Popular Posts

Wednesday, September 20, 2017

Làm Việc Từ Thiện


From: Binh Huynh <
Sent: Tuesday, September 19, 2017 4:40 PM
Subject: Huynh Quoc Binh- Lam Viec Tu Thien

Làm Việc Từ Thiện


Huỳnh Quốc Bình

Làm việc từ thiện tức là thể hiện tấm lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ những ai thật sự cần sự giúp đỡ từ những người có khả năng hơn những “kẻ” khốn cùng bằng tất cả sự chân thành và đến từ lòng từ tâm. Nói một cách khác, làm việc từ thiện thì phải bằng sự tình nguyện và bất vụ lợi. Bất cứ ai “làm từ thiện” ngoài tinh thần đó thì không xứng đáng gọi là làm việc từ thiện.

Người ta có bằng chứng hùng hồn rằng, lắm kẻ lợi dụng lòng hảo tâm, sự dễ tính của người khác để trục lợi và những kẻ đó đáng bị lên án hay tẩy chay thay vì ủng hộ. Sở dĩ những kẻ lợi dụng công việc “từ thiện” để làm giàu hay thủ lợi là vì còn quá nhiều người hết sức cả tin và “dễ tính”, hoặc lắm người sợ đụng vào những cá nhân “làm việc từ thiện” theo kiểu mẹ mìn, sẽ bị người khác lên án là phá hoại việc làm “nhân đạo” của người khác… Đó là lý do ít ai dám lên tiếng chống đối kẻ gian làm “từ thiện”. Kẻ gian biết tỏng cái chổ nhược hay điểm yếu đó của những người dễ tính nên chúng vẫn tiếp tục tồn tại.
tu thien- moc tui- charity__1437495
Bài viết này không dành để bài bác việc làm từ thiện của những ai có lòng từ tâm mà trái lại người viết muốn cổ vỏ cho những công việc từ thiện chính đáng. Dĩ nhiên đã nói là từ thiện mà chỉ nhắm vào một nơi nào đó cũng chưa đủ mà phải ở bất cứ nơi nào thật sự cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.

Nhắc đến công việc từ thiện thì người viết xin nêu ra một trường hợp tại tại Tiểu Bang Oregon, Hoa Kỳ. Tại thành phố Portland, Oregon, có một phụ nữ trên tuổi trung niên, độc thân, có đời sống thanh bạch, tận hiến hay hy sinh thì giờ và công sức cho công việc từ thiện. Chị công khai thành lập hội từ thiện để cùng những tình nguyện viên hoạt động và giúp đỡ những trại mồ côi và trại cùi ở Việt Nam. Vợ chồng tôi từng đến thăm viếng nơi chị làm việc và chúng tôi tin rằng làm việc từ thiện như chị thì mới xứng đáng gọi là từ thiện. Qua sự tìm hiểu của một số người có uy tín trong cộng đồng thì người ta biết rằng chị không là người có nhà cao cửa rộng, trái lại đời sống vật chất hay các tiện nghi cá nhân của chị rất giản dị. Chị đúng là mẫu người vì người khác mà quên bản thân mình. Chị sử dụng đồng tiền từ các công việc có thể gọi là “mồ hôi nước mắt” của mình và kêu gọi người khác giúp đỡ để làm từ thiện. Chị không nhân danh tôn giáo, chị không nói chuyện đạo đức hay khoát áo nhà tu, chị không nhởn nhơ ở những nơi sang trọng hay có ánh đèn màu, mà chị lại lăn xả vào những chỗ tồi tàn là nơi có trẻ mồ côi, những bênh nhân lở loét trong các trại cùi để thăm viếng và giúp đỡ những người bị xã hội ruồng bỏ….
Dù người viết không chủ trương là người Việt tỵ nạn VC tại hải ngoại phải làm cái công việc giải quyết những vấn nạn xã hội tại VN thay cho đảng cướp VC, nhưng tôi không nghi ngờ về công việc từ thiện của chị và những ai cộng tác với chị một cách bất vụ lợi.

Nước Mỹ vừa tạm trải qua các trận thiên tai tại Texas và Florida. Qua sự tường thuật của giới truyền thông Mỹ-Việt thì bão Harvey và bão Irma gây ra thiệt hại vật chất khoảng trên dưới 180 tỷ Mỹ kim. Điều này tương đương với sự thiệt hại trầm trong của trận bão Katrina tại New Orleans vào năm 2005. Và người ta cho rằng trận bão Harvey tại Houston TX gây thiệt hại nặng bởi lượng nước dâng cao tạo thành cơn lụt lội được mô tả là kỷ lục, còn cơn bão Irma ở Florida và vài tiểu bang vùng Đông Nam Hoa Kỳ thì hoành hành cũng không kém.
Đơn cử tại thành phố Dickinson, Tiểu Bang Texas, viện dưỡng lão “La Vita Bella- Assisted living facility” được mô tả là chìm dưới nước. Nhiều cao niên bị ngập dưới nước hằng giờ trước khi được tiếp cứu.

Bao lut- Nursing home Texas
Hình: Những cao niên đang ngồi trầm mình dưới nước chờ tiếp cứu

Trong các tài liệu và hình ảnh về các trận bão lụt vừa qua có nhiều hình ảnh thật sống động về sự đổ nát, điêu tàn, nhưng trong đó có một tấm hình thật đẹp. Nó không chỉ sống động về mặt quan cảnh hiện thực mà còn vượt trội về mặt tinh thần. Tấm hình cho thấy một người lính trong Lực lượng phản ứng nhanh của Hoa Kỳ- S.W.A.T. (Special Weapons and Tactics) đã bồng trên tay một phụ nữ và một một đứa bé đang ngủ say trong tay của mẹ nó. Được biết người phụ nữ này thuộc dân tộc Phi Luật Tân có chồng là người Việt Nam. Chị được người lính trong toán SWAT cứu giúp kịp thời trước cơn phong ba, bão táp. Tấm hình thật đẹp này được cả thế giới chiêm ngưỡng như một biểu tượng của tình yêu thương đích thực giữa con người với nhau, tinh thần cứu giúp người hoạn nạn…

Bao lut- Phu nu Phi- chong VN- duoc cuu giup
Xin cho tôi “lạc đề”. Nhìn hình ảnh người lính Mỹ phục vụ người dân thì không thể bỏ qua tấm hình khác tại VN được xếp vào loại “chỉ có ở Việt Nam”.

Tên VC Nguyễn Ngọc Niên, một quan chức trong đảng cướp VC, hắn là tổng biên tập báo VC và của Hội nhà báo Việt Nam, được một nhân viên cõng qua chỗ ngập nước để hắn vào cơ quan làm việc.

bao lut- Quan chuc VC bat nhan vien cong tren lung
Trở lại đề tài “làm việc từ thiện”. Từ các tự điển, sách báo, các bài giảng luận hay thuyết pháp, thuyết trình của bất cứ ngôn ngữ nào hay tôn giáo nào… Thì từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém về thể chất hay tinh thần. Các hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng tiền bạc, phẩm vật, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần…

Việc từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay là một tập thể, nhưng phải với mục đích làm làm việc tốt bằng tấm lòng yêu thương đích thực. Những hành vi, việc làm được hiểu hay được cho là tốt mà không xuất phát từ lòng thương người thật sự, hay có tính cách bất vụ lợi, hoặc chỉ làm để lấy tiếng, tạo thanh thế… Thì không được gọi là “từ thiện” mà là những cá nhân, những tập hợp hay tổ chức quyên góp tài chánh để trục lợi, cho dù những quyên góp đó có giấy phép hay không phạm luật pháp của chính quyền sở tại.

Những ai đang sống tại Hoa Kỳ thì chắc chắn không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những nạn nhân của các trận thiên tai vừa qua. Người ta không thể là một công dân Hoa Kỳ mà lại chỉ lo quyên góp tiền người dân tại Hoa Kỳ để mang về một đất nước nào đó, cho dù đó là nơi mình được sanh ra, trong khi không có một sự quan tâm nào dành cho đất nước Hoa Kỳ là chốn dung thân của mình.

Nếu có một người Việt Nam nào cho rằng tôi “vọng ngoại” thì xin cho tôi hỏi: Nếu trước ngày 30-4-75, đồng bào miền Trung bị bão lụt cần sự cứu trợ của dân miền Nam mà những người ngoại kiều sinh sống tại VN không cảm thấy động lòng, trái lại cứ tìm cách “làm từ thiện” ở bên Tàu hay bên Cam bốt, hoặc nhân cơ hội có thiên tai để đầu cơ tích trữ hầu trục lợi… Thì những người chánh gốc là Việt Nam sẽ nghĩ sao?

Nếu ai đồng thuận với nhận xét của tôi thì có thể gởi tài chánh đến chỗ nào mình tin tưởng hay nơi tiêu biểu sau đây để cứu trợ cho những nạn nhân của các trận bão nêu trên:

Ký chi phiếu cho: “General Treasurer” và gởi về: Global Treasury Services (Church of the Nazarene)
P.O. Box 843116
Kansas City, MO 64184-3116.
Ghi trong memo: “Hurricane”. Cũng có thể gọi 1.800.310.6362 để biết thêm chi tiết.

Xin cảm ơn quý bạn đọc đã chịu khó đọc đến dòng chữ này.

Huỳnh Quốc Bình (Sept. 14, 2017)
(503) 949-8752

__._,_.___

Posted by: hungthe 

BABY SIT


----- Forwarded Message -----
From: Phat Ho <phath804> wrote
Sent: Monday, September 18, 2017 4:45 PM
Subject: Fw: Fwd: BABY 


BABY SIT


“Cần người baby sit ở tại nhà, trông 3 đứa trẻ 7, 6 và 5 tuổi, làm vài công việc vặt. Có phòng riêng, lương hậu hỉ . 

Xin mời.” Ðọc hàng loạt mục cần người đến nhà giữ trẻ, tôi dừng lại ở đây, sao mà thích hợp với tôi đến thế, tôi đang tìm một nhà có đông trẻ con để đến giúp việc, vì tôi cô đơn quá đổi. Cái nghề baby sit này tôi đã nghĩ tới với rất nhiều hứng thú sau những tháng năm dài mấy lần vấp ngã trong cuộc đời. Tôi gọi phone ngay: - Hello, chào chị, tôi có đủ điều kiện để xin làm baby sit cho nhà chị đây. Giọng hớn hở bên kia đầu dây : - Chị trẻ không? khoẻ không? Em có 3 thằng con trai quậy dữ lắm, đến nỗi bác Ba hiện thời đang baby sit tụi nó chịu không thấu, bác quá mệt đòi thôi việc nên em mới đăng báo kiếm người thế vô, bác Ba làm nốt 2 tuần nữa cho tròn tháng rồi mới ra.... Chị ta nói dài quá tôi phải ngắt lời : - Tôi hiểu rồi, năm nay tôi 40 tuổi, sức khoẻ tốt. Ðược không? - Vậy thì tốt quá, coi như em nhận lời mướn chị, bữa nào mời chị đến nhà, coi những công việc bác Ba làm sao chị làm vậy. Tôi đồng ý, Hai tuần nữa tôi lại có một cuộc sống khác. Một cuốn tiểu thuyết có bao nhiêu trang buồn vui thì cuộc đời tôi cũng có bấy nhiêu trang.

Tôi là một đứa trẻ không có cha ngay từ trong bụng mẹ, nghèo khổ và lam lũ tôi sống với mẹ bữa đói bữa no trong một xóm lao động ở Việt Nam, năm tôi 12 tuổi mẹ tôi bị bệnh chết, không thân bằng quyến thuộc. Tôi bơ vơ. Tôi được một bà hàng xóm tốt bụng mang tôi đến một gia đình họ hàng của bà. Ðó là chủ hãng nước mắm ở bến Chương Dương, Sài Gòn, để tôi làm việc vặt gì thì làm, mục đích chính là họ nuôi tôi làm phước. 

Ông bà chủ có hai người con gái tuổi mười tám đôi mươi, đa số tôi làm việc vặt cho hai cô. Biết thân phận mình tôi làm việc rất chăm và ngoan ngoãn nên cả ông bà và hai cô đều thương. Ðược sống ở thành phố, bên cạnh hai cô chủ, tôi phổng phao khoẻ mạnh và đầu óc khôn ra, những sinh hoạt của họ cũng cho tôi nhiều kiến thức. Lúc nào rảnh hai cô thay phiên nhau dạy tôi học chữ. Tôi quý mến ông bà chủ hãng nước mắm lắm, tôi hay nói với ông bà con mong mau lớn con sẽ khuân nước mắm từ kho ra xe, ông bà đỡ phải mướn người ta. Nhưng chưa đến cái ngày tôi được làm công việc đó để đền ơn đáp nghĩa chủ, thì năm 1980 cả nhà ông bà tổ chức vượt biên, và tôi nghiễm nhiên đã là một thành viên của gia đình họ nên cũng được đi theo.
Năm đó tôi 18 tuổi. 

Sang đến Mỹ tôi vẫn tiếp tục làm người giúp việc cho họ. Vài năm sau hai cô học hành xong và lập gia đình, cuộc sống của tôi vẫn êm đềm theo gia đình chủ, nhưng hai cô nói tôi không thể suốt đời làm thuê làm mướn cho nhà cô mãi được, tôi đã trưởng thành cấn có một cuộc sống riêng, có vợ có chồng như người ta. Hai cô thương tôi mà nói thế, chia tay hai cô tôi buồn lắm và không tự tin chút nào, vừa xấu vừa không trình độ thì ai dám lấy tôi?

Thế mà có người thương tôi, lấy tôi, làm tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên, anh quê ở Long Ðất, Vũng Tàu, làm tài công chở người vượt biên từ ghe nhỏ ra ghe lớn, một hôm anh liều mình lên ghe lớn đi luôn, qua đây tứ cố vô thân. Anh cũng bơ vơ. Gia đình ông chủ hãng nước mắm ở California, còn tôi và chồng rủ nhau về tiểu bang Texas, nghe nói cũng đông người Việt Nam và nhà cửa thì rất rẻ so với Cali.. Sau này tôi hỏi chồng tôi với vẻ cảm động và vô vàn biết ơn rằng em xấu, em quê mùa thế tại sao anh lấy em, anh yêu em ở điểm nào ??? Anh đáp thản nhiên thời điểm đó ít người Việt Nam, đàn ông thì thừa , đàn bà thì thiếu, thà lấy em còn hơn ở giá, chứ có yêu thương gì đâu. Sự thật mất lòng, nhưng chứng tỏ là anh thành thật, thôi thì “ bèo dạt mây trôi” gặp nhau, cho đời bớt buồn, bớt khổ. Chúng tôi an phận sống bên nhau và mong muốn có một đứa con, nhưng chờ hoài hết năm nọ, năm kia, hai vợ chồng tôi mới đi bác sĩ để biết một sự thật đau lòng tôi không có khả năng sinh con. Chồng tôi thất vọng, chán nản sinh ra nhậu nhẹt say sưa, một hôm tôi biết được anh đã ăn ở với một cô gái, và cô đang mang bầu, tôi hiểu phận mình thua thiệt, tự nguyện rút lui, trả anh cho cuộc đời mới đang mở ra cho anh.

Vài năm sau tôi lập gia đình với một ông lớn tuổi, bị vợ bỏ, ông chấp nhận hoàn cảnh tôi, không cần con cái, hình như ông dị ứng với vấn đề này, ông nói con cái ở Mỹ chỉ là một lũ mất dạy. Tôi an lòng sống với ông, tưởng sẽ được hạnh phúc cho đến tuổi già.. Nhưng ông bị chết đột ngột vì bệnh tim, không kịp một lời trăn trối, nhưng cũng kịp để lại cho tôi một món tiền khá lớn... phải trả nợ cho credit card, không biết ông đã vay mượn từ lúc nào, mang tên hai vợ chồng , chỉ để đánh cá football (sau này tôi mới biết đó chính là nguyên nhân ông bị vợ bỏ, con khinh, và vất va vất vưởng như lục bình trôi sông rồi tấp vào đời tôi, để tôi phải trả một giá rất đắt cho cái hạnh phúc mà tôi chưa hề được hưởng).Tôi đã cần cù đi làm lương vài đồng một giờ trong vài năm để trả món nợ đó, tôi suy luận theo thuyết nhà Phật, có lẽ kiếp trước mình mắc nợ ông ta ? Bây giờ nợ trả hết rồi, tôi không oán hận gì ông đâu, ông hãy thanh thản giấc ngàn thu, chỉ mong rằng kiếp sau nếu có tái sinh , dù lấy ai cũng xin ông chừa thói cờ bạc, chừa đánh cá football cho vợ con ông nhờ.

Vừa xấu người, vừa xấu số, qua hai đời chồng mà chẳng được gì ngoài thất vọng khổ đau.Tôi quyết tâm an hưởng cuộc sống độc thân, tưởng rằng sẽ thanh thản mà sao buồn thế! đơn độc thế! Ðôi lúc tôi muốn quay về tìm hai cô chủ cũ đang sống ở California, nhưng lại tự ái, và phụ lòng tin tưởng của người ta nên đành thôi. Tôi cũng là một người đàn bà như bao nhiêu người đàn bà khác, cũng thèm khát một mái gia đình, những đứa trẻ thơ, để được săn sóc chúng, thương yêu chúng. Thế là tôi nghĩ đến nghề baby sit, tôi muốn được ở tại nhà chủ, sống hàng ngày với họ, để hưởng lây không khí gia đình, để gần gũi những đứa trẻ mà đáng lẽ tôi cũng có.
Tôi đã đến nhà cô chủ mới để quan sát tình hình, vợ chồng chú An giới thiệu tôi với bà Ba và 3 đứa trẻ rồi họ vội vã rời khỏi nhà, họ đang kinh doanh một nhà hàng lớn rất đông khách nên bận túi bụi, việc nhà cửa, con cái giao phó hết cho người baby sit. Lần đầu nhìn 3 thằng ranh tôi đã thích, còn chúng nhìn tôi với vẻ tò mò. Hôm nay ngày nghỉ nên chúng ở nhà đủ, bà Ba vừa làm việc vừa nói chuyện với tôi, bà hơn 65 tuổi, nhưng chưa có quốc tịch nên chưa được hưởng tiền già. Ôi, ở cái tuổi này mà phải quản lý 3 thằng vừa ăn khoẻ vừa nghịch ngợm như thế kia thì mệt thật ! 

Tôi bỗng thấy mình còn trẻ quá, sẽ đủ sức làm nữ tướng điều khiển 3 thằng lính quèn đó. Tôi tiếp tục công việc của bà Ba không khó khăn gì, sáng dạy lo cho 3 đứa đi học, trưa lần lượt đón về, chiều nấu cơm, tắm rửa cho chúng, rồi dọn dẹp nhà cửa...Tôi vừa nghiêm vừa thân thiện để chúng không ăn hiếp và không quá sợ tôi. Ai như bà Ba muốn làm cái gì cũng phải năn nỉ nào ăn cơm đi, nào tắm đi, nào thay đồ đi, v.v. ...rồi bà thương, chúng nó đâu cần cái tình thương hứa hẹn của bà để phải đánh đổi những trò chơi hứng thú của chúng. Mỗi lần cho lũ trẻ tắm là một cuộc chơi “trốn tìm” và “đuổi bắt” đầy ngoạn mục, quần áo dơ thay ra, chúng không để vào rổ trong phòng tắm mà cố tình quẳng vào kẹt tủ, gầm giường, hay góc bếp cho bà Ba tìm mệt nghỉ, bà Ba đi khắp nhà tìm quần áo dơ của chúng như tìm chiến lợi phẩm sau một cuộc giao tranh. Xong, thì 3 thằng lại xổng mất, bà phải chạy từ phòng nọ đến phòng kia, từ tầng lầu xuống tầng dưới, và ngược từ tầng dưới lên tầng lầu để tóm chúng lôi vào phòng tắm... Bà mệt và căng thẳng đến nỗi có đêm bà thấy ác mộng, 3 đứa chạy nhảy bừa bộn trong phòng tắm, nước văng tung toé, nước tràn lan lênh láng, trôi bà đi khắp nhà...Giật mình tỉnh dậy người bà còn đẫm mồ hôi, bà không tin là mình vừa ngủ mê, lò dò bật đèn ra phòng tắm, thấy mọi sự yên tịnh bình thường bà mới yên tâm vào ngủ tiếp.

Khi bố mẹ chúng ra khỏi nhà, căn nhà rộng 4,000 sqft, đẹp đẽ sang trọng, trên khu đất rộng, vườn tược xinh tươi, hàng tháng có người đến làm vườn cắt cỏ này là của tôi, tôi tha hồ ra mà đi trên cỏ non xanh mướt, ngắm hoa lá, nhìn chim bay...Những giây phút thú vị đó, tôi tin chắc rằng vợ chồng cô chủ chưa bao giờ biết đến. Vào nhà tủ lạnh đầy ngập đồ ăn, tôi muốn ăn, muốn bày món gì có mà trời biết. 

Tôi đã làm những món ăn, bánh trái khiến lũ trẻ thích mê, tôi kể cho chúng nghe những đứa trẻ bằng tuổi chúng đang ở Việt Nam, đang thiếu ăn, thiếu mặc, hay không được học hành gì cả...tôi kể về tuổi thơ nghèo khổ của tôi, chúng cảm động nghe tôi kể như nghe chuyện cổ tích, tôi dạy chúng phải biết quan tâm và giúp đỡ người khác, biết nhường nhịn thương yêu nhau. Dần dần 3 đứa đều quý mến tôi, ngoan ngoãn nghe lời tôi, chúng không nghịch phá nữa, tự mình làm những gì có thể được, tôi không phải hầu hạ chúng như bà Ba, trái lại tôi còn sai chúng làm được khối việc vặt, khi quần áo đã xấy khô, chúng gấp lại, của đứa nào đứa nấy mang về phòng, chúng vui thích vì được tự tay xếp quần áo vào tủ theo ý mình, tôi sai chúng nó lấy báo cho tôi đọc hay rót nước cho tôi uống là chuyện thường tình ở nhà, không biết bố mẹ chúng nhìn thấy có xót ruột không? chứ chúng làm với tất cả lòng hăng hái, mà tôi cũng thương yêu chúng biết bao nhiêu, không phải là nhiệm vụ của một baby sit đâu, mà bằng tấm lòng của một người mẹ.

Tôi và 3 đứa trẻ đã có những ngày êm đềm hạnh phúc, những bữa cơm chiều đầm ấm, những buổi trưa 3 đứa thì ngủ, còn tôi nằm khểnh nghe nhạc, thảnh thơi như một kẻ vô công rỗi nghề, tôi mở máy nghe Chế Linh và Tuấn Vũ, hai giọng ca mùi mẫn là thần tượng của tôi, họ hát bài gì tôi cũng thuộc dù tôi không nhớ tên tác giả, nhưng chắc chắn là không có nhạc Trịnh công Sơn, dù ai cũng khen nhạc ông ta, có nhiều câu nhạc của Trịnh công Sơn nghe “mơ hồ” quá tôi không hiểu nổi: “tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống thành hồ nước lênh đênh.” Hay “ Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...” thà cứ cụ thể, huỵch toẹt như “Ðời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn...” hay “Ðêm đêm một mùi hưong, mùi hoa sứ nhà nàng...” nghe mà thấm tới tim tới phổi, nghe mà rơi lệ. 

Nằm nghe nhạc đã, tôi ngủ thiếp đi, tỉnh dậy 3 đứa trẻ vẫn nằm ngủ bên tôi trong căn nhà sạch sẽ thơm tho, chẳng có chuyện gì phải làm, tôi vẩn vơ nghĩ tới vợ chồng cô An, không biết ngay giây phút này họ đang làm gì nhỉ ? Tội nghiệp ! chắc chú An đang bù đầu trong khói bếp mịt mù, trước kia chú có thuê đầu bếp, nhưng đứa thì làm mình làm mẩy, đi trễ về sớm, đứa thì chuyên môn ăn cắp mang về nhà toàn những món đồ biển đắt tiền .Thế là chú vừa là ông chủ vừa kiêm luôn chức đầu bếp cho chắc ăn, khỏi phải trả tiền công đầu bếp mà lại quản lý được cả đám nhân viên dưới bếp, không thất thoát hao phí đồ ăn, thực phẩm. Còn cô An cũng bù đầu không kém, như tất cả những người Châu Á làm kinh doanh, khâu tiền nong thì chỉ có ngưòi nhà hay chính chủ nhân quản lý, cô An ngồi trong quầy thu tiền, mỗi ngày phải mỉm cuời không biết bao nhiêu lần, phải Hello, Thank you với không biết bao nhiêu người, kể cả những người có bộ mặt đáng ghét nhất. 

Chín mười giờ tối cô chú An mới về tới nhà, tắm rửa và hỏi thăm con cái qua loa xong là lăn vào phòng ngủ, nếu có động đất hay trời xập chắc họ cũng không biết. Làm gì cô chú An dám mơ tới một giấc ngủ trưa thanh bình nhàn hạ như tôi? nằm nghe nhạc lâm ly sướt mướt như tôi? Làm chủ nhà hàng, khách tới ăn tấp nập, nhưng cô chú An thường không ăn nổi những món ăn của mình, ngày nào cũng ngửi, cũng nhìn thấy, họ ngán quá rồi, cô An thường mang đồ ăn do tôi nấu ở nhà , tôi làm món dưa cải muối chua với củ hành đỏ thật thơm ngon, cô An rất thích.

Từ ngày làm baby sit, ăn, ở, chủ bao nên đồng lương tôi hầu như không dùng tới, dư được bộn tiền, tôi không có họ hàng gần xa ở Việt Nam để mà giúp họ. Tôi nghĩ đến những đứa trẻ nghèo-như tôi ngày xưa- và muốn đồng tiền của tôi được hữu ích tôi liên lạc với một ngôi chùa ở Việt Nam, thông qua đó, hàng tháng tôi gởi tiền về để chùa mang đến những cô nhi viện, những nhà nuôi trẻ em khuyết tật, cho các em được thêm manh áo mới, thêm miếng ăn ngon. Nếu quả thật kiếp này làm điều lành kiếp sau được hưởng thì tôi mong sẽ có một mái gia đình và những đứa con như 3 thằng mà tôi đang baby sit là đủ rồi, chẳng mong giàu có sang trọng gì. 

Một hôm cô An mang về một tờ báo xuất bản ở Việt Nam, do người bạn cô mới đi chơi Việt Nam và mang về. Cô An chỉ cho tôi bài viết về một bà người Việt sống ở Mỹ có lòng từ tâm, hàng tháng gởi cả ngàn đô về Việt Nam để giúp các trẻ em nghèo. Cô An chặc lưỡi: - Làm điều thiện mà dấu tên, ngu thật. Người ta đâu biết mình là ai, thì hãnh diện với ai đây? Rồi cô so sánh, nửa đùa nửa thật: - Chắc bà này giàu lắm mới chi ra như thế. Mà có giàu hơn tôi được không?

Mỗi ngày nhìn vợ chồng cô An ra đi, lao vào cuộc sống, tôi biết họ kiếm ra rất nhiều tiền, bằng sức lực mồ hôi và bằng cả sự khôn ngoan sống ở đời như cô An đã từng hãnh diện khoe với tôi, chị biết không, buôn bán kiếm lời là chuyện dĩ nhiên, ngoài ra phải biết kiếm thêm, mỗi bill tính tiền ăn của khách đều cộng thuế, nhưng tôi đâu có ngu mà khai thật lợi tức của mình với sở thuế, nên hầu hết tiền lời, tiền thuế của người ta trả đều vô túi mình. 

Còn tôi, lương tháng 1,200 đồng, không kiếm thêm được đồng nào như vợ chồng cô chủ. Nhưng nếu so sánh giữa tôi và họ ai giàu hơn ? Thì... tôi chứ ai! Vì tôi còn có tiền phân phát cho người khác. Và ai sướng hơn? Thì... cũng tôi chứ ai ! vì tôi có niềm vui khi đã mang lại niềm vui cho người khác.,.
Nguyễn thị Thanh Dương

  

Tuesday, September 19, 2017

Có kiếp trước hay không?


Có kiếp trước hay không?


(Bài Nhân Quả hiện thực rất hay không mạo phạm đến niềm tin tôn giáo)

Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế? Có người đẹp kẻ xấu. Có người khôn kẻ ngu. Có người sang kẻ hèn.
Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn... là do bạn nhìn nó như vậy. Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi, máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập. Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.
Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại: Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp, người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.
Nhân quả nhãn tiền, hiện thực đấy thôi.
Chỉ do bạn không thấy.
Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.
Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.
Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.
Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.
Có một mẩu chuyện có thật được ghi lại trên một trang blog như sau:
"Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ mình và lấy ra một gói nhỏ. Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Anh bảo: Ðây không phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo thật đẹp. Anh vứt lớp giấy bọc, và lấy ra chiếc áo mịn màng và bảo: Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc! Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi. Anh đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm. Vợ anh vừa mới qua đời...
Quay sang tôi, anh bảo: Ðừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi! Có thể sẽ không có dịp nào đặc biệt như ngày hôm nay. Thế nên, điều gì đáng bỏ công, đáng làm, hãy làm từ ngày hôm nay. Ðiều gì chúng ta muốn làm cho anh em mình, hãy làm ngày hôm nay, đừng để ngày mai khi mà chúng ta không còn cơ hội để tỏ lòng quan tâm, yêu thương chăm sóc anh em mình. Ðừng để những giọt nước mắt của nuối tiếc chảy dài trước chiếc quan tài mà người ta yêu đã nằm bất động chẳng còn có thể hạnh phúc khi được chúng ta quan tâm, chăm sóc, yêu thương."
Vâng, có lẽ lúc này, chúng ta cũng nuối tiếc một điều gì đó khi đứng trước nấm mồ của người thân yêu chúng ta. Có những điều, những việc, những lời nói đáng lý chúng ta phải dành cho họ, nhưng chúng ta lại chần chừ, lại trì hoãn. Nhưng giờ đây, chúng ta không còn cơ hội để làm điều gì đó cho họ. Họ cũng không còn cần những điều ấy nơi chúng ta. Họ đã ra đi và bỏ lại tất cả những vui buồn của kiếp người. Họ không còn cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta đối xử ân cần, chân thành với họ. Họ cũng không còn những giọt nước mắt tủi hận vì sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chúng ta. Ðối với họ giờ đây, những tình cảm, những vật chất mau qua đã không còn giá trị, đã không đủ mang lại niềm vui hay buồn đau cho họ. Vậy giờ đây, họ cần điều gì nơi chúng ta?"
Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. "Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.
Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.
Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn.
Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.
Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.
Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.
Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích.
Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.
Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi
Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường)
Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến.
Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây.
Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.
Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi.
Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ.
Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.
Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.
************
Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.
Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự nhủ: “Mai mốt tôi sẽ gửi” thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được...
Copy từ Hoạ Sĩ ViVi


Hình ảnh nội tuyến 1th

-.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

__._,_.___

Posted by: nguyenvan nam

Friday, September 15, 2017

CHIẾC QUAN TÀI.


         Baì viết cảm động về hình anh̉ cuả một TT yêu nước thương dân, ht

----- Forwarded Message -----
From: van tran 
 CHIẾC QUAN TÀI. 


