On Wednesday, October 7, 2015 3:57 PM, 'Henry Doe' via banvang
<>
wrote:
Học trò Hàn cô giáo Việt viết van hay
Intro: Bài viết cho thấy những điều có
thật đã xảy ra ở Việt
Nam. Ở thế kỷ 18 hay 19 và tiền
bán thế kỷ 20, người Pháp là những chủ nhân ông của dân tộc Việt Nam. 40 năm
sau biến cố 30-04-1975, những chủ nhân ông mới như Hàn, Mã, Đài, Thái, Sing,
Nhật, Trung (HD-981),... Mời đọc bài viết hóm hỉnh,
dí dỏm, cũng
như đôi lúc chua chát thêm đôi chút xót xa... Lỗi lầm gây ra xã hội Việt Nam điêu
linh, tan tác, bừa bãi, mất hướng đi của dân tộc do ai, ai làm, chúng ta đều
biết nguyên do. Bàn thêm chỉ thêm mệt óc, thêm mỏi miệng. Ngày xưa sau tháng 4
năm 1975, câu phương châm ứng nghiệm với hiện tượng giặc nội xâm là 4 V's như
"Vào Vơ Vét Về", giờ đây có sự đổi thay cập nhật như "Vào Vơ Vét Vọt",
VHLA.
Kuh-REE-uh
Trần Thị NgH
Vào một ngày bình thường của
tháng 6 năm 1993 cô Y Nhu nhận được một bức thư có tem đóng dấu nhà bưu điện
thành phố vốn chỉ cách nhà cô 10 phút đường xe gắn máy. Góc trái bì thư có tiêu
đề DAEWOO Motors – VIDAMCO. Dạy học thì có liên quan chi đến xe hơi; hục hặc
mùa mưa với cái Chaly cũng đã đủ buồn vui lẫn lộn. Thư viết bằng tiếng Việt ký
tên Hàn, một ông Kang nào đó như các quý ông Lee, Park, Chung, Kim với những
Hankook, Hyundai, Samsung, Dongsung dạo ấy tràn lan đầy đường và đầy màn hình
tiểu vĩ tuyến lẫn đại vĩ tuyến.
Nội dung thư thật bất ngờ.
Thì ra là chuyện cá nhân. Ông Kang, giám đốc nghiệp đoàn Daewoo chi nhánh
Sài Gòn muốn mời cô giáo đến kèm tư gia cho con gái duy nhất là Kang Hee-Eun 11
tuổi mới qua từ Hàn Quốc, chưa biết tiếng Anh nhưng đang chuẩn bị nhập học lớp
6 ở trường IGS (International Grammar School) sắp khai giảng niên học đầu tiên
tại thành phố. Thư được viết bởi thư ký người Việt. Ông Kang xin một cái hẹn
lúc 3 giờ chiều ngày 18 tháng 6 tại trụ sở văn phòng Daewoo nằm trên đường Hai
Bà Trưng.
Cô Y Nhu thu xếp đến đúng
hẹn, vì tò mò hơn vì cần việc làm. Cô đang chật cứng trong cái thời dụng biểu ở
Đại Học Tổng Hợp và các lớp dạy thêm tại nhà. Thật tiêu biểu: ông Kang trung
niên, mắt hí, da nhờn lấm tấm tàn nhang, hơi có bụng, nói tiếng Anh theo giọng
Hàn. Ông nói cười vui vẻ, giải thích nhờ đâu mà biết đến cô giáo và xin ngay 3
buổi dạy trong tuần với lương khởi điểm 3 đô-la/giờ. Lúc cô thư ký mang nước
mời khách cô mới nhận ra em học trò cũ tên Trang trông đã rất chững so với thời
sinh viên chỉ mới dăm ba năm trước đó thôi. Lại còn hum húp một tí bụng bầu.
Chưa có kinh nghiệm dạy trẻ
con, học sinh đầu tiên người nước ngoài chưa hề biết tiếng Anh, cô Y Nhu cho
đây là những thách thức thú vị, trong óc hoàn toàn không có ý niệm gì về 3
đô-la gợi ý. Hai ngày sau cô đâm sầm Chaly vào cổng một biệt thự đồ sộ, quần áo
tóc tai chèm nhẹp nước mưa. Hình ảnh này về sau cô trò nhỏ Hee-Eun thỉnh thoảng
lại nhắc, coi như ấn tượng khó phai buổi ban đầu.
Học trò Hàn cô giáo Việt với tiếng Anh là ngôn ngữ
duy nhất để trao đổi, cô Y Nhu phải vận dụng sáng tạo vẽ minh họa cho bài học
đầu tiên về ngày tháng và mùa màng. Đây là mùa xuân, S-P-R-I-N-G, cô cong mỏ
uốn lưỡi xì gió phát âm thật rõ, dùng tay chỉ bướm vàng hoa đỏ cỏ xanh mây
trắng rồi hít hà, wow, thơm quá, đẹp quá, mát quá.
Con bé nhìn cô trân trối như
xem phim hài vô duyên. Nó không cười, trái lại còn đứng dậy bỏ đi, không biết
đi đâu nhưng lát sau bị mẹ áp giải trở lại chỗ ngồi.
Bà Kang kể líu lo bằng một
thứ tiếng Anh nhiều âm lết cuối: con bé méc cô giáo tóc tai rũ rượi như ma, lại
còn ngửi mùa xuân trên giấy rồi khen mát khen thơm.
Aaaa…, vậy ra nó hiểu trò
khỉ, lại có óc khôi hài đen. Cô tiếp tục diễn dở, kỳ diệu là chỉ sau vài tuần
lễ kết quả thật đáng khích lệ cho cả phe ta lẫn phe địch
Đầu tháng 9 phụ huynh cùng
học sinh cắc ca cắc củm mang quà cáp đến tận nhà cô giáo để cám ơn đồng thời
xin phép tăng lương từ 3 đồng/giờ lên 5 đồng/giờ.
Hee-Eun nhậy cảm, thông
minh, chăm ngoan, có vẻ rất quyết tâm trong chuyện học hành, gần như ăn thua đủ
trong mọi cạnh tranh. Tình thầy trò khắn khít 6 năm, và còn kéo dài thêm nhiều
năm nữa; ngoái lại thật không thể không sửng sốt trước độ bền lẫn độ sâu của
mối quan hệ.
Trong 6 năm này, nhi đồng
Hee-Eun 11 tuổi dần trở thành thiếu nữ. Sau bài học đầu tiên về ngày tháng và
mùa màng, hai cô trò đã đi qua nhiều học kỳ thú vị, từ những mảng tế bào thực
vật và động vật đến các trận địa chấn, hiện tượng xâm thực, hai cuộc chiến
tranh thế giới, Đại Cách Mạng Văn Hóa, Mao Trạch Đông, Hội Quốc Liên (League of
Nations), Liên Hiệp Quốc (United Nations), Macbeth của Shakespeare, Tartuffe
của Molière, My Kampf của Hitler, Animal Farm của George Orwell, The Stranger
của Albert Camus, Waiting for Godot của Samuel Beckett.
À, có cả Lời Xưng Tội Của
Đứa Học Trò (thơ Lê Thanh Xuân), làm cô sảng hồn hoang mang không hiểu vì sao
mà một bài thơ
bi phẫn thời chiến ở chế độ cũ lại rơi vào chương trình
giảng dạy văn thời bình ở một trường quốc tế, lại còn được dịch ra tiếng Anh
cho học sinh nước ngoài phân tích:
nếu đôi lúc thầy giảng bài
con ngủ gục/
hoặc hò reo như một chỗ
không người/
thầy tha thứ cho con đừng
gắt gỏng
/vì bây giờ không còn chỗ
vui chơi […]
cuộc chém giết
chưa đến hồi ngã ngũ/
nên máu xương nhuộm đỏ mối
thù hằn
/nên giới tuyến người lui về
cố thủ/
và bày trò đánh lén ở sau
lưng...
Lương lậu từ 3 đồng đã lên
ba chục, còn học sinh Hàn Quốc thì cô đã có một danh sách dài qua giới thiệu
dây chuyền: Hae-Lim, Dae-ai, Dong-su, Jae Young, Donam, Kae-Eun, Sang-Eun,
Sung-su, Jae-Min…đếm lại thấy xấp xỉ 20 mạng, mỗi mạng chiếm ít nhất 2 tiếng
của thời dụng biểu hàng tuần. Để dễ dàng cho việc chạy show từ nhà này sang nhà
khác, cô tập trung giờ dạy theo vị trí địa lý phù hợp với 15 phút di chuyển cho
mỗi nhà trong cùng khu vực, đa phần ở quận 2, quận 7 và Thanh Đa.
Cuối cùng, chẳng phải vì
chênh lệch bổng lộc, cô đành đoạn nộp đơn xin thôi việc ở Đại Học Tổng Hợp –
nơi cô phụ trách môn văn chương Anh-Mỹ đã nhiều năm; gì mà cả hai học kỳ trong
niên học chỉ phải dạy lõm bõm vài trang trích dẫn cho mỗi tác giả dù là Jane
Austen, Emily Bronte, Somerset Maugham, Mark Twain hay Edith Wharton. Giáo
trình trung học quốc tế hấp dẫn và thực dụng hơn đại học nội địa, học sinh nước
ngoài năng động và có kiến thức hơn sinh viên tại chỗ. Nghe thì kỳ nhưng cô
thực tình và chủ quan nghĩ vậy.
