From: Hoai Tam
Sent: Wednesday, November
4, 2015 6:11 PM
Mùa Hè Đỏ Lửa : LAVANG 72
Những Sứ Điệp Mẹ Dạy Tại La Vang
Năm 1999, một phái đoàn
giám mục Hoa Ky thuộc các uỷ ban có liên hệ đến Việt Nam do Ðức
Cha Joseph A. Fiorenza - -- hướng dẫn đến thăm Việt Nam và La Vang. Sau
khi đọc qua bản tóm lược lịch sử Mẹ La Vang và hiện tình hai quốc gia liên
hệ,
Ðức Cha Fiorenza, đại diện Hội Thánh Hoa Ky nói: Xin nhận Mẹ La Vang là Mẹ của Hội
Thánh và dân tộc Hoa Ky.
§ Lm Trần Bình Trọng
Lễ Đức Maria Lên Trời, Năm C
Kh 11:19a;12:1-6, 10ab; 1Cr 15:20-27; Lc 1:39-56
Ngoài hai nơi Ðức Mẹ hiện ra được vang tiếng khắp thế giới là Lộ
Ðức thuộc nước Pháp và Fatima thuộc nước Bồ Ðào Nha, Ðức Mẹ còn hiện ra ở những
nơi khác nhau trên thế giới để nhắn nhủ loài người sống theo đường lối của
Chúa hoặc để an ủi con cái loài người khi họ gặp khó khăn quẫn bách. Tại Việt
Nam năm 1798, Ðức Mẹ hiện ra ở La Vang để an ủi, khích lệ giáo hữu bị bách
hại vì đức tin dưới thời Vua Cảnh Thịnh.
Trong khi bị quân lính lùng bắt, ép buộc bỏ đạo, giáo dân kéo
nhau chạy trốn vào rừng La Vang, nơi rừng thiêng nước độc, sợ thú dữ, hùm beo,
rắn rết. Họ thiếu ăn, thiếu ngủ, lại sợ quân lính rượt bắt. Lúc này Ðức Mẹ
hiện ra với nét mặt nhân từ âu yếm yên ủi họ. Theo một truyền thuyết, Ðức Mẹ
bảo họ hái lá vằn, giọng Quảng Trị đọc trại ra là lả vằng, nẩu lên mà uổng sẻ
hểt bệnh. Lả vằng sau biến thành La Vang. Theo một tương truyền khác, người
ta nói miền này có cọp beo, nên khi thấy cọp, dân kêu la lớn tiếng, la vang
lên để đuổi cọp. Còn theo lập luận của một giáo dân làng Cổ Thạch, tỉnh Quảng
Trị thì khi người ta la lên, giọng của họ vang dội lại từ núi rừng nên họ gọi
nơi này là La Vang, nghĩa là la lên rồi vang lại. Người này đã vào La Vang để
thí nghiệm và chứng minh giọng của mình la lên, rồi vang lại từ núi rừng [1]
.
Các Giám mục Giáo phận Huế, người Pháp và Việt, đã cho xây Ðền
Mẹ La Vang bốn lần sau khi nhà thờ nhỏ bị hư hỏng. Ðền thờ được xây lại lần thứ
năm do Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bị tàn phá do chiến tranh vào mùa hè đỏ
lửa 1972, Đền thờ được sửa tạm lại do sự giúp đỡ của đồng bào Việt nam hải
ngoại để ăn mừng hai trăm năm vào năm 1998.
Từ năm 1901, tượng Ðức Mẹ La
Vang đã được phỏng theo tượng Ðức Bà chiến thắng ở Vương Cung Thánh đường
Notre Dame tại Ba Lê. Cũng vào năm này, Ðức Cha Gasper đã làm phép thánh
tượng La Vang và đặt bổn mạng của thánh đường La Vang là Ðức Bà phù hộ các
giáo hữu. Cũng nên biết tước hiệu Ðức Bà phù hộ các giáo hữu đã được Ðức Giáo
hoàng Piô V thêm vào Kinh Cầu Ðức Bà.
Ðền thánh La Vang đã được những vị chức sắc đạo đời đến thăm
viếng và cầu nguyện như Hoàng Hậu Nam Phương, Hồng Y Spellman là tổng Giám
mục Nữu ước, hồng Y Agagianian là Ðặc sứ của Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII và nhiều
giám mục Việt Nam bắt đầu từ Ðức Cha Nguyễn Bá Tòng, Giám mục tiên khởi người
Việt.
Ðại hội Ðức Mẹ La Vang đã được tổ chức vào những năm 1904, 1914,
1932, 1954, 1961. Năm 1961, Hội Ðồng Giám mục Việt Nam quyết định chọn Thánh
đường La Vang làm Ðền thờ toàn quốc dâng kính trái Tim Vô nhiễm Ðức Mẹ và
nhận linh địa La Vang làm Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Vào cuối Ðại hội La
Vang 1961, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban Sắc Chỉ nâng Ðền Thờ La Vang lên
hàng Vương Cung Thánh đường [2].
Trong dịp tôn vinh 117 vị anh hùng tử đạo tại Việt nam lên hàng
hiển thánh vào năm 1988, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở đoàn con Việt
Nam sang La mã dự lễ phong thánh đừng quên linh địa La Vang là nơi đã được
dâng kính cho Ðức Mẹ.
Trong ngày lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam 1992, Ðức Giáo hoàng còn
nói: Cha phó dâng cộng đồng Viêt Nam cho Ðức Trinh nữ, Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo,
đã được sùng kính gần 200 năm tại nơi đây với niềm mong ước cho cộng đồng dân
Chúa ở đây được sống và lớn lên trong tự do và an bình, để có thể góp phần
vào việc xây dựng một xã hội phồn thịnh và phát triển đất nước.
Vào ngày lễ Mẹ lên trời 1993, Ðức Thánh Cha còn nói rõ hơn: Cha
phó thác toàn thể cộng đồng dân Chúa tại Việt Nam vào sự chuyển cầu của Ðức Mẹ
La Vang. Mẹ là hiền mẫu đã hiện ra năm 1798 để an ủi con cái Mẹ đang bị bách
hại dưới triều vua Cảnh Thịnh.
Ðến năm 1994, chính Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô đã làm phép
thánh tượng Mẹ La Vang tại quảng trường thánh Phêrô và tượng đó đã được rước đến
các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại cho giáo dân kính viếng và cầu
nguyện. Năm 1996, Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, nhân
danh Ðức Thánh Cha đã gửi đến Ðại Hội Hành Hương La Vang lời chào mừng như
sau: Ðức Thánh Cha chia sẻ niềm vui, hiệp thông lời cầu nguyện của cộng đồng
dân Chúa tại Tổng Giáo phận Huế và trong cả nước Việt Nam, hiệp thông lời cầu
nguyện và niềm vui của các vị chủ chăn, cùng đi với giáo dân tới La Vang, tôn
kính và ngợi khen Ðức Trinh Nữ, Ðấng an ủi và nâng đỡ họ trong thời buổi gian
nan thử thách. Ðức Thánh Cha cũng khuyến khích các tín hữu sống kiên trung và
can đảm.
Năm 1999,
một phái đoàn giám mục Hoa Kì thuộc các uỷ ban có liên hệ đến Việt Nam do Ðức
Cha Joseph A. Fiorenza hướng dẫn đến thăm Việt Nam và La Vang. Sau khi đọc
qua bản tóm lược lịch sử Mẹ La Vang và hiện tình hai quốc gia liên hệ, Ðức
Cha Fiorenza, đại diện Hội Thánh Hoa Kì nói: Xin nhận Mẹ La Vang là Mẹ của Hội Thánh và dân tộc Hoa Kì.
Có dịp đến kính viếng và cầu nguyện tại Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm tại
thủ đô Mĩ quốc một số lần, linh mục Trần Bình Trọng quan sát thấy nhiều quốc gia
trên thế giới có gian nhà nguyện kính Đức Mẹ hay ông thánh nọ bà thánh kia
của họ tại đây với mấy dòng lịch sử gắn liền với quê hương họ và lời cầu
nguyện vắn tắt cho xứ sở họ. Trong tờ Mục Vụ của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo
Việt Nam, Arlington, Virginia, ra ngày 07/09/1997, linh mục đương sự liền
khởi xướng ước muốn có gian nhà nguyện kính Mẹ La Vang tại Đền Đức Mẹ Vô
Nhiễm ở Thủ Đô Hoa Kì. Ước muốn khởi xướng được Đức Ông Mai Thanh Lương (sau
là Giám mục), Giám Đốc phối trí giữa Hội Đồng Giám mục Hoa Kì và Liên Đoàn
Công Giáo Viêt Nam tại Mĩ tán đồng, liền cho khởi sự việc xin phép Hội Đồng
Giám Mục Mĩ. Công trình thiết kế được Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kì
phối trí với Ban Giám Đốc Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm thực hiện. Phần tài trợ là do
giáo dân Việt Nam tại Hoa Kì đảm trách.
Gian nhà nguyện kính Mẹ La Vang được thánh hiến ngày 21 tháng
10, 2006 do Đức Cha Donald W. Wuerl, Tổng Giám mục Hoa Định Đốn và là Chủ tịch
của Ban Giám Đốc Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm chủ tế trong thánh lễ, có Đức Cha Mai
Thanh Lương, Giám mục phụ tá Orange giảng thuyết, với cả trăm linh mục Việt
nam từ nhiều giáo phận Mĩ đồng tế và hơn năm ngàn giáo dân Việt Nam từ nhiều
tiểu bang Mĩ tham dự ngay cả từ xa xôi như Massachusetts, Missisippi, Texas,
California. Tạ ơn Chúa đây là căn phòng cuối cùng còn trống mà Ban Giám Đốc
Đền Đức Mẹ Vô Nhiễm dành cho Việt Nam cho việc thiết kế gian nhà nguyện kính
Mẹ La Vang. Vì không còn phòng trống, nên những quốc gian xin sau đó, chỉ có
thể được treo hình Đức Mẹ của họ ở đâu đó trên tường Đền Mẹ Vô Nhiễm mà thôi
mà thôi.
Vậy đâu là sứ điệp của Mẹ La Vang?
1.
Sứ điệp
thứ nhất của Mẹ La Vang là: Các con hãy tin tưởng, hãy vui chịu đau khổ.
2.
Sứ điệp
thứ hai của Người Mẹ hiền là: Mẹ đã nhậm lời các con cầu xin.
3.
Sứ điệp
thứ ba của Mẹ La Vang là: Từ nay về sau, hễ ai đến kêu xin Mẹ ở nơi đây, họ
sẽ được toại nguyện.
Kinh Thánh Mẫu La Vang:
Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, đầy muôn ơn phước, ngời chói
hào quang, muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng. Ðức Chúa Trời đã đoái thương
chọn Mẹ, tinh tuyền, thánh thiện, sinh Ðấng Cứu Ðộ muôn đời. Mẹ đã chọn La
Vang mà hiện đến, cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con, giữa thời li loạn cấm
cách, khốn khổ trăm bề. Từ ấy gót chân Mẹ bước đến, vẫn mãi đầy ơn thiêng: ơn
phần hồn, ơn phần xác, người bệnh tật, kẻ ưu phiền, nào ai cầu khẩn mà Mẹ
không nhận lời.
Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời, cũng
là Thánh Mẫu loài người chúng con. Cúi xin xuống phước hải hà, đoái thương con
cái thiết tha van nài. Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng
bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Xin Mẹ phù
hộ chúng con, luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông và sau cuộc đời này, xin
cho chúng con được về sống bên Mẹ, hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn
đời. Amen.
Chú thích:
[1] - Người làm thí nghiệm tiếng người la to, vang lên rồi vọng
lại từ núi rừng là Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, làng Cổ Thạch, Quảng Trị để chứng
minh lập luận tại sao linh địa này được mệnh danh là La Vang.
[2] - Từ triệt (paragraph) 2 của bài này cho tới hết triệt 5
được viết theo tài liệu của các tác giả: Ð. Ô. Trần Văn Hoài, Ð. Ô. Nguyễn Văn
Tài, Lm Trần Văn Kiệm.
Lm Trần Bình Trọng
Tags · Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment