Popular Posts

Wednesday, August 3, 2016

10 đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử



---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe <
10 đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử


Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao đế chế nổi lên rồi suy tàn, trong đó cũng có những đế chế tồn tại hàng trăm năm. Con người có thể học hỏi được nhiều thứ từ thành tựu cũng như sai lầm của những đế chế vĩ đại đã tạo ra trong quá khứ.
Đế chế Ba Tư, nhà Hán, Đế chế La Mã… là 3 trong những đế chế hùng mạnh nhất và hưng thịnh nhất trong lịch sử.
Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử dưới đây được liệt kê theo trình tự thời gian từ khi hình thành đến kết thúc của từng đế chế:
Đế chế Macedonia (800 TCN – 146 TCN)
Đế chế Macedonia là tên một vương quốc cổ ở phía bắc của Hy Lạp, có biên giới phía tây với vương quốc Epirus và lãnh thổ Thrace ở phía đông.
Vương quốc này đã từng là một cường quốc trong lịch sử ở khu vực Cận Đông sau khi mà Alexander Đại đế (còn gọi là Alexandros Đại đế) chinh phục hầu hết các nước lớn trên thế giới, bắt đầu hình thành thời kỳ Hy Lạp hoá trong lịch sử Hy Lạp.
Vua xứ Macedonia Alexander Đại đế được đánh giá là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử.
Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander Đại đế, Alexander hay Alexandros (sinh vào tháng 7/356 TCN – mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN – 323 TCN).
Và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp (Greek ) cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos 2. Alexandre chinh phục đế chế Ba Tư (Persian). Bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenician, Egyptian và toàn bộ vùng Lưỡng Hà cổ đại và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận vùng Punjap.
Đế chế Ba Tư (550 TCN – 1979 SCN)
Toàn bộ các Đế chế Babylon, Akkadians, Assyria, Sumer, Hitites, Bactrians, Scythia, Parthia, Mê-đi, Elamites, Ai Cập, Ethiopia … trước khi bị người La Mã xâm chiếm đều là lãnh thổ thuộc về Đế quốc Ba Tư.
Họ về cơ bản thống nhất toàn bộ Trung Á trong đó bao gồm rất nhiều nền văn hóa khác nhau, các vương quốc, đế quốc và các bộ tộc. Đế chế Ba Tư là đế quốc lớn nhất trong lịch sử cổ đại.
Ở đỉnh cao quyền lực của mình dưới thời Cyrus Đại Đế, đế chế này bao trùm khoảng 8.000.000 km2 và kéo dài ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Âu.
Vào thời kỳ huy hoàng năm 480 trước Công Nguyên, Đế chế Ba Tư chiếm tới 44% dân số thế giới.
Nhà Hán (206 TCN – 220 SCN)
Nhà Hán là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN – 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần.
Lãnh thổ nhà Hán thời cực thịnh (các mảng màu).
Đối với nhiều người Trung Quốc, thời gian trị vì của nhà Hán, kéo dài 400 năm, là một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc.
Có nhiều ý kiến cho rằng, hai đế chế cùng thời với nhau là nhà Hán và Đế quốc La Mã là hai siêu cường của thế giới.
Đế chế La Mã (27 TCN – 1453 SCN)
Đế chế La Mã không chỉ là một trong những đế chế nổi tiếng nhất mà còn tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử. Nó kéo dài từ năm 27 trước Công Nguyên đến năm 1453 sau Công Nguyên.
Tổng cộng, triều đại này tồn tại trong khoảng thời gian 1.480 năm. Đế chế này mở rộng lãnh thổ ra cả vùng đất của Italia hiện nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải .
Vào thời kỳ đỉnh cao, Đế chế La Mã trải dài trên diện tích 2,51 triệu dặm vuông. Đây là đế chế lớn thứ 19 trong lịch sử.
Đế chế Tây La Mã bước vào thời kỳ đỉnh cao nhất là năm 476 trước Công Nguyên khi lật đổ được ách thống trị của Hoàng đế Romulus Augustus.
Đế chế Đông La Mã tiếp tục bước vào thời kỳ hào quang kể từ sau năm 476 sau Công Nguyên. Nó được các sử gia ngày nay gọi là Đế chế Byzantine.
Trong khoảng thời gian từ năm 1341 trước Công Nguyên – 1347 trước Công Nguyên. Sau đó, Đế chế Ottoman đã lật đổ được Đế chế La Mã vào năm 1453 trước Công Nguyên.
Đế chế Khmer (802 – 1431)
Có rất ít thông tin về Đế chế Khmer, tuy nhiên thành phố ở Angkor được cho là đầy cảm hứng và là một phần dẫn đến ngôi đền nổi tiếng Angkor Wat – một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Công trình này được xây dựng trong thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Khmer.
Đế chế Khmer bắt đầu vào khoảng năm 802 trước Công Nguyên khi Jayavarman II tuyên bố bản thân là Quốc vương trong khu vực mà bây giờ gọi là Campuchia. Đế chế này tồn tại suốt 629 năm và bị lụi tàn vào năm 1431.
Công trình Angkor Wat được xây dựng trong thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Khmer.
Hầu hết, các triều đại của đế chế này đều thực hiện những cuộc chiến tranh để bảo vệ và mở rộng lãnh thổ. Angkor trở thành thành trì của đế chế này vào nửa cuối triều đại.
Sau đó, những nền văn minh lân cận đã chiến đấu để kiểm soát Angkor khi quyền lực của Đế chế Khmer bắt đầu suy yếu.
Người ta đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về việc suy tàn của Đế chế Khmer. Một số người cho rằng, một vị vua đã thông qua Phật giáo tiểu thừa để thống trị đất nước, dẫn đến sự suy yếu của hệ thống quản lý, khiến đế chế này bị diệt vong.
Số khác lại cho rằng, vương quốc Thái Lan Sukhothai đã chinh phục Angkor vào những năm 1400.
Đế chế La Mã Thần thánh (962 TCN – 1806 TCN)
Đế chế La Mã Thần thánh (Holy Roman) tồn tại từ năm 962 trước Công Nguyên – 1806 trước Công Nguyên. Lãnh thổ của đế chế này chủ yếu bao gồm khu vực trung tâm châu Âu, đặc biệt là phần lớn nước Đức.
Đế chế này được khai sinh kể từ khi Otto I tuyên bố là vua của nước Đức. Sau này, ông được mọi người biết đến là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã Thần thánh.
Otton I Wittelsbach là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã Thần thánh.
Đế chế La Mã Thần thánh được tạo thành từ khoảng 300 vùng lãnh thổ. Sau “cuộc chiến tranh 30 năm” diễn ra vào năm 1648, đế chế này bị phân chia và tách ra thành nhiều quốc gia độc lập. Năm 1792, Pháp cũng nổi dậy.
Năm 1806, Napoleon Bonaparte đã lật đổ Hoàng đế cuối cùng của Đế chế La Mã Thần thánh là Francis II khiến ông phải thoái vị. Sau đó, khu vực này được tổ chức lại giống như Liên bang sông Rhine.
Đế chế Ottoman (1299 – 1923)
Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế chế Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu với diện tích khoảng 5,6 triệu km vuông và nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ.
Mặc dù có những khác biệt nhưng đế chế này quản lý các vùng thuộc địa phát triển thịnh vượng trong suốt 624 năm.
Tổng lãnh thổ của Đế chế Ottoman từ năm 1359 đến 1856.
Khởi phát của Đế chế Ottoman là một quốc gia nhỏ bé sau khi Đế chế Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này.
Sau đó, Đế chế Ottoman ngày càng mở rộng lãnh thổ thông qua hệ thống tư pháp, giáo dục, quân sự mạnh mẽ cũng như sở hữu phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo.
Lạm phát, cạnh tranh và thất nghiệp là những nhân tố then chốt khiến Đế chế Ottoman sụp đổ.
Đế chế Mông Cổ (thế kỷ 13 – thế kỷ 14)
Đế quốc Mông Cổ tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Khởi đầu bằng những cuộc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ rải rác của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông đã phóng tầm nhìn của mình đến Trung Quốc và các vùng đất phía Tây.
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.
Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, Đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông.
Ở thời kỳ cực thịnh, Đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất), và thống trị 100 triệu thần dân.
Kỵ binh Mông Cổ thời đó được coi là một lực lượng chiến đấu vô cùng dũng cảm và tàn nhẫn, hình ảnh của người Mông Cổ được khắc họa tàn bạo và man rợ nổi tiếng trong lịch sử.
Đế quốc Mông Cổ suy yếu không lâu sau đó vì những yếu kém trong việc quản lý một vùng lãnh thổ quá rộng lớn và đa văn hóa.
Đế quốc Bồ Đào Nha (1415 – 1999)
Đế quốc Bồ Đào Nha là đế quốc ra đời sớm nhất và kéo dài nhất trong lịch sử những đế quốc thực dân châu Âu, kéo dài gần 6 thế kỷ, bắt đầu từ vụ chiếm Ceuta năm 1415 đến cuộc giao trả Ma Cao cho Trung Quốc Đại Lục năm 1999.
Đây là đế chế “phủ sóng” toàn cầu đầu tiên trong lịch sử, trải dài 4 châu lục (bắt đầu vào năm 1415 khi người Bồ Đào Nha chinh phục được Cueta – một thành phố Hồi giáo ở Bắc Phi. Sau đó, họ tiếp tục mở rộng lãnh thổ ở châu Phi, Ấn Độ, châu Á và cuối cùng là châu Mỹ.
Lãnh thổ của Đế quốc Bồ Đào Nhà trải rộng khắp 4 châu.
Lực lượng hải quân thuộc Đế chế Bồ Đào Nha được xem là lực lượng mạnh hàng đầu thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới II, nhiều nước châu Âu đấu tranh thoát khỏi sự cai trị của đế chế Bồ Đào Nha. Mãi cho đến năm 1999, Bồ Đào Nha đã mất quyền kiểm soát Macau về tay Trung Quốc, báo hiệu sự kết thúc của đế chế hùng mạnh này.
Theo Soha New



__._,_.___

Posted by: truc nguyen

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List