                                    … Anh trở về … có khi là hòm gỗ cài hoa …
              Anh trở về … bằng chiếc băng ca … trên trực thăng mang màu tang trắng ….

unnamed-6
            Sáng nay đưa một người bạn từ Thái Lan về lại USA, tự nhiên bỗng thấy thương bạn mình, thương lắm… về lại Hotel Lobby ngồi uống coffee, mở laptop ra đọc tin tức, tài liệu, và sẵn viết tiếp tục những bài viết trong mục “Ly coffee đầu ngay và bài bình luận” mà 6 ngày nay “bận đi chơi nên gián đoạn”, để chia sẻ với đồng nghiệp, đồng hương, thân hữu, và nhất là bạn đọc trên FaceBook, và website…
unnamed-2     Một bản tin thật xúc động không nói nên lời, đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn thấy “đau” !. Tổng thống Donald Trump đi cùng cô con gái ra phi trường đón nhận chiếc quan tài của một quân nhân Hoa Kỳ vừa làm xong nhiệm vụ… “không thành” !. Đều đáng ghi nhận ở lúc này là một việc làm đơn giản, nhưng nói lên được một vị Tổng Tư lệnh “mới toanh” của Hoa Kỳ, ông Donald Trump chưa từng làm chính trị, mà cũng chẳng bao giờ giao du với giới quân đội trước khi ông ứng cử, và bên cạnh hiện tại biết bao nhiêu công việc đang đè nặng trên vai ông, trên vai Chính quyền ông, nhưng ông cảm nhận được sự mất mát của gia đình người quân nhân, mất mát một đứa con của quốc dân Hoa Kỳ, và chính bản thân ông. Tổng thống Trump ra lệnh ngưng lại hết tất cả, để đi đón “Chiếc quan tài” của một người lính Navy Seal đang chiến đấu, thì phải “bỏ cuộc” để mặc chiếc áo gỗ trở về Hoa kỳ. Hình ảnh này chưa từng thấy ở bất cứ vị Tổng thống tiền nhiệm “nhiều kinh nghiệm” chính trị, quân sự nào cả … Thường chúng ta chỉ thấy các Tổng thống tiền nhiệm đợi đến ngày “Cựu chiến  binh” mới xuất hiện hoặc đọc bài “điếu văn”, hay khi nhận hung tin cả toán quân, cả đoàn quân, và cả “hàng hàng” quan tài trở về từ chiến trường , thì “may đâu” mới có Tổng thống ra tận máy bay đón chào, chứ không chỉ có một quan tài của một người quân nhân Mỹ… Nhưng, rất tiếc những việc làm thiện tâm của tân Tổng thống Donald Trump thực hiện thì giới Truyền thông bao chí Hoa Kỳ rất thích “tịnh khẩu”… sao ngộ nhỉ !!
unnamed-5      Qua bài viết “đánh Biệt kích” của Nhà bỉnh bút Nguyễn Đạt Thịnh, ông cũng nói lên ít nhiều hình ảnh vị tân Tổng thống Hoa Kỳ đã làm một điều rất đẹp… đó là sự đáng kính mến của ông dưới con mắt của quốc dân (mặc dù, lúc nào Nhà bỉnh bút gốc Việt này cũng viết bài chống báng ông Trump nói riêng, và đảng cộng hòa nói chung một cách triệt để)…
            “Đánh Biệt kích” là sử dụng một đơn vị nhỏ, vô cùng thiện chiến, mà được huấn luyện đặc biệt về kỹ thuật đột ngột tấn công địch quân, đánh nhanh, đánh tàn khốc ngay từ những phút đầu để đạt tối đa kết quả, rồi cũng nhanh chóng rút lui, trước khi địch kịp phản ứng ....
            Năm ngày sau khi nhậm chức, và trong bữa ăn tối thứ Tư, 25 tháng Giêng, 2017 với tân Bộ Trưởng Quốc Phòng - Đại Tướng về hưu James Mattis- Tổng Tư Lệnh Donald Trump đã chuẩn thuận cho thực hiện cuộc đột kích ngày 28 tháng 1, vào một căn cứ của Qaeda tại Yemen. Cuộc tấn công biệt kích này mang danh xưng ngụy trang Yakla raid.
            Tham dự bữa dạ tiệc còn có Phó Tổng Thống Mike Pence, Cố vấn An ninh Michael T. Flynn, Đại Tướng Joseph F. Dunford Jr. Tổng tham mưu Trưởng quân lực Hoa Kỳ, và hai Cố vấn Jared Kushner, Stephen K. Bannon -những nhân vật tạo thành “Bộ tham mưu Quân sự” của Bạch Cung.
            Trực thăng đưa họ vào triền núi Yakla để tấn công căn nhà của Lãnh tụ Al-Qaeda Abdul Rauf al-Dhahab; trên đường bay vào mục tiêu toán biệt kích nhận được tin là địch đã được báo động, và đang bố trí phòng thủ.
            Mất yếu tố bất ngờ, đáng lẽ cấp Chỉ huy hành quân phải ra lệnh hủy bỏ cuộc đột kích, nhưng họ chỉ thông báo trên máy truyền tin cho toán Biệt kích biết, rồi để mặc cuộc hành quân diễn tiến.
unnamed    Do đó, ngay khi nhảy ra khỏi trực thăng, những người lính Biệt kích đã bị địch quân chào đón bằng nhiều loạt đạn AK- 47. Trực thăng võ trang bắn tới tấp vào quân Al Qaeda, trợ chiến cho người chiến sĩ Biệt kích. Một chiếc Bell Boeing V-22 Osprey bị hư hại trong lúc đáp xuống đổ quân, gây thương tích cho ba chiến sĩ Biệt kích, chiếc trực thăng V-22 Osprey đó - trị giá $75 triệu phải phá hủy bằng bom ngay !.
            Anh Biệt kích Chief Petty Officer William Owens tử trận trong 50 phút kịch chiến với quân Al Qaeda; Không quân trợ chiến gây nhiều tổn thất cho thường dân Yakla; trong số thường dân tử nạn có cô bé 8 tuổi, con của Nhà tu chống Mỹ Anwar al-Awlaki.
            Ông này bị drone giết ngày 30 tháng Chín, 2011, tại Al Jawf Governorate, Yemen.
            Trong một thông cáo, Tướng Mattis xác nhận người chiến sĩ tử trận là Chief Petty Officer William “Ryan” Owens, 36 tuổi, và ca tụng Owens đã “dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho đất nước, và bảo vệ truyền thống cao thượng của người lính Mỹ !.”
unnamed-4     Bản thông cáo còn viết là cuộc đột kích giết 14 địch quân, trong số này có ba Lãnh tụ Al Qaeda. Owens nhập ngũ vào tháng Tám 1998, anh được thăng cấp “Chief” tháng Chạp 2009; anh được tưởng thưởng ba Huy chương đồng, hai trong ba Huy chương này có kèm theo chữ V - có nghĩa là Combat Valor - Anh dũng trên chiến trường.
            Anh tử trận trong trận đánh biệt kích vào xào huyệt địch.  Ngoài anh, lực lượng hành quân còn có sáu người bị thương.
Hôm thứ Tư mùng 1 tháng Hai, Tổng Thống Donald Trump đã cùng Ái nữ Ivanka Trump đến Căn cứ Không Quân Dover, Tiểu bang Delaware,  để đón thi hài anh “Ryan” Owens. Anh là Tử sĩ đầu tiên chết trong lúc phục vụ dưới quyền Tổng tư lệnh Trump.
unnamed-7(hình: biệt ký Navy Seal -William Owens).
            Đánh Biệt kích là lối đánh duy nhất có tiềm năng giúp Hoa Kỳ chiến thắng quân khủng bố IS và Al Qaeda, mà không phải trả cái giá quá đắt của chiến thuật cổ điển. Người lính Hoa Kỳ vô cùng can trường lại được trang bị hùng mạnh, được yểm trợ bằng một hỏa lực khiếp đảm, giúp họ tạo ra nhiều chiến công thần thoại ....
            Thành công nhất trong chiến thuật “đánh Biệt kích” là cuộc hành quân Operation Neptune Spear thực hiện ngày mùng 2 tháng 5, 2011, tấn công xào huyệt ẩn trốn của Trùm khủng bố Osama bin Laden, gã  sáng lập ra lực lượng Al Qaeda.
            Lực lượng tấn công là Toán Sáu, Người Nhái. Trách nhiệm tổ chức cuộc tấn công là CIA, cộng tác với JSOC (Joint Special Operations Command-Bộ Chỉ Huy Phối Hợp Chiến Tranh Đặc Biệt).
unnamed-3     Hai tiếng đồng hồ trước phút khởi diễn hành quân, Bộ tham mưu Chiến tranh của chính phủ đã tụ họp tại Bạch Cung để chứng kiến trận đánh được trực tiếp truyền hình.
            Tổng cộng lính Biệt kích Mỹ giết 5 tên khủng bố trong sào huyệt Pakistan của bin Laden, và bắt sống 18 tên khác. Chiến tranh chống khủng bố Hồi Giáo không gây cho Mỹ những tổn thất quá đáng như vậy, nhưng lại dài hơn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, và học hỏi hơn nữa ....
            Bất cứ người quân nhân nào của Hoa Kỳ cũng được kính mến, và được biết ơn. Họ là những người con yêu quý của quốc dân siêu cường này. Họ được đón tiếp trong vinh dự, hùng hồn sau những cuộc chiến trở về, và bên cạnh họ luôn được đón nhận một cách trân trọng, kính thương,  khi họ trở về nằm trong chiếc quan tài. Đặc biệt, lần này chính đích thân Tổng thống Donald Trump, và Ái nữ Ivanka Trump ra tận phi trường đón nhận một chiếc quan tài người lính Biệt Kích Seal mang tên  William “Ryan” Owens. Anh đã hy sinh cho Tổ quốc, anh nằm xuống trong Vinh quang, mặc dù công việc chưa hoàn thành. Tân Tổng thống Trump đầu tiên đón nhận anh về với một tấm lòng biết ơn bằng trái tim của một công dân Hoa Kỳ…
            Thật cảm động !!
            PHAN NGUYÊN LUÂN. ./.
Yahoo! Groups

.
 
__,_._,__

__._,_.___

Posted by: hungthe 

Tuesday, September 12, 2017

Mày không làm Việt Gian , thì bố mày , ông nội , ông cố mày làm Việt Gian .



Mày không làm Việt Gian , thì bố mày , ông nội , ông cố mày làm Việt Gian .  

  CS trong tù " học tập cải tạo " cứ kêu TT VNCH bằng thằng : thằng Diệm, thằng Thiệu   ...
Trong một buổi học tập tù chính trị , một cán bộ oang oang kêu "...Thằng Riệm làm Việt gian bán nước cho Tây ..."
  Một sĩ quan " ngụy "  , nghe chướng tai liền đứng lên phản đối :  
    - Thưa cán bộ , ông Diệm lớn lên thì Thực dân Pháp đã đặt nền móng vững chắc đô hộ VN rồi , hêt quân kháng chiên , còn hoàng đế Bảo Đại hoàn toàn ảnh hưởng theo Pháp , thì làm sao ông Diệm làm Việt gian  cho Pháp được ?
   Anh cán bộ ú ớ , mặt đỏ lên :
-  Ù nhỉ ... Mà Thằng Riệm không làm Việt gian thì bố nó làm ... Tam đại Việt gian mà .
   Có tiếng cười lên trong nhóm tù , một sĩ quan tù khác đứng lên :
    -  Thưa cán bộ , Cụ Ngô Đình Khả làm Quan Đại Thần ,Thượng Thư Bộ Lại cho Vua Nhà Nguyễn , được Vua Thành Thái tin nhiêm, thì không thể làm Việt gian được ạ.

   Anh cán bộ quát tháo : 
- Bố nó không  làm thì ông nội , ông cố nó làm.  Nghe chửa ?  Không được cãi , hiểu chửa ?  Thế các anh có biết một tên theo đạo Tây  , tên là Trương Quang Ân , làm Việt gian bắt vua Hàm Nghi không ?  Công giáo Việt gian đấy .
   Cả đám không dám cười lớn , chi cười khuc khich .
Cán bộ vỗ bàn quát :
-  Các anh lại cố ý cười . Phải nói cho tôi biết tại sao ?
  Một  sĩ quan " ngụy " già xin giơ tay :
    " Thưa cán bộ , Việt gian chỉ cho Pháp bắt vua Hàm Nghi là Trương Quang Ngọc , tên này không phải theo đạo Tây . Cán bộ dạy sai rồi . Còn Trương Quang Ân là Tướng VNCH ạ .
    Anh cán bộ giận quá , hét lên :  
" Tôi dạy các anh là phải đúng . Tất cả không được cãi . Nghe chửa ? Ai cãi hay phát biểu phản động là chết . Phải bị cùm chân , bỏ đói ,  nhôt trong thùng sắt đậy kín sáu tháng kể từ giây phút này . Nghe rõ chửa ? 

Nếu không phải Trương  Quang Ân làm Việt gian , thì bố nó là Trương Bửu Diệp làm Việt gian cho Pháp . Hiểu chửa ?

   Cả nhóm tù đói meo ốm nhom ...im lặng .

  Sưu tầm trên Facebook
     Nguyen Tam















Sunday, September 10, 2017

Ngươi vợ Lính

Thưa,
Nếu bà khong có con nhỏ thì bà muốn tự sát cũng khong ảnh hưởng đến ai. Khi đã có con nhỏ rồi thì cái bổn phận làm mẹ phải cao hơn cá nhân bà. Bà khong thể chỉ nghĩ đến bà nửa.

Sent from my iPhon

On Sep 9, 2017, at 11:11 PM, Hank Music [ChinhNghiaViet] <> wrote:
 
Hoàn toàn đồng ý với bạn . Nghĩ như bạn là thiết thực .
  Tuy nhiên , có thể bào chữa cho người phụ nữ này là : Bà thuộc thế hệ có tâm lý "không thể chịu sống nhục được " không thể ăn nằm , vui  vẻ , nhởn nhơ với kẻ mình không yêu .
    Tâm lý này cũng giống như người Samourai , ( Nhật bản),tự mổ bụng mình  khi bị làm nhục , hay làm điều trái với đạo lý .


On Sunday, September 10, 2017, 2:58:21 AM CDT, Laura Kinkley t [ChinhNghiaViet] <> wrote:


 
Người phụ nữ trong câu chuyện hành động thiếu suy nghĩ. Bà làm cho các con bà mất một người mẹ, chồng bà mất một người vợ, một người đàn bà khó tìm được trên đời. 

Bà chết rồi thì hết, nhưng bà khong nghĩ tới các con bà mồ côi mẹ khong có tình mẩu tử. Nếu bà còn sống thì có ngày còn sum hợp.
Bà suy nghĩ thiếu thật tế và lổi thời!!!
Mạng sống là quý hơn tất cả trên đời!


Sent from my iPhone

On Sep 9, 2017, at 6:15 PM, Hank Music [ChinhNghiaViet] <> wrote:
 
 { Chuyện nghe như có thật , không bịa , rất cảm động . Tuy nhiên có người sẽ phê bình là người vợ  quá vôi vàng , thiếu kế hoạch ? Thế nhưng nên xét kỹ lúc đó là  lúc giao thời (A), hơn nữa đây là người phụ nữ Việt Nam mẫu mực - thờ chồng nuôi con - từ bao nhiêu thế hệ , vẫn chịu hy sinh cho hạnh phúc gia đình . ( như Khổng tử nói :" lo trước thiên hạ , và vui sau thiên hạ " ).
    
       (A) chứ không như thời hiện tại - ở V.N. ,sau bao nhiêu năm suy thoái về đủ mọi mặt - tinh thần , vật chất , giáo dục , phong hóa ; nhìn  xung quanh chỉ thấy một xã hội đảo điên , mánh mung , gian dối ; thì khó thấy một con người có cái suy tư ( đáng kính ) như vậy ; dù là người phụ nữ chân chất của miền Nam, hay người Bắc di cư (54)! }

----- Forwarded Message -----
From: Thanh Le  [Daploisongnui] <>
Sent: Saturday, September 9, 2017, 9:41:09 PM CDT
Subject: [Daploisongnui] Ngươi vợ Lính


 
Joseph Pham
Lê Nguyễn Ái Nhi
13 giờ ·
..
...
Status trên trang anh Tri Bui.
Vương ơi, tôi kể Vương nghe một chuyện tình...
Một sĩ quan sau hơn 6 năm cải tạo trở về...Vào nhà thì thấy cái nón cối !
Vợ ra nói: - Anh xuống dưới nhà ở, cái phòng cạnh bếp. Em đã có chồng, chính ông ta xin cho anh về.
Ngày 30-4-75, bà vợ tuổi mới 25, trước kia là tiểu thư, hoa khôi, con nhà rất giàu, ở nhà villa lộng lẫy 3 tầng má ruột cho, nhà có xẩm giúp việc, bất cứ cái gì cũng không phải đụng đến ngón tay.
Sau 30-04-75, ba mẹ ruột thì không tin tức, ba mẹ chồng thì đã mất.
Cán bộ việt cộng "lớn" đến cho biết nên đi ngay vùng kinh tế mới, giao nhà cho nhà nước, thì chồng sẽ được tha sau khi học tập tiến bộ. Sau đó tên cán bộ nói nếu chịu lấy hắn, nhà sẽ còn và không phải đi kinh tế mới, và hắn sẽ nuôi cả nhà và lo cho chồng được tha về.
Bà vợ ra điều kiện phải lo cho chồng được tha, và khi về phải lo ngay cho chồng và các con vượt biên chính thức, thì bả sẽ đồng ý là vợ hắn. Tên cán bộ đồng ý.
Bà vợ xuống dưới nhà nói với chồng cũ :
- Trong hai tuần đầu anh ở nhà, chơi với các con, sau đó sẽ tính sau.
Năm hôm sau thì bà vợ báo cho chồng biết :
- Em đã lo cho anh và các con vượt biên chính thức, anh và các con sẽ mang tên Tàu, nhớ học thuộc kỹ tên Tàu nghe. Tối nay sẽ có người đón anh và các con đi, em chỉ xin anh một điều, là khi đến nơi an toàn, thì điện về ngay cho em biết.
Khi nhận đuợc tin chồng và các con đã an toàn đến Bến Bờ Tự Do thì bà vợ mừng như điên và hôm sau uống thuốc độc tự tử chết luôn.
Chồng được tin như sét đánh ngang tai. Thề ở vậy, không tái giá, gà trống nuôi con ăn học thành tài...
Và cho đến giờ vẫn độc thân. Thú vui duy nhất là ngày ngày lui tới thăm các cháu nội, ngoại...

__._,_.___
Posted by: Laura Kinkley 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List