Popular Posts

Tuesday, October 31, 2017

VIỆT CỌNG


Subject: VIỆT CỘNG !!!

 

         Đọc Nhạc sĩ Lê Dinh nói về VIỆT CỌNG.
     Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…


Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.

Việt Cộng - Việt Cộng

Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởmrùng rợn lúc nào chúng ta không hay.

Nhạc sĩ Lê Dinh
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói  Mầy là thằng Việt Cộng  thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chủi Mầy là thằng Việt Cộng ”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? ( Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó ). Mẹ tôi run run nói:

- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.

Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là
Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.

Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:

Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”

Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“ Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:

Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương

Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng ”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền

Việt Cộng!
Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng Việt Cộng về ” hay “ Mấy ổng về ” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu…  Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.

Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao - nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?

Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi.. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…

Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người t nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “ biết tàng hình ” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “ 12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái ” là gì, không hiểu cái bồn cầu “ để rửa rau ” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.

Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là
Việt Cộng. Mầy là thằng Việt Cộng ”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.

Lê Dinh



Xin trân trọng phổ biến
HỒ TẤN VINH


VIỆT CỌNG

NHẠC SĨ LÊ DINH
     Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác… 

Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt. 

Việt Cộng - Việt Cộng

Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng 
Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
 
Nhạc sĩ Lê Dinh
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói  Mầy là thằng Việt Cộng  thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chủi  Mầy là thằng Việt Cộng ”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.

Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? ( Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói: 

- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn. 
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.

Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là 
Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.

Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:

 Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”

Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“ Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
 Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ: 

 Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương 

Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “ Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng ”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.

Việt Cộng!
 Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng  Việt Cộng về ” hay “ Mấy ổng về ” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng

Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu…  Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.

Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao - nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. 

Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. 

Tại sao và tại sao? 

Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?

Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. 

Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi.. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. 

Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác… 

Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người t nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. 

Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “ biết tàng hình ” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “ 12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái ” là gì, không hiểu cái bồn cầu “ để rửa rau ” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. 

Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước. 

Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là
Việt Cộng. 

Mầy là thằng  Việt Cộng ”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.

Lê Dinh


Virus-free. www.avast.com
__._,_.___

Posted by: VINH HO 

Saturday, October 28, 2017

Những thông điệp sâu sắc Nguyễn Du gửi gắm qua Truyện Kiều (P.1):


 
Những thông điệp sâu sắc Nguyễn Du gửi gắm qua Truyện Kiều (P.1):
Tu là cõi phúc, tình là dây oan

Image result for Điều gì giúp thế nhân thoát khỏi vô minh?
Người xưa coi văn chương là một hành vi sáng tạo rất thiêng liêng. Văn là để chuyên chở Đạo Đức. Nó như kim chỉ nam chỉ đạo những con chữ sinh thành dưới ngọn bút lông. Vì thế, văn chương là cái Chí, là quan niệm nghiêm túc về cuộc sống. Tài năng nhà thơ nhà văn có khả năng định hướng cho cả một cộng đồng đi vào cái Đẹp của Đạo đức cao cả. Chúng ta hãy chiêm nghiệm điều đó qua Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyên Du
Vì tài năng nhà thơ nhà văn có thể định hướng cho cả một cộng đồng đi vào cái Đẹp của Đạo đức cao cả, cho nên, Văn thời đó có ít người làm. Và hiển nhiên, số độc giả của nó cũng không nhiều… Vậy nên các cụ ngày xưa đối với văn chương có một thái độ nhìn nhận thưởng thức rất khác với chúng ta hôm nay.
Truyện Kiều ngày xưa cũng được bình như vậy. Chỉ riêng các bài vịnh Kiều thể hiện quan điểm riêng của các cụ đã là một khối lượng không nhỏ.
Tôi có cái may mắn trong những năm chiến tranh nằm nghe ông mình là một nhà nho bình Kiều, ngâm Kiều, vui buồn cùng với cuộc đời Kiều… Đó là những ký ức khó quên Nó cho tôi những cảm xúc, những cảm nhận về áng Kiều bất hủ này luôn luôn mới mẻ.
Chị em Thúy Kiều, Thúy Vân
Sau này, học Kiều ở phổ thông, ở đại học và đọc rất nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu của những học giả nổi tiếng, tôi vẫn không sao quên được cảm giác mới nguyên của lời ông ngoại tôi giảng nói, khóc cười với Kiều và có lẽ với chính đời ông.
Từ thời tiểu học, chúng ta đã được học các câu thơ ngắn nói về các mùa, các cảnh thiên nhiên. Chẳng hạn, câu thơ tả mùa xuân:
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Mộng Liên đã từng viết “Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm Truyện Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy… Ta lấy một thiên mực nhạt, xa viếng nàng Kiều, tuy lời văn quê kệch, không đủ sánh với bức giao thiên, song đủ tỏ ra rằng cái nợ sầu của hai chữ tài tình, tuy khác đời mà chung một dạ. May được nối ở đằng sau quyển Tân thanh của Tố Như tử, cùng làm một khúc Đoạn trường để than khóc người xưa”.
Chu Mạnh Trinh viết “Cho hay danh sĩ với giai nhân/ cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ.. “.
Chúng ta đặt kiểu kể chuyện của Nguyễn Du vào truyền thống tự sự phương Đông, đề cao “cảm vật” hơn là “mô phỏng” như nghệ thuật tự sự phương Tây. “Vật trong hoạt động nghệ thuật không phải là đối tượng hàng đầu để mô phỏng mà chỉ là nhân tố kích thích dẫn phát tình cảm, là đối tượng hàng đầu mà chỉ người có tình cảm mới dùng thơ để biểu hiện”.
Vì sao mà tài tình bạc mệnh?
Mở đầu tác phẩm, Đại thi hào viết:
Trăm năm trong cõi người ta.
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Có cõi âm phủ, cõi ma, cõi Tiên, cõi Phật thì cũng có một cõi nữa mà cuộc nhân sinh của chúng ta chứng kiến muôn vàn hỷ nộ, ái ố. Đó là cõi Người. Khi Nguyễn Du dùng đôi mắt Mê mờ của thế gian để nhìn cái cõi ấy thì đồng thời trí huệ nhà Phật cũng cho Người cảm nhận về những cõi khác Nó không giống cõi người này. Đặc trưng của cõi Người là định luật hà khắc: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Vì nhìn cái chữ Tài trong cách nhìn hiện đại nên rất nhiều người cho rằng Nguyễn Du ban đầu có cảm hứng về nó nhưng ngòi bút hiện thực của ông đã đẩy ông rời khỏi ý định ban đầu.
Xin trích ra đây một đoạn viết của Nguyễn Đức Dân trong bài “Truyện Kiều từ góc nhìn so sánh”: “Trên thực tế, tư tưởng “tài mệnh tương đố” là tư tưởng xuyên suốt Kim Vân Kiều truyện. Và chữ tài ở đây là tài tình, tài sắc, tài hoa của kiếp hồng nhan, chứ không phải là tài thao lược võ bị của đấng nam nhi. Vả lại, thời phong kiến, tài văn thường được trọng hơn tài võ. Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện đã nói: “Quốc gia bao giờ cũng vẫn trọng văn khinh võ”. Ngay từ Hồi 1, Thuý Kiều đã làm khúc Bạc mệnh oán, trong đó có câu: “Gương bạc mệnh bao giờ cũng thế/ Kiếp hồng nhan hồ dễ tránh đâu?”
Khi thăm mả Đạm Tiên, Kiều than Đạm Tiên là “Kiếp hồng nhan bạc mệnh”, lại khấn:
“Em đây với chị cảm nhau vì chữ tài sắc”.
Hồi 2: Thuý Kiều nghĩ về Kim Trọng và tự nhủ mình là “phúc bạc kém duyên”. Lúc mơ thấy Đạm Tiên thì Đạm Tiên lại khen “tài hoa” của Kiều và Kiều cũng tự nhận với Đạm Tiên là mình có tiếng “tài tình”, rồi làm 10 bài thơ trong đó 2 bài đầu có tên là Tiếc cho tài và Thương bạc mệnh.
Hồi 3: Kim Trọng khen Thuý Kiều có tài đáng “phải đúc nhà vàng” mới xứng. Còn Kiều thì đáp lại là hồi xưa có người thầy tướng đoán cho mình rằng: “Thiếp nhất đại tài tình thiên thu bạc mệnh” (“Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa” – Nguyễn Du). Rồi lại bảo: “Trời xanh vốn hay ghen ghét (…). Nhất là ghen sắc thì lại quá tệ!” (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen – Nguyễn Du).
Hồi 4, 5: Kiều tự giác đem số bạc mệnh của mình ra để thuyết phục cha mẹ cho mình bán thân chuộc cha.
Hồi 6: Trong một bài thơ của Kiều cũng có chữ “Hồng nhan bạc mệnh”.
Hồi cuối cùng: Trong 10 bài thơ tặng Kim Trọng, Kiều lại nhắc đến kiếp bạc mệnh: “Tự cam bạc mệnh nhân”. Như thế cũng đủ thấy tư tưởng “tài tình mệnh bạc” là tư tưởng xuyên suốt của Kim Vân Kiều truyện mà Nguyễn Du chỉ tiếp thu lại mà thôi.”
Nên chăng thế nhân chuyển từ Tài Tình sang cảnh giới Từ Bi?
Người ta thường hay so sánh Kiều với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân theo quan điểm hơn thua. Thực ra, Nguyễn Du rất tôn trọng tư tưởng của một tác phẩm mà ông gọi là “cảo thơm”. Tài năng của họ Nguyễn là đã sáng tạo một kiệt tác văn chương mang đậm tính dân tộc Việt chứ không phải là một bản dịch. Đặc biệt là giá trị nghệ thuật thi ca dưới hình thức ngôn ngữ dân tộc chứ không phải chỉ ở nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết.
Nổi bật nhất ở nàng Kiều là khả năng âm nhạc của nàng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã dùng những câu thơ vẽ các giai điệu âm thanh thật kỳ diệu ứng với những biến cố quan trọng nhất́ trong đời Kiều.
Phật Gia cho rằng con người Khổ để rồi Mê và tạo nghiệp là do chữ Tình rất đặc định của thế giới con Người. Yêu thương, giận hờn; hỷ nộ, ái ố; được mất, danh lợi… con người quay quắt với chữ Tình. Phải khai phóng con người, giải thoát thế giới đầy chấp trước Mê mờ truớc hết bằng việc thay thế Tài Tình sang cảnh giới của Từ Bi..
Thế giới Tình cho ta càng thấy càng “đau đớn lòng”.
Nhưng muốn mô tả, chứng kiến và cảm nhận sâu sắc nhất về nó thì phải: Trải qua một cuộc bể dâu. Khi xã hội còn thịnh trị, mặt tích cực của chữ Tình duy hộ loài Người, cho con người những Thiện niệm, Tâm lành. Nhưng khi xã hội đã biến cải “vũng nên đồi” với bao phen “thay đổi sơn hà” như Nguyễn thì ta thấm thía mặt trái của chữ Tình.
Đọc Nguyễn Du, ta luôn thấy những mâu thuẫn, những thấp thỏm ngay trong những đoạn thơ không có bóng dáng của những xung đột trực tiếp giữa người với người; giữa những nhân cách phẩm giá và những phường thập ác bất xá… Chẳng hạn một cảnh xuân, một đêm hò hẹn, một giấc chiêm bao…
Trong bài: “Lời thì thầm của Nguyễn Du với chúng ta“, một học giả rất có uy tín về “Kiều học” là Nguyễn Thạch Giang đã “rẽ cương” theo một hướng khác: “Ta quen nhìn từng quãng đời Kiều nên chỉ thấy cuộc đời và triết lý Kiều có nhiều mâu thuẫn. Trong đoạn kết, Nguyễn Du viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Đó là thuyết định mệnh. Con người hoàn toàn nằm trong bàn tay tạo hóa, cho sao được vậy. Nhưng lại có cả Nghiệp:
“Đã mang lấy Nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Đoạn kết “Đoạn trường tân thanh” chúng ta phải hiểu rằng: “Thế mới biết, người đời thường cho rằng: “muôn sự tại trời…” là không đúng.
Con người tự tạo ra Nghiệp, chứ không ai khác, nghĩa là chính mình là tác giả của đời mình, tự tâm ta cả, có lẽ đời này ta khổ, là do đã tạo nhiều nghiệp ở đời trước.
Thiện căn ở tại lòng ta, phúc họa đạo trời, cội nguồn cũng ở trong lòng mà ra cả. Đó là lời dạy của Phật:
Mỗi chúng ta là một vị Phật sắp thành. Phải trở về với chính ta, không cầu một cái gì ngoài ta.
Như vậy, khi viết “Đoạn trường tân thanh“, Nguyễn Du muốn trao gửi cho hậu thế sự tu học, tâm đắc của mình: “Tu là cõi phúc, tình là dây oan”. Thực tâm theo Phật, bản thân ta được bảo vệ an toàn trong mọi hoàn cảnh.”
(Còn nữa)
La Vinh – Hà Phương




__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List