Do khủng hoảng kinh tế năm
1997, Daewoo kiệt quệ vì nợ, gia đình Kang ngắc ngứ cầm cự thêm 2 năm. Khi cô
bé vừa tốt nghiệp lớp 12 với điểm A+ cho các môn, cả nhà lập tức thu vén
sang Mỹ định cư.
Em và ba mẹ vẫn giữ liên lạc
với cô giáo qua điện thư, cập nhật thông tin đều đặn. Họ nhận xét với giọng
phàn nàn nửa đùa nửa thật rằng em chịu ảnh hưởng cô giáo chẳng những nét chữ
viết mà cả cách suy nghĩ.
Bằng chứng là em đã chọn học
ngành văn chương Pháp và
lấy thêm bằng thạc sĩ báo chí, hiện là phóng viên và phát thanh viên cho CNN.
Họ để lại trong căn nhà nhỏ
của cô rất nhiều kỷ vật được biếu tặng nhân các dịp lễ lạt; có cả tủ quần áo
bằng mây và thảm lát sàn; đặc biệt, họ phó thác cho cô một tiểu đội thiếu nhi
thiếu niên Hàn Quốc con em của bạn bè đồng nghiệp đồng hương để cô tha hồ đánh
nam dẹp bắc. Nghĩ cho cùng, Hee-Eun cũng đã thay đổi đời cô biết mấy.
Đã có cơ man bài báo viết về
các doanh nghiệp Hàn Quốc Namyang, Young Poong Vina, Buwon Vina, Dong Sung
Vina, Kum Kang Vina, Tae Kwang Vina, Shin Kwang, Happy Cook, Sunjin Vina, Han
Kook chuyên trị cao su, nhựa, sắt thép, giày da, may mặc, thức ăn gia súc, đồ
gia dụng, cần trục, băng tải.
Vô số các địa chỉ ẩm thực ưa
chuộng được giới thiệu qua truyền thông như Hanuri, Bibimbap, Tokbokki, Dae
Jang Geum, Yashi Yashi… Quảng cáo mỹ phẩm nhan nhãn những Face Shop, Laneige,
Iope, Skinfood, Ohui, Sulwhasoo…Tiệm bánh rất tây Tous Les Jours từ cửa vô sảnh
từ sảnh ra cửa rân rộ chào khách bằng tiếng Hàn: An-nyong-ha-sê-yo,
an-nyơng-higa-se-gô, gam-sa-ham-ni-da…
Các chủ doanh nghiệp mang
gia đình sang Việt Nam được công ty trả tiền nhà và một phần học phí cho con em. Cứ thế, họ ồ ạt đổ bộ y như
thời kỳ Gold Rush thế kỷ 19, thiết lập cộng đồng riêng
với sinh hoạt chợ búa, siêu thị, nhà thờ, có cả trường mẫu giáo tiểu học trung
học dạy bằng tiếng Hàn.
Họ ở biệt thự của BP
Compound hoặc chung cư cao cấp Parkland, Somerset Chancellor Court, Sherwood
Residence, Skygarden Phú Mỹ Hưng…, có
tài xế, người giúp việc, gác-dan, quản gia, người làm vườn. Lính đánh thuê các
bộ môn nhạc, họa, toán, lý, hóa, sinh, văn, ngoại ngữ luân phiên ra vào nườm
nượp chào nhau cười giao ca ngay trên chiến tuyến, biến mỗi căn hộ thành một
mặt trận văn hóa sôi động.
Nói tóm lại họ chọn tạm cư ở
một đất nước chưa phát triển để khôn ngoan hưởng thụ một
cuộc sống thượng lưu với giá hời khiến dân bản địa chảy nước
miếng lẫn nước mắt. Đấy là chưa kể đến các thú vui dễ dãi ban đêm dành cho quý
ông và tiệc tùng dập dềnh dành cho quý bà.
Cô Y Nhu lắm lúc tự coi mình
thuộc hàng ngũ tập đoàn gia nhân phục vụ lực lượng viễn chinh, có điều cô được
đối xử với rất nhiều ưu ái do truyền thống người Hàn tôn sư trọng đạo.
Lê la từ gia đình này sang
gia đình khác, cô bắt đầu giết giặc từng tên từ 3 giờ chiều. Ngay sau khi tan
trường về nhà, trên người còn đồng phục, bọn nhỏ đã phải ngồi vào bàn học nhồi
hết môn này đến môn khác, thường khi qua cả giờ ăn tối.
Cô có dịp được mời nếm đủ
thứ đặc sản rặt Hàn: tteokgalbi, gogi mandu, bokkeumbap, chapagetti, mantu
tak…., chứng kiến cách hành xử giữa vợ chồng cha mẹ con cái, cách họ quyết tâm
đầu tư cho hậu duệ, tôn vinh tinh thần ái quốc, củng cố niềm tin tôn giáo, hun
đúc tham vọng thành đạt, kêu gọi đoàn kết trong cộng đồng Hàn kiều.
Cô cũng tìm hiểu thêm về các
ban nhạc thần tượng của giới trẻ như Fin.K.L, H.O.T, T-ara, Big Bang; các diễn
viên được yêu thích Won Bin, Song Hye Kyo, Kim Sun Ah, Lee Young Jae xuất hiện
trong các phim nhiều tập làm nghiêng ngửa các bà nội trợ Việt Nam thậm chí các
cô cậu mới lớn qua Ngôi Nhà Hạnh Phúc, Trái Tim Mùa Thu, Nấc Thang Lên Thiên
Đường, Tôi Là Kim Sum Soon, My
Girl….
Dân chúng xem phim Hàn, ăn
đồ Hàn, đối xử nhau như người Hàn, yêu theo kiểu Hàn, làm phim mô-típ Hàn, dùng
mỹ phẩm Hàn, diện quần áo giày dép Hàn, hát nhạc Hàn.
Các cô thôn nữ bỏ quê lên
tỉnh kiếm chồng Hàn, giới showbiz du lịch sang Hàn kết hợp giải phẫu thẩm mỹ.
Chính cô Y Nhu mỗi đêm cũng nằm giường nệm bông ép đắp chăn Everon Made in
Korea.
Trong khi cuộc xâm thực văn
hóa diễn ra nhộn nhịp lộ liễu từ thành thị đến thôn quê Việt Nam, trẻ con Hàn
theo cha mẹ xa xứ, vừa an tọa sau chuyến bay 5 tiếng đồng hồ lập tức được phụ
huynh làm thủ tục cho vào trường quốc tế.
Chiến dịch săn lùng gia sư
theo danh sách giới thiệu từ những người đi trước được triển khai ngay sau đó.
Ngoài IGS (International Grammar School, nay đổi thành ISHCM – International
School HCM City) một trong những trường đầu tiên được cấp giấy phép giáo dục
tại Việt Nam năm 1993,
sau hơn 20 năm
đã có cơ man là loại hình tương tự: BIS (International British School), AIS
(American International School), SIC (Saigon International College), SSIS
(Saigon South International School), SIS (Singapore International School)…nơi
chương trình giáo dục được biên soạn trên tinh thần quốc tế để sau khi tốt
nghiệp phổ thông trung học các em có thể xin vào bất cứ đại học nào trên thế
giới nếu đủ tiêu chuẩn điểm TOEFL, SAT, IELTS –
điều họ khó thể thực hiện
trên đất nước của chính họ. Học sinh Việt Nam con cái đại gia tốn sơ sơ trên 10.000
đô-la/năm lớ ngớ
ngồi học chung lớp có thể bị đuối về mặt kiến thức tổng quát, đặc biệt văn, sử,
địa vì thiếu sự đầu tư trước đó.
Orwell với Animal Farm
(1945), Camus với The Stranger (1942), Beckett với Waiting For Godot (1953) –
là những tác giả xa lạ, văn phong xa lạ, đề tài xa lạ, tư duy xa lạ tuy rằng
tác phẩm của họ đã được giới thiệu với công chúng thế giới từ giữa thế kỷ trước.
Hee-Eun giờ đã 33 tuổi, lập gia đình rồi ly dị. Em
đã có một cuộc sống phong phú và thành đạt trên đất Mỹ nhưng em không hạnh phúc
đơn giản chỉ vì em bị ám bởi Meursault của Camus.
Em vẫn mải chờ một Godot
không bao giờ xuất hiện. Cô Y Nhu, ngựa nản chân bon, rốt cuộc cũng giã từ vũ
khí tự thả trôi theo xâm lược văn hóa chẳng những Hàn mà cả Đài và Trung.
Tiền dạy học tom góp được
của bọn ngoại bang sau từng ấy năm giúp cô xây được căn nhà khang trang nơi cô trồng nhiều cây
xanh, đặc biệt toàn thứ không cho hoa và quả.
Cô dùng thiết bị gia dụng
Made in Taiwan, ăn tạp các loại thực phẩm Made in China, luyện phim hành động
Mỹ, thỉnh thoảng nhơi luôn phim tập Hồng Kông. Cô tỉnh táo, vô ưu và từ tốn
trong tiến trình bội thực.
Châtenay-Malabry, 09.2015.
--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
__._,_.___
No comments:
Post a Comment