Popular Posts

Wednesday, July 15, 2015

Vĩ nhân... đạo chích

 
“Bác” Hồ … Đạo Chích
Mõ (Làng Văn)

“Bác”  vốn lắm tài, tay vừa dài lại vừa nhám. Bất cứ món nào quí báu, dù xa dù gần, dù đông tây, dù kim cổ, “bác” chỉ khẽ nhấc tay một cái là tóm được ngay, nhận là của “bác.” Thí dụ như câu nói: Vì lợi ích trăm năm, trồng người!
Ban Xác lập Tư tưởng Hồ Chí Minh tô son đánh phấn cho “bác”, vênh váo bảo rằng từ “bác” Khổng thời xưa cho tới các “chú” triết gia thời nay, chưa ai nghĩ ra được điều uyên bác đó, và họ “lên án” một trường đại học ở miền Nam đã dựa theo ý bác mà đặt tên trường: Thụ Nhân (trồng người) mà quên bẵng vấn đề tác quyền!
Kể ra, về mặt trơ trẽn thì “bác” đứng nhất, các cháu ngoan của “bác” đứng nhì; nhưng trơ trẽn đến độ nhận tác quyền với một món đồ ăn cắp thì con cháu “bác” đã qua mặt “bác” xa lơ xa lắc mà chẳng cần phải bóp kèn!
Nay Mõ (Làng Văn) xin vì công đạo mà đi đòi tác quyền giùm cho tác giả câu vì lợi ích trăm năm trồng người. Khổ chủ tên là Quản Trọng, sống vào thời Xuân Thu bên Tàu, người đời sau gọi tôn là Quản tử. Quản Trọng phò Tề Hoàn Công nên nghiệp bá, còn chính mình làm tới chức Đại Tư Mã. Câu “thụ nhân” nằm trong một đoạn dài:
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã
Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã.
Tạm dịch:
Kế hoạch một năm, không gì bằng trồng lúa
Kế hoạch 10 năm, không gì bằng trồng cây
Kế hoạch trọn đời, không gì bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, là lúa
Trồng một, gặt mười, là cây
Trồng một, gặt trăm, là người.
Hồ Chí Minh đã ăn cắp câu thứ ba của Quản Trọng: "vì lợi ích trăm năm, trồng người." 

Ngoài nạn nhân Quản Trọng, “bác” còn mó máy hơi nhiều vào văn học của chú ba. Thí dụ như bài thơ khuyên thanh niên mà “bác” cho đúc chữ xi-măng ngay dưới tượng “bác”, ký tên tác giả “Hồ Chí Minh” coi rất đàng hoàng:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Cả nước tin như sấm đó là thơ thơ “bác”, xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh mà có dạo cán bộ chính trị thắp đuốc tìm mãi. Chẳng qua nó nằm chình ình trong cuốn Ấu học ngũ ngôn thi (1863) của chú ba, bác chỉ lộn tùng mèo, xốc xáo rồi phóng ra như trải bài ba lá:
Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên.

Nay Mõ (Làng Văn) đã bênh chú ba Quản Trọng, bên tác giả Ấu học thì cũng phải bênh luôn cụ mít Nguyễn Du. Khác với Quản Trọng chỉ bị móc túi một lần, cụ Nguyễn nhà ta có vẻ như còn bị “bác” trổ nghề chôm chĩa, móc túi lia lịa không biết bao nhiêu lần!
Trong tập “Thơ Hồ Chí Minh” do nhà xuất bản văn học Hà-nội in năm 1970, có bài “Mười chính sách của Việt minh”, thơ của “bác” có câu:
Trên vì nước, dưới vì nhà
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.
Tuyệt! Một câu lục bát 14 chữ, “bác” chỉ ăn cắp mỗi 6 chữ, nghĩa là hơn 57% là của bác, quá bán! Bác chỉ mượn đỡ câu trên: Trên vì nước, dưới vì nhà (Kiều – câu 2483).
Cũng trong tập “Thơ Hồ Chí Minh”, bài “Ca sợi chỉ”, câu: Khuông thiên biết có vuông tròn hay không, “bác” chỉ mượn đỡ Nguyễn Du, có gò sửa lại chút đỉnh làm của mình: Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay (Kiều – câu 412).
Nhưng đến bài “Về đấu tranh vũ trang”, “bác” phát huy sự nghiệp đấu tranh đạo chích đến cực độ, thuổng liền tù tì luôn cả 14 chữ chẳng chừa chữ nào: Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (Kiều – câu 2359, 2360). Nhất “bác”!

Thó của tiền nhân thì dễ vì tác giả đã theo ông theo bà, con cháu thất tán chẳng ai cãi giùm; thó người đời nay càng …dễ hơn, vì tác giả ngậm bồ hòn làm ngọt, đố dám than van.
Nhân dân trong nước là thành phần bị trấn lột, bòn rúc nhiều nhất nên cũng là đối tượng để “bác” vuốt ve, dụ dỗ hăng nhất. Bài viết nào nói về nhân dân, “bác” và con cháu “bác” thường không quên nhắc lại lời “bác” trộm về:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Thưa, khổ chủ nạn nhân của hai câu song thất này là thi nô Thanh Tịnh, viết năm 1948, nhồi vào bài lục bát “Dân no thì lính cũng no” trong chiến dịch ép dân nộp thuế nông nghiệp:
Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên ?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công…

Nói về chuyện “bác” Hồ Đạo Chích thì giấy mực đời trước và “memory drive” đời nay không đủ sức chứa. Hôm nay nhân đọc thấy con cháu “bác” lại phịa rằng UNESCO tôn xưng bác là “vĩ nhân văn hóa thế giới”, Mõ lấy làm ngứa ngáy bèn tán tụng “bác” mấy lời. “Vĩ”, thì đúng rồi, nhưng viết khác với chữ “vĩ” là “to lớn”. Chữ “vĩ” đeo đẳng theo loài “hồ” (cáo) có nghĩa là cái đuôi, có đuôi, lòi đuôi!

Mõ (Làng Văn)
--------------------------------------------------------

Các diễn đàn khác ngoài danh sách trên đây, nếu muốn chúng tôi gửi tin tới, xin ghi địa chỉ chúng tôi nxb.langvan@yahoo.ca vào danh sách thành viên của quí vị và thông báo cho chúng tôi biết để ghi địa chỉ của quí vị vào danh sách gửi tin của chúng tôi.

Quí cá nhân muốn nhận tin, cũng xin gửi email cho chúng tôi để ghi vào danh sách (các địa chỉ email cá nhân sẽ nằm trong <bcc>, không hiện lên danh sách nhận tin).

Ngoài ra, để tránh làm phiền, diễn đàn nào từ chối đăng bài và tin của chúng tôi 2 lần, chúng tôi sẽ lấy địa chỉ diễn đàn đó ra khỏi danh sách nhận tin.

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List