Popular Posts

Tuesday, November 24, 2015

Tình cờ khám phá: tượng Nữ thần Tự do "thai nghén" từ 1 phụ nữ Hồi giáo


 

             Tình cờ khám phá: 
             tượng Nữ thần Tự do "thai nghén" từ 1 phụ nữ Hồi giáo
                                                                                                                                                                                                         23/11/2015

                 Bất ngờ tượng Nữ thần Tự do "thai nghén" từ 1 phụ nữ Hồi giáo
                            Tượng Nữ thần Tự do của Mỹ được "thai nghén" từ nguyên mẫu là một người phụ nữ Hồi giáo


Từ hình tượng người phụ nữ Hồi giáo...

Dưới chân tượng Nữ thần Tự do đang ngự trị ở nước Mỹ có khắc một bài thơ, trong đó có câu:
                    
                     “Cứ đến đây đi những người kiệt sức, nghèo khổ
                           Những người nheo nhóc, khao khát hơi thở tự do...”
Những câu thơ được viết bởi thi sĩ Emma Lazarus cuối thập niên 1880, lấy cảm hứng từ đoàn người tị nạn Do Thái, họ đến New York để trốn khỏi cuộc tàn sát ở miền đông Châu Âu khi đó.
Bài thơ biểu tượng cho sự chào đón đầy bác ái của nước Mỹ đối với người tị nạn.
Những ngày này, câu chuyện đó được nhắc lại trong bối cảnh của cuộc tranh luận nảy lửa: Nước Mỹ có tiếp tục chào đón người tị nạn Syria hay không?
Cánh cửa đang tạm đóng lại bởi Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật đình chỉ chương trình tiếp nhận người tị nạn, nhưng Tổng thống Obama được cho là sẽ phủ quyết dự luật này.
Tuy vậy, có một câu chuyện khác không nhiều người biết, liên quan đến những người tị nạn Syria không được chào đón: Tượng Nữ thần Tự do của Mỹ được "thai nghén" từ nguyên mẫu là một người phụ nữ Hồi giáo.
Thật vậy, khi lật lại tiểu sử và sự nghiệp của nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, các nhà nghiên cứu lịch sử nhận ra rằng trước khi thiết kế cho Nữ thần Tự do của Mỹ, ông đã vẽ một người phụ nữ Ai Cập trong tư thế tương tự.
Vào thời điểm đó, một người phụ nữ Ai Cập được mặc định theo Đạo Hồi. Bản vẽ nữ nông dân Ai Cập của Bartholdi phục vụ cho công trình xây dựng ngọn hải đăng khổng lồ ở lối vào kênh đào Suez.
Nhà sử học Michael B. Oren viết trong cuốn sách “Power, Faith, and Fantasy”: Bartholdi đã dự định khắc chân dung người phụ nữ đang nắm giữ trên cao một ngọn đuốc, biểu tượng cho tự do.
Bức tượng này sẽ cao gấp đôi tượng Nhân sư, trấn giữ lối vào kênh đào Suez và mang tên “Ai Cập mang ánh sáng đến Châu Á”.
Trong suốt hai năm sau đó, