Popular Posts

Tuesday, August 30, 2016

Chiều Chủ Nhật với Từ Công Phụng

 



"Nhà Báo Cali Today Nguyễn Xuân Nam cũng là Trưởng Ban Tổ Chức lên nói đôi lời tri ân khán giả cùng các Bảo Trợ Viên, đặc biệt với ý tưởng chính khi tổ chức “muốn nghĩ đến, bày tỏ lòng trân quý, biết ơn đến các Nhạc Sĩ sáng tác đã thường bị bỏ quên bao năm qua… Anh nhắc sơ qua, Nhạc Sĩ Trúc Phương, Nhạc Sĩ Thanh Bình cuối đời đã sống trong nghèo khó, đã qua đời trong lặng lẽ cô đơn… Thành ra với các Nhạc Sĩ còn sót lại, đã bước vào hoàng hôn cuộc đời, đang bệnh hoạn, như NS Từ Công Cụng, Thi Sĩ Du Tử Lê, chúng ta cũng nên nhắc nhở tới họ.”
Chương trình kết thúc bằng “Mãi Mãi Bên Em” do chính tác giả Từ Công Phụng trình bầy, thật ý nghĩa. Đúng như tâm tưởng của anh, những khúc Tình Ca anh không chỉ viết riêng cho mình, mà cho tất cả mọi thế hệ, anh mong sẽ còn theo và sống cùng mọi người cho đến tận mai sau, mãi mãi bên em, những tình yêu giữa con người luôn mãi mãi còn tồn tại.( Trịnh Hoàng- Calitoday)
Bao lâu qua, Từ Công Phụng thành danh cũng do chính Tâm Ý tốt đẹp này của anh.


Chiều Chủ Nhật với Từ Công Phụng


Cali Today News – Chiều Chủ Nhật 28/8/16 âm nhạc Thính Phòng “Tạ Ơn Em” Từ Công Phụng quảng cáo cả 3,4 tháng trước thoáng đã tới.
Một buổi trưa nắng Thu mát dịu, rạp Santa Clara Convention Center capacity khoảng 600 không còn chỗ trống. Chương trình khởi sự đúng 01:20pm, trễ hơn dự trù 20 phút, đa phần khán giả cũng coi như 1 điểm son cho BTC.
Mở đầu phần một chương trình, coi như chưa hẳn vào dòng nhạc Từ Công Phụng, một khuôn mặt trẻ đến từ Houston, Texas, Hoàng Quân ăn nói lưu loát, khá gẫy gọn trước khi trình bầy liên tiếp 2 ca khúc “Nỗi Lòng Người Đi” của cố NS Anh Bằng, “Giấc Mơ Hồi Hương”, của cố NS Vũ Thành. Đây là 1 giọng mạnh, nhiều triển vọng, nhưng còn hơi nặng về kỹ thuật nên chưa thoát hết được chất hồn theo trong. Một số tự hỏi sao anh không hát “Giấc Mơ Hồi Hương”, âm hưởng Bán Cổ Điển Tây Phương của Vũ Thành trước? Bản này cần kỹ thuật cao, anh sẽ chinh phục ngay được sự yêu thích của người nghe…
Tiếp, giọng ca Diệu Linh nổi tiếng tại San Jose, loại giọng căn bản từ Nhà Thờ đã bao năm, giọng mạnh cao vút, cô đã được tán thưởng nhiệt liệt qua 2 ca khúc “Ô Mê Ly” của cố NS Văn Phụng, “Cho Em Quên Tuổi Ngọc” của Lam Phương…
Lừng khừng bước ra, ca sĩ trụ cột chương trình Tuấn Ngọc chưa cần hát cũng đã được mọi khán giả tán thưởng. Đặc biệt lần này trước khi hát anh rất dí dỏm bông đùa qua chuyện “thời sự”, “sợ những bài mình hát mai sau con cháu mình sẽ không hiểu, vì lúc đó tất cả đều đã là Tầu, thành ra hôm nay anh sẽ trình bầy 1 ca khúc Ngoại Quốc lời Tầu”. Nhưng thực ra chỉ là nói cho vui, anh mở đầu bằng ca khúc “Tình Cầm” thơ Hoàng Cầm, Phạm Duy phổ nhạc, cả 2 tác giả nổi danh này đều đã khuất bóng. Tiếp “Mắt Biếc” Ngô Thụy Miên, “Đường Em Đi” Phạm Duy, vẫn còn là chất giọng ấm, cao, khỏe, anh chuyển lên 1 octave thật dễ dàng, nhẹ nhàng, nghe thật cảm xúc, sâu lắng. Quả một giọng khó ai thay thế…
Dù bận không tham dự chiều nhạc, nhưng bác sĩ Phạm Đức Vượng đã café sáng và tặng hoa cho ông bà nhạc sĩTừ Công Phụng tại Café Paloma. Photo: Cali Today
Dù bận không tham dự chiều nhạc, nhưng bác sĩ Phạm Đức Vượng đã café sáng và tặng hoa cho ông bà nhạc sĩ Từ Công Phụng tại Café Paloma. Photo: Cali Today
Người nữ ca sĩ chính tiếp nối, Trần Thu Hà thật điêu luyện truyền cảm, cô trình bầy “Bài Không Tên số 50” của Vũ Thành An, melody hay, lời ý nghe cũng thấm, mà không hiểu sao ít nghe thấy có ca sĩ nào hát. Theo sau, cô bùi ngùi nhắc tới cố NS Thanh Tùng nổi danh với 1 số ca khúc như “Giọt Nắng Bên Thềm”, “Mưa Ngâu”.. đã vĩnh viễn rời xa, cô trình bầy “Hoa Tím Ngoài Sân Trường” của vị Nhạc Sĩ này.
Sau Trần Thu Hà, Diễm Liên xuất hiện, cô cho biết đêm qua còn trình diễn tại Orlando, Florida, sáng nay mới bay về đây để cho kịp. Sức còn trẻ, giọng còn vũ bão, cô trình diễn liên tiếp 3 ca khúc “Đời Đá Vàng” Từ Công Phụng, “Anh Còn Nợ Em”, “Khúc Thụy Du” của cố NS Anh Bằng một cách thoải mái dễ dàng, không thấy mệt mỏi. Cô được khán giả tán thưởng ngợi khen, nhiệt liệt. Tới đây, cũng chấm dứt chương trình phần 1.
Phần hai, phần chính xoáy vào “Tạ Ơn Em”, dòng nhạc Từ Công Phụng.
Sau phần Hoàng Quân trở lại trình diễn 2 ca khúc “Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên”, “Bóng Hoàng Hôn” của Từ Công Phụng. 
Nhà Báo Cali Today Nguyễn Xuân Nam cũng là Trưởng Ban Tổ Chức lên nói đôi lời tri ân khán giả cùng các Bảo Trợ Viên, đặc biệt với ý tưởng chính khi tổ chức “muốn nghĩ đến, bày tỏ lòng trân quý, biết ơn đến các Nhạc Sĩ sáng tác đã thường bị bỏ quên bao năm qua… Anh nhắc sơ qua, Nhạc Sĩ Trúc Phương, Nhạc Sĩ Thanh Bình cuối đời đã sống trong nghèo khó, đã qua đời trong lặng lẽ cô đơn… Thành ra với các Nhạc Sĩ còn sót lại, đã bước vào hoàng hôn cuộc đời, đang bệnh hoạn, như NS Từ Công Cụng, Thi Sĩ Du Tử Lê, chúng ta cũng nên nhắc nhở tới họ.”. Thực tế, công việc tương trợ các Ca, Nhạc Sĩ trong nước, đã có từ lâu ngay cả với các Nhạc Sĩ ngoài Bắc như Văn Cao, Hoàng Giác, Thi Sĩ Hoàng Cầm, Hữu Loan ..vv.. Gần đây, cũng đã có các nữ Ca sĩ Kim Tước, Mai Hương giúp cho Ca sĩ Mộc Lan trong nước khi cô bị đau yếu, cho tới khi cô qua đời, và còn nhiều hơn nữa qua các sự giúp đỡ thân quen, mà chúng ta không biết tới..
Tiếp đó, các ca khúc nổi danh của Từ Công Phụng đều được trình diễn thành công mỹ mãn. Từ Diệu Linh với “Bài Cho Em”, Trần Thái Hòa “Bây Giờ Tháng Mấy”, “Như Ngọn Buồn Rơi”, “Trên Tháng Ngày Đã Qua”, và liên khúc Mắt Thu (NT Miên) & Tuổi Xa Người (TC Phụng) Trần Thái Hòa song ca với Diễm Liên. Sau, Diễm Liên với “Như Chiếc Que Diêm”, “Mùa Thu Mây Ngàn”. Đặc biệt hơn cả, chúng ta thường nghe Trần Thu Hà với các ca khúc của Trần Tiến, Phú Quang, Thanh Tùng… trong nước, lần này nghe cô trình diễn nhạc Từ Công Phụng thật xuất thần, nghe những lời tình tự “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau”, “Kiếp Dã Tràng”, “Tình Tự Mùa Xuân”, thật nồng nàn, miên man. Hơn cả, tài nghệ “Duo” hát bè của cô với Tuấn Ngọc trong “Lời Cuối” quá điệu nghệ.
Tiết mục chính trong phần hai, là của Nhạc Sĩ Từ Công Phụng và Nhà Thơ Du Tử Lê trong ca khúc “Tạ Ơn Em”.
Nhà hàng Hương (Cà Mau cũ) đãi nhạc sĩ Từ Công Phụng và nghệ sĩ những món tuyệt vời như bún măng vịt, và bún bò Huế. Photo courtesy: Cali Today
Nhà hàng Hương (Cà Mau cũ) đãi nhạc sĩ Từ Công Phụng và nghệ sĩ những món tuyệt vời như bún măng vịt, và bún bò Huế. Photo courtesy: Cali Today
Nhạc Sĩ Từ Công Phụng cho biết “Vì âm hưởng giọng mẹ ru khi còn thơ, nên ông đã mở đầu phổ bằng âm diệu ngân cao “Ơn Em thơ dại từ trời, theo ta xuống biển vớt đời ta trôi”. Được hỏi ý nghĩa “Ơn Em Ngực Ngải Môi Trầm”, nhà thơ Du Tử Lê giải thích “tuy là 1 Phật Tử, nhưng ông hay đọc, nghiên cứu Kinh Thánh Kito Giáo, trong đó ông bị ám ảnh bởi câu giảng “cơ thể của người phụ nữ tất cả đều là đền thờ Chúa, do vậy ông rất tôn trọng thân thể người phụ nữ, câu thơ do ý nghĩ riêng tư, còn tùy mọi người hiểu sao cũng được…”. Thực ra tựa đề nguyên thủy bài thơ “Giữ Đời Cho Nhau” với những câu lục bát nồng nàn biết ơn người tình (hay thân thể người tình?). “Ơn Em Ngực Ngải Môi Trầm. Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan. Ơn Em hơi thoáng chỗ nằm. Dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi…”
Nhạc sĩ Từ Công Phụng trình bầy nửa bài Tạ Ơn Em, sau đó “ủy quyền, chọn mặt gửi vàng” cho Tuấn Ngọc với giọng trầm ấm cao sang dễ ru hồn mọi người hơn. Tuấn Ngọc trình bầy tiếp những ca khúc anh yêu thích nhất của Từ Công Phụng “Trên Ngọn Tình Sầu”, “Mắt Lệ cho Người”, đặc biệt như một “bonus”, anh trình bầy thêm 1 sáng tác mới nhất của Từ Công Phụng, bài “Dòng Sông Buồn” phổ từ thơ của Đỗ Văn Trọn, thật bất ngờ anh Trọn lại đa tài như vậy, mọi người chỉ nghĩ anh chỉ là 1 nhà kinh doanh trong ngành truyền thông.
Chương trình kết thúc bằng “Mãi Mãi Bên Em” do chính tác giả Từ Công Phụng trình bầy, thật ý nghĩa. Đúng như tâm tưởng của anh, những khúc Tình Ca anh không chỉ viết riêng cho mình, mà cho tất cả mọi thế hệ, anh mong sẽ còn theo và sống cùng mọi người cho đến tận mai sau, mãi mãi bên em, những tình yêu giữa con người luôn mãi mãi còn tồn tại.
Bao lâu qua, Từ Công Phụng thành danh cũng do chính Tâm Ý tốt đẹp này của anh.
Nói chung, buổi nhạc mệnh danh “Thính Phòng” sẽ hoàn hảo hơn, nếu có được một MC chuyên nghiệp, có “đẳng cấp”, nhiều “tự tin” hơn. Thêm vào, phần ánh sáng sân khấu luôn quá sáng, cần bớt, nên có projector để ca sĩ thấy nổi rõ hơn. Ban nhạc The Upbeat Lê Hoàng chơi rất tới, nhất là đôi khi được nghe tiếng Lead Guitar, hay tiếng Violon vi vút, rất tiếc các thành viên ban nhạc đã bị lãng quên, không dược thấy ai giới thiệu.
Cuối, bản lược thuật này xin dành cho những ai ở xa, hay gần vì bận không tham dự được. Cần cho rõ thêm, những nhận định chắc chắn sẽ không khỏi chủ quan và thiếu sót, người viết mong cảm thông và hy vọng tất cả “Mua vui cũng được 1 vài trống canh…”
Trịnh Hoàng.
29/8/2016.
__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Monday, August 29, 2016

Lời Nói - Ái Ngữ - Chánh Ngữ - Y Nghĩa Bất Y Ngữ

 

On Saturday, August 27, 2016 8:31 PM, "'VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA' 

Lời Nói - Ái Ngữ - Chánh Ngữ - Y Nghĩa Bất Y Ngữ

FRIDAY 2016.8.26
On Friday, August 26, 2016 5:14 PM, Khanh Pham wrote:
 "Lễ Trai Đàn Bạt Độ, chẩn tế cô hồn, bình đẳng giải oan là tà pháp - phi chánh pháp"
Xin Quý vị viết một bài: tại sao là tà pháp - phi chánh pháp để mọi người đọc để hiểu rõ hơn.
 KT Pham

SATURDAY 2016.8.27
VP.PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA 
nhận được Email trên đây và sẽ đáp ứng theo lời yêu cầu.
Trong khi chờ đợi, 
kính mong quí vị tạm tham khảo các bài đã có 
theo LINK sau đây:


Lễ Trai Đàn Bạt Mạng Chẩn Tế Cô Hồn Là Tà Pháp - không phải Chánh Pháp
Quí Thầy xuất gia dạy Phật tử tại gia tu học thực hành chánh pháp,

sáng suốt, phá bỏ mê tín. 
Gieo nhân tốt - tránh gieo nhân xấu là khi còn sống.
Còn sống nên biết tu tập - nghe kinh kệ - làm lành lánh ác.

Chết rồi ngàn vị sư tụng kinh cho bài vị hay hũ tro hay nắm xương tàn - lợi ích chi?

 
Nên nhớ rằng
Đức Phật còn KHÔNG có năng lực này

các nhà sư cô hồn có thể làm được hay sao? 

cầu cho bảy đời thân nhân có tiền cúng trai đàn, vong linh được siêu hay sao?

 
Trước điện Phật mọi người đều bình đẳng trong nhân quả. 
Nhà sư 

hay bất cứ giáo phẩm của tất cả mọi tôn giáo trên đời này,

bị bệnh cũng phải uống thuốc, bị bắn cũng chết, làm bậy cũng ở tù, như tất cả mọi người

chứ có linh thiêng, quyền năng gì cao siêu đâu?

Đức Phật còn không có khả năng cứu độ một mạng người khi quả báo đã trổ ra.
Các nhà sư đó có khả năng cứu độ hàng trăm, ngàn vong linh chết bao nhiêu năm qua hay sao? 
 Trai đàn bạt độ: đó chỉ là hình thức gạt gẫm bá tánh u mê đông đảo,
bọn trọc buôn thần bán thánh lợi dụng tình cảm thân thương của người còn sống 
không học hiểu giáo pháp
không tiếc tiền bạc của cải chi ra cho các buổi lễ trai đàn bạt mạng này. 
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Giặc thầy chùa cúng cô hồn đâu khác thầy bùa - thầy chùa cúng cô hồn y như thầy bùa
Thỉnh cầu chư vị đã đang và sẽ tổ chức
 Lễ Trai Đàn Bạt Độ Chẩn Tế Cô Hồn (Pháp Hội Dược Sư - Pháp Hội Địa Tạng)
 
hoan hỷ giải thích 2 thắc mắc sau đây:
 
1. Căn cứ vào Kinh Điển nào để tổ chức các lễ hội này ?
2. Đức Phật khi còn tại thế giảng giải rõ ràng
không cứu thoát được bất cứ người nào khi nghiệp báo đã trổ ra.
Các vị sư đời nay có khả năng hơn đức Phật hay sao?

    
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Hai links trên đây liên quan đến Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
của Cụ Thi Hào Nguyễn Du (1765-1820)
không phải Kinh Phật
căn cứ vào đây để tổ chức Lễ Trai Đàn Bạt Độ Chẩn Tế Cô Hồn
thu tiền bá tánh
chính là
tà sư hành tà đạo đem tà pháp vào chốn thiền môn

gạt gẫm bá tánh chơn chất đặt lòng tin nơi chùa chiền

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yahoogroups.ca   

                    CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator


Posted by: "VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA" <













__._,_.___

Posted by: Nguyen Hoai-Nam 

Friday, August 26, 2016

Câu chuyện người thợ xây nhà


Xin cảm ơn Tác Giả và Người Chuyển.
Một câu chuyện đầy ý nghĩa về đạo đức làm người và nhân quả.

Nmh


From: th34.342
Sent: 8/25/2016 5:48:05 P.M. Central Daylight Time
Subj: [PhungSuXaHoi] Câu chuyện người thợ xây nhà

 
Câu chuyện người thợ xây nhà

Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những việc xấu ác của mình trong quá khứ (nếu có), thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.
Câu chuy Çn ng ° Ýi th ã xây nhà    52 Câu Chuy Çn Rèn Luy Çn Nhân Cách
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc.
Ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, Ông được ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói : “Ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!” Thật là bàng hoàng.
Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.

Ý NGHĨA CỦA CÂU CHUYỆN:
Câu chuyện này cũng giống như chuyện đời của chúng ta.
Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những việc xấu ác của mình trong quá khứ (nếu có), thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.
Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng. trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay.
Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn.

__._,_.___


Posted by: Nmh5475

Thursday, August 25, 2016

TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC



----- Original Message -----
From: Victor Le
Sent: Friday, August 19, 2016 8:29 AM
Subject: Fw: Fwd: TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC







TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC
***
Người tử tế thì không vì danh lợi của mình mà làm hại bạn bè, cho dù bạn đó chỉ là 1 con vật!



Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là 1 vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật rất nổi tiếng. Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó, chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.
Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm nay tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm. Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện, và cô là người được dư luận tin tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.
Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ: 1 bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và bị số . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp quang tuyến cho ngựa, thì phát giác chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan vào máu làm cho sưng và sốt.
Sức của 1 chú ngựa đua bình thường rất khỏe, 1 vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh, chữa trị vài ngày là hết. Nhưng ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết, trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.
Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi sau 2 ngày, nhưng không được chấp thuận.

Suốt đêm cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng. Nhưng nếu thi đấu rủi chú ngựa bị độc công tâm thì sẽ không cứu được.
Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu. Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao, nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của cô.

Bắt đầu vòng thi thứ 2 cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa, xuống xin lỗi Ban Giám Khảo, xin lỗi các cổ động viên, và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.
Cô nói nếu cô tiếp tục, thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến đỉnh cao, nên cô không thể vì danh lợi của mình mà hy sinh bạn của mình, cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù đó chỉ là 1 con súc vật.
Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo.

 Nhiều người nói "Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi, nhưng đối với tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và 1 chú ngựa" .


--
Phan Cao Tri

Visit Thần Phong TaeKwonDo Australia  














--
NPH



__._,_.___

Posted by: Thuan Do <

Tuesday, August 23, 2016

Không biết đủ thì bao nhiêu cho đủ




 

Không biết đủ thì bao nhiêu cho đủ(Ảnh: Fotolia)

Nhiều người nuôi tham vọng rất lớn, mong muốn điều này lại mong muốn điều kia. Ai sinh ra cũng muốn cuộc sống êm đẹp, dòng đời mang đến cho nhiều may mắn và lựa chọn, nhưng cuộc sống là muôn mầu muôn lối, có người này người kia, nếu so sánh sẽ luôn là khập khiễng và luôn có người trội hơn người khác, và người khác nữa lại thua kém người này người kia. Biết bao nhiêu cho đủ, chỉ khi tâm chúng ta an hòa, hài lòng với những gì mình có và biết ơn những thứ, những điều ta đang có, đó mới là mang lại cho tâm hồn chúng ta sự an tịnh.

Thời gian cứ trôi qua mỗi giây phút rồi mỗi ngày mỗi tuần mỗi năm, thấm thoát một cái đã hết một cuộc đời một thế hệ, dòng đời là sự nối tiếp. Mọi sự mọi việc bình bình là đáng quý, song có người lại cho rằng đó là nhàm chán, là tầm thường. Một số người có tham vọng trong cuộc đời, họ có suy nghĩ rằng phải làm nên gì đó ví như công danh phải thành đạt hay danh vọng tiền tài địa vị, cứ ngỡ thành đạt là mục đích mục tiêu then chốt, nhưng đến khi đạt được mục tiêu đó thì mục tiêu khác lại hiện ra giống như chiếc bóng vô hình cứ treo lơ lửng đằng trước mặt chúng ta. Khi ta đang lái con đường đời của ta đi, nếu cứ giang tay mà với chiếc bóng đó thì cũng không với được bởi chúng là luôn ở đó và luôn đứng đằng trước chúng ta cách chúng ta một khoảng không gian nhất định như miếng mồi ngon mà ta muốn có nhưng chưa có được. Một số người thành đạt lại cảm thấy tâm hồn trống trải và cô đơn như không có gì có thể bù đắp đủ, họ cố gắng tiêu phí thật nhiều tiền của để chi tiêu và trang trải cho những an ủi tiện nghi cuộc sống nhưng một góc khuất nào đó họ vẫn thấy lạnh lẽo và cô đơn trong tâm hồn, hay vì họ đã hy sinh đánh đổi thật nhiều những trải nghiệm, những thú vui khác để chạy đua theo thời gian, hay vì một lẽ nào đó…v.v.
Khi trái tim chưa biết đủ cứ truy cầu điều này thứ kia chúng ta sẽ vội vàng thiếu đi sự điềm tĩnh, sự an nhiên để hưởng thụ từng ngụm thời gian, từng hơi thở và sự tồn tại của thời không xung quanh ta, của nhân sinh cảm ngộ, của những lẽ rất giản dị đời thường nhưng có ý nghĩa vô giá, của những thảnh thơi biết hài lòng với những gì mình đang có. Sống chậm lại và bằng thiện tâm mỗi ngày bạn sẽ thấy cuộc sống này thật ý nghĩa, thật nhân sinh và rất nhiều điều bao hàm ẩn chứa trong đó mà chúng ta sẽ cần học hỏi được chứ không phải chỉ những so bì tranh đấu hơn thua.
Một người khi bệnh tật mới thấy lúc khỏe mạnh là hạnh phúc ước ao.Một người khi sinh ra trong cảnh tàn tật hay không may rơi vào cảnh tàn tật mới thấy được bình thường nguyên lành tạo hóa ban cho là ý nghĩa và đáng ước ao biết bao. Nếu người đó có giàu tỉ phú đi chăng nữa cũng không thể mua được hai chữ tự do mà tạo hóa mang lại.
Một người dẫu có sinh ra trong một gia đình mà mỗi bước chân đều đi trên thảm vàng nhưng không may bị thiểu năng, thiểu não thì cũng không thể biết cách xài những đồng tiền vàng và của cải mà anh ta có một cách bình thường như bao người bình thường khác.
Có mất đi tự do mới biết trân quý những gì có lúc tự do, có mất đi những gì tạo hóa ban cho mới biết trân quý chúng, vậy chúng ta hãy biết ơn và trân quý những gì chúng ta đang có đừng để như ai đến lúc mất đi rồi mới nuối tiếc sao khi xưa không cảm nhận là đang may mắn nhường nào.
Một người sống trên một đất nước nhiều thiên tai và động đất mới trân quý sự bình yên của đất trời, còn chúng ta đang sống trên một đất nước yên bình không động đất, ít thiên tai hơn thì cũng cần trân quý những gì ta đang được hưởng và càng cần phải gìn giữ những gì mà tự nhiên và tạo hóa ban tặng, để con cháu chúng ta mãi cũng sẽ được hưởng sự bình yên như vậy.
Tất cả dường như để phục vụ cho chúng ta, một khi con người sống hài hòa thuận với đất trời, người người đều mang những thiện tâm đồng hóa với vũ trụ thì vũ trụ sẽ mang đến những thuận lợi cho con người. Người xưa có câu “Thiên thời địa lợi nhân hòa”, ngẫm kể cũng không sai. Khi con người sống bon chen ganh ghét nhau, so đo và đấu tranh quyền lợi, tham lam chỉ mong muốn có lợi cho cá nhân và ích kỷ vị tư chỉ lo nghĩ cho bản thân, mưu sinh giết hại lẫn nhau thì đất trời cũng như muốn gầm rú thét gào với nhân loại chúng sinh. Cuộc sống sẽ đơn giản hóa hơn nhiều nếu bạn biết ơn, hài hòa và hài lòng với những gì bạn đang có, và bạn sẽ học được cách buông bỏ những phiền muộn không đáng có để điều hướng, lái con thuyền đời bạn rẽ sóng nhẹ lướt trên dòng đời.
Bạn nhìn đời bằng những yêu thương đời dành cho bạn những yêu thương, bạn nhìn đời bằng những hờn ghen giận dỗi đời trả lại bạn những hờn ghen nặng trĩu tâm tư, tất cả là do bạn chọn và nuôi dưỡng, bạn nuôi dưỡng thiện tâm thì trái tim bạn và tâm hồn bạn sẽ đầy ắp thiện tâm, cao hơn của thiện là lòng từ bi, từ bi sẽ lan tỏa dịu ngọt sang những người thân yêu của bạn cũng như những người xung quanh bạn và cuộc sống này càng thêm yêu thương, càng thêm đáng sống. Ngược lại bạn nuôi dưỡng hậm hực hận thù và hờn ghen, trong tâm bạn sẽ chứa chất toàn ghen ghét và thù hận, khi đó cuộc sống của bạn và những người xung quanh bạn càng thêm mệt mỏi, thuyền đời bạn và cả họ cũng nặng trĩu phiền muộn ưu tư.
Vậy thì bạn sẽ chọn nuôi dưỡng thiện tâm hay giận dữ, hãy bất đầu từ hôm nay, nếu bạn chưa cho đi những tình cảm yêu thương trong lòng mình bạn hãy mở tấm lòng nhân ái cho đi những thiện tâm. “Vạn sự khởi đầu nan”, có thể bạn sẽ gặp những dội ngược từ chính trái tim bị tổn thương của bạn, từ chính những thói quen giằng co kéo buộc bạn, nhưng một khi quyết tâm và cố gắng chúng sẽ không cách nào níu kéo giữ chân được bạn, và bạn sẽ học được cách cho đi, bạn sẽ thấu hiểu rằng cho đi chính là nhận lại.
Có những quy luật nghe thì tưởng đơn giản nhưng để hiểu và thực hiện được có khi là cả một quá trình, có khi có người cả cuộc đời đến tuổi xế chiều muộn mới nhận ra.
Thuyền đời nặng trĩu sao nhẹ lướt,
Quẳng gánh lo đi khỏi ưu phiền.



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tuesday, August 16, 2016

Trí giả không tranh biện


 

Trí giả không tranh biện

  (Ảnh: Epochtimes)
“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc Giác Giả và trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.

Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.

Hai người nghe nói Khổng Tử là một thánh hiền, do đó họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn phải cấp thú săn cho người thợ săn cao. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. 

Ông chỉ có hư danh!”

Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai. 3 lần 8 là 24 và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?” Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.

Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn.



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Quán Cà Phê Lính ở San Jose ? Quán cá phê " Bí Tất".. ngày nay ở Bàn Cờ

 

  Quán Cà Phê Lính ở San Jose ?  Quán cá phê " Bí Tất".. ngày nay ở Bàn Cờ


From: giao tran <


                                      Thân kính chào quý vị, quý bạn và quý chiền hữu,

Người viết bài Quán cà phê "Bí Tất"... ngày nay ở Bàn Cờ rất hay khi diễn đạt được những nét độc đáo "rất Sài Gòn" của "ngày xửa ngày xưa".
Xin thành thật ngợi khen văn tài của người viết (Du Uyên?)!
Đọc bài nầy tôi bỗng cảm thấy từ đâu đó những hình ảnh mờ ảo của thời trai trẻ với những kỹ niệm của "một thời chinh chiến đã qua" ùn ùn kéo tới.

Chạnh lòng nhớ đến những ngày xa xưa đầy kỹ niệm đó tôi chợt nghĩ đến hoàn cảnh lưu vong bất đắc dĩ của chúng tôi, những quân nhân QLVNCH "nữa đường gãy gánh tang bồng" của chúng tôi.
Ở Sài Gòn có quán Cà Phê Bí Tất thì ở thành phố San Jose, chúng tôi cũng có một khoảng không gian đặc biệt dành riêng cho chúng tôi, những người lính may mắn sống còn sau cuộc chiến.

Chúng tôi đã có một quán Cà Phê Lính.
Quán Cà Phê Lính của chúng tôi dĩ nhiên không thể nào giống như quán Cà Phê Bí Tất ở Bàn Cờ được.
Quán Cà Phê Lính không có những cái siêu đất, không có những chiếc bí tất và nhứt là không có cô chủ duyên dáng tiếp chuyện với đủ mọi đề tài để cho khách tìm lại "một thoáng hương xưa".

Quán Cà Phê Lính chúng tôi chỉ mở cửa chào đón anh em chiến hữu mỗi 2 tuần một lần để cùng nhau hàn huyên tâm sự, để rà lại coi hôm nay còn được bao nhiêu "kẻ ở người đi"!
Khách của Cà Phê Lính cũng rất đa dạng.

Ngoài những người lính gốc Sĩ Quan Trừ Bị (Liên Trường Sĩ Quan Trừ Bị QLVNCH) ra, chúng tôi lúc nào cũng hân hoan chào đón tất cả mọi thân hữu "yêu lính" thuộc mọi giới quân nhân của các quân trường khác kể cả giới hành chánh hay hay dân sự nữa.

Cà Phê Lính là một sinh hoạt chỉ có mục đích duy trì sự gắn bó đời lính giữa anh em chiến hữu với nhau sau 2 tuần lễ vất vả với cuộc sống nơi quê người.
Và đặc biệt nhứt là khách đến với Cà Phê Lính được mời uống cà phê hoàn toàn không phải trả tiền!

Nhân đọc bài quán Cà phê Bí Tất ở Bàn Cờ, chúng tôi xin được giới thiệu Cà Phê Lính ở thành phố San Jose đến với quý vị, quý bạn và quý chiến hữu "chưa biết Cà Phê Lình" của chúng tôi.

Trân trọng kính chào tất cả.
Võ Văn Sĩ, người lính già QLVNCH, khách của Cà Phê Lính San Jose.
 
Cheo Leo ngày xưa ấy sau một hai lần đi "huốt "tôi có ghé qua , nhưng thật tình vì cái tên chớ chưa thấm đậm cà phê nơi nầy , có lần vừa móc gói Capstan thì thằng bạn lên tiếng dẹp đi mầy , dân chơi chỉ có Pallmall và Bastos chớ không chơi Capstan , hơi quê ( tuổi trẻ  ) nhưng nó đải Pallmall nên cũng vui vẻ thổi vài hơi khói chử O cho nó tức (thằng nầy thổi không được ). 

Buồn qúa 45 năm đôi khi chỉ là một thóang và buồn hơn vì không lâu sau thằng bạn nầy "giả từ gát trọ " , khi mà tôi vẩn hứa sẽ dẩn mầy uống cà phê quạo ở Năm Dưỡng , ở đó không ai nhìn (care ) Pallmall  đâu ! Bastos  or Capstan thôi mầy . Nghe đâu Năm Dưỡng vẩn còn đó nhưng cái " gu " thì sao không biết , hơn 40 năm có ghé bao giờ đâu ! có lẻ đừng ghé tốt hơn vì thời gian đả qua , không gian cũng phải đổi , cái gu ( người pha ) có còn thì cái styles (người khách ) làm sao có được . LHT

Ngày trước <?> các "tiệm nước" do người Tàu .. khai thác., buổi sáng 5 giờ sáng là mở cửa... bán cà phê "vợt". bánh bao .xíu mại.. hay "hủ tíu"
Sau này.. các quán cà phê "phin" ( cái nồi.. ngồi trên cái cốc ).. thịnh hành hơn.... Ngay chổ tôi ở.. nơi đầu hẻm.. cũa bán cà phê "vợt( Người Bắc gọi là Bí tất.. vì giống chiếc "vớ" )

 Trở lại  hiện tại.. quán cá phê "Cheo Leo" khu Bàn Cờ ( gần nhà Bạn HHH ) có quán cà phê .. bí tầt...; mời đọc... để nhớ ..hồi ..trước...


         Không gian trước quán
                                 Không gian trước quán
Sài Gòn ngày xửa ngày xưa có hai mùa mưa, nắng đan xen, nhưng bây giờ có đến ba mùa lận. Mùa mưa thì người ta trông chờ nắng ấm, mùa nắng thì người ta hóng mưa rào. Còn mùa thứ ba là mùa chả ai thèm, không ai kêu đến, đến rồi thì tất cả đều phải từ tránh né, xua đuổi đến bất lực vì muốn xua đi cũng không thể xua được, nó đã ám vào từng hơi thở. Và cũng không ai biết tự bao giờ, Sài Gòn không phải Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” nữa, Sài Gòn đã bị trở thành Sài Gòn của “ngày nảy ngày nay” rồi.
Sài Gòn của ba mùa: mùa mưa, mùa nắng, mùa kịch độc!
                         Không gian trong quán
                                           Không gian trong quán
Từ đó, có nghĩa là từ lúc “không biết tự bao giờ” đó. Tất cả mọi thứ thị dân chạm vào đều có thể là chất độc, chứa chất cấm, là “đồ Trung Quốc”. Ba chữ “đồ Trung Quốc” bây giờ cũng không còn nghĩa vụ chỉ ra nơi xuất xứ của một món hàng nữa mà nó là một cách, một cụm từ dùng để “vạch trần”. Hầu hết người Sài Gòn khi nói về thứ gì đó bẩn, độc, hại đáng bỏ đi hoặc cực chẳng đã PHẢI DÙNG ÐỠ. Ði mua rau, trái cây, đồ gia dụng,  đồ điện tử, thậm chí đi ra/vào thẩm mỹ viện người ta cũng hỏi:– Phải “đồ Trung Quốc” không?Lúc quởn, đi ăn, uống cà phê đôi khi cũng len lén lật đít chén, đít ly lên coi thử xuất xứ. Dẫu biết chẳng để làm gì hay thay đổi được điều chi nhưng không biết từ bao giờ người Sài Gòn “bị nhiễm” thói quen này. Thấy hàng chữ “made in China” là nổi da gà.
          H_nh 22
(Cũng nhờ vậy) mà từ đó Sài Gòn lại hình thành xu hướng mới, xu hướng “quay về thời xưa”. Không chỉ những người già bồi hồi ngồi nhắc hoài niệm:
– Ðồ hồi xưa bền lắm, toàn của Pháp, Mỹ không, xài kỹ là dùng được mấy đời!
– Mấy thứ dỏm này giờ mắc mỏ chứ hồi xưa quẳng chó nhai…
Mà còn có cả tầng tầng, lớp lớp người trẻ tìm về những “ngày xửa ngày xưa” để tìm hiểu, để làm sống lại những hoài niệm của người già. Từ khóa “vintage” chưa bao giờ ngưng “hot” ở các trang mạng xã hội. Các quán cà phê, nhà hàng cũng chạy hối hả theo phong cách này để thu hút khách, những cái “ngày xửa ngày xưa” trong “ngày nảy ngày nay” mọc ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn.


           Từ ngoài vào trong
                                     Từ ngoài vào trong
Nhưng rất ít người biết, có một Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” chính cống đang âm thầm sống gần 80 năm giữa những Sài Gòn “ngày nảy ngày nay” giả cổ vài ba năm tuổi. Ðó là một nơi khó tìm ra “ba cái đồ Trung Quốc” vì từ cây vợt lược cà phê cũng có tuổi đời cao hơn cô chủ quán.
Bạn không đọc nhầm đâu, cà phê ở quán này đặc biệt không pha bằng phin, bằng máy hoặc tổ chức cho khách hàng nhìn thấy tận mắt một dây chuyền rang, xay, pha chế để thu hút khách kiểu “công nghiệp hóa” như bây giờ. Cà phê ở đây được xay ra, pha trong cái vợt và siêu đất cùng với nước đun sôi (nước này sau khi hứng ra từ vòi đã được trữ trong lu sành ba, bốn ngày cho lóng cặn và tinh khiết hơn, bay mùi thuốc khử trùng), sau vài lần lọc cà phê qua mấy cái vợt để chắc lọc hết tinh túy và “cốt” thì thành phẩm được bỏ vào siêu đất và ủ trên bếp than hồng đến khi được đưa lên tận… răng khách hàng. Cách pha chế thủ công này rất độc đáo, phổ biến ngày xưa nhưng bây giờ ở Sài Gòn chỉ còn 3 quán cà phê còn thực hiện. Nhưng tôi đã đi và thấy rằng, ở các quán khác chỉ làm qua loa chứ không bài bản và “đúng quy trình” như ở đây.
           H_nh 12

           Pha chế cà phê
                                 Pha chế cà phê “kho”
“Con có người giới thiệu hay đọc ở đâu mà biết quán vậy? Hay coi Youtube? Bữa có đứa sinh viên Sân khấu điện ảnh chọn quán để quay phim tài liệu, làm bài tập luôn đó.”“Quán mình có nhiều điều đặc biệt lắm con: một là nó xưa, có từ 1938 rồi, nhiều khách không cho sửa quán, họ bảo khi sửa xong rồi nó hết cái xưa cũ để hoài niệm mất, để vậy luôn; hai là cafe nguyên chất, nhiều người sành uống là ghiền lắm, cô lựa từng hạt cà phê mà con; ba là nhạc, cô lựa nhạc kỹ lắm, toàn nhạc xưa thôi. Cuối cùng là ở đây cái gì cũng… bền:  khách ở đây toàn khách quen hàng chục năm, có gia đình mấy đời chỉ uống cà phê quán cô không đó con, bởi ai mới tới cô nhìn biết hết. Mà chỗ cung cấp cafe cho quán cũng 3 đời rồi….”“Cô gốc Huế đó nghen, đáng ra cô là “Công Huyền Tôn Nữ…”  mà sinh ở trong Nam nên là người trong này luôn rồi.”

            Quy trình pha chế
                                 Quy trình pha chế
  Cô Sương, là chủ quán kiêm nhân viên phục vụ duy nhất của quán cười phóng khoáng, nói chuyện duyên dáng với tất cả các vị khách, hầu như ai mới vô quán cũng đều được nghe cô giới thiệu những câu tương tự như vậy.“Trước 1975, Cheo Leo nằm gần trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), học sinh trường Chu Văn An, Kiến Thiết, cũng thường là khách của quán. Mấy ông khách ngồi đồng ở đây ngày xưa cũng là những công chức nhà nước, cảnh sát, sĩ quan vì nơi đây gần với ty cảnh sát cũ”.
                            H_nh 3

            H_nh 19

Gần một kios cũ trong khu chợ Bàn Cờ,  góc ngã tư đông đúc lại có mấy chú xe ôm dàn xe phía trước nên rất khó để bạn tìm thấy quán “cafe cũ xì” này. Nhưng không sao, nó quá nổi tiếng nên bạn có thể hỏi thăm, người Sài Gòn luôn sẵn sàng trả lời, có khi còn… nắm tay dắt bạn đến trước cửa quán.“Giờ vàng” của quán là tầm 6, 7 giờ, lúc ấy khách đông nhất. Bạn sẽ dễ nhầm nơi đây đang… họp tổ dân phố. Cả trẻ lẫn già ngồi với nhau chung bàn, không hề có khoảng cách vì… quán khá nhỏ và chật. Không gian quán nhỏ nên quán chỉ có chừng bốn năm cái bàn, lại nằm trong hẻm nên xe khách phải dựng hai bên nhà trong xóm, có hôm cô hàng xóm (của chủ quán) đứng ra bảo:
–  Con cứ “dô” uống đi, cô ngó xe cho!
Khách đến cứ chỗ trống mà ngồi vào chẳng cần biết quen hay lạ, già hay trẻ. Ðúng kiểu cà phê cóc Sài Gòn.

                                H_nh-8

           H_nh 5


“Ghiền Cheo Leo không chỉ vì vị cà phê độc đáo mà còn vì những dư vị xưa cũ ở đây thể hiện trong từng vết đen bám trên tường, cái kệ sách do ông chủ ngày xưa đóng, cái ghế cái bàn bạc màu cùng tháng năm, và nhất là những bản nhạc theo chủ đề được cô chủ lựa chọn kỹ lưỡng. Ðến Cheo Leo khoái nhất là “tám” với cô chủ quán. Hầu như chuyện gì trên trời dưới đất, trong nhà ngoài đời, chuyện xưa chuyện nay gì cổ cũng “tiếp’ mình được hết. Có hôm trời mưa ngồi trong quán uống cà phê, nghe nhạc chủ đề mưa rồi trò chuyện với cổ mà thấy cuộc đời trôi nhẹ như hương cà phê vậy.”  Ðây là một tâm sự của vị khách ruột trẻ tuổi thường xuyên đến quán.
             Bà chủ dễ thương
                         Khách nước ngoài thích thú thử pha chế cà phê “kho”
“Nói chung nghỉ làm rồi thì thay bà chị bán cho vui, duy trì truyền thống gia đình chứ cũng không đủ đâu vô đâu hết. Ðược cái quán này quán nhà không phải trả tiền thuê mướn gì cả. Bỏ qua vấn đề kinh tế mình bán là vì vui”.Cô chủ quán cười đon đả, nói như vậy. Thật ra với 8000vnd cho một ly cà phê đá, khách hàng là người “lời” nhất ở đây chứ không phải chủ quán. Vì vừa được nghe những bản nhạc hay, những câu chuyện rất lịch sử thuộc về Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa”, được nói chuyện với cô chủ và học lén “bí kíp” pha cà phê “kho” lâu đời… Cái lời nhất là, ta hiểu thế nào là “hồn Sài Gòn”.
            H_nh 17
                                Bà chủ dễ thương
           Quán rất nổi tiếng
                                    Quán rất nổi tiếng
Nó không nằm ở những làn khói thuốc bay ra từ ly cà phê đặc quánh, không nằm trong những vết sẹo thời gian trên cái tường vôi nứt nẻ, cái trần nhà ám đen mùi cà phê thoang thoảng… hồn Sài Gòn nằm trong những lời nói hòa hợp đủ giọng điệu các vùng miền, tầng lớp, tuổi tác. Từng câu đùa duyên từng tiếng chửi thề. Hồn Sài Gòn nằm trong tim những người thương yêu và nhung nhớ về nó, trong cái quán nhỏ Cheo Leo giữa thành phố đổi tên này.Ngoài uống tại chỗ, quán còn thiết kế cả bao bì “take away” cho khách mang về. Cô chủ cũng rất “cập nhật thông tin” nên luôn xin addfriend facebook những vị khách của mình để “quảng cáo”, nhờ đó mà quán ngày càng đông khách trẻ, kể cả khách ngoại quốc cũng biết đến nơi này như một nơi phải đến khi ghé Sài Gòn.  Các tờ báo lớn trong và ngoài nước cũng từng viết về nơi này như một “bảo tàng lịch sử”. Cả về con người lẫn hiện vật vì cô Sương còn giữ rất nhiều thứ “ngày xửa ngày xưa” để lại.

            H_nh 9

           H_nh 11

           H_nh 10
Tay cầm miếng giò-cháo-quẩy chấm vào ly bạc sỉu (cũng là “đặc sản” của quán, món này cũng xuất xứ từ các quán cà phê vợt xưa, người ta cho sữa vào ly đã trụng sôi, cho một ít cà phê vào và cuối cùng cho nước sôi lên), miệng vừa nhâm nhi thưởng thức vị béo của sữa và bánh, mùi thơm của cà phê, tôi cùng các “bô lão”  vểnh tai nghe văng vẳng lời bài hát của cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhà thơ Phan Thành Tài:
“Anh còn nợ em /Chim về núi nhạn /Trời mờ mưa đêm /Trời mờ mưa đêm”
Bỗng có một bạn trẻ “gào” lên:
“Anh còn nợ em /Nguyên nhân cá chết /Nguyên nhân cá chết /Anh còn nợ em…”
Một bạn khác tiếp lời:
“Anh còn nợ em /Tàu bay đã rớt /Tàu bay đã rớt /Anh còn nợ em…”
Cả quán cười rần rần, hồn Sài Gòn ở đó chứ ở đâu?


           H_nh 7
                                                      By Du Uyên G -  July 11, 2016



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List