Thói
vô ơn
Người Việt và Thói Vô Ơn
Đinh Nghệ An
Những câu mang tính
giáo dục nhân bản như "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ
trồng cây" đã đến với người Việt từ thời thơ ấu, nhưng chúng nhanh chóng
tan biến cùng với sự trưỏng thành. Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người
Việt mang nặng thói vô ơn.
Người Việt trong nước thường lười nói 2 chữ "cám ơn" khi được giúp đỡ, mặc dù đó chỉ là hình thức. Dường như họ sợ rằng nói thế là thừa nhận mình mang ơn, trong khi họ thật sự được giúp đỡ. Đó chính là thói vô ơn.
Một hình thức khác là khi đã được giúp đỡ, người Việt thường tìm cách biện minh, nhằm tránh phải mang ơn, đại khái như "anh ta giúp tôi vì đó là tiền chùa", hay tệ hơn nữa "anh ta giúp tôi, hẳn tiền đó anh ta có được 1 cách bất hợp pháp". Chúng ta nên thừa nhận ơn nghĩa của người giúp đỡ, còn phần thứ 2 là "tiền của người giúp đỡ có được bằng cách nào hay anh ta giúp đỡ với mục đích gì" lại là chuyện khác. Nếu áy náy về phần thứ 2 thì xin đừng nhận, còn khi đã nhận thì phải chấp nhận sự mang ơn. Nhiều khi chẳng có bằng chứng gì để áy náy về số tiền ấy nhưng họ cố gắng vẽ vời, tưởng tượng, thậm chí lừa dối cả chính mình, để phủ nhận việc mình cần mang ơn và phủ nhận luôn lòng tốt của người giúp đỡ.
Còn nữa, người Việt thường không lưu tâm đến sự cố gắng, công sức và tâm huyết của người giúp đỡ mà họ chỉ nghĩ đến bản thân mình và món quà được nhận. Đây là điều mà các tổ chức từ thiện tại Việt Nam thường xuyên chứng kiến. Khi đến các địa phương làm từ thiện, các tổ chức này thường phải mời viên chức chính quyền địa phương cùng đến, nếu không sẽ gặp rắc rối (đây là hình thức tranh công liên quan đến việc thiếu lòng tự trọng của người Việt mà tôi sẽ đề cập vào 1 dịp khác) mặc dù chính quyền chẳng đóng góp gì. Thế mà phát biểu sau khi giúp đỡ thường là "cám ơn đảng và nhà nước ta ...".
Tôi nghĩ những người làm từ thiện đều biết rõ tình trạng bị tẩy não tại Việt Nam và thường họ không trách móc gì, thậm chí còn thương hại hơn vì thấy rằng những người dân ấy cần được giúp đỡ nhiều hơn nữa về những mặt khác. Bạn thân tôi cũng thế, nhưng qua việc ấy cũng phải thừa nhận 1 điều, đó là bằng chứng của thói vô ơn của nhiều người Việt.
Những người dân quê thì thế, còn những thành phần khác thì sao? Khá hơn, nhưng chẳng bao nhiêu. Có rất nhiều lần tương tự, và đây là 1 trường hợp cụ thể mà tôi nhớ được về thói vô ơn của thành phần tự cho là trí thức. Trong 1 lần sang Hàn Quốc thi đấu, đội bóng Việt Nam được 1 công ty Hàn Quốc tài trợ chi phí ăn ở. Thế là không ít tờ báo đăng tin "1 công ty Hàn Quốc xin được tài trợ cho đội tuyển Việt Nam" với đầy vẻ tự hào. Câu này phản ảnh nhiều điều và 1 điều quan trọng là thói vô ơn. Với thương trường, ai cũng biết công ty ấy có quyền lợi ở 1 hình thức nào đó chứ không phải cho không, nhưng, như đã nói trước đây, đó là chuyện khác. Còn bản thân mình thì phải biết mình đang "ăn cơm của họ". Các bạn cũng có thể thấy những ví dụ tương tự qua nhiều bài viết trên báo Việt Nam hiện nay.
Còn chính phủ Việt Nam ? Những người làm trong chính phủ cũng là người Việt, nhưng ở môi trường chính trị cơ hội của sự tráo trở lớn hơn rất nhiều, nên nếu chính phủ Việt Nam còn vô ơn hơn người dân Việt cũng là điều dễ hiểu. Hãy điểm sơ 1 vài sự kiện kẻo "Nhà Nước ta" lại bảo "bịa đặt, xuyên tạc lịch sử".
Năm 1945, chính phủ Việt Nam kêu gọi nhân dân đóng góp tài chánh cho ngân sách quốc gia, và đã thu được 1 số tài sản rất lớn. Nếu không có số tài sản ấy thì chính phủ đã sụp đổ rồi vì thời điểm đó, chẳng có quốc gia giúp đỡ chính quyền non trẻ tại Việt Nam, bất kể chính kiến. Hầu hết người đóng góp đều là thương gia hoặc địa chủ vì họ mới là thành phần có tài sản (công nhân và nông dân thì ngay cả ngày nay cũng chẳng đủ ăn, lấy gì đóng góp). Nói cụ thể là chính phủ Việt Nam đã xách bị gậy vào nhà các thương gia và địa chủ xin ăn. Các thương gia, địa chủ chẳng những cho cơm ăn mà còn cho áo mặc, thuốc men, vốn liếng làm ăn. Thế mà khi "thằng ăn mày" khỏe mạnh thì hắn ra chính sách "Cải Cách Ruộng Đất", "Đấu Tranh Chống Tư Sản Mại Bản", và biết bao nhiêu thương gia, địa chủ khánh kiệt, tù tội và chết chóc. Như thế chẳng phải vô ơn thì là gì?
Trong thời gian đánh Mỹ, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những hỏa tiễn hiện đại nhằm chống các cuộc không kích của Mỹ, nhất là để đối phó với máy bay B52. Thế nhưng ngay sau đó, chính phủ Việt Nam đã tung tin, và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, rằng hỏa tiễn Liên Xô không đủ hiện đại mà phải nhờ kỹ sư Trần Đại Nghĩa chỉnh sửa mới bắn hạ được B52. Chẳng cần đến những "bật mí" của các cựu chiến binh trong quân đội, với chút suy nghĩ thì mọi người đều thấy ngay là trò bố láo. Ngay cả ngày nay, Việt Nam còn chưa chế tạo được những con ốc trong xe hơi thì trong thời kỳ ấy, cơm còn chưa có ăn, chẳng lẽ sửa hỏa tiển bằng mỏ-lết à? Dĩ nhiên đây là mục đích tuyên truyền, kích khích tinh thần AQ của người Việt (vốn đã rất lớn) thì nó cũng nói lên cái thói vô ơn của chính phủ Việt Nam. Cái này chẳng khác gì sau khi xin được cơm, thằng ăn mày lại bảo nhờ ta chế biến mà cơm của nó mới có thể ăn được.
Đó là vài trong vô số sự kiện trước đây, và ngày hôm nay cũng chẳng khá hơn. Các bạn có thể nhận thấy qua các sự kiện viện trợ, đầu tư của nước ngoài, cùng nhiều hình thức khác đối với người trong nước.
Người Việt ở nước ngoài thì sao? Cũng chẳng khá hơn. Biết bao nhiêu thuyền nhân, những kẻ mà có lúc sống mà tưởng chết, được các quốc gia phương tây cho nhập cư, tạo công ăn việc làm, xây dựng cuộc sống mới, với nền giáo dục tiên tiến, tuơng lai rực rỡ cho con cháu họ. Thế nhưng họ đã đối xử với đất nước cưu mang mình thế nào? Tương tự, một trong những đợt di dân lớn nhất tại Mỹ là những người đi theo diện HO, được chính phủ Mỹ đón họ bằng máy bay, với rất nhiều ưu đãi. Hầu hết những người HO này đều có 1 cuộc sống rất cơ cực tại Việt Nam, tương lai thì u ám, thậm chí không có điều kiện để nghĩ đến tương lai, và sang Mỹ thực sự là cuộc "lên Voi" với họ. Thế nhưng họ đã đối xử với nước Mỹ thế nào? Không phải tất cả, nhưng hầu hết người Việt sinh sống tại hải ngoại đều cố gắng trốn thuế, thậm chí coi đó là mục tiêu hàng đầu, làm gì cũng phải xem xét mục tiêu đó trước. Nếu họ có đóng 1 khoảng thuế nào đó thì chỉ vì họ không thể trốn. Có nhiều hình thức đóng góp cho xã hội, nhưng đóng thuế là hình thức đầu tiên, cụ thể nhất và cũng là quan trọng nhất.
Ngay cả đối xử với các thành viên trong xã hội cũng thế, họ vẫn luôn tìm cách biện minh để không phải mang ơn những kẻ giúp đỡ mình. Tôi đã được nghe nhiều lần về chuyện cuối năm các công ty thưởng cho nhân viên 1 số tiền nào đó và luôn nghe lời giải thích "tụi nó chẳng phải tốt lành gì, không thưởng cho mình thì số tiền đó tụi nó cũng phải đóng thuế vậy." Phải, tiền đóng thuế dựa theo thu nhập, nhưng họ quên hoặc cố tình quên 2 điều. Thứ nhất là chủ hãng vẫn có nhiều cách khác (như làm từ thiện v.v) để được miễn đóng thuế cho số tiền ấy. Thứ hai là chính họ mong muốn nhận số tiền thưởng ấy từ chủ hãng. Thế nhưng khi nhận được thì họ không hề nghĩ đó là sự giúp đỡ.
Tôi còn nhớ Việt Nam cũng có câu "giúp vật, vật trả ơn, giúp nhân, nhân trả oán". Phải chăng thói vô ơn đã là bản chất!
Đinh Nghệ An
Người Việt trong nước thường lười nói 2 chữ "cám ơn" khi được giúp đỡ, mặc dù đó chỉ là hình thức. Dường như họ sợ rằng nói thế là thừa nhận mình mang ơn, trong khi họ thật sự được giúp đỡ. Đó chính là thói vô ơn.
Một hình thức khác là khi đã được giúp đỡ, người Việt thường tìm cách biện minh, nhằm tránh phải mang ơn, đại khái như "anh ta giúp tôi vì đó là tiền chùa", hay tệ hơn nữa "anh ta giúp tôi, hẳn tiền đó anh ta có được 1 cách bất hợp pháp". Chúng ta nên thừa nhận ơn nghĩa của người giúp đỡ, còn phần thứ 2 là "tiền của người giúp đỡ có được bằng cách nào hay anh ta giúp đỡ với mục đích gì" lại là chuyện khác. Nếu áy náy về phần thứ 2 thì xin đừng nhận, còn khi đã nhận thì phải chấp nhận sự mang ơn. Nhiều khi chẳng có bằng chứng gì để áy náy về số tiền ấy nhưng họ cố gắng vẽ vời, tưởng tượng, thậm chí lừa dối cả chính mình, để phủ nhận việc mình cần mang ơn và phủ nhận luôn lòng tốt của người giúp đỡ.
Còn nữa, người Việt thường không lưu tâm đến sự cố gắng, công sức và tâm huyết của người giúp đỡ mà họ chỉ nghĩ đến bản thân mình và món quà được nhận. Đây là điều mà các tổ chức từ thiện tại Việt Nam thường xuyên chứng kiến. Khi đến các địa phương làm từ thiện, các tổ chức này thường phải mời viên chức chính quyền địa phương cùng đến, nếu không sẽ gặp rắc rối (đây là hình thức tranh công liên quan đến việc thiếu lòng tự trọng của người Việt mà tôi sẽ đề cập vào 1 dịp khác) mặc dù chính quyền chẳng đóng góp gì. Thế mà phát biểu sau khi giúp đỡ thường là "cám ơn đảng và nhà nước ta ...".
Tôi nghĩ những người làm từ thiện đều biết rõ tình trạng bị tẩy não tại Việt Nam và thường họ không trách móc gì, thậm chí còn thương hại hơn vì thấy rằng những người dân ấy cần được giúp đỡ nhiều hơn nữa về những mặt khác. Bạn thân tôi cũng thế, nhưng qua việc ấy cũng phải thừa nhận 1 điều, đó là bằng chứng của thói vô ơn của nhiều người Việt.
Những người dân quê thì thế, còn những thành phần khác thì sao? Khá hơn, nhưng chẳng bao nhiêu. Có rất nhiều lần tương tự, và đây là 1 trường hợp cụ thể mà tôi nhớ được về thói vô ơn của thành phần tự cho là trí thức. Trong 1 lần sang Hàn Quốc thi đấu, đội bóng Việt Nam được 1 công ty Hàn Quốc tài trợ chi phí ăn ở. Thế là không ít tờ báo đăng tin "1 công ty Hàn Quốc xin được tài trợ cho đội tuyển Việt Nam" với đầy vẻ tự hào. Câu này phản ảnh nhiều điều và 1 điều quan trọng là thói vô ơn. Với thương trường, ai cũng biết công ty ấy có quyền lợi ở 1 hình thức nào đó chứ không phải cho không, nhưng, như đã nói trước đây, đó là chuyện khác. Còn bản thân mình thì phải biết mình đang "ăn cơm của họ". Các bạn cũng có thể thấy những ví dụ tương tự qua nhiều bài viết trên báo Việt Nam hiện nay.
Còn chính phủ Việt Nam ? Những người làm trong chính phủ cũng là người Việt, nhưng ở môi trường chính trị cơ hội của sự tráo trở lớn hơn rất nhiều, nên nếu chính phủ Việt Nam còn vô ơn hơn người dân Việt cũng là điều dễ hiểu. Hãy điểm sơ 1 vài sự kiện kẻo "Nhà Nước ta" lại bảo "bịa đặt, xuyên tạc lịch sử".
Năm 1945, chính phủ Việt Nam kêu gọi nhân dân đóng góp tài chánh cho ngân sách quốc gia, và đã thu được 1 số tài sản rất lớn. Nếu không có số tài sản ấy thì chính phủ đã sụp đổ rồi vì thời điểm đó, chẳng có quốc gia giúp đỡ chính quyền non trẻ tại Việt Nam, bất kể chính kiến. Hầu hết người đóng góp đều là thương gia hoặc địa chủ vì họ mới là thành phần có tài sản (công nhân và nông dân thì ngay cả ngày nay cũng chẳng đủ ăn, lấy gì đóng góp). Nói cụ thể là chính phủ Việt Nam đã xách bị gậy vào nhà các thương gia và địa chủ xin ăn. Các thương gia, địa chủ chẳng những cho cơm ăn mà còn cho áo mặc, thuốc men, vốn liếng làm ăn. Thế mà khi "thằng ăn mày" khỏe mạnh thì hắn ra chính sách "Cải Cách Ruộng Đất", "Đấu Tranh Chống Tư Sản Mại Bản", và biết bao nhiêu thương gia, địa chủ khánh kiệt, tù tội và chết chóc. Như thế chẳng phải vô ơn thì là gì?
Trong thời gian đánh Mỹ, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những hỏa tiễn hiện đại nhằm chống các cuộc không kích của Mỹ, nhất là để đối phó với máy bay B52. Thế nhưng ngay sau đó, chính phủ Việt Nam đã tung tin, và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, rằng hỏa tiễn Liên Xô không đủ hiện đại mà phải nhờ kỹ sư Trần Đại Nghĩa chỉnh sửa mới bắn hạ được B52. Chẳng cần đến những "bật mí" của các cựu chiến binh trong quân đội, với chút suy nghĩ thì mọi người đều thấy ngay là trò bố láo. Ngay cả ngày nay, Việt Nam còn chưa chế tạo được những con ốc trong xe hơi thì trong thời kỳ ấy, cơm còn chưa có ăn, chẳng lẽ sửa hỏa tiển bằng mỏ-lết à? Dĩ nhiên đây là mục đích tuyên truyền, kích khích tinh thần AQ của người Việt (vốn đã rất lớn) thì nó cũng nói lên cái thói vô ơn của chính phủ Việt Nam. Cái này chẳng khác gì sau khi xin được cơm, thằng ăn mày lại bảo nhờ ta chế biến mà cơm của nó mới có thể ăn được.
Đó là vài trong vô số sự kiện trước đây, và ngày hôm nay cũng chẳng khá hơn. Các bạn có thể nhận thấy qua các sự kiện viện trợ, đầu tư của nước ngoài, cùng nhiều hình thức khác đối với người trong nước.
Người Việt ở nước ngoài thì sao? Cũng chẳng khá hơn. Biết bao nhiêu thuyền nhân, những kẻ mà có lúc sống mà tưởng chết, được các quốc gia phương tây cho nhập cư, tạo công ăn việc làm, xây dựng cuộc sống mới, với nền giáo dục tiên tiến, tuơng lai rực rỡ cho con cháu họ. Thế nhưng họ đã đối xử với đất nước cưu mang mình thế nào? Tương tự, một trong những đợt di dân lớn nhất tại Mỹ là những người đi theo diện HO, được chính phủ Mỹ đón họ bằng máy bay, với rất nhiều ưu đãi. Hầu hết những người HO này đều có 1 cuộc sống rất cơ cực tại Việt Nam, tương lai thì u ám, thậm chí không có điều kiện để nghĩ đến tương lai, và sang Mỹ thực sự là cuộc "lên Voi" với họ. Thế nhưng họ đã đối xử với nước Mỹ thế nào? Không phải tất cả, nhưng hầu hết người Việt sinh sống tại hải ngoại đều cố gắng trốn thuế, thậm chí coi đó là mục tiêu hàng đầu, làm gì cũng phải xem xét mục tiêu đó trước. Nếu họ có đóng 1 khoảng thuế nào đó thì chỉ vì họ không thể trốn. Có nhiều hình thức đóng góp cho xã hội, nhưng đóng thuế là hình thức đầu tiên, cụ thể nhất và cũng là quan trọng nhất.
Ngay cả đối xử với các thành viên trong xã hội cũng thế, họ vẫn luôn tìm cách biện minh để không phải mang ơn những kẻ giúp đỡ mình. Tôi đã được nghe nhiều lần về chuyện cuối năm các công ty thưởng cho nhân viên 1 số tiền nào đó và luôn nghe lời giải thích "tụi nó chẳng phải tốt lành gì, không thưởng cho mình thì số tiền đó tụi nó cũng phải đóng thuế vậy." Phải, tiền đóng thuế dựa theo thu nhập, nhưng họ quên hoặc cố tình quên 2 điều. Thứ nhất là chủ hãng vẫn có nhiều cách khác (như làm từ thiện v.v) để được miễn đóng thuế cho số tiền ấy. Thứ hai là chính họ mong muốn nhận số tiền thưởng ấy từ chủ hãng. Thế nhưng khi nhận được thì họ không hề nghĩ đó là sự giúp đỡ.
Tôi còn nhớ Việt Nam cũng có câu "giúp vật, vật trả ơn, giúp nhân, nhân trả oán". Phải chăng thói vô ơn đã là bản chất!
Đinh Nghệ An
No comments:
Post a Comment