Popular Posts

Wednesday, April 10, 2019

TÔN GIẢ THI BÀ LA




TÔN GIẢ
THI BÀ LA
Toàn Không
(Tiếp theo)

2). BẬC TRÍ VÀ KẺ NGU:   
     Sau khi nghe người vợ nói sự việc, Trưởng giả liền nghĩ: “Đây là duyên gì?” Nay ta hãy đem duyên này hỏi Ni Kiền Tử (ngoại đạo tu khổ hạnh), rồi ông cho bồng đứa nhỏ đi hỏi Ni Kiền Tử, ông trình bày tất cả sự việc xảy ra, Ni Kiền Tử nghe xong bảo:
- Đứa bé này bạc phước, vô phúc, vô ích, nên đem giết đi, nếu để nó sống nhà cửa của ông sẽ bị hao tài tốn của vì nó, và cuối cùng cả nhà sẽ bị chết hết.
     Trưởng giả nghe mấy lời ấy suy nghĩ: “Ta từ trước đến giờ không có con nên cầu khẩn trời đất thánh thần biết bao năm nay mới có đứa con này, ta chẳng thể giết nó được. Ta sẽ đi hỏi Sa Môn, Bà La Môn xem sự thể thế nào?
     Khi ấy, Sa Môn Cù Đàm thành Phật chưa được lâu, mọi người gọi Ngài là Đại Sa Môn; Trưởng giả Nguyệt Quang liền nghĩ: “Ta có thể đem việc này hỏi Đại Sa Môn” Rồi ông cho bế đứa nhỏ đến chỗ Đức Phật. Đang đi giữa đường, ông lại nghĩ: “Nay có Trưởng lão Phạm Chí (phái ngoại đạo khác) lớn tuổi thông minh trí tuệ, được mọi người cung kính nể trọng, ta nên đến chỗ Phạm Chí hỏi hơn là Sa Môn Cù Đàm còn trẻ, học đạo chưa được bao lâu, há có thể biết việc này sao? E rằng không giải quyết được mối nghi của ta, nay ta nên đến hỏi Phạm Chí”, nghĩ rồi ông bèn quay trở lại.
     Lúc ấy có một Thiên thần trước kia khi còn sống ở thế gian là bạn với Trưởng giả, biết tâm niệm của Trưởng giả, nên bèn ở trên không nói vọng xuống:
- Này Nguyệt Quang, Trưởng giả nên biết Như Lai ra đời rất khó gặp, Sa Môn Cù Đàm chính là Như Lai như nước cam lộ đúng thời mới có; sao ông lại quay
về, hãy tiến lên sẽ được lợi ích lớn, ông nên biết có bốn việc nhỏ nhưng chớ coi thường.
     Rồi Thiên thần nói (kệ):
Quốc Vương tuy còn nhỏ,
Bị hại do khinh Vua,
Lửa nhỏ tuy chưa mạnh,
Thiêu rụi cả núi rừng.
Rồng thần tuy hiện nhỏ,
Giáng mưa tùy lúc làm,
Người học tuổi tuy nhỏ,
Độ người thật vô lường.
     Trưởng giả nghe xong, tâm ý mừng rỡ, liền quay lại tiến bước đến chỗ Phật. Trưởng giả cúi lạy rồi đem nhân duyên thưa đầy đủ với Phật. Đức Phật nghe xong bảo Trưởng giả:
- Đứa bé này phúc rất lớn. Đứa bé sau này lớn lên sẽ đem 500 đồ chúng đến chỗ Ta xuất gia học đạo, đắc quả A La Hán. Trong hàng Thanh Văn của Ta, đứa bé này là người phước đức bậc nhất không ai bì kịp.
     Trưởng giả nghe Đức Phật nói xong, vô cùng mừng rỡ, rồi thưa:
- Đúng như Ngài nói, chẳng phải như Ni Kiền Tử.
     Rồi Trưởng giả lại bạch:
- Cúi xin Thế Tôn và chúng Tỳ Kheo thương xót đứa bé này, nhận lời thỉnh cúng dàng bữa ăn ngày mai của con.
     Đức Phật im lặng nhận lời, Trưởng giả biết Đức Phật đã nhận lời, ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy cúi lễ rồi lui về nhà, cho người sửa soạn thức ăn thức uống. Tới nửa buổi hôm sau, ông trở lại thỉnh mời Đức Phật cùng chư Tăng tới nhà thụ trai; sau khi thọ trai xong, Trưởng giả vái lễ trước Phật rồi thưa:
- Con đem hết ruộng vườn nhà cửa tài sản cho hết đứa con, cúi xin Thế Tôn đặt tên cho nó.
     Đức Phật bảo:
- Lúc đứa bé mới sinh ra, mọi người đều bỏ chạy, nói nó là Quỷ Thi Bà La. Nay Ta đặt tên nó là Thi Bà La.
     Đức Phật thuyết pháp cho vợ chồng Trưởng giả và quyến thuộc, nghe xong đều xin được quy y Phật Pháp Tăng và thụ Ngũ giới; xong, Đức Phật và đại chúng Tỳ Kheo ra về.
LỜI BÀN:
     Đoạn Kinh trên cho thấy người tu theo ngoại đạo khổ hạnh không thể đạt đạo, không có trí huệ, nên khi gặp người khác hỏi những vấn đề khó khăn thì mù tịt nên chỉ trả lời theo lối nói mò, nói hiêu đoán vượn. Ni Kiền Tử nghe nói đứa bé khi sinh ra ôm bảo châu, lại biết nói và đòi bố thí, thì ngờ rằng đó là ma quỷ độn vào thai mà sinh ra. Nên đã tiên đoán đứa nhỏ sau này sẽ phá hoại hết tiền của tài sản, hại chết hết cả gia đình, và cuối cùng Ni Kiền Tử khuyên nên giết đứa nhỏ để trừ mọi hậu hoạn cho gia đinh, đây là lời nói của người si mê không biết sự thật nên đã nói bậy vậy.
     Nếu Trưởng giả Nguyệt Quang cũng là người ngu si không biết suy nghĩ, nghe theo lời Ni Kiền Tử gây nghiệp ác có phải là đã hại đứa nhỏ rồi không!?
     May thay! Đứa bé có phúc lớn, nên đã khiến Trưởng giả không muốn hại đứa con, và khởi nghĩ đến việc đi hỏi Đức Phật.
     Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, đó là lúc đang trên đường đi đến chỗ Phật, Trưởng giả chợt nghĩ tới tuổi trẻ học đạo chưa được bao lâu của Sa Môn Cù Đàm, nên nghĩ rằng như thế chắc không biết để giải quyết được vấn đề, nên Trưởng giả không tiếp tục đi nữa mà quay lại.
     Lúc ấy vị Thiên Thần kia biết được ý nghĩ của Trưởng giả, bèn khuyến cáo và bằng bài kệ rằng không nên coi thường Vua còn nhỏ, đốm lửa nhỏ, Rồng hiện nhỏ, người đạo tuổi nhỏ, vì khinh Vua nhỏ mà bị chết, khinh đốm lửa nhỏ mà cả núi rừng tiêu thành tro, khinh rồng hiện nhỏ nên bị nước tràn ngập, khinh người đạo tuổi nhỏ nên không thấy sự độ vô lường; khi nghe những lời ấy, Trưởng giả đã như tỉnh ngộ, liền quay lại tiến đến chỗ Phật.
     Khi gặp, Đức Phật dùng trí huệ nói chứ không phải là đoán mò nói càn như ngoại đạo, Ngài nói những lời đẹp lòng hợp ý Trưởng giả, khiến ông vô cùng phấn khởi liền thỉnh Đức Phật và chúng Tỳ Kheo tới nhà thọ trai và đặt tên cho con mình. Mặc dù cái tên tuy qủy mị, nhưng với lòng tin Phật nên cái tên quỷ mị ấy rất đẹp và có ý nghĩa mà chúng ta sẽ thấy Đức Phật đề cập đến ở cuối bài kinh này. Chúng ta tiếp tục theo dõi đoạn Kinh kế tiếp.
3). PHÚC ĐỨC ĐỆ NHẤT:
 (Còn tiếp)




__._,_.___

Posted by: Tien Do <


TÔN GIẢ
THI BÀ LA
Toàn Không
(Tiếp theo)

4). TIỀN KIẾP THI BÀ LA:
     Bấy giờ nhiều Tỳ Kheo thắc mắc về phước báu khác thường của Tôn giả Thi Bà La, nên đến chỗ Đức Phật lễ lạy rồi hỏi:
- Tôn giả Thi Bà La xưa tạo phúc gì mà sinh trong nhà Trưởng giả giàu sang, khi mới sinh hai tay ôm hòn châu ngọc Ma Ni mà ra, vừa ra khỏi bụng mẹ liền biết nói. Lại đem 500 đồ chúng đến chỗ Thế Tôn xin xuất gia học đạo, học đạo được vài ngày đã đắc A La Hán có đủ Lục thông Bát giải thoát; lại nữa, Tôn giả đi đâu cũng được cúng dường vô số kể, không ai bì kịp như thế là nguyên do gì?
     Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:
- Thời quá khứ thật lâu xa, cách nay 91 kiếp về trước (khoảng 6.5 tỉ năm), có Phật hiệu Tỳ Bà Thi ra đời (khi loài người sống 8 vạn tuổi), du hóa ở nước Bàn Đầu cùng đại chúng Tỳ Kheo . Lúc ấy có Phạm Chí Da Nhã Đạt giàu có bậc nhất, Da Nhã Đạt đến chỗ Phật Tỳ Bà Thi được Phật thuyết pháp cho nghe được tâm hoan hỉ. Nghe xong ông thưa:
“- Cúi mong Ngài và chúng Tăng nhận lời thỉnh đến nhà con trước buổi trưa ngày mai dùng cơm cúng dàng của con
     Lúc ấy Đức Phật Tỳ Bà Thi im lặng nhận lời, Phạm Chí biết Phật nhận lời, liền đứng lên vái lễ, đi quanh Phật ba vòng rồi ra về trang trí sắp xếp sửa soạn thức ăn uống. Vào khoảng nửa đêm, Phạm Chí Nghĩ: “Các thứ đã sửa soạn xong, chỉ thiếu tô lạc nữa thôi, sáng sớm mai ta phải đến cửa thành xem có ai bán tô lạc thì phải mua bằng bất cứ giá nào”.
     Sáng sớm, Phạm Chí đến cửa thành gặp người chăn trâu tên Thi Bà La muốn đem tô lạc đến chỗ tế tự, Phạm Chí thấy người ấy có tô lạc, liền hỏi:
“- Anh bán tô lạc này, tôi sẽ mua hết với giá cao”.
     Người chăn trâu nói:
“- Tô lạc này, tôi muốn để cúng tế”.
     Phạm Chí Da Nhã Đạt bảo:
“- Nay anh cúng Trời để cầu việc gì?, nếu bán cho ta, ta sẽ trả giá xứng đáng
     Người chăn trâu Thi Bà La hỏi:
“- Ông muốn mua tô lạc để làm gì?
     Phạm Chí đáp:
“- Hôm nay tôi thỉnh Đức Như Lai Tỳ Bà Thi và chư Tăng đến nhà thụ trai cúng dàng, các thức ăn uống đều đầy đủ, chỉ thiếu có món tô lạc này nữa thôi”.
     Thi Bà La hỏi:
“- Như Lai Tỳ Bà Thi là người như thế nào?
     Phạm Chí đáp:
“- Như Lai, không ai sánh được, trên trời và tất cả nhân gian không ai bì kịp, Ngài giảng nói rất vi diệu, Ngài có các đệ tử cũng rất giỏi v.v...
     Phạm Chí tán thán công Đức Như Lai, người chăn trâu Thi Bà La nghe xong, tâm ý vui mừng, liền nói với Phạm Chí:
“- Nay tôi muốn đích thân đem tô lạc này đến cúng dường Như Lai, chứ không cúng tế Thiên Thần nữa”.
     Phạm Chí Da Nhã Đạt dẫn người chăn trâu Thi Bà La về nhà, rồi tự đến chỗ Phật thỉnh mời, lúc ấy Đức Phật cùng Chư Tăng đến nhà Phạm Chí.    
     Khi Thi Bà La thấy Đức Phật dung mạo tuyệt vời, chưa bao giờ thấy người nào có dung mạo như thế, thấy rồi lòng vui mừng vô kể, liền đến truớc Đức Phật vái lễ và nói:
“- Xin Ngài nhận cho tô lạc này, công đức tràn đầy của Như Lai nếu đúng sự thật, xin khiến bình tô lạc này đầy đủ cho tất cả chúng Tăng dùng
     Rồi Thi Bà La bạch:
“- Xin Ngài nhận tô lạc này
     Đức Phật đưa bát nhận tô lạc, cũng lại cho hết lượt chúng Tăng, tô lạc vẫn còn dư, Thi Bà La thưa:
“- Bạch Ngài, tô lạc còn dư
     Đức Phật bảo:
“- Ông đem tô lạc này dâng cho Ta và chúng Tăng một lần nữa”.
     Thi Bà La dâng lên Đức Phật và hết thảy chúng Tăng một lần nữa, xong đến thưa:
“- Bẩm Ngài, tô lạc vẫn còn thừa
     Ngài bảo:
“- Ông đem chia cho tất cả mọi người trong nhà này thưởng thức
     Thi Bà La liền đi chia hết vòng hết lượt già trẻ trai gái trong nhà, nhưng vẫn còn dư, nên trở lại thưa với Phật:
“- Thưa Ngài tô lạc vẫn còn thừa
“- Ông đem ra ngoài cho bất cứ ai qua lại đều chia cho hết
     Một lúc lâu, Thi Bà La trở vào thưa:
“- Thưa Ngài, chẳng thể hết được, tô lạc vẫn còn dư
     Bấy giờ Đức Phật Tỳ Bà Thi bảo:
“- Ta chẳng thấy ai trong Trời Người, Thiên Ma, Quỷ Thần có thể tiêu tô lạc còn dư này, trừ Như Lai, vậy ông hãy đem đổ xuống chỗ đất sạch hay chỗ nước trong”.
     Thi Bà La vâng lời Phật liền đem tô lạc còn thừa ấy đổ xuống chỗ nước trong, ngay khi đó có lửa bùng lên, thấy sự biến hóa kỳ lạ như thế, Thi Bà La khen ngợi việc chưa từng có, rồi trở về chỗ Đức Phật cúi lạy, chắp tay đứng lập thệ nguyện:
“- Nay con đem tô lạc cúng dàng Như Lai và bốn chúng. Nếu được phước đức thì do phúc đức này xin chớ đọa vào chỗ bát nạn, chớ sinh trong nhà nghèo khổ, khi sinh ra thân hình đầy đủ, mặt mũi khôi ngô, cũng chẳng ở nhà, khiến đời tương lai, con cũng được gặp bậc Tôn Thánh như thế này”.
 LỜI BÀN:
     Tô lạc là món gì? Tô lạc làm từ sữa, nó là thức ăn ngon bổ của người Ấn Độ thuở xưa, cũng giống như giữa cheese và butter bây giờ.
     Trước hết, chúng ta thấy lời phát nguyện của Thi Bà La sau khi cúng dường tô lạc dâng Phật, có nói tới: “không sinh vào chỗ bát nạn”, chúng ta cần biết chỗ bát nạn là gi? Bát nạn là tám trường hợp không thuận lợi xảy ra cho việc đạt giác ngộ, đó là: 1- Địa ngục, 2- Súc sinh, 3- Ngạ Quỷ, 4- Trường thọ thiên (sống rất lâu), 5- Biên địa (biên giới nơi hẻo lánh), 6- Căn khuyết (như câm điếc), 7- Tà kiến (thấy sai lệch), 8- Thời không có Phật hoặc không có Phật pháp (không có giáo pháp của Phật).
    Phần Kinh trên, chúng ta thấy chính Phạm Chí Da Nhã Đạt là người đã khởi sự gây duyên cho người chăn trâu Thi Bà La được đến gặp Phật. Vì Phạm Chí cúng dàng Phật, cần mua tô lạc nên đã gặp người chăn trâu, và vì vậy đưa đến việc người chăn trâu được gặp Phật. Đây cũng là nhân duyên 2 người, chắc rồi sẽ còn gặp nhau nữa, chúng ta thử để ý xem.
    Cái tên “Thi bà La” đã xuất hiện từ 91 kiếp về trước, nên Đức Phật Thích Ca đã đặt cho con Trưởng giả Nguyệt Quang với cái tên hàm chứa hai ý nghĩa: một là tên đã có từ 91 kiếp về trước, hai là khi sinh ra các người xung quanh sợ hãi bỏ chạy vì đứa bé vừa sanh ra đã ôm hòn ngọc lại biết nói nên họ tưởng là Ma Quỷ nhập thai.
     Điểm nổi bật nữa cho chúng ta thấy Chư Phật làm những việc mà chúng ta không thể nghĩ bàn tới được, vì những việc làm ấy trái với Khoa học ngày nay. Chỉ có một bình tô lạc, mà cả nghìn người dùng vẫn còn dư thừa; lại nữa, tô lạc còn dư ấy đem đổ xuống nước, tự nhiên bốc thành lửa, ví như chúng ta đổ chất acid xuống nước gây phản ứng giữa acid và nước vậy, nhưng acid ở đâu mà Đức Phật bỏ vào bình, mà mọi người dùng không sao hết? Khoa hoc không thể lý giải được việc làm này của Chư Phật.
     Việc làm này cũng đã xảy ra đối với Phật Thích Ca khi Tôn giả Tân Đầu Lư muốn độ cho người giàu có keo kiết là bà Nan Đà, nên Tôn giả đã dùng thần thông để sau mời được bà mang rổ bánh đến chỗ Đức Phật Thích Ca để xin ngài làm lợi lạc cho Bà. Đức Phật cũng đã dùng thần thông làm cho rổ bánh ăn hoài không hết, và cuối cùng mang số bánh còn dư đổ xuống nước, lửa bốc lên. Sự việc này đã làm cho Bà Nan Đà trở thành tin Tam Bảo. Chúng ta tiếp tục theo dõi đoạn Kinh kế tiếp Đức Phật nói về Thi Bà La.
 5). NHIỀU KIẾP NỐI TIẾP:
(Còn tiếp)




__._,_.___


Posted by: Tien Do <

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List