CÕI TRỜI ĐAO LỢI
Toàn
Không
1). Thành
trì và các cung điện:
Trên đỉnh núi Chúa Tu Di có thành Tam Thập Tam Thiên
của cung Trời Đao Lợi vô cùng rộng lớn,
mỗi bề khoảng tám
vạn do tuần (Theo quyển Tự Điển Phật
Học của Chân Nguyên
và Nguyễn Tường Bách thì 1 do tuần =
từ 15 đến 20 cây số)
(Tạm lấy 1 do tuần =18 cây số, ta
có: 80,000 x 18 = 1,440,000
cây số), thành cao một trăm do tuần (100
x 18 = 1,800 cây số),
thành này có bảy lớp, trên bảy lớp
thành là các lâu đài. Bên trong
lại có thành khác bảy lớp nhỏ hơn,
mỗi chiều rộng khoảng
sáu vạn do tuần (60,000 x 18 =
1,080,000 cây số). Thành bên
trong cũng cao một trăm do tuần, và
trên bảy lớp thành cũng có
vô số lâu đài.
Các lớp thành ngoài và thành trong cứ cách khoảng năm
trăm do tuần (500 x 18 = 9,000 cây
số) lại có một cửa có chiều
cao khoảng sáu mươi do tuần (60 x 18
= 1,080 cây số), và chiều
rộng khoảng ba mươi do tuần (30 x 18
= 540 cây số). Giữa hai
lớp thành trong và ngoài vừa nói là
Long cung ngang dọc sáu
nghìn do tuần (6,000 x 18 = 108,000
cây số) (Ghi chú: các
con số chỉ là ước khoảng).
Tại trung tâm vòng thành trong là cung Thiện Kiến rất lớn,
trong đó có một đại phòng có tên là
Thiện Pháp đường mỗi bề
rộng khoảng một trăm do tuần (100 x
18 = 1,800 cây số). Thiện
Pháp đường tạo nên bởi vàng ròng,
trên phủ lưu ly, dưới mỗi
gốc cột trong sảnh đường có Pháp toà
cho Thiên Đế ngự rộng
một do tuần (1 x 18 = 18 cây số) do
bảy báu tạo thành. Hai bên
Pháp tòa có: mười sáu Pháp tòa khác,
Chư Thiên thường vào
phòng này để suy tư về diệu pháp và
cảm thọ niềm vui thanh tịnh,
nên được gọi là Thiện Pháp đường.
Phiá Bắc cung Thiện Kiến có cung điện Đế Thích, ngang
dọc một nghìn do tuần (1,000 x 18= 18,000
cây số =18000/1.6
= 11,250 dặm (mile)).
Phiá Đông cung Thiện Kiến có vườn Thô Sáp lớn, trong
vườn có hai tảng đá to, xốp, mềm có tên
là Hiền và Thiện,
mỗi tảng lớn mỗi bề khoảng năm mươi
do tuần (50 x 18 =900
cây số). Trong vườn còn có: ao Nan
Đà nước luôn luôn trong
xanh, bốn phiá đều có bậc thang đi
xuống ao, khi vào vườn
này thì thân thể trở nên thô cứng.
Phiá Nam cung Thiện Kiến là vườn Họa Lạc lớn (Có sách ghi
là vườn Trú Dạ), trong vườn cũng có
hai tảng đá tên là Họa và
Lạc, cũng có ao Nan Đà; trong vườn
còn có cung điện nghỉ
mát rộng mỗi chiều khoảng năm trăm
do tuần (500 x 18 = 9,000
\cây số), khi vào vườn này, tự nhiên
có những nét vân màu sắc
sặc sỡ trên thân thể, lúc ấy lấy đó
làm vui thích.
Phiá Tây cung Thiện Kiến là khu vườn tên Tạp, cũng có hai
tảng đá tên Thiện Kiến và Thuận
Thiện Kiến; đặc biệt, trong vườn
này có cây Trú Độ cao lớn, thân cây
to bảy do tuần (7 x 18 = 126
cây số), cao 100 do tuần. Cây đại
thụ này luôn luôn có hoa lá
sum sê như vầng mây báu lớn, cành lá
xòe ra rộng năm mươi
do tuần; tại cây này có vị Thần tên
Mạn Đà trú tại đây, thường
trỗi nhạc mà tự vui, nên mới có cái
tên là cây Trú Độ. Kế bên
cây Trú Độ, có cung điện nghỉ mát.
Đế Thích cho phép các
Thiên nữ cùng các Thiên tử dạo chơi
tập thể trong vườn, nên
được gọi là vườn Tạp; vườn này các
vị Trời đều được vào hết,
ví dụ như vị Trời bậc cao, vị bậc
trung, vị bậc thấp đều có thể vào,
nhưng ba vườn kia vị Trời bậc thấp
không được vào.
Phiá Bắc cung Thiện Kiến và cung Đế Thích có vườn Đại Hỷ
(Có sách ghi là vườn Nan Đà), trong
vườn cũng có hai tảng đá
tên Hỷ và tên Đại Hỷ; trong vườn
cũng có cây Trú Độ và cung
điện nghỉ mát, khi vào vườn này thì
vô cùng vui vẻ nên gọi là
vườn Đại Hỷ.
