Popular Posts

Tuesday, May 31, 2016

Chuyện đời người phụ nữ giúp OBAMA lên đỉnh vinh quang


 

Date: Mon, 30 May 2016 00:39:15 +0000
From: levanthai

On Monday, May 30, 2016 1:04 AM, HUY DANG <> wrote:

Hình như cuộc đời của những người nổi tiếng thường khác lạ, có những chuân chuyên lạ kỳ....

Original mail cũng không có hình ảnh. Sorry...
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chuyện đời người phụ nữ giúp 
OBAMA
lên đỉnh vinh quang
                                         Posted on 27 Tháng Năm 2016 by Trn Lê Túy-Phượng

Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama viết trong một cuốn hồi ký “Bà là một phụ nữ kiên định và táo bạo. Với khao khát kiếm tìm cái mới, bà không chịu bó buộc mình trong những gì đã biết”.
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia. Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.

Stanley Ann Durham 1942 – 1995
Di nh chp năm 1960

Mt bà m táo bo và quyết đoán đã giúp con mình vươn lên tt đnh vinh quang…

image

Những quyết định của người mẹ táo bạo và quyết đoán giúp cậu bé Obama trưởng thành và hoàn thiện mình hơn trong những năm tháng sống và học tập tại Indonesia .
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia . Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.

image
Cậu bé Obama và Mẹ

Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông bị ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.
image
Obama và Cha

Có mt điu thú v là bà có ti 4 cái tên, mi tên gn vi mt chng cuc đi bà.
Cô bé Stanley Ann Dunham

Cái tên Stanley , một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa dịch chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà tận 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.

image
 
Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “ Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu , Hawaii , và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.

                                        Tr thành bà Barack H Obama

Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley . Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.

image
Cha Mẹ của Obama

“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii , từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.
Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng… Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi sét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.

image

Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui . Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.
Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kenya . Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.

                                      Tr thành S. Ann Dunham Soetoro

Khi cậu con trai lên 2 tuổi, khát khao học lại trỗi dậy, bà quay lại trường đại học. Cuộc sống càng nhọc nhằn và thiếu thốn hơn, cô phải sống dựa vào vào bố mẹ đẻ. Nhưng đó cũng là lúc cô gặp và thương mến một sinh viên ngoại quốc tên Lolo Soetoro. Và lời câu hôn Lolo đề nghị năm 1967 đã được bà chấp thuận bởi thấy ông là người đàn ông hiền lành, vui vẻ và rất thương yêu con trai bà (lúc đó Obama lên 6 tuổi).
image
Gia đình mới của Mẹ Obama

Mất hàng tháng trời để hai mẹ con thu xếp và theo ông về Indonesia . Sau một hành trình dài, ba người đặt chân tới quê hương của Lolo, thật ngoài sức tưởng tượng của hai mẹ con “bước xuống máy bay, đường băng như bị tróc lên bởi cái nóng và nắng gắt như trong hỏa lò”, Obama ghi lại hồi ức của mình “tôi nắm chặt lấy tay mẹ, và tự nhủ sẽ bảo vệ bà”.
Nhà của Lolo lại nằm ở ngoại ô Jakarta, nơi không có điện, đường phố cũng chưa được trải nhựa, lại đang là thời kỳ chuyển giao chế độ ở Indonesia và lạm phát tăng cao tới 600% khiến mọi thứ đều khan hiếm. Ann và con trai là những người ngoại quốc đầu tiên đến sống ở khu ổ chuột này. Cậu bé Obama lúc đó, muốn chơi với lũ nhóc hàng xóm liền leo lên bức tường rào đập đập tay giả bộ làm chú chim lớn, tạo ra âm thanh vui tai. “Điều này khiến bọn trẻ nghèo bật cười”, cô Ikranagara hàng xóm của họ kể lại, và rồi chúng chơi với nhau như thân quen.

image

Obama được gửi tới học một trường công giáo gọi là trường tiểu học Franciscus Assisi tại đây. Là người ngoại quốc, lại thông minh, sáng dạ hơn lũ trẻ ở đó, Obama nhanh chóng thành tâm điểm. Bị gọi là “thằng da đen”, nhưng cậu bé không để bụng, trái lại còn tỏ ra thích thú khi được chơi với bọn trẻ.
Còn bà Ann không kìm được lòng trước hoàn cảnh của những con người khốn khổ nơi đây, cứ liên tục cho tiền những người ăn mày tới trước cửa, đến nỗi mà ông Lolo phải nói với Obama rằng “mẹ con có trái tìm yếu mềm quá”.
Nhưng khi hai mẹ con bà dần thích nghi và yêu cuộc sống của người dân nghèo Indonesia thì cha dượng Lolo lại ngày càng tây hóa. Ông được thăng chức cao tại một công ty dầu khí của Mỹ và chuyển cả gia đình tới một khu phố sạch đẹp hơn. Bà Ann phát chán với những cuộc tiệc tùng bù khú và lối sống nhà giàu của chồng mình. Bà tự thu mình lại.
Dù những đồng tiền chồng kiếm được đủ cho bà sống cuộc sống dư dả, bà vẫn quyết định đi dạy tiếng Anh tại một đại sứ quán Mỹ. Bà dậy từ sớm tinh mơ, 4h sáng đã vào phòng gọi Obama dậy và dạy tiếng Anh cho cậu.

Lúc đầu, Obama được gửi vào một trường quốc tế dành cho giới nhà giàu, nhưng Ann lo con trai mình sẽ không được thử thách đầy đủ trong môi trường đó. Sau hai năm, bà chuyển con sang học ở một trường công gần nhà. Để giúp con trai có ý niệm rõ ràng hơn về thế giới của những người da màu ở Mỹ, bà thường mang sách về phong trào quyền công dân sang phòng con đọc vào buổi đêm.

image

Bằng cách rất riêng, để cho con hiểu hơn về những người da màu ở Mỹ, mỗi tối đi làm về, bà mang theo một cuốn sách về các phong trào dân quyền cho con đọc. Chính bà là người dạy cho Obama biết thế nào là sự hòa hợp sắc tộc, là bình đẳng giới và chính khát khao ấy đã theo ông đến tận bây giờ. Obama vẫn nhớ lời bà nói “Mẹ tin rằng dưới lớp da kia, con người ai cũng giống nhau”.
Khi Obama lên 10, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống cùng với ông bà ngoại và tham gia khóa học tài năng Punahou mà cậu bé được học bổng. Quyết định này đã cho thấy được bà đánh giá cáo giá trị của giáo dục đối với các con. Chấp nhận xa con để cậu được chăm sóc và có nền giáo dục tốt hơn là một sự hy sinh lớn của một người mẹ vĩ đại.

image
Cậu bé Obama, Mẹ và em

Một năm sau, bà mang theo cô con gái út trở lại Hawaii , bỏ lại Indonesia và người chồng thứ 2. Bà tiếp tục ghi tên vào một chương trình thạc sĩ nhân chủng học Đại học Hawaii để nghiên cứu về nhân học Indonesia – nỗi niềm trăn trở bấy lâu của bà.
Thời gian này, bà bắt đầu khẳng định được mình và có tiếng nói riêng, những người quen biết trước nói bà thông minh và trầm tính, còn những người sau này biết bà, nhận xét bà là một người thẳng thắn và đầy đam mê. Bà tốt nghiệp loại ưu.
Bố dượng của Obama vẫn thường xuyên tới Hawaii thăm vợ con, nhưng họ không quay lại với nhau nữa. Ann cũng lại một lần nữa gửi đơn ly hôn vào năm 1900 mà không đòi hỏi bất cứ trợ cấp nào từ phía người chồng.

                                           Tiến sĩ Ann Dunham Sutoro

Ba năm sống với con tại một căn hộ nhỏ ở Honolulu chỉ với nguồn học bổng của mình, bà Ann quyết định quay trở lại Indonesia để nghiên cứu thực địa cho luận án tiến sĩ của mình.

image
Chàng thanh niên Barack Obama và ông bà Ngoại

Nhưng Obama khi đó không theo bà, cậu bé 14 tuổi quyết định sẽ ở lại với ông bà vì mệt mỏi với sự thay đổi và cậu cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở đây. Đứng trước quyết định của cậu con trai, bà dù rất khó nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của con.

image

Trở lại Indonesia , bà lại đổi một cái tên nghe hiện đại hơn “Sutoro”. Ở đây, bà được giữ một vai trò quan trọng trong một chương trình thuộc hỗ trợ phụ nữ và người lao động thuộc quỹ Ford Foundation. Không giống với các phụ nữ da trắng khác, bà dành nhiều thời gian để gặp gỡ và lắng nghe những khó khăn của dân làng, đặc biệt là những vấn đề của người phụ nữ.

image

Thấy nhiều phụ nữ mang những chiếc giỏ nặng nề trên lưng đi bộ đến chợ vào lúc 3h sáng, bà thấy động lòng và thuyết phục Ford Foundation cùng Chính phủ Indonesia hỗ trợ xe đẩy cho đối tượng này. Và ngôi nhà của bà trở thành nơi tụ tập của những nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong xã hội: chính khách, nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạt động công đoàn. Và bà trở thành mối duyên đưa những người họ gần gũi, lắng nghe nhau hơn.
Bà đã đóng góp cho người dân Indonesia một chương trình tín dụng vi mô mà bà mất hơn 4 năm gây dựng. Trong suốt quãng thời gian ở Indonesia , bà không ngừng chung sức giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người nghèo. Bà còn không ngần ngại sang tận Pakistan để tham gia hỗ trợ dự án tín dụng cho đất nước Nam Á nghèo này.

image

Sau gần hai thập kỷ theo đuổi, nghiên cứu, đến năm 1992 bà đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về những người nghèo ở Indonesia . Trong phần chú thích, bà đặc biệt gửi lời cảm ơn hai người con Barack và Maya vì chẳng bao giờ phàn nàn khi mẹ thường xuyên lặn lội tới những nơi nghèo khó và hẻo lánh.
Mùa thu năm 1994, bà quay trở lại Hawaii, và nữ tiến sĩ nhân chủng học, người mẹ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã qua đời vào tháng 10 năm 1995 ở tuổi 52 vì chứng ung thu buồng trứng và cổ từ cung.
Việc ra đi của bà là một điều hối tiếc lớn với Tổng thống Obama khi ông không được ở gần bà lúc lâm chung. Tuy nhiên, tinh thần và phong thái của bà, Tổng Thống Obama vẫn giữ lại bên mình, bài học mà bà dạy, hy vọng sẽ được vị tổng thống nước Mỹ áp dụng.


image
Tổng thống Hoa Kỳ ngày nay



















__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Chia sẻ trên mạng để làm gì?

Chia sẻ trên mạng để làm gì?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - 31.05.2016
Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. 

Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.

Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình.

 Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.

Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng.
Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi. Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước này.

Anh Phan Anh bị chất vấn trên đài truyền hình về “động cơ” chia sẻ thông tin vụ cá chết trên facebook cá nhân của mình. Ảnh: Internet

Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn người dân mình.

Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. Họ luôn tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại.

Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ cho sự thật.

“Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để biết mình còn mang giá trị một con người.

Em Huỳnh Tấn Phát bị đánh đập dã man trước cổng đồn công an phường Bến Nghé, Quận 1, Sài Gòn hôm 10-5-2016. Ảnh: Fb Hoàng Dũng

“Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi (1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự do và công dân chuồng trại.

Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công.

 Em Phát bị đánh đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi.

Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo dài thời gian, bịt chặt thông tin. 

Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của ông Millosevic vào năm 1999.

Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước.

Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. 

Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm, có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng.

Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và mặt trời sự thật. 

Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả. Và hơn nữa, đó là những kẻ phản bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân.

Nguồn: Blog Tuấn Khanh
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Monday, May 30, 2016

Câu chuyện một ngôi đền



 
Câu chuyện một ngôi đền

Lê Phan
Phước Hải Tự.jpg
Một trong những địa điểm mà Tổng Thống Barack Obama chọn ghé qua trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi đến Sài Gòn là Đền Ngọc Hoàng, nay được đổi gọi là Chùa Phước Hải. 

Nhiều người chỉ trích vì đền này là của người Hoa và tại sao lại viếng đền này, dù chỉ vài phút, khi đất nước Việt Nam có bao nhiêu chùa chiền khác đáng viếng hơn nhiều.

Nhưng ngôi Đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao không hẳn chỉ là một ngôi chùa Tàu bình thường.

Xin phép được kể câu chuyện. Hồi nhỏ gia đình tôi sống ở xóm Tân Định, Đa Kao nên đây cũng coi như là quê hương của tôi. Hà Nội thì xa vời quá, còn Nghệ An, Hà Tĩnh thì chưa bao giờ biết đến, Sài Gòn mới là đất nhà. Hồi đó có một giai đoạn tôi đi học kèm ở một căn nhà gần Đền Ngọc Hoàng. 

Sau khi học xong, mấy đưa thường rủ nhau vào đền kế bên nhà cô giáo chơi vì đền thường vắng mát. Tôi còn nhớ tuy nhỏ nhưng cũng thường tự hỏi sao đền thờ Phật nhưng không có sư mà chỉ có một ông từ trông nom giữ gìn.

Thường chúng tôi chỉ chơi ngoài sân, những nhiều bữa trưa nóng quá, chúng tôi vào chùa ngồi ngắm các pho tượng. Ông từ cũng chả nói gì, để mặc lũ trẻ miễn là chúng đừng phá ồn ào, mất trang nghiêm. Có một hôm chúng tôi mon men vào đến đằng sau khu có mấy pho tượng Phật. Đó, sau này tôi mới biết là khu nội điện. Đã từng theo mẹ đi chùa nhiều lần tôi thấy khu đó khá lạ. 

Thay vì có tượng hay hình của các vị sư đời trước, ở nơi là bàn thờ chỉ có một tấm bảng lớn mang hai chữ hán. Hồi đó tôi mới vào trung học, mỗi tuần có một giờ Hán văn. Cô giáo Việt văn rất cẩn thận, giữ đúng nguyên tắc và đã cố dạy cho mấy đứa học trò ít chữ hán và tôi nhận được hai chữ trên đó là chữ Thiên và chữ Địa, như câu “Thiên trời, Địa đất” mà tôi mới được học.

Rồi bẵng đi tôi cũng chẳng còn nhớ đến chuyện này nữa. Sau này, tình cờ đọc một tài liệu về phong trào Thiên Địa Hội chủ trương phản Thanh phục Minh bên Trung Hoa mới biết thế ra ngôi đền Ngọc Hoàng đó có liên hệ với Thiên Địa Hội. Bởi theo các sử gia, tất cả các ngôi đền của Thiên Địa Hội đều có thờ hai chữ “Thiên Địa” ở nơi đáng lẽ là khu thờ tổ ở nội điện.

Khi đọc thấy Tổng Thống Obama sẽ viếng thăm ngôi chùa mà chính lại là Đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao, tôi thắc mắc quá. Tìm vào Wikipedia thì được cho biết “Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế do một người tên Lưu Minh (Pháp danh Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 20. 

Theo học gia Vương Hồng Sển thì Lưu Minh là người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín.”

Càng tò mò hơn tôi giở lại cuốn Nhìn Lại Sử Việt tập 4 của Sử gia Lê Mạnh Hùng và tìm được liên hệ giữa Thiên Địa Hội và Việt Nam xin trích nguyên văn:
“Thiên Địa Hội vốn là một hội kín của Trung Quốc mà đã được thần thoại hóa khá nhiều, nhất là trong những truyện võ hiệp về sau này. Thiên Địa hội được thành lập bởi Trịnh Khai và năm người bạn nữa tại Phúc Kiến vào năm 1761. 

Thoạt tiên, mục tiêu của hội này không hoàn toàn là nhắm mục đích chống lại nhà Thanh mà có tính cách là một tổ chức cướp bóc như kiểu Lương Sơn Bạc mà thôi. 

Với mục tiêu cướp của nhà giầu chia cho nhà nghèo, hội tổ chức một cuộc nổi dậy tại Phúc Kiến vào năm 1769, nhưng trước khi hành động đã bị phát hiện và bị Thanh triều dẹp tan. Mặc dầu vậy, Thiên Địa Hội tiếp tục phát triển và lan truyền đi sang nhiều tỉnh khác tại Trung Quốc, và với sự lan truyền, hội cũng tạo ra những thần thoại và những nghi thức kiểu tôn giáo để hấp dẫn những hội viên cũng như tạo một hướng đi cho hội. 

Huyền thoại thành lập của Thiên Địa Hội nay kể lại rằng Thiên Địa Hội bắt đầu từ chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Sau khi chùa Thiếu Lâm này bị các võ sĩ của nhà Thanh tấn công và đốt cháy (chuyện đốt cháy chùa Thiếu Lâm này đã được kể lại trong bộ truyện võ hiệp Hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự; cũng như trong bộ dã sử Càn Long Du Giang Nam). 

Nhưng không phải tất cả các vị tăng chùa Thiếu Lâm đều bị giết chết trong vụ này. Có năm nhà sư trốn thoát và chạy được đến Hồng Hoa Đình nơi mà họ gặp được một nhóm người trung thành với nhà Minh giúp đỡ. Thiên Địa Hội được thành lập từ đó với chiêu bài “phản Thanh phục Minh.” Mặc dầu mục đích chính là “phản Thanh phục Minh” nhưng nhằm để đánh lạc hướng những theo dõi của Thanh triều, hoạt động của hội được giữ bí mật với bề ngoài hành động như một tổ chức tương tế và tôn giáo. 

Các cơ sở của họ thường là những chùa quán bên ngoài thờ Phật Bà Quan Âm và bên trong thờ những trung thần liệt sĩ thời trước như Quan Vân Trường hoặc là Văn Thiên Tường. Trên phương diện này, Thiên Địa hội cũng giống như những tổ chức tôn giáo bí mật của Trung Quốc như là Bạch Liên giáo. 

Sang đến thế kỷ thứ 19, Thiên Địa hội đã bén rễ vững chắc ở vùng Hoa Nam đặc biệt là ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến cũng như lan truyền trong số những người Hoa sống ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia vân vân... 

Thoạt đầu, tại miền Nam Việt Nam, những chi hội của Thiên Địa Hội chỉ nhận người Hoa mà thôi. Dần dần hội mở ra cho cả người Việt tham dự. Tuy rằng hội không có một tổ chức như một đảng chính trị, nhưng sinh hoạt của hội này rất chặt chẽ bí mật. Hội viên nhận biết nhau bằng một dấu hiệu riêng và nói với nhau bằng một thứ tiếng lóng riêng. 

Chính vì hội được che phủ bằng một tấm màn huyền bí như vậy cho nên cả hội viên và người ngoài đều coi hội là một cái gì thiêng liêng ghê gớm. Lời thề của hội và kỷ luật hội được coi như là bất khả xâm phạm. Nhờ vào cái thần bí đó mà hội phát triển rất nhanh. 

Càng về sau này, với số hội viên người Việt càng ngày càng đông, những người Việt tách ra thành một hội riêng. Các cơ sở của Hội mạnh nhất là ở các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Bến Tre và Châu Đốc. 

Nhưng một khi Thiên Địa hội trở thành hội của người Việt rồi thì mục tiêu hoạt động của hội cũng không còn là phản Thanh phục Minh nữa mà chuyển sang chống thực dân Pháp cùng bọn tay sai để khôi phục độc lập cho Việt Nam.

 Một trong những hấp dẫn nhất của Thiên Địa hội đối với nông dân là những hành động “trừ gian diệt bạo” cướp bóc và giết hại những tên cường hào ác bá hoặc là những hạng quan lại tham nhũng. 

Những chỗ nào Thiên Địa hội phát triển thì những hành động khủng bố cá nhân này thường xuyên xảy ra. Chính vì thế cho nên thực dân Pháp đã tìm cách đàn áp mạnh mẽ các hoạt động của hội này, bắt bớ và giết hại nhiều người mà chúng cho là hội viên.”

Và theo tác giả cho biết thì Đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao đã có tên trong hồ sơ của mật thám Pháp.

Rất nhiều người Việt chúng ta đang vô cùng thán phục toán cố vấn của Tổng Thống Obama khi họ đã giúp ông viết một bài diễn văn mà đã thản nhiên nói đến “Trong lịch sử, nhiều lần quý vị không được tự quyết định số phận mình” và đến “Người Việt Nam có bài thơ: Sông Núi nước Nam vua Nam ở -Rành rành định phận tại sách trời.”

Phải chăng những người cố vấn đó và tổng thống Hoa Kỳ đang nhắc nhở cho nhân dân Việt Nam một kinh nghiệm lịch sử khác qua việc đưa tổng thống đến thăm đền Ngọc Hoàng ở Đa Kao, đền của Thiên Địa Hội?

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Wednesday, May 25, 2016

Những mẩu chuyện thân thương về TT Obama khi tham quan ở Việt Nam CS.


  Những mẩu chuyện thân thương về TT Obama khi tham quan  ở Việt Nam CS.
Cô chủ Bún chả Hương Liên : Anh ấy bắt tay em, nó ấm, sướng sao là sướng!



Báo quốc tế xôn xao vì bữa tối bún chả của Obama.

By on May 23, 2016
Nhiu hãng Thông tn, t báo ln, đng lot đưa tin v ba ti vi món bún ch ca Tng thng M Barack Obama ti Hà Ni CS.
Báo quốc tế xôn xao vì bữa tối bún chả của Obama
Bức ảnh bữa tối bún chả với Tổng thống Mỹ Barack Obama được đầu bếp Anthony Bourdain chia sẻ. Ảnh: Instagram.

            TT Obama thưởng thức món bún chả tại một quán ăn trên phố Lê Văn Hưu, Hà Nội. Ngồi cùng bàn với Tổng thống Mỹ là người Dẫn chương trình, Đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain. Truyền thông thế giới đã dành sự quan tâm rất lớn tới bữa ăn có phần đơn giản, nhưng đậm chất xứ Việt  này.

            Hill và Politico là hai trong những trang tin đầu tiên đưa tin về bữa ăn của Tổng thống Mỹ Obama ở Hà Nội CS.

            Theo CNN: sở dĩ cuộc gặp mặt diễn ra, là bởi TT Obama đang tham gia ghi hình cho Chương trình “Parts Unknown”,  mùa thứ 8 của vị Đầu bếp này, dự kiến phát sóng vào tháng 9 tới.

            Bữa tối với Bourdain mang đến cho TT Obama “quãng thời gian thảnh thơi, sau khi hoàn thành một lịch trình dày đặc, trong đó, có việc tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với CS Việt Nam”, cây bút Gregory Krieg từ CNN viết.

            “Đám đông lớn tập trung bên ngoài quán bún chả Hương Liên, rồi hò hét, cổ vũ nhiệt tình khi Tổng thống bước ra. Ông Obama bắt tay nhiều người, và liên tục vẫy chào trước khi bước vào xe”, hãng Thông tấn AP ghi nhận.
            Theo hãng này, Tổng thống Mỹ “dường như không muốn lên chiếc Limousine” đang chờ sẵn.

            Những Phóng viên từ nhiều tờ báo, kênh truyền hình lớn như Wall Street JournalABC NewsGlobal News, CBS News cũng đồng loạt chia sẻ bức ảnh ông chủ Nhà Trắng đến dùng bữa tại quán bún chả Hà Nội trên mạng xã hội Twitter.
            Theo Washington Post: các Phóng viên Mỹ trong đoàn truyền thông  Tòa Bạch Ốc không được phép đi cùng ông Obama và Bourdain vào trong quán, nhưng những hình ảnh về bữa ăn đặc biệt này đã nhanh chóng xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền tin.

            Fox News trình bày sơ lược cách chế biến bún chả, và gọi đây là “một món ăn truyền thống” của xứ Việt.
            Đầu bếp Bourdain trong khi đó tỏ ra phấn khích, sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ.

            “Ghế thấp, bún rẻ nhưng ngon, bia lạnh Hà Nội”, Telegraph của Anh dẫn lại chia sẻ trên trang Twitter của đầu bếp Bourdain đăng kèm bức ảnh ông ngồi chung bàn với vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ.

            Theo Bourdain, bữa ăn của ông với Tổng thống Mỹ Obama có giá 6 USD, và ông là người nhận trả tiền. Bourdain miêu tả cách sử dụng đũa của ông Obama “rất tuyệt vời !”.

            Bourdain trò chuyện với ông Obama về mục đích của chuyến thăm, cũng như niềm yêu thích của Tổng thống Mỹ đối với người dân, món ăn, và văn hóa Việt Nam. Cuộc phỏng vấn này được cho là một phần trong chiến dịch tuyên truyền của  Tòa Bạch Ốc nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng công chúng thông qua những cách thức mới.

            Không chỉ là Đầu bếp, người Dẫn chương trình, Bourdain còn là một Nhà văn, Ngôi Sao truyền hình được nhiều người biết đến. Ông tốt nghiệp Học viện Ẩm thực Mỹ năm 1978, và từng làm Bếp trưởng tại nhiều nhà hàng, khách sạn lớn.







































Obama tháo nhẫn cưới

khi bắt tay người dân Hà Nội.

By on May 23, 2016
Obama tháo nhẫn cưới khi bắt tay người dân Hà Nội
30


            T.T Obama đã tháo nhẫn (cưới) phía tay trái ra, vì sợ sướt tay người dân khi bắt tay với đám đông ủng hộ phía bên ngoài quán bún chả Hương Liên, trên phố Lê Văn Hưu.
            Việt Nam không phải ngoại lệ, trước đây ông Obama đã từng một lần tháo nhẫn, và một lần tháo đồng hồ trong chuyến viếng thăm ở Nam Mỹ, và Đông Âu.
NTT

Ông Obama bất ngờ dừng chân 

mua cốm trên đường ra phi trường.

By on May 24, 2016
          Trưa 24/5, trong cơn mưa tm tã, Tng thng Obama dng chân cng làng M Trì Thượng, qun Nam T Liêm (Hà Ni) mua cm, và hoa qu trước khi lên đường bay vào TP Sài Gòn.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay

Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 1.
Ông Obama và Đầu bếp Anthony ở Mễ Trì Thượng. Theo nguồn tin của Zing.vn, Tổng thống Mỹ ghé qua đây để mua cốm, và ít hoa quả làm quà trước khi lên đường bay vào TP  Sài Gòn.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 2.
Hình ảnh từ những người dân nơi đây cho thấy đi cùng ông là đội ngũ vệ sĩ.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 3.
Sự thân thiện của ông Obama khiến người dân địa phương thích thú. Nhiều người bày tỏ sự hạnh phúc khi được bắt tay vị Tổng thống Mỹ.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 4.
Đoàn xe hộ tống đưa Tổng thống Mỹ vào Mễ Trì trước khi ra phi trường.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 5.
Đoàn xe gồm nhiều ôtô dẫn đường và bảo đảm  an ninh.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 6.
Hình ảnh chiếc The Beast được người dân chụp lại.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 7.
Chiếc Hummer của Bộ Công an CS hộ tống đoàn xe Tổng thống Mỹ.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 8.
Chị Nguyễn Thu Trà, chủ quán trà đá nơi ông Obama ghé chân. “Ông ấy hỏi tôi ngoài bán nước, kẹo cao su, thì chị còn bán gì không. Tôi trả lời chỉ bán thế này thôi. Đến mùa cốm, thì duy trì làm cốm. Lúc ông Obama hỏi, tôi cảm thấy rất run, và dù Tổng thống thân thiện, nhưng mình run quá, nên không thể trả lời các câu hỏi một cách đầy đủ được !”, chị kể.

.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 9.
Ông Obama bất ngờ dừng chân mua cốm trên đường ra sân bay - Ảnh 10.
Địa điểm ông Obama dừng chân gần chợ Mễ Trì Hạ, cách khách sạn JW Marriott không xa lắm ./.
Theo Zing.









For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List