Chim Bói Cá & Ngư Ông và Biển Cả …
Đôi lời giới thiệu
Cuối những năm 1960, nhà văn Bùi Ngọc Tấn bỗng dưng bị bắt
vì tội gì chẳng rõ.
Giá như ông Tấn sống vào thời nay, chắc ông sẽ bị án “trốn
thuế” chẳng hạn –
vì ông và đồng bọn nhà văn nhà thơ nhà báo đi bán máu
nuôi thân và nuôi vợ con mà không khai nộp thuế, tội đó to lắm, vì là tội phá
hoại tài sản nhân loại và dân tộc.
Không trốn thuế, cũng không có mấy bao cao su hỗ trợ pháp
lý, nên thời đó, tuy không là đảng viên ĐCSVN, Bùi Ngọc Tấn được hân hạnh ghép
vào cái án “chống Đảng”
như các ông đảng viên sừng sỏ cỡ Hoàng Minh Chính, Đặng
Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, và vô số ông (bà) khác trong một vụ án rất đông tội đồ
không cần qua xét xử. Đó là thói
quen trị nước của một Đảng cầm quyền tuyệt đối (bây giờ
người lịch sự gọi là chế độ toàn trị, người ưa nôm na thì gọi là độc tài hoặc
phát xít).
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn rồi cũng bỗng dưng được cho ra tù –
và anh chấp nhận “được tha”
– không sẵn dũng khí như ông nhà văn Vũ Thư Hiên đòi xét
xử tử tế trước khi ra tù, thì
liền được cho “lưu ban” thêm hai năm nữa, rồi cũng bị tống
về nhà với vợ con.
Ra tù Bùi Ngọc Tấn viết Chuyện kể năm 2000 đầy tính nhân
văn, mô tả cuộc sống trong tù mà không hề hằn học, chỉ có một giọng khi nên thơ
khi hài hước đến nao lòng.
Sau bản dịch tiếng Anh, bản tiếng Pháp của tác phẩm này sắp
ra mắt bên Pháp,
do anh Nghiêm Phong Tuấn dịch, cái tên sách dịch đã thấy
hay và sang trọng rồi:
Conte pour les siècles à venir – chuyện kể cho nhiều thế
kỷ tới.
Bùi Ngọc Tấn sau khi ra tù còn viết cuốn tiểu thuyết
khác, Biển và chim bói cá,
lấy cảm hứng từ những công nhân đánh bắt cá của cái xí
nghiệp ông Tấn được vào làm việc
cho tới khi về hưu. Bói cá… đã được Nghiêm Phong Tuấn dịch
và tác phẩm đã được giải cao
tại Hội chợ sách bên Pháp, như Bùi Ngọc Tấn đã có lời cảm
ơn sau “Tôi chào mừng Đại Hội Biển và Sách.
Đạt được giải Henri Queffelec mỗi năm dành cho một tác phẩm
nói về biển, thật là một vinh dự lớn cho tôi,
nhất là khi qua mạng internet tôi được biết trình độ rất
cao của những tác giả cùng tranh cử để được giải này”.
Một bạn nhà thơ Việt Nam sống ở Pháp, ông Nguyễn Hữu Viện,
đã xúc động viết đôi lời tặng dịch giả của Bùi Ngọc Tấn.
Nhân ngày Chủ nhật dẫu sao thì cũng cần thư giãn, lại được
nhà văn Bùi Ngọc Tấn gửi bài tới nhờ đăng, xin có vài lời trước khi cùng bạn đọc
rung đùi nhâm nhi những lời lẽ ngây thơ, yêu đời, mà trong cái đời
ấy hẳn nhiên là có cả tổ quốc của chúng mình, và có cả những
công trình đẹp đẽ đang đựng xây và cả những “công trình” sắp sụp đổ… A hà hà,
vui lên bạn ơi!
Phạm Toàn
Bìa Chuyện kể năm 2000 bản tiếng Pháp – đã in xong, sắp
phát hành
Bản tiếng Pháp do nhà thơ Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ
Chim Bói Cá & Ngư Ông và Biển Cả ...
======================
Gửi tới Anh Nghiêm Phong Tuấn, dịch giả Biển và chim bói
cá...
Hỡi con người Tự Do, muôn đời bạn yêu dấu biển cả!
Biển cả là tấm gương bạn soi tâm hồn mình Trong con sóng
muôn đời bất tận Tâm hồn bạn đâu phải vực thẳm kém đắng cay.
(Baudelaire -
L'Homme et la Mer)
Chim Bói Cá và Ngư ông cùng hạnh phúc chia sẻ Biển Đông
Cho dù ngư ông là người, Chim Bói Cá là vật Vì lẽ Người và chim không có lợi
ích chung không biển Và cả hai ngẫu nhiên cùng say sóng như nhau Vì lẽ cả hai
không có lợi ích chung không cùng biển Chim Bói Cá thức dậy sớm mai Ngư ông ngủ
vùi sau một đêm trắng dài viết “lách”
Chàng ngủ đến tận sáng muộn màng
Ôi Biển cả làm sao biết lòng Người lẫn lòng chim Nhưng cả
hai đều là hai nhà đấu tranh bất tử!
Hải Phòng - Marseille đều cả hai phố cảng Nơi ấy giấc mơ
Pháp-Việt chạm đáy vô cùng Không mất đi phẩm chất mộng mơ Vết tích ký ức trùng
lặp với vết hằn quên lãng Kẽ hở của trí nhớ là những tia chớp lân quang bừng
sáng Và tia lửa này thiêu đốt tất cả những điều ghi nhớ lại Hà Nội - Paris truy
đời ta về nguồn cội của mình Tổ Quốc chẳng qua chỉ là Mẹ hiền và Biển cả!
Cả cùng hai Pháp-Việt chan hòa
Paris có thể khai sinh bóng hình Hà Nội
Và ngược lại Hải Phòng cũng có khai sinh bóng hình
Marseille Vâng, nước Pháp đối với anh có gì xa lạ Vì Nhà văn đã học tiếng Pháp
từ thuở ấu thơ Thế hệ anh chứng kiến bao thăng trầm lịch sử Và tác phẩm anh lưu
giữ ký ức của Dân Tộc mình Tình yêu ấy nuôi dưỡng chúng tôi quả đầy bi kịch đớn
đau Uớc gì dập tắt nhiệt tình bằng lệ biển.
Kìa cánh buồm cuối chân trời nơi Chim Bói Cá bay lượn Chỉ
một mình Chim Bói Cá chống chọi biển ngàn khơi Và sau cánh chim cả đàn chim con
nhỏ đang chờ chim Mẹ Tôi hãy còn kỷ niệm những cánh chim biển Trong mắt bão bất
công tảo tần và bao phiêu lưu khủng khiếp Hãy nhìn kìa! Cuối chân trời bay lên
Chim Bói Cá Mẹ bay lên...
Nguyễn Hữu Viện
Bản gốc tiếng Pháp
Le Martin-pêcheur & Le Vieux Pêcheur et la Mer...
===============================
à Anh Nghiêm Phong Tuấn, traducteur de La Mer et le
Martin-Pêcheur...
Homme Libre, toujours tu chériras la mer!
La mer est ton miroir, tu contemples ton âme Dans le
déroulement infini de sa lame Et ton esprit n'est pas un gouffre moins amer.
(Baudelaire -
L'Homme et la Mer)
Le Martin-pêcheur et Le vieux pêcheur ont partagé
heureusement la Mer Malgré le vieux pêcheur c'est une chose, le Martin-pêcheur
c'en est une autre Car l'Homme et l'oiseau ne sont pas communs sans mer Et tous
les deux ils ont sans hasard le mal de mer Car ils ne sont pas communs sans mer
Le Martin-pêcheur se lève de bon matin, Le Vieux Pêcheur s'endort après une
longue nuit blanche d'écriture Il va dormir jusqu'à tard le matin O Mer, tu ne
connaîs ni l'un ni l'autre Qu'ils sont les lutteurs éternels !
Haï Phong - Marseille sont les deux villes-ports Où le
rêve franco-vietnamien touche à l'état de veille Sans perdre la qualité de
rêverie Les traces de la mémoire confond avec les vestiges de l'oubli Les
failles de la mémoire sont des étincelles d'incandescence Et elles brûlent la
conscience de toute chose remémorée
Hanoi - Paris remonte la vie jusqu'à ma source La Patrie
qu'elle est une mère et une mer Tout à la fois française et vietnamienne Paris
peut alors générer des images de Hanoi Et vice versa Haï Phong peut alors
générer des images de Marseille Oui La France ne t'est pas inconnue Car tu as
étudié le français dans ton enfance (1) Ta génération a témoigné combien de
transitions de l'histoire Et tes oeuvres gardent la mémoire de notre peuple (2)
Ton Amour qui nous nourrit est si fort tragique et douloureux Que je puisse
éteindre son feu avec mes larmes de la mer… Voile à l'horizon se profile le
martin-pêcheur Seulement, voilà un martin-pêcheur seul luttant avec la mer Et
la toile de fond derrière elle ce sont les martins-pêcheurs qui attendent leurs
maman (3) J'ai encore souvenir de ces oiseaux de mer Aux tempêtes injurieuses,
les nefs subirent Les terribles aventures des longs gréements; Vois! A l'horizon
s'envole la maman martin-pêcheur....
Vien NGUYEN
(1) “Tôi chào mừng Đại Hội Biển và Sách. Đạt được giải
Henri Queffelec mỗi năm dành cho một tác phẩm nói về biển, thật là một vinh dự
lớn cho tôi, nhất là khi qua mạng internet tôi được biết trình độ rất cao của
những tác giả cùng tranh cử để được giải này. Nước Pháp đối với tôi không hẳn
là xa lạ, vì thời thơ ấu tôi đã học tiếng Pháp và sự kiện này càng làm tăng
thêm niềm vui của tôi. Tôi thành thật cảm ơn đại hội đã cho tôi vinh dự và niềm
vui này.”
(2) “Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến bao nhiêu biến động của
Lịch Sử. ... Tôi chỉ muốn thật trung thực trong khi viết để góp phần vào việc
lưu giữ ký ức của Dân Tộc”. (Bùi Ngọc Tấn)
(3) “Một con chim bói cá không biết từ đâu bay tới gần
tàu. Chỉ có một con. Nó chao đi lượn lại gần tàu như thử sức với biển. Trên biển
mênh mông không một cánh chim, trừ nó. Nó bay tít xa, hút tầm mắt rồi lại bay lại.
Bỗng nhiên nó chắp cánh lao nhanh xuống biển rồi bay lên, mỏ ngậm một cái gì
trăng trắng vút qua thân tàu, thẳng hướng về phía Tây in hình một vệt cây cối
xanh đen. Phía ấy là tổ ấm, là đàn con đang mong.”
(Tiểu thuyết Biển và Chim Bói cá – Bùi Ngọc Tấn)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment