Popular Posts

Wednesday, July 31, 2013

Chiến dịch giải cứu nô lệ tình dục trẻ em chưa từng có ở Mỹ


 

HOA KỲ - 

Bài đăng : Thứ ba 30 Tháng Bẩy 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 30 Tháng Bẩy 2013

Chiến dịch giải cứu nô lệ tình dục trẻ em chưa từng có ở Mỹ


Chiến dịch giải cứu nô lệ tình dục trẻ em  tại bang New Jersey. Ảnh ngày 29/07/2013

Chiến dịch giải cứu nô lệ tình dục trẻ em tại bang New Jersey. Ảnh ngày 29/07/2013

REUTERS/FBI/Handout via Reuters

Trọng Thành  RFI


Ngày 29/07/2013, Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI vừa kết thúc chiến dịch tấn công vào mạng lưới bắt trẻ em làm nô lệ tình dục chưa từng có, diễn ra trong ba ngày tại 66 thành phố trên toàn nước Mỹ. 105 trẻ em được giải thoát, 150 nghi phạm bị bắt.


Ông Ronald Hosko - người phụ trách bộ phận « tội phạm hình sự » của FBI - giải thích : « Chúng tôi nỗ lực đưa loại tội phạm này ra ánh sáng ». Đây là lần thứ bảy trong vòng hơn 10 năm, FBI tiến hành một chiến dịch như vậy trên cả nước, tại các sòng bạc, các nhà trọ, các khu nhà nghỉ dọc xa lộ.

Các em nhỏ được giải cứu tuổi từ 13 đến 17, trong đó phần lớn các em gái. Gần một nửa số nạn nhận (47/105) đã được tìm thấy tại năm thành phố lớn : San Francisco, Detroit, Milwaukee, Denver và New Orleans. Nhiều tiền bạc, ma túy, vũ khí và các phương tiện di chuyển đã bị thu giữ. Chiến dịch kể trên được tiến hành với sự phối hợp của các lực lượng cảnh sát địa phương, ở cấp tiếu bang và liên bang.

Kể từ khi tiến hành chiến dịch « Innocence lost » (Sự ngây thơ bị đánh mất) vào năm 2003, FBI khẳng định đã cứu được 2.700 em nhỏ và bắt giam 1.350 tú ông, tú bà, trong số đó có 10 thủ phạm bị tù chung thân. Theo bộ Tư pháp, trong số 450.000 trẻ em bỏ nhà ra đi hàng năm trên đất Mỹ, có khoảng một phần ba trẻ bị đưa vào các động bám dâm trong vòng 48 giờ.

 

 

Tuesday, July 30, 2013

Nguyệt Quỳnh một đóa hoa trăng


 

 

 

Nguyệt Quỳnh một đóa hoa trăng

                                                                                                                    Phan Hạnh

 


 


Thơ VƯƠNG NGỌC LONG - PHẠM ANH DŨNG phổ nhạc

BẢO YẾN trình bày

 

Bạn ơi, bạn có trồng hay từng thấy hoa trăng (Moonflower) bao giờ chưa? Riêng tôi chỉ biết đến loài hoa thơm ngát mong manh này cách nay hai năm ở tuổi xế chiều.

 

Hoa trăng là một loài hoa họ hàng xa xứ của hoa bìm bìm, một cái tên hết sức chân quê mộc mạc. Bìm bìm (còn được gọi là hoa rau muống) có tên Hán Việt là “khiên ngưu hoa”, là hoa dắt trâu, do một điển tích Trung Hoa. Tên Anh ngữ của bìm bìm là Morning Glory, vinh quang bình minh. Người Nhật gọi hoa bìm bìm là “Asagao”, có nghĩa là “triều nhan”, là dung nhan trong ánh triều dương, là gương mặt đẹp trong buổi sáng vì hoa nở theo mặt trời mọc ban sáng và khép lại trong buổi hoàng hôn, nghe hay quá phải không các bạn.

 

Thời điểm mãn khai của bìm bìm và hoa trăng trái ngược nhau. Bìm bìm sớm nở tối tàn. Hoa trăng ngược lại chỉ bung nở vào buổi chiều và co rũ vào sáng ngày hôm sau giống như hoa quỳnh. Chính vì vậy, chúng tôi mạn phép xin gọi hoa trăng là nguyệt quỳnh, một phần để tưởng niệm một người thân tên Nguyệt rất yêu thích loài hoa này nhưng chỉ chứng kiến hoa nở được một lần.

 


 

Bìm bìm mọc hoang, bò trên mặt đất dọc các lối mòn ở quê nhà. Hạt bìm bìm được dùng làm thuốc chữa bệnh nên tên của vị thuốc đó là khiên ngưu tử. Nguyệt quỳnh không có giá trị thực dụng như bìm bìm, nhưng nó có nét đẹp thanh thoát và hương thơm dịu dàng nên được người yêu hoa ưa chuộng. Là loài dây leo nhiệt đới nên nguyệt quỳnh chỉ sống và ra hoa trong mùa hè nắng ấm. Mùa hè Canada, nơi chúng tôi định cư, chỉ kéo dài trong khoảng ba tháng mỗi năm. Do đó, chúng tôi (đúng hơn là chỉ một mình vợ tôi, còn tôi chỉ đóng vai “thợ vịn” và người quan sát), mỗi năm đều phải gieo hạt trồng lại hoa nguyệt quỳnh. Hạt gieo từ đầu mùa xuân,  đến đầu mùa hè bắt đầu ra hoa lần lượt từng một hoặc hai đóa hoa, tổng cộng khoảng mười hoa trong một mùa để rồi năm sau lập lại chu kỳ gieo hạt.

Hoa bìm bìm màu hồng tím hay lam nhạt. Hoa nguyệt quỳnh chỉ thuần một màu sữa đục trắng muốt tinh khiết hay thoang thoáng màu ngà, có năm cánh nổi vân gân và viền cánh gợn sóng, trông nổi bật với những chiếc lá hình trái tim xanh biếc. Tràng hoa đối xứng xuyên tâm hình phễu, năm nhụy tương hợp với năm cánh hoa. Khi hoa nở thẳng ra trọn vẹn, đường kính có thể lên đến 6 inch hay 15.24 cm. Dây hoa nguyệt quỳnh phát triển mạnh trong chất đất bình thường. Bón thêm phân lúc cây trưởng thành có thể làm cho cây sinh nhiều lá nhưng sẽ ít hoa. Tuy đất không cần phải là đất thật tốt nhưng vẫn cần phải duy trì một mức độ pH có tính axit nhẹ. Khi bắt đầu trồng cho mùa khác, nên kiểm tra độ pH trong đất và điều chỉnh cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bảo đảm sự thành công cho cây.

 

Với loại hoa này, bạn chỉ cần tưới nước vừa đủ giữ cho đất có độ ẩm, tưới một hoặc hai lần một tuần là đủ. Khi bạn thấy đất trong chậu hơi khô, đó là lúc bạn nên tưới thêm một ít nước. Nếu bạn tưới quá nhiều nước sẽ dẫn đến rối loạn sắc tố của hoa lá và làm cho hệ thống rễ bị suy yếu. Vào cuối mỗi mùa, vợ tôi giữ lại các hạt khô để gieo trồng cho năm sau. Thật ra hạt giống nguyệt quỳnh có thể mua ở tiệm, giá chỉ khoảng 3 đô một bao hơn 10 hạt, đủ cho một mùa. Tiền chằng đáng bao nhiêu, nhưng công sức chăm sóc khá nhiều: ngâm nước cho hạt nứt nẩy mầm, gieo sang chậu cho hạt lên tược, chống cây bắc giàn trong chậu cho dây leo, ngày nắng tốt bưng chậu ra sân phơi, đêm lạnh mang vào nhà, tưới nước… Bạn nên nhớ yếu tố quan trọng nhất là hoa cần đầy đủ ánh nắng mặt trời và nhiệt độ ấm áp để ra hoa.

 

Canh chừng để kịp thu video lúc hoa nở thật hết sức khó khăn. Vợ tôi canh bao nhiêu lần mà vẫn hụt vì hoa nở nhanh quá, chỉ trong vòng mấy giây đồng hồ. Khi chưa nở, năm cánh hoa xoắn xếp thành nụ dài khoảng 3 inch, từ búp thon nhỏ lớn dần theo đường kính. Khi thấy chụm năm cánh ở đầu búp hoa hơi hé có hình ngôi sao, vợ tôi sẵn sàng với máy ảnh chuẩn bị thu hình. Thoáng một cái, đầu năm cánh hoa tách rời ra và lớn dần. Do đó cho đến nay tuy đã chụp được hàng mấy chục tấm ảnh trong hai mùa hoa vừa qua, nàng vẫn chưa quay được cảnh hoa đang nở.

 


 



  


  


  


  


 

Vợ tôi chia sẻ thú vui trồng hoa nguyệt quỳnh với một số người thân ở Canada và Hoa Kỳ, trong đó có Đinh Nguyệt, người em khác mẹ. Đinh Nguyệt đã vĩnh viễn ra đi chỉ năm ngày trước sinh nhật thứ 63, ra đi vì một chứng bệnh quái ác hiếm có. Chứng bệnh CJD (viết tắt của Creutzfeldt-Jakob Disease), được người Việt Nam chúng ta gọi là bệnh nhũn não, quả thật có sức tàn phá nhanh chóng như sóng thần, như lốc xoáy. CJD gây suy thoái hệ thần kinh và là căn bệnh vô phương cứu chữa, luôn gây tử vong trong vòng vài tháng.

 

Tháng Năm vừa qua, Nguyệt từ một thành phố Đông Bắc Hoa Kỳ còn tỉnh táo nói chuyện với vợ tôi qua điện thoại, nhắc nhở nguyệt quỳnh năm nay đến bao giờ nở hoa. Nhưng sau đó sức khỏe của Nguyệt suy sụp nhanh chóng từng ngày. Vài tuần sau, người con duy nhất của Nguyệt gởi một bức thư điện tử thông báo cho thân bằng quyến thuộc hay về tình trạng của Nguyệt:

 

Boston, ngày… tháng Năm, 2013.

 

Kính thưa quý cậu dì và gia đình quyến thuộc,

 

Con xin thông báo về tình trạng của mẹ con để giải đáp thắc mắc của mọi người thân muốn biết mẹ con ở đâu và làm gì trong hai tháng qua; tại sao mẹ con vắng tiếng qua các cuộc điện thoại, không còn thấy sinh hoạt qua email và Facebook và tiếng cười giòn giã đặc biệt của bà. Với tất cả đủ loại thử nghiệm mà mẹ con đã trải qua tại hai bệnh viện hồi tháng trước, con cứ đinh ninh là bà chỉ bị một cơn đột quỵ nhẹ mà thôi, nhưng hóa ra bác sĩ chẩn đoán bà mắc bệnh CJD (Creutzfeldt Jakob Disease). Bệnh này rất hiếm, trong một triệu trường hợp ở Mỹ mỗi năm, chỉ mới có khoảng 200 mắc bệnh.

 

Con rất đau buồn mà nói rằng theo bác sĩ cho biết thì bệnh này không có cách chữa trị và họ bảo họ đành phải bó tay, không thể làm gì để giúp được. Đây thật là một tin rất sững sốt cho gia đình lúc này. Thật khó tưởng tượng nổi khi nhìn thấy mẹ con thay đổi từ một người năng động, vui tính, thích nói cười với mọi chuyện dù rất nhỏ, bây giờ đến giai đoạn bi đát này. Bà vẫn còn có thể nhận ra một vài người trong đám thân nhân con cháu nhưng bà không thể nói ra tiếng nên con không biết bà có nhận diện đúng hay không. Và điều này ngày càng tệ hơn chứ không tốt hơn. Bây giờ con chỉ còn đếm từng ngày qua và không còn biết mong đợi gì, mặc dù con biết và hiểu rõ những gì các bác sĩ đã nói.

 

Qua phản ứng hiện tại bà luôn cười khi thấy thân nhân vào thăm, mong rằng bà lưu giữ lại trong ký ức tất cả hình ảnh kỷ niệm tuyệt vời và hạnh phúc trong thời gian bà đã sống với chúng ta. Ít ra chúng ta biết bà sung sướng chứ không đau đớn. Mẹ con vẫn thích nghe giọng hát của Nguyên Khang.

Con,

Tâm.

 

Trong hai tuần lễ trước khi chết, não bộ của Nguyệt coi như đã hỏng, Nguyệt không còn ý thức và cảm nhận được điều gì. Một ngày tháng Sáu vừa qua, Nguyệt giã từ trần thế trước sự thương tiếc vô vàn của người thân. Hai tuần sau, chậu hoa nguyệt quỳnh của vợ tôi nở đóa đầu tiên thơm ngát. Vợ tôi gọi khoe và nhờ tôi bấm cho vài tấm ảnh; nỗi vui nhìn thấy hoa trồng năm nay đã có kết quả trộn lẫn chút ngậm ngùi.

Nhớ lại chưa đầy hai năm trước, đầu tháng Chín năm 2011, Nguyệt sang Canada thăm gia đình chúng tôi và gia đình một thân nhân khác. Giọng cười giòn giã tự nhiên của Nguyệt có tác dụng làm cho bầu không khí của cuộc gặp gỡ trở nên sinh động và mọi người có mặt cũng vui lây. Qua chuyến đi này, Nguyệt được thấy và yêu thích một loài hoa lạ tên Moonflower, cái tên liên hệ đến tên nàng. Rời Canada về lại Boston, Nguyệt mang theo hạt giống hoa  do vợ tôi tặng để trồng.

 

Thế rồi bắt đầu cuối đông năm vừa qua, Nguyệt bắt đầu ươm hạt giống nguyệt quỳnh trong nhà và thường xuyên liên lạc với vợ tôi để thăm hỏi cách thức chăm sóc cho cây và thông báo cho nhau biết tin về sự tăng trưởng của hoa. Đến khi hoa nở, Nguyệt mừng lắm. Là một người chập chững đến với thú trồng hoa khá muộn màng, thật còn gì vui hơn khi cây tự tay mình trồng đã nở hoa. Nguyệt đặc biệt yêu thích loài hoa mong manh này, nở thật nhanh lúc về đêm để rồi héo tàn ngày hôm sau, vì cái tên nguyệt quỳnh do chúng tôi đặt.

 

Bạn ơi, mỗi lần nguyệt quỳnh nở hoa tỏa hương thơm ngát trong nhà, dường như nó gợi nhớ đến một người vừa đã đi xa.

 

 

                           Nguyệt Quỳnh

 

                Búp hoa xoăn xoắn buổi hoàng hôn

                Trang đài e ấp cuống thon thon

                Chực chờ sợi nắng ngày vừa tắt

                Mở nhụy chào thơm năm cánh non.  

            

                     Vừa nở qua đêm sáng đã tàn

                Khác chi mệnh bạc của hồng nhan

                Sắc màu thùy mị hương tinh khiết

                Hoa mong manh quá nét cao sang.

 

                Nguyệt quỳnh hương thoảng ở đâu đây

                Có ai cài cửa chốn hiên tây

                Nụ cười tinh nghịch thêm huyền bí

                Đây nhé lụa là xiêm áo lay.

 

                Lấp lánh thiên thần thanh thoát bay

                Ngọc ngà năm cánh trắng trong thay

                Đẹp xinh thùy mị hương thơm ngát

                Tiếc kiếp hoa trăng chỉ một ngày.

                                             Phan Hạnh - 7-2013.

 

Sunday, July 28, 2013

Chim Bói Cá & Ngư Ông và Biển Cả …


Chim Bói Cá & Ngư Ông và Biển Cả …

Đôi lời giới thiệu

Cuối những năm 1960, nhà văn Bùi Ngọc Tấn bỗng dưng bị bắt vì tội gì chẳng rõ.

Giá như ông Tấn sống vào thời nay, chắc ông sẽ bị án “trốn thuế” chẳng hạn –

 

vì ông và đồng bọn nhà văn nhà thơ nhà báo đi bán máu nuôi thân và nuôi vợ con mà không khai nộp thuế, tội đó to lắm, vì là tội phá hoại tài sản nhân loại và dân tộc.

Không trốn thuế, cũng không có mấy bao cao su hỗ trợ pháp lý, nên thời đó, tuy không là đảng viên ĐCSVN, Bùi Ngọc Tấn được hân hạnh ghép vào cái án “chống Đảng”

 

như các ông đảng viên sừng sỏ cỡ Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, và vô số ông (bà) khác trong một vụ án rất đông tội đồ không cần qua xét xử. Đó là thói

 

quen trị nước của một Đảng cầm quyền tuyệt đối (bây giờ người lịch sự gọi là chế độ toàn trị, người ưa nôm na thì gọi là độc tài hoặc phát xít).

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn rồi cũng bỗng dưng được cho ra tù – và anh chấp nhận “được tha”

 

– không sẵn dũng khí như ông nhà văn Vũ Thư Hiên đòi xét xử tử tế trước khi ra tù, thì

 

liền được cho “lưu ban” thêm hai năm nữa, rồi cũng bị tống về nhà với vợ con.

Ra tù Bùi Ngọc Tấn viết Chuyện kể năm 2000 đầy tính nhân văn, mô tả cuộc sống trong tù mà không hề hằn học, chỉ có một giọng khi nên thơ khi hài hước đến nao lòng.

Sau bản dịch tiếng Anh, bản tiếng Pháp của tác phẩm này sắp ra mắt bên Pháp,

 

do anh Nghiêm Phong Tuấn dịch, cái tên sách dịch đã thấy hay và sang trọng rồi:

 

Conte pour les siècles à venir – chuyện kể cho nhiều thế kỷ tới.

Bùi Ngọc Tấn sau khi ra tù còn viết cuốn tiểu thuyết khác, Biển và chim bói cá,

 

lấy cảm hứng từ những công nhân đánh bắt cá của cái xí nghiệp ông Tấn được vào làm việc

 

cho tới khi về hưu. Bói cá… đã được Nghiêm Phong Tuấn dịch và tác phẩm đã được giải cao

 

tại Hội chợ sách bên Pháp, như Bùi Ngọc Tấn đã có lời cảm ơn sau “Tôi chào mừng Đại Hội Biển và Sách.

Đạt được giải Henri Queffelec mỗi năm dành cho một tác phẩm nói về biển, thật là một vinh dự lớn cho tôi,

 

nhất là khi qua mạng internet tôi được biết trình độ rất cao của những tác giả cùng tranh cử để được giải này”.

Một bạn nhà thơ Việt Nam sống ở Pháp, ông Nguyễn Hữu Viện, đã xúc động viết đôi lời tặng dịch giả của Bùi Ngọc Tấn.

Nhân ngày Chủ nhật dẫu sao thì cũng cần thư giãn, lại được nhà văn Bùi Ngọc Tấn gửi bài tới nhờ đăng, xin có vài lời trước khi cùng bạn đọc rung đùi nhâm nhi những lời lẽ ngây thơ, yêu đời, mà trong cái đời

 

ấy hẳn nhiên là có cả tổ quốc của chúng mình, và có cả những công trình đẹp đẽ đang đựng xây và cả những “công trình” sắp sụp đổ… A hà hà, vui lên bạn ơi!

Phạm Toàn


 


 

Bìa Chuyện kể năm 2000 bản tiếng Pháp – đã in xong, sắp phát hành

 

 

Bản tiếng Pháp do nhà thơ Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ

 

Chim Bói Cá & Ngư Ông và Biển Cả ...

======================

Gửi tới Anh Nghiêm Phong Tuấn, dịch giả Biển và chim bói cá...

Hỡi con người Tự Do, muôn đời bạn yêu dấu biển cả!

Biển cả là tấm gương bạn soi tâm hồn mình Trong con sóng muôn đời bất tận Tâm hồn bạn đâu phải vực thẳm kém đắng cay.

   (Baudelaire - L'Homme et la Mer)

Chim Bói Cá và Ngư ông cùng hạnh phúc chia sẻ Biển Đông Cho dù ngư ông là người, Chim Bói Cá là vật Vì lẽ Người và chim không có lợi ích chung không biển Và cả hai ngẫu nhiên cùng say sóng như nhau Vì lẽ cả hai không có lợi ích chung không cùng biển Chim Bói Cá thức dậy sớm mai Ngư ông ngủ vùi sau một đêm trắng dài viết “lách”

Chàng ngủ đến tận sáng muộn màng

Ôi Biển cả làm sao biết lòng Người lẫn lòng chim Nhưng cả hai đều là hai nhà đấu tranh bất tử!

Hải Phòng - Marseille đều cả hai phố cảng Nơi ấy giấc mơ Pháp-Việt chạm đáy vô cùng Không mất đi phẩm chất mộng mơ Vết tích ký ức trùng lặp với vết hằn quên lãng Kẽ hở của trí nhớ là những tia chớp lân quang bừng sáng Và tia lửa này thiêu đốt tất cả những điều ghi nhớ lại Hà Nội - Paris truy đời ta về nguồn cội của mình Tổ Quốc chẳng qua chỉ là Mẹ hiền và Biển cả!

Cả cùng hai Pháp-Việt chan hòa

Paris có thể khai sinh bóng hình Hà Nội

Và ngược lại Hải Phòng cũng có khai sinh bóng hình Marseille Vâng, nước Pháp đối với anh có gì xa lạ Vì Nhà văn đã học tiếng Pháp từ thuở ấu thơ Thế hệ anh chứng kiến bao thăng trầm lịch sử Và tác phẩm anh lưu giữ ký ức của Dân Tộc mình Tình yêu ấy nuôi dưỡng chúng tôi quả đầy bi kịch đớn đau Uớc gì dập tắt nhiệt tình bằng lệ biển.

Kìa cánh buồm cuối chân trời nơi Chim Bói Cá bay lượn Chỉ một mình Chim Bói Cá chống chọi biển ngàn khơi Và sau cánh chim cả đàn chim con nhỏ đang chờ chim Mẹ Tôi hãy còn kỷ niệm những cánh chim biển Trong mắt bão bất công tảo tần và bao phiêu lưu khủng khiếp Hãy nhìn kìa! Cuối chân trời bay lên Chim Bói Cá Mẹ bay lên...

Nguyễn Hữu Viện

 

 

Bản gốc tiếng Pháp

 

Le Martin-pêcheur & Le Vieux Pêcheur et la Mer...

===============================

à Anh Nghiêm Phong Tuấn, traducteur de La Mer et le Martin-Pêcheur...

Homme Libre, toujours tu chériras la mer!

La mer est ton miroir, tu contemples ton âme Dans le déroulement infini de sa lame Et ton esprit n'est pas un gouffre moins amer.

   (Baudelaire - L'Homme et la Mer)

Le Martin-pêcheur et Le vieux pêcheur ont partagé heureusement la Mer Malgré le vieux pêcheur c'est une chose, le Martin-pêcheur c'en est une autre Car l'Homme et l'oiseau ne sont pas communs sans mer Et tous les deux ils ont sans hasard le mal de mer Car ils ne sont pas communs sans mer Le Martin-pêcheur se lève de bon matin, Le Vieux Pêcheur s'endort après une longue nuit blanche d'écriture Il va dormir jusqu'à tard le matin O Mer, tu ne connaîs ni l'un ni l'autre Qu'ils sont les lutteurs éternels !

Haï Phong - Marseille sont les deux villes-ports Où le rêve franco-vietnamien touche à l'état de veille Sans perdre la qualité de rêverie Les traces de la mémoire confond avec les vestiges de l'oubli Les failles de la mémoire sont des étincelles d'incandescence Et elles brûlent la conscience de toute chose remémorée

 

Hanoi - Paris remonte la vie jusqu'à ma source La Patrie qu'elle est une mère et une mer Tout à la fois française et vietnamienne Paris peut alors générer des images de Hanoi Et vice versa Haï Phong peut alors générer des images de Marseille Oui La France ne t'est pas inconnue Car tu as étudié le français dans ton enfance (1) Ta génération a témoigné combien de transitions de l'histoire Et tes oeuvres gardent la mémoire de notre peuple (2) Ton Amour qui nous nourrit est si fort tragique et douloureux Que je puisse éteindre son feu avec mes larmes de la mer… Voile à l'horizon se profile le martin-pêcheur Seulement, voilà un martin-pêcheur seul luttant avec la mer Et la toile de fond derrière elle ce sont les martins-pêcheurs qui attendent leurs maman (3) J'ai encore souvenir de ces oiseaux de mer Aux tempêtes injurieuses, les nefs subirent Les terribles aventures des longs gréements; Vois! A l'horizon s'envole la maman martin-pêcheur....

      Vien NGUYEN

(1) “Tôi chào mừng Đại Hội Biển và Sách. Đạt được giải Henri Queffelec mỗi năm dành cho một tác phẩm nói về biển, thật là một vinh dự lớn cho tôi, nhất là khi qua mạng internet tôi được biết trình độ rất cao của những tác giả cùng tranh cử để được giải này. Nước Pháp đối với tôi không hẳn là xa lạ, vì thời thơ ấu tôi đã học tiếng Pháp và sự kiện này càng làm tăng thêm niềm vui của tôi. Tôi thành thật cảm ơn đại hội đã cho tôi vinh dự và niềm vui này.”

(2) “Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến bao nhiêu biến động của Lịch Sử. ... Tôi chỉ muốn thật trung thực trong khi viết để góp phần vào việc lưu giữ ký ức của Dân Tộc”. (Bùi Ngọc Tấn)

(3) “Một con chim bói cá không biết từ đâu bay tới gần tàu. Chỉ có một con. Nó chao đi lượn lại gần tàu như thử sức với biển. Trên biển mênh mông không một cánh chim, trừ nó. Nó bay tít xa, hút tầm mắt rồi lại bay lại. Bỗng nhiên nó chắp cánh lao nhanh xuống biển rồi bay lên, mỏ ngậm một cái gì trăng trắng vút qua thân tàu, thẳng hướng về phía Tây in hình một vệt cây cối xanh đen. Phía ấy là tổ ấm, là đàn con đang mong.”

(Tiểu thuyết Biển và Chim Bói cá – Bùi Ngọc Tấn)

 

 

 

__._,_.___

THƯƠNG VỀ XỨ HUẾ


 Hue-MotThoi
 

 

 

 

Ai từng ở Huế ra đi,

Thiên di vạn nẻo khó quên đường về!

 

        Thuở còn là một cậu học trò nhỏ tí tẹo ở “ngoẹo dàng xay” gần núi Ngự Bình, học trường tiểu học An Cựu. Thông lệ, hằng ngày đi về cùng một con đường năm nầy qua năm khác, thành thử thuộc lòng từng bụi cây, bờ vách, ghế đá…

        Cùng bạn bè đi sớm hơn giờ vào lớp để vui đùa với nhau. Khi thì vào cung An Định hái đào, cây đào bên hông “cung” thật là to và cao phải dùng mẻ ngói, mẻ sành liệng cho trái rớt xuống. Khi thì băng ngang trước chợ An Cựu để lượm trái bàng, khi thì leo lên cây nhãn để bứt trái, hay nhảy tường hông vào trong nhà ông “hiệu trưởng” để hái me…Tùy theo từng mùa của cây trái mà thay đổi lộ trình. Tuổi thơ với những nghịch ngợm hồn nhiên, vui đùa mà không phải là phá phách thái quá, không bao giờ ham chơi để trể học hoặc bỏ bê không làm bài tập ở nhà.

        Có những buổi chiều Hè, cùng bạn bè leo núi Ngự Bình để nhìn về thành phố Huế mộng mơ, với kỳ đài “Phú Văn Lâu” cao ngất hùng vĩ, đẹp vô cùng! Sau đó cùng nhau xuống núi ghé vào quán bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm Ngự Bình để thưởng thức những món ăn đặc trưng của xứ Huế. Ôi, không còn gì ngon và thú vị cho bằng! Rồi vào những ngày nghỉ, hẹn nhau ra sân những thửa ruộng mới gặt xong đá banh, hai phe, một bên ở trần, một bên mặc áo, cột “mốc” gôn là hai đống áo quần, có khi là hai cái mũ hoặc hai cành lá cây cắm xuống đất. Trận banh của trẻ con không cần đến ông trọng tài mặc đồ đen thổi còi, hai bên so tài tranh nhau thắng bại thật gây cấn, có khi cải cọ tùm lum.

        Thành phố thân thương cứ âm thầm già dần với thời gian, lớp lớp rêu xanh bám dày trên bệ thềm, trên thành quách, trên mái ngói của các cung điện, tháng năm trầm tư phơi gan cùng tuế nguyệt. Tuổi trẻ vô tư, mộng ban sơ, mắt ngơ ngác, cửa lòng để ngỏ, cuộc đời trước mắt như một bài thơ, êm đềm như mặt nước hồ thu không gợn sóng!

Tuổi thơ lớn lên hồn nhiên, những ngôi trường tiểu học An Cựu, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt…Rồi trung học Nguyễn Tri Phương, Quốc Học, Hàm Nghi, hoặc Bồ Đề, Bình Linh, Nguyễn Du, Bán Công…loay hoay rồi cũng gặp nhau vào cuối tuần ở sân banh, quán cà phê hay ngoài phố.

Tuổi thơ lần lần nhạt phai với thời gian dần dà đi tới, lớn lên từ thể xác đến tri thức. Huế, như một gia đình lớn, loanh quanh xóm vắng đường gần rồi cũng gặp nhau, cái gì cũng thân thương trìu mến!

          Không ngờ sau những tháng năm thăng trầm đó đây, rồi lưu lạc đất khách quê người lại gặp nhau. Anh bạn từng cùng lớp trường tiểu học nhắc lại từng đứa, nhớ cả tên “cúng cơm” hoặc biệt danh thường gọi nhau, gợi lại những hình ảnh thầy cũ trường xưa, lòng bùi ngùi nhớ nhung!

        Tuổi già, những khi trà dư tửu hậu cùng ôn kỷ niệm như dìu nhau về lối xưa nơi thành phố quanh co thân thuộc. Quên làm sao được những ngày Hè nóng bứt, dầm mình dưới bến sông An Cựu, hoặc những đêm Hè nóng rát, học bài thi dưới ánh đèn đường. Những mùa thi, tìm nơi yên tĩnh để “gạo” bài, khi thì trong Đại Nội, hoặc lên chùa Thiên Mụ, hoặc vào chùa Trà Am, bước chân đi đâu cũng còn in dấu giày tuổi thơ, một thời yên bình phẳng lặng.

         Hình ảnh những con đường nhỏ trải đá gồ ghề giữa hai hàng chè tàu cắt xén phẳng phiu. Những đêm trăng đạp xe đạp dưới những ngọn đèn lờ mờ quanh chợ An Cựu, qua đường Âm Hồn những đêm mùng Một, Rằm khói hương nghi ngút để rồi ghé lại quán cơm Âm Phủ gần sân vận động Tự Do, thưởng thức món cơm “hến” truyền thống của đất Thần Kinh.

        Huế với bốn mùa: thanh thản, bốc lửa, trầm ngâm và ủ dột!

Mùa Xuân thì thanh thản, an bình giữa phong cảnh hữu tình đua sắc của hoa mai, hoa đào, hoa sứ. Nếu bạn ngồi trong quán cà phê “Phấn” đường Trần Hưng Đạo nhìn ra bên ngoài, những tà áo dài phất phới trong nắng mai, e thẹn dưới nón bài thơ che đầu mỹ nhân. Hoặc dìu nhau dạo chơi lăng tẩm các vua chúa ngày xưa để thưởng lãm những cây cảnh lâu đời, thành cỗ rêu phong dày cát bụi thời gian.

Mùa Hạ, bốc lửa đỏ thắm với hoa phượng rơi rụng trên khắp nẽo đường. Tiếng ve sầu thiết tha buồn man mác trong những buổi trưa Hè oi bức, ngọn gió Lào nóng như thiêu giữa những ngày tháng Hạ.

Mùa Thu đến với Huế qua sóng nước lăn tăn trong cảnh sen tàn nắng nhạt. Mưa bụi nhè nhẹ rơi trên đường phố rộn người, trên những lâu đài cổ kính của cố đô. Hoàng hôn buồn chầm chậm buông trên những thảm cỏ công viên dọc theo hai bờ sông Hương.

       Mùa Đông thì Huế mưa dài, mưa dai, “mưa dầm thúi đất”. Sông Hương từ phẳng lặng trong vắt trở nên cuồn cuộn mênh mông, tràn bờ lênh láng. Mưa gió lạnh lùng là một đặc thù của mùa Đông xứ Huế. Lội nước lụt bì bõm trên những con đường nước đang lên cũng là một cái thú vui đùa không những cho trẻ con mà cả người lớn. Những ngày dài mưa buồn rã rich, mưa ngày, mưa đêm triền miên với gió bấc lạnh lùng!

          Quanh năm suốt tháng, những ngày cuối tuần, không hẹn hò, ai cũng tản bộ ra đường phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, qua cầu Gia Hội như những giờ phút thư giãn đôi chân và để “rửa mắt”. Lui tới cũng chứng ấy con đường, chào hỏi nhau một ngày trong tuần như để xem ai còn hiện hữu trên thành phố đã bạc màu rêu phong nầy!

Huế…Các bạn ơi, ai đã từng một thời với Huế mà không trải qua những hình ảnh nầy, tất thảy là những hình bóng đầy ắp kỷ niệm, dù lúc vui, lúc buồn đều là bóng mát một chặng đời để lại nhiều dấu ấn, khi đã mất đi rồi, mới thấy tiếc nuối vọng về. Dẫu sao cũng là những con người từng lớn lên từ Huế, đã có cái may mắn được trầm mình tận hưởng tuổi hoa niên nơi cố đô văn vật với những điều kiện lịch sử và thiên nhiên phong phú một thời!

         Huế đẹp, Huế thơ! Buổi sáng đầu Hè thức dậy đã nhìn thấy thành phố Huế tràn ngập đầy sương. Sương mù trôi mênh mang trong lòng thành phố đẹp đến lạ lùng!

        Những con đường Huế với những hàng cây đã tạo cho thành phố nầy đầy chất thơ và lãng mạng. Gần như Huế đã không để cho một con đường nào vắng bóng cây, và cây xanh trên đường phố Huế đã thực sự thành nét đẹp riêng của nó. Rất nhiều cây xanh cứ vươn cao, chụm vào nhau thành một vòng cung che mát cho khách bộ hành.

Thi ca và âm nhạc thường nhắc đến Huế với những con đường phượng bay. Hoa phượng thì gần như bất cứ thành phố nào cũng có. Nhưng ở Huế, hoa phượng trồng trên đường phố lại là loài hoa phượng đỏ như xác pháo, và thường nở vào tháng Chạp âm lịch năm trước, và kéo dài cho đến hết thang Tư âm lịch năm sau.

         Có lẽ mọi người thường nhắc đến Huế với các đền đài thành quách, những di tích gắn liền với một thời hoàng kim của các vương triều. Nhưng cũng có một điều thú vị đối với du khách mỗi lần đến đây, đó chính là những món ăn thuần túy của đất Thần kinh cỗ kính. Nào là bánh bèo, bánh ít, bánh bột lọc, bánh nậm v.v…Ngoài ra, còn có món bún bò giò heo, bún thịt nướng, cơm hến thì không chê vào đâu được. Còn món chè thì quá tuyệt vời! Nào là chè ngô, chè khoai tía, chè đậu xanh đánh v.v…ăn no cành bụng rồi, mà miệng vẫn còn muốn ăn thêm nữa!...

         Huế là vậy đó, những xe qua phố Huế không vội vàng, âm hưởng Huế nhỏ nhẹ làm mềm lòng người! Qua Huế với sương đẩm buổi sáng mùa Xuân, với nắng phai nhạt buổi chiều tà mùa Hạ, với cây cao vàng lá úa đợi mùa Thu sang, mà thương mà nhớ!

         Quê hương và tuổi thơ là những cái gì thiêng liêng gắn bó liền với một đời người. “Người ta có thể vì một lý do nào đó phải rời xa quê hương, còn trái tim và quê hương thì không bao giờ rời xa nhau!”. Tôi rất tâm đắc với ý tưởng nầy của một nhà văn nào đó!

         Huế có muôn vàn lý thú trong kỷ niệm cuộc đời. Huế là nơi giữ gìn được nhiều nhất những di tích văn minh nghệ thuật, truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại qua nhiều thời đại. Hồi tưởng về Huế thấy lòng thấm thía da diết đến chừng nào. Hồi tưởng về Huế để thấy quê hương mình, một quê hương đầy mộng mơ và đẹp như một bức tranh thủy mạc. Ai cũng có một ký ức tuổi thơ để vọng về, để hoài cảm nỗi nhớ niềm thương ! Tôi đã trải qua thời thơ ấu và trưởng thành với vùng đất trời có “con sông Hương không rộng mà dài” của Huế đẹp như một bài thơ, đầy mộng mơ như những đàn chim bay chập chờn cạnh vòm mây giữa khung trời nguyệt bạc.      

         Huế thân thương, tôi vẫn giữ mãi hình ảnh chú học trò của năm tháng xa xưa, nó đã níu kéo, nhắc nhở tôi qua ký ức…không bao giờ phai mờ, dù đang ở tận chân trời góc bể nào! Ai đã từng từ Huế mà ra, làm gì không rung cảm mỗi khi nhắc về ngày tháng cũ, thành phố xưa.

         Huế thân thương của tôi ơi, Huế của một thời. Huế của tuổi đời mới lớn, rồi xa Huế, nhớ Huế vô cùng! Huế, ở thì buồn, đi thì nhớ! Nhớ lắm, nhớ đáo để, và nhớ thật da diết !

Tôn Thất Đàn

                                                           ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Sunday, July 21, 2013

Những Tên Mặt dày


From: Thanh Lien <
Sent: Sunday, June 30, 2013 12:28 AM

 

Xin quý vị phổ biến rộng rãi.

 

Kính.

Liên Thành

 

Những Tên Mặt dày

           

Vũ Ánh, Huỳnh Tấn Lê, Nguyễn Trọng Nho, Đào Văn Bình, Cao Văn Hở, Nguyễn Huy Sỹ, Trần Quý Hùng, Nguyễn Phú Hùng, Nhã Ca, Trần Dạ Từ và tập đoàn Việt Báo.

 

Trần Minh

Vào ngày 11 tháng 6 năm 2013 tại Việt Nam có ông Trương Văn Chung học vị phó giáo sư tiến sĩ chức vụ Giám đốc TrungTâm Nghiên Cứu Tôn Giáo, đọc bài tham luận Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam 1963

- Nhìn từ hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Mỹ”(1961 – 1963), kết luận như sau: “ Từ những hồ sơ lưu trữ trên có thể nhận thấy: Cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963. Trước hết là cuộc đấu tranh vì tự do, bình đẳng tôn giáo, chống lại chế độ kỳ thị, bài xích tôn giáo. Sự phát triển của phong trào đấu tranh này tự nhiên, tất yếu trở thành một bộ phận của phong trào yêu nước đấu tranh vì độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc.”.

 

Tương tự như vậy vào ngày 23 tháng 6 tại Cali cũng có một ông dùng tài liệu Ngũ Giác Đài để chứng minh rằng TT Ngô Đình Diệm là một ông quan muốn giữ thể diện cũng như dùng mọi cách không chính đáng chỉ để bảo vệ gia đình mình, đẩy quyền lợi quốc gia xuống hàng thứ yếu... những người chống lại việc tự thiêu của ông Lâm Văn Tức là loại thiểu số u mê, cực đoan, sống bám vào chủ nghĩa phân biệt tôn giáo đã nhục mạ một cao tăng Phật giáo đã lấy thân xác mình làm ngọn đuốc soi đường cho họ.

 

Người này không ai xa lạ chính là người nổi tiếng không nhờ nghề “làm báo” mà nhờ vào cái chậu rửa chân, Vũ Ánh, vì vậy mà từ đó chúng ta có hổn danh Vũ Ánh Chậu Rửa Chân” được lưu truyền trong thiên hạ.

Đọc sơ qua 2 bài thuyết trình đều dựa vào tài liệu Mỹnói trên của ông phó tiến sĩ nhà nước Trương Văn Chung và ông Vũ Ánh Chậu Rửa Chân, thế nào quý vị cũng tự hỏi chẳng lẽ chính phủ Hoa Kỳ đã từng gởi người sang nước VN Dân Chủ Cộng Hòa để học tập viết báo cáo?

Chuyện trong nước có người báo cáo giống anh phụ bếp Trần Dân Tiên là chuyện bình thường, nhưng ở Mỹ mà có báo cáo giống anh Ba mới là điều nhục nhã. Vì vậy, để tiết kiệm thì giờ, hãy bỏ qua chuyện xảy ra ở nước CHXHCN mà hãy nói đến những điều quái đản xảy ra ở ngay tại xứ sở văn minh này.

Trong lúc đi tìm chân lý xin được gọi Pentagon Papers là Pentagon Papers, còn Pentagon Papers của ông Chậu Rửa Chân Vũ Ánh là Pentagon Chậu Rửa Chân hay Pentagon Vũ Ánh để khỏi bị lẫn lộn.

Trước hết hãy đọc lại lời quảng cáo về “Pentagon Chậu Rửa Chân” của Vũ Ánh: “với tư cách của một nhà báo sau một thời gian dài lục lọi tìm kiếm các dữ kiện được xác nhận trong đống trên 4,000 trang tài liệu được Ngũ Giác Đài giải mật và những tài liệu rải rác khác trong các tác phẩm lịch sử chiến tranh Việt Nam của các sử gia Mỹ mà tôi may mắn mua được trong các tiệm sách cũ ở Hoa Kỳ”.

Đó là Pentagon Papers của ông Chậu Rửa Chân Vũ Ánh.

Còn Pentagon Papers chính hiệu như thế nào?

Tài liệu Pentagon là gì? Tài liệu Pentagon viết một cách đầu đủ là Pentagon Papers United States –Vietnam Relations 1945-1967, Top Secret – Sensitive” là một nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về cuộc chiến chống cộng của Việt Nam gồm 3 ngàn trang phân tích tổng kết và 4 ngàn trang tài liệu bản gốc trong 47 volumes, tổng cộng cả thảy là 7 ngàn trang. Đây là một tài liệu được đóng dấu Classified “Top Secret- Sensitive” ( “sensitive” có nghĩa là nếu bị công bố sẽ gây xấu hổ) được Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara chỉ định một nhóm nhân viên thu thập tài liệu và biên soạn vào ngày 17 tháng 6 năm 1967 và kết thúc vào ngày 15 tháng 1 năm 1969 với mục đích để cho các nhà sử học nghiên cứu nhằm tránh những sai lầm trong chính sách cho các chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai.
 
Tài liệu này ghi lại các chính sách của một loạt các tổng tống Hoa Kỳ liên quan cuộc chiến Việt Nam kể từ Tổng Thống Truman tới Johnson, từ việc ném bom ở Cambodia, Lào, Bắc Việt, vụ tấn công của Thủy Quân Lục Chiến, đặc biệt là việc chính quyền TT Kennedy đã thực hiện kế hoạch lật đổ lãnh đạo của Miền Nam Việt Nam là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gây ra thảm họa cho Miền Nam cũng như nước Mỹ sau đó.

Tài liệu classified này bị lộ ra ngoài cho tờ New York Times năm 1971 bởi Daniel Ellsberg, một trong những trưởng toán nghiên cứu, sau đó là lộ cho tờ Washington Post và cả 15 tờ báo khác. Thoạt đầu thì TT Nixon không quan tâm vì ông cho rằng điều này chỉ làm xấu hổ TT Kennedy và TT Jonhson mà không liên quan gì đến ông, nhưng dưới sự cố vấn của Kissinger, chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức truy tố tờ New York Times và Ellsberg, nội vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện nhưng cuối cùng thì chính phủ không thắng.

Tuy nhiên tờ New York Times chỉ đăng được khoảng 5%
tài liệu, các tờ báo khác cũng không đăng tải đầy đủ. Năm 2002 National Security Archive phóng thích số tài liệu còn lại. Tuy bị lộ như vậy nhưng mãi đến năm 2011 thì tài liệu này được chính thức được declassified và cho lưu trữ tại thư viện Richard Nixon, Kennedy, Lyndon B Johnson vào ngày 13 tháng 6 năm 2011. Hiện tài liệu này rất dễ tìm kiếm trên các website của các thư viện nói trên cũng như một số website của các trường đại học và văn phòng lưu trữ hồ sơ quốc gia dưới dạng PDF.

Đó là cái khác nhau thứ nhất của Pentagon Papers thứ thiệt và Pentagon Chậu Rửa Chân trong đó ông Chậu Rửa Chân đã hãnh diện rằng mình quá may mắn mua được bộ Pentagon Papers trong một tiệm sách cũ. Thật sự thì tài liệu này đầy dẫy online và chỉ mới được chính thức declassified trọn bộ vào ngày 11 tháng 6 năm 2011 thì làm gì mà gọi là sách cũ?. Đó là cái láo và cái nổ thứ nhất của ông Chậu Rửa Chân Vũ Ánh

Trở lại Pentagon Papers thứ thiệt

Như đã nói trên, đây là một tài liệu 7 ngàn trang về diễn tiến cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1945 đến 1967 cho nên trong chủ đề này, chúng ta chỉ trích ra những ghi nhận hết sức quan trọng của tài liệu này về mục đích và thành quả của Chương Trình Ấp Chiến Lược “Strategic Hamlet Program 1961-1963” trong Part IV B-2 và việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và hậu quả của nó “The Overthrow of Ngo Dinh Diem trong Part IV B-5.

Trong 2 trang đầu tiên của phần OVERTHOW OF NGO ĐINH DIEM- MAY-NOVEMBER 1963/INTRODUCTION, chúng tôi xin tạm dịch như sau:

Nói về cuộc chiến tranh, sự đồng thuận giữa Phái Đoàn Quân Sự Hoa Kỳ và Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ vào mùa xuân năm 1963 là tình hình quân sự ở Nam Việt Nam đã ngày càng thăng tiến một cách đều đặn và cuộc chiến tranh đang bắt đầu đi vào chiến thắng. Một sự tính toán của Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia vào tháng 4 năm 1963 đã kết luận rằng sự yểm trợ của Cố Vấn Hoa Kỳ đã bắt đầu có hiệu quả mong muốn trong việc tăng cường sức mạnh và tính thiện chiến của quân đội VNCH.
 
 Việt Cộng vẫn còn mạnh nhưng có thể bị cô lập bởi quân đội VNCH nếu như Việt Cộng không nhận được sự hổ trợ lớn từ khối cộng sản bên ngoài.
 
Những chỉ số thống kê cho thấy sự giảm sút sự tấn công của Việt Cộng so với những năm trước kia, các hoạt động chiến đấu của quân đội VNCH tăng lên, và có tiến bộ trong tỉ lệ mất vũ khí. Những vấn đề còn tồn tại là chính sách tăng thưởng cho những viên chức trung thành với Diệm, sự bỏ ngũ và đào ngũ trong quân đội, tình báo còn yếu và mạng lưới điều hành cũng như chuyên viên còn ở mức thấp.
 
Tuy nhiên, tình hình chung là lạc quan. Lý do đặc biệt cho sự khích lệ này là sự thông qua vào tháng 2/1963 Kế Hoạch Vận Động Toàn Quốc thúc đẩy bởi U.S. Viễn ảnh đầy hy vọng đã được tổng kết cho Bộ Trưởng Mc Namara trong một tài liệu ngắn trong buổi hội thảo Honolulu vào ngày 6 tháng 5/1963.

Tình hình chung của tình trạng Việt Nam được cải thiện. Về phần lực lượng quân sự đối đầu, chúng ta đang thắng, bằng cớ của việc thăng tiến rất rõ ràng, khi tác động tổng hợp của các chương trình mang tính lâu dài đã bắt đầu có hiệu quả lên Việt Cộng.

Ngay cả quan sát viên về vấn đề chống nổi dậy Sir Robert Thompson, Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Anh, đã có thể báo cáo rằng “ Bây giờ, vào tháng 3 năm 1963, tôi có thể nói, và trong chương trình này tôi đã được sự hổ trợ của tất cả các thành viên của công vụ này, rằng chính phủ VNCH đang bắt đầu thắng cuộc chiến chống lại Việt Cộng.

Một trong những lý do cho sự lạc quan của những thẩm định này là nghị lực của chính phủ VNCH, dưới sự hướng dẫn của Nhu, đã thúc đẩy chương trình Ấp Chiến Lược. Nhu lúc đầu rất hứng thú với chương trình này, nhưng khi ông ta thiết lập sự tài trợ ngân sách cho chương trình này với chính phủ Hoa Kỳ, ông ta tập trung vào đó như là một phương tiện chính trong việc vận động chống lại quân nổi dậy và là phương tiện tốt nhất để tăng cường kiểm soát chính trị vào vùng nông thôn. Vào tháng 4, chính phủ VNCH tuyên bố rằng đã hoàn tất 5000 Ấp Chiến Lược, 2 ngàn nữa đang được xây dựng.
 
Tất nhiên đã có sự báo cáo chưa đúng về chất lượng của các Ấp Chiến Lược và sự mở rộng một cách quá nhanh trong lúc có sự thiếu hụt về nguồn nhân sự tại nông thôn.Tuy nhiên những báo cáo tại chổ dường như đã hổ trợ cho sự thành công của chương trình này”. (Pentagon Paper Part IV, B5, page 1 and 2). (1)

Về Chương Trình Ấp Chiến lược: Strategic Hamlet Program 1961-1963

Theo MACV the Year of Escalation, 1962-1967, by Graham Cosmas, Page 72

Cảm ơn chương trình Ấp Chiến Lược đầy hữu hiệu đã có khả năng đáp ứng lại những mong ước và khiếu nại của nông dân và đối đầu với sự ám sát và khủng bố. Đầu năm 1962, VC đã tăng lên một cách đáng lo ngại, dù rằng khó đo lường một cách chính xác mức độ kiểm soát vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là trong những vùng đồng bằng ẩm ướt và rậm rạp của vùng tam giác sông Cửu Long phía nam Sàigòn. Cơ quan tình báo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ước tính vào tháng Hai Việt Cộng chiếm khoảng 10% các thôn ấp Việt Nam và có ảnh hưởng hoặc có một phần ảnh hưởng lên khoảng 60%, và VC có thể tiếp cận với ¼ dân số thanh niên đến tuổi quân sự”.

Tổng kết về Ấp Chiến Lược theo tài liệu của Pentagon Papers

“Chương trình ấp chiến lược là một chương trình mà chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam nổ lực để chấm dứt sự tấn công của Việt Cộng ở Miền Nam, chương trình này chưa bao giờ được đồng ý về thời điểm mà chính phủ Hoa Kỳ quyết định, khoảng cuối năm 1961, tăng sự trợ giúp cho chính phủ VNCH và tăng cường nổ lực cố vấn trong việc thực thi một chương trình mang tính “hợp tác có giới hạn”. Trong lúc chương trình Ấp Chiến Lược 1961-1963 mà đã bị bỏ rơi sau đó đã có thể dạy chúng ta nhiều điều, những thành quả có được từ chương trình này không cho phép người ta nói rằng chương trình đã bị thất bại vì không đạt đúng thời gian ấn định, mà thật ra chương trình này đã đủ mạnh để đương đầu với Việt Cộng( insurgency).
 
Người ta có thể nói rằng chương trình đã bị khai tử vì thực thi không tốt và vì gia đình Ngô không có khả năng cải tổ cộng với việc Hoa Kỳ đã không ép được họ phải cải tổ, nhưng những bằng chứng không bảo đảm rằng ai có thể làm chương trình này khá hơn được. (Pentagon Papers page 1, 2, Part IV, B5). (2)

Còn Ấp Chiến Lược theo sư sãi PGVNTN, Việt Cộng và những tên như Vũ Ánh, Huỳnh Tấn Lê, Nguyễn Trọng Nho, Võ Văn Ái, Ỷ Lan, Đào Văn Bình, Cao Văn Hở, Nguyễn Huy Sỹ, Nguyễn Phú Hùng, Trần Quý Hùng, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Viên Lý, Thích Giác Đẳng,Thích Nguyên Trí, Thích Huyền Việt, Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc, Thích Như Đạt, một đám đầu trọc ô dề dốt nát họ Thích khác, tờ Việt Báo của bà Nhã Ca và ông Trần Dạ Từ , lẫn tập đoàn của tờ Người Việt v.v thì chương trình Ấp Chiến Lược được lập ra để:

Ông Diệm phổ biến chính sách Chống Cộng và xa gần thao túng luận điệu “Phật giáo nuôi dưỡng Cộng sản”. Đồng thời cho lập các Ấp Chiến Lược, Khu Trù Mật, Vùng kinh kế mới, Dinh Điền , các khu An ninh, v.v Lùa nhân dân nghèo khổ vào các khu này nhằm bảo vệ an ninh cho hậu phương. Các thành phần đưa đi lập nghiệp mới này đa số là tín đồ Phật giáo và một số dân chúng đã có đời sống ổn định. Đa số các khu nói trên do các cán bộ Chống Cộng điều khiển nghiêm nhặt, có nơi nằm dưới quyền các vị Linh mục. Ai chịu phục tùng, hoặc ai chịu cải đạo Thiên chúa giáo thì được cấp phát lương thực đầy đủ. Những kẻ khác bị đối đãi phân biệt.”( Huyền Quang Kỷ yếu trang 39). “Hồ sơ này cung cấp những tư liệu minh xác các cuộc đàn áp Phật giáo, thảm sát, khủng bố, bắt giam tù hay bắt cải đạo Thiên chúa tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi. Hồ sơ nói lên một sự trạng kéo dài từ 1958 đến 1961, thời gian có hàng vạn Phật tử bị giam cầm, đày đọa, hàng trăm bị thủ tiêu, và khoảng 2000 bị bắt buộc phải bỏ đạo Phật để cải đạo Thiên chúa giáo tại miền Trung và các khu dinh điền(Võ Văn Ái chùa Pháp Luân Houston 9/6/2013).

Cả một quốc sách được thiết lập bởi và hổ trợ bởi ba quốc gia : Hoa Kỳ, Anh, Việt Nam và được điều hành chính bởi chính trị gia lỗi lạc luật sư Ngô Đình Nhu, Sir Robert Thompson, cả cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và tất cả những công dân Việt Nam yêu chế độ VNCH, mà dám mở miệng nói rằng Ấp Chiến Lược lập ra để đàn áp Phật giáo!

Thật khó có từ ngữ nào có thể dùng để diển tả sự khinh miệt của chúng ta lên một băng đảng bỉ ổi vô ơn vô giáo dục, từ bọn mù chữ đến tiến sĩ đến chánh án vây quanh xác chết của ông Lâm Văn Tức!.

Đó mới chính là bộ mặt thật của tập đoàn ủng hộ đám sư sãi Việt Cộng và Việt Cộng đã và đang tổ chức ăn mừng việc thiêu sống Lâm Văn Tức, cũng như bộ mặt thật của cái gọi là “một cao tăng Phật giáo đã lấy thân xác mình làm ngọn đuốc soi đường cho một khối thiểu số người u mê, cực đoan, sống bám vào chủ nghĩa phân biệt tôn giáo”. Từ ngữ nào có thể dùng ở đây cho cả đám bọn chúng nếu không ngoài hai 5 từ “ Bọn chửi bới mất dạy?”

Hãy đọc tiếp tài liệu Pentagon Papers về bộ mặt cộng sản của đám Phật giáo Ấn Quang và bầu đoàn của nó

Pentagon Papers: “Vào cuối tháng 6, lãnh đạo của Phong Trào Phật Giáo đã được chuyển qua hàng loạt các nhà sư quá khích và trẻ hơn, với mục đích chính trị lộ liễu. Họ đã lợi dụng và thực hiện được các thủ thuật chính trị mang tính thông minh và chuyên nghiệp dựa vào sự được ủng hộ của họ. Những cuộc biểu tình và hội họp lớn đã được lên kế hoạch một cách chu đáo và được tổ chức cùng với sự vận động báo chí đối lập một cách tối đa. Nắm bắt được sự quan trọng của báo chí Mỹ, họ đã tận dụng và khai thác được các phóng viên Mỹ, lèo lái các phóng viên này về phía các cuộc biểu tình vận động và tính toán thời gian một cách cẩn thận để các hoạt động của họ được báo chí Mỹ loan truyền tối đa. Vì vậy không gì ngạc nhiên, gia đình Ngô đã phản ứng còn mạnh hơn để dẹp bỏ những tên Phật Giáo Vận(Buddhist Activists) và phê phán chua cay, ngay cả đe dọa phóng viên Hoa Kỳ”. ( Pentagon Papers, page 6, part IV, B5)) (3).

Bản chất của các sự việc thật khó mà trở thành một điều có thế làm lung lay quyền lực của các chế độ đương thời, nhưng cách thức mà Diệm đối phó đã làm kích động nó lên thay vì xoa dịu. Tuy nhiên, sự đe dọa của vấn đề này xa hơn là một vấn đề tôn giáo thuần túy. Các cuộc biểu tình của Phật giáo đã có tính cách chính trị rõ rệt từ lúc khởi đầu. Nó khơi dậy và được thổi bùng lên từ những cảm tưởng về sự phật lòng về chính trị rằng sự đàn áp mà cách cai trị chuyên chế của Diệm đã làm cho nó xấu hơn lên”. ( Pentagon Papers page(i). (4)

Trở lại Pentagon Chậu Rửa Chân. Đã có một vài khuyết điểm trong báo cáo của Pentagon Papers, một trong những khuyết điểm này đã được băng đảng Vũ Ánh lợi dụng đó là biến cố ngày 8/5/1963. Về vấn đề chết 9 người tại đài phát thanh Huế theo tài liệu Pentagon nói rằng theo một số nhà báo thì quân đội đã bắn vào đám đông và xe bọc thép cán lên một số người. Ngoài ra tài liệu không đề cập gì đến hai tiếng nổ đầu tiên được ném vào trước khi có tiếng súng nổ ra.
 
Tiếng súng này theo các cơ quan an ninh của VNCH là do trong tình hình hỗn loạn ông Phó Tỉnh Trưởng Đặng Sĩ đã bắn chỉ thiên lên trời, còn xe bọc thép cán vào đám đông là do tài xế hoảng sợ. Việc ném chất nổ sau này được ngành an ninh chính phủ đệ nhất và đệ nhị VNCH qua lời Đại Tá Đào Thế Hiển Giám Đốc Nha Công An Cảnh Sát Trung Phần, xác định là hành động khủng bố của Việt Cộng và Thích Trí Quang, không phải là của cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Thích Trí Quang và Việt Cộng đã giết người để tạo ngòi lửa cho phong trào Phật Giáo. Hãy đọc sự phủ nhận này của chính phủ VNCH trong Pentagon Papers:

“Đầu tháng 7, Ủy Ban của Phó Tổng Thống Thơ đã công bố rằng điều tra sơ khởi về sự việc ngày 8 tháng 5 đã xác nhận rằng sự thiệt mạng là do hoạt động khủng bố của Việt Cộng. Những nhà sư đã phủ nhận kết quả và tăng cường các hoạt động chống đối” (Pentagon Papers page 6). (6)

Nolting gặp Diệm ngày 18 tháng 5 và phác họa những bước cần thiết để xoa dịu tình hình. Bao gồm chính phủ chịu trách nhiệm sự cố tại Huế và bồi thường cho gia đình nạn nhân và cam kết thực hiện việc bình đẳng tôn giáo và không kỳ thị. Thay vào đó, Diệm chỉ đề nghị một ủy ban điều tra. Điều này khiến Đại Sứ Nolting nghĩ rằng Diệm thực sự tin rằng Việt Cộng đã gây ra những cái chết và các nhà sư đã thổi phồng sự cố này lên. Diệm nghĩ rằng U.S đã quá can thiệp vào sự cố này.” ( Pentagon Paper page 8).(7)

Tài liệu viết rằng chính quyền địa phương do ông Đặng Sĩ có lẽ vì muốn lấy lòng chính quyền TT Ngô Đình Diệm và lấy lòng ông Ngô Đình Cẩn mà bắn vào đám đông(!?)( Một chuyện lấy lòng kỳ quái) Tuy nhiên, xác các nạn nhân sau đó đã qua thủ tục pháp y BV Trung Ương Huế kết luận chết là do chất nổ chứ không chết phải đạn. Tài liệu Pentagon Papers không cho rằng TT Ngô Đình Diệm đã ra lệnh nổ súng . Theo nhận định của chúng tôi, ngay cả khi có sự việc bắn vào đám đông từ phía lính VNCH, thì việc Việt Cộng nội tuyến trong hàng ngũ quân đội để bắn vào đám đông đang biểu tình là điều chúng nó có thể làm, còn không ai trong chính quyền lại thực hiện một hành vi ngu đần như vậy.

Về cuộc tấn công của chính phủ vào các chùa chứa Việt Cộng ngày 21/8/1963, Pentagon Chậu Rửa Chân của Vũ Ánh viết: hành động lộng quyền cuối cùng của cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu làm tai tiếng toàn thể quân đội VNCH

Còn Pentagon Papers thật viết cái gì về việc này?

“Vào ngày 18/8, 10 tướng lãnh cao cấp đã hội họp và đã quyết định rằng họ sẽ yêu cầu Diệm tuyên bố tình trạng thiết quân luật để cho phép họ đẩy lui các tu sĩ Phật giáo ra khỏi Sài Gòn trở về các tỉnh và chùa của họ. Trong số này có Tôn thất Đính, Huỳnh Văn Cao...Vào ngày 20 Nhu họp với một số nhỏ các tướng lãnh bao gồm Đôn, Khiêm, Đính người đã trình lệnh Thiết Quân Luật lên cho ông ta..”(Pentagon Papers page 12). “ Mặc dù các hành động của quân đội dựa trên tuyên bố của Tổng Thống, nhưng những người chỉ huy quân đội trên thực tế đã điều khiển toàn bộ” (page 13)..” Tướng Đôn nghe nói rằng quân đội bị chỉ trích về hành động tấn công chùa này...Đôn khiếu nại rằng sao đài VOA không nói rằng Đại Tá Tung lực lượng đặc nhiệm và Cảnh Sát đã thực hiện hành động này. Đôn tin rằng điều này sẽ giúp quân đội tại thời điểm này.. (page 14)”.(8)

Câu hỏi cho tên bịp bợm, ai đã họp trước để yêu cầu tống khứ các nhà sư mất nết ra khỏi Sài Gòn? Ai làm tai tiếng toàn quân đội? Tấn công chùa chứa Việt Cộng mà làm tai tiếng toàn quân đội?? Còn tấn công Dinh Độc Lập giết Tổng Tư Lệnh Quân Đội một cách ám muội thì không làm tai tiếng quân đội mà còn được đồng bọn Vũ Ánh, Huỳnh Tấn Lê, Nguyễn Trọng Nho và PGVNTN phong là anh hùng? Vũ Ánh và đồng bọn là những tên tâm thần hay những tên chửi mướn cho Việt Cộng?

Ngoài vài chi tiết mà Vũ Ánh lợi dụng để khai thác nói trên, những chi tiết còn lại như cờ quạt, biểu tình tự thiêu mà Vũ Ánh sử dụng để chửi bới TT Ngô Đình Diệm chỉ là những chuyện bình thường xảy đối với mọi quốc gia đang phải đối đầu với sự phá hoại chính trị lẫn quân sự của cộng sản, không có gì đáng nói

Với bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc về vấn đề đàn áp Phật giáo đã được phát đi rộng rãi trên các phương tiện internet, thiết nghĩ chỉ có những kẻ mặt dày mày dạn mới có thể tiếp tục vây quanh cái xác của ông Lâm Văn Tức để tiếp tục vu khống cho TT Ngô Đình Diệm.

Cuối cùng để trả lời cho những kẻ mặt dày tập đoàn Vũ Ánh, Huỳnh Tấn Lê và băng đảng còn lại, cộng với tờ Việt Báo của bà Nhã Ca và ông Trần Dạ Từ, rằng “Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một ông quan muốn giữ thể diện cũng như dùng mọi cách không chính đáng chỉ để bảo vệ gia đình mình, đẩy quyền lợi quốc gia xuống hàng thứ yếu. ? ..., nhưng chúng ta cương quyết không để cho bất cứ một người nào sửa chữa lịch sử một cách vu vơ

PGVNTN và đồng bọn Vũ Ánh, Nguyễn Trọng Nho, Huỳnh Tấn Lê, Bình, Hùng, Việt Báo, Thích Nguyên Trí, Thích Giác Đẳng, Thích Viên Lý, Thích Chánh Lạc, Thích Huyền Việt, Thích Như Đạt, Cao Văn Hở, Đào Văn Bình, Nguyễn Huy Sỹ, Lưu Tường Quang, Trần Quý Hùng, Nguyễn Phú Hùng và cuối cùng là tập đoàn Việt Báo Nhã Ca Trần Dạ Từ và tất cả những kẻ tham gia giúp Việt Cộng khai thác cái xác ma của ông Lâm Văn Tứchãy mở to mắt ra mà đọc những lời sửa chữa lịch sử của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ

Summary and Analysis of Pentagon Papers:

“Đối với cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ phải chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm. Vào đầu tháng 8 năm 1963 chúng ta đã rộng rãi cho phép, trừng phạt viện trợ, lẫn khuyến khích những nổ lực đảo chánh của các tướng lãnh Viêt Nam và hứa hẹn một sự ủng hộ toàn diện cho chính phủ tiếp theo. Vào tháng 10, chúng ta đã cắt viện trợ cho Diệm một cách thẳng thừng, bật đèn xanh cho các tướng lãnh. Chúng ta đã duy trì những tiếp xúc ám muội với các tướng lãnh trong việc thảo kế hoạch và thực hiện kế hoạch đảo chánh và ngay cả đã xem xét những kế hoạch hành động của họ và dự thảo một chính phủ mới.

Vì vậy, khi chín năm cai trị của Diệm kết thúc trong máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông ta đã tăng cao trách nhiệm và cam kết của chúng ta trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo essentially leaderless Vietnam”. (Pentagon Papers viii). (9)

Đúng vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu chết đi, Việt Nam trở thành đất nước không có lãnh đạo. Bọn CSVN bây giờ chỉ là Tiết Độ Sứ cho Tập cận Bình và Hồ Cẩm Đào.

Kính dâng bài viết này lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn Đại Tá Lê Quang Tung, ông Phan Quang Đông, Đặng Sĩ và những người đã vì bọn sư chính trị Ấn Quang và nhóm tướng lãnh phản loạn cùng bè lũ của chúng làm hại cuộc đời làm hại đất nước.

Hoa Kỳ ngày 29/6/2013

Trần Minh
Inline image 1Inline image 1

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List