LÒNG TỪ
BI
Toàn Không
Quán
Từ Bi để trừ lòng sân giận hận thù
Từ là cho vui, Bi
là cứu khổ diệt khổ, Từ Bi là cho vui diệt khổ cho tất cả mọi loài chúng
sanh, đó là hành động lợi tha cứu đời.
Từ Bi
không phải là thụ động yếm thế nhu nhược mà nhiều người lầm tưởng rằng hễ có lòng
từ bi, ai muốn làm gì dù phải trái cũng im lặng nghe theo. Thực ra lòng từ bi
khiến người ta vận dụng tâm tư khả năng phương tiện để làm cho mọi người mọi loài
thoát khổ được vui, Từ Bi bao hàm ý nghĩa rộng lớn vô bờ bến, vì cho vui diệt
khổ không những về vật chất mà cả tinh thần, không những với loài người mà còn
bao gồm tất cả chúng sinh.
1). TẠI
SAO PHẢI CÓ LÒNG TỪ BI?
Tính sân
giận oán hờn của con người là một nguyên nhân tai hại lớn gây ra khổ đau cho
người và muôn vật. Từ việc nhỏ bé gây đổ vỡ mất hạnh phúc giữa những người thân
như vợ chồng anh em, họ hàng bạn bè, cho đến việc lớn như chém giết khủng bố
chiến tranh giữa các phe phái, các nước, màu da, tôn giáo, v.v…
Tất cả
đều do sân hận mà ra, nó nằm sẵn ở trong mỗi con người, có dịp là nó bùng nổ.
Vì thế từ thời tiền cổ đến bây giờ, giết chóc chiến tranh luôn luôn xảy ra không
ở nơi này thì ở nơi khác, không sao dứt được cảnh khổ; Phật giáo có phương cách
dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt
khổ cho vui, vì thế chúng ta cần “Quán Từ Bi” là vậy.
2). TỪ
BI CHO VUI CỨU KHỔ:
Người
có lòng từ bi không bao giờ sát sinh người và vật, người Phật tử chân chính
không giết súc vật để ăn, không giết súc vật để vui như đi săn bắn câu cá;
chính nhờ lòng từ bi mà cuộc đời thêm vui bớt khổ, sự chém giết giảm đi bớt tàn
khốc, người và muôn vật coi nhau như anh em họ hàng.
Nhưng
chỉ cho vui và diệt khổ trong hiện tại, chưa đúng với ý nghĩa của nó, người Phật
tử còn phải nghĩ đến cho vui và diệt khổ tương lai nữa, tức là phải gây nhân
vui cho tương lai và diệt nhân khổ cho tương lai, làm sao thực hành từ bi ở diểm
này?
Mọi người đều biết tâm ý là nguồn gốc của mọi hành động thiện ác trong ý khẩu
thân, ý điều khiển khẩu nói năng thân hành đông thiện ác. Do đó, muốn gây nhân
vui cho tương lai và diệt nhân khổ cho tương lai chúng ta phải tu tâm ý trước
nhất. Tâm ý tu rồi thì khẩu thân theo ý mà nói làm những việc tốt, bỏ nói làm
các việc ác, vì thế phải chú trọng tu tâm dưỡng tánh là vậy.
3). TỪ
BI KHÁC BÁC ÁI RA SAO?
Có người
cho rằng Bác Ái rộng hơn Từ Bi, có người nói Bác Ái cũng giống như Từ Bi; để hiểu
rõ vấn đề này, chúng ta lần lượt phân tích ý nghĩa của hai danh từ này:
Bác Ái: Bác nghĩa là rộng,
lớn, Ái là yêu thương, Bác Ái là lòng thương mọi người; người có lòng Bác Ái
thương yêu mọi người, thường cứu giúp người hoạn nạn, ốm đau, khuyết tật, bất
bình thường, nghèo khổ từ vật chất đến tinh thần.
Từ Bi, như trên đã giải thích,
Từ Bi là cho vui diệt khổ cho mọi loài chúng sanh, nó bao gồm sáu cõi Trời, Người,
A Tu La (Thần), Súc Sinh, Ngạ Qủy, Địa Ngục. Nó rộng lớn bao la như thế chứ
không chỉ một loài người, nhưng chúng ta thường sống chung và đụng chạm với
loài Súc Sinh vì chúng ta chỉ có mắt thịt không trông thấy bốn loài kia. Từ Bi
còn có ý nghĩa cho vui diệt khổ tất cả nguồn gốc ngọn ngành, chứ không phải chỉ
xoa dịu cái hiện tại mà thôi, như người làm vườn không phải chỉ cắt các cỏ dại,
mà phải nhổ tận gốc rễ không cho mọc lại nữa.
Như thế
Từ Bi về không gian bao gồm tất cả mọi loài trong sáu cõi, về thời gian bao gồm
cả hiện tại và tương lai; còn Bác Ái về không gian chỉ chú trọng một loài người,
về thời gian chỉ chú trọng trong hiện tại mà thôi. Nói một cách khác, Từ Bi bao
gồm hết nghĩa của Bác Ái, còn Bác Ái không trùm được nghĩa lý Từ Bi rộng lớn.
Một số
người không hiểu nghĩa của Từ Bi, nên đã bắt chước, dùng danh tự này không đúng
chỗ, đây là việc làm khiến cho người cười chê cho việc lạm dụng ngu muội, thật là
đáng tiếc đáng thương!!
Cũng cần
phân biệt lòng từ bi và lòng yêu thương quyến luyến khác nhau mà đức Đạt Lai
Lat Ma thứ 14 đã nói: “Tình yêu thương khắn khít giữa vợ chồng, cha mẹ, anh
chị em, họ hàng, bạn bè thân thiết v.v…thường phát xuất từ lòng quyến luyến;
khi lòng quyến luyến thay đổi, lòng yêu thương cũng thay đổi hay biến mất luôn,
đây không phải là tình yêu thương chân thực.
Tình
yêu thương chân thật không phát xuất từ sự quyến luyến, mà phát xuất từ lòng vị
tha, như khi thương xót hay động lòng trắc ẩn đối với người nghèo khổ bệnh tật;
trong trường hợp này, lòng từ bi của bạn sẽ tồn tại như một sự đáp ứng cho con
người bị đau khổ”.
4).
LÀM SAO ĐỂ CÓ LÒNG TỪ BI?
(Còn tiếp)
LÒNG TỪ
BI
Toàn Không
(Tiếp theo)
Quán
Từ Bi để trừ lòng sân giận hận thù
4).
LÀM SAO ĐỂ CÓ LÒNG TỪ BI?
Muốn huân tập được lòng từ bi, chúng ta phải dùng phương pháp
quán tưởng, có ba cách sau đây:
1.
QUÁN CHÚNG SINH DUYÊN TỪ (Quán sát cảnh đau khổ của chúng sanh để
phát sinh ra lòng từ bi):
Đây
là phương pháp dễ thực hành nhất, khi quán thấy chúng sinh đau khổ mà thành cảm
lòng thương xót đưa đến lòng từ bi sinh khởi; chúng sanh ở trong sáu cõi còn
đang chìm đắm trong sinh tử phiền não nhiễm ô, chỉ có loài Trời là tốt đẹp hơn
cả, nhưng vẫn còn ngũ suy trước khi lâm chung là: Tràng hoa đội trên đầu héo
đi, áo choàng dính dơ bẩn, thân mất mùi thơm lại có mùi hôi, thể nữ bỏ đi,
không muốn ngồi tòa nữa. Loài A Tu La (Thần) có phiền não cãi cọ, đấu tranh,
xung đột, giết chóc, sợ hãi; loài Ngạ Qủy (Ma Qủy) bị đói khát bức khổ; loài đọa
Địa Ngục bị giam cầm hành hạ vô cùng đau khổ liên tục lâu dài, như phải nằm
trên giường chông, giường sắt nóng đỏ, bị lửa đốt, bị lột da chặt chân tay
v.v…thật là khổ cùng cực.
Tất cả
những loài trên đây, chúng ta không thể trông thấy mà chỉ được biết qua Kinh Phật
nói; còn loài Súc Sinh có nạn khổ là ăn nuốt nhau, bị loài người giết để ăn, giết
hại cho vui, giết hại vì vô ý, coi sinh mạng loài vật từ lớn đến nhỏ như cỏ
rác, nên loài vật khổ biết chừng nào; loài người cũng chịu khổ não từ vật chất
đến tinh thần trong mưu sinh hàng ngày, cho đến già bệnh chết, có trăm nghìn nỗi
khổ kể sao cho hết được.
Quán
như thế nào để phát khởi lòng từ bi?
Đức
Phật dạy: “Quán sát tất cả chúng sanh trong sáu cõi đều là bà con thân thuộc
với mình”. Chúng ta có thói quen những gì ngoài ta đều không để ý đến, giờ
đây chúng ta bỏ cái vỏ hẹp hòi mà nhận ra rằng:
1- Loài người chúng
ta sống trên trái đất này như sống trong một cái nhà lớn, một đại gia đình,
không phân biệt màu da chủng tộc, không phân biệt nước này nước kia, không phân
biệt tôn giáo này tôn giáo nọ v.v…. Những sự khác biệt ấy chỉ là bề ngoài, vì
ai cũng có xương thịt và các cơ quan bộ phận như nhau, cũng đồng sợ khổ thích
vui như nhau v.v…
2- Rộng lớn hơn nữa, đối
với năm loại chúng sinh khác, chúng ta coi như thành phần trong đại gia đình
trong thái dương hệ này; mặc dù khác nhau về hình thức vì khác loài, nhưng cũng
là chúng sanh có chung một mặt trời là nguồn sống chung; tất cả đều tham sống sợ
chết như nhau, đều biết cảm nhận nỗi vui sướng và đau khổ như nhau. Gần gũi
chúng ta nhất là loài vật, tuy chúng không thông minh biết nói như chúng ta,
nhưng chúng có những điểm riêng đặc biệt của chúng mà có khi ta không có. Chúng
cũng biết thông cảm với chúng ta và giúp chúng ta nhiều việc lợi ích, biết đâu
rằng đời trước hay đời sau này chúng chẳng phải là anh em bà con chúng ta?
Phương
pháp quán này giúp chúng ta mở rộng được cái nhìn hẹp hòi của cái ta (ngã) nhỏ
bé để thể nhập vào cái to lớn là đại gia đình của toàn thể chúng sinh.
2.
QUÁN PHÁP DUYÊN TỪ:
(Quán mình và chúng
sinh cùng một thể tánh do đó từ bi phát khởi):
Chúng
sanh đau khổ là chính ta đau khổ, phép quán này cao siêu hơn phép quán ở trên; ở
đây dùng lý trí để quán sát. Lòng từ bi do duyên “Pháp tánh”(bản
tính chung) mà phát khởi. Hành giả quán sát thấy tất cả chúng sanh cùng mình đều
đồng một “Pháp giới tánh”(bản tính của chúng sinh), cho nên chúng
sinh đau khổ là mình đau khổ, do đó hành giả khởi lòng từ bi cứu khổ ban vui
cho tất cả chúng sinh. Đến địa vị này, hành giả không còn phân biệt mình với
người, không còn phân biệt thân thích hay người ngoài, và chỉ thấy mình và người
có cùng bản tánh (cùng pháp giới tánh) mà thôi; các vị Bồ Tát nhận thấy mình và
chúng sinh cùng đồng một bản thể, nên khi cứu khổ không còn phân biệt người đó
là ai, và khi làm cũng không chấp mình đã làm. Chúng sanh có khổ thì Bồ Tát có
bi, Bồ Tát đã chứng “Pháp duyên từ” chỉ có mục đích làm sao cho
chúng sinh hết khổ được vui thôi.
3.
QUÁN VÔ DUYÊN TỪ
(không cần duyên vẫn
có từ):
Loại quán
này rất cao siêu rất khó thực hành, Vô duyên từ là lòng từ bi không có tâm năng
(làm) duyên và cảnh bị (được) duyên, không dụng công đối đãi giữa mình và người;
lòng từ bi đã sẵn sàng trong thể tánh (Phật tính), nó sẵn sàng lan tràn bao la
trùm khắp, không chọn lựa phân biệt. Hễ chúng sinh có nhu cầu là có đáp ứng
ngay như tình thiêng liêng giữa mẹ và con, cũng như mặt trời mặt trăng chiếu
soi cùng khắp không chừa chỗ nào, sự chiếu soi vô tư, không thiên lệch chọn lựa,
không phân biệt chỗ dơ sạch, nơi cao thấp. Tâm từ bi luôn luôn sẵn sàng, chúng
sanh hễ có cảm cầu là có linh ứng đáp lại.
5). LỢI
ÍCH CỦA QUÁN TỪ BI:
Người
quán Từ Bi sẽ trừ được lòng sân hận giận hờn, bỏ được lòng tật đố ganh tị, dẹp
được ngã chấp hẹp hòi, và đoàn kết được với mọi người; mọi người nếu đều có
lòng từ bi, nhân loại sẽ không còn giận hờn giữa người và người, không còn ghét
hại giữa chủng tộc này và chủng tộc kia, không còn chiến tranh giữa quốc gia
này với quốc gia kia v.v…. Mối liên hệ giữa mọi người, mọi chủng tộc, mọi nước,
mọi tôn giáo sẽ được gắn bó cùng nhau xây dựng hạnh phúc; lúc ấy con người vô
cùng sung sướng khi thấy quanh mình toàn là bà con quyến thuộc như anh em trong
một nhà cùng nhau an hòa.
Từ xưa
tới nay, con người trong nhân loại bị đau khổ là do lòng sân hận giận thù gây
ra, nếu mọi người biết áp dụng lòng từ bi, sự thù hằn độc ác phải giảm đi, đâu còn
việc đầu độc oán hờn vương khắp nơi nơi, mưu lừa dối trá rắc reo nghi ngờ sợ
hãi nữa. Nếu mọi người đều có lòng từ bi, đâu còn cảnh tạo bất an chèn ép bức đọa
con người, gây khủng bố chiến tranh chết bao sinh mạng; nếu mọi người đều thực
thi lòng từ bi, thế giới này là thiên đường vậy.
Trong
Tăng Nhất A Hàm, quyển 3, trang 475 Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sanh tu hành
tâm từ, lưu truyền rộng nghĩa của tâm từ, vì người diễn nói, sẽ được qủa báo tốt
đẹp là: Ngủ yên ổn không chiêm bao dữ, sống yên ổn không bị ác hại, được Trời
Người thương mến, không bị binh đao đạo tặc xâm tổn, không bị lửa nước nguy khốn,
được sinh lên cõi trời Phạm Thiên”. Cũng quyển 3 trang 176, Đức Phật
khuyên: “Khi bị giam cầm chớ khởi tâm ác mà phải khởi tâm từ rải khắp”
Trong
Tạp A Hàm, quyển 4 Kinh 1253, 1255, 1256, Đức Phật dạy: “Số người tu tập
lòng từ bi ít như hòn đất trong tay so với số người không tu lòng từ bi nhiều
như đất của đại địa này. Lại nữa, có người mang 300 chảo cơm bố thí ba lần
sáng, trưa, chiều, công đức bố thí này không bằng một phần muôn ức của người rải
lòng từ bi đến khắp cả chúng sinh dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn như người
vắt sữa bò. Nếu có qủy thần ác muốn đến dò xét tìm chỗ sơ hở của người tu tập
tâm từ bi này thì không thể được, mà ngược lại ngay lúc ấy qủy thần kia tự bị
thương tổn”….,.
__._,_.___
Posted
by: Tien Do <t
__._,_.___
Posted
by: Tien Do <
No comments:
Post a Comment