Nhìn
lại tình hình năm 2015
Chân Trời Mới Media
Cùng tác giả:
Chân Trời Mới Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng
Chân
Trời Mới Media (Thanh Thảo): Chỉ còn vài hôm nữa, nhân loại sẽ giã từ năm
2015 để bước vào năm mới: 2016. Để có những dự phóng chính xác cho tình hình
trước mặt, chúng ta cần phải điểm lại những biến cố đáng chú ý đã xảy ra ở
trong và ngoài Việt Nam, để qua đó có thể rút tỉa những bài học hầu có thể áp
dụng cho năm 2016. Trong tinh thần này, chúng tôi xin mời quý thính giả theo
dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân
trong chương trình hôm nay.
Thanh
Thảo: Nhìn lại tình hình thế giới năm 2015, theo ông
thì năm vừa qua, nhân loại đã trải qua một năm như thế nào thưa ông?
Lý
Thái Hùng: Với hàng triệu diễn
biến xảy ra trong năm 2015, nhưng nổi bật nhất có ba dòng chảy của một số biến
cố sau đây.
Thứ
nhất là vấn đề khủng bố Hồi
giáo đang thật sự đe dọa đời sống của nhân loại, đặc biệt là tại Âu Châu vốn là
nơi mà nhóm IS có nhiều sự hậu thuẫn cũng như xâm nhập dễ dàng. Paris, kinh đô
của ánh sáng, đã chịu đến 2 lần tấn công trong năm 2015.
Lần đầu tiên là vụ xả súng
tại Tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo vào ngày 7/1/2015, làm 12 người
thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có 4 người bị thương rất nặng. Lần
thứ hai là các vụ nổ súng tại 6 địa điểm thuộc quận 10 và 11 của Paris như sân
vận động Stade de France, nhà hát Bataclan… khiến cho 132 người thiệt mạng, non
400 người bị thương.
Người
dân để hoa tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại
Cả hai vụ khủng bố nói trên đều do nhóm nhà nước Hồi giáo (IS)
thừa nhận trách nhiệm.
Sau vụ tấn công nói trên, chính phủ Pháp đã tích cực tham
gia các cuộc không tập để trừng phạt nhóm IS tại Syria. Nhưng khủng bố không
dừng tại Paris, 3 tuần lễ sau, một vụ xả súng đã xảy ra thành phố San Bernadino
thuộc tiểu bang California ở Hoa Kỳ vào ngày 3/12, giết chết 14 người và gây
thương tích cho 21 người trong một buổi liên hoan của chính quyền thành phố San
Bernadino, do hai vợ chồng Hồi giáo gây ra.
Để ngăn chận hành động bạo lực giết
người vô tội vạ của nhóm IS, các quốc gia đã tìm đến nhau và chính thức thành
lập liên minh chống khủng bố - ra đời vào ngày 14/12/2015 do Arab Saudi đứng ra
giữ vai trò điều hợp.
Thứ
hai là khủng hoảng thị
trường tài chính Trung Quốc đã cho thấy là tình hình kinh tế Trung Quốc đang
rơi vào thời kỳ thoái trào đe dọa sự tồn tại của chế độ độc tài Trung cộng. Tháng 6/2015, chỉ số cổ phiếu của
Trung Quốc tại thị trường chứng khoán Thượng Hải lên mức đỉnh cao nhất lịch sử.
Nhưng chỉ một tháng sau đó, chứng khoán nước này mất một nửa số điểm tích lũy.
Đến ngày 24/8, cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Thượng Hải rơi xuống mức
thấp nhất kể từ năm 2007, xóa sạch thành quả tăng điểm từ đầu năm. Kết quả này
đi ngược lại với tất cả nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh khi chi tới 6.000 tỷ
USD để vực dậy thị trường. Tác động của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng
khiến các quốc gia khác chịu ảnh hưởng mạnh.
Người
chơi cổ phiếu ôm đầu rầu rỉ khi cổ phiếu giảm liên tục.
Đầu tháng 12/2015, Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã công bố
bản báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành nước
có tổng số nợ quốc gia lớn nhất. Theo đó, tổng số nợ của Trung Quốc ở thời điểm
hiện tại đang đạt mức 282% GDP so với 269% GDP của Mỹ hay 258% GDP của Đức.
Tổng số nợ của Trung Quốc ước tính đạt khoảng gần 30 ngàn tỷ USD là tổng cộng
của mức nợ công chính phủ, nợ của các địa phương Trung Quốc và nợ của các doanh
nghiệp nước này. Bản báo cáo này cũng chỉ ra rằng, nếu như Trung Quốc để chỉ số
tăng trưởng nợ nần tiếp tục tăng trưởng như thời gian vừa qua thì tổng mức nợ
quốc gia của nước này có thể đạt đến mức 400% GDP vào năm 2018 – một mức nợ
khổng lồ với khả năng trả nợ kém dần vì kinh tế xuống dốc chắc chắn sẽ nhấn
chìm Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng trước năm 2020.
Thứ
ba là Nhật Bản đã cải sửa
ba đạo luật liên quan đến an ninh, qua đó cho phép lực lượng Tự vệ Nhật Bản
(SDF) mở rộng hoạt động ra nước ngoài, tham gia những cuộc hành quân với các
lực lượng đồng minh nhằm thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Theo luật mới, SDF có
quyền tiến hành các hoạt động quân sự trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công,
hoặc có mối nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia Nhật. Mặc dù dư luận Nhật Bản phản
đối sự thay đổi nội dung các đạo luật về an ninh cũng như nhà cầm quyền Bắc
Kinh cho là chính quyền của Thủ tướng Abe đang đi lại con đường quân phiệt
Nhật, nhưng nói chung, thế giới đồng tình với sự thay đổi vai trò của Nhật khi
mà tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông nóng lên từ sự trổi dậy của Trung Quốc.
Chiến
hạm USS Lassen tiến vào Biển Đông tuần tra khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo
Subi mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988
Hoa Kỳ và một số quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh những thay đổi
tích cực nói trên của Nhật Bản vì cho phép liên minh Mỹ - Nhật trở nên vững chắc
hơn nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Ngày 27/10, Hoa Kỳ đã cho
phép tàu khu trục USS Lassen, từ quân cảng Yokota, Nhật Bản, đi vào vùng 12 hải
lý xung quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở bãi đá Subi, thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sự kiện này không chỉ nói lên thái độ sẵn sàng
đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Hoa Kỳ mà còn đưa sự hợp tác tuần tra
giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ trở thành hiện thực. Vì thế mà tháng 11 vừa qua, Bộ
trưởng quốc phòng Nhật Bản viếng thăm cùng lúc với chuyến thăm Việt Nam của ông
Tập Cận Bình, qua đó Tokyo chính thức thuê cảng Cam Ranh để cho tàu chiến Nhật
ra vào sửa chữa cũng như cung cấp thực phẩm cho thủy thủ đoàn.
Nói tóm lại, ba diễn biến lớn nói trên đã chi phối khá nhiều sự
quan tâm của thế giới không chỉ trên phương diện truyền thông, mà còn có thể dẫn
đến những thay đổi nếp sống và suy nghĩ của nhân loại trong những năm tháng
tới, nhất là sự tồn tại của nhóm Hồi giáo IS và tình hình Biển Đông.
Thanh
Thảo: Về vấn đề Biển Đông mà ông đề cập thì tháng
6/2016 tới đây, Tòa trọng tài liên hiệp quốc sẽ ra phán quyết về vụ kiện của
Phi Luật Tân về đường lưỡi bò chín đoạn. Ông nghĩ sao về kết quả phiên tòa và
liệu có làm dịu hay căng thẳng hơn trên Biển Đông?
Sau gần 3 năm từ lúc khởi kiện vào đầu năm 2013, vào ngày 29/10,
Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết tòa án có
thể xét xử vụ án tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển
Đông, bác bỏ sự phản đối từ Bắc Kinh cho rằng tòa án trọng tài không có quyền
xét xử. Đây là biến cố quan trọng nhất trong năm 2015 liên quan đến vấn đề Biển
Đông.
Tòa trọng tài cho biết có đủ thẩm quyền để xem xét 7 chủ điểm được Philippines nêu trong đơn để chống lại Trung Quốc, đặc biệt là đối với chủ trương chủ quyền “đường 9 đoạn” trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Tòa trọng tài cho biết có đủ thẩm quyền để xem xét 7 chủ điểm được Philippines nêu trong đơn để chống lại Trung Quốc, đặc biệt là đối với chủ trương chủ quyền “đường 9 đoạn” trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Tòa
trọng tài quốc tế tại The Hague quyết định xét xử đơn kiện Trung Quốc của
Philippines
Trong nội dung kiện Trung Quốc, chính quyền Philippines nhấn mạnh
là nước này không yêu cầu Tòa trọng tài ra phán quyết về vấn đề chủ quyền đối
với những lãnh vực hàng hải trên Biển Đông mà cả Philippines và Trung Quốc
tranh chấp trong khu vực. Philippines muốn Tòa trọng tài phán quyết về chủ
quyền trong Vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone-EEZ) của
Philippines theo quy định của UNCLOS. Nếu yêu cầu này của Phillippines được
công nhận, tức là chủ trương “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vô giá trị.
Đương nhiên, Bắc Kinh đã cực lực chống đối và cho rằng sẽ phủ nhận
kết quả phán quyết của Tòa trọng tài dù dưới bất cứ kết quả nào. Tuyên bố của
Bắc Kinh cho thấy là Trung Quốc đã nhìn thấy kết quả là Tòa trọng tài sẽ tuyên
bố Philippines thắng kiện dựa theo quy định của UNCLOS.
Nếu Philippine thắng kiện sẽ mở ra một viễn cảnh mới trong các đàm
phán về Biển Đông.
Hiện nay, Bắc Kinh chỉ chủ trương đàm phán song phương mà
không chấp nhận đàm phán đa phương, vì thế mà Trung Quốc đã chần chừ trong việc
ký kết với khối ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC), dùng làm nền
tảng cho các hợp tác cũng như giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Đảo
Pag-asa, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa
Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.
Do đó, nếu Philippine thắng kiện thì Trung Quốc sẽ dịu giọng vì
buộc phải xúc tiến nhanh việc ký bản DOC với khối ASEAN. Nhưng điều quan trọng
là qua kết quả này, sẽ khơi mào hàng loạt vụ kiện khác của một số quốc gia tại
ASEAN đối với sự xâm lấn, bồi đắp phi pháp các bãi đá ngầm ở biển Đông.
Nói tóm lại, nếu vụ kiện Philippines thắng thì sẽ làm cho Bắc Kinh
thận trọng hơn trong sự bành trướng khiến cho tình hình Biển Đông có thể lắng
đọng trong năm 2016. Tuy nhiên với bản chất bá quyền, Bắc Kinh có nhu cầu đối
đầu với Hoa Kỳ ở vùng Á Châu Thái Bình Dương nên vì thế mà sóng gió trên biển
Hoa Đông và Biển Đông sẽ ầm ĩ mãi cho đến khi nào chế độ cực quyền tại Bắc Kinh
sụp đổ mà thôi.
Thanh
Thảo: Tình hình Việt Nam trong năm 2015 đã cho thấy
một bức tranh vô cùng bi đát từ kinh tế, tài chánh, giáo dục cho đến xã hội.
Ông đánh giá ra sao về những chuyển biến của Việt Nam trong năm vừa qua?
Lý
Thái Hùng: Ngược với tình hình
thế giới, những biến cố lớn xảy ra tại Việt Nam trong năm 2015 đa số đều cho
thấy là nội lực của đảng CSVN ngày một cùng cực và xã hội Việt Nam đang chờ một
làn sóng thay đổi mới. Nhìn lại tình hình Việt Nam trong năm vừa qua, có 3
chuyển biến lớn sau đây:
Thứ
nhất là chuyến viếng thăm Hoa
Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vào trung tuần tháng 7/2015 đã đánh dấu một bước
ngoặc quan trọng về tương lai của đảng CSVN.
Chuyến viếng thăm này được bắt đầu
từ cuối năm 2013 và đã được chuẩn bị trong sự căng thẳng liên tục giữa Hoa Kỳ -
Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc Tổng bí thư đảng CSVN quyết định thăm Hoa
Kỳ đã đưa ra hai tín hiệu lớn: 1/ Không còn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn sau
vụ giàn khoan HD 981; 2/ Tìm cách đi gần hơn với Mỹ và Nhật để phát triển kinh
tế, thương mại.
Ông
Nguyễn Phú Trọng và ông Obama tại Tòa Bạch Ốc
Nhưng cũng chính chuyến đi này đã phát sinh ra nhiều hệ quả làm
cho nội bộ đảng CSVN trở nên rối rắm qua một số sự kiện:
1/ Tướng Phùng Quang
Thanh được bí mật đưa qua Pháp chữa bệnh trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng thăm
Mỹ, sau đó được đưa về nước và bị giam lỏng tại Bộ quốc phòng. Sự việc này đã
tạo ra hàng loạt nghi vấn đề sự thất sủng của vị tướng được coi là con bài của
Bắc Kinh trong thượng tầng lãnh đạo CSVN;
2/ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị
phe thân Trung Quốc tấn công là người đã kích động chống Trung Quốc qua vụ giàn
khoan HD 981 dẫn đến hậu quả bạo động khiến cho 1000 công ty, nhà máy bị đập
phá ở Bình Dương;
3/ Việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo chủ chốt cho đại hội XII
đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự khuynh loát của Trung Quốc.
Thứ
hai là tình trạng khủng
hoảng kinh tế, dẫn đến sự cạn kiệt ngân sách đã khởi đầu cho một sự kiện chưa
từng xảy ra đối với chế độ bao cấp cộng sản là sự phá sản của một số thành phố
trong năm 2015. Từ nợ công của nhà nước đã vượt ngưỡng an toàn 65% GDP, cùng
với khoản nợ của toàn khối doanh nghiệp nhà nước vượt hơn 40% GDP, cho thấy
tổng số nợ quốc gia đã qua mặt GDP, trong khi đó, ngân sách chỉ còn 41.000 tỷ đồng
theo sự báo động của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh hôm tháng 10/2015.
Bức tranh tài chánh ảm đạm của Việt Nam càng rõ nét hơn khi thành
phố Bạc Liêu và Cà Mau tuyên bố hết tiền hoạt động. Sau đó thành phố Hải Phòng,
tỉnh Đắk Lắk công bố hết tiền trả lương nhân viên các bệnh viện, tỉnh Gia Lai
thì hết tiền trả lương giáo viên, … Danh sách vỡ nợ, bao gồm cả các tỉnh giàu
lẫn nghèo, chắc chắn sẽ còn bùng nổ hơn nữa nếu không có lệnh của Ban Tuyên
giáo cấm báo đài đăng thêm loại tin này.
Trước tình hình này, CSVN đã phải in
khẩn cấp 33.000 tỷ đồng và buộc các địa phương phải tung ra chính sách “thu
phí” đề bù đắp khoản thiếu hụt và đã gây nên làn sóng bất mãn ở nhiều địa
phương do nạn thu phí bừa bãi.
Trong khi đó, Hà Nội phải bán công khố phiếu
quốc tế trị giá 3 tỷ Mỹ Kim để có tiền trả nợ đáo hạn. Bức tranh tài chánh của
Hà Nội chưa bao giờ thê thảm như trong năm 2015.
Thứ
ba là các vụ chống đối của
quần chúng về một số những chính sách hay quy định sai trái của chính quyền địa
phương đã tạo thành một làn sóng phản kháng lan tỏa rộng rãi nhờ mạng xã hội.
Trong năm 2015 đã xảy ra một số vụ phản kháng gây nhiều sức ép lên chính quyền
địa phương như vụ chống chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội kéo dài từ tháng 3 đến tháng
4; vụ lấp sông Đồng Nai để xây chung cư và văn phòng hành chánh từ tháng 4 đến
tháng 7; vụ nông dân Ninh Thuận chiếm đường quốc lộ số 1 A để phản đối chính
quyền về vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã thải bụi làm ô nhiễm môi sinh kéo
dài 2 ngày 14 và 15 tháng 4; vụ người dân Cam Ranh mang thuyền cá xuống đường
phản đối Vùng 4 Hải quân nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh gây ô nhiễm
nguồn nước, khiến tôm cá nuôi bị chết kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9…
Các
nhà dân chủ và bà con dân oan cùng với gia đình tranh đấu yêu cầu CSVN ngưng
thi hành án tử hình cho tử tù oan Lê Văn Mạnh và đã thành công.
Ngoài những vụ phản đối nói trên, đáng chú ý hơn hết là những phản
kháng của cộng đồng mạng qua vụ tranh đấu cho tử tù oan Lê Văn Mạnh ngưng thi
hành án vào tháng 10 năm 2015; vụ tranh đấu đòi công an làm sáng tỏ việc em Đỗ
Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam số 3 Hà Nội hôm đầu tháng 10; vụ tranh đấu
đòi truy tố công an hành hung hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân vân, vân…
Những nỗ lực tranh đấu nói trên đã giúp củng cố sức mạnh đấu tranh của phong
trào dân chủ tại Việt Nam ngày một lớn mạnh và lan tỏa khắp nơi.
Thanh
Thảo: Năm vừa qua cũng là năm đảng CSVN dành khá nhiều
thơi gian, công sức để chuẩn bị đại hội XII bao gồm về đường lối kinh tế - xã
hội và nhân sự lãnh đạo. Ông có dự kiến ra sao về tình hình Việt Nam trong 5
năm tới sau khi đại hội đảng CSVN kỳ XII triệu tập vào cuối tháng 1 năm 2016?
Lý
Thái Hùng: Kể từ năm 2016, Hiệp
định TPP và Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ bắt đầu khởi động chính thức, giúp cho
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế và mậu dịch như sự mong đợi từ nhiều năm
qua của lãnh đạo Hà Nội.
Tuy nhiên, muốn khai thác hiệu quả của hai hiệp định nói trên,
Việt Nam phải được công nhận là nền kinh tế thị trường và cơ cấu kinh tế phải được
cải cách phù hợp để huy động các nguồn đầu tư từ bên ngoài lẫn bên trong.
Đại
diện 12 quốc gia đã ký kết văn kiện chung thông qua hiệp định TPP tại Atlanta
Nhìn vào sự chuẩn bị đại hội XII của đảng CSVN trong năm vừa qua, người
ta không thấy những thảo luận tập trung cho các cải tổ nói trên mà đa số tập
trung vào vấn đề thanh lọc nhân sự như làm sao không cho những kẻ cơ hội, tham
nhũng len vào bộ máy lãnh đạo, làm sao cân bằng độ tuổi trẻ già trong trung
ương. Trong khi đó về đường lối phát triển kinh tế xã hội thì vẫn cố bám vào
chủ nghĩa xã hội, kinh tế quốc doanh và nhất là đem bóng ma “diễn biến hòa
bình” để cương quyết không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
Về sự lãnh đạo thượng tầng sẽ không có gì thay đổi lớn trong 5 năm
tới, đa số là những nhân sự đã đang nắm vị trí quyền lực trong Bộ chính trị
hiện nay. Theo dự đoán của dư luận thì bộ tứ lãnh đạo cho 5 năm tới gồm Tổng bí
thư là ông Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch nước là ông Phạm Quang Nghị, Thủ tướng là
ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Mặc dù sự lãnh đạo của đảng CSVN không đổi, nhưng những chuyển
biến của tình hình trong năm 2015 tạo áp lực buộc Việt Nam phải có những động
thái:
Một là CSVN sẽ phải gia tăng sự cộng tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản về
Biển Đông. Việt Nam sẽ chính thức mua một số vũ khí phòng thủ trên biển và tham
gia các cuộc tập trận với đồng minh. Trong khi đó, quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc có thể sẽ giảm dần sự nồng nhiệt dù bề ngoài hai phía tiếp tục ca
ngợi tình hữu nghị láng giềng.
Hai là CSVN sẽ tiến hành một số cải tổ về luật pháp và thực thi
quyền con người, mà cụ thể là luật hóa các quyền về Hội, tiếp cận thông tin, biểu
tình… phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định TPP. Nói cách khác là CSVN bị
đẩy vào thế phải tôn trọng sự thành lập và hoạt động đa diện của các tổ chức xã
hội dân sự trong thời gian tới.
Nói tóm lại, đại hội đảng CSVN kỳ XII sẽ là khởi đầu cho những
phát tác khủng hoảng nội bộ bùng nổ lớn hơn so với những năm vừa qua, dẫn đến những
bộc phát của các phong trào phản kháng quần chúng lan rộng toàn xã hội.
Thanh
Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
Nguồn: Chân Trời Mới Media
__._,_.___