From: nhom-nhan-anh-tan-van
SỰ
CHO ĐI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
WESTMINSTER (NV) - “Từ đầu tôi đã là người homeless (Vô Gia Cư) nên tôi biết thân phận người homeless. Tôi hiểu cái lạnh làm mình không ngủ được, cái đói làm mình không ngủ được. Tôi cũng biết mình đã vui như thế nào khi có người đến thăm lúc còn ở trên đảo hoang, dù họ không cho tôi bất cứ cái gì nhưng họ khiến tôi nghĩ rằng vẫn còn có người nghĩ đến tôi.”
Ông Tuyến Nguyễn, người hơn 20 năm cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư tại quận Cam, “sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng.”
Khởi
đi từ những suy nghĩ đơn giản như vậy mà ông Tuyến Nguyễn cùng các bạn bè, đồng
sự của mình đã bền bỉ hơn 30 năm qua trong công việc cung cấp sách báo cho
người dân ở trại tị nạn hàng tháng và thức ăn miễn phí cho người vô gia cư tại
khu Civic Center vào mỗi chiều Thứ Ba và Thứ Năm hàng tuần.
Không
chỉ vậy, từ 3 năm nay, sau khi người vợ thân yêu qua đời, mỗi tuần ông còn đến
bệnh viện UCI để làm thiện nguyện công việc an ủi, động viên tinh thần, cầu
nguyện giúp cho những bệnh nhân cô độc tìm lại được niềm tin vào cuộc sống.
Tìm
hiểu câu chuyện của ông Tuyến Nguyễn cũng chính là dịp để mỗi người chiêm
nghiệm thêm về quan niệm nhân sinh “Sống là phải cho đi.”
Từ câu chuyện những ngày trên đảo hoang
Tuyến Nguyễn là một người đàn ông trên dưới 70 tuổi, có dáng dấp cao ráo, mái đầu bạc trắng và một gương mặt thân thiện.
“Tôi vượt biên năm 1976. Lúc đó chưa có trại tị nạn, nên tôi sống như một người 'homeless' ở Indonesia khoảng một năm. Họ cho tôi ở nhưng không cho tôi đồ ăn. Vì cách của họ là muốn đuổi tôi đi. Thành ra từ đầu tôi đã là người 'homeless' nên tôi biết thân phận của người homeless.” Bằng giọng nói trầm, rõ từng tiếng, ông Tuyến bắt đầu những hồi ức về cuộc đời mình.
Theo lời ông Tuyến, thuyền ông đến một hòn đảo nhỏ ở Indonesia. “Họ đồng ý cho chúng tôi ở lại, nhưng không cung cấp thức ăn và canh chừng chúng tôi 24/24. Chúng tôi chỉ có thể sống trên thuyền và trên hòn đảo đó mà thôi.”
Từ câu chuyện những ngày trên đảo hoang
Tuyến Nguyễn là một người đàn ông trên dưới 70 tuổi, có dáng dấp cao ráo, mái đầu bạc trắng và một gương mặt thân thiện.
“Tôi vượt biên năm 1976. Lúc đó chưa có trại tị nạn, nên tôi sống như một người 'homeless' ở Indonesia khoảng một năm. Họ cho tôi ở nhưng không cho tôi đồ ăn. Vì cách của họ là muốn đuổi tôi đi. Thành ra từ đầu tôi đã là người 'homeless' nên tôi biết thân phận của người homeless.” Bằng giọng nói trầm, rõ từng tiếng, ông Tuyến bắt đầu những hồi ức về cuộc đời mình.
Theo lời ông Tuyến, thuyền ông đến một hòn đảo nhỏ ở Indonesia. “Họ đồng ý cho chúng tôi ở lại, nhưng không cung cấp thức ăn và canh chừng chúng tôi 24/24. Chúng tôi chỉ có thể sống trên thuyền và trên hòn đảo đó mà thôi.”
Ðể
có thể sống còn, ông Tuyến dùng thuốc tây đổi cho người địa phương để lấy gạo
và thức ăn, nước uống.
“Những
người dân đó cũng nghèo lắm nhưng họ đã giúp tôi, sẵn sàng cho tôi ngọn rau, củ
mì, sẵn sàng đổi cho tôi mấy viên thuốc lấy con cá, lấy tí gạo để tôi có thể
sống qua gần 6 tháng, trước khi có sự giúp đỡ từ một hội thánh ở Ðức.” Người
đàn ông nói trong lúc những hai bàn tay đan nhau trước mặt, nhớ lại một đoạn
đời đã qua.
Ngoài
sự thiếu thốn về vật chất, những ngày tháng ở đảo, ông Tuyến Nguyễn còn thấu
hiểu hơn ai hết sự trống vắng về tinh thần. Ông tiếp tục câu chuyện, “Tôi còn
nhớ khi tôi nhận được lá thư của một người nào đó gửi đến thì tất cả mọi người
đều chia nhau đọc lá thư đó, vì ai cũng muốn chia sẻ tin tức, muốn đọc được chữ
Việt Nam.”
Không
chỉ vậy, người thuyền nhân năm xưa còn nhớ “có một người đến thăm lúc tôi ở
hoang đảo.”
“Cho
dù người này không cho tôi cái gì, nhưng tôi cảm động vì nghĩ mình ở trong xó
rừng đảo hoang như vậy mà cũng có người tốt quá tới thăm mình. Ðiều đó giúp tôi
tin rằng cuộc đời này dù có như thế nào chăng nữa cũng có những người nghĩ đến mình,
cũng có những người tốt nhớ tới mình.”
Từ
những tâm tư đó, sau khi đặt chân tới Mỹ không bao lâu, người đàn ông mang nặng
những suy nghĩ đầy tính nhân bản này đã cùng bạn bè bắt tay ngay vào công việc
giúp đỡ tinh thần cho những người vượt biên còn đang ở các trại tị nạn.
Từ sách báo cho các trại tị nạn đến bữa ăn cho người vô gia cư. Thấu hiểu sự thiếu thốn về mặt tinh thần là như thế nào, ông Tuyến Nguyễn cùng bạn bè bắt tay vào thực hiện “chiến dịch gửi tặng sách báo cho đồng bào vượt biển” từ năm 1979 đến tận năm 1991 mới chấm dứt “do các trai tị nạn đóng cửa.”
Từ sách báo cho các trại tị nạn đến bữa ăn cho người vô gia cư. Thấu hiểu sự thiếu thốn về mặt tinh thần là như thế nào, ông Tuyến Nguyễn cùng bạn bè bắt tay vào thực hiện “chiến dịch gửi tặng sách báo cho đồng bào vượt biển” từ năm 1979 đến tận năm 1991 mới chấm dứt “do các trai tị nạn đóng cửa.”
Ông
Tuyến cho biết, “Tụi tôi làm tờ nguyệt san Ðường Sống và in sách học tiếng Anh,
tiếng Pháp, mỗi lần cũng đến mấy mươi ngàn bản copy để gửi sang 9 nước Ðông Nam
Á. Sách thì tụi tui gửi sang Hải Quân Hoa Kỳ để họ chuyển đến các trại tị nạn
giùm. Còn báo thì tụi tôi tự gửi lấy.” Chi
phí cho việc in ấn sách báo và gửi đi cho đồng bào vượt biên được chắt cóp từ
“việc đi nhặt ống lon, báo cũ” với sự chung tay của các giáo dân từ các thánh
đường quanh vùng Orange County.
Sau
hơn 10 năm thực hiện, công việc tặng sách báo này chấm dứt khi các trại tị nạn
đóng cửa. Thế nhưng tấm lòng mẫn cảm với những cảnh đời không may dường như
chẳng bao giờ khép lại trong con người ông.
Ông
Tuyến kể tiếp:
“Sau
khi hết làm việc gửi sách báo, có một ngày tôi xem tivi, cũng là mùa Ðông năm
91, tôi thấy người 'homeless' sao khổ quá! Tôi nhớ lại thân phận tôi lúc ở trại
tị nạn. Tôi nghĩ chắc cần phải làm cái gì.”
Vậy
là ông bàn với vợ, khởi đầu cho một công việc thiện nguyện mà nhiều người Việt
Nam sau này cũng noi theo: cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư.
Thoạt
đầu vợ chồng ông chỉ xin được “donut” và cà phê mang ra mời mấy chục người
homeless vào buổi tối, nơi góc đường Walnut và First. Ông
lại trăn trở khi “thấy họ tội nghiệp và đáng thương quá, chỉ ăn 'donut' thôi
thì làm sao mà ngủ được.” Vậy
là “vợ chồng tôi đi chợ, đọc báo và cắt những 'coupons,' hễ người ta giảm giá
cái gì thì mua cái nấy, như nuôi, thịt hộp hay những loại bánh gì mình có thể
làm được thì mua về làm. Bà vợ tôi cứ nấu hai, ba chậu to đem ra mời người ta.
Tôi nghĩ họ ăn như vậy mới no.”,
Những người vô gia cư nhận phần ăn miễn phí do nhóm của ông Tuyến Nguyễn
phục
vụ tại Civic Center vào chiều Thứ Ba và Thứ Năm hằng tuần.
Cứ vậy vợ chồng ông, cùng với sự giúp đỡ của một số bạn bè, cứ âm thầm làm công việc “cho ăn” khoảng 40 đến 60 người mỗi tuần tại góc đường Walnut và First trong khoảng thời gian 2, 3 năm, trước khi chuyển đến khu vực Civic Center, nhường địa điểm kia lại cho một nhóm Việt Nam khác cũng muốn thực hiện việc làm có ý nghĩa này. Từ ngày đó, như đã thành lệ, hằng tuần cứ vào chiều Thứ Năm, sau khi đi làm ra, ông Tuyến chạy về nhà chở những nồi thức ăn vợ ông đã nấu sẵn cho khoảng 200 phần, mang ra góc đường Civic Center để phục vụ bữa ăn miễn phí cho những người vô gia cư sống quanh khu vực đó, mà phần đông là người bản xứ, rất hiếm có người gốc Việt.
“Tôi
nghĩ đây không phải là cho, mà chỉ là làm cho đời sống tinh thần người ta được
an ủi, làm cho người ta thấy trong một xã hội đầy rẫy những tranh đua như vậy
mà cũng có những người nghĩ đến người ta.” Ông Tuyến nói về công việc mình đã và
đang làm trong một suy nghĩ giản dị như thế.
Việc
mang chút lòng của mình ra san sẻ với những người cơ nhỡ, gặp khó khăn, là
chuyện không ít người làm, nhất là vào những dịp lễ Tết. Nhưng để có thể bền bỉ
làm công việc này, như ông Tuyến Nguyễn và người vợ quá cố, cùng những bạn bè thân
quen của ông đã làm, đều đặn hằng tuần, từ hơn 20 năm qua, không phải là điều
ai cũng theo đuổi được.
“Ðiều gì khiến ông có đủ tinh thần và sự kiên trì để thực hiện việc làm mang tính thiện nguyện này trong suốt ngần ấy năm?” Tôi nêu câu hỏi.
Ông Tuyến nghĩ ngợi vài giây trước khi trả lời:
“Có những ông già bà cả không có tiền bạc gì cả nhưng mỗi lần thấy tôi ra thì họ cũng cố đưa cho tôi 1, 2 đồng bảo 'Cầm lấy đi để mua đồ ăn cho những người khác.' Những cử chỉ như vậy làm mình lên tinh thần. Bởi mình thấy có người trân trọng công việc của mình.”
“Ðiều gì khiến ông có đủ tinh thần và sự kiên trì để thực hiện việc làm mang tính thiện nguyện này trong suốt ngần ấy năm?” Tôi nêu câu hỏi.
Ông Tuyến nghĩ ngợi vài giây trước khi trả lời:
“Có những ông già bà cả không có tiền bạc gì cả nhưng mỗi lần thấy tôi ra thì họ cũng cố đưa cho tôi 1, 2 đồng bảo 'Cầm lấy đi để mua đồ ăn cho những người khác.' Những cử chỉ như vậy làm mình lên tinh thần. Bởi mình thấy có người trân trọng công việc của mình.”
“Thêm
một điểm nữa làm tôi nghĩ đến là cộng đồng Việt Nam phải có san sẻ với người ta
lúc họ cùng khốn, bởi người ta đã giúp mình lúc ban đầu, lúc mình cùng khốn,
thì bây giờ mình cũng san sẻ với người ta một chút. Tôi nghĩ như vậy nên tôi cố
tôi làm.” Ông chậm rãi nói tiếp.
Những
kỷ niệm vui buồn qua những bữa ăn mang đến cho người 'homeless'.
Trong
bất kỳ công việc gì, khi người ta đã nặng lòng với nó, xem nó là một phần trong
đời sống của mình, không thể khác, thì bao giờ người ta cũng tìm được nhiều kỷ
niệm, nhiều niềm vui, để từ đó mà họ có thể tiếp tục bước đi trên con đường
mình đã chọn.
Ông
Tuyến Nguyễn cũng không ngoại lệ.
Một cặp vợ chồng lấy nhau ngay trên vỉa hè. Ðể rồi vài năm sau trở lại giúp ông, người đàn ông trong đám cưới năm nào đã cho rằng, “Ðây không phải là hè phố mà là Thánh đường.”
Một người phụ nữ homeless muốn được giúp công việc rót nước trong ngày phát thức ăn chỉ với hy vọng “ông cho tôi vài chục cents mua ice cream ăn, vì hôm nay là ngày sinh nhật tôi.”
Một đứa bé 15, 16 tuổi ra xếp hàng thay bố lấy thức ăn vì “chân bố tôi bị thương” và bị vợ đuổi ra đường, cho ông niềm xúc cảm về tình thương của cô bé đối với người cha bất hạnh của mình.
Một người đàn bà homeless bị xe lửa cán chết vì chạy vào đường ray cứu con chó, đã được những người homeless cùng nhau đốt nến cầu nguyện cho, bởi sự luyến tiếc và quý mến mà mọi người đã dành cho người đàn bà vô gia cư này...
Một cặp vợ chồng lấy nhau ngay trên vỉa hè. Ðể rồi vài năm sau trở lại giúp ông, người đàn ông trong đám cưới năm nào đã cho rằng, “Ðây không phải là hè phố mà là Thánh đường.”
Một người phụ nữ homeless muốn được giúp công việc rót nước trong ngày phát thức ăn chỉ với hy vọng “ông cho tôi vài chục cents mua ice cream ăn, vì hôm nay là ngày sinh nhật tôi.”
Một đứa bé 15, 16 tuổi ra xếp hàng thay bố lấy thức ăn vì “chân bố tôi bị thương” và bị vợ đuổi ra đường, cho ông niềm xúc cảm về tình thương của cô bé đối với người cha bất hạnh của mình.
Một người đàn bà homeless bị xe lửa cán chết vì chạy vào đường ray cứu con chó, đã được những người homeless cùng nhau đốt nến cầu nguyện cho, bởi sự luyến tiếc và quý mến mà mọi người đã dành cho người đàn bà vô gia cư này...
Những
câu chuyện như vậy, những kỷ niệm như vậy đã khiến người đàn ông này nhớ, khiến
ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, về con người, nhiều hơn là việc chỉ đưa một
bữa ăn đến cho những người chọn lề đường, góc phố làm chốn nương thân trong
cảnh túng cùng. Ông nói, “Có lần tôi hỏi những bạn trẻ làm chung rằng nếu có
những người không phải homeless cũng ra ăn luôn thì làm sao? Mấy em bảo 'thôi
bác, mình ra đây là muốn đưa tình thương đến mọi người. Cho nên nếu họ đã đến
xếp hàng thì kệ cứ để người ta ăn, mình không đặt vấn đề homeless hay không
homeless.”
Ðồng
lòng cùng nhau như vậy, nên không ai còn phân biệt đâu là homeless, đâu không
là homeless, một khi họ có mặt đứng trong hàng, tức họ cần có cái ăn, cần có
tình thương.
Tuy nhiên, “tinh thần người bản xứ ở đây rất đáng tự trọng” cũng là điều khiến ông Tuyến suy tư.
Tuy nhiên, “tinh thần người bản xứ ở đây rất đáng tự trọng” cũng là điều khiến ông Tuyến suy tư.
Ông
kể, “Trước đây tôi hay nói rằng ai không phải homeless thì vẫn được ăn nếu tôi
còn thức ăn, nhưng phải nhường cho người homeless ăn trước. Nghe vậy nhiều
người tự động ra xếp hàng phía sau.. Hay nhiều lúc tôi cho những phần quà như
kem đánh răng, bàn chải, xà bông, thấy người nào ngồi tôi cũng đưa, thì có nhiều
người bảo 'tôi có rồi, ông giữ lại đưa cho người khác.' Những điều như vậy giúp
tôi tiếp tục đi tới mặc dù có rất nhiều khó khăn.”
Một
kỷ niệm cũng đáng nhớ của ông là vào “một năm thời tiết rất lạnh,” “Khoảng 2
giờ sáng tôi thấy quá lạnh, mà trong nhà tôi lại có rất nhiều chăn. Thế là tôi
đem chăn đi đắp cho những người homeless lúc giữa đêm như vậy. Tôi đắp một thời
gian như vậy, cho tới hết mùa Ðông.” Câu
chuyện “người đàn ông mang chăn đi đắp cho người vô gia cư lúc đêm khuya” được
kể ra từ người này qua người kia nghe như “chuyện hoang đường.” Thế nhưng “công
ty Hyatt Hotel nghe chuyện đó và họ gọi cho tôi.” Thế
là người đàn ông viết nên câu chuyện thần thoại đắp chăn trong đêm được công ty
Hyatt Hotel tặng cho “610 cái chăn rất dày và đẹp” để ông tiếp tục mang đi tặng
lại những người bất hạnh.
“Sự cho đi là điều quan trọng”
Ông Tuyến Nguyễn chia sẻ bằng giọng tâm tình:
“Có những lần tôi chạy xe mang thức ăn đến, chưa kịp đậu lại, tôi đã nhìn thấy người ta đói quá phải lục thùng rác lấy tí đồ ăn thừa bỏ vào miệng. Nhìn cảnh đó, tôi thấy nếu mình có đầy đồ ăn đây mà mình không mang ra thì mình có điều gì bất ổn rồi. Tôi cố làm là vì lý do có những người cần như vậy. Cuộc đời có nhiều đau khổ, mình làm thì ít ra mình cũng nâng đỡ ít nhất một người.”
Tôi hỏi, “Từ công việc đã làm, ông nhìn về con người, nhìn về cuộc sống như thế nào?”
“Tôi nghĩ người ta nhìn tôi nhiều hơn là tôi nhìn người ta.” Ông trả lời.
Tại sao?
“Sự cho đi là điều quan trọng”
Ông Tuyến Nguyễn chia sẻ bằng giọng tâm tình:
“Có những lần tôi chạy xe mang thức ăn đến, chưa kịp đậu lại, tôi đã nhìn thấy người ta đói quá phải lục thùng rác lấy tí đồ ăn thừa bỏ vào miệng. Nhìn cảnh đó, tôi thấy nếu mình có đầy đồ ăn đây mà mình không mang ra thì mình có điều gì bất ổn rồi. Tôi cố làm là vì lý do có những người cần như vậy. Cuộc đời có nhiều đau khổ, mình làm thì ít ra mình cũng nâng đỡ ít nhất một người.”
Tôi hỏi, “Từ công việc đã làm, ông nhìn về con người, nhìn về cuộc sống như thế nào?”
“Tôi nghĩ người ta nhìn tôi nhiều hơn là tôi nhìn người ta.” Ông trả lời.
Tại sao?
Ông
giải thích, “Vì lúc ở trại tị nạn, những người gần tôi cũng là những người
nghèo lắm, nhưng họ giúp tôi, họ sẵn sàng cho tôi ngọn rau, củ mì, sẵn sàng đổi
cho tôi mấy viên thuốc lấy con cá, lấy tí gạo. Thì đấy là những người đã nhìn tôi.
Từ cái nhìn của những người đó, đưa sang cho tôi một cách nhìn đối với người
khác. Tôi học được ở người khác cách đối xử với con người, và giờ tôi cũng chỉ
thực hiện việc nối dài tình thương đó thôi.”
Ngoài
công việc cung cấp bữa ăn cho người vô gia cư, từ 3 năm nay, sau khi người vợ
thân yêu qua đời, mỗi tuần ông còn đến bệnh viện UCI để làm thiện nguyện công
việc an ủi, động viên tinh thần, cầu nguyện giúp cho những bệnh nhân cô độc tìm
được niềm tin vào cuộc sống.
Ông
Tuyến Nguyễn (bìa phải) VỚI NIỀM VUI ĐƯỢC LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ CHO NGƯỜI KHÁC: “Sự
cho đi là điều quan trọng.” (Trong ảnh là những anh chị em vô gia cư sắp hàng
nhận những phần ăn chia sẻ của ông Nguyễn Tuyến)
“Tôi
nhớ mãi câu của ông Winston Churchill, "we make a living by what we get,
but we make a life by what we give." Và tôi tự nhủ sống trên đời phải có
một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng.”
“Sự cho đi là điều quan trọng.” Người đàn ông có mái tóc trắng xóa, và nụ cười ấm áp nói, trong lúc đôi mắt chứa đầy những yêu thương đang hướng nhìn về hàng người homeless xếp hàng dài dằng dặc chờ nhận những đĩa thức ăn đầy ăm ắp.
“Sự cho đi là điều quan trọng.” Người đàn ông có mái tóc trắng xóa, và nụ cười ấm áp nói, trong lúc đôi mắt chứa đầy những yêu thương đang hướng nhìn về hàng người homeless xếp hàng dài dằng dặc chờ nhận những đĩa thức ăn đầy ăm ắp.
Gió
chiều Tháng Năm thổi bay những cánh phượng tím rụng đầy một góc Civic Center,
mang theo trong nó những nụ cười thân thiện lẫn hàm ơn của cả người cho lẫn
người nhận, những ân tình của cuộc đời, chứa chan.
When you are safe and happy, remember that someone has prayed
for you…
__._,_.___
No comments:
Post a Comment