Đức Giáo Hoàng kêu gọi Quốc hội làm việc
cùng nhau, chăm sóc cho dân
VOA
24.09.2015
Đức
Giáo Hoàng Phan Xi Cô kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên
những sự khác biệt để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với
nhau một cách rộng lượng cho lợi ích chung.
Nhà
lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vị giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng
viện quốc hội Mỹ, đã được tán thưởng nồng nhiệt khi đọc bài diễn văn 50 phút
tại Điện Capitol.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được truyền đi
trên khắp nước và được chiếu trên những màn hình khổng lồ cho hàng vạn người tụ
tập bên ngoài quốc hội được canh gác hết sức cẩn mật.
Đức Giáo Hoàng nói “Một xã hội chính trị
chỉ bền vững khi nào xã hội này, như một nghề nghiệp, ra sức thỏa mãn những nhu
cầu chung bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng của tất cả các thành viên, nhất là
những người yếu thế hoặc có nhiều rủi ro hơn. Hoạt động lập pháp luôn đặt nên
tảng của sự chăm sóc cho người dân.”
Ngài nói thêm “Là thành viên của quốc
hội, trách nhiệm của quí vị là làm cho đất nước này lớn mạnh như một dân tộc,
thông qua những hoạt động lập pháp của quí vị. Quí vị được mời gọi để bảo vệ và
gìn giữ phẩm giá của đồng bào của quí vị trong sự theo đuổi không ngừng nghỉ và
khó nhọc để phục vụ lợi ích chung, bởi vì đây là mục đích chính của tất cả mọi
hoạt động chính trị.”
Đức
Giáo Hoàng đã đề cập tới những vấn đề nhạy cảm, trong đó có vụ khủng hoảng
người tị nạn ở Trung Đông và Âu châu, nhu cầu cấp bách của việc phối hợp một
hành động toàn cầu để kiểm soát biến đổi khí hậu và những sự thái quá của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa vật chất.
Đức Giáo Hoàng đã phải tạm ngừng nhiều lần vì
những tiếng vỗ tay làm gián đoạn bài diễn văn, nhưng những nhà quan sát bên
trong quốc hội nhận thấy không phải tất cả mọi người đều bày tỏ một sự nồng
nhiệt như nhau.
Sự
chia rẽ theo lập trường đảng phái trong số các thành viên quốc hội – giữa phe
tự do và phe bảo thủ, giữa phe dân chủ và phe Cộng hoà, đã được phản ánh qua
phản ứng khác nhau của họ đối với những phần khác nhau của bài diễn văn của Đức
Giáo Hoàng.
Sau
bài diễn văn, nhà lãnh đạo Toà Thánh Vatican đã đứng ở bao lơn Điện Capitol để
chào hàng vạn người tụ tập bên ngoài.
Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước lưỡng
viện quốc hội Hoa Kỳ
Thanh Trúc, phóng viên
RFA
RFA 24.9.2015
Bước sang ngày thứ ba
chuyến công du nước Mỹ, tức thứ Năm 24 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến
điện Capitol và đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.
Mọi ngã đường dẫn về
điện Capitol ở thủ đô nước Mỹ đều có rào chắn và được canh gác cẩn mật khi Đức
Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội hôm thứ Năm
ngày 24 vừa qua.
Đây không phải sự kiện được vào cửa tự do như thường lệ ở quốc
hội, người tham dự phải có giấy mời mới vào được bên trong . Rất nhiều người,
dù có vé mời, cũng chỉ được đứng ở ngoài mà thôi.
Khoảng 9 giờ sáng giờ địa phương của Washington DC, đoàn xe chở
Đức Giáo Hoàng tiến vào khuôn viên bên ngoài điện Capitol trong tiếng reo mừng
vang dậy của đám đông bên ngoài.
Đến từ California với vé mời vào bên trong để nghe Đức Thành Cha
đọc diễn văn, linh mục Nguyễn Hoài Chương, cho biết:
“Vấn đề an ninh rất chặt chẽ, chúng tôi tưởng
chúng tôi là người đến đầu tiên nhưng thực sự từ 5 giờ mấy đã có khoảng cả ngàn
người tới trước chúng tôi rồi. Cho tới khoảng 9 giờ mọi người gần như bừng dậy
khi Đức Thánh Cha bước đến công trường của quốc hội.”
Với chủ đề Tình Yêu Là Sức Mạnh Của Chúng Ta, cũng là chủ
để của chuyến thăm viếng Cuba rồi đến Hoa Kỳ, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Phan Xi Cô lên tiếng trước lưỡng viện quốc hội và nhiều lần được tán thưởng một
cách nồng nhiệt.
Những vấn để của thời đại được Đức Thánh Cha nhắc tới như những
xung đột trên thế giới cũng như trong xã hội, sự thù nghịch giữa các phe nhóm
chính trị, tình trạng bất bình đẳng, vấn đề phá thai, di dân, bạo động và nhiều
vấn đề khác nữa.
Rất nhiều lần hai nhân vật lịch sử của nước Mỹ được Đức Giáo Hoàng
Phan Xi Cô nhắc đi nhắc lại trong bài diễn văn của Ngài trước các vị đại diện
dân cử Hoa Kỳ, đó là mục sư Martin Luther King và bà Dorothy Day,
từng sống và chết cho lý tưởng công bình, bác ái và bình đẳng giữa con người
với con người.
Đức Thánh Cha nhắc lại giấc mơ của mục sư Luther King và nhắc
chúng ta trong hành trình của Ngài. Rất nhiều người đứng ngoài và đứng trong
lắng nghe bài huấn từ của Đức Thánh Cha đến lưỡng viện quốc hội. Rất nhiều lần,
cứ khoảng vài phút tôi không đếm được bao nhiêu, là những tràng pháo tay là
những lời cảm tạ những gì Đức Thánh Cha đã nói ra.
Câu kết luận tôi nghĩ rất chân tình là Đức Thánh Cha nói God Bless
America Thiên Chúa ban bình an cho Hoa Kỳ. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện
cho Ngài, rồi nói lại là nếu quí vị không biết cầu nguyện thì gởi đến tôi những
lời chúc mừng. Đó thật sự là một cái embrace ôm chặt nhau trong tình thương.
Sau buổi nói chuyện tại lưỡng viện quốc hội, Đức Giáo Hoàng đi
thăm Trung Tâm Bác Ái của Giáo xứ Thánh Patrick trong thủ đô Washington, gặp gỡ
và chia sẻ buổi ăn trưa với những người vô gia cư.
Bốn giờ chiều ngày 24 tháng Chín, Đức Giáo Hoàng đáp may bay đi
New York. Sáng nay, 25 tháng Chín, Đức Thánh Cha đến thăm và đọc diễn văn tại
trụ sở Liên Hiệp Quốc trước khi có buổi gặp gỡ liên tôn tại Ground Zero, nơi
tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom tháp đôi hồi năm 2001.
Bản dịch mới:
Diễn văn của ĐTC Phanxicô tại Tòa Bạch Ốc
“Người Công giáo Hoa Kỳ đang quan ngại
về quyền tự do tôn giáo của mình”
WHĐ (24.09.2015) – 9g15 sáng 23-09-2015 (giờ Washington
D.C.), ngày đầu tiên chính thức tiến hành những hoạt động trong chuyến tông du
sáu ngày tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Nhà Trắng tại thủ đô
Washington D.C. chào thăm Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Sau đây là toàn văn bài diễn văn của Đức Thánh
Cha tại Nhà Trắng.
(Thành Thi chuyển ngữ)
Thưa Tổng thống,
Tôi hết lòng cảm ơn ngài
đã nhân danh toàn thể nhân dân Hoa Kỳ đón tiếp tôi. Là con trong một gia đình
di dân, tôi vui mừng được làm khách đến thăm đất nước này, một đất nước chủ yếu
do các gia đình di dân xây đắp nên. Tôi đặt hy vọng vào những ngày gặp gỡ và
đối thoại này, qua đó tôi mong sẽ được lắng nghe và chia sẻ nhiều về hy vọng và
mơ ước của nhân dân Hoa Kỳ.
Trong chuyến viếng thăm này, tôi được vinh dự phát biểu tại Quốc
hội, ở đây, với tư cách là người anh em của đất nước này, tôi mong gửi những
lời khích lệ đến những người được mời gọi thực thi sứ mệnh chính trị đưa quốc
gia đi đến tương lai trong sự trung tín với những nguyên lý lập quốc.
Tôi cũng sẽ đi Philadelphia tham dự Đại hội Thế giới Các Gia đình lần thứ VIII,
để tôn vinh và nâng đỡ những định chế của hôn nhân và gia đình,
vào chính thời điểm nghiêm trọng trong lịch sử nền văn minh của chúng ta.
Thưa Tổng thống,
Cùng với những người
đồng hương của mình, người Công giáo Hoa Kỳ đang dấn thân xây dựng một xã hội
khoan dung và hoà nhập, để bảo vệ những quyền của các cá nhân và cộng đồng, và
loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử bất công. Cùng với đông đảo những người
thiện chí khác, người Công giáo Hoa Kỳ cũng đang lưu tâm rằng những nỗ lực
xây dựng xã hội theo một trật tự công bằng và sáng suốt phải tôn
trọng những mối quan tâm sâu xa nhất và quyền được tự do tôn giáo của họ.
Quyền tự do này là một trong những di sản quý báu nhất của Hoa Kỳ. Và,
như các anh em giám mục Hoa Kỳ của tôi đã nhắc nhở chúng ta, tất cả mọi người
đều được kêu gọi phải thận trọng, chính xác như những công dân tốt, để giữ gìn
và bảo vệ quyền tự do này trước mọi đe dọa hoặc mọi điều có thể gây phương
hại.
Thưa Tổng thống,
Tôi ủng hộ sáng kiến hạn chế ô nhiễm môi trường do Tổng thống đưa
ra. Đây là điều khẩn cấp và dường như tôi thấy rõ sự thay đổi khí hậu là
một vấn đề không để lại cho thế hệ sau được nữa. Về việc chăm sóc “ngôi
nhà chung” của chúng ta, chúng ta đang sống ở một thời điểm lịch sử nghiêm
trọng. Chúng ta vẫn còn thời gian để thực hiện những thay đổi cần thiết để mang
lại “một sự phát triển bền vững và toàn diện, vì chúng ta biết mọi sự đều có
thể thay đổi được” (Laudato Si’, 13). Một sự thay đổi như thế đòi
hỏi chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc và có trách nhiệm không những về loại
thế giới chúng ta để lại cho con cháu, mà còn cho hàng triệu người đang sống
dưới một hệ thống không đếm xỉa đến họ. Ngôi nhà chung của chúng ta thuộc về
nhóm bị loại trừ đang kêu thấu trời và hôm nay đang đập mạnh cửa nhà chúng ta,
các thành phố và xã hội chúng ta. Mượn lời Mục sư Martin Luther King, chúng ta
có thể nói rằng mình đã từng lỗi hẹn trả nợ theo giấy đòi và bây giờ là lúc
phải trả món nợ đó.
Nhờ đức tin, chúng tôi biết “Đấng Tạo hoá không bỏ rơi chúng ta;
Ngài không bao giờ từ bỏ chương trình yêu thương của Ngài hoặc ân hận vì đã
dựng nên chúng ta. Nhân loại vẫn còn khả năng cộng tác với nhau xây dựng ngôi
nhà chung” (Laudato Si’, 13). Là những Kitô hữu được niềm xác tín này
thúc đẩy, chúng tôi muốn dấn thân chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta một cách
ý thức và có trách nhiệm.
Thưa Tổng thống,
Những nỗ lực gần đây đã được thực hiện nhằm hàn gắn những mối
tương quan đã bị đổ vỡ và mở ra những cánh cửa mới trong gia đình nhân loại
chúng ta, cho thấy những bước tích cực đi theo con đường hoà giải, công lý và
tự do. Tôi mong tất cả mọi người nam nữ có thiện chí của đất nước lớn lao này
ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tầng lớp dễ bị tổn
thương trong thế giới chúng ta và thúc đẩy những mô hình phát triển mang tính
căn bản và toàn diện, nhờ đó anh chị em chúng ta ở khắp mọi nơi có thể nhận
biết những ân phúc hoà bình và thịnh vượng Chúa muốn ban cho mọi con cái của
Ngài.
Thưa Tổng thống,
Một lần nữa tôi cảm ơn Tổng thống đã chào đón tôi, và tôi đặt nhiều
kỳ vọng vào những ngày lưu lại quý quốc. Xin Thiên Chúa chúc lành cho đất nước
Hoa Kỳ!
Thành Thi chuyển ngữ
__._,_.___
__._,_.___
Chiến dịch bảo vệ lớn nhất lịch sử Mỹ
http://vulep-photo.blogspot.com.au/2015/09/chien-dich-bao-ve-lon-nhat-lich-su-my.html
Washington đang triển khai một trong những chiến dịch bảo vệ lớn nhất lịch sử nước này nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Giáo hoàng Francis khi ông thăm Mỹ.
From: Cong Giao Viet Nam
Date: 2015-09-22 17:07 GMT-07:00 Subject: Đức Giáo Hoàng tới Mỹ, gặp Tổng thống Obama và zân Mỹ
Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)
,
Đức Giáo hoàng tới Mỹ, gặp Tổng thống Obama
(có thể xem video tại địa chỉ bên trên)
Đức Giáo hoàng Phanxicô đặt chân xuống nước Mỹ
vào chiều thứ Ba tại Căn cứ Không quân Andrews bên ngoài thủ đô Washington, bắt
đầu chuyến thăm lịch sử sáu ngày tại Hoa Kỳ.
Máy bay của Đức Giáo hoàng, được đặt tên là Chủ
chăn 1, hạ cánh vào lúc 3 giờ 49 phút chiều tại căn cứ ở ngoại ô bang Maryland.
Chờ đợi chào đón ông có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Đệ nhất Phu nhân Michele
Obama và hai con gái của họ, cùng với những quan chức Mỹ khác.
Đức Giáo hoàng cũng được một loạt những hồng y
đón tiếp. Hàng trăm người khác tụ tập trên khán đài.
"Đức Giáo hoàng Phanxicô! Đức Giáo hoàng
Phanxicô!" - tiếng hô vang lên khi Đức Giáo hoàng bước xuống cầu thang máy
bay, mũ zucchetto trắng cầm trong tay. Một đoàn xe sau đó đến đón ông về cơ sở
ngoại giao của Vatican, Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở phía tây bắc Washington trước
sự chứng kiến của đám đông háo hức reo hò.
Hàng trăm người vỗ tay và ca hát, với những em
học sinh nhỏ tuổi vẫy cờ đại diện của toà thánh Vatican, của Mỹ, và của Argentina.
Thủ đô Washington là điểm dừng chân đầu tiên
trong chuyến thăm của Đức Giáo hoàng đến ba thành phố Bờ Đông của Mỹ gồm
Washington, New York và Philadelphia. Đức Giáo hoàng Phanxicô bay thẳng đến Mỹ
sau một chuyến thăm bốn ngày ở Cuba, một tiến trình không chỉ hợp lý về mặt địa
lý mà còn về mặt biểu tượng.
Đức Giáo hoàng đã đóng một vai trò bí mật phía
sau hậu trường trong việc hàn gắn mối quan hệ của hai cựu thù thời Chiến tranh
Lạnh trong quyết định hòa hoãn được loan báo vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Vào ngày thứ Tư, Đức Giáo hoàng theo lịch trình
sẽ có chuyến thăm chính thức Tòa Bạch Ốc, nơi Ngài sẽ hội kiến Tổng thống
Obama. Hai người gặp nhau lần đầu tiên tại Vatican vào tháng 3 năm 2014.
Đức Giáo hoàng Phanxicô được mời đến diễn thuyết
trước lưỡng viện Quốc hội vào ngày thứ Năm và phát biểu trước Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc vào thứ Sáu. Vào sáng thứ Bảy, Ngài sẽ đến Philadelphia dự Hội nghị
Thế giới về Gia đình.
Diễn văn của Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ bao gồm
những lời chỉ trích sự thống trị của tài chính và công nghệ; lên án những cường
quốc thế giới về những cuộc xung đột khắp hành tinh; kêu gọi bảo vệ và hoan
nghênh di dân; và biến đổi khí hậu.
Hình ảnh Đức Giáo Hoàng
tới Mỹ:
Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,
Trong
số những người thân của chúng ta
Không phải tất cả đều đã có máy điện toán
(vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...
Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách
phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân
của Quý vị.
Đặc
biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet
Xin
chân thành cám ơn
|
__._,_.___
Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh Cha Phanxicô
(Nhà Trắng, 23.9.2015).
Chào buổi sáng!
Chúa đã làm nên một ngày thật
tuyệt vời!
Kính thưa Đức Thánh Cha,
Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với
Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh
thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của
70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài
đã truyền cảm hứng cho biết bao người, trên khắp đất nước chúng tôi và trên
toàn thế giới. Thay lời cho người dân Mỹ, thật là vinh dự lớn lao và là đặc ân
cho tôi được chào đón Ngài đến với nước Mỹ.
Hôm nay, chúng ta đánh dấu nhiều điểm khởi
đầu. Thưa Đức Thánh Cha, Ngài được
chúc mừng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ. Đây là chuyến thăm
nước Mỹ đầu tiên của Ngài. Và Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên chia sẻ Thông
Điệp trên Twitter.
Thưa Đức Thánh Cha, chuyến thăm của Ngài
không chỉ cho phép tôi, trong cách thế khiêm tốn, đáp lại lòng hiếu khách đặc
biệt mà Ngài rộng mở với tôi tại Vatican năm ngoái. Nó cũng cho thấy biết bao
người dân Mỹ, từ mọi nền văn hóa và thuộc mọi niềm tin, quý trọng vai trò của
Giáo Hội Công Giáo trong việc phát triển đất nước. Ngay từ thời tôi làm việc
tại các khu phố nghèo cùng với Giáo Hội Công Giáo tại Chicago, đến thời tôi làm
Tổng Thống, tôi đã tận mắt thấy cung cách mà mỗi ngày, các cộng đồng
Công Giáo, các linh mục, các nữ tu, và các giáo dân nuôi những người đói khát,
chữa lành người đau ốm, che chở người vô gia cư, giáo dục các trẻ em, và củng
cố đức tin nâng đỡ rất nhiều người.
Điều
ấy thật đúng trên đất Mỹ, cũng đúng trên toàn thế giới. Từ đường phố nhộn nhịp
của Buenos Aires tới ngôi làng xa xôi ở Kenya, các tổ chức Công Giáo phục vụ
người nghèo, giúp đỡ các tù nhân, xây dựng các trường học và nhà ở, thành lập
các cô nhi viện và các bệnh viện. Và khi Giáo Hội đứng về phía những người đấu tranh
để phá vỡ xiềng xích của nghèo đói, thì đó cũng là tiếng nói và niềm hy vọng
cho những ai đang tìm cách bẻ gãy xiềng xích của bạo lực và áp bức.
Tuy nhiên, tôi tin rằng, niềm vui nồng nhiệt
xung quanh chuyến viếng thăm của Ngài phải được ghi nhận, không chỉ do vai trò
của Ngài trong tư cách là Giáo Hoàng, mà còn do những phẩm tính độc đáo của
Ngài trong tư cách là một con người. Với lòng khiêm tốn của Ngài, Ngài mang lấy
một sự đơn sơ, lịch thiệp trong lời nói và sự quảng đại trong tinh thần, chúng
tôi nhìn thấy một mẫu gương sống động cho những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Đấng
là vị lãnh đạo có thẩm quyền luân lý không chỉ trong lời nói mà còn trong hành
động.
Ngài mời gọi tất cả chúng ta, Công
Giáo cũng như không Công Giáo, đặt “người nhỏ bé nhất” vào tâm điểm của sự quan
tâm của chúng ta. Ngài nhắc chúng ta rằng, trong cái nhìn của Thiên Chúa,
sự đo lường của chúng ta như là các cá nhân, như là các xã hội, không được xác
định bởi sự giàu có hay quyền lực hay địa vị hay danh tiếng,nhưng xác định
bởi cách thế chúng ta đáp lại lời mời gọi của Kinh Thánh để nâng đỡ người nghèo
và người bị thiệt thòi, thúc đẩy công bằng và chống lại bất công, và đảm bảo
rằng, mỗi người có thể sống đúng phẩm giá – bởi vì tất cả chúng ta được dựng
nên theo hình ảnh Thiên Chúa.
Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng “sứ điệp mạnh
mẽ nhất của Thiên Chúa” là lòng thương xót. Điều ấy có nghĩa là chào đón người lạ
với sự đồng cảm và con tim rộng mở, từ những người tị nạn phải rời bỏ quê hương
vì chiến tranh tàn phá, đến những người nhập cư phải rời bỏ nhà cửa để đi tìm
cuộc sống tốt hơn. Điều ấy có nghĩa là diễn tả sự cảm thông và tình yêu với những
người chịu thiệt thòi và bị gạt ra bên lề, với những người chịu đau khổ, với
những người đang tìm sự cứu độ.
Ngài nhắc chúng ta nhớ về cái giá phải trả cho
chiến tranh, đặc biệt là những người cô thế và người không có khả năng tự vệ,
và thúc giục chúng ta hướng tới tính khẩn thiết của hòa bình.
Thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi biết ơn Ngài
vì sự nâng đỡ vô giá mà Ngài dành cho chúng tôi trong những bước khởi đầu với
nhân dân Cuba, với lời hứa cho mối
tương quan tốt hơn giữa hai quốc gia, cho sự hợp tác hơn nữa, và cho đời sống
tốt hơn với người dân Cuba. Chúng tôi cám ơn Ngài vì tiếng nói đầy nhiệt
huyết của Ngài chống lại các cuộc xung đột chết người. Các xung đột ấy tàn phá
cuộc sống của quá nhiều người nam nữ và trẻ em. Chúng tôi cám ơn Ngài vì Ngài
mời gọi các quốc gia chống lại chiến tranh và giải quyết các tranh chấp thông
qua ngoại giao.
Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng, con người
chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin của mình cách tự do.Ở nước
Mỹ này, chúng ta trân quý tự do tôn giáo. Thế nhưng, trên thế giới ngay lúc này
đây, những người con của Chúa, kể cả các Kitô hữu, bị phân biệt đối xử, thậm
chí bị giết chết vì đức tin của mình. Các tín hữu bị ngăn cản, không được tụ
họp tại nơi thờ phượng. Họ bị tù đày. Các nhà thờ bị phá hủy. Vì thế, chúng tôi
cùng với Ngài đứng về phía bảo vệ tự do tôn giáo và thúc đẩy đối thoại liên
tôn, biết rằng mọi người ở mọi nơi phải có khả năng sống đức tin cách tự do
khỏi nỗi sợ hãi và khỏi sự đe dọa.
Thưa Đức Thánh Cha, Ngài nhắc chúng tôi nhớ
rằng, chúng ta có bổn phận thánh thiêng bảo vệ hành tinh của chúng ta. Đây là
món quà tuyệt với Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng tôi ủng hộ lời mời gọi
của Ngài đối với các nhà lãnh đạo thế giới, cho việc nâng đỡ những cộng đồng dễ
bị tổn thương nhất trong sự biến đổi khí hậu, cho việc xích lại gần nhau để bảo
vệ thế giới của chúng ta cho các thế hệ tương lai.
Với sự Thánh Thiện, trong lời nói và hành động
của Ngài, Ngài là tấm gương đạo đức sâu sắc. Và với những lời nhắc nhẹ
nhàng nhưng kiên quyết về bổn phận của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau,
Ngài đang lôi kéo chúng ta ra khỏi sự tự mãn. Tất cả chúng ta, nhiều lần, có
thể kinh nghiệm sự khó chịu, khi chúng ta nhận thấy khoảng cách giữa cung cách
sống hằng ngày với những gì chúng ta biết là thật là đúng. Nhưng tôi tin rằng,
sự khó chịu ấy là một phúc lành, vì nó chỉ ra cho chúng ta điều gì đó tốt hơn.
Ngài đánh thức lương tâm chúng ta khỏi giấc ngủ mơ; Ngài mời gọi chúng
ta vui trong Tin Mừng, và trao tặng chúng ta sự tự tin để đến với nhau, trong
khiêm tốn và phục vụ, và theo đuổi một thế giới yêu thương hơn, công bằng hơn,
và tự do hơn. Ở đây và trên khắp thế giới, cầu chúc cho thế hệ chúng
ta lưu tâm đến lời mời gọi của Ngài để “không bao giờ đứng bên ngoài
chuỗi hy vọng sống động này!”
Vì món quà hy vọng lớn lao mà Ngài dành
cho nước Mỹ, thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi cám ơn và chào đón Ngài, với niềm
vui và lòng biết ơn.
Chuyển ngữ: Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S.J
***
Bài diễn văn của ĐTC Phanxicô tại Bạch Ốc
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!
Kính thưa Tổng Thống
Tôi biết ơn sâu xa sự nghinh đón của ngài nhân danh mọi người Hoa
Kỳ. Là con trai của một gia đình di dân, tôi rất hạnh phúc được là khách tại
đất nước này, mà phần lớn đã được các gia đình như thế xây dựng. Tôi mong đợi
những ngày đầy gặp gỡ và đối thoại này, trong đó, tôi hy vọng được lắng nghe,
được chia sẻ nhiều hy vọng và giấc mơ của nhân dân Hoa Kỳ.
Trong chuyến viếng thăm của tôi, tôi sẽ được vinh dự nói chuyện với
Quốc Hội, nơi, với tư cách người anh em của đất nước này, tôi hy vọng có thể
ngỏ những lời khuyến khích những ai được ơn gọi hướng dẫn tương lai chính trị
của quốc gia trong sự trung thành với các nguyên tắc lập quốc của họ. Tôi cũng
sẽ tới Philadelphia dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, để cử
hành và hỗ trợ các định chế hôn nhân và gia đình vào thời điểm đang có tính
khủng hoảng này của lịch sử văn minh ta.
Kính thưa Tổng Thống, cùng với các đồng công
dân Hoa Kỳ của họ, người Công Giáo Hoa Kỳ đang dấn thân cho việc xây dựng một
xã hội thực sự khoan dung và có tính bao gồm, cho việc bảo vệ các quyền cá nhân
và cộng đồng, cho việc bác bỏ mọi hình thức kỳ thị bất công. Cùng với vô vàn
người thiện chí khác, họ cũng đang mong mỏi rằng các cố gắng xây dựng một xã
hội công chính và có trật tự khôn ngoan hãy tôn trọng các lưu tâm sâu xa nhất
và các quyền tự do tôn giáo của họ. Rằng tự do hãy mãi mãi là một trong các sở
hữu qúy giá nhất của Hoa Kỳ. Và, như các hiền huynh của tôi, các giám mục Hoa
Kỳ, từng nhắc nhở chúng ta, mọi người, chính trong tư cách công dân tốt, đều
được mời gọi phải cảnh giác trong việc duy trì và bảo vệ tự do này chống lại tất
cả những gì có thể đe dọa hoặc gây thiệt hại cho nó.
Kính thưa Tổng Thống, tôi thấy được khuyến
khích khi ngài đề ra sáng kiến giảm thiểu việc ô nhiễm không khí. Khi chấp nhận
sự khẩn trương, thì đối với tôi điều cũng rõ ràng là thay đổi khí hậu là một
vấn đề mà chúng ta không thể để lại cho thế hệ tương lai nữa. Khi nói tới việc
chăm sóc "căn nhà chung" của chúng ta, chúng ta quả đang sống trong
một thời điềm nguy kịch của lịch sử. Tuy nhiên, ta vẫn có thì giờ để thực hiện
sự thay đổi cần thiết cho việc đem lại "một sự thay đổi lâu dài và toàn diện,
vì chúng ta biết rằng sự vật vốn có thể thay đổi" (Laudato Si’, 13). Sự
thay đổi này đòi chúng ta phải thừa nhận một cách nghiêm chỉnh và có trách
nhiệm một thứ thế giới ta có thể để lại không những cho con cháu ta, mà còn cho
hàng triệu con người đang sống dưới một hệ thống đang coi thường họ. Căn nhà
chung của chúng ta vốn từng là một phần của nhóm người bị loại trừ này, nhóm người
đang kêu la tới trời và tiếng kêu này hiện đang mạnh mẽ vọng tới các mái ấm ta,
các thành phố ta và các xã hội ta. Nói như câu nói nhiều ý nghĩa của Mục Sư
Martin Luther King, ta có thể nói rằng chúng ta đã không trả được món nợ hứa
hẹn thì nay là lúc ta phải trả nó.
Nhờ đức tin, chúng ta biết rằng "Đấng Tạo
Hóa không hề bỏ rơi chúng ta; Người không bao giờ từ bỏ kế hoạch yêu thương của
Người cũng như hối hận vì đã dựng nên ta. Nhân loại vẫn có khả năng làm việc
với nhau để xây dựng căn nhà chung của mình" (Laudato Si’, 13). Là Kitô
hữu, được sự chắc chắn này linh hứng, chúng ta muốn dấn thân cho việc chăm sóc
căn nhà chung của ta một cách có ý thức và có trách nhiệm.
Các cố gắng được thực hiện gần đây nhằm hàn
gắn các mối liên hệ từng bị gẫy đổ và nhằm mở ra những cánh cửa hợp tác mới
trong gia đình nhân loại nói lên những bước đi tích cực dọc theo con đường hòa
giải, công lý và tự do. Tôi muốn mọi người thiện chí nam nữ của quốc gia vĩ đại
này hỗ trợ các cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm che chở những người yếu thế trong
thế giới ta và nhằm kích thích các mô thức phát triển có tính toàn diện và bao
gồm, để anh chị em chúng ta khắp thế giới biết được các hồng phúc hòa bình và
thịnh vượng mà Thiên Chúa hằng muốn dành cho mọi con cái của Người.
Kính thưa Tổng Thống, một lần nữa, tôi xin cám
ơn ngài vì sự nghinh đón của ngài, và tôi mong được hưởng những ngày này trên
quê hương ngài. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!
Vũ
Van An chuyển ngữ
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment