----- Forwarded
Message -----
From: hien thai <
Sent: Saturday, July 1, 2017, 8:13:41 PM EDT
Subject: Fw: [ChinhNghia] SỰ LÙM XÙM QUA CUỐN
"VƯỢT TÙ VƯỢT BIỂN" CỦA HUỲNH CÔNG ÁNH
Chào anh Thành
Không phải
chỉ có một chuyện về tiền không đâu,
mà còn về
cái gọi là vượt tù, vượt biển nữa.
Mình đâu có
lạ gì tên NCL này đâu anh Thành.
Tôi chả biết
Lê An Nhơn có ý đồ gi. Nhưng câu chuyện (LÙM XÙM) đó nó y chang như anh Đại Úy
Thành đã kể cho tôi nghe trên Seattle trước đây.
Đọc xong chuyện
LÙM XÙM tôi nói với Kim Oanh, rồi rồi, sắp có chuyện to rồi. Tôi tìm email của
anh Cúc để nói với anh Cúc tránh chuyện ra mắt sách của HCA ở đây đi, ai làm kệ
họ, chứ tôi cũng chưa có ý định nói với ai.
(Tôi
nghĩ, tôi sẽ về Houston chỉ kể cho mấy ông anh của tôi biết mà thôi).
Thế rồi bà LAT
vớ được lời đính chính của anh Cúc, bà ta hung hăn, đánh đầu này, đe đầu kia,
tôi nghe ngứa tai quá nên tôi mới lên tiếng.
Cách đây cũng
lâu, tôi bán tiện ăn ở San Bernadino, bán luôn tiệm 99C và tiệm nước lọc ở Downey,
tôi lên Seattle tính làm ăn trên đó. Trên đó tôi ở nhà chú em cùng quê, vào một
cuối tuần, chú em tổ chức nhậu, có mời một người đồng hương, chú em giới thiệu,
đây là anh Đại Úy Thành người Cát Sơn, tôi cũng giới thiệu, em là Hiến người
Cát Hiêp. Chúng tôi vào bàn nhậu và sau đó anh Thành hỏi; Hiến ở đâu lên đây,
tôi trả lời, em ở Cali lên, nhưng trước kia em ở Houston, tự nhiên tôi thấy mặt
anh Thành đanh lại, anh để ly bia xuống bàn và hỏi tôi, Hiến em ở Houston có
biết thằng
Huỳnh Công Ánh không? Tôi mừng và trả lời có, em cùng trong băng làm
nghề Grocery ở Houston với anh Phan Đức Châu, Anh Huỳnh Công Ánh, anh Đặng Hồng
Sanh, anh Trần Minh Triết đây. Tôi còn khoe; chỉ có em nghèo thôi, em mới có bốn
tiệm thôi, còn mấy anh ấy năm bảy tiệm trở lên, mấy anh ấy bây giờ giàu lắm, em,
anh Ánh, anh Sanh có được ngày hôm nay cũng nhờ anh Phan Đức Châu, hồi mới qua,
em, anh Sanh anh Ánh ở Cali.
Anh Đại Úy
Thành nói, em về hỏi thằng Ánh…...
Anh Đại Úy
Thành bắt đầu kể về chuyện (gọi là vượt tù, vượt biên của HCA), tôi nghe anh
kể, tôi cụt hứng ngồi chết lặng cả người, cho đến một hồi lâu sau đó tôi mới
hoàn hồn.
(câu chuyện Đ/U Thành kể cho tôi nghe trên
Seattle nếu tôi nói lên đây, chúng sẽ cho tôi dựng chuyện đánh phá, đám này
không khác gì đám Nguyễn Hữu Chánh trước đây đâu anh). (Nếu có
được họp báo, chúng tôi mặt đấu mặt với HCA, chúng ta có câu hỏi với HCA, thì
đồng hương chúng ta sẽ rõ trắng đen liền). Cái gì cũng
có thời gian cả, thật hư gì nó cũng rõ cả.
Một câu chí lý
mà anh Đại Úy Thành nói sau cùng làm tôi nhớ mãi:
Hiến;
em nghĩ đi,
(ở tù cs, trốn trại, không ai thoát cả, giỏi lắm là về tới nhà, lần quầng thì
cũng bị hốt lại, ở tù cs em biết rồi, mình vắng mặt một chút là nó tri hô rồi, nó
báo động khắp nơi, nó báo về đến địa phương để rình rập, theo dõi từng hơi thở,
mọi động tĩnh của gia đình, họ hàng, bạn bè mình. Vậy mà thằng Ánh nó về nhà
đưa cả gia đình nó vào Sài gòn rồi đi vươt biên một cách ngon lành… em thấy có
lạ không?).
Anh nói, anh
ở cùng trại với HCA phải không? lúc HCA trốn trại, anh thấy có hơi là lạ không?.
Có câu hỏi nào trong đầu anh lúc đó không?
Tính tôi, anh
biết rồi, tôi không bao giờ nghe một chiều, chuyện Đ/U Thành kể về HCA tôi để
trong lòng.
Chuyện làm
ăn trên Seattle không được tôi trở về Cali, lúc này tôi rảnh rang, tôi bắt đầu
tìm hiểu chuyện vượt tù của Huỳnh Công Ánh. (Theo lời anh Thành kể) Tôi đưa tin
này về Phù Cát để tìm hiểu thử, ai là người đã từ Bình Định ra đến tận trại tù
của HCA ở ngoài Bắc để thu xếp (chuyện vượt tù của HCA), sau một thời gian chờ
đợi, tôi đã có câu trả lời thứ nhất, còn môt việc nữa theo lời anh Đại Úy Thành
kể, có một tên… đã lo cho HCA ra khỏi trại tù, vượt biên với HCA không biết tên
này nó ở đâu. Thời gian trôi qua tôi vẫn giữ im lăng, âm thầm tìm hiểu và cũng
chưa kể với ai về chuyện này. Nay tôi đã có câu trả lời thứ hai rồi.(cũng nhờ HCA
đã viết sách).
Anh Thành
biết không, có một câu chuyện mà anh Huy Phương viết ra từ trong sách của HCA
(Được sự giúp đỡ của một thiếu nữ trong làng quê đã
đem lòng yêu anh, và với sự đồng hành của một người tù hình sự, mà anh quen biết
trong trại tù, đã có lệnh tha, anh và người thanh niên xứ Nghệ này, đèo nhau
trên một chiếc xe đạp, ra ga Vinh trên con đường dài 50 km, lên tàu Thống Nhất
và về tới ga Bình Triệu, Sài Gòn, một tuần sau).
Theo anh,
anh nghĩ sao về chuyện một ngươi tù đã biết mình có lệnh tha, biết mình
sắp được TỰ
DO mà lại phải vướng vào một tên tù vượt trại giam.
(Chắc tên
này đầu óc không bình thường anh Thành à).
Đồng hương
Bình Định chúng tôi gặp lại HCA trên xứ Mỹ này, HCA kể sao chúng tôi nghe vây,
chả ai có thắc mắc gì, anh biết rồi, sau 30 – 4 mỗi người một nơi, nên chẳng ai
biết ai.
Nói thật với
anh, nếu tôi không gặp anh Đại Úy Thành trên Seattle thì ngày nay tôi
cũng giống như đồng hương chúng ta mà thôi, HCA
nói sao thì nghe vậy, chẳng ai thắc mắc làm gì. Ngay
cả đồng hương BĐ của tôi bên Houston cũng thế
Đây Hình chúng tôi sinh hoạt ở Houston trước đây
Từ phải, Thị
Trưởng, Cảnh Sát Trưởng Houston, vợ chồng BS. Tích Chủ Tịch Cộng Đồng Houston, Huỳnh
Công Ánh, Hồ Sĩ Thư Linh, Phan Đức Châu, sau HCA la tôi kế bên là Trần Minh
Triết Chủ Tịch Hội Đồng Hương Bình Bịnh, tại nhà hàng Phú Kim của HCA.
Hình vợ
chồng anh Ba Triết chụp với chúng tôi trong ngày Lễ Đống Đa tại Nam Cali
May quá anh
ở cùng chung trại với HCA, tôi cần gặp anh,
tôi muốn
biết thêm vài vài chuyện nữa.
Chào anh
Thái Hiến
Gởi anh bài
viết của anh Huy Phương tả về quyển sách của HCA.
Today at
9:51 AM
Chúng tôi xin thành thật cáo lỗi với các bạn
hữu, giới thiệu sách cho tác giả Huỳnh Công Ánh, mà không ghi địa chỉ hay điện
thoại của tác giả.
Xin Quý Vị gọi cho
HUYNH CÔNG ÁNH
(972)-804-5985
mail: anhchuynh@yahoo.com
- 3800 Juno Dr.
Chalmette, LA. 70043
Xin thành thật cám ơn Quý Vị,
Huy Phương
Đọc hồi ký
Huỳnh Công Ánh
Tạp ghi Huy Phương
Bìa sách tập hồi ký của Huỳnh Công Ánh.
Bìa sách tập hồi ký của Huỳnh Công Ánh.
Cuối năm
1980, tôi là một người tù ở K2 thuộc trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, được nghe bạn bè
bàn tán là Huỳnh Công Ánh, một người tù “cải tạo” ở K3, trốn trại thành công.
Trong những
ngày ở Hoàng Liên Sơn, tôi biết chuyện nhiều nhóm tù tìm cách trốn thoát bằng
con đường sang biên giới Lào hay Trung Quốc, nhưng không ai đến nơi. Một số anh
em bị chết trên đường đi, và tất cả những người còn sống đều bị bắt trở lại, bị
đánh đập, tra tấn rất dã man và bị cùm trong trại biệt giam một thời gian dài,
như trường hợp ở trại giam Cẩm Nhân, Yên Bái, của chúng tôi.
Huỳnh Công
Ánh không theo con đường vượt trại đi về hướng mặt trời lặn trong bộ áo quần
nhà tù như những người bạn tù khác. Anh trốn khỏi trại, đi về hướng Đông trong
một bộ đồ xanh, với nón cối dép râu và chiếc xắc-cốt trên vai của một người
lính bộ đội Bắc Việt.
Được sự
giúp đỡ của một thiếu nữ trong làng quê đã đem lòng yêu anh, và với sự đồng
hành của một người tù hình sự, mà anh quen biết trong trại tù, đã có lệnh tha,
anh và người thanh niên xứ Nghệ này, đèo nhau trên một chiếc xe đạp, ra ga Vinh
trên con đường dài 50 km, lên tàu Thống Nhất và về tới ga Bình Triệu, Sài Gòn,
một tuần sau.
Ba tháng
sau, anh vượt biển một mình và để lại Nguyễn Văn Chiến, lúc ấy đang dưỡng thương
tại Phú Lâm. Cuộc vượt biển đầu tiên kéo dài 15 ngày lênh đênh trên biển bất
thành, cuối cùng anh sống sót và trôi dạt trở lại Phú Quốc.
Chuyến vượt
biển thứ hai, anh cùng đi với gia đình và Nguyễn Văn Chiến. Lần này anh chủ
động lái con tàu đi và sau một tuần đã đến Pulau Bidong, Malaysia, thành công.
Cuộc hành
trình từ trại tù Tân Kỳ đến Pulau Bidong, tóm tắt trong 10 dòng chữ ở trên kể
lại, nhưng là cả một chuỗi ngày nguy hiểm, lo âu, cay đắng, chết chóc mà cũng
thấm đậm tình người, làm cho người đọc khó rời trang sách, dù chỉ trong chốc
lát.
Theo tôi,
Huỳnh Công Ánh là một người xuất chúng đáng cho chúng ta khâm phục.
Khi là một
người lính, anh là một người “chiến sĩ xuất sắc” của Sư Đoàn 22 BB được tuyển
chọn tham dự lễ Quốc Khánh 1972 và được du ngoạn Đài Loan. Khi là một người tù,
anh là một người tù kiệt xuất, qua mặt được cả một hệ thống công an dày đặc để
về tới Sài Gòn. Khi là một người tù vượt biển, anh là một người vượt biển gan
dạ, mưu trí và anh hùng.
Qua bao
nhiêu gian khổ, tù đày, từ khi bắt đầu bước chân lên miền đất tự do, anh quyết
tâm phục vụ cho dân tộc và tự do. Khi còn là một người tị nạn chân ướt chân ráo
lên Pulau Bidong, anh thành lập Hội Cựu Quân Nhân VNCH ở trại tị nạn để tranh
đấu và bảo vệ quyền lợi cho anh em.
Đến Mỹ, anh
là sáng lập viên và chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và chủ
nhiệm tuần báo Chứng Nhân. Dùng văn nghệ như là một phương tiện đấu tranh.
Huỳnh Công
Ánh là sáng lập viên Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (Tháng Tư, 1985) và đồng sáng
lập viên Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (1986). Trong thời gian này, anh sáng
tác nhiều bản nhạc tranh đấu cho quyền làm người và cho tự do của quê hương.
Năm 1992,
nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh được tuyên dương tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có sự hiện diện
của đại diện Tổng Thống George H. W. Bush, 50 thượng nghị sĩ và dân biểu, vì
thành tích hoạt động xã hội và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam của anh.
Người tị
nạn đến Mỹ chỉ mong được sống còn, nuôi sống gia đình và lo cho con ăn học,
nhưng với Huỳnh Công Ánh, anh lại là một người thành công vượt bậc trên thương
trường. Năm 1998, anh được trao giải Jefferson Award (người thành công nhất tại
tiểu bang Texas về kinh tế và xã hội và được chọn làm thành viên Hội Đồng Quản
Trị Hội Bác Ái Công Giáo Hoa Kỳ).
Năm 1981,
đến Pulau Bidong, anh chỉ còn một chiếc quần ngắn, một cái áo lót và một đôi
dép, chiếc lớn, chiếc nhỏ, một trắng một vàng, tám năm sau anh phấn đấu để trở
thành một triệu phú, sở hữu nhiều nhà hàng, cơ sở thương mại tại Houston.
Nhưng số
phận không chiều người, từ năm 2002 trở đi, Huỳnh Công Ánh bắt đầu làm ăn thua
lỗ, gia đình ly tán, bất đắc chí và trở thành một người vô gia cư thật sự.
Nhưng với
con người có ý chí vươn lên và đã từng vượt qua nhiều nghịch cảnh, năm 2005,
sau cơn bão Katrina tàn phá New Orleans, Louisiana, cùng với những người dân ở
đây, anh đứng dậy làm lại cuộc đời, vào nghề địa ốc và mang danh triệu phú trở
lại.
Cuộc đời
của Huỳnh Công Ánh được mô tả trong thiên hồi ký “Vượt Tù, Vượt Biển, Vượt Gian
Nan” không phải là con đường bằng phẳng được rải toàn hoa hồng mà cũng đầy
những gai nhọn và sỏi đá.
Cuộc đời
của anh là những nỗ lực phấn đấu và vượt qua mọi gian lao, nghịch cảnh, nhiều
lúc tưởng như đã tuyệt vọng. Huỳnh Công Ánh không muốn mòn mỏi chờ đợi trong
trại tù khắc nghiệt, không muốn chết trên biển khơi. Anh luôn luôn nghĩ đến
chiến hữu bạn bè và quê hương, nên cuộc chiến đấu không bao giờ ngừng nghỉ.
Qua tập hồi
ký này, phải nói Huỳnh Công Ánh, ngoài những nghị lực phi thường tự bản thân,
còn là một người được may mắn, được mọi người, cả bạn lẫn thù, thương yêu giúp
đỡ. Và chính anh cũng là một người tử tế có lòng, lúc nào cũng nhớ đến điều ân
nghĩa của đất, trời và con người đã đến với anh qua những lúc khốn khó, điều mà
anh gọi là “ơn nghĩa trùng trùng!”
Phải nói
rằng những người tù miền Nam trên đất Bắc đã để lại trong lòng người dân những
hình ảnh tốt đẹp, khắc hẳn với những lời tuyên truyền xảo trá hận thù của chính
quyền Cộng Sản. Cũng chính vì vậy, một người coi tù miền Bắc đã hết lòng giúp
đỡ anh, một người lính Bắc Việt, Nguyễn Văn Chiến, cựu thù đã gắn bó hết cuộc
đời với anh và vượt biển theo cùng anh, và một cô gái quê, Trần Thị Hoa đem hết
mối tình chất phác, trong sáng trao cho anh.
Trong chuỗi
ngày truân chuyên, anh đã gặp một người cựu chiến binh Nhảy Dù tên Cho, con
người “trọng nghĩa khinh tài,” như trời đã sinh ra để cứu mạng sống cho anh.
Huỳnh Công
Ánh, sau thời gian “bỉ cực” đã hết lòng đi tìm những tấm lòng ân nghĩa ngày xưa
để đền đáp một phần nào, ân thì đền khắc ghi vào đá, nhưng oán thì để cho gió
thổi bay đi. Những người như “người em Nghệ Tĩnh” tên Hoa, như người lính Nhảy
Dù năm cũ tên Cho, vì thời thế đổi thay, hầu như tan biến theo dòng đời trăm
ngả, làm cho lòng anh ray rứt không yên.
Bạn đọc sẽ
theo dõi tập bút ký trong bối cảnh của những ngày miền Nam sụp đổ, để thấy số
phận nghiệt ngã của người lính trên đường lui binh, cuộc lưu đày của những
người lính miền Nam ra đất Bắc, những ngày tù tội “chém tre đẵn gỗ trên ngàn.”
Chúng ta cũng được biết rõ hơn, những hoạt cảnh trong nhà tù, giữa những người
tốt kẻ xấu, sự ngây thơ gần như ngờ nghệch của những người tù, bên cạnh những
đòn tuyên truyền, bộc lộ sự xảo trá của một hệ thống cầm tù tinh vi của Việt
Cộng.
Câu chuyện
sau cuộc chiến Nam Bắc, hai người ở hai bên cuộc chiến gặp nhau trong hoàn cảnh
đổi đời, câu chuyện về mối tình đầu của một cô gái miền Bắc lớn lên sau chiến
tranh…
Nhưng trên
hết, xuyên suốt tập hồi ký này, người ta sẽ tìm thấy một Huỳnh Công Ánh can
đảm, đầy nghị lực, bền bỉ đã vượt qua bao nhiêu khó khăn. Từ câu chuyện vượt tù
hy hữu, đến câu chuyện vượt biển gian nguy, và vượt qua khó khăn để tồn tại và
thành công trên xứ người. Anh luôn chứng tỏ khả năng là người đi hàng đầu, một
người lính can đảm, một người tù không thúc thủ, một người vượt biển anh hùng
cũng như là một chiến sĩ thời bình của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Bằng một
tâm tình và qua một lối văn kể chuyện đơn giản, hồi ký của Huỳnh Công Ánh không
có những đoạn văn hư cấu, không mang những dòng chữ tô vẽ cho cá nhân của mình.
Chúng ta tìm thấy máu, nước mắt, nỗi gian truân kề cận cái chết, câu chuyện
đoàn tụ và tan vỡ, sự thành công rực rỡ, và nỗi thất bại tuyệt vọng dẫn con
người xuống tận bùn đen, và vượt lên trên hết, là lòng tin về con người và cuộc
đời còn quá đẹp.
Tôi tin
rằng, đây là cuốn hồi ký quý báu, nổi trội nhất trong 40 năm qua trong rừng
sách vở ở hải ngoại, viết về cuộc đời của những người bỏ nước ra đi. Không chỉ
có những câu chuyện kể về cuộc đời của tác giả, tập sách còn cho ta thấy bối
cảnh của câu chuyện là một giai đoạn dài của đất nước, mà cả những người già,
lẫn trẻ, bên này hoặc bên kia cần phải biết đến.
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment