VUA
TRỜI ĐẾ THÍCH
THAM KIẾN PHẬT
Toàn Không
Khi Đức Phật ngự
trong động Nhẫn Đà Bà La, tại núi Tà
Đà, thuộc nước Ma kiệt Đà, bấy
giờ Vua Trời Thích (Đế Thiên
Đế Thích, mà nhân gian gọi là
Ngọc Hoàng Thượng Đế) khởi
tâm muốn đến gặp Phật. Ngay khi ấy,
các vị Trời cõi Đao Lợi
biết được Vua khởi tâm như thế, liền
đến chỗ Vua Đế Thích thưa:
- Nay Ngài khởi tâm thiện vi diệu
muốn đến chỗ Như Lai (Phật)
nơi cõi trần phàm, chúng tôi cũng
muốn theo hầu, để được đến
mà chiêm bái và học hỏi nơi Thế Tôn
(Phật).
Lúc
đó Đế Thích bảo Thần nhạc là Bàn giá Dực rằng:
- Ta muốn đến nơi Thế Tôn ngự, vậy
ông và chư Thiên có thể
đi cùng ta đến đó.
Thần
nhạc đáp:
- Thưa vâng.
Rồi Thần
nhạc cầm cây đàn Lưu ly khảy khúc đàn cúng
dàng Vua Đế Thích và chư Thiên.
Tiếng đàn vừa dứt, chỉ
trong khoảnh khắc như người lực sĩ
duỗi cánh tay, họ biến
mất khỏi Thiện Pháp đường cõi Trời và
đến trên núi Tỳ Đà.
Trong khi
ấy, Đức Phật đang nhập định Hỏa diệm tam
muội, khiến cả vùng núi có một màu
đỏ rực; một vài người
dân trong vùng gần đấy trông thấy tự
nói: “Núi Tỳ Bà là một
biển lửa! Không biết chuyện gì đã
xẩy ra mà đang đêm
cháy như thế?”
Vua Đế Thích bảo Bàn già Dực:
- Đức Như Lai ra đời thật hy hữu
hiếm có, Ngài thường
được các chư Thiên và đại Qủy Thần
theo hầu. Nay ông
hãy vào động Nhẫn Đà Bà Là khảy đàn
cúng dàng Như
Lai, còn ta và chư Thiên sẽ đến sau.
Vâng lời Vua,
Bàn già Dực liền vào động khảy khúc đàn
hòa với tiếng ca cúng dàng Như Lai, tiếng
đàn trầm bổng,
xen với tiếng hát ca tụng công đức
vô lượng vô biên của
Như Lai; khi đàn hát vừa dứt,
thì đức Phật xuất định, và
bảo Bàn-già-Dực:
- Hay thay! Hay hay! Ông có thể dùng
âm thanh thanh tịnh
hòa điệu với tiếng đàn Lưu ly để
khen ngợi Như Lai, giọng
ca, tiếng đàn uyển chuyển, trầm
bổng, mà có ý nghiã tham
dục là trói buộc, phạm hạnh (tu diệt
dục để đạt thinh tịnh)
của Sa môn (người tu) đưa đến giải
thoát.
Lúc đó
Bàn già Dực liền đảnh lễ Phật, xong thưa:
- Vua Trời Thích và chư vị Trời Đao
Lợi sai con đến thăm
hỏi Đức Thế Tôn có được mạnh khoẻ
không, đi đứng có
được thoải mái không?
Đức Phật
nói:
- Ta mong cho Vua Đế Thích của ông,
và chư Thiên Đao
Lợi sống lâu, an vui, và không hoạn
nạn.
Lúc ấy,
Vua Đế Thích tự nghĩ: “Bây giờ chúng ta nên
đến ra mắt Như Lai cho đúng lúc”..
Nghĩ rồi cùng Chư Thiên
vào động đảnh lễ và thưa:
- Đế Thích và chư Thiên Đao Lợi đến
đảnh lễ Như Lai, không
biết chúng con nên ngồi gần hay nên
đứng cách xa Đức Thế Tôn?
Đức Phật
đáp:
- Thiên chúng của ông quá đông, vậy
nên ngồi gần Như-Lai.
Lúc đó
động đang chật hẹp tự nhiên rộng hẳn ra, chứa
hết chư Thiên, và chỉ trong khoảnh
khắc tất cả đã an vị xong,
Vua Đế Thích nói:
- Trước kia, có một lần Thế Tôn ngự
tại nước Xá Vệ, lúc ấy
trong khi Ngài đang nhập định, con
vì có chút việc nên ngồi
xe báu nghìn căm đến chỗ Tỳ lâu Lặc
Thiên Vương. Khi đi
ngang qua hư không, con thấy một
Thiên nữ đang chắp tay
đứng trước Thế Tôn, con liền nói với
nàng ấy rằng: “Nếu
khi Thế Tôn xuất định, nàng hãy nhân
danh ta thăm hỏi
Đức Thế Tôn có được mạnh khoẻ thoải
mái không?”
Nhưng không biết Thiên nữ ấy có hiểu
được hậu ý của
con không, đồng thời Thế Tôn có còn
nhớ sự việc ấy không?
Đức Phật
đáp:
- Nhớ, Thiên nữ ấy đã nhân danh ông
mà nói đúng như
những lời ấy, và khi Ta xuất định
cũng nghe tiếng xe của ông.
Vua Đế
Thích lại nói:
- Thuở xưa có một Thiên chúng nói: “Nếu
Như Lai xuất
hiện ở thế gian, Thiên chúng các cõi
Trời sẽ tăng lên, và
A Tu La (Thần)
sẽ giảm bớt vì do sự giáo hóa của Như Lai”.
Nay đích thân con thấy Như Lai đang
ở thế gian, thì tự
con biết rằng chư Thiên đang tăng
lên, và A Tu La đang
giảm xuống, đó là điều vô cùng vui
mừng thấy được Thế
Tôn nơi đây.
Ca tụng Đức
Phật xong, Vua Đế Thích nói tiếp:
- Thưa Thế Tôn, có Thích nữ Cù Di ở
nơi Pháp của Thế
Tôn trước đây tu phạm hạnh, sau khi
qua đời ở thế gian,
được sinh về cõi Trời và làm con của
con; chư Thiên đều
khen ngợi Thiên nữ Cù Di có công đức
lớn, có oai lực lớn.
Lại có ba Tỳ kheo cũng theo Thế Tôn
tu phạm hạnh trước kia,
cũng được sinh lên cõi Trời, nhưng
lại ở địa vị thấp kém hơn,
làm kẻ đánh nhạc ca hát cho con.
Nói đến
đó, Vua Đế Thích lại thưa tiếp:
(Còn tiếp)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment