Vấn đề là hòa giải và hòa hợp dân tộc với ai?
Nếu với bọn cầm quyền hiện tại thì khác gì đồng ý bán đất bán biển cho TQ.
Tới giờ này quý vị trí thức vẫn chưa hiều ra là tất cả những động tác của bọn cầm quyền hiện tại ở Việt Nam chỉ là những màn kịch câu giờ?
TQ sẽ cần đánh đấm Việt Nam gì sất, tất cả việc làm của TQ cũng chỉ nhằm đánh lạc hướng thế gìới là ông đang chuẩn bị đánh Việt Nam, nhưng thực tế TQ đánh Việt Nam làm gì cho mang tiếng xâm lược, vì hiện tại TQ gần như là ông chủ của nước Việt Nam rồi.
Quý vị không thấy rõ hiện tại TQ muốn gì trong nước Việt Nam củng được cả, lấy đất, có đất, lấy dầu, có dầu, khoanh vùng đặc trị, có ngay, kể cá ra lịnh bắt bất cứ người Việt Nam nào TQ muốn.
Xin hỏi ông Anthony Vũ, chúng ta hòa hợp hòa giải với ai?
Không lẽ với Thái Thú của TQ? Có khác gì đầu hàng TQ.
Không đủ sức làm cách mạng, không lẽ đầu hàng cho phải phép?
Có thể cái thế của người Việt Nam chống độc tài cộng sản đang suy yếu, và có người nghĩ rằng đang lụn bại, nhưng chúng ta phải làm đúng những gì có thể làm, may ra con cháu chúng ta mới nhìn thấy cái đáng làm và tiếp tục.
Còn đầu hàng thì chấm dứt.
Hãy làm những gì đáng làm, làm sao không hổ với lương tâm là được. thành bại còn do định mạng của đất nước
Có thể chúng ta hòa hợp hòa giải với nhà cầm quyền hiện tại hay tương lai, ít ra là nhà cầm quyền đó thực tâm thực thi những gì tác giả BXTCT đề nghị bên dưới, vì chính những việc làm đó tức là tự giải thể chế độ CS độc tài, chuyên chế và bóc lột, tay sai của TQ
Khi nói tới HGHH, xin quý vị cho biết: Với ai? để chúng cháu mò ra ý định của quý vị.
Kính, bt
------------------------------------------
Phải chăng Quý Ông muốn gián tiếp kêu gọi bà con xét lại 2 vấn đề vốn đã nát như tương, xưa như trái đất để rồi lại chỉ mặt chỉ tên nhau tranh cãi:
1/ Đòi hỏi Chính quyền Hànội phải giải thể chế độ CS độc tài, chuyên chế và bóc lột.
2/ Hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Xin quý ông nhớ cho:Nếu không làm được Cách mạng giải phóng, hoà giải và hoà hợp dân tộc trước sau vẫn luôn là những điều kiện tiên quyết để giải quyết mọi vấn đề đó, không thể tránh né được đâu.
Đây chẳng qua chỉ là một câu hỏi chợt nảy ra sau khi được đọc bài đăng dưới đây,Nếu như tôi có dốt nát và hiểu lầm, kính mong quý vị sẽ vẫn luôn bình tỉnh, không nổi nóng để rồi kết tội và mắng chửi tùm lum. Xin đa tạ.
VNA
.
---------------------------------------
Muốn thế, phải gấp rút dân chủ hóa chế độ
Phải trả lại quyền dân, bầu cử Quốc Hội mới
Viết Hiến Pháp mới
Đuổi hết Tàu về nước, Tàu còn lại làm ăn phải có quy chế, VISA, Passport.
Tàu phạm pháp bị xử nghiêm minh.
Những kẻ thân Tàu bị coi như Việt gian phản quốc
Không ký kết thêm với Tàu bất cứ Hiệp ước nào nữa.
Xử lý nghiêm minh những vi phạm của Tàu về biển, đảo, lãnh thổ.
VN cần liên minh vời Hoa Kỳ, Nhật, Ấn, Nga và những nước Dân chủ, tự do.
Giữ Văn hóa VN, bỏ dần những ảnh hưởng Văn hóa Tàu.
Cho báo chí tự do ngôn luận
Không bắt trẻ em học chữ Hán, tiếng Tàu. Người học chỉ là học cho v/đ ngoại giao.
Rất cẩn thận với bọn Việt gian làm tay sai cho Tàu.
Bút Xuân Trần Công Tử
2012/7/27
VN vừa nhờ Nga chận TQ nhưng e rằng đường cờ này,khá tốt ( pháo chận xe ?)không đũ mạnh,như 1/1979 liên minh Nga Việt đã không tránh được cuộc tiến công đẩm máu của TQ qua biên giới phía bắc nước ta. Việt Nam nên cấp tốc canh tân và dân chủ hoá cơ chế để có thể xít gần lại Hoa Kỳ thì mới chận được TQ bá quyền bành trướng ! Mong thay. TS Chủ tịch VN hội đàm với Tổng thống Nga Cập nhật: 11:33 GMT - thứ sáu, 27 tháng 7, 2012 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120727_sang_russia.shtml Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại khu nghỉ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải hôm thứ Sáu 27/7. Ông Sang hiện đang ở LB Nga trong chuyến thăm chính thức kếo dài 5 ngày để thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực. Các bài liên quan
Chủ đề liên quan Thông cáo chung sau cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ tuyên bố Nga và Việt Nam lên án các hành động can thiệp vào công chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, cũng như đơn phương gây căng thằng khu vực và ảnh hưởng hòa bình thế giới. Trước đó, ông chủ tịch Việt Nam đã gặp Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ngay sau khi ông đặt chân xuống Nga. Trước các cuộc hội đàm, các hãng thông tấn đưa tin Nga đang ngỏ ý muốn quay lại sử dụng cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, mà hải quân Nga từng đồn trú cho tới khi rút đi năm 2002. Nội dung này có thể sẽ được đặt ra trong hội đàm cấp cao những ngày tới. Chỉ huy trưởng hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov, nói với hãng RIA Novosti rằng Nga đang "tìm cách thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài". Các quốc gia mà Nga nhắm tới là Việt Nam, Cuba và Seychelles. Phó Đô đốc Chirkov nói Nga đang "thảo luận khả năng lập các trung tâm dịch vụ hậu cần và kỹ thuật của hải quân Nga trên lãnh thổ Cuba, Seychelles và Việt Nam". Việt Nam đã nhiều lần khẳng định không cho phép nước ngoài mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng không rõ liệu mô hình 'trung tâm dịch vụ' có thuộc diện này hay không. 'Ưu tiên Nga' Tối thứ Năm 26/7, ông Trương Tấn Sang đã tham dự buổi lễ tiếp tân tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nga và có cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga. Trong đó, ông khẳng định "tình hữu nghị Việt Nam - LB Nga đời đời bền vững". Theo ông chủ tịch, hai bên đang hướng tới thắt chặt và nâng cao hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; và với tư cách bạn bè truyền thống của Việt Nam, Nga sẽ được Việt Nam dành cho nhiều ưu tiên. Ông Sang nói: "Sau khi Liên Xô rút quân khỏi Cam Ranh thì chúng tôi chủ trương Cam Ranh trực tiếp do Việt Nam quản lý, một phần sử dụng vào công tác quốc phòng, một phần cho phát triển kinh tế". "Cảng Cam Ranh về mặt quân sự chúng tôi không chủ trương liên doanh với bất cứ nước nào, mà Việt Nam làm chủ trong việc xây dựng quân cảng của mình. Nhưng chúng tôi sẽ xây dựng một cơ sở sửa chữa tàu, có thể làm dịch vụ cho tất cả các tàu bè của các quốc gia đến sửa chữa và chúng tôi cung cấp dịch vụ hậu cần tại đây." Việt Nam hứa cho Nga một số 'ưu tiên cần thiết' ở Cam Ranh Chủ tịch Sang hứa: "Riêng LB Nga, với tư cách bạn bè truyền thống, đối tác chiến lược, thì chắc chắn cũng có những sự ưu tiên cần thiết nhất định trong việc hưởng các dịch vụ ở cảng này". Ông không nói rõ các ưu tiên này là gì. Việc mở cơ sở hải quân ở nước ngoài là một trong những tham vọng mà ông Vladimir Putin, người mới quay lại vị trí tổng thống sau cuộc bầu cử tháng Ba vừa qua, đang theo đuổi. Nga hiện chỉ còn một căn cứ ở Tartus, Syria, quốc gia đang xảy ra chiến sự. Để mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương, Nga rất cần hiện diện thường xuyên tại khu vực này. Hợp tác năng lượng Hội đàm giữa hai lãnh đạo Việt-Nga tại Sochi, theo cơ quan báo chí của Điện Kremlin, nhằm "xem xét các vấn đề tăng cường hơn nữa đối thoại chính trị song phương và triển vọng mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi". Việt Nam và Nga đã ký Tuyên bố về đối tác chiến lược tháng 3/2001 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Nga. Nga đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam, và các tập đoàn dầu khí của Nga hợp tác mạnh với Việt Nam. Sau cuộc gặp giữa hai ông Trương Tấn Sang và Putin, Nga loan báo cấp cho Việt Nam một khoản vay 10 tỷ đôla, trong đó khoảng 8 tỷ là để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Bình Thuận. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền căng thẳng tại Biển Đông, ông Trương Tấn Sang được tin cũng đang tìm kiếm cam kết của phía Nga trong việc tiếp tục các dự án dầu khí. Thương mại cũng là một lĩnh vực hai bên muốn mở rộng hợp tác. Theo bộ phận báo chí của Điện Kremlin, thương mại song phương năm 2011 đạt 3,06 tỷ đôla và đang tăng mạnh, đăđc biệt là xuất khẩu từ Nga. Các mặt hàng chính xuất khẩu từ Nga cho Việt Nam là máy móc và thiết bị cũng như kim loại và các sản phẩm công nghiệp. Việt Nam là đối tác mua vũ khí của Nga lớn thứ hai thế giới. Nga đang chuẩn bị giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên cho Việt Nam vào năm 2014. Thêm về tin này Các bài liên quan 18.07.12 , 22.07.12 , 06.06.12 , 26.03.12 , 01.03.12 , 28.02.12 , Chủ đề liên quan |
No comments:
Post a Comment