ĂN
CHAY
Toàn Không
Ăn chay
là ăn các loại hạt như gạo, mì, mạch, ngô, các loại hoa lá cây, các loại rau đậu,
các loại củ qủa. Ăn chay là không ăn những món ăn thuộc các loài động vật, từ
to lớn tới các loài nhỏ bé, như trâu bò lợn gà cá tôm cua sò ốc v.v… Vì tất cả
các loài đều là hữu tình, biết thích sống sợ chết cũng như con người, như khi
ta bắt bất cứ một con vật nào chúng đều tìm cách chạy trốn, khi ta giết bất cứ
con vật nào chúng đều sợ hãi, kêu la, dẫy dụa v.v…
Ăn chay
không phải là đổi món ăn cho ngon miệng, cũng không phải là cách ăn kiêng cữ do
Bác sĩ, thầy thuốc dặn bảo, mà là một cách tu hành.
Đức Phật
có lần nói: “Sự sống sống bằng sự chết” nghĩa là ta giết chết các
chúng sinh khác để ăn cho ta được sống khỏe, vì sự sống của ta mà có sự chết của
các loài khác.
Hãy suy
nghĩ thử xem, từ khi sinh ra, lớn lên đến giờ, để được sống mỗi người đã làm chết
biết bao nhiêu sinh vật? Lúc còn bé tuy chưa biết ăn, nhưng ta bú sữa mẹ, mà sữa
mẹ là do đã ăn các sinh vật cùng cơm gạo tạo thành, rồi ta ăn cơm gạo cùng thịt
cá từ bé đến bây giờ đã gây tang tóc cho biết bao sinh vật. Đó là chưa nói tới
những kẻ không có lương tâm giết để thích thú như đi săn đi câu, giết để được
tiền tài, danh vọng v.v…
Tại sao
ta phải giết chết chúng sinh khác để ăn trong khi ta không cần giết các sinh vật
vẫn có cái cho ta ăn, đầy rẫy thảo mộc cho ta ăn, lại giữ được sức khỏe cho ta?
Có phải “vì ta” một cách qúa đáng, nên ta mới thờ ơ không cần biết tới sự khổ
chết của các sinh vật?
Nếu sự
sống của con người không làm chết các sinh vật khác, mà ta vẫn sống, cuộc đời đẹp
đẽ biết bao.
1).
LÝ DO NÀO GIẾT SINH VẬT ĐỂ ĂN?
Từ thuở
tái lập địa, loài người được sinh ra đầu tiên, rồi các thứ nấm xuất hiện, sau
đó các loại cây có hạt, tới cỏ cây, và sau tới các sinh vật hiện diện trên thế
gian này (xin xem quyển Nguồn Gốc Loài Người cùng tên tác giả). Lúc đầu, loài
người chỉ ăn các loại nấm, hạt, hoa, lá, củ, quả, cây, nghĩa là chỉ ăn thức ăn
bằng thực vật mà thôi, nhưng dần dần con người ăn thịt cá là do:
1. BẮT
CHƯỚC DÃ THÚ ĂN THỊT:
Khi súc
sinh xuất hiện, có những loài ăn thịt, con người thấy các loài ấy ăn thịt, cá,
nên bắt chước ăn.
2. THỨC
ĂN THỰC VẬT KHAN HIẾM:
Khi các
thức ăn bằng thực vật khan hiếm, không đủ cho con người ăn, nên đã ăn các loài
động vật.
3. CẢM
TƯỞNG KHỎE KHI ĂN THỊT:
Khi con
người ăn thịt các loài động vật, họ cảm thấy khỏe mạnh, mặc dù họ chưa ý thức
được sự sai trái trong vấn đề gây nghiệp, và chưa biết những tai hại lâu dài của
nó cho sức khỏe như các nhà Khoa học đã khám phá ra.
Bởi vậy,
ngày nay với đà văn minh của con người, chúng ta đã hiểu mọi vấn đề, với kỹ thuật
trồng trọt tân tiến, có đủ các loại hạt và thảo mộc cho chúng ta ăn. Lại được Đức
Phật khai thị cho ta đường ngay lẽ phải, được các nhà Khoa học thí nghiệm, phân
tích tỉ mỉ lợi của ăn chay và hại của ăn thịt như thế, thiết tưởng chúng ta
không nên giữ tà kiến ăn thịt ấy nữa.
2).
THỂ HIỆN LÒNG TỪ BI BÌNH ĐẲNG:
1. ĂN
CHAY THỂ HIỆN LÒNG TỪ BI:
Nếu người
Phật tử không có lòng thương xót trước cảnh giết chóc, hạt giống từ bi mỗi ngày
cạn dần. Ngày xưa, Đức Phật đã nói: “Nếu còn ăn chúng sanh thì còn phạm
giới sát sinh, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng làm ung thối hạt giống từ bi
bình đẳng, không thể tu hành thành Phật được”.
Người
Phật tử không vì lý do gì mà không thực hành công đức từ bi trong đời sống của
mình từ ý nghĩ đến ăn uống. Nếu vì muốn sướng miệng mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt
đầu moi ruột, lột da những con vật hiền lành vô tội; nhẫn tâm bịt mắt làm ngơ,
không nghe tiếng những con vật kêu la thảm thiết, giãy chết trước những bàn tay
tử thần của con người, sao gọi được là người Phật tử?
2. ĂN
CHAY THỂ HIỆN LÒNG BÌNH ĐẲNG:
Tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, ta không nên phân biệt người và vật khác
nhau, các loài vật đều có tri giác, cũng có sự thông minh về một phương diện
nào đó, chỉ là mang thân hình súc vật mà phải như thế. Con người khi đầu thai
làm các loài ấy cũng như vậy không hơn không kém, khi súc vật sinh trở thành
người cũng là người như mọi người. Có người chủ trương rằng: “Trời sinh ra
sinh vật là để phục vụ con người, con người có toàn quyền hành hạ giết bỏ hay
làm món ăn v.v…” Chủ trương hành động này là không có lòng từ bi bình đẳng,
người có ý nghĩ hành động ác sẽ tạo nghiệp xấu. Quan niệm “Vật dưỡng nhân”,
vật nuôi người, rất sai lầm vì bảo thủ cái “ta”, ích kỉ ngạo mạn, gây bất bình
đẳng, không có lòng nhân từ giữa người và vật, là vô minh
3).
ĂN CHAY TRÁNH NGHIỆP VÀ BỆNH:
1. ĂN
CHAY TRÁNH NGHIỆP BÁO:
(Còn tiếp)
__._,_._ĂN CHAY
Posted by: Tien Do__
Toàn Không
(Tiếp theo)
3).
ĂN CHAY TRÁNH NGHIỆP VÀ BỆNH:
1. ĂN
CHAY TRÁNH NGHIỆP BÁO:
Ăn thịt nợ thịt, giết mạng đền mạng không thể tránh được ở kiếp sau, Đức Phật dạy
trong Kinh Lăng Nghiêm: “Hễ giết mạng phải trả mạng, tâm giết hại chẳng dứt
trừ không thể nào ra khỏi khổ não được”.
Có người nói: “Cỏ cây cũng có đời sống, tại sao ta không nên giết hại các
sinh vật mà lại giết hại cây cối được?” Đúng, cây cỏ cũng có đời sống,
nhưng cây cỏ không có cảm giác, không có ý thức muốn sống, sợ chết, đau khổ, sợ
hãi, vui buồn như các sinh vật. Con người là một sinh vật có tri thức cao, được
đánh giá cao hơn các loài sinh vật. Vì vậy việc gây nghiệp sát sinh con người nặng
hơn đối với nghiệp sát sinh súc vật là vậy. Vì cỏ cây không có cảm giác tri
giác, nên việc cắt cây cỏ không gây sợ hãi đau khổ cho cây cỏ, do đó Phật nói
ăn hoa, lá, củ, quả của cây không gây nghiệp báo.
Một câu hỏi đặt ra: “Khi một người bị bệnh do vi trùng gây ra, nếu dùng thuốc
diệt trừ vi trùng, Bác Sĩ cho toa trị bệnh và người uống thuốc có gây nghiệp giết
sinh vật hay không?” Trước hết, giết sinh vật lớn gây nghiệp lớn, giết sinh
vật nhỏ gây nghiệp nhỏ, nhưng Bác sĩ có bao nhiêu phước đức cứu người. Cái phúc
đúc cứu người có dư thừa để trả cho nghiệp giết hại vi trùng nhỏ bé. Bệnh nhân
nghe lời Bác sĩ uống thuốc để giết vi trùng, đây chỉ là tòng phạm không phải
chính phạm nên tội rất nhẹ. Do đó cả Bác sĩ và bệnh nhân đều không mang nghiệp
đúng với ý nghiã của nó.
2. ĂN
CHAY TRÁNH BỆNH TẬT:
Các nhà khoa học nghiên cứu chất dinh dưỡng đều đồng ý: Không chỉ trong thịt cá
mới có chất dinh dưỡng, mà trong các loại rau đậu củ qủa cũng có đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho con người, và đều đồng ý rằng trong các chất thịt tôm
cua v.v… là nguồn gốc gây ra bệnh như bệnh cao mỡ, bệnh áp huyết cao, bệnh dị ứng,
bệnh tim mạch, bệnh ung thư v.v… Vì vấn đề ăn mà con người tự tạo bệnh cho mình
mà chẳng hay biết, một bằng chứng là rau đậu và các loại thực vật để lâu thì héo
úa, ung thiu ít mùi hôi. Còn thịt cá để lâu thành bầm thối sinh ròi bọ, mùi hôi
tanh thối tha nồng nặc chịu không nổi. Ăn rau đậu hoa qủa, trong người cảm thấy
nhẹ nhàng thơm tho, còn ăn thịt cá thấy hôi tanh và cơ thể nặng nề. Cũng vì thế
mà khi nấu nướng người ta thường cho gia vị để làm át mùi tanh hôi của thịt cá
đi mà ai cũng nhận biết sự thật là như thế.
Khi các con vật có bệnh nọ bệnh kia mà ta không biết, rủi ăn thịt các con vật ấy,
sẽ mang bệnh vào người. Ngoài ra, lúc các con vật bị giết thường rất tức giận kêu
la phản đối, nhất là các con vật to lớn, trong khi tức giận, nó tiết ra một chất
độc, chất độc này ở trong máu và các thớ thịt của nó. Ăn thịt ấy sẽ bị nhiễm độc,
nếu chất độc hay bệnh của con vật chưa đủ sức phát tác trong cơ thể ta, chất độc
hay bệnh ấy sẽ tồn đọng lại đó chờ khi đầy đủ nhân duyên sẽ phát sinh tấn công
một bộ phận nào yếu nhất trong người, lúc ấy khó mà cứu chữa!. Các Bác sĩ
Soteyko và Varia Kiplami nói: “Trong các thứ thịt có nhiều chất độc
có hại cho sức khỏe con người”.
Người có thành kiến sai lầm tưởng rằng chỉ có thịt cá mới đủ chất đạm cho sức
khỏe con người, thật ra người ăn thịt cá không có sức chịu đựng dẻo dai bằng
người ăn chay. Irwin Fisher, Giáo sư đại học Yale Hoa Kỳ sau
nhiều năm nghiên cứu thí nghiệm đã tuyên bố: “Ăn thịt hay ăn những sinh vật
có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào
như người uống rượu tưởng là mạnh, nhưng thực ra rất yếu”. Một
Khoa học gia tên White tuyên bố: “Các thứ bột, trái cây, đậu, rau cải
là những thức ăn đầy rẫy mà thiên nhiên dành để nuôi sống chúng ta, các thứ ấy
nấu nướng giản dị, rất hợp vệ sinh, lại bổ dưỡng. Nó làm cho thân thể chúng ta
tráng kiện, tinh thần minh mẫn, lại tránh được bao nhiêu thứ bệnh tật”.
Một bằng chứng cho thấy một số động vật chỉ ăn cỏ hoặc lá cây, có thân hình thật
to lớn lại khoẻ như voi, trâu, bò, ngựa, dê, v.v…, chúng chẳng bao giờ ăn thịt
cá cả, tại sao chúng lại to lớn khoẻ mạnh như thế ?
4). HỢP
CẤU TẠO CON NGƯỜI:
Con người cũng như muôn loài khi được sinh ra đều có những đặc thù riêng biệt
cho mỗi loài. Cách cấu trúc để sinh tồn và hoạt động của mỗi loài cũng khác
nhau, nhưng cũng có một số điểm cấu trúc trùng hợp tương đồng giữa loài này và
loài kia. Chúng ta thử phân tích những điểm tương đồng và dị biệt giữa những
loài ăn thịt và loài ăn cỏ, lá, hoa qủa và so sánh với loài người xem chúng giống
và khác con người ở chỗ nào?
1. VỀ
CẤU TRÚC RĂNG MÓNG:
Loài ăn thịt như sư tử, hổ (cọp), báo (beo), gấu, v.v…, các loài này có răng
nanh rất dài, nhọn, và sắc. Tất cả các loại trên đều có móng chân rất cứng,
cong, dài, nhọn, sắc. Khi dùng miệng cắn, móng vuốt chụp bắt trúng con mồi, con
mồi khó mà thoát khỏi. Chúng dùng răng nanh cắn vào há ra, dùng móng vuốt để giữ,
răng nanh cắn vào để lôi xé, và nuốt luôn không cần nhai vì chúng không có răng
hàm bằng phẳng để nhai.
Còn loài ăn cỏ, lá như voi, bò, ngựa, dê, nai v.v… không có răng nanh và móng
vuốt ghê gớm dữ tợn, chúng chỉ có răng hàm để nhai cỏ, lá, trước khi nuốt.
Đối với con người, ai cũng tự biết, răng móng của mình chẳng thể sánh được với
loài hổ beo hùm sói kia, con người lại có hàm răng với ba mươi hai chiếc răng bằng
phẳng trắng nõn đẹp đẽ như thế, chỉ có thể so sánh giống như các loài ăn cỏ lá,
hoa qủa mà thôi.
2. VỀ
CẤU TRÚC BỘ PHẬN TIÊU HÓA:
Các nhà khoa học cho biết …
(Còn
tiếp)
__._,_.___