Ngoài ra còn có các cung điện của các chư Thiên Đao Lợi
ngang dọc, xen kẽ rất nhiều. Có cái
mỗi chiều một nghìn do
tuần (1,000 x 18 = 18,000 cây số),
có cái chín trăm, có cái tám
trăm v.v..., cho tới cung điện nhỏ
nhất mỗi chiều một trăm do
tuần (100 x 18 = 1,800 cây số). Lại
còn có các cung điện
của các Tiểu Thiên ngang dọc mỗi
chiều một trăm do tuần, có
cái chín mươi, tám mươi, bảy mươi
v.v..., cho đến cái nhỏ nhất
mỗi bề mười hai do tuần (12 x 18 =
216 cây số=135 dặm Anh).
Nên biết rằng, bảy lớp thành ngoài và bảy lớp thành trong đều
tạo bởi bảy báu là vàng, bạc, xích
châu, mã não, lưu ly, pha lê và
xà cừ (những thứ này và tất cả những
gì thuộc về các cõi Trời,
mắt người thường không thể nhìn
thấy). Mỗi cửa của thành đều
có năm trăm Quỷ Thần canh giữ, phòng
thủ, bảo vệ. Tất cả các
lâu đài, cung điện, đều có bảy lớp
tường, bảy lớp lan can, bảy
lớp màng lưới, bảy lớp hàng cây giáp
vòng, và các thứ này đều
trang trí bằng bảy báu.
Ngoài ra, tám tảng đá trong bốn vườn đều lớn cỡ mỗi
chiều năm mươi do tuần, cấu tạo cũng
bởi bảy báu, nhưng xốp
lại mềm mại như áo trời. Trong các
ao, có các thứ hoa đủ các
màu sắc đẹp đẽ, mỗi hoa to như bánh
xe, cọng (cuống) hoa như
trục xe. Các hoa tiết ra nước trong
trắng ngọt, và có mùi thơm kỳ
thú phảng phất. Chung quanh lâu đài,
cung điện, trên ao, trong
vườn đều có các loài chim kỳ lạ như chim
Cưu, chim Nhạn, chim
Uyên Ương v.v... cùng ríu rít hót
vang, hòa ca vui vẻ, đúng là cảnh
thiên thai Tiên Trời vậy.
Từ cung Thiện Kiến, có những con đường dẫn đến cung Đế
Thích, những con đường đến vườn Thô
Sáp, đến vườn Họa Lạc,
đến vườn Tạp, vườn Đại Hỷ. Cũng từ
cung Thiện Kiến có những
con đường dẫn đến các ao, dẫn đến
các tảng đá, đến các cây
Trú Độ, đến các cung điện nghỉ mát.
Cũng có những con đường
dẫn đến các lâu đài, các cung điện
chư Thiên, Tiểu Thiên, cung
Long Vương v.v...
2). Đặc
điểm của Chư Thiên:
(Còn
tiếp)
CÕI
TRỜI ĐAO LỢI
Toàn Không
(Tiếp theo)
2). Đặc
điểm của Chư Thiên:
Chư Thiên Đao Lợi nói chung có các nét đặc điểm sau đây:
01- Bay đi lại không trở ngại gần
xa.
02- Thân không có da, thịt, xương,
máu.
03- Không có tiểu tiện đại tiện.
04- Không bao giờ mỏi mệt.
05- Thiên Nữ không sinh đẻ con cái.
06- Thiên nhãn, thiên nhĩ, nhìn xa,
nghe xa không bị trở ngại.
07- Thân thể phát ra ánh sáng.
08- Thân thể có màu sắc tuỳ ý muốn
(7 màu: Vàng, lửa, xanh,
đỏ, lục, đen, trắng).
09- Thân cao một do tuần (1 x 18 =
18 Kilomet). (Có sách
ghi thân hình cao hơn nửa dặm)
10- Sống rất lâu, thọ một nghìn tuổi
trời (bằng 365,000 năm ở
trần gian).
11- Có hôn nhân giữa các Thiên-Tử và
Thiên Nữ.
12- Quần áo, thức ăn, thức uống
v.v... khi nghĩ đến liền có ngay.
13- Không phải làm việc cực khổ như ở
trần gian.
14- Không biết sợ nóng lạnh.
15- Thiên-tử khi mạng sống sắp hết
có 5 điềm ứng trước
(Tăng Nhất A Hàm, quyển 3, trang
530), đó là:
- Tràng hoa đội trên đầu héo
đi.
- Áo choàng dính bụi dơ bẩn
- Thân mất mùi thơm, lại có mùi hôi.
- Các Thể nữ không vây quanh
mà bỏ đi. (đa thê?)
- Không còn thích thú tòa ngồi
nữa.
Theo Trường A Hàm, quyển 2, trang 404 đến 407 ghi:
Khi một chúng sinh hành thiện về
thân khẩu ý, sau khi chết
đi được sinh đến cõi trời Đao Lợi
bằng hóa sinh. Vị Thiên
sơ sinh ấy cũng như đứa bé hai ba
tuổi ở cõi trần gian,
nhưng vị ấy tự nhiên hóa sinh ra và
hiện ngồi trên đầu gối
của một vị Thiên. Vị này thấy Thiên
nhi ngồi trên đầu gối
mình thì nói: “Đây là con trai
ta, (hoặc) đây là con gái ta”.
Thiên nhi này do hạnh nghiệp và phúc
báo, trí huệ tự nhiên
phát sinh ngay sau khi sinh ra không
lâu, nên liền nghĩ:
“Ta do đã làm gì mà được sinh đến
cõi này?” Rồi lại nhớ và
nghĩ tiếp: “À phải rồi, xưa kia
ta ở nhân gian đã làm điều lành
về thân miệng ý, nay ta được sinh
đến cõi này”.
Sau khi chào đời không lâu, thì Thiên nhi cảm thấy đói
muốn ăn, tự nhiên trước mặt liền có
thức ăn đựng trong báu
vật. Thiên nhi dùng tay lấy thức ăn
bỏ vào miệng ăn, khi ăn
hết rồi, tiêu hết cũng như bỏ thức
ăn vào lửa, cháy tiêu ngay.
Ăn xong, lại có cảm giác khát, tự
nhiên có nước cam lộ đựng
trong báu vật ở ngay trước mặt.
Thiên nhi cầm lấy mà uống,
uống xong, cũng như bỏ bơ vào lửa,
tiêu mất.
Ăn uống xong, không còn đói khát nữa, thân thể tự nhiên
trở thành cao lớn, vị ấy trở thành
Thiên thiếu niên (Tiểu Thiên).
Vị ấy cùng với các Thiên thiếu khác
đi đến ao, xuống tắm rửa,
và tự thấy thoải mái vui thích; tắm
xong, vị Thiên thiếu lên bờ,
đến cây Hương, lấy hương xoa vào
thân thể, đến cây Kiếp
Bối, lấy y phục mặc vào; xong, vị ấy
đến cây Trang Sức,
cây Tràng Hoa, lấy đồ trang sức cho
thân thể, lấy tràng
hoa đội lên đầu tóc. Vị Thiên thiếu
lại đến cây Khí Cụ lấy
báu vật đeo vào thân thể, rồi đến
vườn cây hoa qủa hái lấy
qủa trái ưa thích để ăn cho tới khi
chán mới thôi; sau chót,
vị Thiên thiếu đến chỗ Nhạc Khí lấy
nhạc cụ mà vị ấy ưa
thích để chơi hòa tấu và ca hát vui
vẻ.
Đàn
ca chán rồi, vị Thiên thiếu ấy đến khu vườn khác
trông thấy vô số Thiên Nữ, Thiên
thiếu nữ đang ca hát,
nhảy múa, cười nói, đùa giỡn vui vẻ;
lúc đó vị Thiên thiếu
ấy thấy thế sinh tâm thích thú, đắm
nhiễm, quên hết phương
hướng. Khi mới hóa sinh ra, vị ấy
thường nghĩ: “Ta làm điều
gì mà được sinh đến cõi này?”
Sau khi du ngoạn các vườn,
vị ấy quên hết tâm niệm ấy, do đó có
việc Thể Nữ theo hầu
Thiên Tử nơi cõi trời Đao Lợi.
3).
Vua Đế Thích hưởng lạc:
(Còn
tiếp)
CÕI
TRỜI ĐAO LỢI
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). Vua
Đế Thích hưởng lạc:
Khi Đế Thích muốn đến vườn Thô
Sáp chẳng hạn,
thì
liền nghĩ đến các đại Thiên của Tam thập Tam Thiên,
liền
lúc ấy, các đại Thiên biết được, họ liền trang sức,
rồi ngồi
xe báu có vô số Thiên chúng vây quanh đến
trước
Đế Thích. Đồng thời Đế Thích cũng nghĩ tới các
Thiên
Vương khác, và nghĩ đến Long Vương. Ngay lúc
ấy
các Thiên Vương biết ý muốn của Đế Thích, liền
trang
sức, rồi ngồi xe báu có vô số Thiên chúng vây
quanh
đến trước Đế Thích.
Cùng lúc, Long Vương cũng biết ngay Đế Thích
đang
chờ mình, Long Vương liền biến hoá ra ba mươi
hai
cái đầu; mỗi cái đầu có bảy cái răng ở hàm dưới,
mỗi
cái răng có nhiều ao tắm, mỗi ao tắm có bảy đóa
hoa
sen lớn, mỗi hoa sen có nhiều cánh xoè ra. Trên
mỗi
cánh hoa có bảy Ngọc Nữ đánh trống, thổi kèn,
thổi
sáo, đánh đàn, v.v... trỗi nhạc ca múa; sau khi
biến
hóa xong, Long Vương liền đến trước Đế Thích.
Bấy giờ, Thích Đề Hoàn Nhân (Đế Thích) trang
sức
các thứ báu như Anh Lạc, rồi ngồi trên đầu Long
Vương
chỗ bậc nhất; tiếp theo mười sáu vị Thiên
Vương
theo thứ tự mà ngồi trên đầu Long Vương ấy,
lúc
bắt đầu đi, các Thiên Nữ cùng chơi nhạc Trời ca
múa
trên cánh hoa sen.
Khi Đế Thích cùng các Thiên Vương, Thiên chúng
đến
vườn Thô Sáp, thì có cơn gió thổi làm cho cánh cửa
vườn
tự nhiên mở ra. Đồng thời cũng có cơn gió thổi,
làm
cho sạch sẽ vườn, và các loại hoa rải khắp. Vào
vườn đi
thẳng đến chỗ tảng đá, Đế Thích xuống ngự
trên
một chỗ, chư Thiên cũng theo thứ tự mà ngồi.
Như đã nói ở trên, vườn Thô Sáp, vườn Họa
Lạc và
vườn Đại Hỷ, một số chư Thiên tuy thấy
vườn,
nhưng không được vào. Một số chư Thiên
được
thấy vườn, được vào, nhưng không được
hưởng
ngũ dục. Một số khác được thấy, được vào,
và
được hược hưởng ngũ dục, tại sao có sự khác
biệt
như thế? Vì phúc đức và hạnh nghiệp tạo ra
trước
kia không đồng nhau mà thành ra như vậy.
Đế Thích và Thiên chúng dạo vườn và hưởng
ngũ dục
từ 1 tới 7 ngày rồi trở về cung.
Nên biết, Đế Thích có mười sáu vị đại Thiên Tử
(giống
như các quan Đại thần của Vua ở trần gian
ngày xưa)
theo kề cận.
4). Vua
Rồng nổi giận:
(Còn
tiếp)
CÕI
TRỜI ĐAO LỢI
Toàn Không
(Tiếp theo)
4).
Vua Rồng nổi giận:
Khi
Đức Phật đang ở đạo tràng Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ,
đêm ấy vua Trời Đế Thích đến chỗ Thế
Tôn cúi lạy rồi ngồi qua
một bên thưa:
- Như Lai nói: “Phàm Phật ra
đời vì năm việc là chuyển pháp
luân (thuyết
Phật pháp), độ cha mẹ, người không tin khiến lập
lòng tin,
người chưa phát tâm bồ đề khiến phát tâm bồ đề,
ở trong ấy sẽ
truyền trao Phật quyết (phó chúc truyền pháp)”,
nay Phật mẫu từ cõi Trời Đâu Suất
đến cõi Đao Lợi muốn được
nghe pháp, Thế Tôn thầy của Trời
Người nên đến cõi Trời Đao Lợi
thuyết pháp.
Khi
ấy: vua Trời Đế Thích thấy Phật lặng yên nhận lời thỉnh
cầu thì vui mừng cúi lạy rồi biến
mất.
Hôm sau, khi Phật đang thuyết pháp cho năm trăm đệ tử
trong đại giảng đường, thì tại cung
Long Vương có hai Long
Vương Nan Đà và Ưu Bàn nghĩ: “Các
Sa Môn hay bay trên ta,
ta phải làm cho họ không bay được,
không di chuyển được”. Rồi
hai Long Vương to lớn ấy phát dữ,
nổi giận phóng gió lớn khiến
giông tố nổi lên, đất tung đá bay,
trời đất mịt mù, sấm chớp giăng
đầy khắp chốn. Tôn-giả A Nan thấy
thế bạch Phật:
- Thưa Thế Tôn, không hiểu sao hôm
nay trời đất sấm chớp gió
cuốn mịt mù khác hẳn mọi khi?
Phật bảo:
- Đây là hai Long Vương Nan Đà và Ưu
Bàn nghĩ rằng các Sa
Môn khống chế hư không vì thường bay
trên đầu họ nên họ nổi
giận phá không cho Sa Môn làm điều
đó nữa.
Khi đó Tôn giả Đại Ca Diếp đứng dậy cúi đầu vái Phật và thưa:
- Con xin được đi đánh nhau với họ.
Phật bảo:
- Hai Long Vương này rất là hung ác,
khó thể chịu giáo hóa, thầy
ngồi xuống đi.
Tiếp theo là các Tôn giả A La Luật, Ly Việt, Ca Chiên Diên,
Tu Bồ Đề, Ưu Đà Di, Ba Kiệt v.v...,
mỗi người lần lượt đứng dậy
xin đi hàng phục hai Rồng dữ, đều bị
Phật từ khước không cho.
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục Kiền Liên đứng dậy vái Phật và thưa:
- Con muốn đi hàng phục hai Rồng dữ,
xin Thế Tôn cho phép con đi.
Phật bảo:
- Thầy đủ sức hàng phục Rồng dữ,
nhưng thầy phải giữ tâm
ý chớ khởi loạn tưởng, vì hai Rồng
kia hung dữ đủ sức xúc nhiễu thầy.
Khi được Phật chấp thuận, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên cúi đầu
lễ Phật rồi ngồi xuống nhập định,
chỉ trong khoảnh khắc liền biến
mất khỏi đạo tràng; lúc ấy hai Rồng
lớn có bảy đầu đang bay hung
bạo quanh núi Tu Di khiến cho trời
đất mịt mù như thế. Tôn giả Mục
Kiền Liên hóa làm đại Long Vương có
mười bốn đầu, to gấp hai
lần hai Long Vương kia, lượn quanh
núi Tu Di nhanh bằng hai lần
và phun khói ầm ầm ngay phiá trên
hai Rồng kia. Thấy thế, hai
Rồng sinh lòng sợ hãi, nhưng chưa chịu
khuất phục mà muốn thử
tài xem thế nào; hai Rồng bèn lấy
đuôi quậy trong biển lớn, lấy nước
rảy lên khắp cõi Đao Lợi, nhưng
không trúng đại Rồng. Khi ấy đại
Rồng cũng lấy đuôi quẫy trong biển
lớn, lấy nước rảy khắp và trúng
vào hai Rồng. Khi đó hai Rồng bực
tức giận dữ tột cùng, nổi sấm
sét vang rền, phun khói vũ bão,
giông tố rung chuyển trời đất. Tôn
giả nghĩ: “Nếu ta dùng sấm chớp
giông tố chiến đấu với họ chỉ hại
cho cõi Trời và Người, nay ta hóa
hình cực nhỏ để chiến đấu”.
Nghĩ vậy, Tôn giả liền hóa hình cực
nhỏ chui vào miệng Rồng rồi
chui ra một lỗ mũi, rồi lại chui vào
lỗ mũi kia ra lỗ tai, chui trở lại
lỗ tai ra lỗ mắt, chui trở lại lỗ
mắt ấy rồi ra lỗ mắt kia. Đã ra khỏi
lỗ mắt kia rồi đi trên lông mi của
Rồng.
Khi ấy hai Long Vương hết sức sợ hãi và nghĩ: “Trước đây
đại Long Vương này to lớn gấp mấy
chúng ta, có số đầu gấp
hai chúng ta, bay nhanh cũng gấp
hai, lại rảy nước trúng thân
chúng ta. Nay lại biến còn nhỏ tí chui
vào miệng ra mũi, vào mũi
ra tai, vào tai ra mắt, vào mắt này
ra mắt kia, rồi lại đi trên lông
mi ta; đại Long Vương này có đại oai
lực, chúng ta chẳng thể
bằng được. Loài Rồng chúng ta bốn
loại: Noãn sinh, thai sinh,
thấp sinh và hóa sinh, nhưng không
Rồng nào vượt được chúng
ta; nay chúng ta chắc chết mất, không
biết đại Long Vương này
ở đâu mà có uy lực như thế?”
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên biết hai Long Vương suy nghĩ và
sợ hãi, liền trở lại hình bình thường
đi trên mi mắt Rồng. Hai Rồng
trông thấy Tôn giả, tự nói với nhau:
“Đây là Tôn giả Đại Mục Kiền
Liên, chẳng phải đại Long Vương.
Thật là kỳ lạ, vị này có thể thi
tài với chúng ta!”
Long Vương Nan Đà nói:
- Tôn giả, sao lại xúc (quấy) nhiễu
chúng tôi như thế? Muốn răn
dạy chúng tôi điều gì?
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên bảo:
- Các ông nghĩ rằng: “Làm sao mà
Sa Môn trọc đầu lại bay trên
đầu ta, chế ngự hư không của chúng
ta, nay ta chế ngự Sa
Môn”.
Có phải thế không?
Long Vương trả lời:
- Đúng thế, Tôn giả.
- Các ông nên biết núi Tu Di này là
đường đi của Chư Thiên chẳng
phải chỗ riêng của các ông.
- Cúi mong Tôn giả tha thứ, từ nay
về sau, chúng con sẽ không
dám xúc nhiễu, không dám nổi loạn
nghĩ ác nữa. Cúi mong Tôn
giả nhận chúng con làm đệ tử.
- Các ông chớ có quy y ta, các ông
quy y nơi ta đã quy y.
- Chúng con hôm nay xin quy y Như
Lai.
- Các ông không thể quy y ở đây, các
ông nên cùng ta đến thành
Xá Vệ, chỗ Thế Tôn để quy y.
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên dẫn hai Long Vương.…
(Còn
tiếp)
__
CÕI TRỜI ĐAO LỢI
Toàn Không
(Tiếp theo)
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên dẫn hai Long Vương nhanh như
co tay từ núi Tu Di đến Tịnh Xá Kỳ Hoàn,
bấy giờ Thế Tôn đang
thuyết pháp cho vô số chúng nghe.
Tôn giả bảo hai Long Vương:
- Các ông nên biết, các ông không
thể để thân hình này mà đến
chỗ Phật.
Long Vương nói:
- Đúng thế Tôn giả.
Hai Long Vương liền hóa hình người dung mạo đẹp đẽ.
Tôn giả Đại Mục Kiên Liên đến chỗ Phật
cúi đầu lễ Phật rồi bảo
hai Long Vương:
- Nay đúng lúc, các ông tiến lên.
Hai Long Vương liền tiến lên, chắp tay thưa:
- Chúng con tên Long Vương Nan Đà và
Ưu Bàn xin Thế
Tôn chấp thuận cho chúng con được
quy y, thọ trì năm giới
trong giáo pháp của Như Lai.
Thế Tôn búng ngón tay chấp thuận. Hai Long Vương bèn
vái lễ rồi ngồi xuống nghe pháp...
5). Đức
Phật lên Trời Đao Lợi:
Thời
ấy có một dạo, Đức Phật thấy rằng: “Bốn chúng có
nhiều giãi đãi, chẳng thích nghe
pháp, cũng chẳng cầu điều
chưa được khiến được, điều chưa đắc
khiến đắc, Ta nên làm
cho bốn chúng khát ngưỡng pháp”.
Do đó Đức Phật chẳng báo
cho ai biết, như khoảng thời gian
duỗi cánh tay Ngài biến mất
khỏi Tịnh Xá Kỳ Hoàn đến cõi Trời
Đao Lợi. Khi ấy Vua Trời Đế
Thích xa thấy Thế Tôn đến liền dẫn
Thiên chúng đến rước, cúi
lạy, thỉnh Đức Phật đến tòa ngồi và
nói rằng:
- Kính chào Thế Tôn viếng cõi Trời
ba mươi ba, xin mời Ngài
ngồi lên pháp tòa.
Khi ấy Đức Phật tự nghĩ: “Ta sẽ dùng sức thần túc ẩn
hình, không cho mọi người thấy Ta và
hóa thân to lớn”. Do đó
Ngài ngồi kiết già có thân hình kín
khắp tảng đá pháp tòa mỗi
chiều một do tuần (18 cây số) trong
Thiện Pháp đường.
Ngay khi ấy, mẫu thân Phật, bà Ma Gia dẫn các Thiên nữ
đến, cúi đầu chào, ngồi qua một bên
và nói:
- Mong mỏi nhớ nghĩ Phật, hôm nay Phật
mới đến, thật là đại hạnh.
Đế Thiên Đế Thích, Chư Thiên đều vái và an vị hai bên Phật.
Bấy giờ Thế Tôn thăm hỏi Phật mẫu
rồi thuyết diệu pháp cho Phật
mẫu và chúng Thiên nghe.
Khi đó bốn chúng ở thế gian không thấy Phật bèn đến hỏi
Tôn giả A Nan là Thị giả của Phật, nhưng
Tôn giả A Nan cũng
không biết Phật ở đâu; hai Vua Ba Tư
Nặc và Ưu Điền cũng
đến chỗ Tôn giả A Nan hỏi nhưng đều
được trả lời không biết
như thế, Vua Ưu Điền sinh sầu lo và
phát bệnh, quần thần hỏi:
- Đại Vương bệnh gì vậy?
Vua trả lời:
- Ta sầu lo vì không thấy Như Lai
nên thành bệnh, chắc là ta
chết mất thôi.
Quần thần bàn với nhau: “Nếu chúng ta làm tượng của
Đức Phật thì chắc là vua sẽ hết buồn
và khỏi bệnh”. Bàn như
vậy xong, họ bèn tâu Vua:
- Chúng hạ thần có thể làm tượng
Phật, và có thể cung kính
lễ bái tượng Phật cũng như lễ bái
Phật vậy, xin Ngài chấp thuận
cho thực hiện.
Vua nghe
nói vui mừng bảo quần thần:
- Ta đồng ý làm tượng Phật bằng gỗ
thơm, gỗ Ngưu đầu
chiên đàn, cao năm thước, và phải có
thợ khéo làm thật
giống Đức Phật mới được.
Các quan đại thần liền cho tuyển người giỏi nghề điêu
khắc, cho người đi kiếm gỗ quý, và chỉ
trong ít ngày là hoàn
tất tượng giống Phật như hệt; Vua Ba
Tư Nặc nghe nói:
“Vua Ưu Điền cho làm tượng Phật bằng
gỗ thơm Chiên đàn”,
bèn ra lệnh các quan cho đúc ngay
một tượng cũng lớn cùng
cỡ, nhưng lại bằng vàng ròng. Ông
nghĩ rằng: “Thân Như Lai
quý hơn Thiên kim, nên phải làm bằng
vàng ròng mới xứng”; bởi
vậy, thời Phật còn tại thế đã có hai
tượng Phật quý giá như thế.
Rồi một hôm khác, bốn chúng lại đến gặp Tôn giả A Nan và nói:
- Chúng tôi khát ngưỡng nhớ mong Đức
Thế Tôn, muốn được
thấy mặt Thế Tôn, và muốn được nghe
pháp của Thế Tôn, xin
Tôn giả làm cách nào tìm kiếm Đức
Thế Tôn cho chúng con.
Tôn giả A Nan nói:
- Chính tôi cũng mong thấy Ngài như
quý vị, chẳng biết Thế
Tôn đang ở đâu nữa; nhưng nay chúng
ta hãy cùng nhau đến
chỗ Tôn giả A Na Luật để hỏi, vì Tôn
giả có Thiên nhãn bậc nhất
có thể tìm kiếm thấy Thế Tôn đang ở
đâu.
Tôn giả A Nan và bốn chúng (Tăng, Ni, Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ)
đến gặp Tôn giả A Na Luật và thưa:
- Nay bốn chúng đến chỗ tôi hỏi: “Hiện
nay đức Thế Tôn ở đâu?”
xin Tôn giả dùng Thiên nhãn xem Phật
ở chỗ nào cho mọi người
được biết?
Tôn giả A Na Luật bảo mọi người:
- Các vị hãy chờ một chút, tôi sẽ
quán sát Như Lai.
Tôn-giả A Na Luật liền nhập định, coi hết cõi Ta Bà không thấy,
Tôn giả lại coi khắp các tầng Trời
cũng chẳng thấy; cuối cùng coi
hết Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới
cũng vô tăm tích của Phật.
Thất vọng, Tôn-giả xuất định và nói:
- Tôi xem từ Địa ngục tới hai mươi
tám tầng Trời (6 Dục giới,
18 Sắc giới, và 4 Vô Sắc giới), cho
đến Tam Thiên Đại Thiên
Thế Giới (Giải Ngân hà của chúng ta:
Milky Way) cũng chẳng
thấy Phật đâu cả!
Mọi người thất vọng trở về với niềm thắc mắc: “Phật ở đâu,
hay Ngài đã nhập Niết Bàn rồi?”
(Còn
tiếp)
__._,_.___
Posted
by: Tien Do <
CÕI
TRỜI ĐAO LỢI
Toàn Không
(Tiếp theo)
Bấy giờ thời gian trải qua đã gần ba tháng, đức Phật nghĩ:
“Bốn chúng ở trần gian không thấy Ta
đã lâu, có lòng mong mỏi,
Ta nên bỏ thần túc khiến đệ tử có
thể thấy Ta ở đây”, nghĩ rồi,
Ngài liền xả thần túc. Ngay đêm đó
có một vị Trời đến mách với
Tôn giả A Na Luật rằng: “Thế Tôn
đang ở cõi Trời Đao Lợi”.
Tôn giả liền dùng Thiên nhãn nhìn,
qủa thật Thế Tôn đang ở
]trong Thiện Pháp đường của cõi
Trời Đao Lợi thuyết pháp,
bèn thông báo cho Tôn giả A Nan để
thông báo lại cho tứ chúng
biết.
Tôn giả A Nan hỏi Tôn giả A Na Luật:
- Ai là người có thể đến cõi Trời
Đao Lợi để thăm hỏi Thế Tôn?
Tôn giả A Na Luât đáp:
- Thần túc đệ nhất là Tôn giả Đại
Mục Kiền Liên có thể đi thăm
Thế Tôn.
Khi ấy Tôn giả A Nan cùng bốn chúng đến gặp Tôn giả
Đại Mục Kiền Liên và nói:
- Thưa Tôn giả, chúng tôi không thấy
Thế Tôn đã lâu và Tôn giả
A Na Luật nói Thế Tôn đang ở cõi
Trời Đao Lợi thuyết pháp. Nếu
không mệt mỏi, xin Tôn giả hãy vì
chúng tôi lên cõi Trời thứ Ba
mươi ba thay cho chúng tôi để thăm
hỏi Đức Thế Tôn, cũng xin
Tôn giả thưa rằng: “Chúng tôi
không đủ thần lực bay lên cõi Trời
để kính lễ Đức Thế Tôn, nhưng trong
lòng chúng tôi rất mong mỏi
được gặp Ngài; còn các vị Trời có đủ
thần lực bay xuống nhân gian,
cúi mong Đức Thế Tôn rủ lòng thương
xót trở lại cõi trần gian”.
Khi ấy Tôn giả Đại Mục Kiền Liên im lặng, bốn chúng biết
Tôn Giả nhận lời rồi, liền vui
vẻ làm lễ ra về chờ đợi; khi mọi
người đi khỏi, Tôn Giả liền
nhập định; nhập định rồi, chỉ trong
khoảnh khắc như người lực sĩ duỗi
cánh tay, Tôn Giả biến mất
khỏi chỗ ngồi tại Đạo tràng Cấp Cô
Độc thuộc nước Xá Vệ và
hiện ra chỗ gần tảng đá pháp
tòa trong Thiện Pháp đường ở cõi
Trời thứ ba mươi ba.
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số Chư
Thiên và quyến thuộc vây quanh
nghe, Tôn giả Đại Mục Kiền
Liên trông thấy Thế Tôn liền hân
hoan vui mừng và nghĩ rằng:
“Hiện nay Đức Thế Tôn đang thuyết pháp
cho đại chúng Chư
Thiên vây quanh không khác gì chúng
hội ở Diêm phù đề thuộc
cõi trần”.
Khi ấy, Đức Phật liền biết được ý nghĩ cuả Tôn giả,
bèn nói:
- Này Mục Kiền Liên: khi Ta muốn
thuyết pháp cho Chư Thiên
nghe, Ta không phải dùng thần lực để
khiến họ đến hay khiến họ
trở về, mà là tuỳ tâm họ muốn đến
nghe hay muốn trở về.
Lúc ấy Tôn giả đến vái lễ Đức Phật và nói:
- Thưa Thế Tôn, trong hàng các vị
Trời ở đây, có vị đã từng
theo Thế Tôn nghe thuyết pháp tại
Diêm phù đề trước kia.
Các vị ấy đối với Phật Pháp có
lòng tin thanh tịnh, nên sau
khi mạng chung được sinh đến cõi
này.
Đức Phật bảo:
- Đúng thế, đúng như lời thầy nói.
Khi ấy Vua Trời Đế Thích ở trong hội, thấy Thế Tôn và Tôn
giả khen ngợi Chư Thiên, liền thưa:
- Đúng vậy, đúng vậy! Thưa Tôn giả,
trong Chư Thiên ở đây,
một số là những vị từ đời trước đã
từng nghe chính pháp.
Đối với Phật, Pháp, Tăng thành tựu
lòng tin thanh tịnh, không
biến hoại, thành tựu Thánh giới, nên
khi thân hoại mạng chung
(chết) ở cõi Trần, được sinh đến cõi
nàỵ.
Lúc đó có một vị Trời từ toà đứng dậy chắp tay thưa:
- Thưa Đức Thế Tôn, con được thành
tựu lòng tin thanh tịnh
bất hoại đối với Thế Tôn nên được
sinh đến đây.
Rồi có vị nói:
- Con có lòng tin thanh tịnh không
lay chuyển đối với Pháp của
Đức Thế Tôn nên được sinh tới đây.
Có vị nói:
- Con được lòng tin thanh tịnh kiên
cố đối với Thánh Tăng nên
được sinh tới đây.
Có vị nói:
- Con được thành tựu Thánh giới nên
được sinh đến cõi này.
Như thế, chục vị Trời, trăm vị Trời, vô số vị Trời đến trước
Thế Tôn, mỗi vị tự thuật trường hợp
của mình, rồi đều biến
mất trong khoảnh khắc.
Lúc đó Tôn giả Đại Mục Kiền Liên biết Chư Thiên đã đi khỏi,
liền thưa với Đức Phật những điều mà
bốn chúng tại Diêm phù đề
thỉnh cầu; sau khi nghe Tôn giả
trình bày, Đức Phật bảo Tôn giả:
- Thầy hãy trở về nói với đại chúng
rằng: “Bảy ngày nữa Ta sẽ
trở lại thành Tăng ca Xá, nơi cây Ưu
đàm bát, phía bên ngoài
cửa ngoài”
(Có sách ghi: Sau bảy ngày nữa, Như Lai đến nước
Tăng Ca Thi bên ngoài ao nước lớn).
Vâng lời Phật, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên sau khi vái lễ
Phật, liền trở về; chỉ trong khoảnh
khắc, Tôn-giả biến mất khỏi
cõi Trời Đao Lợi, hiện về tịnh xá
Cấp Cô Độc, và thông báo với
đại chúng như lời Đức Phật đã nói.
Bốn chúng nghe Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nói đều vui
mừng vô kể, và việc này nhanh chóng truyền
đến các nước;
các Vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ, Vua Ưu
Điền nước Bạt Kỳ,
Vua Ngũ Đô nước Ác Sinh, Vua Ưu Đà
Diên nước Nam Hải,
và Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt, cùng
các Quan đại thần
và vô số dân chúng đều đến trước hẹn
để đón rước Thế Tôn.
Đúng hẹn bảy ngày, sau khi Đức Phật thuyết pháp ba
tháng,
độ cho Phật mẫu và vô số Chư Thiên
sạch hết cấu uế, vô số Thiên
nữ được pháp nhãn thanh tịnh. Ngài
liền từ tòa đứng dậy đến đỉnh
núi Tu Di đi trên đường vàng, bên
phải có Phạm Thiên Vương đi
trên đường bạc, bên trái có Đế Thiên
Đế Thích đi trên đường lưu
ly, và vô số chư Thiên, Long, Thần
theo sau có nhạc, ca và rải
muôn hoa trời rực rỡ...
Năm vua, các quan đại thần, tứ chúng, và muôn ức dân
chúng nghênh đón đều quỳ lạy Đức Thế
Tôn từ trên không từ
từ đặt hai bàn chân xuống đất, lúc
ấy tam Thiên đại Thiên thế
giới sáu lần chấn động (Động đất);
chính vào lúc này, gọi hội
này là “Thiên Hạ Xứ Hội” (Tạp A Hàm,
quyển 2, từ trang 293
đến trang 299).,.
__._,_.___
Posted by: Tien Do
__._,_.___
Posted by: Tien Do