Popular Posts

Wednesday, November 11, 2020

MAY MÀ CÓ EM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG

  

Ngày 10-11-2020

 

Kính Thưa,

 

Tôi đ sng và làm vic ti BDQ  Pleiku  trong nhiu năm tri.

Nhng đa danh Pleimejeng,Dakto,Daksut,Pleimeron,Dakpek,Chu pao,Bin H,Cù Hanh..

không th nào quên.

Rng Chè,Đi Ca phê..ngào ngt,bát ngát.

Con đương duy nht Hòang Diu ch có người đi t 5 gi chiu.

Dip Kính,Phượng Hoàng ,Hoàng Lan,Vĩ D,..ch còn trong trí nh.

Cám ơn Anh Bác Sĩ Bùi  Thế  Khi/QYV Pleiku , đã gi cho bài này.

Kính,

Nguyn Đc Năng

BBTD K.24/DS

 

 

 

 

 

----- Forwarded Message -----

From: Khai BUI 

 

Objet : Fwd: Chuyển tiếp: [denhihocap] Fwd: MAY MÀ CÓEM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG

 

 

 



 

MAY MÀ CÓ EM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG

KÝ ỨC PLEIKU VÀ VŨ HỮU ĐỊNH (LÊ QUANG TRUNG)

 

 

Trương Đình Tuấn

 

 

Nhà thơ Vũ Hữu Định: “May mà có em đời còn dễ thương”

 

Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận:

phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên

Vũ Hữu Định đã tiết lộ với bạn bè là “em” trong bài thơ này chỉ là nhân vật mà anh đã… nhặt được trong tưởng tượng trong giây phút linh hiển nhất của mình là khi làm thơ.

Khi Phạm Duy “chắp cánh” cho bài thơ bằng một bài hát bất tử, cả nhà thơ và nhạc sĩ đã đội vòng nguyệt quế cho Pleiku, một miền cao nguyên trung phần quanh năm sương phủ núi đồi, một vùng thủ phủ của quân khu 2 nên lính đóng quân nhiều hơn thường dân ở. Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: May mà có em đời còn dễ thương.

Bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Hữu Định, nhắc đến tác giả là người ta nhớ Còn Chút Gì Để Nhớ và ngược lại. Thi sĩ Kim Tuấn là lính đóng quân gắn bó nhiều năm ở Pleiku, từng làm nhiều bài thơ cho phố núi sương mù này đã thốt lên về Vũ Hữu Định: “Mình từng ăn dầm ở dề ở đây mà chẳng làm được tích sự gì, vậy mà bỗng dưng một gã giang hồ từ đâu đó ghé chơi đã làm bài thơ nổi đình nổi đám cho Pleiku!”

Như vậy mới biết là một địa danh nào đó để cho nhiều người biết đến phải nhờ đến âm nhạc và thi ca. Những cung bậc tài hoa của nghệ thuật đã gây cảm xúc và lưu lại “chút gì để nhớ” để thôi thúc độc giả một ngày nào đó sẽ làm du khách được ghé thăm.

Pleiku thập niên 1960

Bài thơ được đăng trong báo Khởi Hành năm 1970, được lọt vào mắt của Phạm Duy, và nhạc sĩ đã tìm lên đến Pleiku để gặp Vũ Hữu Định, người lính đào ngũ hai năm rồi bị bắt đày lên cao nguyên để phục dịch chiến trường.

Trong một buổi chiều họp mặt nhiều văn nghệ sĩ của Pleiku, trong đó có tác giả của “Còn Chút Gì Để Nhớ” – Vũ Hữu Định. Anh mặc cái áo màu xám khắc sau lưng bốn chữ LCĐB (Lao công đào binh). Trong giới văn nghệ, người ta quí trọng tài năng của nhau chứ không phân biệt người đương thời quan cách và kẻ làm tội nhân. Phạm Duy đã rút giấy bút ra từ túi áo và kẻ rất nhanh những dòng nhạc, rồi hát thử cho mọi người nghe bài Còn Chút Gì Để Nhớ và sau đó bài hát đã nổi tiếng ngay sau khi phát hành.

Thi sĩ Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung (1942- 1981) sinh tại Thừa Thiên. Đã từng sống nhiều nơi ở Cao nguyên và Đà Nẵng, anh sống nghèo túng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình, có tật mê rượu và thường giang hồ lang bạt đi đây đi đó.

Anh đã có nhiều thơ đang rải rác ở các báo với nhiều bút hiệu khác nhau và cuối cùng tên Vũ Hữu Định mới được nhiều người biết đến sau khi bản nhạc Còn Chút Gì Để Nhớ ra đời.

“Giang hồ đâu cần ai phong ấn”

Chỉ trong chuỗi ngày giang hồ của mình, Vũ Hữu Định để lại cho đời một bài thơ làm nhiều người biết và để ý đến phố núi Pleiku. Tác phẩm đôi khi do ghi lại tình tiết của đời tư của nghệ sĩ, và nghệ phẩm không phải xuất xứ từ salon, từ chăn êm nệm ấm, mà từ nỗi đày ải nhân gian mà tác giả đã trải qua.

Một địa danh vốn ở ngoài đời đã đẹp, khi đi vào thi ca và âm nhạc sẽ trở thành nên thơ hơn, làm du khách muốn đến thăm hơn. Như bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử và bài nhạc Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên.

Tôi đã có một đôi lần ghé lại Pleiku, từ con dốc cao đổ vào trung tâm, đã thấy “quanh năm mùa đông” ở trên từng màn sương ướt màu thông xứ sở cao nguyên. Không thể không nhớ đến một gã giang hồ làm thơ Vũ Hữu Định tài hoa bạc mệnh đã từ giã cuộc chơi trần thế vào năm 39 tuổi.

Tôi đi trong hoài tưởng về một Pleiku ngày ấy đã được Vũ Hữu Định khoác lên cho chiếc áo thi ca, đi loanh quanh hết mấy con đường không còn mù bụi đỏ như xưa để có đúng là “đi dăm phút đã về chốn cũ” không?

“Xin cảm ơn một mái tóc mềm” nào đó của Vũ Hữu Định đã cho chúng ta những hình dung về một phố núi cao nguyên Pleiku ngoài đời và một miền sương mù bất tận trong thơ. Một mái tóc mềm dẫu không có thật ở ngoài đời cũng kệ, cũng đủ làm cho May Mà Có Em Đời Còn Dễ Thương.

 

Bài: Trương Đình Tuấn

 

_____________

--

 

__._,_.___


Posted by: DNGeorgeNguyen 

Tuesday, November 10, 2020

Tu Ma Đề Lấy Chồng

 


TU MA ĐỀ LẤY CHỒNG

 

Toàn Không

 

      Trưởng giả Cấp Cô Độc có con gái tên Tu Ma Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng giả Mãn Tài tại thành Mãn Phú là bạn với Trưởng giả Cấp Cô Độc, có chút việc đến thăm Trưởng giả Cấp Cô Độc. Sau khi trông thấy Tu Ma Đề, ông hỏi Trưởng giả Cấp Cô Độc:

- Có phải cô gái vừa rồi là con gái ông không?

      Trưởng giả Cấp Cô Độc trả lời:

- Phải, đó là con gái tôi đấy.

- Cháu đã có nơi nào hỏi chưa? Tôi có con trai tới tuổi trưởng thành chưa có vợ, tôi có thể làm thông gia với ông được không?

- Việc này không nên, mặc dù dòng họ và tài sản hai bên tương xứng, nhưng việc ông thờ thần và cúng tế thì khác với tôi.

- Mỗi bên chúng ta sẽ thờ phụng riêng, con ông sẽ phụng sự riêng, tự do, tôi không thấy có gì trở ngại.

- Nếu con gái tôi làm dâu nhà ông thì ông tốn tài sản rất nhiều, có thể nói là tới sáu vạn lạng vàng.

 

       Trưởng giả Cấp Cô Độc nói vậy với mục đích từ chối, không ngờ Trưởng giả Mãn Tài trả lời ngay không cần suy nghĩ:

- Được, tôi hoàn toàn đồng ý như ông đã nói.

- Tôi còn một điều nữa là cần đến hỏi Đức Thế Tôn (Đức Phật) hiện ở không xa đây, nếu Ngài có dạy điều gì tôi phải vâng làm và sẽ trả lời ông lần chót; vậy ông hãy chờ ở đây, không lâu tôi sẽ trở lại ngay.

 

    Trưởng giả Cấp Cô Độc sắp xếp mau chóng, đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi đứng qua một bên thưa:

- Con gái Tu Ma Đề của con được Trưởng giả Mãn Tài bên thành Mãn Phú cầu hôn cho con trai, xin Thế Tôn chỉ dạy, con nên gả hay không?

      Đức Phật bảo:

- Nếu gả Tu Ma Đề sang nước đó sẽ có nhiều lợi ích không thể đo lường.

 

      Nghe Phật nói thế, Trưởng-giả Cấp Cô Độc vui mừng cúi lạy, nhiễu Phật ba vòng rồi trở về bảo Trưởng giả Mãn Tài:

- Việc gả con gái tôi cho con trai ông đúng như những gì mà chúng ta đã nói. Vậy đúng 15 ngày ông đưa con trai với đầy đủ lễ vật để đón con gái tôi tại biên giới giữa hai nước.

 

1). TU MA ĐỀ VỀ NHÀ CHỒNG:

      Hai Trưởng giả đều vui mừng phấn khởi rồi chia tay. Đúng 15 ngày, mọi việc sửa soạn xong, Trưởng giả Mãn Tài với con trai cùng sính lễ trên đoàn xe từ Mãn Phú đi qua. Trưởng giả Cấp Cô Độc cũng đã chuẩn bị cho con gái quần áo, trang điểm diễm lệ cùng hành trang trên đoàn xe từ Xá Vệ đi tới, hai bên gặp nhau ở biên giới hai nước. Họ gặp nhau làm thủ tục nghi thức cưới, rồi hai bên chia tay, bên đàng trai rước cô Dâu về thành Mãn Phú.

 

      Bấy giờ tại thành Mãn Phú có lệ là gả con gái hay cưới cho con trai người nước khác thì sẽ bị phạt bằng cách phải mời tất cả Phạm chí (người dòng Bà La Môn xuất gia tu tập mong sinh cõi Trời Phạm Thiên) ăn một bữa cơm với thịt lợn (heo), canh thịt lợn, và rượu.

 

      Trưởng giả Mãn Tài biết luật lệ này nên cho sửa soạn cơm thịt rượu, rồi mời hết thảy 6,000 (sáu nghìn) Phạm chí trong nước đến; khi các Phạm chí đến, họ mặc hoặc áo da trắng hoặc có lông thú, nhưng khi vào nhà họ đều vắt lệch lên vai phải để lộ nửa người.

 

      Trưởng giả Mãn Tài qùy gối trước cửa nhà đón tiếp cung kính làm lễ, khi mọi người đã ngồi xong đâu đó, thì Trưởng giả vào trong bảo Tu Ma Đề ra làm lễ các thầy, Tu Ma Đề từ chối nói:

- Thôi, thôi, thưa cha, con không thể ngó thấy và làm lễ mấy người khỏa thân được.

      Trưởng giả bảo:

- Đây không phải người khỏa thân, không có gì phải hổ thẹn cả, đó là lối pháp phục của họ từ xưa đến nay là như thế đấy.

      Tu Ma Đề thưa:

- Đây là những người không biết hổ thẹn nên mới bày thân thể ra ngoài, có dùng pháp phục gì đâu; xin cha nghe con, Thế Tôn thường nói: “Có hai nhân duyên mà người đời qúy đó là hổ và thẹn. Nếu không có thì cha mẹ, anh em, dòng họ, thân tộc tôn ti cao thấp không thể phân biệt giống như loài vật như gà, chó, lợn, dê, lừa, ngựa”. Thật con không thể lễ bái họ được.

      

       Anh chồng cũng đến bảo:

- Nay cô nên ra làm lễ các thầy, vì các Ngài đều là Trời mà gia đình tôi phụng sự.

      Tu Ma Đề đáp:

- Tôi không thể lễ những người khỏa thân không biết hổ thẹn giống như loài vật, tôi không thể lễ chó heo lừa được.

      Anh chồng quát lên:

- Ngậm miệng lại, không được nói bậy; đây chẳng phải dối gạt, cách mặc như thế chỉ là pháp phục.

 

      Bấy giờ Tu Ma Đề khóc òa lên, kể lể:

- Thà cha mẹ, bà con tôi mất mạng, thân chặt ra năm mảnh, tôi trọn không nghe theo điều tà kiến (sai lầm).

      Các Phạm chí đều nghe thấy những lời tranh cãi như thế, bèn lớn tiếng nói:

- Thôi thôi, Trưởng giả, vì sao để đứa tiện tỳ này chửi mắng như thế? Nếu thỉnh mời thì dọn thức ăn mau đi.

 

      Trưởng giả, chồng Tu Ma Đề và các người phục dịch vội mang đầy đủ cơm rượu thịt tiếp đãi cung kính các Phạm chí; họ ăn uống no say, bàn luận  chút đỉnh, rồi đứng lên đi về.

 

      Chiều hôm ấy, có một Phạm chí bạn thân trước kia với Trưởng giả tên Tu Bạt từ xa đến thăm. Khi gặp mặt thấy Trưởng-giả buồn rầu, Phạm Chí hỏi:

- Sao mà sầu lo đến thế, chẳng lẽ bị quan hạch tội, hay bị trộm cướp bệnh hoạn?

- Chẳng có những việc ấy, nhưng trong nhà có việc không vừa lòng, đó là tôi cưới con gái Trưởng giả Cấp Cô Độc bên thành Xá Vệ cho con trai tôi nên phạm luật nước, phải mời các thầy đến đông đủ dùng cơm; rồi tôi bảo con dâu tôi ra làm lễ các thầy, nhưng nó không vâng lời còn nói lời vô lễ đối với các thầy, nên tôi buồn khổ; rồi ông kể hết sự việc đã xảy ra cho Phạm chí nghe.

 

       Phạm chí Tu Đạt nghe xong nói:

- Trưởng giả, thật lạ lùng, cô gái này còn có thể sống mà không cắn lưỡi tự sát hay nhảy từ lầu xuống tự tử thì thật là may mắn lắm đó, vì các Thầy mà cô gái này phụng sự đều là những người phạm hạnh (tu hành giữ giới đầy đủ, nhất là diệt dâm dục, để đạt thanh tịnh) chưa từng có.

      Trưởng giả nói:

- Nghe ông nói tức cười, ông là Phạm chí dị học, sao lại khen ngợi Sa môn (Tu sĩ); họ có oai đức thần biến gì hơn ông và 6,000 Phạm chí ở thành này?

      Phạm chí nói:

- Trưởng giả, muốn nghe thần đức của các Sa môn, thầy của con dâu ông, tôi kể sơ để ông rõ. Có một lần tôi đến phía Bắc núi tuyết sơn đi khất thực trong nhân gian xong, bay đến suối A Nậu Đạt. Ở đó, Trời, Qủy, Thần từ xa thấy tôi đến, đều cầm khí giới đến bảo tôi: “Ông Tiên Tu Đạt, chớ đến suối này, đừng làm dơ bẩn suối; nếu không nghe lời thì tính mạng ông sẽ bị cắt đứt”, tôi nghe họ nói thế, bèn bỏ đi khỏi suối đó đến chỗ không xa mà ngồi ăn. Khi tôi còn đang ăn, có một Sa di (người mới tu chưa tới 5 năm) bay đến suối A Nậu Đạt tay cầm bát, tay cầm áo dơ bẩn. Khi ấy tôi thấy Trời, Qủy, Thần cho đến đại Thần suối A Nậu Đạt đều cung kính nghênh đón và nói: “Kính chào thầy của loài người, xin mời ngài đến đây ngồi”. Bấy giờ Sa di ấy đem cái áo ngâm trong nước, rửa tay, sau đó mới ngồi ăn ngay giữa suối nước trên cái bàn bằng vàng. Sau khi ăn xong Sa di rửa bát rồi ngồi kiết già trên bàn ấy mà nhập định. Sau khi xuất định, Sa di ấy giặt áo dơ, tôi thấy Trời, Qủy, Thần hoặc kỳ cọ chỗ bẩn, hoặc lấy nước giội vào áo cho sạch; giặt xong, vị ấy phơi áo trên hư không và lại ngồi thiền định. Một giờ sau, vị ấy lấy áo, rồi đi ngang qua chỗ tôi ngồi thiền, tôi bèn chào hỏi mới biết là Sa Di Quân Đề là đệ tử nhỏ nhất. Trưởng giả nên biết, thầy của con dâu ông, vị nhỏ nhất cũng có thần lực như thế, huống nữa là các đệ tử lớn hơn, có ai bì kịp; huống chi là vị thầy của tất cả, đó là Sa môn Cù Đàm, Đức Như Lai.

 



TU MA ĐỀ LẤY CHỒNG

Toan Khong

(Tiep theo)

2). ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN THẦN LỰC: 

     Nghe câu chuyện trên, Trưởng giả hỏi Phạm chí:

- Chúng ta có thể thấy thầy của con dâu tôi không?

      Phạm chí đáp:

- Hãy hỏi con dâu ông. 

      Trưởng giả liền cho gọi con dâu đến và nói:

- Nay cha muốn được gặp thầy của con, con có thể thỉnh 

mời được không?

      Tu Ma Đề nghe nói, vui mừng thưa:

- Xin cha cho sửa soạn cơm chay cho đủ 1250 vị, ngày mai 

Như Lai (Đức Phật) sẽ đến đây, có các đệ tử Tỳ kheo đi 

theo Ngài, con trách nhiệm trong việc mời thỉnh. 

      Tu Ma Đề tay bưng lò hương lên lầu, chắp tay hướng về 

phiá Tịnh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, nơi có Phật mà khấn nói:

- Cúi mong Thế Tôn khéo quán sát, không việc gì chẳng biết, 

không việc gì chẳng xét. Nay con là Tu Ma Đề, con gái Trưởng 

giả Cấp Cô Độc, lấy chồng về nước Mãn Phú. Nay con đang ở 

chỗ nguy khốn, cúi mong Thế tôn đoái tưởng mà đến đây vào 

sáng ngày mai. Rồi Tu Ma Đề nói kệ tán thán Phật đã từng 

hàng phục Qủy Thần, hàng phục kẻ sát nhân, hàng phục voi 

dữ, v.v... và xin Như Lai đoái tưởng. 

      Bấy giờ Tôn giả A Nan thấy hương khói bay trong Tịnh xá, 

liền bạch Phật:

- Hương khói ở đâu mà lan đến Tịnh xá này? Xin Thế Tôn chỉ dạy. 

      Đức Phật bảo:

- Khói hương này là do Tu Ma Đề, con gái Trưởng giả Cấp 

Cô Độc thỉnh Ta từ thành Mãn Phú; Thầy hãy tập trung các 

Tỳ kheo lại, phát thẻ cho các Tỳ kheo A La Hán để ngày mai 

đến thành Mãn Phú thọ thỉnh của Tu Ma Đề. 

      Khi các đệ tử tề tựu đông đủ, Tôn giả A Nan phát thẻ rồi 

Thế Tôn bảo một số Thánh Tăng ngày hôm sau đi trước và 

Ngài sẽ đến sau. 

      Sáng sớm hôm sau, người cận sự của chúng Tăng tên 

Càn Trà vác một cái chảo to lớn, bay lên hư không đến thành 

kia, đi ba vòng, rồi xuống nhà Trưởng giả, nhiều người trong 

thành trông thấy, Trưởng giả hỏi Tu Ma Đề:

- Đây có phải là thầy con không?

      Tu Ma Đề đáp:

- Đây là Cư sĩ giúp chúng Tăng trong việc cơm nước, vị này 

có đủ ngũ thông. 

      Sau đó lại có Sa di Quân đề Tu Bạt là đệ tử của Tôn giả 

Xá Lợi Phất, hóa hiện ra rất nhiều loại cây bông hoa, bay 

trên không, tới thành Mãn Phú bay ba vòng quanh thành, rồi 

hạ xuống nhà Trưởng giả. Trưởng giả thấy thế hỏi:

- Đây có phải là thầy con không?

- Không phải, người đó là đệ tử của đệ tử của Phật. 

      Rồi Tôn giả Bàn Đặc mặc áo xanh, hóa hiện ra năm trăm 

Trâu xanh, ngồi kiết già trên mình trâu đi trên hư không đến 

nhà thì đàn trâu biến mất, Trưởng giả liền hỏi:

- Đây có phải thầy con không?

      Con dâu trả lời:

- Không phải, đây là đệ tử Phật.

       Tiếp đến, Tôn giả La Vân hóa hiện ra năm trăm chim 

Khổng tước, đủ màu sắc sặc sỡ đẹp đẽ, ngồi kiết già trên 

lưng chim bay đến nhà. Trưởng giả trông thấy hỏi:

- Đây chắc là thầy con?

      Con dâu thưa:

- Không phải, đây chính là con ruột của Phật.

      Tiếp đến, Tôn giả Ca Thất Na hóa hiện năm trăm chim 

Cánh vàng dũng mãnh, ngồi kiết già trên mình chim bay 

rợp trời đến nhà. Từ xa thấy, Trưởng giả hỏi:

- Đây có phải là thầy con không?

- Không phải, đây là đệ tử của Phật.

      Sau nữa, Tôn giả Ưu tỳ Ca Diếp hóa hiện 500 Rồng đều 

có bảy đầu, ngồi kiết già trên mình Rồng cuốn vút như gió đến 

nhà, Trưởng giả lại hỏi:

- Đây hẳn là thầy con?

      Tu Ma Đề thưa:

- Chẳng phải, Tôn giả này cũng là đệ tử của Phật và có 

hàng nghìn đệ tử.

       Tiếp theo là Tôn giả Tu Bồ Đề, hóa hiện núi Tu Di Lưu 

ly trong vắt, ngồi kiết già trong hang, núi bay lơ lửng đến 

trên thành. Trưởng giả thấy thế hỏi:

- Đây phải thầy con không?

      Con dâu đáp:

- Không phải, đây là Tôn giả Tu Bồ Đề, đệ tử của Phật.

      Lại đến Tôn giả Ca Chiên Diên hóa hiện năm trăm 

Ngỗng trắng, ngồi kiết già trên lưng ngỗng bay rợp trời đến. 

Trưởng giả thấy hỏi:

- Đây là thầy con chăng?

      Con dâu đáp:

- Chẳng phải thầy con, đó là Tôn giả Đại Ca Chiên Diên.

      Rồi Tôn-giả Việt Ly hóa hiện ra năm trăm con mãnh Hổ 

(Cọp), cưỡi trên lưng hổ trên hư không chạy đến, Trưởng giả 

trông thấy lại hỏi:

- Đây có phải là thầy con không?

      Tu Ma Đề đáp:

- Không phải, đấy là Tôn giả Việt Ly, là đệ tử của Phật.

      Kế đến Tôn giả A Na Luật hóa hiện năm trăm Sư tử rống 

vang, cưỡi trên mình Sư tử chạy như bay trên không đến. 

Trưởng giả hỏi:

- Đây chẳng phải thầy con sao?

      Tu Ma Đề đáp:

- Đó là Tôn giả A Na Luật là đệ tử Phật, vị này không thấy 

đường mà có Thiên nhãn thông nhìn thấy cả nghìn thế giới. 

      Tiếp đến Tôn giả Đại Ca Diếp hóa hiện ra năm trăm con 

Ngựa vàng, cổ đeo nhạc, hý vang, có lông đuôi đỏ chói, ngồi 

trên mình ngựa, chạy trên không như bay, có hoa trời rải khắp 

mà đến. Trưởng giả thấy thế hỏi:

- Chắc đây là thầy con?

      Tu Ma Đề thưa:

- Cũng không phải, đây là Tôn giả Đại Ca Diếp, đệ tử nối 

pháp của Phật.

      Rồi đến Tôn giả Đại Mục Kiền Liên hóa hiện ra năm trăm 

Voi trắng lớn có sáu ngà trang sức vàng bạc, ngồi trên mình 

voi, phóng ánh sáng chói lòa cùng khắp, đi trong hư không, 

có âm nhạc trời với phướn lọng trong hư không rất kỳ diệu 

mà đến. Thấy thế, Trưởng giả lại hỏi:

- Chắc hẳn đây là thầy con?

      Tu Ma Đề đáp:

(Con Tiep)

 

 

__._,_.___


Posted by: Tien Do <

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List