Popular Posts

Saturday, February 17, 2018

Tam y dau xuan


Hoa Xuân. Nguồn internet.
Hoa Xuân. Nguồn internet.
Trước thềm năm mới của mùa Xuân Mậu Tuất, nhìn lại những chặng đường đã đi qua của những ngày tháng trên đất nước người mà ngày nay đã trở thành đất nước của mình, nhiều người Việt đã liều mạng bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ Cộng Sản không tránh khỏi ngậm ngùi.   

Ngậm ngùi khi nhìn lại đất nước Việt Nam ngày nay dưới lớp áo xa hoa lộng lẫy của những nhà cao tầng rập khuôn các thành phố giầu có tư bản là cả một thân thể héo mòn tiều tụy không sức sống vì những chứng bịnh nan y đang tiêu hao sinh lực và các khối u độc tính ngày càng đang phát triển. Phá hủy đi bao hy vọng tương lai trong cuộc sống dân tộc, chế độ cộng sản Việt Nam ngày nay sau 43 năm thống trị đất nước đã tiêu diệt hầu hết mọi giá trị tinh thần văn hóa dân tộc.

 Để giảm chú ý vào sự bất lực điều hành, sự tham nhũng thối nát của đảng và nhà nước Cộng sản biến thái, họ đã đưa con người trong nước vào những thú ăn chơi đua đòi trác táng. Họ biến giới trẻ Việt Nam ngày nay thành những kẻ vọng ngoại xem thường đạo đức gia đình, xem thường giá trị nhân phẩm. Còn nhớ những cán bộ VC khi chiếm được miền Nam năm 1975 đã mắng những sinh viên miền Nam ăn mặc áo mầu quần trắng là tiểu tư sản, xa hoa theo Mỹ Ngụy, đã cầm kéo cắt quần ống loa vì cho rằng chướng mắt. Nhưng bây giờ, chỉ nhân khi đội bóng tròn Việt Nam vào được chung kết trong cuộc thi đấu ở Trung quốc, thanh niên nam nữ Việt Nam trong nước với quần áo mầu mè rực rỡ, có người mặc váy cờ đỏ sao vàng, có người gần như thoát y hay mặc đồ lót hai mảnh cũn cỡn nhún nhẩy giữa đường phố… Nếu trong quá khứ khai thác căm thù giai cấp là sức mạnh phá hoại gia đình và xã hội để đảng nắm quyền thì ngày nay đẩy mạnh thú tính con người là phương tiện để tản lực đấu tranh dân tộc, chống lại một đảng CS biến thái tay sai tài phiệt thế giới. 

Trong cái chính sách thâm độc này, thanh niên bị tách ra khỏi cái tâm ý tự nhiên  cao đẹp, cái nhiệt tình của một cơ thể xung mãn sẵn sàng tham dự vì người, với người để giải quyết những bất bằng chung quanh. Người dân trong khi đó, trong tình trạng nghèo nàn thiếu đói phải chạy theo nhu cầu cơm áo, nhu cầu sống còn, đành nhắm mắt trước mọi khổ nạn chung quanh, mặc nhiên trở thành cái gọi là “vô cảm”,  hay là ngay cả dẫm lên nhau để phục vụ những nhu cầu cá nhân dồn nén không thỏa. Do đó người mà có đủ bình tĩnh suy tư thì chỉ có thể ngậm ngùi. Nhưng khi mùa xuân tới, vạn vật chuyển mình thay đổi với sinh khí mới cho một chu kỳ mới, thì trong tâm ý cũng không thể không có chút lâng lâng hy vọng.

Bởi vì tính từ khi cộng đồng hải ngoại hình thành do biến cố 30 tháng 4/1975 tới nay là gần 43 năm, với những người di tản được Mỹ cho vào định cư vì lý do nhân đạo, tâm lý đa số là mặc cảm, dấu diếm nguồn gốc. Từ thập niên 1980, khi những thuyền nhân một sống hai chết quyết chí vượt biển tìm tự do cái tâm thức chung cộng đồng đã trở nên đổi khác. Họ tụ tập lại với nhau để không mất bản chất, bảo vệ tập tục văn hóa để đối đầu với tính vong thân mất gốc của VC cuồng tín say mê xây dựng chủ nghĩa thế giới đại đồng vô sản. Tuổi trẻ hải ngoại, ngay cả những em không chào đời ở Việt nam, nhưng sống trong khung cảnh tự do và có điều kiện đối chiếu tìm hiểu các nguồn tin tức, từ cha anh từ sách vở, nên cũng hiểu về cuộc chiến, về đặc tính dối trá không đổi của chế độ CS dầu rằng đã biến thái. Các em tham dự sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt đấu tranh, viết bài viết văn viết nhạc về xã hội về đất nước…

Cho nên tính tới nay là nửa thế kỷ sau thảm sát Mậu Thân ở Huế, người Việt hải ngoại và tuổi trẻ hải ngoại vẫn không quên sự tàn độc của quân CS trong 26 ngày chiếm đóng Huế, tuy số nhân chứng sống đã giảm. Không quên chẳng phải vì căm thù, bởi cảm tính nào thì thời gian cũng làm nhạt nhòa. Mà vì tương tự  như người Do Thái không quên holocaust, người Việt Nam hải ngoại ở tuổi gần đất xa trời tức là những nhân chứng, hay ở tuổi dưới năm mươi sinh ra sau 1968 chỉ nghe nói về Mậu Thân đã không quên Mậu Thân, vì không muốn sự tàn độc vô nhân của VC tái diễn. Và  quả là có mối nguy như thế, nếu xét đến những ngụy giải về Mậu Thân của hệ thống truyển thông VC được tiếp tay bởi truyền thông tin giả Âu Mỹ, vì nhu cầu hợp tác làm ăn, nhân danh đưa tin mọi nguồn.

Có người thấy sự năng động của tuổi trẻ hải ngoại đã lạc quan nghĩ rằng – đó là nhân tố hình thành một siêu quốc gia Việt nam trên thế giới. Cho tới nay có lẽ chỉ mới có một dân tộc trên thế giới đã tạo nên một siêu quốc gia, là dân tộc Do Thái. Nghĩ thêm chút nữa thì thực tế còn nhiều gian truân. Người viết bài này chỉ có một tâm ý nho nhỏ nhân dịp đầu Xuân Mậu Tuất. Không lạc quan, không bi quan, và hơi triết lý. Bàng bạc trong mấy câu kệ của thiền sư Mãn Giác trong bài Cáo tật thị chúng, đọc cho đệ tử nghe trước khi từ trần: Lúc gần đất xa trời, không nghĩ đến cái sống cái chết của mình. Chỉ nghĩ sự sống không bao giờ dứt, Mùa Xuân không bao giờ hết.

Cáo tật thị chúng.
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
 
Ngô Tất Tố tạm dịch như sau:
 
“Xuân qua, trăm hoa rụng,

Xuân tới, trăm hoa cười.

Trước mắt, việc đi mãi,

Trên đầu, già đến rồi.

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết;

Đêm qua, sân trước, một cành mai”
                                   
Và đó phải chăng chính là tình trạng Thân Tâm An Lạc mà Tuệ Vân xin được kính chúc cho tất cả quý vị và các bạn nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất.

Tuệ Vân

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List