Popular Posts

Saturday, April 11, 2020

NGỒI THIỀN VÀ QUÁN HƠI THỞ


NGỒI THIỀN
VÀ QUÁN HƠI THỞ
Toàn Không
(Tiếp theo) 
IV). THỰC HÀNH THIỀN:
     Trên đây là chỉ chung cách ngồi, tùy theo pháp môn tu 
mà mỗi người chọn để thực hành thiền. Mỗi pháp môn đều 
có chỉ dẫn cách thực hành thiền riêng của nó như tu Chỉ: 
Là buộc tâm không cho suy nghĩ, không cho tư tưởng khởi lên, 
gọi là dứt vọng tâm dứt tán loạn, phải tỉnh táo sáng suốt và 
tịch tịnh vắng lặng. Tu Quán: Là quán sát các tướng nhân duyên 
sinh diệt, như quán “Thân bất tịnh” để đối trị tham dục, quán 
“Sổ tức” là đếm hơi thở ra vào, đối trị loạn động, ngăn ngừa suy 
nghĩ nhớ tưởng đủ thứ; tu “Tứ Niệm Xứ” quán sát “thân thọ tâm 
pháp”, tu “Tứ Thiền” v.v…. Riêng Thiền Tông, tuy không chủ 
trương ngồi thiền, vì có thể áp dụng trong mọi hoàn cảnh đi đứng 
nằm ngồi đều dụng công tham thiền được cả, nhưng không phải 
là bác bỏ hẳn việc ngồi thiền, vì những người mới tu, ngồi dễ dàng 
hơn cho việc thực hành tham thiền của mình. 
1). CÁCH TRỊ HÔN TRẦM (Trị chìm vào mê tối): 
     Nếu trong khi ngồi thiền tâm biết mờ mịt, nửa thức nửa ngủ, 
đầu gục xuống nhiều, có khi chảy nước bọt rãi từ miệng ra, đây là 
hôn trầm và rơi vào Vô Ký (không tỉnh), phải nhấc đầu lên, mắt mở 
to ra một chút, để tâm nơi đầu mũi. Nếu vẫn còn xẩy ra như thế, phải 
quán “Sổ tức” để trị hôn trầm, đối với người tham thiền phải biết mình 
tham và nghe rõ câu tham tuy không mở miệng.
   Còn có nhiều cách trị buồn ngủ khác mà đức Phật đã dạy, 
sau đây chúng ta lược trích một đoạn Kinh Trưởng Lão Buồn 
Ngủ (thùy miên) trong Trung A Hàm quyển 2 từ trang 391:
     Một thời Phật du hóa ở vườn Lộc Dã xứ Bà Kỳ Sấu, khi đó 
Tôn giả Trưởng Lão Mục Kiền Liên lại ở làng Thiện tri thức nước 
Ma Kiệt.
     Một hôm Đức Phật ở trong định thấy Tôn giả Mục Kiền Liên 
đang buồn ngủ, Ngài liền dùng Như kỳ tượng định, chỉ trong chớp 
mắt Ngài tới ngay trước mặt Tôn giả Mục Kiền Liên và nói:
-  Mục Kiền Liên, Thầy đang mắc phải chứng buồn ngủ.
   Tôn giả Mục Kiền Liên bừng tỉnh, vội trả lời:
- Thưa Thế Tôn, quả thật con đang mắc chứng buồn ngủ.
- Nếu buồn ngủ, thầy biết là tướng nào của mình (sở tướng) gây 
buồn ngủ, thầy chớ tu tập theo tướng ấy nữa. Hãy theo giáo pháp 
khác đã được nghe được biết tùy theo đó mà thụ trì, suy niệm suy tư. 
   Nếu chứng buồn ngủ vẫn chưa hết, hãy dùng hai tay xoa hai bên 
mép tai, hoặc rửa mặt, hoặc đi tắm. Nếu vẫn chưa hết buồn ngủ, 
hãy đi ra ngoài nhìn trăng sao, đi kinh hành, giữ chính niệm, giữ 
gìn các căn, trụ tâm bên trong. 
   Sau khi kinh hành, ngồi thiền trở lại, nếu buồn ngủ vẫn chưa hết, 
hãy nằm nghiêng bên phải, hai chân chồng lên nhau; khởi nghĩ 
tưởng về ánh sáng (quang minh tưởng), lập an trú chính niệm, 
khởi ý niệm luôn luôn muốn thức dậy; đừng ham lạc thú ngủ nghỉ, 
tài lợi, danh dự …, khi Đức Phật giảng dạy cho Tôn giả Mục 
Kiền Liên xong, Ngài biến khỏi nơi ấy trở về vườn Lộc Dã. 
2). CÁCH TRỊ TÁN LOẠN: 
     Nếu ngồi thiền để lưng cong ễnh bụng ra dễ sinh mệt mỏi, 
tán loạn (suy nghĩ tưởng nhớ đủ thứ chuyện), sinh bệnh, phải 
sửa lại lưng cho ngay thoải mái, để tâm nơi đầu mũi; nếu vẫn 
còn xẩy ra nhiều lần như thế, phải quán Sổ tức để trị tán loạn. 
Đối với người tham thiền phải quay trở lại với câu thoại đầu 
tham cho rõ ràng. 
     Nên nhớ bài kệ của Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác:
Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,
Vô ký lặng lặng sai,
Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,
Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.
3). THỜI GIAN THIỀN, THAM: 
      Thời gian thiền dài ngắn tùy theo mỗi hành giả, từ nửa giờ 
cho tới một giờ hay hơn nữa, tùy sức mỗi người; thông thường 
khi mới tập thiền, ngồi trong thời gian ngắn, sau dần dần tăng 
thời gian dài hơn lên. 
V). XẢ THIỀN: 
     Khi xuất thiền trước nhất phóng tâm theo cảnh khác, 
kế há miệng thở ra hơi dài từ từ, dùng mũi hít vào cũng từ từ, 
tưởng tượng khắp các mạch máu, thớ thịt đều theo hơi thở 
mà lưu thông cùng khắp. Kế là động nhẹ thân, hai vai, các 
bắp thịt hai tay, lưng, cổ, rồi động đến bắp thịt hai chân. 
Sau nữa, hai tay xoa vào nhau nhiều lần, áp đặt hai bàn tay, 
các ngón tay trên hai mắt khoảng năm ba giây, xong xoa vuốt 
mặt đầu cổ, làm ba lần, xong dùng hai bàn tay bóp nhẹ hai bàn 
chân, bắp thịt chân và đùi. 
   Việc xả thiền trên đây phải làm từ từ không vội gấp, nếu 
làm không đúng, có thể bị chứng nhức đầu, các khớp xương 
cứng khó cử động, các bắp thịt chân bị chuột rút, tê cứng v.v… 
và nhất là về sau mỗi khi tọa thiền cảm thấy khó chịu không yên. 
VI). QUÁN HƠI THỞ:
(Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List