Popular Posts

Thursday, November 28, 2019

NHÌN KHÁI LƯỢC TÔN GIÁO



                      NHÌN KHÁI LƯỢC TÔN GIÁO
                                  ( ÔN CỐ TRI TÂN )
                                           ĐẠO NHO
                                        Của Khổng Tử                                   
Vào khoảng thế kỷ thứ V, trước Thiên Chúa, ở phía Đông nước Lỗ, sau thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa, có xuất hiện một nhân vật xuất chúng, đó là Đức Khổng Tử.
Khổng Tử người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, thuộc Phủ Duyên Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa.( Trung Cộng ).
Khổng Tử muốn lấy đạo luân thường mà dạy người, từ cách ăn ở với nhau trong đời.                         .Khổng Tử đi du lịch trong mấy nước chư hầu, hết nước nọ qua nước kia, môn đệ theo Khổng Tử cũng nhiều.                                                                                                                                         Tôn chỉ của Khổng Tử có nhiều lý tưởng cao siêu. Nhưng về đường thực tế thì chú trọng ở luân thường đạo lý. Cái đạo lý của Khổng Tử có thể muôn đời sau không thể vượt qua được.                      Đối với bổn phận làm người, Khổng Tử dạy:                                                                                  Quân Tử động nhi thể vi thiên hạ đạo. Hành nhi thế vi thiên hạ pháp. Ngôn vi thế vi thiên hạ tắc.    Nghĩa là: Người quân tử cử động việc gì là để làm đạo  cho thiên hạ.  Làm lụng việc gì là để làm phép cho thiên hạ. Nói năng điều gì là để làm mực cho thiên hạ.
                                                   ĐẠO GIÁO                                                 
                                                    Của Lão Tử                                                                    
Đạo  Giáo là của Lão Tử, Lão Tử nói: Trước khi có trời đất là chỉ có Đạo, Đạo là bản thể của vũ trụ, là cái gốc nguyên thỉ của các sự tạo hoá. Vạn vật đều do Đạo mà sinh ra. Nên sửa minh và trị nước phải theo Đạo, nghĩa là người ta nên điềm tỉnh vô vi, cứ tự nhiên , chứ không nên dùng trí lực mà làm gì cả. Đạo của Lão Tử lúc đầu là một môn triết học rất cao siêu, về sau những người giảng đạo thần tiên vịn theo đạo Lão Tử mà nói, những chuyện số kiếp, những sự tu luyện để được phép trường sanh bất tử,..Do đó đạo của Lão Tử trở thành Đạo Giáo.
                                                  ĐẠO PHẬT GIÁO
                                              Của Đức Phât Thích Ca
Đạo Phật Giáo là của Thái Tử Sĩ  Đạt Ta, là vị Phật hoá hiện làm người, trong cung điện giàu sang, quyền thế hơn thiên hạ, mà còn xả bỏ tất cả đi vào rừng, phải chịu cảnh đói khát, quyết chí tu hành   đắc Đạo để giác ngộ cho 5 giai cấp, trong xã hội Ấn Độ, khinh miệt nhau như thú vật
1/-Giai cấp Bà La Môn , tự nhận là hang cao thượng                                                                          2/- Giai cấp hang vua chúa, tự coi mình là cha mẹ dân                                                                       3/- Giai cấp Xá Phệ , tự coi mình là hang thương gia  giàu có                                                      4/-Giai cấp Phan hạng, là hà tiện nô lệ                                                                                                5/- Giai cấp Ha Ba Ria, bị các giai  cấp khinh miệt như thú vật                                                                                                                                                      Sanh Thái Tử hồi thế kỷ thứ Sáu, đến năm 19 tuổi, Ngài nói ở trần thế nầy không ai tránh khỏi “ sinh, lão, bịnh, tử “.                                                                                                                                Đức Phật giáng thế giác ngộ cho 5 giai cấp biết rằng, khi loài người nhắm mắt lìa đời, chỉ nắm hai bàn tay trắng, không ai đem theo được một thứ gì, nhưng nghiệp  quả phải mang theo, để được hưởng hay đền trả, nên hiểu như vậy , làm người không nên khinh miệt nhau làm chi
Tôn chỉ của Đức Phật Thích Ca là :”1/- Đời là khổ não, 2/- Sự thoát khỏi khổ não “

                                             ĐẠO THIÊN CHÚA
                                               Của Chúa Giê Su                                                                                                                                   
Khi xưa toàn xứ Âu La Ba không có nhứt định theo một tôn giáo nào, Mỗi dân tộc thờ một vị thần riêng. Thường họ nghĩ sự tạo hoá mà tưởng tượng ra các vị thần rồi lập đền, làm đài để thờ cúng.       Chỉ có  dân tộc Do Thái ở đất Tiểu Á Tế Á, nay là Palestine mới có độc lập, thờ một vị thần Jéhovah ở thành Jérusalem, họ tin vị thần ấy sinh ra người và vạn vật, cho nên phải thờ vị thần đó mà thôi.                                                                                                                                                           Khi La Mã đã kiểm soát được đất Tiểu Á Tế  Á , đất bắc  A Phi Lị Gia, đất Tây Nam Âu La Ba  và dân tộc Do Thái cũng thuộc La Mã , Đạo Do  Thái lúc nầy đã bị suy đồi không được phát triển , thì có Ông Gia Tô xuất hiện lập ra Đạo mới, lấy từ bi, bác ái làm gốc,  dạy chúng sanh phải tha thứ, thương mến nhau như anh em một nhà và chỉ thờ “ Thiên Chúa “ .                                             Đạo Thiên Chúa chỉ thờ “ Thiên Chúa, là Đức Chúa Giê Su, Đức Mẹ thì Kính.
Từ đó truyền bá khắp nơi. Đến năm 313 tức là  thế  kỷ thứ tư, được vua La Mã cho giảng Đạo Thiên Chúa khắp đất nước, bấy giờ Đạo Thiên Chúa phát triển mỗi ngày một hơn và lập Giáo Hoàng để thống nhứt Đạo Thiên Chúa, đặt Linh Mục, Giám Mục để Đại Diện Thiên Chúa. Những chức sắc của Đạo Thiên Chúa phải là những vị nhân cách đàng hoàng, để chúng dân nhìn vào những vị ấy mà tin Đạo của Đức Chúa Giê Su là Đạo chân lý, hướng dẫn giáo dân, tổ chức các cuộc lễ Đạo những vị  Giám Mục, Linh  Mục là người phải học Đạo tu hành, hiền lành, đức độ đàng hoàng mới lãnh đạo đượcgiáo dân. Hệ thống lãnh đạo Đạo Thiên Chúa hiện nay, trên hết là Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, các vị Linh Mục mặc áo nhà tu màu đen tiêu biểu người tu của Đạo Thiên Chúa, đạo đức, tác phong luôn luôn gương mẫu cho giáo dân.

                                    ĐẠO TIN LÀNH
                                        CŨNG ĐẠO THỜ CHÚA GIÊ SU
                                           Do Hội Phúc Âm Liên Hiệp
                                                   Ở Mỹ Chấn Hưng                                             ,                                                   
Chức săc Đạo Tin Lành là Mục Sư, mặc sắc áo bình thường, cũng  lập gia đình, có vợ, có con, theo luật sinh tồn nhân loại; ở nhà riêng, chỉ khi hành lễ mới lên nhà thờ. Nhà thờ là nơi để thờ phụng nhóm hợp, lễ Đạo.                                                                                                                             Mục Sư đầu tiên tại Việt Nam là “ Hoàng Trọng Thừa “, đặc biệt không mặc đồ Âu Tây, chỉ mặc Quốc Phục Việt Nam, áo dài, khăn đóng, rất được lòng người Việt Nam quanh vùng.                     Tuy Mục Sư có vợ, có con nhưng tư cách, đạo đức lúc nào cũng chứng minh rất đàng hoàng hơn nhiều người, mới được  Đại Diện Đức Chúa Giê Su, lãnh đạo tín đồ.và tổ chức các cuộc lễ gọi là Chủ Lễ.  Năm 1902 Thánh Kinh Hội Anh Quốc bắt đầu lập được trụ sở ở Đà Nẳng, Việt Nam.                        Ngày 25  tháng 5 năm 1911, giáo sĩ R.A. Jaffray cùng giáo sĩ Paul M, Hosler được nhà cầm quyền Pháp cho phép mở cơ sở truyền Đạo tại thành phố Đà Nẳng VN và đã mua lại cơ sở Thánh Kinh Hội Anh Quốc tại gốc đường Khải Định , Nguyễn Hoàng để làm trụ sở đầu tiên của Hội Truyền Giáo Như vậy Đạo Tin Lành gia nhập chánh thức vào Việt Nam kể từ 1911 nhà Thờ đầu tiên tại Việt Nam có tên là “ First Aname Chapel “ . Đầu tiên mở được Lớp Trường ngày Chúa Nhật, có 7 người tham dự.
                                                ĐẠO CAO ĐÀI
                                           Do Đấng Chí Tôn Về Cơ
                                          Giáo Chủ Không Xuất hiện
Theo sự kiện đã ghi lại, hạ tuần tháng 3 năm Tân Dậu 1921, Quan Phủ Phú Quốc Ngô Văn Chiêu, một buổi trưa Quan Phủ đang ngồi nghỉ trên võng sau Dinh Quận Phú Quốc, bổng nhiên có một hào quang chiếu sáng quây quây trước mặt, với hình dáng một con mắt thật lớn, Quan Phủ sợ quá, liền cầu xin cho biến mất.
Qua ngày hôm sau hình một con mắt cũng hiện ra cho Quan Phủ thấy như vậy, Quan Phủ liền khẩn vái, xin biến mất, Quan Phủ sẽ tạo Thiên Nhản để thờ, thì hình một con mắt từ từ biến mất. Từ đó Quan Phủ Nô Văn Chiêu bắt đầu thờ hình một con mắt gọi là Thiên Nhản, Ông lo tu hành chân chánh, mới đươc Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế về cơ dạy quý vị trong sở Thương Chánh Sài Gòn mở Đạo Cao Đài như sau:
Đến Trung Tuần tháng 7 năm 1925, một nhóm công chức thuộc sở Thương Chánh Sái Gòn thời thực dân Pháp, thường hợp nhau mỗi buổi chiều, xây bàn cầu cơ, các vong về làm thi hoạ vận, ( khi nầy Việt Nam có phong trào cầu cơ ),
Lúc đầu các vong linh của các vị hầu đàn nhập vào, sau có vị xưng là Phật, sau hết có vị Tiên Ông xưng là A, Ă , Â lên cơ làm thơ hoạ vận với quý vị hầu đàn.
Đêm 24 và 25 tháng 12 băm 1925, vị Tiên Ông A, Ă, Â giáng cơ cho biết Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế, từ trước lấy danh là A,Ă,Â, để dễ bề độ dẫn quý vị hầu đàn làm đệ tử vào đường Đạo, từ đó lấy danh hiệu là " Cao Đài ", mở Đạo tại phương Nam, giao phó cho quý vị hầu bàn với trọng trách như sau:
1/-Ông Phạm Công Tắc, 2/- Cao Huỳnh Cư, 3/- Cao Hoài Sang 4/- Cao Huỳnh Diêu, 5/- Trương Hữu Đức, 6/- Nguyễn Trung Hậu.
Sau đó Đức Cao Đài lại thâu ông Lê Văn Trung , cựu nghị viên hội đồng quản hạt và Hội Đồng Tư Vấn của chính Phủ Nam Kỳ làm đệ tử, dạy hoạ hình Thiên Nhản để thờ. Lệnh nầy quý Ông Lê Văn Trung, Phạm Công Tăc, Cao Hoài Cư biết Đức Cao Đài bảo phải đến ông Ngô Văn Chiêu chỉ cho biết thờ Thiên Nhản là chính lý. Kể từ đó Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhản ( hình một con mắt ).
Từ đó Ông Ngô Văn Chiêu và quý vị đã đăng đàn cầu cơ được Ngọc Hoàng chỉ định hiệp nhau phát triển Đạo Cao Đài tại Toà Thánh Tây Ninh, ở tỉnh có Khâm Châu Đạo, ở quận thì có Tộc Đạo là những vị tác phong, đạo đức và giữ giới luật Đạo hơn mọi người.

                                             ĐẠO PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

                                                Của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng lại " Đạo Phật " tại làng Hoà Hảo, mới có Đạo Hiệu là " Phật Giáo Hoà Hảo ", đúng như lời của Đức Phật Thích Ca nói với Ngài Ananda mấy ngàn năm xưa.
Đức Huỳnh Giáo Chủ chính thức Khai Sáng Đạo  ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, nhằm ngày July 4 năm 1939, toàn dân Hoa Kỳ tưng bừng náo nhiệt mừng ngày đất nước Hoa Kỳ Độc Lập.
Đạo Phật Giáo Hoà Hảo là một " Tôn Giáo Tam Giáo Quy Nguyên " , nghĩa là Đức Huỳnh Giáo Chủ từ nhỏ đến năm 19 tuổi, không hề học với bất cứ ai một môn phái nào, cũng không cần đọc bất cứ sách nào đã có từ ngàn xưa, Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng siêu hình thực nghiệm, tổng hợp chân lý của : Phật Thích Ca, của Khổng Tử và của Lão Tử khi đang thuyết để khuyên trai, gái
" Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy Đạo làm người.
Xem truyện thơ chẳng biết hổ ngươi,
Mà làm thói Điêu Thuyền Lử Bố. "...

-Điêu Thuyền là con nuôi của Vương Doãn, làm chức Tư Đồ của nhà Hán, Nhân thấy Đổng Trác chuyên quyền phế lập,  Vương Doãn muốn Lữ Bố giết Đổng Trác.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa, các nhà cách mạng trí thức An Nam, chống Tàu đô hộ An Nam, chứ không ai chống Khổng Tử và Lão Tử ?..Ngày nay chống Trung Cộng, nhưng cha mẹ họ ngày xưa đã học những cái hay, cái tốt của Khổng Tử và Lão Tử.
Tác giả Trần Trọng Kim trong quyển Việt Nam Sử Lược nói: " Cái Đạo luân lý của Khổng Tử có thể truyền cho muôn đời, về sau không bao giờ vượt qua được ."
Đức Huỳnh Giáo Chủ mở Đạo dạy đời với giáo lý Tứ Ân, Thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ hay người thân qua đời, chẳng những rất phù hợp với phong tục tập quán dân Tộc Việt Nam; mà còn phù hợp với loài người trên thế giới; đã làm người không ai không có Tứ Ân, Nên chỉ một năm đầu Khai Sáng Đạo, số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo tăng vọt gần hai triệu người.
                      GIÁO ĐIỀU CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ::
                                                           . :
                             1/-..." Chốn tửu điếm ta nên xa lánh,
                              Tứ đổ tường đừng có nhiễm vào.
                               Người tránh xa mới gọi trí cao,
                               Sa bốn vách mang điều nhơ nhuốc"...

                              2/- Uống rượu ,- Phải cữ tuyệt;                                                                                                    Nhưng khi có tiệc lễ với người ngoài và không phải nhằm ngày chay lạt, có thể dùng một đôi chútrượu thật nhe5d9e63 đừng có tỏ sự chia rẽ kẻ ngoại Đạo. Nếu say su7ase4 phải tội lỗi."...
                              3/- Cờ bạc - Phải cữ tuyệt;
Những kẻ cờ bạc muốn vào Đạo, phải thệ nguyện bỏ cờ bạc rồi mới được nhìn nhận . Về sự nầy, chẳng có cuộc vui nào có thể châm chế được.
                               4/-/-Thuốc phiện- Phải cữ tuyệt không được hút một điếu nào hết. Những kẻ hút muốn vào Đạo, phải bỏ hút rồi mới được nhìn nhận. Trừ ra những người đau mà thầy thuốc bảo phải dùng một chút ít hợp với các vị thuốc khác mới có thể châm chế đặng.
                               5/-Ăn chay kỳ mỗi tháng 4 ngày :Đầu tháng  14 rằm ( 15 ),  cuối tháng 29 và 30. ấy là quy tắc của người tín đồ
                               6//-...." Đối với những hạng tu hành mà mình biết rõ là dối thế (Như...) hãy tìm cách khuyên can các ông trở lại con đường chân chính của Đạo Phật. Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, mình phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ. "
                               7.." Không người nào được phép xưng mình là người trong Đạo mà lại không giữ luật. Kẻ nào làm trái luật lệ trong sự đạo đức dầu không xin thôi Đạo hay là chưa bị bôi tên cũng bị trách nhiệm việc làm của họ và coi như người ngoại Đạo.
Nhìn Khái Lược về các tôn giáo, số người có chức sắc của mỗi tôn giáo, người nào cũng rất hiền lành, tác phong đạo đức, hầu hết đều phải đúng đắn, nhân cách đàng hoàng, không cờ bạc, không ăn nhậu say xỉn, tứ đổ tường không sa vào vách nào, nói năng không sai lời, chuyện có không nói không, chuyện không cũng không nói có, có ngĩa là không láo khoét, không vu oan giá hoạ cho bất cứ ai để phải mất đức, không bao giờ mạo danh người khác để gây oán, gây thù,...Người có đạo đức tác phong đàng hoàng như thế, trong tôn giáo mới được chọn làm Trưởng Ban Tổ Chức các cuộc lễ Đạo,gọi là  Chủ Lễ, làm gương cho bá tánh nhìn thấy tư  cách tác phong của người Chủ Lễ , từ đó người ta tin tôn giáo đó dạy tu hành chánh lý.
Còn những kẻ ăn nhậu say xỉn, láo khoét, vu oan giá hoạ người nầy, người nọ hay mao danh người khác làm điều gia ác, thất đức...những người như thế từ xưa người ta thường thấy là " Chúa Của Đảng Cướp giết người hoặc Trưởng băng đảng Du Côn, chuyên đâm thuê, giết mướn ", chứ không thấy tôn giáo nào có đề cử những phần tử bất hảo như thế được mang danh tư cách của một tôn giáo, để tổ chức hội hợp, lễ lộc, dù cuộc lễ nhỏ hay lớn, bao giờ ?.
                        Huỳnh Kim

  •  
· 
· 
· 


  •  
·  ,
· 

·  or
· 

__._,_.___

Posted by: jh hk 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List