Popular Posts

Friday, August 18, 2017

Chuẩn Bị Khi Vợ/ Chồng "Bị" Lú Lẫn…


Từ khi chuyên cần tập Pháp Luân Đại Pháp, các bệnh tật sắp trở thành tồi tệ đều biến mất hay giảm đi mà không cần dùng 1 loại thuốc men nào.
1. Bắt đầu là chứng ù tai, 1 bên rồi cả hai bên, có thời gian gần mất thính giác  bên tai trái. Bây giờ thì đã khỏi gần 100%.
2. Chứng bị đau bên ngực trái, thỉnh thoảng nhói đau, bắp tay trái cũng bị đau, khởi đầu của đau tim và có thể là tai biến mạch máu não . Bây giờ đã không còn, chỉ bị rêm bên ngực trái mỗi khi ăn quá no.
3. Đau cổ chân, bàn chân , đầu gối , cả hai chân , các vị trí vừa nêu thỉnh thoảng thay nhau bị đau. Bây giờ không còn.
4. Trí nhớ bắt đầu xuất hiện sự suy thoái, quên tên người quen, những dự định v.v..
Sau khi luyện tập thì đã trở lại bình thường.

2017-08-17 11:06 GMT-04:00 Tom Nguyen <
Tu tập Pháp Luân Đại Pháp sẽ không bị bệnh mất trí nhớ và  trẻ lại  .....




GIỚI THIỆU VỀ PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện. Các bài giảng của Sư phụ Lý được trình bày trong nhiều kinh thư, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh tấn Yếu chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm này và các tác phẩm khác đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, và được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.
Pháp Luân Phật Pháp là trực chỉ nhân tâm, trong đó tu tâm và niệm của một người, hay “tâm tính” (Xinxing) là điểm then chốt để tăng trưởng Công lực. ‘tâm tính cao bao nhiêu, công cao bấy nhiêu’, đó là chân lý tuyệt đối trong vũ trụ. Tâm tính gồm có đức (đức là một loại vật chất màu trắng) và chuyển hoá của nghiệp (nghiệp là một loại vật chất màu đen), bao gồm [việc] xả bỏ các dục vọng và tâm chấp trước trong người thường; còn phải chịu khổ trong những cái khổ, còn bao gồm rất nhiều điều cần phải tu [trong các] phương diện nâng cao tầng.
Pháp Luân Đại Pháp còn có bộ phận tu mệnh, tức là cần thông qua các động tác. Động tác, về một phương diện, tức là dùng công lực lớn mạnh để gia tăng sức mạnh các công năng và các cơ chế, từ đó đạt được ‘Pháp luyện người’; từ một phương diện khác, thì trong thân thể [cũng] còn cần diễn hoá rất nhiều thể sinh mệnh. Tu luyện tại tầng cao cần xuất ‘nguyên anh’ tức là Phật thể và diễn hoá rất nhiều những thứ luận thuật. Động tác là một bộ phận viên dung viên mãn của Đại Pháp này, nó là một bộ phương pháp tu luyện tính mệnh song tu hoàn chỉnh. Đại Pháp này cần phải vừa tu vừa luyện, ‘tu tại tiên luyện tại hậu’. Không tu tâm tính, chỉ luyện động tác thì không thể tăng công. Các bài công pháp do đó chỉ là phương tiện bổ trợ để đạt được đại viên mãn pháp.
Pháp Luân Đại Pháp tu luyện một Pháp luân, hay “bánh xe Pháp”. Tự bản thân Pháp Luân là vật chất cao năng lượng có linh tính. Pháp Luân mà Sư phụ Lý Hồng Chí cài ở bụng dưới cho mỗi học viên xoay chuyển không ngừng ở không gian khác 24 giờ trong ngày. (Những người tu luyện chân chính đọc các sách Pháp Luân Đại Pháp, tham dự hoặc nghe ghi âm các bài giảng của Ông Lý Hồng Chí, hoặc học luyện tập từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác, tất cả đều có thể nhận được Pháp Luân.) Pháp Luân tự động trợ giúp học viên tu luyện. Điều đó có nghĩa là, Pháp luyện người tu mọi lúc, bất kể họ có tập công hay không. Đây là phương pháp tu luyện duy nhất trong tất cả những môn pháp truyền xuất trên thế giới hiện nay có thể đạt được “Pháp luyện người”.
Pháp Luân xoay chuyển ấy có đầy đủ đặc tính giống như vũ trụ, nó là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Pháp luân trong Phật gia, âm dương trong Đạo gia, hết thảy những gì của thế giới mười phương, không gì là không phản ánh tại Pháp Luân. Pháp luân xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ1) độ bản thân, hấp thụ một lượng lớn năng lượng của vũ trụ, diễn hoá trở thành “công”; Pháp Luân xoáy ra (nghịch chiều kim đồng hồ) độ nhân, phát phóng năng lượng, phổ độ chúng sinh, chỉnh lại cho đúng hết thảy các trạng thái không đúng; người ở gần chỗ người tu luyện đều nhận được lợi ích.
Pháp Luân Đại Pháp “minh tuệ viên dung. Động tác đơn giản, vì đại đạo là chí giản chí dị.” Pháp Luân Đại Pháp độc đáo ở 8 điểm sau:
1. Tu luyện một Pháp Luân, không luyện đan
2. Khi người không luyện công, Pháp Luân vẫn luyện người
3. Tu luyện chủ ý thức, bản thân đắc Công
4. Vừa tu tính, vừa tu mệnh
5. Bao gồm 5 bộ công pháp, đơn giản dễ học
6. Không mang theo ý niệm, không xuất thiên [sai], Công tăng trưởng nhanh.
7. Luyện công không giảng địa điểm, thời gian, phương vị, cũng không giảng thu công
8. Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.
Nên mới nói: trên lý luận thì Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn khác với các phương pháp tu luyện truyền thống, khác với học thuyết luyện đan của các gia các môn [các] phái.
Hễ bắt đầu tu luyện là được đặt vào chỗ khởi điểm rất cao; vì người tu luyện cũng như người tu luyện nhiều năm mà vẫn không tăng trưởng công đã cung cấp một Pháp môn thuận tiện nhất.
Khi tâm tính và công lực của người tu luyện đạt đến một tầng nhất định, thực thi được việc tu thành [thân] thể kim cương bất hoại ngay tại thế gian, đạt đến khai công khai ngộ, toàn bộ thăng hoa lên cao tầng. Người có chí lớn học chính Pháp, đắc chính quả, đề cao tâm tính, vứt bỏ các chấp trước rồi mới viên mãn.
Hãy trân quý – Phật Pháp đang ở ngay trước mặt chư vị

2017-08-17 8:48 GMT-04:00 'letue.ngo' l [KBC4027TVBQGVN] <>:
 



Begin forwarded message:

Date: August 17, 2017 at 7:16:05 AM CDT
Subject: Chuẩn Bị Khi Vợ/ Chồng "Bị" Lú Lẫn…


Chuẩn Bị Khi Vợ/ Chồng "Bị" Lú Lẫn…

" Chúng tôi đã sống với nhau gần 50 năm hạnh phúc

Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chiều và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .
Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con. Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình.

Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ …

Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng … quên chìa khóa …lái xe lạc đường về …để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm…
Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.
Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kết cuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.
Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi…Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra…Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng…Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi những ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.
Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích… Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi…bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen. Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.
Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng…

Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dõi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền nam…
lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng …

Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.
Dòng đời vẫn trôi…những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…
Xuân, Hạ, Thu, Đông …Từng chu kỳ tuyết trắng… và người chồng thân yêu của tôi chìm dần.. chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.

Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng … tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng, còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp . 
Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng …

Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giây, ở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?
Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng  …
Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới…Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày…

Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt…
Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng."
Cố gắng ….
Q.V&K.L.  



Envoyé de mon iPad











__._,_.___

Posted by: Tom Nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List