhất là mỗi tuần một lần tại khu nhà dành cho những người già ở thành phố Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania. Bà Karen bị mắc căn bệnh mất trí nhớ.
Ông Wien cho biết ông chăm sóc cho bà là vì ông muốn giúp cho người con gái chung của hai người là cô Emily Wien Fagans, hiện đang sống cùng chồng và hai con ở California nên không thể phụng dưỡng cho mẹ già. Ông Wien thường xuyên chụp hình bà Karen rồi sau đó gửi cho cô Emily, và nếu có bất cứ thay đổi nào ở bà thì ông cho cô con gái biết tin ngay.
Trước đây ông Wien cũng vướng vào hoàn cảnh đường xa cách trở như thế. Trong khi ông sống ở Pittsburgh thì cha mẹ ông sống ở mãi tận New Jersey, cách nhau tới 350 dặm, nên sự di chuyển đi đi về về rất khó khăn. Khi cha mẹ ông già yếu bệnh tật thì đã được những người hàng xóm tốt bụng giúp đỡ. Ông ghi nhớ mãi công ơn này. Nay ông cũng đang làm công việc chăm sóc đó để giúp đỡ cô con gái, và đồng thời là để trả cái ơn những người hàng xómkhi xưa đã từng chăm sóc cho cha mẹ già của ông.
Ông Wien cho biết có đôi khi ông cũng bực mình vì gặp trở ngại không biết nói chuyện cách nào cho bà Karen hiểu. Thế nên nhiều khi ông chỉ biết đứng xoa cổ bóp vai cho bà rồi ra về. Một đôi lần bà nhận ra ông, nhưng những lần khác thì lại lầm tưởng ông với người nào đó. Có điều an ủi là những lúc bà tỉnh táo, mỗi khi thấy ông bước vào thì mắt bà sáng lên vì mừng vui.
Riêng với ông Wien trí óc còn minh mẫn nên ông biết con đường phía trước của ông sẽ là thế nào. Hiện nay sức khoẻ còn tốt thì không nói gì nhưng vài năm nữa khi sức khoẻ kém đi thì đến lúc đó không biết kiếm ai để chăm sóc cho ông đây. Cứ mỗi khi nghĩ tới điều đó thì lại làm ông đau lòng, nhưng tuyệt đối không oán hận vì ông hiểu chuyện gì phải đến sẽ đến.
Câu chuyện trên cho chúng ta nghiệm ra một điều là người Mỹ cũng sống bằng tình cảm chứ không hẳn là lạnh lùng và chỉ biết lo cho riêng mình như nhiều người đã trách lầm. Tuy nhiên, làm người già, cho dù sống ở Mỹ hay ở bất cứ đâu, cũng là điều thiệt thòi – nhất là vào thời điểm này khi mà số người già ở Mỹ ngày càng đông trong khi lực lượng những người có khả năng chăm sóc cho người già thì ngày càng ít đi, và do đó làm nhiều người đâm ra lo lắng cũng phải.
Huy Lâm

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Sunday, July 22, 2018

Câu chuyện 1000 viên bi


( Câu chuyện thật hay . Cảm ơn bạn đã chuyển 
    Và đang tự hỏi :
    
  1- mình đã làm được những gì cần làm , ngay thẳng 
      giúp ích cho những người xung quanh , hay là 
   2 - chỉ lo  dùng mánh mung , lươn lẹo vơ vét tiền của bất nhân ,
   3 -  Hay là làm những việc  vô bổ : khoe khoang  vật chất ,
          danh vọng hão huyền  .
    4 -  Mình đã sống thực với mình chưa ? )

    ---- Forwarded Message -----
From: Thu Hoa 
Subject: Câu chuyện 1000 viên bi


Câu chuyện 1000 viên bi

Càng lớn tuổi, tôi càng thấy thích thưởng thức những buổi sáng Thứ Bảy (có khi là Chiều Thứ bảy). Có lẽ là do bầu không khí yên lặng, tĩnh mịch cùng với việc là người đầu tiên thức dậy, hay cũng có thể là do niềm vui khi không phải đi làm (ngày mai được nghỉ). Dù sao đi nữa, vài giờ đầu của sáng Thứ Bảy luôn luôn mang lại cho tôi những cảm xúc thích thú nhất.
Cách đây vài tuần, vào một buổi sáng Thứ Bảy, tôi ngồi thưởng thức ly cà phê còn bốc khói, đọc báo và nghe radio. Từ radio đang phát ra một giọng nói vô cùng ấm áp, hấp dẫn, chất giọng vàng của một người đàn ông đã đứng tuổi đang nói với một ai đó tên là Tom về câu chuyện một ngàn viên bi gì đó...  

Tò mò, tôi ngừng đọc báo và lắng nghe ông nói. "Này Tom, hình như anh đang rất bận với công việc của anh thì phải. Tôi chắc rằng họ trả lương cho anh cũng khá lắm phải không, nhưng thật không đáng nếu anh cứ phải luôn luônvắng nhà và xa gia đình vì công việc như vậy. Không thể tin được một người trẻ tuổi như anh lại cứ quần quật làm việc mỗi tuần từ 60 đến 70 tiếng để trang trải mọi thứ. Thật đáng tiếc anh đã không tham dự được buổi biểu diễn củacon gái anh”.   
Ông tiếp tục, "để tôi kể cho anh nghe điều này anh Tom ạ, một điều đã giúp tôi ý thức về những gì ưu tiên trong cuộcsống của mình”. Và ông bắt đầu giải thích lý thuyết củaông về “một ngàn viên bi”
"Anh biết không, một ngày nọ tôi đã ngồi làm thử một bài toán nhỏ. Mỗi người trung bình sống được khoảng 75 năm. Tôi biết cũng có người sống thọ hơn và cũng có người chết sớm hơn nhưng trung bình, người ta sống được khoảng 75năm”.  

"Sau đó, tôi nhân 75 năm đó với 52 tuần thì ra con số 3900, là tổng số ngày Thứ Bảy mà mỗi người có được trong cả cuộc đời của họ. Này anh Tom, hãy tập trung và lắng nghe, tôi đang dẫn giải đến phần quan trọng rồi đây”. 

"Phải đến năm 55 tuổi tôi mới biết suy nghĩ về mọi việc kỹcàng như vậy”, ông tiếp tục, "và cho tới lúc đó, tôi đã sốngqua hơn 2800 ngày Thứ Bảy của đời mình.  

Và nếu tôi sống được đến năm 75 tuổi, tôi sẽ chỉ còn được hưởng khoảng 1000 ngày Thứ Bảy nữa mà thôi”.

"Và rồi tôi đi tới một cửa hàng đồ chơi, mua tất cả nhữngviên bi họ có, và phải đi tới ba cửa hàng tôi mới mua được đủ 1000 viên bi cho mình. Tôi đem chúng về nhà, bỏ vàochiếc hộp nhựa lớn, ngay cạnh chỗ tôi thường ngồi. Từ đó, khi mỗi ngày Thứ Bảy qua đi, tôi lại lấy một viên bi ra và ném bỏ đi”.  
"Tôi nhận ra rằng, khi nhìn số lượng những viên bi trong hộp ngày càng giảm dần, tôi đã biết tập trung hơn cho những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống. Không gìthức tỉnh bằng việc nhìn thời gian còn lại trên trái đất củamình cứ ngắn dần và nó sẽ giúp bạn biết ý thức về nhữngưu tiên của mọi việc”.   
"Bây giờ, tôi sẽ nói cho anh Tom nghe một điều cuối cùngtrước khi tôi ngừng cuộc trò chuyện này của chúng ta để đưa người vợ yêu quý của tôi đi ăn sáng.
 Sáng nay, tôi đã lấy viên bi cuối cùng ra khỏi chiếc hộp. Tôi hình dung nếu tôi có thể giữ nó cho tới sáng Chủ Nhật hôm sau nữa thì tức là Chúa đã ban cho tôi thêm một chútthời gian để được ở lại bên những người thân yêu…  
"Thật tốt khi được trò chuyện với anh, anh Tom ạ, tôi mong anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu của anh và tôi cũng hy vọng, một ngày nào đó sẽ gặp lại anh. Chúc buổi sáng tốt đẹp!”.

Không một tiếng động khi ông ấy kết thúc cuộc trò chuyện. Tôi nghĩ ông ấy đã khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.   

Sáng hôm đó, tôi đã định làm một số việc, nhưng rồi, tôi quyết định chạy lên lầu, đánh thức vợ tôi bằng một cái hôn. 

"Dậy thôi em yêu, anh sẽ đưa em và các con đi ăn sáng”.
"Có chuyện gì đặc biệt hả anh?”, vợ tôi hỏi với một nụ cười.

 "Không, không có gì đặc biệt cả”, tôi nói, "Chỉ vì đã lâu lắm rồi hai vợ chồng mình không có thời gian với nhau và với các con. À, trên đường đi mình dừng lại ở cửa hàng đồ chơi một chút nhé, anh cần mua một vài viên bi”. 

Tác giả: Jeff Davis
Người dịch: Đỗ Dương




Posted by: Hank Music

Tuesday, July 17, 2018

20 năm tiền lương và 3 lời khuyên – Bạn chọn cái nào?



Subject: 20 năm tiền lương và 3 lời khuyên – Bạn chọn cái nào?

20 năm tiền lương và 3 lời khuyên – Bạn chọn cái nào?

            Một cặp vợ chồng mới kết hôn rất nghèo, và sống trong một nông trại nhỏ. Một ngày, người chồng nói với vợ:
            “Em yêu, anh sẽ rời ngôi nhà này… Anh sẽ phải đi rất xa, rất xa, tìm một công việc, rồi làm thật chăm chỉ để có thể trở về, và cho em một cuộc sống đầy đủ, mà em luôn xứng đáng. Anh không biết đôi ta sẽ biệt ly bao lâu, vì vậy anh chỉ đòi hỏi em một điều này thôi: "Hãy đợi anh. Khi anh không còn ở đây, em hãy giữ tấm lòng son, hãy bảo toàn sự thủy chung, bởi anh cũng sẽ như vậy với em !.”
            Sau đó, người chồng rời đi. Ngày lại ngày trôi qua, anh đã đi một quãng đường rất rất xa, cho đến khi gặp một lão nông bên đường. Ông lão cũng đang cần tìm người phò tá mình. Chàng trai trẻ bước đến và tỏ ý muốn trở thành người hầu cận giúp đỡ ông mỗi ngày. Ông lão chấp nhận, sau đó, họ cùng thảo luận với nhau.
            Anh nói:
            “Hãy để tôi làm việc chừng nào tôi còn có thể, và khi tôi nhận thấy đã đến lúc phải trở về cố hương, xin hãy để tôi đi. Tôi không muốn nhận một đồng lương nào trong lúc này – Ngài vui lòng giữ lại giúp tôi cho đến ngày tôi rời đi. Vào ngày ấy, xin hãy đưa lại cho tôi toàn bộ số tiền ấy !”.
            Họ cùng đồng ý với thỏa thuận này. Và thế là người chồng làm việc trong nông trại của ông lão trong suốt 20 năm – không có ngày Lễ, và cũng không có ngày nghỉ ngơi. Thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, anh đến gặp ông chủ của mình và nói:
            “Thưa Ngài, đã đến lúc tôi cần phải trở về nhà, xin Ngài hãy gửi lại tôi số tiền lương trong những năm qua !”.
            Ông chủ của anh trả lời:
            “Tốt lắm! Sau cùng, ta đã có thỏa thuận với anh và ta sẽ giữ lời. Tuy nhiên, trước khi anh đi, ta muốn anh hãy cân nhắc điều này: Hoặc là ta sẽ trả lại anh tất cả số tiền và để anh đi; hoặc ta sẽ cho anh 3 lời khuyên và để anh đi. Nếu anh chọn túi tiền, ta sẽ không cho anh 3 lời khuyên ấy; và ngược lại, nếu anh chọn lời khuyên, ta cũng sẽ không đưa tiền cho anh. Bây giờ, chàng trai, hãy trở về phòng và suy nghĩ trước khi cho ta biết quyết định của mình !”.



            Sau hai ngày suy nghĩ, anh quay lại và nói với ông chủ:
            “Thưa ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên của Ngài !”.
            “Đừng quên rằng, nếu ta cho anh 3 lời khuyên này, ta sẽ không đưa tiền cho anh. Anh còn băn khoăn điều gì không?”
            “Thưa Ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên…”
            Sau đó, ông chủ nói với anh:
            “Một là: Đừng bao giờ lựa chọn đường tắt trong cuộc đời. Những con đường nóng vội có thể tiềm ẩn mối hiểm họa khôn lường!
            “Hai là: Đừng bao giờ quá hiếu kỳ, bởi cái giá cho hiếu kỳ có thể là quá đắt…
            “Ba là: Đừng bao giờ quyết định trong cơn nóng giận hay trong lúc tuyệt vọng, bởi những quyết định mù quáng sẽ khiến anh phải hối hận muộn màng !.”
            Tiếp đó, ông chủ đưa cho anh ba chiếc bánh mỳ và nói:
            “Đây là 3 chiếc bánh mỳ dành cho anh: Hai chiếc trên đường, còn chiếc cuối cùng để anh thưởng thức cùng vợ mình khi trở về nhà !”.
            Tạm biệt ông lão, người đàn ông lên đường trở về. Con đường 20 năm cách trở trải dài ra trước mắt. Anh hồi hộp mong chờ đến giây phút đoàn tụ với người vợ ở quê nhà.
            Sau ngày đầu tiên, anh gặp một hành khách trên đường. Người lạ mặt nói:
            “Chàng trai, anh đang đi đâu thế?”
            “Đến một nơi rất xa, cách đây 20 ngày đường nếu tôi tiếp tục đi về hướng này !”.
            Người lạ mặt lại nói:
            “Ồ, anh bạn trẻ, đường sẽ rất dài và xa xôi! Tôi biết có một ngã rẽ khác giúp anh sớm trở về nhà !”.


            Anh hăm hở bước theo con đường mới này. Nhưng rồi sau đó, chợt nhớ lại lời khuyên đầu tiên của ông lão, anh bèn quay trở lại con đường cũ lúc đầu. Nhiều ngày sau đó, anh vô tình biết rằng: Đoạn đường tắt hôm trước có rất nhiều đạo tặc mai phục.
            Nhiều ngày nữa lại trôi qua, anh may mắn tìm thấy một nhà nghỉ ven đường. Anh dừng chân dùng bữa tối rồi ngủ một giấc dài…
            Đến nửa đêm, anh chợt tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng la hét thất kinh bên ngoài phòng trọ. Anh bước ra khỏi chăn và toan mở cửa xem điều gì đang diễn ra. Bất giác, anh nhớ lại lời khuyên thứ hai nên nén nỗi tò mò, và quay trở lại giường.
            Sáng hôm sau, khi dùng điểm tâm, người chủ nhà trọ hỏi rằng: Liệu anh có nghe thấy tiếng la hét thất thanh đêm qua không. Anh đáp lại là có. Ông bèn hỏi tiếp:
            “Anh không tò mò xem chuyện gì đang xảy ra sao?”
            “Không, không hề!”
            “Thật may mắn, anh là vị khách đầu tiên có thể sống sót mà rời khỏi đây. Trong làng chúng tôi có một con quỷ. Ban đêm, nó thường la hét để gây sự chú ý. Bất kỳ ai nghe thấy tiếng hét mà chạy tới đều sẽ rơi vào nanh vuốt con quỷ này…”
            Anh lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Càng gần tới cố hương, anh lại càng hồi hộp và vui sướng. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, đôi chân anh đã mệt mỏi rã rời. Cuối cùng anh cũng thấy thấp thoáng ánh lửa bập bùng trong túp lều thân quen.
            Bầu trời đã tối lắm rồi, mà mái nhà của anh vẫn còn một quãng dài phía trước. Qua khung cửa sổ, anh thấy bóng dáng người vợ hiền mà anh luôn yêu tha thiết. Nhưng kìa, nàng không ở đó một mình mà còn xuất hiện một gã đàn ông nào đó… Nàng vuốt tóc hắn ta, có vẻ hai người rất tình cảm bên nhau.
            Hình ảnh trước mắt khiến trái tim anh tan vỡ và cay đắng. Trong lòng anh sục sôi một nỗi tức giận và tủi nhục. Anh chỉ muốn chạy ngay đến để trút nỗi giận này. Nhưng rồi anh hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại khi nhớ đến lời khuyên thứ ba.
            Anh dừng chân và quyết định ngủ lại bên ngoài. Nằm trên bãi cỏ giữa núi đồi và ngắm nhìn sao trời, anh tự nhủ sẽ chờ đến sáng mai.
            Khi ánh bình minh ló rạng cũng là lúc anh lấy lại hoàn toàn bình tĩnh. Anh nói với chính mình:
“Ta sẽ không làm hại vợ ta và người tình của nàng. Ta sẽ trở lại bên ông chủ và yêu cầu ông chấp nhận ta làm việc thêm lần nữa. Nhưng trước khi lên đường, ta muốn gặp nàng để nói rằng ta vẫn luôn thủy chung với nàng…”
            Anh ngập ngừng gõ cửa… Khi vợ anh mở cửa, cô đã òa lên hạnh phúc và ôm chầm lấy anh. Anh chỉ nhỏ nhẹ:
            “Anh luôn một lòng một dạ với em, nhưng tại sao em lại phản bội niềm tin ấy?”
            Lời kết tội như làm trái tim thắt lại, cô nói:
            “Làm sao em có thể phản bội anh? Em không bao giờ làm điều gì trái với lương tâm mình. Em đã kiên nhẫn đợi chờ anh suốt 20 năm qua…”
            “Vậy còn người đàn ông bên cạnh em đêm qua? Anh ta là ai chứ!”
            Đến lúc này, cô mới mỉm cười:
            “Đó là con trai chúng ta! Khi anh rời đi, em mới phát hiện rằng mình mang thai. Đến nay, con chúng ta đã 20 tuổi rồi !”.
            Những lời nói ấy như dòng suối mát lành cuốn trôi nỗi buồn lo trong lòng anh. Anh cầu xin cô tha thứ, rồi bước vào phòng gặp người con trai anh chưa từng biết mặt. Sau đó, cả gia đình đoàn tụ trong bữa sáng mà vợ anh mới chuẩn bị. Anh lấy ra chiếc bánh mỳ cuối cùng và đặt lên bàn.


            Khi cắt bánh mỳ làm ba phần đều nhau, anh bất ngờ khi nhìn thấy toàn bộ số tiền lương của 20 năm qua được giữ kín trong đó. Số tiền không chỉ là 20 năm mà còn vượt xa gấp nhiều lần.

                        Theo Khỏe và đẹp.  ./.



__._,_.___

Posted by: van tran 

20 năm tiền lương và 3 lời khuyên – Bạn chọn cái nào?



Subject: 20 năm tiền lương và 3 lời khuyên – Bạn chọn cái nào?

20 năm tiền lương và 3 lời khuyên – Bạn chọn cái nào?

            Một cặp vợ chồng mới kết hôn rất nghèo, và sống trong một nông trại nhỏ. Một ngày, người chồng nói với vợ:
            “Em yêu, anh sẽ rời ngôi nhà này… Anh sẽ phải đi rất xa, rất xa, tìm một công việc, rồi làm thật chăm chỉ để có thể trở về, và cho em một cuộc sống đầy đủ, mà em luôn xứng đáng. Anh không biết đôi ta sẽ biệt ly bao lâu, vì vậy anh chỉ đòi hỏi em một điều này thôi: "Hãy đợi anh. Khi anh không còn ở đây, em hãy giữ tấm lòng son, hãy bảo toàn sự thủy chung, bởi anh cũng sẽ như vậy với em !.”
            Sau đó, người chồng rời đi. Ngày lại ngày trôi qua, anh đã đi một quãng đường rất rất xa, cho đến khi gặp một lão nông bên đường. Ông lão cũng đang cần tìm người phò tá mình. Chàng trai trẻ bước đến và tỏ ý muốn trở thành người hầu cận giúp đỡ ông mỗi ngày. Ông lão chấp nhận, sau đó, họ cùng thảo luận với nhau.
            Anh nói:
            “Hãy để tôi làm việc chừng nào tôi còn có thể, và khi tôi nhận thấy đã đến lúc phải trở về cố hương, xin hãy để tôi đi. Tôi không muốn nhận một đồng lương nào trong lúc này – Ngài vui lòng giữ lại giúp tôi cho đến ngày tôi rời đi. Vào ngày ấy, xin hãy đưa lại cho tôi toàn bộ số tiền ấy !”.
            Họ cùng đồng ý với thỏa thuận này. Và thế là người chồng làm việc trong nông trại của ông lão trong suốt 20 năm – không có ngày Lễ, và cũng không có ngày nghỉ ngơi. Thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, anh đến gặp ông chủ của mình và nói:
            “Thưa Ngài, đã đến lúc tôi cần phải trở về nhà, xin Ngài hãy gửi lại tôi số tiền lương trong những năm qua !”.
            Ông chủ của anh trả lời:
            “Tốt lắm! Sau cùng, ta đã có thỏa thuận với anh và ta sẽ giữ lời. Tuy nhiên, trước khi anh đi, ta muốn anh hãy cân nhắc điều này: Hoặc là ta sẽ trả lại anh tất cả số tiền và để anh đi; hoặc ta sẽ cho anh 3 lời khuyên và để anh đi. Nếu anh chọn túi tiền, ta sẽ không cho anh 3 lời khuyên ấy; và ngược lại, nếu anh chọn lời khuyên, ta cũng sẽ không đưa tiền cho anh. Bây giờ, chàng trai, hãy trở về phòng và suy nghĩ trước khi cho ta biết quyết định của mình !”.



            Sau hai ngày suy nghĩ, anh quay lại và nói với ông chủ:
            “Thưa ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên của Ngài !”.
            “Đừng quên rằng, nếu ta cho anh 3 lời khuyên này, ta sẽ không đưa tiền cho anh. Anh còn băn khoăn điều gì không?”
            “Thưa Ngài, tôi muốn nhận 3 lời khuyên…”
            Sau đó, ông chủ nói với anh:
            “Một là: Đừng bao giờ lựa chọn đường tắt trong cuộc đời. Những con đường nóng vội có thể tiềm ẩn mối hiểm họa khôn lường!
            “Hai là: Đừng bao giờ quá hiếu kỳ, bởi cái giá cho hiếu kỳ có thể là quá đắt…
            “Ba là: Đừng bao giờ quyết định trong cơn nóng giận hay trong lúc tuyệt vọng, bởi những quyết định mù quáng sẽ khiến anh phải hối hận muộn màng !.”
            Tiếp đó, ông chủ đưa cho anh ba chiếc bánh mỳ và nói:
            “Đây là 3 chiếc bánh mỳ dành cho anh: Hai chiếc trên đường, còn chiếc cuối cùng để anh thưởng thức cùng vợ mình khi trở về nhà !”.
            Tạm biệt ông lão, người đàn ông lên đường trở về. Con đường 20 năm cách trở trải dài ra trước mắt. Anh hồi hộp mong chờ đến giây phút đoàn tụ với người vợ ở quê nhà.
            Sau ngày đầu tiên, anh gặp một hành khách trên đường. Người lạ mặt nói:
            “Chàng trai, anh đang đi đâu thế?”
            “Đến một nơi rất xa, cách đây 20 ngày đường nếu tôi tiếp tục đi về hướng này !”.
            Người lạ mặt lại nói:
            “Ồ, anh bạn trẻ, đường sẽ rất dài và xa xôi! Tôi biết có một ngã rẽ khác giúp anh sớm trở về nhà !”.


            Anh hăm hở bước theo con đường mới này. Nhưng rồi sau đó, chợt nhớ lại lời khuyên đầu tiên của ông lão, anh bèn quay trở lại con đường cũ lúc đầu. Nhiều ngày sau đó, anh vô tình biết rằng: Đoạn đường tắt hôm trước có rất nhiều đạo tặc mai phục.
            Nhiều ngày nữa lại trôi qua, anh may mắn tìm thấy một nhà nghỉ ven đường. Anh dừng chân dùng bữa tối rồi ngủ một giấc dài…
            Đến nửa đêm, anh chợt tỉnh giấc vì nghe thấy tiếng la hét thất kinh bên ngoài phòng trọ. Anh bước ra khỏi chăn và toan mở cửa xem điều gì đang diễn ra. Bất giác, anh nhớ lại lời khuyên thứ hai nên nén nỗi tò mò, và quay trở lại giường.
            Sáng hôm sau, khi dùng điểm tâm, người chủ nhà trọ hỏi rằng: Liệu anh có nghe thấy tiếng la hét thất thanh đêm qua không. Anh đáp lại là có. Ông bèn hỏi tiếp:
            “Anh không tò mò xem chuyện gì đang xảy ra sao?”
            “Không, không hề!”
            “Thật may mắn, anh là vị khách đầu tiên có thể sống sót mà rời khỏi đây. Trong làng chúng tôi có một con quỷ. Ban đêm, nó thường la hét để gây sự chú ý. Bất kỳ ai nghe thấy tiếng hét mà chạy tới đều sẽ rơi vào nanh vuốt con quỷ này…”
            Anh lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Càng gần tới cố hương, anh lại càng hồi hộp và vui sướng. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, đôi chân anh đã mệt mỏi rã rời. Cuối cùng anh cũng thấy thấp thoáng ánh lửa bập bùng trong túp lều thân quen.
            Bầu trời đã tối lắm rồi, mà mái nhà của anh vẫn còn một quãng dài phía trước. Qua khung cửa sổ, anh thấy bóng dáng người vợ hiền mà anh luôn yêu tha thiết. Nhưng kìa, nàng không ở đó một mình mà còn xuất hiện một gã đàn ông nào đó… Nàng vuốt tóc hắn ta, có vẻ hai người rất tình cảm bên nhau.
            Hình ảnh trước mắt khiến trái tim anh tan vỡ và cay đắng. Trong lòng anh sục sôi một nỗi tức giận và tủi nhục. Anh chỉ muốn chạy ngay đến để trút nỗi giận này. Nhưng rồi anh hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại khi nhớ đến lời khuyên thứ ba.
            Anh dừng chân và quyết định ngủ lại bên ngoài. Nằm trên bãi cỏ giữa núi đồi và ngắm nhìn sao trời, anh tự nhủ sẽ chờ đến sáng mai.
            Khi ánh bình minh ló rạng cũng là lúc anh lấy lại hoàn toàn bình tĩnh. Anh nói với chính mình:
“Ta sẽ không làm hại vợ ta và người tình của nàng. Ta sẽ trở lại bên ông chủ và yêu cầu ông chấp nhận ta làm việc thêm lần nữa. Nhưng trước khi lên đường, ta muốn gặp nàng để nói rằng ta vẫn luôn thủy chung với nàng…”
            Anh ngập ngừng gõ cửa… Khi vợ anh mở cửa, cô đã òa lên hạnh phúc và ôm chầm lấy anh. Anh chỉ nhỏ nhẹ:
            “Anh luôn một lòng một dạ với em, nhưng tại sao em lại phản bội niềm tin ấy?”
            Lời kết tội như làm trái tim thắt lại, cô nói:
            “Làm sao em có thể phản bội anh? Em không bao giờ làm điều gì trái với lương tâm mình. Em đã kiên nhẫn đợi chờ anh suốt 20 năm qua…”
            “Vậy còn người đàn ông bên cạnh em đêm qua? Anh ta là ai chứ!”
            Đến lúc này, cô mới mỉm cười:
            “Đó là con trai chúng ta! Khi anh rời đi, em mới phát hiện rằng mình mang thai. Đến nay, con chúng ta đã 20 tuổi rồi !”.
            Những lời nói ấy như dòng suối mát lành cuốn trôi nỗi buồn lo trong lòng anh. Anh cầu xin cô tha thứ, rồi bước vào phòng gặp người con trai anh chưa từng biết mặt. Sau đó, cả gia đình đoàn tụ trong bữa sáng mà vợ anh mới chuẩn bị. Anh lấy ra chiếc bánh mỳ cuối cùng và đặt lên bàn.


            Khi cắt bánh mỳ làm ba phần đều nhau, anh bất ngờ khi nhìn thấy toàn bộ số tiền lương của 20 năm qua được giữ kín trong đó. Số tiền không chỉ là 20 năm mà còn vượt xa gấp nhiều lần.

                        Theo Khỏe và đẹp.  ./.



__._,_.___

Posted by: van tran 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List