Popular Posts

Sunday, July 28, 2019

Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật. Cái nào còn đúng?



Subject: Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật. Cái nào còn đúng?

          Một Nhật Bản rất khác: Tỷ lệ vợ đánh chồng ngày càng tăng, đàn ông Nhật càng ngày càng "sợ" vợ và bạn gái hơn?




Một Nhật Bản rất khác: Tỷ lệ vợ đánh chồng ngày càng tăng, đàn ông Nhật càng ngày càng sợ vợ và bạn gái hơn?

                   Bạn nghĩ lấy vợ Nhật là sướng ư? Hãy đọc bài viết và nghĩ lại đi nhé.

            Trong nhiều thập niên, vai trò của người phụ nữ Nhật Bản bị xã hội đánh giá thấp. Tư tưởng nữ giới chỉ nên ở nhà lo nội trợ, chăm sóc con cái vẫn còn rất phổ biến ở Nhật Bản, tuy nhiên tình hình giờ đây đã khác khi tỷ lệ bạo hành nam giới lại gia tăng đáng ngạc nhiên.
            Ngày 31/5/2019, cảnh sát khu vực Bắc thủ đô Tokyo đã bắt giữ bà Mika Masaoka, 44 tuổi vì tội mưu sát chồng mình, ông Kenichi. Bà Masaoka cho biết mình mất bình tĩnh khi cãi nhau với chồng mình và đã đâm vào cổ, ngực của ông bằng dao làm bếp.



Một Nhật Bản rất khác: Tỷ lệ vợ đánh chồng ngày càng tăng, đàn ông Nhật càng ngày càng sợ vợ và bạn gái hơn? - Ảnh 1.



            Tương tự vào tháng 3/2019, một phụ nữ 43 tuổi ở Tokyo cũng đã bị bắt vì tội chuốc say bạn trai, rồi đâm ít nhất 10 nhát vào ông này. Người phụ nữ mang tên Chinatsu Sato cho biết mình không hạnh phúc với mối quan hệ này, và đã lên kế hoạch giết bạn trai cách đó 1 tuần.
            Cùng tháng đó, bà Yoshik Imaguchi, 65 tuổi cũng đã bị bắt vì mưu sát chồng. Bà Imaguchi cho biết đã giết chồng mình, ông Mitsuaki, 74 tuổi vì quá stress trước những lời càm ràm của người bạn đời lớn tuổi.
            Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đây lại là hiện trạng của nước Nhật. Nếu như trong những bài viết trước chúng ta đã biết đến một Nhật Bản cô đơn, lạnh lùng, nghèo đói và hung hãn, thì bây giờ bạo lực gia đình với nam giới lại khiến cả thế giới ngạc nhiên.
            Báo cáo chính thức cho thấy số vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân là các ông chồng tại Nhật đang tăng chóng mặt những năm gần đây. Các Chuyên gia cho rằng giảm tốc kinh tế và những áp lực về văn hóa lịch sự đã đè nén cảm xúc của các bà vợ, khiến họ nổi khùng, khi phải chăm sóc những ông chồng già suốt ngày càm ràm.



Một Nhật Bản rất khác: Tỷ lệ vợ đánh chồng ngày càng tăng, đàn ông Nhật càng ngày càng sợ vợ và bạn gái hơn? - Ảnh 2.



            Năm 2014, số liệu của Bộ công an Nhật (NPA) cho thấy có 181 vụ bạo lực gia đình được báo với họ mà nạn nhân là nam giới. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 1.571 vụ vào năm 2018.
            Chưa dừng lại ở đó, số liệu của Văn phòng nội các Nhật cho hay con số bạo hành có thể lớn hơn rất nhiều do có nhiều trường hợp không được báo với cơ quan chức năng.
            Năm 2017, một cuộc khảo sát cho thấy 14,7% đàn ông Nhật đã từng bị bạo lực gia đình, cao hơn 10,8% so với năm 2014.
            Tất nhiên, con số này vẫn thấp hơn tỷ lệ nữ giới bị chồng, bạn trai hành hung, nhưng xu thế này cho thấy những đấng nam nhi với tinh thần Samurai của Nhật đang ngày càng mất vai trò trong xã hội, khi bị vợ, bạn gái, người thân cho ăn đòn. Tỷ lệ báo cáo nam bạo hành nữ tại Nhật cũng giảm từ 33,2% năm 2008 xuống 31,3% năm 2017, cho thấy đàn ông Nhật ngày nay đã biết "sợ" vợ, bạn gái hay người thân của mình hơn.
            Khi các nạn nhân nam được hỏi tại sao không báo cảnh sát sớm hơn, phần lớn họ đều nói rằng: Những vụ bạo hành như thế này chưa đủ nghiêm trọng để làm lớn chuyện, nhất là với tinh thần tự tôn Samurai của Nhật. Thậm chí nhiều nam giới cho rằng: Họ có một phần lỗi trong các vụ bị hành hung như thế này.
            Giáo sư Makoto Watanabe của trường Hokkaido Bunkyo University cho biết: Rất nhiều vụ bạo hành nam giới diễn ra ở các cặp vợ chồng 40-50 tuổi. Đây là những người được hưởng lợi thời kỳ Nhật Bản bùng nổ kinh tế và nữ giới được cảm nhận sự tự do nhiều nhất, và họ cho rằng sự kìm kẹp, chịu đựng bây giờ là do các ông chồng khi nền kinh tế giảm tốc.



Một Nhật Bản rất khác: Tỷ lệ vợ đánh chồng ngày càng tăng, đàn ông Nhật càng ngày càng sợ vợ và bạn gái hơn? - Ảnh 3.



            Việc kinh tế Nhật giảm tốc trong 1/4 thế kỷ vừa qua khiến nữ giới Nhật, nhất là những người ở tuổi trung niên cảm thấy mất mát và suy giảm hứng thú với hôn nhân, dẫn đến những vụ bạo hành và mưu sát chồng thương tâm.
            "Những người vợ cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Họ đã từng có rất nhiều niềm vui trong quá khứ, nhưng cuộc sống của họ hiện nay chẳng còn gì hứng thú", Giáo sư Watanabe nói.
            Đồng quan điểm, Giáo sư Tomoko Suga của trường Đại học Rakuno Gakuen University nhận định: Đàn ông Nhật giờ đây ngày càng "mềm mỏng" và sẵn sàng nhờ cậy sự giúp đỡ hơn trước. Tinh thần Samurai đã suy giảm với thế hệ thanh niên ăn cỏ, những nam giới không tình dục, trong khi nữ giới Nhật vẫn hàng ngày vùng lên đòi quyền bình đẳng trong xã hội. Điều này khá trái ngược với Nhật Bản thời kỳ hậu Thế chiến với những người đàn ông dám chơi dám làm, có tinh thần tự tôn cao và xây dựng nên một nền kinh tế Nhật phát triển.
            "Tôi nghĩ trước đây cũng có tình trạng nữ giới bạo hành nam, nhưng chẳng ai muốn báo cáo vì nó quá mất mặt. Giờ đây với số vụ bạo hành gia tăng, nam giới nhận ra họ có thể nhờ cậy chính quyền giúp đỡ", bà Suga cười nói.



                   Một Nhật Bản rất khác: Mang tiếng là nước giàu nhưng cánh đàn ông còn chẳng đủ tiền để lấy vợ.


          Báo cáo của Manpower Group cho thấy có đến 37% giới trẻ Nhật Bản nghĩ rằng họ sẽ phải làm việc đến chết để trang trải chi phí cuộc sống.

·         


            Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với tinh thần làm việc chăm chỉ, nhưng đáng buồn thay đây cũng là nơi có tỷ lệ “u sầu” nhiều nhất trong thế hệ trẻ.
            Trong khi giới trẻ của nhiều nước trên thế giới cảm thấy lạc quan về tương lai, thì gần 40% số thanh thiếu niên Nhật bản lại bi quan về cuộc sống.
            Theo nghiên cứu của Manpower Group, giới trẻ Nhật Bản thậm chí còn bi quan hơn cả những người cùng lứa tại Hy Lạp, đất nước vốn đang chịu cơn suy thoái kinh tế tồi tệ, cũng như các biến động chính trị trong những năm gần đây.



Một Nhật Bản rất khác: Mang tiếng là nước giàu nhưng cánh đàn ông còn chẳng đủ tiền để lấy vợ - Ảnh 1.



            Mặc dù chính quyền Tokyo đã nỗ lực để giảm bớt quan điểm bi quan về cuộc sống, như chương trình cải cách kinh tế và gia tăng thu nhập cho lao động của Thủ tướng Shinzo Abe, nhưng giới trẻ Nhật Bản không cảm thấy lạc quan hơn. Hầu hết tầng lớp thanh thiếu niên nước này đã dự đoán một nền kinh tế tăm tối cùng một tương lai không mấy sáng sủa phía trước, qua đó dẫn đến tâm lý bi quan trong cộng đồng.
            Nỗi lo lắng của giới trẻ Nhật Bản không phải không có cơ sở khi họ đang phải đối mặt với gánh nặng người cao tuổi, nhóm dân số tăng nhanh nhất tại đây. Thêm vào đó, hơn 1/3 số lao động Nhật Bản đang phải làm những công việc lương thấp nhàm chán, trong khi nợ công của nước này đã lên mức cao nhất thế giới.
            Bất chấp một hệ thống an sinh xã hội và lương hưu tốt, rất nhiều bạn trẻ mới ngoài 20 tuổi ở Nhật Bản đã bắt đầu tính toán đến cuộc sống sau nghỉ hưu, cũng như cố gắng tiết kiệm cho tương lai. Mức thu nhập thấp hoặc không đủ chi tiêu khiến nhiều cặp đôi trẻ phải tạm hoãn cưới, mua nhà, hoặc khiến nhiều cặp vợ chồng hoãn sinh con.
            Báo cáo của ManpowerGroup cho thấy: Có đến 37% giới trẻ Nhật Bản nghĩ rằng: Họ sẽ phải làm việc đến chết để trang trải chi phí cuộc sống.



Một Nhật Bản rất khác: Mang tiếng là nước giàu nhưng cánh đàn ông còn chẳng đủ tiền để lấy vợ - Ảnh 2.
Hơn 1/3 số giới trẻ Nhật Bản cho biết họ sẽ phải làm việc đến chết.



                                                                                    Không thể cưới vợ, sinh con vì thiếu tiền:


            Anh Kohei Ito, một Sinh viên 24 tuổi mới tốt nghiệp cho biết: Hệ thống lương hưu hiện nay đã không còn phù hợp, trong khi chính phủ không chịu cải cách chúng. Anh Ito hiện đang có ý định chuyển sang  ngoại quốc để sinh sống và làm việc.
            “Tôi không cho rằng: Nền chính trị Nhật Bản sẽ cải thiện, và tôi cũng không nghĩ rằng kinh tế sẽ tốt hơn”, anh Ito nói.
            Mới đây, khảo sát của Japan Productivity Center cho thấy: Giới trẻ nước này không còn thích khởi nghiệp hay mạo hiểm như trước, thay vào đó họ ưa chuộng sự ổn định hơn.
            “Giới trẻ Nhật ngày này thích làm việc tại các công ty lớn hơn. Nếu bạn xin được việc vào một Tập đoàn lớn khi còn trẻ thì cuộc sống sẽ ổn định hơn”, anh Daisuke, một nhân viên 23 tuổi nói.
            Theo Chuyên gia Randall Jones của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tư tưởng an toàn và bi quan này là vô cùng nguy hiểm tại Nhật Bản khi giới trẻ chỉ muốn vào làm tại những doanh nghiệp lớn hoặc công ty nhà nước.
            Ông Jones nhận định việc thay đổi tư tưởng này là vô cùng quan trọng, nếu Nhật Bản muốn tăng hạng trong bảng xếp hạng phát triển doanh nghiệp tư nhân toàn cầu, nơi nước này đứng ở vị trí rất thấp. Thêm vào đó, quan điểm bi quan của giới trẻ cũng sẽ khiến sự sáng tạo và năng suất giảm sút, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như dân số.
            Nhật Bản hiện có rất nhiều bằng sáng chế cũng như lượng vốn dồi dào, nhưng điều đáng ngạc nhiên là quốc gia này không có đủ doanh nhân, nhà khởi nghiệp, hay công ty để có thể thương-mại-hóa những phát minh trên.
            Cũng như bao giới trẻ Nhật khác, những người như anh Oya hiện có giấc mơ rất bình thường là có công việc ổn định, có đủ tiền để cưới vợ sinh con. Tuy nhiên, hiện thực ngày nay khá phũ phàng khi thu nhập của anh rất thất thường.
            “Bạn gái tôi nói rằng: Nếu cứ như thế này thì chúng tôi sẽ không thể kết hôn, không thể có con. Nói thực lòng, tôi khá sốc khi phải nghĩ về điều đó”, anh Oya cho biết.
            Đoạn hội thoại trên giữa các cặp đôi trẻ Nhật là khá bình thường và diễn ra phổ biến ngày nay. Nghiên cứu của Viện Meiji Yasuda cho thấy: Tỷ lệ muốn kết hôn ở giới trẻ Nhật đã giảm mạnh trong vòng 3 năm trở lại đây, xuống mức 39% tại nam giới và 59% tại nữ giới. Phần lớn nguyên nhân được mọi người đề cập đến là do thu nhập của họ không đủ chi trả các chi phí hiện nay.



Một Nhật Bản rất khác: Mang tiếng là nước giàu nhưng cánh đàn ông còn chẳng đủ tiền để lấy vợ - Ảnh 3.
Gần 40% số thanh thiếu niên Nhật bi quan về tương lai.



                                                                                                                        Nợ nần chồng chất:


            Giáo sư Hiroaki Miyamoto của trường Đại học Tokyo nhận định: Nền kinh tế Nhật bản hiện đang lâm vào tình trạng phân cấp thị trường lao động. Trong khi những lao động tầng lớp cao được hưởng chính sách ưu đãi cùng mức lương hậu hĩnh, thì rất nhiều lao động phổ thông có thu nhập thấp và không được bảo đảm về việc làm.
            Ngoài ra, ông Miyamoto còn cho rằng: Môi trường lao động ngày nay không đào tạo được nhiều kỹ năng cho nhân viên, hoặc tạo điều kiện cho họ phát triển, và đây là một yêu tố vô cùng nguy hiểm với nền kinh tế Nhật Bản trong dài hạn.
            Nghiêm trọng hơn, nhiều khả năng giới trẻ Nhật trong tương lai phải chịu khoản nợ khổng lồ do chính sách của chính quyền Tokyo đang thực hiện.
            Số liệu của tổ chức Bertelsmann Stiftung tính trong năm 2011 cho thấy: Tỷ lệ nợ công tính bình quân trên mỗi trẻ em dưới 15 tuổi tại Nhật vào khoảng 794.000 USD, cao gấp 2,5 lần Italy và Hy Lạp, những nước đang có nền kinh tế bất ổn trên thế giới.
            Trong khi đó, Nhật Bản vẫn phải chi một khoản ngân sách lớn để trợ cấp cho tầng lớp người già đông đảo, và điều này khiến lớp trẻ càng có cái nhìn bi quan hơn về cuộc sống.
            Báo cáo của ngân hàng UBS năm 2015 cho thấy tiêu dùng nội địa Nhật đang chững lại còn tỷ lệ tiết kiệm lại tăng mạnh. Trong đó, tỷ lệ tiết kiệm của thành phần giới trẻ từ 25 đến 34 tuổi thuộc hàng cao nhất trong tất cả các nhóm.
            Nói cách khác, sự tăng trưởng tiêu dùng trong một thập kỷ qua tại Nhật Bản chủ yếu đến từ những người trung niên và tầng lớp già.
            Chuyên gia Jones của tổ chức OECD nhận định: Hiện chính quyền Tokyo đang gặp khó trong việc duy trì mức nợ công không tăng quá cao, bởi điều này đồng nghĩa với việc phải tăng thuế tiêu thụ hiện đang ở mức 8%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 20% của OECD. Hành động  tăng thuế hiện nay có thể khiến lạm phát và tiêu dùng giảm hơn nữa, do giá cả các mặt hàng đi lên trong khi thu nhập không tăng.



Một Nhật Bản rất khác: Mang tiếng là nước giàu nhưng cánh đàn ông còn chẳng đủ tiền để lấy vợ - Ảnh 4.



                                                                                                                        Hết.




__._,_.___

Posted by: van tran 

Thursday, July 18, 2019

Hoàn cảnh sáng tác của “Ai Về Sông Tương” (Thông Đạt) – Sông Tương là con sông nào?

 


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Wednesday, July 17, 2019, 5:18:19 AM EDT
Subject: PHẦN VII ( ĐL 192): ĐÔNG KHA: HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CỦA "AI VỀ SÔNG TƯƠNG" (THÔNG ĐẠT)



2 attachments; Trang 11 & 13 - DL 192


Hoàn cảnh sáng tác của “Ai Về Sông Tương” (Thông Đạt) – Sông Tương là con sông nào?

Tiểu sử các bài hát
(https://nhacxua.vn/hoan-canh-sang-tac-cua-ai-ve-song-tuong-thong-dat-song-tuong-la-con-song-nao/?fbclid=IwAR2Vf7aLleJGhbnIaTwBjlixHCfZE1BOOvSwWN6E8xkgAhbmNV_-0WKKSfs)
By admin On May 8, 2019





Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 1 (attachment tr.. 11- ĐL 192)





“Ai Về Sông Tương” là bài hát nổi tiếng nhất của Thông Đạt, một bút danh của nhạc sĩ Văn Giảng. Bài hát này được sáng tác năm 1949 ở Huế và được vợ chồng nhạc sĩ Mạnh Phát – Minh Diệu hát lần đầu trên đài Pháp Á ở Hà Nội. Lúc bấy giờ nhạc sĩ Mạnh Phát là một trong những ca sĩ hát tân nhạc nổi tiếng nhất thời thập niên 1940, 1950.

Cho đến nay là năm 2019, đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng Ai Về Sông Tương vẫn được rất nhiều người của nhiều thế hệ yêu thích. Có lẽ đó chính là bởi vì lời hát rất tha thiết, êm đềm, như là lời tình mà những người đang yêu muốn gửi đến cho nhau:

Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
Mơ hoài hình bóng không quên
Hương tình mộng say dịu êm…




Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 2 (attachment tr. 11- ĐL 192)





Ai Về Sông Tương, tiếng hát Hà Thanh

Nhạc sĩ Văn Giảng là người sinh trưởng và làm việc ở Huế trước khi chuyển vào Saigon sau sự kiện Mậu Thân 1968. Nơi ông sống có dòng Hương Giang hiền hòa thơ mộng. Tuy nhiên bài hát nổi tiếng nhất của ông lại là “Ai Về Sông Tương” chứ không phải là “Ai Về Sông Hương”. Vì sao lại như vậy?




Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 3(attachment tr. 11- ĐL 192)




Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt)

Khi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài hát nay, người viết bắt gặp một bài viết của một học trò cũ của nhạc sĩ Văn Giảng tại Huế. Người này cho biết là khi nhạc sĩ Văn Giảng đứng lớp giảng dạy, ông thường kể về các giai thoại âm nhạc, trong đó có kể về hoàn cảnh sáng tác của chính bài hát của ông: Ai Về Sông Tương. Câu chuyện như sau:

Thời trẻ, Văn Giảng ở trong Thành Nội và yêu một cô gái ở làng Kim Long. Đây là một làng nằm bên bờ sông Hương, nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp được các đời vua Nguyễn tuyển chọn vào cung. Đời vua Thành Thái còn có câu ca dao:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi

Ngay cả nhà vua mà còn si mê như vậy, huống hồ là anh chàng mới lớn tên là Ngô Văn Giảng.. Tuy nhiên duyên đã không thành vì gia đình nho phong của cô gái không có cái nhìn thiện cảm với những người nghệ sĩ trong ngành âm nhạc, bị người đời gán cho cái tội “xướng ca”. Vậy là họ chia tay để cô gái đi lấy chồng.

Nhiều năm sau, nhạc sĩ Văn Giảng vào rạp cine Tân Tân ở gần cầu Trường Tiền bên bờ Bắc Sông Hương để coi phim “Bé Nhà Trời” (Les enfants du paradis). Bỗng ngay ở hàng ghế trước mặt ông có một cô gái tóc dài. Tuy nhìn không rõ mặt nhưng từ dáng dấp đến hương tóc thoang thoảng mùi hoa Ngâu của người thiếu nữ đã làm sống lại hình ảnh người tình Kim Long. Nhạc sĩ Văn Giảng bị xúc động đến nỗi không thể còn ngồi lại lâu hơn trong rạp chiếu bóng để xem phim, nên vội vàng ra khỏi rạp. Ông cỡi chiếc xe đạp Dura Mercier và chạy xe dọc theo bờ sông Hương để vô cửa Thượng Tứ vào nhà ở Thành Nội.

Trong thoáng chốc, dòng sông Hương hiện ra như là dòng sông Tương chia biệt trong truyện tình cổ thư Trung Quốc. Ông vừa đến nhà là dựng ngay chiếc xe đạp ngoài hiên, đi nhanh vào nhà và vội vã sáng tác bản nhạc bằng tất cả sự hoài niệm và háo hức nghệ thuật với sự chấn động dị thường như phép lạ hóa thân. Bản nhạc Ai Về Sông Tương được viết ra trong vòng mười lăm phút!



Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 4 (attachment tr. 11- ĐL 192)




Hình vợ chồng nhạc sĩ Văn Giảng chụp năm 1949

Với bài hát này, nhạc sĩ Văn Giảng ký tên là Thông Đạt, ghép từ pháp danh Nguyên Thông của ông và Tâm Đạt của người vợ, rồi chép gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Bài hát với tiếng hát Mạnh Phát đã được giới sinh viên, học sinh đón nhận nồng nhiệt.

Khi nhạc sĩ Văn Giảng kể xong câu chuyện về hoàn cảnh sáng tác này của bài Ai Về Sông Tương, có một học trò xung phong hỏi:

“Thưa Thầy, tại sao mình có sông Hương, mình cũng có Hương giang đầu, Hương giang vỹ mà Thầy lại phải vay mượn sông Tương của Tàu như rứa ạ?”

Nghe xong thì nhạc sĩ Văn Giảng cắt nghĩa là vì sông Hương chưa có câu chuyện tình nào nổi tiếng trong tình sử như sông Tiêu Tương. Dòng Tương Giang là một con sông nổi tiếng của Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Duyên Hải, chảy qua Hồ Nam dài hơn hai ngàn dặm. Ý nghĩa của tựa đề “Ai Về Sông Tương” là bắt nguồn từ cảm hứng của bốn câu thơ tình sử, trích từ khúc Trường Tương Tư của nàng Lương Ý, đời Hậu Chu.

Đời Hậu Chu (907- 955) thời Ngũ Đại, ở vùng sông Tiêu Tương tỉnh Hồ Nam có nàng Lương Ý vừa đẹp lại hay chữ. Nhà nàng có chàng Lý Sinh hàn sĩ phong lưu tuấn tú ở trọ. Có lần hai người gặp nhau lúc đi ngắm trăng, trai tài gái sắc tâm đầu ý hợp nên sau đó thường hay lui tới và đem lòng yêu nhau. Cha của Lương Ý là Lương Công hay chuyện tức giận bèn đuổi Lý Sinh đi.

Ý Nương đau đớn, thương nhớ mà sinh bịnh, rồi nàng làm bài Trường Tương Tư để gởi gắm niềm tâm sự của mình. Lý Sinh nhận được bài thơ cảm xót vô cùng, chàng nhờ người mai mối đến năn nỉ với Lương Công xin hỏi cưới Ý Nương. Ban đầu Lương Công còn dùng dằng nhưng sau đọc được bài thơ này của con gái mình, ông cảm động mà chấp nhận cho hai người nên duyên.

Bốn câu thơ trích trong bài Trường Tương Tư mà nhạc sĩ Văn Giảng lấy cảm hứng viết thành Ai Về Sông Tương, đó là:

Ngã tại tương giang đầu,
Quân tại tương giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm tương giang thủy.

(Đầu sông Tương em đợi
Cuối sông Tương chàng mong
Nhớ nhau mà chẳng gặp
Cùng uống nước chung dòng)

Thông tin bên trên được tác giả Trần Kim Đoàn – là học trò của Văn Giảng viết.

Ông còn cho biết thêm, khi gặp lại Văn Giảng năm 1963, lúc này nhạc sĩ vẫn còn sinh sống ở Huế, lúc 2 thầy trò đang đi đò Thừa Phủ ra giữa sông Hương, học trò đã hỏi thầy Văn Giảng để bắt chuyện:

“Thưa Thầy, đã có ai về sông Tương chưa ạ?”

Nhạc sĩ cười đáp lại:

“Đối với tôi thì sông Tương là sông Hương. Tôi chỉ mong cuối đời về lại con sông này…”

Vậy là nhạc sĩ Văn Giảng cũng thừa nhận rằng sông Tương với sông Hương, với ông tuy 2 mà là 1. Mượn sông Tương để nói chuyện sông Hương. Ông chỉ mong cuối đời về lại được con sông này, nhưng ước nguyện không thành. Ông định cư ở Úc từ khoảng đầu thập niên 1980 rồi mất tại đây năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi.





Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 5 (attachment tr. 11- ĐL 192)




Ai Về Sông Tương, tiếng hát Hùng Cường




Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 6 (attachment tr. 11- ĐL 192)




Cũng liên quan tới bài hát Ai Về Sông Tương, nhạc sĩ Lê Dinh, cũng là một ký giả, một chủ bút của tờ báo ở Canada, kể một câu chuyện khác cũng rất thú vị như sau:

Trong những thập niên 1940, 1950, ở Huế ai cũng biết ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà Xuất bản Tinh Hoa Huế (Khác nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam ở Saigon do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo làm giám đốc) in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít ỏi của thời đó.

Là nhạc sĩ, đương nhiên Văn Giảng chơi thân với ông Tăng Duyệt, vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản Tinh Hoa Huế của ông Tăng Duyệt ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.

Nhạc sĩ Văn Giảng nghe xong không nói gì, chỉ về nhà và âm thầm lấy giấy bút viết bài “Ai Về Sông Tương”, không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt – một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc Việt Nam thời đó. Bản “Ai Về Sông Tương” được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế và Saigon, và cả nước đều nghe “Ai Về Sông Tương” của Thông Đạt trong thời gian sau đó:

Thu nay về vương áng thê lương
Vắng người duyên dáng tôi thương
Mối tình tôi vẫn cô đơn

Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
Mơ hoài hình bóng không quên
Hương tình mộng say dịu êm…

Sau nhiều lần được nghe bài “Ai Về Sông Tương” nổi tiếng trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp Văn Giảng để hỏi thăm rằng có biết nhạc sĩ Thông Đạt là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm Ai Về Sông Tương. Nghe vậy, nhạc sĩ Văn Giảng tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai.

Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà Văn Giảng chơi, tình cờ thấy bản thảo bài “Ai Về Sông Tương” trong xấp nhạc trên bàn, nên bèn nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này mới lái xe ngay tới nhà Văn Giảng, và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một bản nhạc tờ được phát hành của ca khúc Ai Về Sông Tương trong tay, để mà ngân nga cho đỡ thương nhớ những khi trái tim rung động vì một bóng hình nào đó.




Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 7 (attachment tr. 13- ĐL 192)





Hoan canh sang tac cua Ai ve Song Tuong - Hinh 8 (attachment tr. 13- ĐL 192)




Đông Kha

(Tham khảo bài viết của tác giả Trần Kim Đoàn và nhạc sĩ Lê Dinh)
(From:"Linh Ba" <linhba916@yahoo.fr>, May 11, 2019 at 11:51 AM)
(Fwd: 'Sen Nguyen' via banvang, May 13, 2019, 10:28 PM)
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

Quê Hương là chùm khế ngọt : có thật không?


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Wednesday, July 17, 2019, 4:18:32 AM EDT
Subject: PHẦN VII (ĐL 192): LẠI THỊ MƠ: QUÊ HƯƠNG LÀ CHÙM KHẾ NGỌT: CÓ THẬT KHÔNG?




2 attachments hi`nh


Quê Hương là chùm khế ngọt : có thật không?
Lại Thị Mơ


Que huong la chum khe ngot - Hinh 1 (attachment)


Năm xưa, khi thằng con tôi học lớp bốn. Vì biết nó mới qua đây không lâu, nên cô giáo cho bài luận với tựa đề: khi qua đây, điều gì làm em thích nhất. Nó viết một mạch, khi qua đây, em thích nhất là ở VN, đi học chỉ có nửa ngày. Nửa ngày còn lại tha hồ chạy chơi khắp xóm, chả bị la rầy gì cả. Không bị nhốt trong nhà suốt ngày!

Còn tôi? Nếu ai hỏi: tôi thích nhất cái gì ở đây? tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: đó là tôi không còn bị muỗi chích nữa (Muỗi cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Muỗi là đám Công An suốt ngày đêm vo ve hút máu người dân bằng đủ mánh khóe gian ác.

Còn muỗi thực sự, thì ký ức đưa tôi về những ngày cúp điện.. Trong căn nhà tối tù mù chỉ có ngọn đèn dầu nhỏ xíu leo lét sáng, hai thằng con nhỏ phải chui vào mùng, vì bên ngoài muỗi bay nhiều lắm. Năm nào trẻ con cũng bị bệnh sốt xuất huyết chết như rạ. Bệnh này là hung thần, bà mẹ nào cũng sợ.. Để xua muỗi tôi đốt một loại nhang vòng màu xanh lá cây. Cháy hết 2 vòng nhang thì đồng hồ chỉ 9 giờ là có điện trở lại. Hai đứa bé mừng rỡ mở ti vi, dù chương trình phim hoạt họa của trẻ con đã hết, nhưng chúng vẫn ráng chờ đến khi có điện mới chịu ngủ. Lúc này hai cánh tay tôi cũng đã mỏi nhừ vì quạt, cứ tay nọ chuyển qua tay kia, quạt không ngừng (khí trời ở VN thì có mát lúc nào). Có điện nghĩa là cái quạt điện bé - bằng cái nắp vung - để trong mùng sẽ chạy suốt đêm, mới đủ mát chút xíu cho cả ba mẹ con. Ngày xưa làm gì có máy lạnh nhiều như bây giờ.

18 năm sau, nghe nói có nhiều đổi mới. Thằng bé năm xưa cũng theocha mẹ về quê, lo mộ phần cho ông bà. Dù học xong đại học, khi đi làm cũng đảm nhiệm nhiều việc rất khó khăn, lo chuyện môi trường, cầu cống... Nhưng khi về VN, thằng con tôi cứ trố mắt ra nhìn, và hỏi những câu như con nít.

Biết có ba người về chơi, ba người bạn thân đi tới 3 cái xe gắn máy để chở đi thăm bạn bè, đường phố đầy ngõ ngách, mà taxi thì không vào được. Ngoài đường xe cộ luôn tấp nập, chỗ nào cũng kẹt xe, bất kể giờ tan sở, giờ đến trường, ngay cả khi chiều tối. Chỗ nào kẹt xe cũng như nhau, lúc đầu không bao nhiêu, nhưng chỉ 15’ sau là thành mộtkhối ù tắc, chẳng xê dịch được chút nào, thằng con tôi thắc mắc: như vậy mọi người sẽ bị trễ hết hả mẹ? Ý nó nói đi học hay đi làm. Cô bạn cũng đang đậu xe kế bên nghe vậy, xua tay: không sao đâu con. À !thì ra ở VN luật lệ phải uyển chuyển, chứ không khó khăn căng thẳng như bên Mỹ, lúc nào cũng lo bị đuổi việc. Kẹt xe chẳng nhúc nhích được chút nào, nhưng còi xe thì cứ reng lên bíp bíp liên tục. Thằng con lại thắc mắc: sao họ bấm còi nhiều quá vậy mẹ! Cô bạn bên cạnh lại nhanh nhẩu trả lời: bấm còi để xe phía trước tránh ra. Thằng con lẩm bẩm: tránh ra? Nó đảo mắt nhìn chung quanh, tránh đâu? chỗnào cũng cứng ngắc. Sau đó thì nó mới hiểu, họ bóp còi liên tục để xetrước tránh ra, cho xe sau leo lên lề đường! Lịch sự thì cứ đứng chờ.Như vậy cũng vẫn có người tuân theo luật lệ đi đường đấy chứ.

Lúc đầu chỉ có xe nhỏ leo lề, thằng con cứ trố mắt nhìn. Tới khi thấy cả cái xe bốn bánh cũng leo lên luôn, suýt nữa đụng vào bà cụ đang ôm thúng xôi bán trước cửa quán cà phê bên trong, thằng con tôi giật mình hét lên: OMG! May quá, bà cụ vừa kịp đứng lên tránh kịp. Hình ảnh một cụ già vẫn còn phải kiếm ăn,và hành động ngang ngược của đứa lái xe lại còn chửi thề um sùm, làm cho tôi cảm thấy xấu hổ, khi con mình chứng kiến một quang cảnh không đẹp chút nào của quê nhà yêu dấu.

Chẳng hề thấy bóng dáng Cảnh Sát giao thông làm việc chỉ đường.Mọi người cứ tự tiện luồn lách lung tung, thiệt vô trật tự hết sức. Đó là hình ảnh đầu tiên con tôi thấy khi về VN chưa quá 24 tiếng đồng hồ.

Qua ngày hôm sau, đang ngồi trông nhà thì điện tắt phụt. Cô tôi nói: 6 giờ chiều sẽ có trở lại. Thằng ngốc lại thắc mắc: sao họ biết 6 giờ sẽ có điện. Nó cứ nghĩ, như bên Mỹ, chỉ bị mất điện khi có chuyện gì xảy ra, và chờ thợ sửa. Làm sao biết được mấy giờ sẽ có lại?

Cô tôi phải giải thích, điện cúp vì do nhà máy cắt, để giảm bớt mức tiêu dùng, chứ không phải bị hư hỏng đường dây.

Sống ở một nơi mà mọi người đều tự giác tuân theo mọi qui định của xã hội, như một lẽ tự nhiên. Đi học hay đi làm đều phải đúng giờ, thằng bé rời quê nhà lúc 6 tuổi, trở về sau 18 năm, cứ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Một hành trình quá dài, như người ta thường nói: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Quả thật ngay cả cha mẹ của nó, cũng chẳng còn thích nghi với đời sống ở quê nhà. Bố mẹ và con cứ lúng túng với cách sống ở đây. Nhà của cô tôi ở Tân Định, trên đường Hai bà Trưng, chỉ xa phố chính của Sàigon chừng 2 cây số. Vậy mà họ cũng bắt dựng cột đề chữ “xóm văn hóa”. Cảnh thôn quê xen lẫn với thành thị.

Để an toàn, dân trong xóm dựng một trạm gác và thuê người gác cổng đàng hoàng, để xét người ra vô xóm. Nhà nào cũng có cổng sắt, trên cổng sắt có thêm một vòng cung lưới mắt cáo rào kín mít. Cổng có 3 ổ khóa, mỗi khi nghe chuông, người bên trong nhìn ra cổng để biết chắc chắn là người quen biết. Chúng tôi chờ tới hai phút, bởi vì các cô tôi đã già. Mở khóa cửa chính, rồi mở tiếp 3 ổ khóa cổng. Thằng con tôi thật thà hỏi: bà ơi! sao phải cần tới 3 ổ khóa? Câu trả lời rất tự nhiên và rất nghiêm trang, chẳng hề thấy một chút nào mỉa mai hay tiếu lâm: mở 3 khóa thì lâu hơn mở 1 khoá, cháu ạ!

Ý các cô tôi nói, vì nếu bọn trộm mất thời gian để mở 3 khoá, hy vọng trong nhà mình biết được. Tất cả mọi cửa nẻo luôn luôn khoá chặt, chìa khóa không là xâu, mà là một chùm to, đựng trong cái rổ!

Chúng tôi được ngủ trên lầu 2, bên ngoài có ban công. Đêm hôm đó trời mưa, nhiệt độ bên ngoài có vẻ dễ chịu, nhưng các cô tôi không cho mở cửa ra ngồi ở ban công, vì sợ bị cướp. Con tôi năn nỉ bà ơi, có cổng gác mà bà. Các cô tôi nhất định không chịu, bảo rằng ông bảo vệ đã về quê mấy hôm rồi. Các cô tôi sợ, chúng tôi ra ban công chơi, rồi khi ngủ quên đóng cửa, nên giấu rổ chìa khóa. Mọi người chỉ được loanh quanh trong nhà.

Tuần lễ đầu tiên về VN, chúng tôi bị nhốt như tù giam lỏng!

Ở bên Mỹ mọi người sống trong một xã hội mà mọi qui củ đã thấm vào đời sống. Làm việc gì cũng phải đúng giờ, lề lối làm việc trẻ con cảm nhận từ khi còn rất nhỏ (lười biếng ngủ dậy trễ, đi học không đúng giờ là bị la rầy, cảnh cáo). Không xả rác nơi công cộng, không leo lên thảm cỏ, không bứt hoa hái trái nếu không được phép, không được vào khuôn viên nhà người khác, không được mở thùng thư của bất cứ ai. Rất nhiều cái không được, nhiều lắm,không thể kể ra hết. Nó như một điều tự nhiên, một chất liệu thẩm thấu vào từng thân xác của mọi con người ở nơi xứ lạ quê người. Bạn sẽ thấy dù là trẻ con mới học mẫu giáo,cũng biết ở chỗ nào,dù trong trường học,ở nhà, hay nơi công cộng, phải xếp hàng theo thứ tự ,chờ tới lượt. Mọi người giữ phép lịch sự, nơi công cộng hay chỗ riêng tư, chẳng cần ai nhắc nhở.Vì vậy sau 18 năm trở về quê cũ, thằng con tôi cứ rụt rè e ngại, khi thấy mọi người trong một quán ăn, rất tự nhiên lùa hết rác trên bàn ăn xuống đất, ngay chỗ ngồi, còn bạn tôi thì giải thích: như vậy lát nữa người ta quét dọn nhanh hơn!

Xứ Mỹ phân biệt rườm rà, paper towels, napkins, tissue… mỗi loại có công dụng khác nhau. Thằng nhỏ lúc học mẫu giáo cần giấy chùi mũi,mà đưa napkins là khăn ăn, nó lắc đầu nguầy nguậy, làm bà mẹ bực mình vì sợ trễ giờ. Thế mà về VN, giấy là giấy, đừng thắc mắc lôi thôi. Ngoài hàng quán và ở nhà trên bàn ăn (hoặc trên bàn trong phòng khách), chỉ có cuộn giấy tròn loại dùng trong nhà vệ sinh, giấy này dùng chùi miệng, chùi tay, chùi mũi. Bây giờ có giấy là sang trọng lắm rồi. Ngày xưa còn dùng giấy báo, ra ruộng dùng lá chuối thì sao? Đừng có mà phú quý rồi sinh lễ nghĩa, người ta lại chửi cho. Ở VN bây giờ người ta rất dễ dàng sinh sự, lớ ngớ là nghe chửi- bún chửi, cháo chửi - có khi còn bị nhào vô đánh hội đồng. Đừng trông mong gọi Công An hay Cảnh Sát, họ đứng đó nhưng giả vờ không biết, có hỏi thì họ trả lời không phải phận sự của họ. Chẳng phải như bên Mỹ, thấy sắc phục Cảnh Sát là niềm tin tưởng, là hy vọng cho người bị nạn.

Có một câu chuyện về một cậu bé học mẫu giáo, hàng ngày được bố chở đi ngang một căn nhà cỏ mọc um tùm.Cậu bé thấy, sao bố hay xuống xe.Có khi sửa lại thùng thư đã tuột đinh, treo lủng lẳng trên cái cột gỗ, khi thì cắt cỏ… có một lần thắc mắc cậu hỏi: bố ơi, bố làm những chuyện này mà chủ nhà có biết không bố? Bố cậu ngọt ngào nhìn thẳng vào mắt cậu nói rằng: con ạ, có những điều mình làm, không cần ai biết. Nhưng Chúa biết con ạ.

Cậu bé kia không hề biết rằng, đó là căn nhà của một cụ già neo đơn. Mấy chục năm trước, khi bằng tuổi cậu,bố cậu đã biết từng ngõ ngách của căn nhà này. Ông còn ngủ qua đêm, vì đây là nhà của người bạn học cùng lớp mẫu giáo khi xưa. Vật đổi sao dời, căn nhà ngày xưa lúc nào cũng ồn ào, đầy ắp tiếng cười, vì có tới ba thế hệ cùng sống chung trong căn nhà đó. Rồi mọi người lần lượt ra đi, người quá vãng, kẻ dọn đi vì công ăn việc làm. Bây giờ chỉ còn một cụ bà, bà ngoại của người bạn thời thơ ấu.Ôi, cuộc đời là vô thường, chẳng biết tới bao giờ tới lượt chúng ta.

Một thành phố nổi tiếng từ lâu là Hòn ngọc Viễn Đông, gì mà, chen kẽ những căn nhà lụp xụp với những căn nhà có cấu trúc bắt chước một vài đô thị lớn của phương Tây. Những khu Shopping mall có đủ các bảng hiệu nổi tiếng như Gucci, Gap, Victoria's secret… những siêu thị, những tòa nhà chọc trời. Ngay cả xe cũng dùng nhãn hiệu đắt tiền.Những Rolls-Royce, Mercedes, Lexus... nghĩa là họ muốn chứng tỏ về đẳng cấp tiêu dùng, họ cũng chẳng thua ai. Đường phố chật hẹp, nhà thì chen chúc, xây cất loạn xạ như bàn cờ, nhưng bắt buộc phải có xe hơi, vì xe hơi là biểu tượng cho sự giàu sang. Điện thoại thì phải dùng loại mới nhất, có khi còn được mạ vàng bên ngoài. Ngay cả những đại gia bán đất bán ruộng để mua xe, mua điện thoại đời mới, họ sống thật xa thành phố, nhưng vẫn sắm đủ mọi thứ: xe gắn máy, xe hơi “trùm mền”.. Chẳng biết họ có biết tận dụng mọi đặc điểm của những món đồ họ có hay không? Nhưng chẳng hề gì, bởi vì mọi cái đều dựa vào tiêu chuẩn bên ngoài, như một thứ trang trí.

Trong khi bên này, cái xe để đi cày, bất kể cũ hay mới. Không có dư để trùm mền. Điện thoại và computer dùng cho những chuyện cần thiết cho cuộc sống, không phải để khoe của. Giá trị của chúng có đáng bao nhiêu mà khoe.

Nhà các cô tôi ở trong “khu xóm văn hóa”, nghĩa là nơi toàn những người có văn hóa ở. Thế mà gần nửa đêm vẫn có tiếng dô dô, vọng về của đám nhậu cuối xóm, chen lẫn với tiếng kèn thổi í e suốt đêm. Vì nhà đó có thằng con chỉ mới tuổi teen, nhưng vừa chết vì xì-ke. Đám tang kéo dài cả tuần lễ, làm hàng xóm không ngủ được trong khu xóm văn hóa!

Tôi về lại quê nhà vào đúng dịp 30 tháng Tư. Quê tôi bữa nay cũng bắt chước nước ngoài, cũng cho nghỉ nối với cuối tuần để thành long- weekend. Từ khi vớ được miền Nam béo bở, họ đã cho nghỉ 2 ngày: 30/tháng Tư và ngày Quốc Tế lao động mùng 1/ tháng Năm. Vì họ cho rằng nhờ giai cấp lao động vô sản, họ mới giành được chiến thắng này.. Có điều nếu còn 2 ngày nữa là tới cuối tuần, thì họ cũng cho nghỉ luôn, để dân vui chơi, hay để cán bộ du hí cho thoải mái?

Làm việc thì họ không bắt chước, nhưng cho nghỉ long weekend thì họ muốn cho dân thấy: họ còn sung sướng hơn ở Mỹ rất nhiều. Có đâu như ở Mỹ, Thanksgiving là chiều thứ Năm, nếu sáng thứ Sáu không vô làm, thì cứ việc ở nhà luôn cho được việc. Dân xứ Mỹ quả là cày như trâu!

Người bạn thân thiết lâu đời, có con làm cho công ty hải sản. Nhân dịp nghỉ lễ, bạn mời chúng tôi ra Vũng Tàu chơi bằng xe hơi mượn của công ty (không dùng vài ngày) và hãnh diện vì do chính thằng con lái.

Sáng hôm đó, chàng trai trẻ mang về một cái xe van 7 chỗ ngồi. Mọi người lục tục kéo vào trong, xe chỉ có 7 chỗ, nhưng nhét 10 người rưỡi (cô con dâu bạn tôi đang có bầu). Bạn thắc mắc làm sao nhét được 10 người? dễ ợt, ông ngồi trước ôm hai cháu (3 và 7 tuổi), còn lại 6 người chia ra 2 băng ghế đằng sau. Chạy được chút xíu thì trời mưa, lúc này mới dùng tới cái quạt nước, hỡi ơi chúng đã gẫy tự lúc nào! Chao ơi là nguy hiểm.

Trên xe ai cũng rất ồn ào, vui vô cùng vì được đi chơi xa. Chỉ có 3 Việt kiều là trầm ngâm suy tư, vì xe không cần seat belt, còn tài xế thì mới có bằng lái xe tuần trước! Tôi nhớ đến câu chuyện vui cười: một bà cụ khi lên máy bay nói với Phi Công đứng ở cửa: cậu lái cẩn thận nhé. Đây là lần đầu tiên bà đi máy bay đấy. Anh chàng Hoa Tiêu cũng lịch sự đáp lại: cụ yên tâm, cháu sẽ lái rất cẩn thận, vì đây cũng là lần đầu tiên cháu bắt đầu công việc này!

Chúng tôi trầm ngâm vì thấy sao mình lịch sự không phải lối. Khi tới Vũng Tàu, tôi thấy có một xe thùng loại để chở hàng, chỉ có cửa sổ phía trước chỗ tài xế. Hai bên thành xe kẻ chữ Công ty thuỷ sản Hậu Giang. Xe ngừng, hai cánh cửa đằng sau mở toang, người ta ngồi xếp lớp bên trong, xe trống lổng, chẳng có ghế gì cả. Lại thêm một nhóm mượn xe cơ quan nghỉ lễ, để đi chơi như tụi tôi thôi.. Có điều ngồi chen chúc như chở gà vịt. Người mình chịu khó thật, chỗ nào cũng khắc phục khó khăn, ai cũng coi như chuyện bình thường.

Bởi vậy nhà văn Tiểu Tử đã nói: cái gì bình thường ở bên này thì lại là bất bình thường ở bên kia, và ngược lại. Ông minh họa bằng một tấm ảnh chụp một anh chàng ngủ ở trước cửa một căn nhà ngoài phố. Anh chàng dùng một sợi xích dài, khoá chân chàng ta vào cái xe đạp, không quên máng theo đôi dép. Một hình ảnh vừa buồn cười vừa chua xót. Bên này vật chất thừa mứa, người nào cũng đầy một tủ quần áo và giày dép, đôi dép mòn vẹt kia ai mà còn dùng.

Những chuyện bất bình thườngở Mỹ, gọi là cấm kị, là đánh đập trẻ con. Hay thuê mướn làm việc khi chưa tới tuổi qui định về luật pháp, sẽ bị ra toà. Nhưng khi về VN, bạn sẽ thấy có rất nhiều em bé trong lứa tuổi tiểu học,nhưng đi đánh giày hay lau chùi rửa chén ở quán ăn.Đâu có chủ quán nào bị bắt đâu, chưa kể các em còn bị đánh đập tàn nhẫn. Có việc làm trong nhà là may lắm rồi, biết bao em nhỏ vẫn còn phơi lưng ngoài nắng, cùng cha mẹ bới móc trên bãi rác thì sao.

Mặc dù có gọi giữ chỗ trước hai phòng. Khi tới nơi, chúng tôi phải dồn vào một phòng, nếu không muốn trả thêm tiền, vì họ bảo giá cả đã thay đổi. Họ nhân nhượng cho một phòng vì đã gọi trước là tốt lắm rồi. Luật rừng cả nước, chứ đâu có phải chỉ ở chỗ này. Thiệt là miệng thằng ngang có gang có thép!

Chúng tôi đi chơi mà lòng cứ ngong ngóng ngày trở về. Bởi vì cảm thấy mình bị lợi dụng và có quá nhiều rủi ro.

Chơi ở Sàigon vài hôm, chúng tôi soạn quần áo và giày dép mang theo, tặng lại cho gia đình người bạn. Vì thấy họ thích những mặt hàng made in USA. Mà hình như cái gì họ cũng thích! Mang theo 3 máy chụp ảnh,và một tablet iPad, mang về chỉ còn một máy ảnh và mấy cái memory. Họ không thích cho bất kỳ cái gì như mỹ phẩm (vì đồ China rẻ mạt), ngoại trừ đồ kim khí điện máy. Họ bảo rằng khi order online, cũng phải dùng credit card trả trước, nhưng khi nhận thì chẳng có gì bên trong, nếu có cũng bị tráo thứ xấu. Họ dùng chữ bị rút ruột. Kiện? Con kiến mà kiện củ khoai. Kiện ai? ai xử?

Bất kỳ cái gì của người bên Mỹ mang về đều yên tâm là đồ xịn, xài hoài không hư.

Bởi vậy khi trở về Mỹ, tôi chỉ còn một bộ dính da!

Thăm cô ruột và bạn bè biết mấy chục năm, được 4 ngày ở Sàigon. Chúng tôi dùng xe lửa có giường nằm ra Nha Trang, tôi bị muỗi và rệp cắn nát cả hai bắp chân. Tới Nha Trang chúng tôi ở khách sạn loại trung bình, nên phòng tắm nhỏ xíu chỉ đủ chỗ để đứng, chứ không quay qua quay lại được. Mọi thứ đồ trang bị trong phòng tắm đều ghi chữ American Standard, theo tiêu chuẩn Mỹ, chứ không phải theo chất lượng. Nệm thì cứng ngắc, máy lạnh thì nhỏ xíu có mát chút nào đâu. Đi chơi gì mà giống như đi đày, thằng con tôi mặt mày rầu rĩ. Ra ngoài bãi biển, hình ảnh các cô vợ hờ ôm ấp mấy ông già (Mỹ) bụng phệ nhan nhản khắp nơi, chẳng khác nào thời Mỹ qua VN trước kia. Hỏi chuyện thì một ông vui vẻ khoe rằng, mọi chi phí (bao gồm cả tiền cho cô gái bao)ông tốn không quá  một ngàn đô Mỹ cho một tháng. Về hưu mà lãnh một ngàn thì sống rất khó khăn ở Mỹ, nhưng về VN lại có một bà vợ hờ hầu hạ, cuộc sống ở đây quá là lý tưởng.Nghe họ nói mà tôi thấy bùi ngùi cho phụ nữ của mình.. Dưới quê không có ruộng để làm, trên thành phố không có nhà máy sản xuất, dân số tăng vùn vụt. Chính quyền thì chỉ tìm cách kiếm tiền bằng du lịch, dân thì buôn bán đủ kiểu: hàng ăn, quán nhậu khắp hang cùng ngõ hẻm, có bia thì phải có gái phục vụ, cứ thế mà đã 41 năm, sau ngày họ giành được chiến thắng, tệ nạn xã hội cứ thế mà gia tăng .

Người quen ở Buôn mê Thuột lái xe xuống Nha Trang để đón chúng tôi. Lại một phen ú tim, ba người lại leo lên cái xe con, đi đường đèo ngoằn ngoèo lên xứ núi. Nào chúng tôi có gọi họ ra đâu, chẳng thà đi máy bay còn rẻ hơn. Vì phải trả tiền khách sạn và tiền đi chơi xem thắng cảnh thêm cho họ trong suốt chuyến đi. Dọc đường những xetải chở hàng chất cao ngất ngưởng, chỉ tích tắc có thể lật xe dễ dàng. Cả ba người sống ở nơi mà sự an toàn luôn luôn là qui định bắt buộc, về lại quê nhà, chẳng có luật lệ gì hết, trong bụng ai cũng thắc thỏm, mong cho tới nơi.

Buổi sáng ở Buôn mê Thuột, tôi ra chợ xem người Thượng buôn bán. Công vác nặng từ trong rừng ra tới đây, đi bộ rất xa, từ tờ mờ sáng. Để bán được một quầy chuối 50 cent tiền Mỹ. Tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cái gì cũng rẻ quá rẻ quá, ôm cho một đống to,để sau đó phải bỏ lại. Trước một quán cà phê, cặp vợ chồng trẻ bán quần áo may sẵn (toàn đồ Trung Quốc). Họ trải một tấm nylon dưới đất, có sẵn cây dù của quán dành cho khách ngồi bên ngoài, họ treo lên cái móc của cây dù vài bộ. Chủ quán đuổi họ đi, bằng cách dùng nước rửa ly cà phê tạt vào đống quần áo. Người chồng líu ríu mang những bộ quần áo dính dơ, đêm ra xả ở vòi nước trong chợ. Hai vợ chồng im thin thít, chẳng hề có phản ứng. Chứng kiến từ đầu, tôi cảm thấy tội nghiệp nên nói với người chồng: treo quần áo khô lên, tôi lấy hết những bộ ướt cho. Mà có nhiều nhặn gì cho cam, 100 ngàn tiền VN / 3 bộ - tức là 5 đô Mỹ-.Tôi lấy 6 bộ là 10 đô. Chỉ hơn 1 đồng/ bộ, bảo sao VN sản xuất làm gì? Bên cạnh đã có Trung Quốc, hàng ngày đám cửu vạn biên giới phía Bắc. Đủ mọi thành phần người bên này, già trẻ lớn bé, dùng sức lao động, tải hàng cho những con buôn của cả hai bên.

Bất kỳ hình ảnh nào thấy khi về VN cũng gợi cho tôi nỗi xót xa..  Di cư vào Nam, suốt cả hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, toàn thể học sinh tiểu học đều miễn phí. Lên tới trung học và đại học vẫn có miễn phí cho học sinh giỏi. Nhưng học phí của các trường tư cũng không cao lắm, mọi người vẫn có cơ hội đến trường.

Bây giờ xã hội VN được đi học là một vấn đề, đủ mọi thứ tiền phải đóng. Nên con nhà nghèo đành chịu dốt, lo bươn chải kiếm ăn cùng cha mẹ.

Mấy ngày trên BMT, chúng tôi muốn đi tới một nơi khá xa thành phố,thì được thì thào: không được. Những chỗ đó bây giờ là nơi sinh sống của những người lạ, họ và mình không cùng ngôn ngữ. Chính quyền cấm chỉ mọi tin tức lan truyền ra ngoài. Cứ xem như: không thấy, không biểt và đừng thắc mắc, nếu muốn yên thân!

Tôi không về miền Tây, nhưng nghe nói tất cả mọi nơi. Như một thế cài răng lược, hay vùng xôi đậu: người mình và người họ.. Có những khu như ở Bình Dương, họ có những nhà máy rộng bát ngát, với những máy móc trang bị hiện đại như bên Mỹ. Họ sản xuất ầm ầm, hàng hóa chở đi tấp nập bằng các xe tải lớn. Họ dùng đường bộ cho đỡ ồn ào, nhân công toàn người lạ. Người lớn trẻ con sinh hoạt trong khu vực của họ, không lai vãng ra ngoài.

Thì ra họ đi mượn, mua, hay chiếm đất. Nào ai biết được, chỉ biết khi họ tới, thì mình lùi. Lùi, lùi cho tới khi nào rơi vào vực thẳm, trên chính mảnh đất người VN làm chủ.

Ở được hai tuần, tôi từ giã chốn bình yên ngày xưa, để trở lại chốn bình yên bây giờ. Trở lại Mỹ, nhưng trở về Việt Nam. Tôi dùng chữtrở về, vì đó là quê hương của tôi.

Quê Hương là chùm khế ngọt? Sao tôi thấy đắng trong lòng. Hỏi ai còn nhớ gì không? Hỏi ai có muốn trở về. Những cái lắc đầu nhè nhẹ, những ánh mắt buồn hiu.. Cố hương bây giờ chỉ còn là trong hoài niệm.

Lại Thị Mơ




Que huong la chum khe ngot - Hinh 2 (attachment)




(Fwd: Luong Nguyen' via PhucHungViet, 5/14/2019, 1:12 AM )




__._,_.___

Posted by: TVDuong 

Saturday, July 13, 2019

Người phụ nữ bỗng cất tiếng nói sau 12 năm bị câm.



Subject: Người phụ nữ bỗng cất tiếng nói sau 12 năm bị câm. 

Người phụ nữ bỗng cất tiếng nói sau 12 năm bị câm.

      Marie McCreadie ở Australia bị câm từ nhỏ, 12 năm sau bỗng cất tiếng nói, sau khi ho ra một đồng xu từ cổ họng.
      Marie đã xuất bản một cuốn sách viết về những khổ đau mà cô phải trải qua trong suốt 12 năm không nói được, mang tên "Voiceless". Câu chuyện thu hút sự chú ý của rất nhiều người, vì họ đón chờ điều kỳ diệu xuất hiện với cô gái này trong cái kết của cuốn sách.
      Năm 1972, khi đó Marie 12 tuổi, phải nhập viện vì mất khả năng nói sau một cơn viêm phế quản nặng. Các Bác sĩ xét nghiệm nhiều lần nhưng không tìm ra lý do chính xác khiến Marie mất giọng. Họ cho rằng cô đã nhiễm một loại virus lạ. Marie phải chấp nhận việc mình không thể nói được nữa. 
      Từ đó, cô bắt đầu cuộc sống mới của một người câm, giao tiếp với mọi người thông qua những mảnh giấy.
Marie thời niên thiếu xinh đẹp nhưng bị xa lánh vì không thể giao tiếp.
Marie thời niên thiếu xinh đẹp, nhưng bị xa lánh vì không thể giao tiếp.
      Năm 14 tuổi, Marie học tại trường Công giáo St Anne, đây là giai đoạn tăm tối bởi bị bạn bè và giáo viên tẩy chay, gọi cô là phù thủy. Marie phải tách ra học riêng, vì mọi người sợ cô sẽ ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Sau đó Marie phải nghỉ học để chữa trị những tổn thương về tâm lý và tinh thần.
      Khi chữa trị xong, Marie quyết định tìm một công việc mới. Tuy nhiên, cô bị từ chối vì không nói được. Nhiều người khuyên cô nên đi lấy chồng, vì không ai chịu nhận một người câm làm việc.
      May mắn, Marie tham gia một khóa học đánh máy sau đó nhận được một việc làm dịch vụ công. Cuộc sống Marie dần trở về quỹ đạo, vô cùng tích cực cho đến khi ngày định mệnh xuất hiện.
      Năm 1984, lúc đó Marie 25 tuổi, khi đang làm việc, cô bắt đầu xuất hiện những cơn ho không dứt và ho ra máu, người thân nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu. Các Bác sĩ nhận ra có một dị vật xuất hiện ở cổ họng của Marie. Họ kiểm tra phát hiện một dị vật được bao quanh máu và chất nhầy. Khi Marie ho, dị vật văng ra khiến tất cả vô cùng sốc. Đó chính là một đồng xu đã dừng lưu hành vào năm 1959. 
      Sau khi ho ra, Marie bỗng nói được trở lại. Tuy nhiên các Bác sĩ khuyến cáo cô không được nói một tuần để bao đảm sức khỏe.
Đồng xu từ trong cổ họng cô đã ngừng lưu hành tại Australia từ lâu.
Đồng xu từ trong cổ họng cô đã ngừng lưu hành tại Australia từ lâu.
      Các Chuyên gia cho biết đồng xu bị mắc vào dây thanh quản của cô khiến nó không thể rung, và làm cô mất khả năng phát ra âm thanh như bình thường. Vị trí của đồng xu nằm ngang nên khó phát hiện thông qua chụp phim X-quang.
      Khoảng thời gian tiếp theo, Marie đã vô cùng đau đớn về thể xác, cô bắt đầu khóc và rên rỉ những tiếng nhỏ. Các Bác sĩ nhận định người phụ nữ này gặp phải vấn đề về hơi thở. Chính vì vậy Marie phải học thở đúng cách để có thể đẩy giọng nói ra ngoài.
      Câu chuyện của Marie xuất hiện trên khắp mặt báo vào năm 1984. Hiện nay, Marie vẫn không nhớ đã nuốt phải đồng xu thông qua vật gì và bằng cách nào. Thế nhưng, cuốn sách của Marie sẽ tiết lộ cho độc giả biết rõ những thăng trầm của cuộc đời cô trong 12 năm mất giọng. Đây cũng là thông điệp mà cô muốn truyền đến mọi người. Hãy ăn uống cẩn thận để tránh xảy ra những sự xảy ra ngoài ý muốn nguy hiểm đến tính mạng.
Đăng Như (Theo Odditycentral).   ./.


__._,_.___

Posted by: van tran 

TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT VÀ MỤC KIỀN LIÊN NHẬP NIẾT BÀN


TÔN GIẢ QUANG MINH

Toàn Không.
 2). PHẬT ĐỘ CHÚNG SINH:
     Bấy giờ, Đức Phật thấy biết mọi việc xảy ra, từ miệng Ngài phóng ra ánh sáng Ngũ Sắc [năm màu: xanh (dark blue), vàng (yello), đỏ (red), trắng (white), cam (orange), là màu cờ Phật giáo]. chiếu xuống 8 loại Địa ngục nóng, 8 loại Địa ngục lạnh. Khi ánh sáng chiếu tới các Địa ngục nóng liền được mát mẻ, khi chiếu tới Địa ngục lạnh liền được ấm áp; ở các Địa ngục liền được dứt khổ sinh tâm vui vẻ, liền thoát khỏi địa ngục sinh đến cõi lành Trời Người Thần.
     Chiếu xong Địa ngục, miệng Phật hướng lên chiếu khắp 6 tầng Trời Dục giới, 18 tầng Trời Sắc giới và 4 tầng Trời Vô Sắc giới. Trong ánh sáng phát ra tiếng “vô thường, khổ, vô ngã”, và trong ánh sáng ấy có lời kệ vang lên:
Như voi lớn trong bùn,
Dùng sức liền ra khỏi,
Như Lai có sức lớn,
Phá tan giặc sinh tử,
Khéo điều phục chính pháp,
Xa lìa các lỗi lầm,
Chấm dứt cảnh luân hồi,
Diệt hết khổ chúng sinh.
     Rồi từ miệng Phật, ánh sáng chiếu khắp ba nghìn Đại Thiên thế giới (khắp giải Ngân Hà của chúng ta), xong ánh sáng ấy xoay chuyển đi vào miệng Ngài. Chư Thiên các tầng Trời thấy thế, liền trong khoảnh khắc đều đến chỗ Phật. Lúc ấy Tôn giả A Nan Đà, Thị giả của Ngài thấy thế liền hỏi:
- Bạch Thế Tôn, ánh sáng từ miệng Ngài sáng rực như thế là do nhân duyên gì?
     Đức Phật bảo:
- A Nan, nếu không có nguyên nhân Như Lai không phóng ánh sáng. Nay Ta muốn đến rừng Thi Đà, ông bảo đại chúng Tỳ Kheo theo Ta đến rừng Thi Đà.
     Tôn giả A Nan Đà nghe lời Đức Phật nói liền tập trung thông báo các Tỳ Kheo về sự việc Phật phóng hào quang từ miệng và muốn đại chúng theo Ngài đến rừng Thi Đà.
     Lúc ấy, Đức Phật như voi chúa, là một vị Phật, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thanh tịnh, trang nghiêm, vô sở úy (không sợ hãi). Ngài dẫn đầu đoàn Tỳ Kheo đông đảo ra khỏi rừng Ca Lan Đà đến rừng Thi Đà.
    Khi ấy, trong thành Vương Xá có hai  thanh thiếu niên đang chơi đùa bên đường, một tên Thọ Mạng, một tên Đồng Tử. Thọ Mạng đã có lòng tin Phật chân chính, còn Đồng Tử không có lòng tin. Lúc ấy Đồng Tử nói rằng có lời nói về những điều Sa Môn Cù Đàm nói trước về đứa con trong bụng vợ Trưởng giả Thiện Hiền. Nói xong, Đồng Tử bảo những điều Sa Môn nói là sai, vì người vợ đã chết, đứa con trong bụng cũng chết luôn, xác người chết đã đưa ra rừng Thi Đà rồi. Nhưng Thọ Mạng không đồng ý và nói kệ:
Mặt trời, trăng, sao có thể rơi,
Núi đất, núi đá có thể bay,
Nước biển, vực sâu có thể cạn,
Lời Cù Đàm nói quyết không dối.
     Nói kệ rồi, Thọ Mạng bảo Đồng Tử:
- Nếu bạn không tin, hãy cùng tôi đến rừng Thi Đà xem rõ sự việc này.
     Bấy giờ Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt, trước đã nghe nói về việc ấy, lúc ấy lại nghe quần Thần báo cáo việc Trưởng giả Thiện Hiền đã đưa xác vợ đến rừng Thi Đà, và nhất là Đức Phật và đại chúng Tỳ Kheo cũng đang đến rừng ấy. Vua liền nghĩ: “Đức Thế Tôn nếu không vì lợi ích chúng sinh thì đến rừng Thi Đà làm gì? Ta nên đến xem việc này”, nghĩ rồi Vua liền ra lệnh quần Thần dùng xe cùng ra khỏi thành nhanh chóng đến rừng ấy.
     Trong đại chúng đông đảo Trời Quỷ Thần Người, có cả Ni Kiền Đà và quyến thuộc đang ở bên cạnh Trưởng giả Thiện Hiền và quyến thuộc với xác người vợ đã được để trên dàn củi, có các đồ tang lễ chung quanh.
     Khi Đức Phật vừa tới nơi, Ngài liền phóng ánh sáng chiếu khắp đại chúng. Ni Kiền Đà thấy thế liền nghĩ: “Sa Môn Cù Đàm hiện tướng ánh sáng cùng khắp, lẽ nào con Trưởng giả còn sống?” Nghĩ xong, ông ta nói với Trưởng giả Thiện Hiền:
- Trưởng giả, ta thấy Sa Môn Cù Đàm hiện tướng ánh sáng, ắt là con ông không chết.
- Thưa Thánh Thầy, nếu như vậy, con phải làm sao?
- Trưởng giả, nếu con ông còn sống thì nên cho vào học trong giáo pháp của ta.
     Lúc ấy, Trưởng giả Thiện Hiền bèn châm lửa đốt dàn củi, khi lửa đang cháy, từ giữa bụng người chết tự nhiên sinh ra một hoa sen lớn, trong hoa sen có một hài nhi ngồi ngay thẳng. Ni Kiền Đà thấy thế, trong lòng buồn rầu, đứng yên lặng nhìn, Đức Phật đến gần dùng tay phải nâng hài nhi ra khỏi ngọn lửa đặt trên một tang lễ gần đó, rồi Ngài bảo Thiện Hiền:
- Ông đem đứa bé này về giữ gìn nuôi nấng.
     Ni Kiền Đà nhìn Trưởng giả rồi nói nhỏ:
- Trưởng giả, trong ngọn lửa đốt xác chết bỗng dưng sinh ra đứa bé, việc này không an lành, ông không nên mang đứa bé này về nuôi.
     Nghe lời Ni Kiền, Thiện Hiền lắc đầu không nhận đứa con mình. Đức Phật bảo thanh thiếu niên Thọ Mạng đứng gần đó:
- Anh có muốn nhận đứa bé này về nuôi không?
     Thọ Mạng suy nghĩ rồi thưa:
- Trong nhà con không có chỗ chứa, vả lại việc này không phải việc của con.
     Đức Phật lại bảo Trưởng giả:
- Đứa bé này là con của ông, ông nên đem về gìn giữ nuôi dưỡng.
     Thiện Hiền quay qua nhìn Ni Kiền Đà, ý muốn hỏi ý kiến, Ni Kiền liền nói nhỏ:
- Trưởng giả, ông nên suy xét, đứa bé này là di vật của lửa, rất xui xẻo. Tuy lửa không đốt, nhưng tướng sao tốt được, nếu ông đem về gia đình ông sẽ bị phá hoại, gây nhiều tổn hại, không được thuận lợi, sau hối hận không kịp.
     Thiện Hiền đã có tà kiến, lại nghe Ni Kiền nói vậy, thấy hợp ý, bèn từ chối không nhận đứa con; bấy giờ, Đức Phật bảo Vua Tần Bà Sa La:
- Đại Vương! Ông nên mang đứa bé này về cung nuôi dưỡng.
     Vua thưa:
- Con xin vâng, đem đứa bé này về cung nuôi dưỡng, nhưng xin Thế Tôn đặt tên cho đứa bé này.
     Đức Phật bảo:
- Đức bé này được sinh ra từ trong lửa, nên đặt tên là Hỏa, là Quang Minh.
     Lúc ấy Vua Tần Bà Sa La bảo tùy tùng mang đứa bé về cung, rồi Vua tuyển chọn và giao Quang Minh cho 8 Cung nữ làm 8 người mẹ như sau:
+ Hai người làm Dưỡng Mẫu dạy dỗ nuôi dưỡng.
+ Hai người làm Nhũ Mẫu bú mớm cơm nước.
+ Hai người làm Tịnh Mẫu tắm rửa giắt giũ.
+ Hai người làm Hý Mẫu vui chơi học tập.
     Tám Cung nữ luân phiên ngày và đêm trông coi từ bấy giờ cho tới khi Quang Minh trưởng thành, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ, chiều chuộng, không để thiếu sót; dần dần đến khi trưởng thành, Quang Minh trang nhã đẹp đẽ như một hoa sen từ ao trong mát mọc lên.

LỜI BÀN:
     Trước hết, chúng ta nên biết: “Vô sở úy” của Đức Phật là gì? Là những điều Đức Phật không sợ mà người thường như chúng ta lại sợ, đó là:
- Không sợ lửa, Ngài có thể vào lửa không sao.
- Không sợ nước, biển, Ngài có thể vào trong nước trong biển không sao.
- Không sợ thú dữ rắn rết v.v... các loại dữ độc to nhỏ, Ngài không sợ bị hại.
- Không sợ Vua Chúa, dù Vua hiền Vua dữ, đều phải kính phục Ngài.
- Không sợ giặc cướp người ác, vì họ không thể hại được Ngài.
- Không sợ Trời, Quỷ, Thần, Ma, vì tất cả đều quy phục Ngài.
- Không sợ khổ não do bệnh, vì bệnh không làm Ngài buồn rầu.
     Như chúng ta đã biết, Đức Phật có đủ thứ thần thông siêu việt, không việc gì chẳng thấy chẳng nghe chẳng biết, nên những việc xảy ra trong nhân gian, Ngài đều thấy nghe biết hết thảy.
     Vậy lúc ấy Đức Phật thấy gì? Ngài thấy thế gian có nhiều người ác độc quá, mà họ không biết sẽ bị quả báo khổ về sau. Ngài thương cho chúng sinh ngay từ khi đang tạo nghiệp ác, vì thương chúng sinh đang khổ nơi Địa ngục, nên Ngài phóng ánh sáng từ bi cứu khổ cho vui chúng sanh. Ngài phóng ánh sáng lên các cõi Trời và cõi người để cảnh giác phải xa lìa làm ác.
     Thiết nghĩ, trong lần phóng ánh sáng ấy, ngoài việc cứu khổ cho các chúng sinh ở Địa ngục và cảnh giác Trời Người, còn có mục đích là bảo vệ hài nhi trong bụng người chết.
     Tại rừng Thi Đà có vô số Trời, Người, Thần, Quỷ, khi Đức Phật vừa tới nơi, Ngài lại liền phóng ánh sáng nữa, chiếu khắp xung quanh, để làm gì? Đây là Ngài trải lòng từ bi giữa hàng Trời Người Thần Quỷ ban điều không sợ hãi, ban điều lành.
     Khi đang đốt xác chết, tự nhiên có hoa sen mọc từ giữa bụng xác chết mọc lên, rồi trên đài sen có hài nhi ngồi ngay thẳng.
     Về điểm kỳ đặc này, người không biết Phật pháp không thể hiểu được sự nhiệm mầu, vì sự việc nằm ngoài sự suy nghĩ, trái với Khoa học, chúng ta không thể giải thích được; nhưng chúng ta có thể hiểu rằng các cõi siêu hình, thế giới vô hình như các vị Trời, Thần, Quỷ, Ma có thể làm được một số việc mà chúng ta không thể làm, và chúng ta không thể hiểu tại sao họ có thể làm được. Vì vậy việc hài nhi ngồi trong hoa sen từ trong bụng mẹ đã chết, hoa mọc lên, là điều có thể xảy ra đối với cõi vô hình. Nói vô hình, đây chỉ là đối với mắt con người bình thường mà nói, chứ chẳng phải đối với mắt Phật, mắt của các vị có Thiên nhãn, mắt của chư Thiên, Thần, Quỷ; vì các cõi ấy đang hiện diện, nhưng với mắt người bình thường chúng ta không thể nhìn thấy họ được, nên nói thế giới siêu hình, cõi vô hình là vậy.
     Những điều khó hiểu ấy, chúng ta lấy thí dụ về ảo thuật là tầng bậc thấp; trong Đại Tạng Kinh thỉnh thoảng có nêu ra khi Đức Phật còn tại thế, có Bà La Môn thấy Ngài hiện thần thông nên khen ngợi Ngài làm ảo thuật hay, Ngài liền quở người ấy rằng Ngài không làm ảo thuật và Ngài bảo người ấy phải bỏ tà kiến ấy. Ngày nay, chúng ta đã thấy có người làm ảo thuật như chui qua cửa kính, đi trên mặt nước, đi trên không v.v...trước mắt nhiều người; chẳng ai hiểu tại sao họ làm được như vậy, như thế thì những việc xảy ra nói trong Kinh chúng ta chẳng nên nghi ngờ.
     Cũng vì sự đố kị của Ni Kiền ngoại đạo đối với Đức Phật, nên ông ta đã tìm cách chỉ bảo cho Trưởng giả Thiện Hiền không nhận đứa bé. Sự từ chối ấy cũng là “số” đứa bé sung sướng, không bị khổ chết, tại sao? Vì nếu Trưởng giả Thiện Hiền nhận đứa bé đem về nuôi, sau đó Ni Kiền Đà mới gièm pha, sẽ làm người cha ác ấy tìm cách giết đi, sẽ khổ cho đứa bé. Nhưng đó chỉ là bàn cho có chuyện, chứ một đứa bé có phước báu, khó mà hại được vậy.
     Đứa bé thực sự có phúc, nên đã được Vua nhận nuôi chứ không phải là thanh thiếu niên Thọ Mạng, vì được Vua nhận nuôi, nên Quang Minh có tới 8 bà Mẹ chứ không phải một Mẹ. Trong đời có ai được như thế không? Thông thường, chỉ có cha mẹ và một hai người giúp việc thôi, còn Quang Minh có tới tám bà Mẹ luân phiên ngày đêm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo, đó là người có đại phước mới được như vậy.
 3). DUYÊN NỐI CHA CON:
 (Còn tiếp)

__._,_.___

https://vuxep.blogspot.com/2019/04/ton-gia-thi-ba-la.html


TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT
 VÀ MỤC KIỀN LIÊN
NHẬP NIẾT BÀN 
Toàn Không
(Tiếp theo)

     Bấy giờ Tôn giả Đại Mục Kiền Liên đã diệt độ rồi, mặt đất chấn động rất lớn, Chư Thiên bảo nhau hiện đến, hầu hạ Tôn giả, đem các thứ hương hoa đến cúng dàng công đức, trên không trung nhạc Trời vang lên, chung quanh thôn Nan La Đà một do tuần (18 cây số), chư Thiên đầy cả; bấy giờ có nhiều chúng Tỳ Kheo mang các thứ hoa hương rải trên thân Xá Lợi của Tôn giả Mục Kiền Liền . . . .
--- : : ---
     Từ thành La Duyệt, Đức Phật tuần tự du hóa trong nhân gian, đến thôn Nan La Đà cùng với 500 Tỳ Kheo, lúc ấy, hai Tôn giả diệt độ chưa được bao lâu, Đức Phật ngồi giữa khoảng đất trống, Ngài im lặng quan sát các Tỳ Kheo xong bảo:
- Nay Ta quan sát các Thầy trong chúng này bị tổn giảm to lớn Vì sao thế? Nay trong chúng này không có Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, nếu phương nào có Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, phương đó chẳng trống rỗng, vì hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ưa kham nhận hàng phục ngoại đạo.
     Việc làm của Chư Phật rất kỳ đặc: có hai đệ tử trí tuệ và thần túc nhập Niết Bàn, nhưng Như Lai không buồn rầu. Ngay cả vô số Chư Phật trong quá khứ cũng có đệ tử trí tuệ, thần túc, và các chư Phật tương lai cũng sẽ có đệ tử trí tuệ, thần túc như thế.
     Tỳ Kheo nên biết, thế gian có hai nghiệp thí, đó là tài thí và pháp thí, nếu luân về tài thí thì nên theo Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên mà cầu. Nếu muốn cầu pháp thí, nên theo cầu Ta, Như lai không có tài thí; hôm nay các Thầy có thể cúng dàng Xá Lợi của Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
     Lúc ấy, Tôn giả A Nan Đà đứng lên cúi đầu lễ Phật rồi hỏi:
- Thưa Thế Tôn, làm sao cúng dường Xá Lợi của Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên?
     Đức Phật dạy:
- Nên lập tháp ở ngã tư đường lớn để Xá Lợi ở trong đó rồi dùng các thứ hương hoa cúng dường. Có bốn loại tháp nên lập, đó là: Chuyển Luân Thánh Vương, A La Hán lậu tận (hết ô nhiễm ở đời), Bích Chi Phật, và Phật. Tại sao?
1. Chuyển Luân Thánh Vương: Là Đại Vương nhân đức tu hành và dạy người mười điều thiện là: 1- Không sát sanh, 2- Không trộm cướp, 3- Không tà dâm, 4- Không nói dối, 5- Không nói hai chiều, 6- Không nói thêu dệt, 7- Không nói ác, 8- Không tham lam, 9- Không sân hận, 10- Không tà kiến; Chuyển Luân Thánh Vương có 10 công đức tu thiện và dạy người khác tu 10 điều thiện, nên xứng đáng lập tháp thờ.
2. A La Hán lậu tận: A La Hán lậu tận không còn thụ thân sau nữa, trong sạch ba độc (tham sân si), năm kết sử (tham ái, sân hận, hôn trầm uể oải, trạo hối dao động, nghi ngờ) không còn xuất hiện. Do đó, A La Hán lậu tận xứng đáng dựng tháp thờ.
3. Bích Chi Phật: Không thầy tự ngộ, trừ sạch các kết sử và ba độc, không thọ thân sau nữa. Do đó Bích Chi Phật xứng đáng xây tháp thờ.
4. Phật: Chư Phật có Thập lực, Tứ vô sở úy, kẻ không hàng phục bị hàng phục, kẻ không độ được độ, kẻ không đắc đạo khiến cho đắc đạo, người không nhập Niết Bàn khiến cho nhập Niết Bàn; mọi người thấy rồi đều hết sức vui mừng, do đó, Như lai xứng đáng được dựng tháp thờ.
 LỜI BÀN:
     Chúng ta thấy ngay từ đầu của Kinh này, Đức Phật và 500 đại Tỳ Kheo đều cùng muốn từ vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ đến vườn trúc Ca Lan Đà nước Ma Kiệt để nhập hạ. Tại nơi đây, ngày Đức Phật mới thành đạo và lập Tăng đoàn chưa được bao lâu, Ngài thu nhận hai đệ tử quan trọng, đó là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Chỉ ít ngày sau thu nhận hai vị đệ tử này, Đức Phật tuyên bố hai vị là Tỳ kheo thượng thủ, trong khi trước đó vài tháng Ngài đã thâu nhận hơn một nghìn đệ tử rồi.
     Khi tất cả đã đến vườn trúc Ca Lan Đà tại thành La Duyệt đông đủ, trước các Tỳ Kheo, Đức Phật nói rằng: “- Nay 1250 Tỳ Kheo vì các Thầy mà nhập hạ ở đây, nhưng Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên sắp diệt độ. Thế nào, Xá Lợi Phất, Thầy có kham nhận thuyết diệu pháp cho các Tỳ Kheo chăng?” Tại sao Đức Phật nói những lời này?
     Chúng ta không biết là có hay không sự thưa hỏi Đức Phật về sự nhập diệt của hai Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trước khi Ngài và 500 đại Tỳ Kheo từ vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ đi đến vườn Ca Lan Đà nước Ma Kiệt. Nhưng câu: “Nhưng Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên sắp diệt độ”, chúng ta thấy câu nói trên của Đức Phật là một lời thụ ký. Lại bởi nơi ấy trước kia hai Tôn giả nhập Tăng đoàn, nơi ấy gần nước Ma Sấu là quê hương của hai Tôn giả, và vì hai Tôn giả nên lần ấy các Tỳ Kheo đến nhập hạ tại vườn trúc Ca Lan đà vậy.
     Bởi vậy tất cả những diễn biến xảy ra sau đó, đều không ngoài dự kiến của Đức Phật, vì Ngài đã biết hết sự việc sẽ diễn biến như thế nào nên Ngài mới nói thế ấy.
     Việc Đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết pháp, đó cũng là do Ngài muốn Tôn giả để lại những lời thuyết giảng sau cùng cho các Tỳ Kheo trước khi diệt độ.
     Sau khi Tôn giả Mục Kiền Liên bị vây đánh nát thân thể, phải dùng thần túc để đến chỗ Tôn giả Xá Lợi Phất. Xuyên qua hỏi đáp của hai vị, Tôn giả Xá Lợi Phất hỏi: “Tại sao có thần thông mà không tránh đi?” Tôn gỉa Mục Kiền Liên đáp: “Xưa kia tôi tạo nghiệp quá sâu nặng nên dẫn đến thụ báo không thể tránh được, chẳng phải khi không mà thọ báo này. Thân tôi đau nhức do dập gẫy nên đến từ giã Hiền giả để nhập Niết Bàn.
     Nhưng trong vấn đề này, chính Tôn giả đã nghe Đức Phật nói: “Nhưng Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên sắp diệt đô.” Một lời dự ký như thế hẳn đã ở trong đầu hai Tôn giả rồi, nên khi sự việc xảy ra, Tôn giả Mục Liền Liên không hề dùng thần thông để tránh, mà sẵn sàng nhận nghiệp báo đến với mình.
     Rồi Tôn giả Xá Lợi Phất lại hỏi: “Các Tỳ Kheo tu Tứ Thần Túc thường nói: “Nếu họ có ý muốn trụ lại một kiếp hay hơn một kiếp, cho đến chẳng diệt độ, thì họ có thể làm được” Sao Hiền giả không trụ lại?” Tôn giả Mục Kiền Liên trả lời: “Thế Tôn chẳng bao lâu nữa sẽ nhập Niết Bàn, tôi không chịu nổi việc thấy Thế Tôn nhập Niết Bàn.”
     Thiết nghĩ Tôn giả Xá Lợi Phất đặt câu hỏi như thế để xem ý của Tôn giả Mục Kiên Liên ra sao, chứ trong ý của Tôn giả Xá Lợi Phất cũng đã biết ngay khi nghe Đức Phật thọ ký: “Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên sắp diệt độ”. Do đó Tôn giả Xá lợi Phất không hỏi nữa mà bảo Tôn giả Mục Kiên hãy chờ để Tôn giả Xá Lợi Phất nhập diệt trước; việc hai Tôn giả xin Đức Phật cho phép trước khi nhập diệt là cung cách của ngươi đệ tử thượng thủ của tôn sư là bậc Phật không thể thiếu sót vậy.

__._,_.___

Posted by: Tien Do

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List