Popular Posts

Saturday, October 31, 2015

Thư cũa người Miền Bắc "tâm sự" với người Miền Nam và Saigon trước 4/1975



Từ: T. Nguyen <
Ngày: 19:13 Ngày 15 tháng 10 năm 2015
Chủ đề: Thư gửi người Miền Nam và Saigon trước 4/1975
Đến: 01 TLVP <  

Thư cũa người Miền Bắc "tâm sự" với người Miền Nam và Saigon trước 4/1975

Bùi quang Hải:

Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời "tâm sự" với các bác miền Nam

Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam . Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc
Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ
Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú . Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô
Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.
Chúng tôi khi đó tự hỏi . Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à ? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt
Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam .
Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá . Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ
Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật . Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người . 
Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi . Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí
Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy , Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng 
Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ
Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết . Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960 ,
Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi . Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất
Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó
Ôi !!!!! vô cùng tồi tệ . Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản. Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù . Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn 
Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo
Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !!!

Sài Gòn ca ta ơi! " Mt min Nam là mt tt c

Các bạn xem vài tấm hình cho đở nhớ´...hay để nhớ nhung hơn ...


 
Trong khuôn viên Trường nữ trung học Gia Long ( Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay ), Sài Gòn năm 1965
Sân trường Nữ Trung Học Gia Long.
SAIGON 1967 
Trường Trung Học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (nay là Đại Học Mỹ Thuật) - Donald Jellema Collection - Vietnam Center and Archive.
Nữ sinh trường nữ học Lê Văn Duyệt đi qua di tích thành Gia Định ở góc đường Lê Văn Duyệt - Chi Lăng.

Pictures Gary Mathews 1965.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ 
Con gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Trên đường Mạc Đĩnh Chi có Hội Việt Mỹ dạy tiếng Anh từ lớp 1 dén lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt Trận Tổ Quốc thành phố HCM.
Ban nhạc The Blue Stars đến trình diễn tại một căn cứ của Mỹ.
Sài Gòn ngày 10/06/1970 - Đặng Tuyết Mai (vợ Nguyễn Cao Kỳ) đứng phía sau nhà để chụp một bức ảnh hiếm hoi. Trong vài năm trước đó, phu nhân của Phó Tổng thống Nam VN đã không cho nhà báo Tây phương chụp những bức ảnh sinh hoạt bình thường vì một vụ rùm beng vài năm trước về một bài báo bị coi là xúc phạm. 
Đặng Tuyết Mai mặc một chiếc áo dài nhiều màu sắc, thời trang tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam.
Saigon 1970
Đi chúc Tết Ông Ngoại xong rồi... Anh đi đâu thì đi!
Phụ nữ Sài Gòn những năm 1960
Thời đó, vào mỗi chiều cuối tuần, phụ nữ Sài Gòn thường đi dạo, bát phố trên đường Lê Lợi, Tự Do.
Đường Tự Do, nhà hàng vũ trường Maxim's. Bên phải là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế. Đây là nơi đóng đô của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ và vũ đoàn Lưu Hồng. Ca sỹ lò Hoàng Thi Thơ HTT như Họa Mi, Sơn Ca, Bùi Thiện cũng ca ở đây".
Kiosk sách báo góc đường Tự Do và Nguyễn Văn Thinh (Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi ngày nay)
Sài Gòn tháng 04 năm 1969
Bà Nguyễn Thị Mai Anh (chính giữa, phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ) trong ngày khởi công xây dựng bệnh viện Vì Dân, Sài Gòn năm 1971
Bệnh viện được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia... 
Bệnh viện được khánh thành vào ngày 04/09/1971
Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện (Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây).
Sau năm 1975 bệnh viên được đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất.
Trên đường Thống Nhứt (Lê Duẩn ngày nay)
Sài Gòn năm 1964
Trên đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch ngày nay) - Sài Gòn năm 1972
" Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân, cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt...
Ngã ba Tự Do và Thái Lập Thành (Đồng Khởi và Đông Du ngày nay), phía trước bên kia đường là cà phê Brodad góc đường Tự Do và Nguyễn Thiệp
Sài Gòn năm 1965
Saigon 1967 - đường Nguyễn Văn Thinh. Nhìn ngược lại, sạp báo ở bên phải. Photo by Ron Ryan. pbro1: "Góc bên trái là Thái Thạch Alimentation Générale lớn nhứt Sài Gòn, chuyên bán thực phẩm nhập cảng từ Pháp, rượu vang bánh kẹo đồ hộp phô-mai jambon, nói chung đồ ăn Tây cái gì cũng có. Nhớ mỗi khi nhà có giỗ hay tiệc tất niên, bà già vô đây mua chai rượu chát to đùng cở 10 lít về đãi khách. Vui cái hồi đó chưa biết uống rượu chát kiểu Tây nên khách thích đổ ra pha với bia nước đá. Ông nào uống xong cũng say lúy túy."
Cảnh sát giao thông VNCH trước 1975 (khoảng đầu thập niên 60)
Trên đường Bùi Quang Chiêu (Đặng Thị Nhu ngày nay), phía trước là đường Calmette
Sài Gòn tháng 02 năm 1969
Bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn nhìn từ khách sạn Majestic
Sài Gòn năm 1963
"Bạn lãnh thẻ cử tri chưa?". Các cô gái tuyên truyền cho cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào ngày 11/09/1966.
Một nữ thông dịch viên, Chợ Lớn, Sài Gòn năm 1969
Sinh viên sĩ quan trường Bộ Binh Thủ Đức về phép cuối tuần và áo dài tại công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh, Sài Gòn năm 1972.
Trực thăng hành quân nhìn từ sân thượng Khách sạn REX
Sài Gòn năm 1965
Khách sạn Caravelle đường Tự Do, Sài Gòn năm 1961
Xe cộ đông nghẹt trên đường Tự Do khi dân chúng quay về nhà sau khi có thông báo giớ






      
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Wednesday, October 28, 2015

Niềm tự hào về nước Mỹ khi thăm Ground Zero – New York (USA)


 

Niềm tự hào về nước Mỹ khi thăm Ground Zero – New York (USA)

Phượng Vũ

https://khoahocnet.files.wordpress.com/2015/10/groundzero-1.png
Tôi theo dòng người lặng lẽ ngắm nhìn, 2 cái hồ, mỗi hồ (một ở phía Bắc và một ở phía Nam) ngay vị trí của Cao Ốc Tháp Đôi xưa kia, rộng y như cũ. Chỉ khác nhau về chiều hướng: hướng lên (như một cao ốc chất ngất ngày xưa) và hướng xuống (như một ký ức sâu xa bất tận  và mãi mãi, như “khoảng trống” giữa lòng hồ – a center void – cho thấy).

 Dòng người hầu như ai nấy đều im lặng theo đuổi những cảm nhận và suy nghĩ của riêng mình. Tôi tự hỏi không biết 911 có phải là con số định mệnh của nước Mỹ? vì 911 chính là con số thuộc nằm lòng của dân Mỹ để gọi khi có Emergency, và ngày nay 911 cũng biến thành con số nằm lòng trong tâm khảm người dân Mỹ khi nhớ lại biến cố đau thương, ngày mà nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công một cách dã man và tàn khốc.

Theo phúc trình của Ủy ban 911, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ, cũng như những nơi khác trên thế giới. Hồi ức đau thương quay về trong tôi: sáng hôm đó tôi loay hoay trong lớp với đám học trò nhỏ, thấy nhân viên văn phòng lao xao, nhưng tôi không để ý, cứ tưởng là chuyện riêng gì của họ. 

Buổi chiều khi lái xe về nhà tôi mở radio mới bàng hoàng biết tin nước Mỹ bị khủng bố tàn khốc. Thành phố Austin ( Texas) nơi tôi đang ở là 1 thành phố nhỏ hiền hòa, yên bình như Đà Lạt, nhưng giờ đây trước tin khủng bố “long trời lở đất” này, tôi có cảm tưởng như không còn nơi đâu là yên bình trên nước Mỹ vì bọn khủng bố luôn để mắt dòm ngó để ra tay sát hại 1 cách vô nhân đạo. Buổi tối đó và liên tiếp những ngày sau, gần như nhà nào cũng mở TV liên tục để xem đi xem lại những hình ảnh đau đến thắt tim với các cột khói bốc cao ngất trời và tòa tháp đôi rùng mình đổ xuống, rồi những hình ảnh thương tâm của những xác người cháy đen, những thân xác vướng nơi các tòa nhà hay tan tành từng mảnh nhỏ.

Quả thật đó là nơi tập trung và triển lãm mọi nỗi thống khổ của con người. Nó giống như hỏa ngục của trần gian với hằng trăm, hằng ngàn thân xác tả tơi, bị nhấn chìm trong khói và sức nóng của nhiên liệu phản lực đang bốc cháy, họ như đang gào thét:
“Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận
Cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên”

Lời hát TCS năm xưa tưởng chỉ để dành cho quê hương Việt Nam đau khổ trong chiến tranh của tôi, sao bây giờ lại hiển hiện noi quê hương thứ 2 của tôi? 

Gần 3000 thân xác chỉ trong phút chốc đã tan tành thịt da “cho thù hận, cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên”. Nhìn những hình ảnh kinh hoàng ghê rợn đó, tôi muốn thét lên 1 tiếng thấu trời xanh để đòi lại sức sống và hạnh phúc cho những nạn nhân đáng thương vô tội đó. Những nạn nhân ngày 11/9 đó không phải là người thân của tôi, cũng không phải là bạn bè hay người quen biết của tôi, nhưng tôi vẫn rơi nước mắt khi nhớ tới họ ( Họ là dân từ 90 quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có 2 nguời Việt Nam)

Những ngày đó cả nước Mỹ như tràn ngập trong đau thương, sầu nảo, nhưng nước Mỹ không cô đơn, cả thế giới đứng bên cạnh họ. Phản ứng của các chính phủ và phương tiện truyền thông trên khắp thế giới là gay gắt lên án hành động khủng bố, với những hàng tít trên nhật báo Pháp Le Monde, tóm lược thái độ đồng cảm của quốc tế: “NGÀY HÔM NAY TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ NGƯỜI MỸ”, và hàng triệu người trên thế giới tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân. Nhưng đâu đó ở Hà nội, ở Bắc kinh vẫn có những người “hả hê’ trước việc làm dã man của bọn khủng bố. 

Tôi đã từng đọc được những dòng tâm tình: “Tôi là một người Việt Nam sống trên đất nước Mỹ. Tôi đã nhìn thấy tất cả những gì xảy ra trong ngày 11/ 9 . Tôi cảm thấy xót xa vô cùng cho những người vô tội đã chết, và tôi cũng không kém phần phẫn nộ khi những ai đó “hả hê” vì nước Mỹ phải chịu cảnh như vậy. Nếu ai đó còn cho rằng việc làm của bọn khủng bố mất hết tính người, vô nhân đạo kia là chính đáng thì tôi không hiểu tính người của họ để đâu? Nếu trong 2 toà nhà cao tầng kia có cha mẹ, con cái, anh em họ hàng của họ ở trong đó thì họ sẽ nghĩ gì?”

Vụ tấn công 911 tác động mạnh mẽ bao trùm lên toàn thể dân chúng Mỹ. Mọi người xúc động bày tỏ lòng biết ơn đối với những lính cứu hỏa vì họ đã thể hiện lòng dũng cảm khác thường giữa tình thế hiểm nghèo nơi hiện trường và họ phải gánh chịu con số tử vong cao chưa từng có khi thi hành nhiệm vụ. Dân Mỹ trong đau thương vẫn xen lẫn niềm tự hào và khâm phục khi thấy những người lính cứu hỏa New York vì nhiệm vụ vẫn lao mình vào để cứu người dù biết là mình sẽ chết. Câu chuyện kể lại cha tuyên úy cũng cùng có mặt với họ bên cạnh hiểm nguy tràn ngập và ngài đã ban phép lành cho họ trước khi lao vào cõi chết, để rồi cuối cùng tất cả đều hy sinh, kể cả cha tuyên úy. Câu chuyện hào hùng hy sinh của gần 400 lính cứu hỏa bất chấp hiểm nguy xông vào cứu người là nét son tự hào lộng lẫy cho người dân Mỹ trong sự kiện bi thảm 911.

 Chưa hết, chuyến bay thứ 4 mà mục tiêu tấn công là trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Theo băng ghi âm của 911, một hành khách trên chuyến bay đã yêu cầu người điện thoại viên cùng cầu nguyện với anh trước khi nhóm hành khách này xông lên tranh giành với nhóm khủng bố để chiếm lại quyền điều khiển chiếc phi cơ. Sau khi cầu nguyện xong, người hành khách chỉ thốt lên “let’s roll” như 1 tiếng hô xung trận. Và tất cả hành khách đã xông lên chiến đấu dũng cảm với bọn khủng bố, chứ không sợ hãi khoanh tay ngồi chờ chết, nhờ đó chiếc máy bay thứ tư đã rơi xuống một cánh đồng (80 dặm về phía Đông), và không gây bất cứ tổn hại nào về vật chất và nhân mạng cho bất kỳ ai ở dưới đất, họ đã chết như những người hùng. Ngày 11/9 chúng ta đã chứng kiến những hành vi ác độc nhất của bọn khủng bố và đồng thời cũng được thấy những hành động dũng cảm, anh hùng tốt đẹp nhất của dân Mỹ. Mới cách đây vài tháng 2 thanh niên Mỹ đã thể hiện tính chất anh hùng đó khi bất chấp hiểm nguy, xông vào vật lộn với tên khủng bố trên 1 chuyến xe lửa của Pháp để cứu nguy sinh mạng cho bao nhiêu người trên chuyến xe lửa đó. Sau đó họ đã được tổng thống Pháp mời vào điện Elysee để trao bằng tưởng lệ khen ngợi gương anh hùng của họ.

Biến cố 911 là một chấn thương tâm lý nặng nề trong tâm khảm người dân Mỹ, tôi nhớ lại cả 6,7 tháng sau biến cố này, tôi có việc cần phải đi máy bay, mọi người trong nhà cầu nguyện cho tôi đi bình an. Lên máy bay sự xuất hiện của những người Hồi giáo cùng chuyến bay khiến ai cũng lo sợ, một vị hành khách đã đến nói với cô tiếp viên, ông từ chối ngồi gần người hành khách Hồi giáo, cô tiếp viên thông cảm nên đã đổi chổ cho ông. Một bầu khí căng thẳng bao trùm cả chuyến bay, mọi người thỉnh thoảng lại liếc nhìn các vị hành khách Hồi giáo để xem chừng động tỉnh hầu có thể kịp thời ra tay ngăn chặn. 

Sau đó khi máy bay hạ cánh, lúc bánh xe máy bay vừa chạm xuống đường băng, không ai bảo ai cả chuyến bay đồng loạt vổ tay rào rào, mọi người thở phào nhẹ nhỏm và bổng nhiên cười nói vui vẻ vì biết mình đã bay an toàn. Cũng như tin mới đây cho biết 1 bé trai Hồi giáo với họ Mohamed đem vào trưòng tiểu học khoe với các bạn và cô giáo, mình vừa chế ra 1 loại đồng hồ đeo tay, khiến cô giáo hoảng sợ không biết nó có nguy hiểm cho tính mạng của mình và đám học trò nhỏ, nên cô gọi cảnh sát cầu cứu. Em bé đã bị cảnh sát đến còng tay đem đi điều tra, thì ra đó chỉ là 1 sự ngộ nhận. 

Sau này tổng thống Obama đã mời em bé đến thăm Nhà Trắng như 1 lời xin lổi. Câu chuyện này cho thấy nổi ám ảnh 911 vẫn còn trong tâm khảm người Mỹ. May là xứ Mỹ thượng tôn pháp luật nên những người Hồi giáo ở New York và khắp nước Mỹ vẫn được sống bình đẳng và an toàn, chứ ở bên các xứ Hồi giáo, bạn không cần khủng bố giết hại dân lành vô tội, bạn chỉ cần nói 1 lời thiếu tôn trọng tôn giáo của họ là lập tức bạn sẽ bị lên án “xử tử” ngay. Đó là sự khác biệt lớn lao giữa Mỹ và các nước Hồi giáo, có phải chăng vì thế mà họ căm thù và muốn tiêu diệt nước Mỹ?

groundzero-2Tôi đang miên man theo dòng hồi tưởng của mình, thì 1 chị bạn kéo tay tôi chỉ cho thấy 1 nụ hoa hồng trắng, rồi thêm 1 nụ hồng nữa trên bờ của Hồ Tưởng Niệm, nơi đây có 76 tấm bảng đồng ở mỗi hồ, dùng để khắc tên của 2983 nạn nhân, bao gồm tất cả mọi người đã chết liên quan đến biến cố 911. Nhìn nụ hoa hồng nhỏ xinh dễ thương ở tấm bảng đồng, trên bờ “Hồ tương niệm”, tôi thầm nghĩ đúng là ‘Đời đã cho lộc và đời đã cho hoa”. Nơi đây cái đẹp của sự hy sinh phục vụ , của sức sống đã được tái sinh từ nơi đổ nát hoang tàn, bình địa đã thay chổ cho thảm kịch của đau thương và tang tóc. Bọn khủng bố đã muốn nước Mỹ cúi đầu khuất phục với hành vi tàn sát dã man nhất của chúng. Nhưng chúng đã sai lầm! Đúng vậy, biến cố 911 không làm dân Mỹ chịu khuất phục, trong đau thương họ đứng sát cạnh nhau, nắm tay nhau, nâng đở nhau Một làn sóng hiến máu tự nguyện đã dấy lên ngay sau ngày 11 tháng 9 để cứu sinh mạng người bị nạn.

Theo một tường trình trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ ra ngày 7 tháng 5 năm 2003: ” lượng máu được hiến tặng trong những tuần lễ sau vụ tấn công 11/9 cao hơn nhiều so với cùng kỳ trong năm 2000. Cao hơn nữa qua biến cố 911, bọn khủng bố đã cho dân Mỹ có cơ hội thể hiện tính chất anh hùng và ngẩng cao đầu cho cả thế giới thấy khả năng và sức manh tiềm tàng để xây dựng lại tất cả từ con số không (Ground Zero) to đẹp hơn xưa gấp nhiều lần. Ngày nay một “World Trade Center”(WTC) đã được xây dựng vươn lên độ cao 1 776 ft (541 m) tương ứng với năm nước Mỹ giành độc lập (năm 1776), để trở thành tòa nhà cao nhất Tây Bán Cầu, và là cao ốc cao thứ ba trên toàn thế giới

. Những lá cờ chụp hình WTC với hàng chữ “See Forever” treo khắp thành phố New York, biểu hiện niềm tin không 1 thế lực nào có thể xóa nổi sự hiện diện của nó. Một WTC bao gồm một quần thể với hai Hồ Tưởng Niệm, một Bảo Tàng Viện. Nó là một khối liên hợp gồm 7 kiến trúc ăn thông với nhau trên diện tích 16 mẫu Anh (Văn phòng, cửa hàng trưng bày, nhà hàng thế giới và 1 shopping mall ở tầng hầm) Hằng ngày nhộn nhịp với 50.000 nhân viên làm việc tại WTC và 40.000 khách hàng qua lại.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi viếng thăm Ground Zero vừa rồi (9/15) khi ghé New York cũng đã phát biểu:
Ở đây, giữa những đau thương và tang tóc, chúng ta cũng có một cảm giác mãnh liệt về đức tính anh hùng của những người có khả năng, tiềm tàng sức mạnh. Từ đó chúng ta có thể rút ra trong sâu thẳm của đau thương và tang tóc, các bạn cũng đã chứng kiến ​​những đỉnh cao của sự hào phóng và phục vụ. Những bàn tay chìa ra, sức sống được mang lại.”
Ngài nhớ lại, những tấm gương, những hành động anh hùng của nhân viên cứu hỏa thành phố Nữu Ước, những người đã bước vào tòa tháp khi họ đang bị thiêu đốt. Ngài nói rằng những hành động như thế cho thấy sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Những lời khen ngợi của ĐTC khiến tôi càng tự hào về nước Mỹ, quê hương thứ 2 của tôi, đặc biệt khi ĐTC nhấn mạnh: “Nơi của sự chết này cũng đã trở thành nơi của sự sống, nơi của những sự sống được cứu vớt, một bài thánh cho niềm vui chiến thắng của sự sống vượt lên trên những người chủ trương sự hủy diệt và chết chóc, sự lành vượt lên trên sự dữ”

Ground Zero ngày xưa là nơi đổ nát, tang thương; ngày nay là điểm di tích lịch sử, là niềm tự hào về ý chí và niềm tin vào chính bản thân mình với sức mạnh đi lên của nước Mỹ. Ground Zero biến thành tâm điểm thu hút du khách khi ghé thăm New York, ai cũng muốn 1 lần ghé thăm Ground Zero. Cách đây vài năm lúc đến New york, tôi cũng đã ghé thăm Ground Zero, dù rằng lúc ấy chung quanh tòa nhà này vẫn còn bị rào cản chưa cho vào, bởi bên trong cao ốc này chưa xong, nhưng cũng có rất nhiều du khách đã muốn đến thăm nơi này. Ngày nay du khách tha hồ tìm hiểu, khám phá khi mua vé đi theo tour tham quan với hướng dẫn viên cùng những câu chuyện kể ( đã được ghi âm) để họ có thể hiểu thấu nỗi kinh hoàng và những gì xảy ra ở Ground Zero thông qua lời của những người trong cuộc cũng như các nhân chứng. Sứ mệnh của việc tưởng nhớ 911 là ghi nhớ và vinh danh hàng ngàn nạn nhân vô tội, tôn trọng nơi này và biến nó thành nơi linh thiêng xuyên qua thảm kịch lớn với mất mát đau thương. Nhận biết sự chịu đựng của những người sống sót, sự can đảm của những người đã xả thân mình để cứu mạng những người khác và cũng để biết ơn những ai đã “bên cạnh” chúng ta trong những giờ phút đen tối nhất. Khách cũng có thể thăm viện bảo tàng 911 để tưởng nhớ những người đã khuất và xem hàng chục ngàn tư liệu, hình ảnh và phim, video sống động liên quan đến biến cố 911, để sau đó bảo đảm quý vị sẽ cảm thấy “không bao giờ quên” (“never forget.”).

Đoàn chúng tôi không có nhiều giờ, nên không đi theo tour và viếng viện bảo tàng được nhưng tôi đã đọc được 1 câu chuyện thú vị về “Cây sống sót” ( Survivor Tree). Sau 911 những người dọn dẹp đống đổ nát đã tìm thấy một cây sồi trắng, bị đánh bật gốc và cụt ngọn chỉ còn lại khoảng 8 ft, chìm ngập trong đống mảnh vỡ ở Ground Zero. Người ta đem nó về “nuôi dưỡng” lại tại công viên của thành phố New York và bây giờ nó đã cao được 30 ft đâm chồi, mọc nhánh và ra hoa vào mùa Xuân. Nó chính là hiện thân của sự sống sót và phục hồi nhanh chóng cho lịch sử của 911, và nó cũng chính là biểu tượng cho sự hồi sinh diệu kỳ của Ground Zero.

Rời Ground Zero, chúng tôi đi sang khu phố gần đó, đường phố New York lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập người qua lại. Ở 1 góc phố, chị bạn kéo tay tôi lại và kêu lên: “Kìa! nhìn xem“. Tôi nhìn theo tay chỉ của chị và thấy một nhóm thanh niên ngồi ở bàn, chung quanh là biểu ngữ vẻ hình TT Obama, bên cạnh dòng chữ “Obama is wrong“, kế bên là hình TT Putin với hàng chữ: “Putin is right” ( phải chăng vì Putin đang muốn bá quyền xâm lăng từ từ tới các nước chung quanh, và muốn “trị vì” nước Nga mãi mãi??) Một số thanh niên thuộc nhóm họ đứng cạnh phát tờ flyer “chống Mỹ và ủng hộ Nga” cho người đi đường. 

Chị bạn tôi kêu lên:
Sao chính quyền lại để cho họ tự do làm như vậy?.
Tôi mỉm cười:
– Bạn quên đây là xứ Mỹ tự do sao? mỗi người đều có quyền phát biểu chính kiến của mình. Theo tôi đây chính là hình ảnh chứng tỏ sự ưu việt của nền tự do xứ này!

Nói tới đây tự dưng trong tâm tôi dâng lên nổi ngậm ngùi khi nhớ lại người dân Việt Nam tôi chỉ vì muốn tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do, chỉ vì yêu giang sơn gấm vóc cha ông để lại, phản đối bá quyền Trung quốc xâm lược mà bị trả thù, bị đánh đập dã man, bị tù đày xiềng xích…Có lẽ từ lâu dân Việt Nam tôi đã phải sống theo kiểu như nhà thơ Nguyễn chí Thiện đã từng viết:
Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết
Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn“.

Chợt nhớ lại câu tôi vừa đọc được ở Ground Zero “…tưởng niệm 911 là cách chúng ta tái khẳng định sự tôn trọng đời sống, tăng sức mạnh cho quyết tâm của chúng ta trong việc duy trì, gìn giữ Tự Do” (… strengthen our resolve to preserve freedom…), rồi buồn bả tự hỏi: “Bao giờ, biết đến bao giờ dân Việt Nam tôi mới được hít thở phần nào bầu khí Tự Do như bầu khí Tự Do tôi đang sống ở xứ Mỹ này??”
Phượng Vũ
__




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Saigon Một Thời (Đỗ Thành) - Nhớ Saigon (Phạm Anh Dũng)




http://nguyentran.org/SG/Hinh/Saigon-1.jpg

(Nhạc và lời: Phạm Anh Dũng - Xuân Thanh hát)

Tôi sính dùng ý “ một thời “ để gọi Saigon, mảnh đất thân yêu đã lưu lại hồn tôi rất nhiều hình ảnh và kỷ niệm đẹp.  Bởi vì chợt một chiều nào đó em gái Saigon đã ghé lại thăm tôi trong chiếc áo dài thiên thanh, hay màu vàng óng ả, hay màu đỏ của sắc trời.
Tôi chưa đến độ lãng mạn nhìn em Saigon “ uống ly chanh đường, thấy môi em ngọt “ hay “ trời hôm nay mưa nhiều hay chút nắng, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông “, ông thiên sanh không phú cho tôi cái thiên tài sáng rực đó để ca tụng em, người con gái Saigon.
http://nguyentran.org/SG/Hinh/Saigon-4.jpg
Nhưng tất cả những em gái Saigon của tôi đều chung nhau một khung trời ăm ắp.  Có một chút màu cam giữa chiều tím bâng khuâng, chút màu trắng tinh anh của một buổi mai vừa chớm dậy.  Em Saigon của tôi mộc mạc, hiền từ và khép nép như thế đó.
Ai có thể quên hay lơ là với em, nhưng tôi – đứa con của Saigon – luôn yêu em tha thiết.  Bởi vì với tôi, em không chỉ mang mỗi cái tên Saigon đơn điệu mà tôi đã từng gọi em bằng nhiều tên gọi khác như : cô em Bến Nghé, nàng thiếu nữ Sè Goòng, hay đôi khi đùa vui tôi còn dí dỏm xem em là người em nhỏ Sài Ghềnh thân thương.
Em Saigon dễ thương mà cũng dễ ghét.  Cha mẹ đặt tên cho em đầy sáng tạo và ước mơ.  Em là Hường, là Lanh, là Ngoan, là… và v.v… nhưng với tôi, tất cả em đều mang chung một cái tên Nhỏ.  Em có thể lanh lẹ hay nhút nhát, em có thể ít nói hay nói nhiều, em vẫn lớn lên âm thầm trong cái thành phố đầy màu sắc.

Cứ thử tưởng tượng một đêm mưa lất phất nào đó, nằm trong nhà nghe cơn gió hắt hiu, bỗng ngân lên tiếng rao “ …ai đậu xanh, táo xọn, nước dừa đường cát hun “, hay “ dầu dừa, dầu bông lài, dầu hải đường… “ bảo sao không nghe ngọt gắt họng, phải vội choàng dậy, chạy ngay ra nhìn, xem em đang bước ở đâu đây trong bóng đêm thanh vắng.

Saigon bây giờ nhiều lầu cao cửa rộng, có những tòa nhà năm bảy chục tầng, thế nhưng lảng vảng trong ký ức tôi vẫn là một cột cờ Thủ Ngữ, một bến Nhà Rồng, một Thảo Cầm Viên, một Tao Đàn, một Cầu Mống, cầu Quay, cầu Nhị Thiên Đường, cầu chữ Y, cầu Chà Và.
Bây giờ Saigon không còn loại xe thổ mộ, xe cá, xe xích lô máy, xe taxi con cóc, nhưng người dân Saigon vẫn chưa quên những cái bến mà ngày nào đó các loại xe này chọn làm chỗ kiếm ăn.  Hãy mang mang nhớ đi, cái khoản sân cạnh nhà ga xe lửa Saigon ở bùng binh, giáp đường Phạm Hồng Thái, hồi đó mới 2, 3 giờ sáng đã nườm nượp hàng dãy xe cá ồn ào, tấp nập.

Cũng từ bến đó, xe thổ mộ từ Bà Chiểu, Hanh Thông Tây, Xóm Gà, Hóc Môn, An Phú Đông đổ về, mang theo những bó hoa vườn để làm đẹp cho các bình nơi phòng khách thành phố.  Hãy nhớ đi, con đường Hàm Nghi trước công trường Quách Thị Trang và bên hông nhà thương thí Saigon, những toa tàu điện nhỏ nhoi mang những cái tên ga lạ hoắc, nhưng chuyển đầy ân tình người dân
Ta muốn đi Gò Vấp, Chợ Lớn, hãy cứ bước lên những toa xe điện hẹp tưng đó để cà rich cà tang chạy diễu qua nhiều con đường, gặp nhiều bộ mặt, điểm nhiều nụ cười, và rồi khi xuống bến cuối lòng vẫn lâng lâng như nhớ hay bỏ sót lại một món chi.
Saigon đó với con đường hoa Nguyễn Huệ, chạy dài cho tới bến Bạch Đằng, thênh thang gió sông thổi dài, đưa nhoang nhoáng mùi bùn Thủ Thiêm theo con đò sang sông ập vào thành phố.  Saigon đó với những dãy xe lô ca xông toàn hiệu Citroen đưa du khách đi đến bất cứ nơi nào muốn.  Saigon đó với những chuyến xe buýt chạy Tân Định, Phú Nhuận, Cây Mai, ngày hai bữa đi về theo thời biểu.
Saigon với những con đường đầy cây chùm bao, tuổi trẻ đỡ lòng cơn đói trưa.  Saigon với những buổi vào lớp sáng và chiều, đám học sinh rủ nhau đi thành bầy cho đỡ thấy xa và đói bụng.  Bữa nào trời chợt đổ mưa, nước chảy ào ào theo hai bên rãnh vệ đường, đám con nít Saigon được một bữa nghịch, nằm nối nhau cho nước tràn ướt hết quần áo, cho dù chốc nữa về dối mẹ dối cha đi đường chợt gặp mưa không trốn được.
Saigon lớn lên theo năm tháng, hết tiểu học, lên trung học và đã bắt đầu biết làm dáng như ai.  

Chiều thứ Bảy đã biết hẹn hò nhau ra Viễn Đông ăn khô bò, uống nước mía.  Rủng rỉnh có tí tiền thì đãi nhau chầu kem Pole Nord, Cẩm Bình hay ngồi đồng tại quán cạnh rạp chiếu bóng Casino trên đường Lê Lợi xem người qua kẻ lại

Sang một chút thì tặng nhau cái vé vào Rex, Eden, Casino để cùng nhau trải bao tâm tư của diễn viên trên màn ảnh.  Có khi phim đã dứt, đèn bật sáng trưng, những giọt lệ trên khóe mắt chưa kịp lau và những tiếng sụt sùi vẫn còn diễn tiếp theo tâm trạng.
Saigon nhớ Rhett Butler, đến Vacances Romaines, Samson & Dalila hay Sayonara, Serenade,Le Voleur de Bicyclette, Les canons de Navarone, những tựa phim đã gây bao nhức nhối của một thời bình lặng tuổi thơ vốn vẫn còn ăm ắp đầy mộng mơ và lãng mạn.

Trẻ Saigon có thể lúng túng về sin, có hay đường hoành phi của dạng thể công thức lý hóa, toán, khoa học nhưng trẻ Saigon sẽ còn nhớ mãi về Vivian Leigh, Charlie Chaplin, Clarrk Gable, MongSaigon đã biết cất công ngồi chép những bài thơ tình lai láng, lén lút trao cho nhau và ù té chạy vì sợ bị chọc quê.  Saigon lúng liếng có mắt, môi, tóc của em Gia Long, Trưng Vương Lê Bá Tòng, Hưng Đạo và Trần Lục, Pétrus, Marie Curie, Colette, cùng vô vàn trường công tư khác.omery Cliff, Gảy Cooper, Gina Lollobrigida…

Saigon còn có những đua chen của tuổi trẻ, ngày Chủ Nhật đạp xe về tận Lái Thiêu, Thủ Đức.  Hả hê với nhau túi mận, túi ổi, chia nhau trái cóc, miếng xoài, còn hào phóng gom tiền mua về chút nem, chút bưởi biếu gia đình lấy thảo
Saigon thuở ấy cũng không thiếu những tụ nạn nổi danh.  Người ta đã nói nhiều về một Kim Chung, Đại Thế Giới, về Sầu Thành, Bình Khang và vô vàn những cái tên Ngã Ba, Ngã Năm, Vĩnh Viễn, Sán Tài Lục

Saigon có cái hay, cái dở.  Saigon có cái đẹp, cái xấu.  Nhưng trên tất cả Saigon sống với nhau xả láng.  Ai đã từng một thời là dân Saigon hẳn chưa thể quên tiếng muỗng gõ lanh canh vào ly xây chừng của các tụ điểm cà phê rất sớm.
Saigon có cái lối nhâm nhi những giọt đắng không giống ai, thay vì uống bằng ly, người ta đổ ra dĩa và nâng lên húp sùm sụp.  Saigon đó của nhà lồng chợ Bến Thành, muốn mua gì cũng có, muốn ăn gì cũng sẵn, nhưng cần phải phân miêng về giá cả, kẻo gây rầy rà, phiền phức.
Người Saigon rất hiền, nhưng dễ bênh nhau.  Chỉ cần ra chợ mua cân lê, kí táo là có thể bị đánh tráo hay cân nhẹ, rồi có than van là y như sẽ bị phủ đầu.  Khéo nhịn thì êm, càng cãi càng nhận thêm nhiều điều chối tai, gai mắt.
Saigon một thời xung quanh chợ Bến Thành la liệt đều là bến xe đò đi các tỉnh.  Khách ra bến được tôn trọng vô cùng, có thể xảy cảnh níu kéo, giựt chia hành lý, nhưng khi khách đã yên vị chọn đi xe nào thNói rằng xô bồ nhưng không hẳn thế đâu nhen.  Người ta cũng phân chia thành vùng như miền Đông, miền Tây rõ rệt.  Muốn đi Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Ôn, Sa Đéc, Long Xuyên, hay mãi tuốt miệt Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, xin mời đến vùng xe đi miền sông Tiền, sông Hậu.  Muốn đi Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh, Nam Vang, xin mời sang các xe đi miền Đông, kể cả Quản Lợi, Lộc Ninh, Xa Cam, Xa Cát, Bà Rá.ì lần lượt của cải sẽ được hoàn về đầy đủ.

Nói rằng xô bồ nhưng không hẳn thế đâu nhen.  Người ta cũng phân chia thành vùng như miền Đông, miền Tây rõ rệt.  Muốn đi Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Ôn, Sa Đéc, Long Xuyên, hay mãi tuốt miệt Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, xin mời đến vùng xe đi miền sông Tiền, sông Hậu.  Muốn đi Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh, Nam Vang, xin mời sang các xe đi miền Đông, kể cả Quản Lợi, Lộc Ninh, Xa Cam, Xa Cát, Bà Rá.

Cũng phải kể đến các xe đi Dalat, Ô Cấp, Long Hải, Phước Hải, ngày nào cũng chạy hà rầm.  Vào các thời điểm lễ lớn còn tăng cường thêm các chuyến chạy đợt 2, đợt 3, có khi thay nhau chạy suốt đêm suốt sáng.  Xe đò, xe trung, xe chạy lậu, xe trôi nổi, ôi thiên man, nào ai muốn đi thứ gì đều có, cho dù giá cước có thể cạnh tranh, ăn thua hơn kém nhau chút đỉnh.

Saigon của tôi rặt hai mùa MƯA NẮNG.  Thản hoặc có một vài ngày trời trở lạnh hây hây thì chưa chi Saigon đã diêm dúa choàng thêm cái áo len mỏng.  Ở Saigon không có khăn len quấn cổ, không đeo găng tay, nhưng chiều chiều thoáng gặp các nữ sinh khăn san cột hờ nơi cổ, rướn đạp xe để gió thổi rì ràoHỏi ra thì đó là nữ sinh trường áo tím, áo vàng, hoặc màu trắng trinh nguyên của tuổi học trò mới lớn.  Đừng hỏi tên trường của họ, chỉ nội nhìn nụ cười tươi như hoa ta cũng biết đó là tinh hoa của một đất nước đang đâm chồi, nẩy lộc., bỗng một chút thấy con tim rung động

Hỏi ra thì đó là nữ sinh trường áo tím, áo vàng, hoặc màu trắng trinh nguyên của tuổi học trò mới lớn.  Đừng hỏi tên trường của họ, chỉ nội nhìn nụ cười tươi như hoa ta cũng biết đó là tinh hoa của một đất nước đang đâm chồi, nẩy lộc.
ĐỖ THÀNH
                                                                   ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung"

Thursday, October 22, 2015

Kẻ trộm xâu chuỗi của Phật tổ


Một câu truyện đáng suy ngẫm.

Xin chuyển .
Nmh


" Người hiểu bạn, không cần phải giải thích, người không hiểu bạn, giải thích cũng vô ích. Đây không chỉ là một loại cảnh giới mà hơn hết là một loại đại trí huệ"


 
From: vanbia
To:
Sent: 10/21/2015 12:43:30 P.M. Central Daylight Time
Subj: Fw: Chuyển tiếp: Kẻ trộm xâu chuỗi của Phật tổ


Mời đọc và suy ngẫm.....

Kẻ trộm xâu chuỗi của Phật tổ


Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một sợi chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng. Nơi thờ phụng sợi chuỗi chỉ có thầy trụ trì và 7 đệ tử biết.

Image result for chuô  i ha #t tung kinh adida
7 người đệ tử đều rất có ngộ tính, thầy trụ trì cảm thấy tương lai đem y bát truyền cho bất kỳ người nào trong bọn họ, đều có thể làm rạng rỡ Phật Pháp. Không ngờ, sợi chuỗi đột nhiên biến mất.
Thầy trụ trì bèn hỏi 7 đệ tử: “Các ngươi ai đã lấy sợi chuỗi, chỉ cần trả về vị trí cũ, ta sẽ không truy cứu, Phật tổ cũng không trách tội.” Các đệ tử đều lắc đầu.
7 ngày trôi qua, sợi chuỗi vẫn không được trả về. Thầy trụ trì lại nói: ”Chỉ cần ai đó thừa nhận, sợi chuỗi sẽ thuộc về người đó.“ Lại trải qua 7 ngày, vẫn không ai thừa nhận.
Thầy trụ trì rất thất vọng: “Ngày mai các người hãy rời khỏi chùa xuống núi hết đi, riêng kẻ đã lấy sợi chuỗi ta cho phép ở lại đây.“
Qua ngày hôm sau, 6 đệ tử thu dọn xong hành lý, thở nhẹ một hơi dài, nhẹ nhàng ra đi. Chỉ có một người ở lại.
Thầy trụ trì hỏi đệ tử ở lại :
– Sợi chuỗi đâu ?
– Con không lấy.
– Vậy tại sao chịu mang lấy tiếng trộm cắp?
– Mấy ngày nay các huynh đệ đều nghi ngờ lẫn nhau, nếu có người đứng ra, mới giải thoát cho chuyện này.
Lại nói:
– Sợi chuỗi tuy mất , Phật vẫn còn đây.
Thầy trụ trì cười, lấy sợi chuỗi từ tay áo mình ra, đeo vào tay người đệ tử.
Đây là câu chuyện làm tôi cảm ngộ rất lâu.
Không phải mọi việc đều cần nói rõ ràng, cái quan trọng hơn nói rõ ràng đó là: có thể gánh vác, có thể hành động, có thể hóa giải, có thể sắp xếp, có thể thay đổi, nghĩ về mình, càng phải nghĩ cho người khác, đây chính là Pháp.

Người hiểu bạn, không cần phải giải thích, người không hiểu bạn, giải thích cũng vô ích. Đây không chỉ là một loại cảnh giới mà hơn hết là một loại đại trí huệ.

Người biên dịch chú thích:
Đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, về mặt lịch sử, chưa có sử liệu chứng minh Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni có đeo chuỗi và sợi chuỗi đó còn lưu lại đến bây giờ.
Biên dịch: Lâm Minh Triết (Muôn Dặm Không Mây)


__._,_.___

Posted by: Nmh547

 
  


                                                            
                                                      JUKEBOXalt
                                                                     
* * * *
Hàn Huyên - Trao Đổi
cùng GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG (attach) 
ngày 20.10.2015
~~~~~~~~~~~~


Kính thưa quí bạn
Hôm nay xin góp mặt cùng các bạn vài chuyện thường ngày.
1. Một chút hoài cổ, trích đoạn một tuồng
hát bộ (hay hát bội) từ dĩa đá (MP3 attached). Đĩa đá là loại đĩa to, dễ bể nặng như đá, sản xuất từ khoảng trước thập niên 1930, tới khoảng 1945 là sang qua dĩa nhựa. 
2. Một bằng hữu nói rõ về vài ngành học ở Mỹ.
3. Một bằng hữu khác giới thiệu Paris.
4. Chuyện mực in cho Inkjet, chuyện iPad, smartphone.
5. Và cuối cùng xin biếu quí bạn tin vào các nhà ngoại cảm (ở đây thì vô cảm).
HCD 20-Oct-2015

====
Xin quí bạn hiểu cho rằng bằng hữu tin cậy mà hỏi, tôi biết chi nói nấy, cũng giống như ngày xưa ngồi trước bàn cà phê lề đường tán chuyện trên trời dưới đất cùng bằng hữu.
---------------
Hệ thống email nầy chỉ gồm những bằng hữu đưa tay ghi tên.
Bạn nào bị bắt phải nhận email nầy ngoài ý muốn xin đưa tay để tôi rút tên ra.
Bạn nào nhận email nầy qua bạn bè forward muốn ghi tên vào mailing list xin cũng đưa tay.
~~~~~~~~~~~~~~
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc)
======================
Mời quí bạn xem bài viết để tại attachment. Cám ơn.
~~~~~~~~~~~~~    
- Nhng Mu Chuyn Vui Bui Sáng - Morning Tea Cup (MTC)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 


Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List