Popular Posts

Monday, July 24, 2017

THƯ BA VIẾT CHO CON



----- Forwarded Message -----
From: Tuan Le wrote
Sent: Saturday, July 22, 2017 7:39 PM
Subject: THƯ BA VIẾT CHO CON

THƯ BA VIẾT CHO CON

Hôm nay ngày Father's Day,
Thu ba viet cho con
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý. Ngày mình có một đứa con.
Ngày đó ba đã hân hoan và xúc động khi bồng con trên tay. Thằng con trai đầu tiên, người sẽ thay ba gánh vác gia đình và duy trì giòng tộc.
Khi bà nội con cuống quít mừng rỡ la lên "Con trai",  ba đứng bên ngoài phòng sanh nghe như trái tim mình ngừng đập. Ba quên đi sự đau đớn của má con, quên đi những lúc má con trân người chịu đựng. Quên đi hai bên bờ sống chết người mẹ vượt cạn một mình. Trong phút chốc vui mừng ba đã ích kỷ như vậy đó. Người đàn ông trong ba lúc đó chỉ nghĩ đến con. Đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba.
..........
Bây giờ ba đang ngồi trên chiếc xe lăn, hai tay yếu đuối không thể lăn vòng tròn để chiếc xe di chuyển. Hai chân ba bất động và đôi mắt không còn nhìn rõ những cụm hoa cuối vườn.
Chiều qua má con hỏi ba:
- Father's Day ông muốn quà gì?
Ba nhìn má con và Ba nói thật lòng:
- Tôi không cần chi cả. Tôi chỉ cần mình ở bên tôi.
Má con cười, đôi má nhăn nheo hơi đỏ. Bả là vậy đó con, già rồi nhưng nếu ba nói câu nào có vẻ tình tứ một chút là bả đỏ mặt mắc cở. Cuộc đời má con gắn liền với ba từ ngày bả còn con gái. Con gái miệt vườn nước da trắng bóc vì tàng cây bóng mát quanh năm. Bả đẹp lại giỏi thêu thùa bánh trái nên bà nội con chấm cho ba từ ngày ba còn chưa tốt nghiệp trung học.
Còn ba, con trai một trong một gia đình khá giả. Bà cố con cưng ba như ngọc như vàng vì ba là cháu trai đích tôn. Ông bà nội con khó lòng la mắng hay đánh ba một cái. Lúc nào cái bóng bà cố con cũng phủ xuống bao che mọi tội lỗi của ba.
Cho nên từ ngay lúc còn nhỏ ba đã thuộc loại con cưng. Ba luôn vòi vĩnh, muốn gì được đó. Ba coi mình như là cái rốn của vũ trụ mà vũ trụ đó là trái tim yêu thương của ông bà cha mẹ.
Ba có thể hất tung chén cơm xuống đất nếu không vừa lòng, chị của ba phải loay hoay đi dọn, lại còn bị la cho một trận là không biết dỗ dành em. Ba đi chơi nhiều hơn đi học nhưng bà nội ba lại bảo ba còn nhỏ không nên học nhiều tổn hại sức khỏe. Ba có thể lấy tiền bao bạn bè ăn xài mà không bị la rầy. Ông nội con la mắng thì bà cố bao che nói: "Tiền của mày không để cho nó xài thì để cho ai?"
Con ơi! cái tư tưởng con trai là nhất, con trai nối dõi tông đường đã làm bà cố con đưa ba vào con đường ích kỷ. Ba không quan tâm tới mọi người xung quanh, chỉ nghĩ đến mọi người phải phục vụ và chìu theo ý mình.
Ba chưa hề nghĩ đến sự cực khổ cha mẹ lo cho mình ăn học. Ba chưa hề nghĩ đến bữa cơm mình ăn là do mẹ chăm chút nấu nướng. Quần áo mình mặc là chị phải giặt sạch sẽ, ủi phẳng phiu cho mình lich sự đến trường. Con mắt ba luôn nhìn phía trước đẹp hơn, tốt hơn để ước muốn và đòi hỏi.
Rồi bà cố con mất, ông nội của con qua đời trong một tai nạn. Gia đình ta suy sụp không còn được như xưa. Nhưng bà nội con vẫn gánh gồng để cho ba không bị thiệt thòi, để ba không cảm thấy hụt hẫng vì thân phận mồ côi. Ba vẫn đến trường và vẫn mang ý nghĩ mình tất cả.
Ba đi học, ba đi chơi, ba sống trong cuộc sống vui tươi của lứa tuổi học trò tươi đẹp. Cho đến một hôm ba về nhà thấy bà nội con nằm trên giường bệnh. Chị của ba cuống quít bên cạnh mẹ. Thì ra do lao lực quá nhiều, bà nội con đã ngã quỵ trên đường đi chợ. Trái tim và thân hình yếu đuối của bà không chịu nỗi với phong ba và bão táp của đời sống.
Chị của ba phải thay mẹ buôn bán nuôi em và lo thuốc men cho mẹ. Ba không còn có những bữa sáng ngon lành vì cô con phải lo cho bà nội trước khi đi đến chợ dọn hàng. Buổi trưa ba ăn qua loa gói xôi hay ổ bánh mì chứ không còn tiền rủng rỉnh để ăn ngon như mình thích. Những bạn bè xôi thịt ngày xưa không còn chơi với ba như trước. Họ lẫn tránh mỗi khi ba đến gần. Ba mới biết sự hào phóng của mình ngày xưa là sai lầm lớn. Ba đã phung phí tiền bạc của cha mẹ và cuộc đời mình một cách sai lầm.
Ba như người tỉnh mộng, khi nhìn cô của con gầy rạc đi trông thấy vì vất vả. Nhìn bà nội con trên giường bệnh đau đớn rên siết từng cơn. Ba nghĩ mình phải làm một điều gì đó để chuộc lại lỗi lầm. Ba vụng về nhóm lửa nấu cho mẹ mình bình nước. Ba phát hiện công việc đơn giản mà mẹ và chị mình làm hàng ngày không dễ dàng chút nào. Những đóm lửa nhỏ nhoi lóe lên rồi không bắt được mồi chợt tắt. Như những mơ mộng hão huyền, những tự cao tự đại về vai vế đàn ông trong gia đình cũng tàn lụn theo.
Ba cố gắng nhiều lần. Thổi lửa ho sặc sụa. Tro bay tung mù trời. Bụi bám đầy mặt, ba mới nấu được bình nước. Ba vụng về pha trà rồi đem đến cho nội của con. Ly nước đầu tiên trong đời tự tay ba nấu đem mời mẹ khiến bà nội con đã khóc. Bà khóc vì thương ba, vì sự suy sụp của gia đình. Bà khen nước ngon lắm nhưng bây giờ ba mới biết là nó rất hôi khói. Đó là lần đầu tiên ba làm một công việc đúng nghĩa của một người đàn ông có trách nhiệm với gia đình.
Con có biết không, ba đã từng nấu cơm dưới khê, trên sống mà cả nhà vẫn chịu khó ăn. Nếu ngày xưa với cơm này ba đã quăng đủa và mắng mỏ, giận hờn. Nhưng bây giờ ăn hạt cơm mình nấu ba mới biết bài học ở trường dạy mình là đúng: "Phải biết quý hạt gạo do người nông dân làm ra. Biết quý chén cơm do người nấu cho mình ăn."
Ba chưa bao giờ thấy mình trưởng thành như lúc đó. Buổi sáng thay vì tới lớp sớm để la cà như xưa. Ba phụ cô của con lo cho nội ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa rồi mới tới trường. Tan trường ba ra chợ phụ cô con dọn hàng rồi chị em về nhà cơm nước. Ba không còn thấy mình cần những thứ xa xỉ, những quần áo hợp thời trang, vì đồng tiền làm ra vô cùng vất vả. Căn nhà trở nên ấm cúng hơn, thân tình hơn vì mọi người đều biết nghĩ cho nhau, lo lắng cho nhau.
Ba hãnh diện thấy mình như vậy mới là đàn ông. Ba có cánh tay rắn chắc của thanh niên để chẻ củi thay cho chị. Ba có thể quay nước đầy lu để bà nội con xài. Ba tự mình giặt những bộ đồ mình thay ra mà không cần ai làm dùm. Ba hiểu rõ vị trí của mình trong gia đình. Ba sẽ là cánh tay của chị, là niềm vui và hy vọng của mẹ. Ba không còn tự tôn tự đại để phân biệt chuyện đại sự của đàn ông và chuyện cơm nước bếp núc là của đàn bà. Ba hiểu hơn ai hết câu nói "Khi đói thì đầu gối phải bò!"
Ba không ngờ những việc ba làm đã lọt vào đôi mắt xanh của mẹ con, cô bạn đẹp người đẹp nết mà ai cũng thích. Ba đã thoát xác từ một tên học trò lười, ăn chơi lêu lỏng để thành một người con có hiếu, một người đàn ông biết tháo vác lo cho gia đình.
Bà nội và bà ngoại con là đôi bạn học ngày xưa, nội rất thích mẹ con khi mẹ con còn là một cô bé gái. Ngày đó theo mẹ đi chơi, ba thích leo trèo để hái trái cây trong khu vườn rợp bóng. Mẹ con nhỏ nhắn dễ thương loay hoay đâm muối ớt hai đứa cùng ăn, nói cười thơ ngây, vui vẻ. Nhưng càng lớn ba lại thích ở thành phố nhiều hơn vì những thú vui hợp với lứa tuổi. Ba trở nên ngổ ngáo vì được cưng chiều và mẹ con càng lúc càng xa tầm với của ba.
Khi gia đình lâm cảnh khó khăn, Bà nội con bị bệnh, mẹ con thường thay mẹ mình đến nhà thăm viếng nội, đôi khi ở lại nấu cho nội tô cháo hay phụ cô con vào những ngày kỵ giỗ trong nhà. Ba đã phát hiện vẽ đẹp thùy mị, dịu hiền nơi cô bạn học cũ. Ngoài gương mặt xinh đẹp, mẹ con còn có một tấm lòng. Biết yêu thương và tha thứ, giỏi giang nhưng không kiêu ngạo, khoe khoang.
Trong tình hình đất nước chiến tranh, ba phải lên đường nhập ngũ. Mẹ con tiễn ba với giọt lệ ngấn mi. Trong quân trường và suốt những tháng ngày chiến đấu, đối diện với tử thần, ba nhớ mãi đôi mắt mẹ con hôm ấy. Tình yêu của người con gái trao cho ba âm thầm kín đáo. Ba thấy mình không thể chần chờ, ba nhờ những cánh thư từ KBC gửi về để thay ba gửi đến mẹ con những lời giao ước.
Thế là những cánh thư của hai người yêu nhau cho ba một niềm an ủi vô bờ trong những ngày chiến tranh khốc liệt. Ba yên tâm vì bên cạnh nội con đã có người ân cần chăm sóc. Chưa có một lễ nghi chính thức nào nhưng mẹ con đã gánh vác vai trò của một người con dâu trong gia đình ba. Ba càng thương yêu và trân trọng mẹ con hơn.
Mẹ con đã lên xe hoa về nhà ba vào một sáng mùa Xuân tươi đẹp.Sau lễ cưới, ba lại lên đường ra đơn vị. Mẹ con ở lại nhà làm một chinh phụ chờ chồng. Mẹ con đã thay ba lo cho nội khi cô con đi lấy chồng xa. Trong một lần về phép, mẹ con đã mang trong người giọt máu của ba. Con thành hình từng ngày trong tình yêu của mẹ xen lẫn nỗi hoảng hốt lo sợ từng ngày khi chiến tranh càng ngày càng khốc liệt.
Cơn lốc xoáy 30/4/75 tàn khốc tràn về. Ba bị bắt buộc buông súng đầu hàng trong oan ức. Xuôi ngược trong dòng người xuôi Nam hổn độn, ba đã về lại nhà với hình dáng tang thương của người lính bại trận. Không còn bút mực nào diễn tạ tậm trạng của ba lúc ấy. Xôn xao mừng rỡ gặp lại vợ con. Uất hận trào dâng khi chứng kiến xác đồng bào, đồng đội chết thảm thương. Nhục nhã khi mình phải cỡi bỏ quân phục và vũ khí để mưu cầu sự sống. Tất cả những điều đó làm ba mất phương hướng và suy sụp tinh thần.
Một lần nữa mẹ con dìu ba đứng dậy. Mẹ con đã tìm cách trấn an và bảo vệ ba bằng tất cả khả năng mình. Rồi việc gì đến đã đến, ba phải khăn gói 7 ngày đi học tập theo lệnh chính quyền mới. Nhưng sự thật là ra đi không biết được ngày về.
Ba bị tù  CS 10 năm, bị chuyển từ Nam ra Bắc. Những khổ cực, gian lao  nơi núi rừng Việt Bắc đã hũy hoại cuộc đời ba. Mấy lần ba tưởng mình đã chết. Những cơn đói, những trận sốt rét rừng vùi dập thân thể người tù. Nhưng ba tự nhủ "Phải sống để còn về đoàn tụ."  Ba tha thiết được về để giúp đỡ mẹ con, và tìm cơ hội để con thoát ra khỏi cái địa ngục đang giam hảm tương lai.
Bà nội con vì yếu đau, thuốc men không đủ lại nhớ thương ba nên đã vĩnh viễn ra đi. Mẹ con một lần nữa thay ba lo cho nội những ngày cuối đời và mồ yên mã đẹp. Con à! Nói sao hết những gì mà mẹ con đã làm cho ba, những gì mà mẹ con đã hy sinh cho cha con ta có được ngày hôm nay.
Ba đã được trở về nhà với một thân thể tàn phế. Hai chân ba đã bị cả bó tre nứa đè lên trong một lần lao động trên đồi. Bạn tù đã đặt ba lên bè để xuôi theo dòng nước chuyển ba về lán trại. Tưởng đâu ba đã chết vì vết thương mưng mũ mà thuốc men không có. Nhưng nhờ ơn trên, ba đã vượt qua và được trả về nhà. Một tay mẹ con đã lo cho ba và gia đình ta qua cơn khó khăn, đói rách.
Thú thật! Ba có công tạo con ra, nhưng công ơn của mẹ con mới thật là vô cùng không sao kể xiết. Mẹ con đã hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu. Không có ba con vẫn trưởng thành và sống tốt. Nhưng nếu không có mẹ con, ba không biết mình sẽ làm sao để chống chọi nghịch cảnh.
Hôm nay ngày lễ Father's Day, ba lại ngồi viết những dòng này cho con, bởi vì ba bắt được trong đôi mắt con dường như không vui. Con có ý phàn nàn là các con của con yêu mẹ chúng hơn con. Ngày Father's Day chúng tỏ ra không mặn mà bằng ngày Mother's Day của mẹ.
Đừng như vậy con à! Người phụ nữ lúc nào cũng bị thiệt thòi nhiều hơn chúng ta. Khi con tan sở, con có thể yên tâm cùng bạn bè vui chơi, tiệc tùng. Nhưng vợ con phải vội vã về nấu ăn cho cả gia đình, lo cho con cái. Khi con có thể đi công tác xa nhà cả tuần lễ mà vẫn an vui thì vợ con chỉ cần vắng nhà 3 ngày thôi căn nhà đã đổi khác.
Trong trái tim người mẹ, con cái là tất cả. Người phụ nữ dù ở quốc gia nào, chủng tộc nào cũng vẫn gắn liền đời mình với hai chữ hy sinh. Ba công nhận ở đây người phụ nữ được tôn trọng và hưởng quyền lợi nhiều hơn. Nhưng đó là sự công bằng của xã hội. Còn trong gia đình người mẹ vẫn là chỗ dựa tốt nhất cho những đứa con. Dù người mẹ ấy có làm đến Tổng thống hay chỉ là một người công nhân vệ sinh bình thường.
Ba nhớ lời bà nội con đã nói với ba:
- Má không ép con về vấn đề hôn nhân. Nhưng má chỉ dặn con một điều là chọn vợ không phải chọn người thật đẹp. Mà hãy chọn người có trái tim thật tốt. Chọn cho mình một người vợ còn có nghĩa chọn cho con mình một người mẹ đức hạnh và biết hy sinh.
Mẹ con là người phụ nữ đó, Mẹ con đã cho con tất cả những gì bà có. Ba nghĩ vợ con cũng vậy nếu con đem hết tình yêu và niềm tin đặt vào trái tim của cô ấy.
Con à! Hôm nay là ngày Father's Day. Hai cha con ta đều có quà và là những người quan trọng nhất. Mẹ con và vợ con đã chuẩn bị những thức ăn thật ngon cho cha con ta.
Chúng ta là những người đàn ông, là người cha trong gia đình. Ba đã lớn tuổi lắm rồi, lại đau yếu, thương tật. Thời gian còn lại của ba không nhiều lắm đâu con. Cuộc đời ba bị thất bại rồi. Điều ba thấy mình làm đúng nhất là đã đem được vợ con qua đây. Mẹ con đã có một cuộc sống an bình tuổi già. Không vất vả lo lắng vì miếng cơm manh áo hay thuốc men bệnh hoạn. Còn con đã được hưởng không khí tự do và sống theo lý tưởng của mình. Đó là điều ba mãn nguyện.
Ba đã làm cha và con đã trưởng thành. Con đang làm cha và con của con hãy còn nhỏ. Hãy yêu thương và giáo dục chúng đúng hướng nghen con. Dạy chúng phải mạnh dạn dấn thân, thực hiện lý tưởng và làm một người đàn ông đúng nghĩa. Biết yêu thương, tha thứ và san sẻ trách nhiệm gia đình.
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con. Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
Nguyễn thị Thêm.
--
Y
__._,_.___

Posted by: Bich Huyen 

THƯ BA VIẾT CHO CON



----- Forwarded Message -----
From: Tuan Le wrote
Sent: Saturday, July 22, 2017 7:39 PM
Subject: THƯ BA VIẾT CHO CON

THƯ BA VIẾT CHO CON

Hôm nay ngày Father's Day,
Thu ba viet cho con
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý. Ngày mình có một đứa con.
Ngày đó ba đã hân hoan và xúc động khi bồng con trên tay. Thằng con trai đầu tiên, người sẽ thay ba gánh vác gia đình và duy trì giòng tộc.
Khi bà nội con cuống quít mừng rỡ la lên "Con trai",  ba đứng bên ngoài phòng sanh nghe như trái tim mình ngừng đập. Ba quên đi sự đau đớn của má con, quên đi những lúc má con trân người chịu đựng. Quên đi hai bên bờ sống chết người mẹ vượt cạn một mình. Trong phút chốc vui mừng ba đã ích kỷ như vậy đó. Người đàn ông trong ba lúc đó chỉ nghĩ đến con. Đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba.
..........
Bây giờ ba đang ngồi trên chiếc xe lăn, hai tay yếu đuối không thể lăn vòng tròn để chiếc xe di chuyển. Hai chân ba bất động và đôi mắt không còn nhìn rõ những cụm hoa cuối vườn.
Chiều qua má con hỏi ba:
- Father's Day ông muốn quà gì?
Ba nhìn má con và Ba nói thật lòng:
- Tôi không cần chi cả. Tôi chỉ cần mình ở bên tôi.
Má con cười, đôi má nhăn nheo hơi đỏ. Bả là vậy đó con, già rồi nhưng nếu ba nói câu nào có vẻ tình tứ một chút là bả đỏ mặt mắc cở. Cuộc đời má con gắn liền với ba từ ngày bả còn con gái. Con gái miệt vườn nước da trắng bóc vì tàng cây bóng mát quanh năm. Bả đẹp lại giỏi thêu thùa bánh trái nên bà nội con chấm cho ba từ ngày ba còn chưa tốt nghiệp trung học.
Còn ba, con trai một trong một gia đình khá giả. Bà cố con cưng ba như ngọc như vàng vì ba là cháu trai đích tôn. Ông bà nội con khó lòng la mắng hay đánh ba một cái. Lúc nào cái bóng bà cố con cũng phủ xuống bao che mọi tội lỗi của ba.
Cho nên từ ngay lúc còn nhỏ ba đã thuộc loại con cưng. Ba luôn vòi vĩnh, muốn gì được đó. Ba coi mình như là cái rốn của vũ trụ mà vũ trụ đó là trái tim yêu thương của ông bà cha mẹ.
Ba có thể hất tung chén cơm xuống đất nếu không vừa lòng, chị của ba phải loay hoay đi dọn, lại còn bị la cho một trận là không biết dỗ dành em. Ba đi chơi nhiều hơn đi học nhưng bà nội ba lại bảo ba còn nhỏ không nên học nhiều tổn hại sức khỏe. Ba có thể lấy tiền bao bạn bè ăn xài mà không bị la rầy. Ông nội con la mắng thì bà cố bao che nói: "Tiền của mày không để cho nó xài thì để cho ai?"
Con ơi! cái tư tưởng con trai là nhất, con trai nối dõi tông đường đã làm bà cố con đưa ba vào con đường ích kỷ. Ba không quan tâm tới mọi người xung quanh, chỉ nghĩ đến mọi người phải phục vụ và chìu theo ý mình.
Ba chưa hề nghĩ đến sự cực khổ cha mẹ lo cho mình ăn học. Ba chưa hề nghĩ đến bữa cơm mình ăn là do mẹ chăm chút nấu nướng. Quần áo mình mặc là chị phải giặt sạch sẽ, ủi phẳng phiu cho mình lich sự đến trường. Con mắt ba luôn nhìn phía trước đẹp hơn, tốt hơn để ước muốn và đòi hỏi.
Rồi bà cố con mất, ông nội của con qua đời trong một tai nạn. Gia đình ta suy sụp không còn được như xưa. Nhưng bà nội con vẫn gánh gồng để cho ba không bị thiệt thòi, để ba không cảm thấy hụt hẫng vì thân phận mồ côi. Ba vẫn đến trường và vẫn mang ý nghĩ mình tất cả.
Ba đi học, ba đi chơi, ba sống trong cuộc sống vui tươi của lứa tuổi học trò tươi đẹp. Cho đến một hôm ba về nhà thấy bà nội con nằm trên giường bệnh. Chị của ba cuống quít bên cạnh mẹ. Thì ra do lao lực quá nhiều, bà nội con đã ngã quỵ trên đường đi chợ. Trái tim và thân hình yếu đuối của bà không chịu nỗi với phong ba và bão táp của đời sống.
Chị của ba phải thay mẹ buôn bán nuôi em và lo thuốc men cho mẹ. Ba không còn có những bữa sáng ngon lành vì cô con phải lo cho bà nội trước khi đi đến chợ dọn hàng. Buổi trưa ba ăn qua loa gói xôi hay ổ bánh mì chứ không còn tiền rủng rỉnh để ăn ngon như mình thích. Những bạn bè xôi thịt ngày xưa không còn chơi với ba như trước. Họ lẫn tránh mỗi khi ba đến gần. Ba mới biết sự hào phóng của mình ngày xưa là sai lầm lớn. Ba đã phung phí tiền bạc của cha mẹ và cuộc đời mình một cách sai lầm.
Ba như người tỉnh mộng, khi nhìn cô của con gầy rạc đi trông thấy vì vất vả. Nhìn bà nội con trên giường bệnh đau đớn rên siết từng cơn. Ba nghĩ mình phải làm một điều gì đó để chuộc lại lỗi lầm. Ba vụng về nhóm lửa nấu cho mẹ mình bình nước. Ba phát hiện công việc đơn giản mà mẹ và chị mình làm hàng ngày không dễ dàng chút nào. Những đóm lửa nhỏ nhoi lóe lên rồi không bắt được mồi chợt tắt. Như những mơ mộng hão huyền, những tự cao tự đại về vai vế đàn ông trong gia đình cũng tàn lụn theo.
Ba cố gắng nhiều lần. Thổi lửa ho sặc sụa. Tro bay tung mù trời. Bụi bám đầy mặt, ba mới nấu được bình nước. Ba vụng về pha trà rồi đem đến cho nội của con. Ly nước đầu tiên trong đời tự tay ba nấu đem mời mẹ khiến bà nội con đã khóc. Bà khóc vì thương ba, vì sự suy sụp của gia đình. Bà khen nước ngon lắm nhưng bây giờ ba mới biết là nó rất hôi khói. Đó là lần đầu tiên ba làm một công việc đúng nghĩa của một người đàn ông có trách nhiệm với gia đình.
Con có biết không, ba đã từng nấu cơm dưới khê, trên sống mà cả nhà vẫn chịu khó ăn. Nếu ngày xưa với cơm này ba đã quăng đủa và mắng mỏ, giận hờn. Nhưng bây giờ ăn hạt cơm mình nấu ba mới biết bài học ở trường dạy mình là đúng: "Phải biết quý hạt gạo do người nông dân làm ra. Biết quý chén cơm do người nấu cho mình ăn."
Ba chưa bao giờ thấy mình trưởng thành như lúc đó. Buổi sáng thay vì tới lớp sớm để la cà như xưa. Ba phụ cô của con lo cho nội ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa rồi mới tới trường. Tan trường ba ra chợ phụ cô con dọn hàng rồi chị em về nhà cơm nước. Ba không còn thấy mình cần những thứ xa xỉ, những quần áo hợp thời trang, vì đồng tiền làm ra vô cùng vất vả. Căn nhà trở nên ấm cúng hơn, thân tình hơn vì mọi người đều biết nghĩ cho nhau, lo lắng cho nhau.
Ba hãnh diện thấy mình như vậy mới là đàn ông. Ba có cánh tay rắn chắc của thanh niên để chẻ củi thay cho chị. Ba có thể quay nước đầy lu để bà nội con xài. Ba tự mình giặt những bộ đồ mình thay ra mà không cần ai làm dùm. Ba hiểu rõ vị trí của mình trong gia đình. Ba sẽ là cánh tay của chị, là niềm vui và hy vọng của mẹ. Ba không còn tự tôn tự đại để phân biệt chuyện đại sự của đàn ông và chuyện cơm nước bếp núc là của đàn bà. Ba hiểu hơn ai hết câu nói "Khi đói thì đầu gối phải bò!"
Ba không ngờ những việc ba làm đã lọt vào đôi mắt xanh của mẹ con, cô bạn đẹp người đẹp nết mà ai cũng thích. Ba đã thoát xác từ một tên học trò lười, ăn chơi lêu lỏng để thành một người con có hiếu, một người đàn ông biết tháo vác lo cho gia đình.
Bà nội và bà ngoại con là đôi bạn học ngày xưa, nội rất thích mẹ con khi mẹ con còn là một cô bé gái. Ngày đó theo mẹ đi chơi, ba thích leo trèo để hái trái cây trong khu vườn rợp bóng. Mẹ con nhỏ nhắn dễ thương loay hoay đâm muối ớt hai đứa cùng ăn, nói cười thơ ngây, vui vẻ. Nhưng càng lớn ba lại thích ở thành phố nhiều hơn vì những thú vui hợp với lứa tuổi. Ba trở nên ngổ ngáo vì được cưng chiều và mẹ con càng lúc càng xa tầm với của ba.
Khi gia đình lâm cảnh khó khăn, Bà nội con bị bệnh, mẹ con thường thay mẹ mình đến nhà thăm viếng nội, đôi khi ở lại nấu cho nội tô cháo hay phụ cô con vào những ngày kỵ giỗ trong nhà. Ba đã phát hiện vẽ đẹp thùy mị, dịu hiền nơi cô bạn học cũ. Ngoài gương mặt xinh đẹp, mẹ con còn có một tấm lòng. Biết yêu thương và tha thứ, giỏi giang nhưng không kiêu ngạo, khoe khoang.
Trong tình hình đất nước chiến tranh, ba phải lên đường nhập ngũ. Mẹ con tiễn ba với giọt lệ ngấn mi. Trong quân trường và suốt những tháng ngày chiến đấu, đối diện với tử thần, ba nhớ mãi đôi mắt mẹ con hôm ấy. Tình yêu của người con gái trao cho ba âm thầm kín đáo. Ba thấy mình không thể chần chờ, ba nhờ những cánh thư từ KBC gửi về để thay ba gửi đến mẹ con những lời giao ước.
Thế là những cánh thư của hai người yêu nhau cho ba một niềm an ủi vô bờ trong những ngày chiến tranh khốc liệt. Ba yên tâm vì bên cạnh nội con đã có người ân cần chăm sóc. Chưa có một lễ nghi chính thức nào nhưng mẹ con đã gánh vác vai trò của một người con dâu trong gia đình ba. Ba càng thương yêu và trân trọng mẹ con hơn.
Mẹ con đã lên xe hoa về nhà ba vào một sáng mùa Xuân tươi đẹp.Sau lễ cưới, ba lại lên đường ra đơn vị. Mẹ con ở lại nhà làm một chinh phụ chờ chồng. Mẹ con đã thay ba lo cho nội khi cô con đi lấy chồng xa. Trong một lần về phép, mẹ con đã mang trong người giọt máu của ba. Con thành hình từng ngày trong tình yêu của mẹ xen lẫn nỗi hoảng hốt lo sợ từng ngày khi chiến tranh càng ngày càng khốc liệt.
Cơn lốc xoáy 30/4/75 tàn khốc tràn về. Ba bị bắt buộc buông súng đầu hàng trong oan ức. Xuôi ngược trong dòng người xuôi Nam hổn độn, ba đã về lại nhà với hình dáng tang thương của người lính bại trận. Không còn bút mực nào diễn tạ tậm trạng của ba lúc ấy. Xôn xao mừng rỡ gặp lại vợ con. Uất hận trào dâng khi chứng kiến xác đồng bào, đồng đội chết thảm thương. Nhục nhã khi mình phải cỡi bỏ quân phục và vũ khí để mưu cầu sự sống. Tất cả những điều đó làm ba mất phương hướng và suy sụp tinh thần.
Một lần nữa mẹ con dìu ba đứng dậy. Mẹ con đã tìm cách trấn an và bảo vệ ba bằng tất cả khả năng mình. Rồi việc gì đến đã đến, ba phải khăn gói 7 ngày đi học tập theo lệnh chính quyền mới. Nhưng sự thật là ra đi không biết được ngày về.
Ba bị tù  CS 10 năm, bị chuyển từ Nam ra Bắc. Những khổ cực, gian lao  nơi núi rừng Việt Bắc đã hũy hoại cuộc đời ba. Mấy lần ba tưởng mình đã chết. Những cơn đói, những trận sốt rét rừng vùi dập thân thể người tù. Nhưng ba tự nhủ "Phải sống để còn về đoàn tụ."  Ba tha thiết được về để giúp đỡ mẹ con, và tìm cơ hội để con thoát ra khỏi cái địa ngục đang giam hảm tương lai.
Bà nội con vì yếu đau, thuốc men không đủ lại nhớ thương ba nên đã vĩnh viễn ra đi. Mẹ con một lần nữa thay ba lo cho nội những ngày cuối đời và mồ yên mã đẹp. Con à! Nói sao hết những gì mà mẹ con đã làm cho ba, những gì mà mẹ con đã hy sinh cho cha con ta có được ngày hôm nay.
Ba đã được trở về nhà với một thân thể tàn phế. Hai chân ba đã bị cả bó tre nứa đè lên trong một lần lao động trên đồi. Bạn tù đã đặt ba lên bè để xuôi theo dòng nước chuyển ba về lán trại. Tưởng đâu ba đã chết vì vết thương mưng mũ mà thuốc men không có. Nhưng nhờ ơn trên, ba đã vượt qua và được trả về nhà. Một tay mẹ con đã lo cho ba và gia đình ta qua cơn khó khăn, đói rách.
Thú thật! Ba có công tạo con ra, nhưng công ơn của mẹ con mới thật là vô cùng không sao kể xiết. Mẹ con đã hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu. Không có ba con vẫn trưởng thành và sống tốt. Nhưng nếu không có mẹ con, ba không biết mình sẽ làm sao để chống chọi nghịch cảnh.
Hôm nay ngày lễ Father's Day, ba lại ngồi viết những dòng này cho con, bởi vì ba bắt được trong đôi mắt con dường như không vui. Con có ý phàn nàn là các con của con yêu mẹ chúng hơn con. Ngày Father's Day chúng tỏ ra không mặn mà bằng ngày Mother's Day của mẹ.
Đừng như vậy con à! Người phụ nữ lúc nào cũng bị thiệt thòi nhiều hơn chúng ta. Khi con tan sở, con có thể yên tâm cùng bạn bè vui chơi, tiệc tùng. Nhưng vợ con phải vội vã về nấu ăn cho cả gia đình, lo cho con cái. Khi con có thể đi công tác xa nhà cả tuần lễ mà vẫn an vui thì vợ con chỉ cần vắng nhà 3 ngày thôi căn nhà đã đổi khác.
Trong trái tim người mẹ, con cái là tất cả. Người phụ nữ dù ở quốc gia nào, chủng tộc nào cũng vẫn gắn liền đời mình với hai chữ hy sinh. Ba công nhận ở đây người phụ nữ được tôn trọng và hưởng quyền lợi nhiều hơn. Nhưng đó là sự công bằng của xã hội. Còn trong gia đình người mẹ vẫn là chỗ dựa tốt nhất cho những đứa con. Dù người mẹ ấy có làm đến Tổng thống hay chỉ là một người công nhân vệ sinh bình thường.
Ba nhớ lời bà nội con đã nói với ba:
- Má không ép con về vấn đề hôn nhân. Nhưng má chỉ dặn con một điều là chọn vợ không phải chọn người thật đẹp. Mà hãy chọn người có trái tim thật tốt. Chọn cho mình một người vợ còn có nghĩa chọn cho con mình một người mẹ đức hạnh và biết hy sinh.
Mẹ con là người phụ nữ đó, Mẹ con đã cho con tất cả những gì bà có. Ba nghĩ vợ con cũng vậy nếu con đem hết tình yêu và niềm tin đặt vào trái tim của cô ấy.
Con à! Hôm nay là ngày Father's Day. Hai cha con ta đều có quà và là những người quan trọng nhất. Mẹ con và vợ con đã chuẩn bị những thức ăn thật ngon cho cha con ta.
Chúng ta là những người đàn ông, là người cha trong gia đình. Ba đã lớn tuổi lắm rồi, lại đau yếu, thương tật. Thời gian còn lại của ba không nhiều lắm đâu con. Cuộc đời ba bị thất bại rồi. Điều ba thấy mình làm đúng nhất là đã đem được vợ con qua đây. Mẹ con đã có một cuộc sống an bình tuổi già. Không vất vả lo lắng vì miếng cơm manh áo hay thuốc men bệnh hoạn. Còn con đã được hưởng không khí tự do và sống theo lý tưởng của mình. Đó là điều ba mãn nguyện.
Ba đã làm cha và con đã trưởng thành. Con đang làm cha và con của con hãy còn nhỏ. Hãy yêu thương và giáo dục chúng đúng hướng nghen con. Dạy chúng phải mạnh dạn dấn thân, thực hiện lý tưởng và làm một người đàn ông đúng nghĩa. Biết yêu thương, tha thứ và san sẻ trách nhiệm gia đình.
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con. Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
Nguyễn thị Thêm.
--
Y
__._,_.___

Posted by: Bich Huyen 

Wednesday, July 5, 2017

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home


Xin cám ơn người chuyển,
Nếu con cháu khong châm sốc, được vào dưỡng lảo là mai mắng. 
Như quý vị xem bài nầy, tác giả rất đúng khi nói về sự kiểm soát chặc chẻ của bộ y và Center on Medicare và Center on Medicaid liên bang. Vì vậy VDL rất tốn kém và càng ngày khó được vào. 
Ngân quỹ cho Medicaid nếu bị giảm thì số giường tức nhiên sẽ bị giảm. Dịch vụ củng bị giảm.
Những ai khong mai khong được vào Nursing homes thì phải vào Care homes và Foster care Homes
Hai loại này khong được kiểm soát như VDL. Giá tiền thật rẻ và sự châm sốc có thể rất tồi tệ.  
Vì vậy cắt giảm Medicaid rất thiệt thòi  cho người già và người tàn tật ngoại trừ những ai quá giàu và nghĩ mình có thể trả tiền túi cho VDL đến chết.

Như vậy, những ai ủng hộ Trump và đảng CH cắt Medicaid có tầm nhìn rất ngắn, khong nghĩ nó có ảnh hưởng đến mấy chục triệu dân. 
  
Laura Kinkley
Gerontologist 
MSW, Advanced Certificate in Gerontology
Retired Department of Health employee, Executive Office on Aging


Sent from my iPhone

On Jul 3, 2017, at 7:27 PM, 'Patrick Willay' .fr [ChinhNghiaViet] <> wrote:
 

 
                                       Nursing Home ở Mỹ
                               Bs Trần Công Bảo & Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home
Cổ nhân có câu: “sinh, lão, bệnh, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia xẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày.  Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ… nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?
VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:
1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường.  Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24.  Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết!  Từ đó có locked facilty.  Đôi khi cũng có những bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL:  Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2-Ăn uống
3-Theo dõi thuốc men
4-Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…
5-24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6-Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt.  Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.
AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1-Medicare
2-Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3-Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4-Tiền để dành của người bệnh (personal funds).
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương… cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Center for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát.  Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa!  Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần  Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này.  Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL.  Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL.  Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”.  Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới.  Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay  Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này?  Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.
NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:
1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không am tường phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào!  Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2-Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
a-      Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b-      Drug interference (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c-      Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?  Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…
2-Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
3-Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?
a-      Làm sao để lựa chọn VDL:
Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)
-  Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
-  Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
-  Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
-  Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
b-      Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
–          Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
–          Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…
–          Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…
–          Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…
–          Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
–          Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
–          Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
·         Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống … để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).
·         Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo
nguon: http://vietlifestyles.com/vien-duong-lao/






__._,_.___

Posted by: Laura Kinkley 

Monday, July 3, 2017

SỰ LÙM XÙM QUA CUỐN "VƯỢT TÙ VƯỢT BIỂN" CỦA HUỲNH CÔNG ÁNH



----- Forwarded Message -----
From: hien thai <
Sent: Saturday, July 1, 2017, 8:13:41 PM EDT
Subject: Fw: [ChinhNghia] SỰ LÙM XÙM QUA CUỐN "VƯỢT TÙ VƯỢT BIỂN" CỦA HUỲNH CÔNG ÁNH


Chào anh Thành

Không phải chỉ có một chuyện về tiền không đâu,
mà còn về cái gọi là vượt tù, vượt biển nữa.

Mình đâu có lạ gì tên NCL này đâu anh Thành.

Tôi chả biết Lê An Nhơn có ý đồ gi. Nhưng câu chuyện (LÙM XÙM) đó nó y chang như anh Đại Úy Thành đã kể cho tôi nghe trên Seattle trước đây.

Đọc xong chuyện LÙM XÙM tôi nói với Kim Oanh, rồi rồi, sắp có chuyện to rồi. Tôi tìm email của anh Cúc để nói với anh Cúc tránh chuyện ra mắt sách của HCA ở đây đi, ai làm kệ họ, chứ tôi cũng chưa có ý định nói với ai.
 (Tôi nghĩ, tôi sẽ về Houston chỉ kể cho mấy ông anh của tôi biết mà thôi).
 
Thế rồi bà LAT vớ được lời đính chính của anh Cúc, bà ta hung hăn, đánh đầu này, đe đầu kia, tôi nghe ngứa tai quá nên tôi mới lên tiếng.
Cách đây cũng lâu, tôi bán tiện ăn ở San Bernadino, bán luôn tiệm 99C và tiệm nước lọc ở Downey, tôi lên Seattle tính làm ăn trên đó. Trên đó tôi ở nhà chú em cùng quê, vào một cuối tuần, chú em tổ chức nhậu, có mời một người đồng hương, chú em giới thiệu, đây là anh Đại Úy Thành người Cát Sơn, tôi cũng giới thiệu, em là Hiến người Cát Hiêp. Chúng tôi vào bàn nhậu và sau đó anh Thành hỏi; Hiến ở đâu lên đây, tôi trả lời, em ở Cali lên, nhưng trước kia em ở Houston, tự nhiên tôi thấy mặt anh Thành đanh lại, anh để ly bia xuống bàn và hỏi tôi, Hiến em ở Houston có biết thằng Huỳnh Công Ánh không?  Tôi mừng và trả lời có, em cùng trong băng làm nghề Grocery ở Houston với anh Phan Đức Châu, Anh Huỳnh Công Ánh, anh Đặng Hồng Sanh, anh Trần Minh Triết đây. Tôi còn khoe; chỉ có em nghèo thôi, em mới có bốn tiệm thôi, còn mấy anh ấy năm bảy tiệm trở lên, mấy anh ấy bây giờ giàu lắm, em, anh Ánh, anh Sanh có được ngày hôm nay cũng nhờ anh Phan Đức Châu, hồi mới qua, em, anh Sanh anh Ánh ở Cali.
Anh Đại Úy Thành nói, em về hỏi thằng Ánh…...
Anh Đại Úy Thành bắt đầu kể về chuyện (gọi là vượt tù, vượt biên của HCA), tôi nghe anh kể, tôi cụt hứng ngồi chết lặng cả người, cho đến một hồi lâu sau đó tôi mới hoàn hồn.
(câu chuyện Đ/U Thành kể cho tôi nghe trên Seattle nếu tôi nói lên đây, chúng sẽ cho tôi dựng chuyện đánh phá, đám này không khác gì đám Nguyễn Hữu Chánh trước đây đâu anh). (Nếu có được họp báo, chúng tôi mặt đấu mặt với HCA, chúng ta có câu hỏi với HCA, thì đồng hương chúng ta sẽ rõ trắng đen liền). Cái gì cũng có thời gian cả, thật hư gì nó cũng rõ cả. 

Một câu chí lý mà anh Đại Úy Thành nói sau cùng làm tôi nhớ mãi:
 Hiến; em nghĩ đi, (ở tù cs, trốn trại, không ai thoát cả, giỏi lắm là về tới nhà, lần quầng thì cũng bị hốt lại, ở tù cs em biết rồi, mình vắng mặt một chút là nó tri hô rồi, nó báo động khắp nơi, nó báo về đến địa phương để rình rập, theo dõi từng hơi thở, mọi động tĩnh của gia đình, họ hàng, bạn bè mình. Vậy mà thằng Ánh nó về nhà đưa cả gia đình nó vào Sài gòn rồi đi vươt biên một cách ngon lành… em thấy có lạ không?).

Anh nói, anh ở cùng trại với HCA phải không? lúc HCA trốn trại, anh thấy có hơi là lạ không?. Có câu hỏi nào trong đầu anh lúc đó không?
Tính tôi, anh biết rồi, tôi không bao giờ nghe một chiều, chuyện Đ/U Thành kể về HCA tôi để trong lòng.
Chuyện làm ăn trên Seattle không được tôi trở về Cali, lúc này tôi rảnh rang, tôi bắt đầu tìm hiểu chuyện vượt tù của Huỳnh Công Ánh. (Theo lời anh Thành kể) Tôi đưa tin này về Phù Cát để tìm hiểu thử, ai là người đã từ Bình Định ra đến tận trại tù của HCA ở ngoài Bắc để thu xếp (chuyện vượt tù của HCA), sau một thời gian chờ đợi, tôi đã có câu trả lời thứ nhất, còn môt việc nữa theo lời anh Đại Úy Thành kể, có một tên… đã lo cho HCA ra khỏi trại tù, vượt biên với HCA không biết tên này nó ở đâu. Thời gian trôi qua tôi vẫn giữ im lăng, âm thầm tìm hiểu và cũng chưa kể với ai về chuyện này. Nay tôi đã có câu trả lời thứ hai rồi.(cũng nhờ HCA đã viết sách).
Anh Thành biết không, có một câu chuyện mà anh Huy Phương viết ra từ trong sách của HCA
(Được sự giúp đỡ của một thiếu nữ trong làng quê đã đem lòng yêu anh, và với sự đồng hành của một người tù hình sự, mà anh quen biết trong trại tù, đã có lệnh tha, anh và người thanh niên xứ Nghệ này, đèo nhau trên một chiếc xe đạp, ra ga Vinh trên con đường dài 50 km, lên tàu Thống Nhất và về tới ga Bình Triệu, Sài Gòn, một tuần sau).

Theo anh,  anh nghĩ sao về chuyện một ngươi tù đã biết mình có lệnh tha, biết mình sắp được TỰ DO mà lại phải vướng vào một tên tù vượt trại giam. 
(Chắc tên này đầu óc không bình thường anh Thành à).

Đồng hương Bình Định chúng tôi gặp lại HCA trên xứ Mỹ này, HCA kể sao chúng tôi nghe vây, chả ai có thắc mắc gì, anh biết rồi, sau 30 – 4 mỗi người một nơi, nên chẳng ai biết ai.

 Nói thật với anh, nếu tôi không gặp anh Đại Úy Thành trên Seattle thì ngày nay tôi cũng giống như đồng hương chúng ta mà thôi, HCA nói sao thì nghe vậy, chẳng ai thắc mắc làm gì. Ngay cả đồng hương BĐ của tôi bên Houston cũng thế

                Đây Hình chúng tôi sinh hoạt ở Houston trước đây


Từ phải, Thị Trưởng, Cảnh Sát Trưởng Houston, vợ chồng BS. Tích Chủ Tịch Cộng Đồng Houston, Huỳnh Công Ánh, Hồ Sĩ Thư Linh, Phan Đức Châu, sau HCA la tôi kế bên là Trần Minh Triết Chủ Tịch Hội Đồng Hương Bình Bịnh, tại nhà hàng Phú Kim của HCA.


Hình vợ chồng anh Ba Triết chụp với chúng tôi trong ngày Lễ Đống Đa tại Nam Cali

May quá anh ở cùng chung trại với HCA, tôi cần gặp anh, 
tôi muốn biết thêm vài vài chuyện nữa.

Chào anh

Thái Hiến 


Gởi anh bài viết của anh Huy Phương tả về quyển sách của HCA.
Today at 9:51 AM
Chúng tôi xin thành thật cáo lỗi với các bạn hữu, giới thiệu sách cho tác giả Huỳnh Công Ánh, mà không ghi địa chỉ hay điện thoại của tác giả.
Xin Quý Vị gọi cho
HUYNH CÔNG ÁNH
(972)-804-5985
- 3800 Juno Dr.
Chalmette, LA. 70043
Xin thành thật cám ơn Quý Vị,
Huy Phương

2017-04-30 22:58 GMT-07:00 MY LOAN <t>:


Đọc hồi ký Huỳnh Công Ánh

Tạp ghi Huy Phương
Bìa sách tập hồi ký của Huỳnh Công Ánh. 
Cuối năm 1980, tôi là một người tù ở K2 thuộc trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, được nghe bạn bè bàn tán là Huỳnh Công Ánh, một người tù “cải tạo” ở K3, trốn trại thành công.
Trong những ngày ở Hoàng Liên Sơn, tôi biết chuyện nhiều nhóm tù tìm cách trốn thoát bằng con đường sang biên giới Lào hay Trung Quốc, nhưng không ai đến nơi. Một số anh em bị chết trên đường đi, và tất cả những người còn sống đều bị bắt trở lại, bị đánh đập, tra tấn rất dã man và bị cùm trong trại biệt giam một thời gian dài, như trường hợp ở trại giam Cẩm Nhân, Yên Bái, của chúng tôi.
Huỳnh Công Ánh không theo con đường vượt trại đi về hướng mặt trời lặn trong bộ áo quần nhà tù như những người bạn tù khác. Anh trốn khỏi trại, đi về hướng Đông trong một bộ đồ xanh, với nón cối dép râu và chiếc xắc-cốt trên vai của một người lính bộ đội Bắc Việt.
Được sự giúp đỡ của một thiếu nữ trong làng quê đã đem lòng yêu anh, và với sự đồng hành của một người tù hình sự, mà anh quen biết trong trại tù, đã có lệnh tha, anh và người thanh niên xứ Nghệ này, đèo nhau trên một chiếc xe đạp, ra ga Vinh trên con đường dài 50 km, lên tàu Thống Nhất và về tới ga Bình Triệu, Sài Gòn, một tuần sau.
Ba tháng sau, anh vượt biển một mình và để lại Nguyễn Văn Chiến, lúc ấy đang dưỡng thương tại Phú Lâm. Cuộc vượt biển đầu tiên kéo dài 15 ngày lênh đênh trên biển bất thành, cuối cùng anh sống sót và trôi dạt trở lại Phú Quốc.
Chuyến vượt biển thứ hai, anh cùng đi với gia đình và Nguyễn Văn Chiến. Lần này anh chủ động lái con tàu đi và sau một tuần đã đến Pulau Bidong, Malaysia, thành công.
Cuộc hành trình từ trại tù Tân Kỳ đến Pulau Bidong, tóm tắt trong 10 dòng chữ ở trên kể lại, nhưng là cả một chuỗi ngày nguy hiểm, lo âu, cay đắng, chết chóc mà cũng thấm đậm tình người, làm cho người đọc khó rời trang sách, dù chỉ trong chốc lát.
Theo tôi, Huỳnh Công Ánh là một người xuất chúng đáng cho chúng ta khâm phục.
Khi là một người lính, anh là một người “chiến sĩ xuất sắc” của Sư Đoàn 22 BB được tuyển chọn tham dự lễ Quốc Khánh 1972 và được du ngoạn Đài Loan. Khi là một người tù, anh là một người tù kiệt xuất, qua mặt được cả một hệ thống công an dày đặc để về tới Sài Gòn. Khi là một người tù vượt biển, anh là một người vượt biển gan dạ, mưu trí và anh hùng.
Qua bao nhiêu gian khổ, tù đày, từ khi bắt đầu bước chân lên miền đất tự do, anh quyết tâm phục vụ cho dân tộc và tự do. Khi còn là một người tị nạn chân ướt chân ráo lên Pulau Bidong, anh thành lập Hội Cựu Quân Nhân VNCH ở trại tị nạn để tranh đấu và bảo vệ quyền lợi cho anh em.
Đến Mỹ, anh là sáng lập viên và chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và chủ nhiệm tuần báo Chứng Nhân. Dùng văn nghệ như là một phương tiện đấu tranh.
Huỳnh Công Ánh là sáng lập viên Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (Tháng Tư, 1985) và đồng sáng lập viên Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (1986). Trong thời gian này, anh sáng tác nhiều bản nhạc tranh đấu cho quyền làm người và cho tự do của quê hương.
Năm 1992, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh được tuyên dương tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có sự hiện diện của đại diện Tổng Thống George H. W. Bush, 50 thượng nghị sĩ và dân biểu, vì thành tích hoạt động xã hội và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam của anh.
Người tị nạn đến Mỹ chỉ mong được sống còn, nuôi sống gia đình và lo cho con ăn học, nhưng với Huỳnh Công Ánh, anh lại là một người thành công vượt bậc trên thương trường. Năm 1998, anh được trao giải Jefferson Award (người thành công nhất tại tiểu bang Texas về kinh tế và xã hội và được chọn làm thành viên Hội Đồng Quản Trị Hội Bác Ái Công Giáo Hoa Kỳ).
Năm 1981, đến Pulau Bidong, anh chỉ còn một chiếc quần ngắn, một cái áo lót và một đôi dép, chiếc lớn, chiếc nhỏ, một trắng một vàng, tám năm sau anh phấn đấu để trở thành một triệu phú, sở hữu nhiều nhà hàng, cơ sở thương mại tại Houston.
Nhưng số phận không chiều người, từ năm 2002 trở đi, Huỳnh Công Ánh bắt đầu làm ăn thua lỗ, gia đình ly tán, bất đắc chí và trở thành một người vô gia cư thật sự.
Nhưng với con người có ý chí vươn lên và đã từng vượt qua nhiều nghịch cảnh, năm 2005, sau cơn bão Katrina tàn phá New Orleans, Louisiana, cùng với những người dân ở đây, anh đứng dậy làm lại cuộc đời, vào nghề địa ốc và mang danh triệu phú trở lại.
Cuộc đời của Huỳnh Công Ánh được mô tả trong thiên hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển, Vượt Gian Nan” không phải là con đường bằng phẳng được rải toàn hoa hồng mà cũng đầy những gai nhọn và sỏi đá.
Cuộc đời của anh là những nỗ lực phấn đấu và vượt qua mọi gian lao, nghịch cảnh, nhiều lúc tưởng như đã tuyệt vọng. Huỳnh Công Ánh không muốn mòn mỏi chờ đợi trong trại tù khắc nghiệt, không muốn chết trên biển khơi. Anh luôn luôn nghĩ đến chiến hữu bạn bè và quê hương, nên cuộc chiến đấu không bao giờ ngừng nghỉ.
Qua tập hồi ký này, phải nói Huỳnh Công Ánh, ngoài những nghị lực phi thường tự bản thân, còn là một người được may mắn, được mọi người, cả bạn lẫn thù, thương yêu giúp đỡ. Và chính anh cũng là một người tử tế có lòng, lúc nào cũng nhớ đến điều ân nghĩa của đất, trời và con người đã đến với anh qua những lúc khốn khó, điều mà anh gọi là “ơn nghĩa trùng trùng!”
Phải nói rằng những người tù miền Nam trên đất Bắc đã để lại trong lòng người dân những hình ảnh tốt đẹp, khắc hẳn với những lời tuyên truyền xảo trá hận thù của chính quyền Cộng Sản. Cũng chính vì vậy, một người coi tù miền Bắc đã hết lòng giúp đỡ anh, một người lính Bắc Việt, Nguyễn Văn Chiến, cựu thù đã gắn bó hết cuộc đời với anh và vượt biển theo cùng anh, và một cô gái quê, Trần Thị Hoa đem hết mối tình chất phác, trong sáng trao cho anh.
Trong chuỗi ngày truân chuyên, anh đã gặp một người cựu chiến binh Nhảy Dù tên Cho, con người “trọng nghĩa khinh tài,” như trời đã sinh ra để cứu mạng sống cho anh.
Huỳnh Công Ánh, sau thời gian “bỉ cực” đã hết lòng đi tìm những tấm lòng ân nghĩa ngày xưa để đền đáp một phần nào, ân thì đền khắc ghi vào đá, nhưng oán thì để cho gió thổi bay đi. Những người như “người em Nghệ Tĩnh” tên Hoa, như người lính Nhảy Dù năm cũ tên Cho, vì thời thế đổi thay, hầu như tan biến theo dòng đời trăm ngả, làm cho lòng anh ray rứt không yên.
Bạn đọc sẽ theo dõi tập bút ký trong bối cảnh của những ngày miền Nam sụp đổ, để thấy số phận nghiệt ngã của người lính trên đường lui binh, cuộc lưu đày của những người lính miền Nam ra đất Bắc, những ngày tù tội “chém tre đẵn gỗ trên ngàn.” Chúng ta cũng được biết rõ hơn, những hoạt cảnh trong nhà tù, giữa những người tốt kẻ xấu, sự ngây thơ gần như ngờ nghệch của những người tù, bên cạnh những đòn tuyên truyền, bộc lộ sự xảo trá của một hệ thống cầm tù tinh vi của Việt Cộng.
Câu chuyện sau cuộc chiến Nam Bắc, hai người ở hai bên cuộc chiến gặp nhau trong hoàn cảnh đổi đời, câu chuyện về mối tình đầu của một cô gái miền Bắc lớn lên sau chiến tranh…
Nhưng trên hết, xuyên suốt tập hồi ký này, người ta sẽ tìm thấy một Huỳnh Công Ánh can đảm, đầy nghị lực, bền bỉ đã vượt qua bao nhiêu khó khăn. Từ câu chuyện vượt tù hy hữu, đến câu chuyện vượt biển gian nguy, và vượt qua khó khăn để tồn tại và thành công trên xứ người. Anh luôn chứng tỏ khả năng là người đi hàng đầu, một người lính can đảm, một người tù không thúc thủ, một người vượt biển anh hùng cũng như là một chiến sĩ thời bình của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Bằng một tâm tình và qua một lối văn kể chuyện đơn giản, hồi ký của Huỳnh Công Ánh không có những đoạn văn hư cấu, không mang những dòng chữ tô vẽ cho cá nhân của mình. Chúng ta tìm thấy máu, nước mắt, nỗi gian truân kề cận cái chết, câu chuyện đoàn tụ và tan vỡ, sự thành công rực rỡ, và nỗi thất bại tuyệt vọng dẫn con người xuống tận bùn đen, và vượt lên trên hết, là lòng tin về con người và cuộc đời còn quá đẹp.
Tôi tin rằng, đây là cuốn hồi ký quý báu, nổi trội nhất trong 40 năm qua trong rừng sách vở ở hải ngoại, viết về cuộc đời của những người bỏ nước ra đi. Không chỉ có những câu chuyện kể về cuộc đời của tác giả, tập sách còn cho ta thấy bối cảnh của câu chuyện là một giai đoạn dài của đất nước, mà cả những người già, lẫn trẻ, bên này hoặc bên kia cần phải biết đến.

-- 


__._,_.___

Posted by: Gia Cat 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List