Popular Posts

Tuesday, October 2, 2018

LỜI PHẬT DẠY VÀ KHOA HỌC


LỜI PHẬT DẠY
 VÀ KHOA HỌC
Toàn Không
(Tiếp theo) 
VI). ĐẠI VŨ TRỤ VÔ BIÊN,
Thế giới nhiều hơn cát sông Hằng.
- Đức Phật dạy: 
      Trong Kinh Lăng Nghiêm:
“Thế giới nhiều như bụi, đều nương sinh trong hư không, những phong luân khi xoay tròn tạo nên sơn hà đại địa”.
       Phật cũng thường nói: “Cõi Phật nhiều hơn cát sông Hằng, trong 10 phương thế giới nhiều như bụi không sao tính đếm được”.
      Trong quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 215, có vẽ và phân biệt:
1- Hoa Tạng Thế Giới: 20 cõi Phật xếp chồng lên nhau trong một phương là một Hoa Tạng hay Thế Giới Chủng (chủng: chứa nhiều thế giới trong một liên hoa), tức gồm 20 giải ngân hà chồng lên nhau.
2- Nhụy Hương Tràng: 10 Hoa-Tạng quây chung quanh một Hoa Tạng được gọi là Nhụy Hương Tràng, tức là 220 giải ngân hà.
3- Đại Liên Hoa: Gồm Nhụy Hương Tràng ở giữa (đây là nhụy hoa và cuống hoa) biển Đại Hương Thủy, trong biển Đại Hương Thủy có những Biệt Hương Thủy Hải (Hải: số nhiều vô biên không thể xét lường) nhiều bằng số vi trần trong số 10 lần bất khả thuyết Phật sát (Phật quốc), mỗi Biệt Hương Thủy Hải đều có Hoa Tạng. 
4- Hoa Tạng Huyền Môn, Tỳ Lô Tánh Hải:      Ngoài Đại Liên Hoa (Hoa Sen lớn) vô cùng tận ra, còn có những Đại Liên Hoa khác nữa vì hư  không vô cùng tận. (Huyền Môn: Chỉ có Chư Phật xét hiểu tường tận, Tỳ Lô Tánh Hải: Tâm vô biên trong cái hư không vô biên).
     Quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 191 ghi: Kinh Hoa Nghiêm ghi lời Phật giảng về thế giới Liên Hoa Tạng có cái biển lớn nước thơm tên là “Phổ Quang Ma Ni Vương Trang Nghiêm Hương Hải Thủy”, giữa biển này mọc lên một Hoa sen rất lớn tên là “Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng”. Trong hoa Nhị Hương Tràng có một tổng hải tên là “Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải”, giữa biển đây có những hoa bằng số mười lần “Bất khả thuyết Phật sát vi trần”, trong mỗi một hoa có một “Hương Thủy Hải”, Trong mỗi một biển ấy lại có một hoa sen lớn, trên mỗi một hoa sen lớn có hai mươi lớp thế giới theo thứ lớp chất chồng nhau, lớp dưới bẹp (nhỏ), lên trên nới lần rộng ra.
     Cũng quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 219 ghi:
“Chỉ nói Hoa Tạng thì đâu chẳng phải là Tỳ Lô Tánh Hải, vì tánh Hải vô biên, nó hàm ở trong hư không vô biên, bởi hư không vô cùng tận, thì ngoài hoa sen lớn ra, hẳn còn có vô cùng tận những  Đại Liên hoa nữa để làm trang nghiêm, đủ rõ rồi”.
       Trong Kinh Hoa Nghiêm của Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch, trang 110 ghi:
Bụi trần đầy thế  giới hoa tạng,
Trong mỗi hạt bụi hiện pháp giới.
       Trong Kinh Hoa-Nghiêm của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, trang 401, Bồ Tát Phổ Hiền đã diễn tả thế giới có hình dạng khác nhau, Ngài nói: “Tất cả thế giới chủng hình dạng đều khác nhau, hoặc hình núi Tu Di, hình sông, hình nước xoáy, hình chôn ốc; hoặc hình trục xe, hình bàn thờ, hình rừng cây, hình nhà lầu; hoặc hình lập phương, hình hoa sen, hình thân chúng-sanh, hình đám mây; hoặc hình Phật ngồi, hình tròn sáng, hình tam giác (hình nón), hình bán nguyệt, hình tròn, v.v..”.
       Kinh Hoa Nghiêm, trang 377, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Đại Liên Hoa lúc nở ra, lúc héo đi”.
- Về Khoa Học:
     Trong quyển Nhừng Nguồn gốc (Origins) của Neil De Grass Tyson và Donald Gold Smith, trang 103, trong đó đề cập tới nguồn gốc vũ trụ, các giải ngân hà, các ngôi sao, các hành tinh, và đời sống, đã gọi vũ trụ là đại vũ trụ (Metaverse), thậm chí họ còn gọi là vô số vũ trụ (Multiverse), vì có qúa nhiều thiên hà, có hằng tỉ, tỉ giải ngân hà. Các nhà khoa học nói: “Chúng tôi gọi vũ trụ phụ thuộc vào cái liên vũ trụ rộng lớn mà nó bao gồm một sự vô cùng tận vô số vũ trụ (We call universe belong to as much larger multiverse which contain an infinite number of universes), và chẳng vũ trụ nào liên quan tới vũ trụ nào”.
      Thiên văn gia Edwin Huble sau khi dùng viễn vọng kính của ông quan sát (Đạo Phật và Khoa Học, trang 195), ông nói: “Có hàng tỉ giải ngân hà và hàng tỉ tỉ tinh tú ngoài giải ngân hà của chúng ta”.    
      Trong quyển Đo Lường Vũ Trụ (Measure The Universe), trang 3, nhà khoa học Kitty Ferguson nói: “Vũ trụ mà con người có thể nhìn được bằng viễn vọng kính rộng từ 8 tới 15 tỉ năm ánh sáng”.
     Quyển Cấu Tạo Vũ trụ, trang 66 viết: “Trước đây các Thiên văn gia nói có khoảng 10 tỉ giải Ngân hà, nhưng nay (1997) có ít nhất là 50 tỉ giải Ngân hà!”
      Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 146 ghi:
      Tiến-sĩ E William, giám đốc viễn vọng kính ở Baltimore tuyên bố: “Chỉ nhìn một vùng nhỏ hẹp trong bầu trời khoảng 1/25 của một độ, hay chiếm bằng một hạt cát trên cánh tay, thế mà các Thiên văn gia báo cáo đã phát hiện ở nơi đó có từ 1500 tới 2000 Thiên hà”.
       Các khoa học gia nhìn thấy các giải ngân hà nở ra, vì các tinh tú càng ngày càng xa nhau ra với tốc độ rất lớn; do đó, họ đã đưa ra thuyết Bùng Nổ (Big Bang). Vũ trụ nổ tung cực lớn khiến các tinh tú bắn ra nên ngày càng xa nhau hơn.
       Nhưng sau một thời gian: (Đạo Phật và Khoa Học, trang 190), các nhà khoa học khác lại tìm thấy có giải ngân hà khác hình như co lại, vì các ngôi sao lại ngày càng gần nhau hơn.
       Quyển Cấu Tạo của Vũ Trụ, trang 68 ghi: “Những giải Ngân hà khác nhau hình dáng, to nhỏ kết lại với nhau bởi trọng trường gồm nhiều tá (Dozen) các giải Ngân hà thành Chùm Ngân hà (Galatic Cluster), chùm này di chuyển trong không gian không rời nhau”. Trang 118, nói: “Chúng ta giống như con kiến trên qủa bong bóng đang bơm, thấy các chấm trên bong bóng đang xa nhau ra, mà chẳng thấy ngoài và trong bong bóng có gì, cũng chẳng thấy bià Vũ trụ; rồi nếu nói có sự bành trướng hay co lại thì phải có trung tâm chứ? Nổ Bùng (Big Bang) làm tung bay đi các ngả, nhưng chỗ xẩy ra Nổ Bùng ở đâu? Eddington phân tích con kiến trên bong bóng trả lời câu hỏi đó”.
       Quyển Đo Lường Vũ Trụ, trang 198:
       Bill Summer (Đạo Phật và Khoa Học, trang 247) cho rằng các nhà vũ trụ học đều sai hết, vì vũ trụ sẽ co rút lớn trong 4 tỉ năm nữa, điều này đi ngược với Thiên văn vũ trụ học đã đưa ra từ 70 năm nay. 
       Mới đây, hai nhà Thiên văn học Magaret GellerJohn Huchra thuộc trung tâm Thiên văn vật lý Harvard (Harvard Smithsonian Center for Astrophisics) (Đạo Phật và Khoa Học, trang 196) đã khám phá ra một dây ngân hà lớn nhất chưa từng thấy trước đây, giải ngân hà này được gọi là “Bức Trường thành vĩ đại của các giải ngân hà” (The great wall of galaxies). Gồm rất nhiều giải ngân hà đan thành một bức tường dài 500 triệu năm ánh sáng.
       Trong quyển Đo Lường Vũ Trụ, trang 250 còn ghi: “Bức Trường thành có bề dầy 10 triệu năm ánh sáng, và chiều dài tới một tỉ năm ánh sáng”.
       Do đó các Thiên văn gia cho rằng cấu trúc của vũ trụ như lý thuyết khoa học đã nói trước đây không còn phù hợp nữa về sự Bùng Nổ (Big Bang) để hình thành vũ trụ (Đạo Phật và Khoa Học, trang 197), vì các giải ngân hà qúa xa nhau nên không một lực nào có thể tạo nên vũ trụ được. Lý thuyết đó là vũ trụ bắt đầu bùng nổ cách nay 15 tỉ năm và bành trướng nhanh chóng thành một hợp chất đồng đều giữa thể chất và năng lượng, tất cả thu hút bởi sức hút và trở thành Thiên hà.
       Rồi các Nhà Thiên văn lại loan báo là đã khám phá ra một nhóm các sao lớn chưa từng thấy (Đạo Phật và Khoa Học, trang 198), họ gọi là “Địa lục Thiên hà” (Continents of Galaxies). Nhóm sao này cách trái đất khoảng 150 triệu năm ánh sáng, nhóm sao này có sức hút vô cùng lớn khiến nó lôi kéo hàng triệu các giải ngân hà khác; việc này khiến các nhà khoa học cho rằng vũ trụ còn rất nhiều điều chưa biết và vũ trụ qúa phức tạp.
       Trưởng toán Alexender nghiên cứu không gian, thuộc viện Carnegie ở Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) Hoa-Kỳ đã khám phá ra Địa lục Thiên hà này, tuyên bố: “Nó lớn qúa và che lấp bầu trời làm chẳng ai để ý đến nó”, còn Thiên văn gia Dresser tin rằng có nhiều Địa lục thiên hà như thế nữa.
       Các nhà Thiên văn còn tìm ra một nơi mà họ bảo là “Bảo sinh viện tinh tú” (Galactic Nursery) (Đạo Phật và Khoa Học, trang 203), Thiên văn gia Jeffer Haster thuộc đại học Arizona nói: “Những ngôi sao mới đang thành hình ngay trước mắt (qua viễn vọng kính Hubble) chúng ta”.   
       Trong quyển Đo Lường Vũ trụ, trang 258, còn ghi thêm: “Đây là đĩa khí và bụi dầy chừng 500 năm ánh sáng. Nó là chỗ sinh ra các ngôi sao” (This is the disk of gas and dust, only 500 light of years thick. It is the birthplace of new stars).
     Trong quyển Đo Lường Vũ trụ, trang 248, Thiên văn gia Freidman nói: “Vũ trụ, nhìn mọi phía đều có vô số các giải ngân hà giống nhau”.
      Cũng trong quyển Đo Lường Vũ trụ, trang 300, nhà khoa học người Đức Heinrich W Olber (1758-1840), lại phát biểu như sau: “Nếu không gian không có tận cùng của nó tức là vô cùng tận, và nó chứa vô số kể ngôi sao, thì ban đêm bầu trời sẽ sáng như mặt trời vậy”. Ông ta chưa tin là không gian vô biên (đây là thiểu số).
     Trong quyển Những Nguồn Gốc, trang 125, 127, Trung Tâm Viễn Vọng Kính Hubble chụp vô cùng sâu vào không gian (Hubble Space Scope Ultra Deep Field) năm 2004, có chụp một số hình, một hình chụp giải ngân hà trông giống hệt cái trứng chiên lòng đỏ còn nguyên mà chiên hai mặt, khi ta nhìn theo chiều nghiêng trông giống như đĩa bay, nhưng mỏng, chỉ có chỗ giữa lồi về hai phiá như trứng chiên lòng đỏ không bể vậy. Một tấm hình khác, trong đó mỗi chấm sáng là một giải ngân hà, có vô số kể chấm sáng. Các bức hình chụp từ trái đất cách từ 3 tỉ đến 10 tỉ năm ánh sáng xa.
LỜI BÀN:
      Những điều trình bày trên của các nhà Khoa học chứng tỏ những lời Đức Phật nói từ hơn 2500 năm nay là chính xác, các nhà Khoa học đã chứng minh bằng mắt thấy trong viễn vọng kính tân tiến nhất của ngày nay rằng Đại Vũ trụ vô biên vì không thấy biên giới của Đại Vũ trụ, thế giới vô lượng vì có quá nhiều thế giới đếm không xuể được. 
VII). THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN:
(Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List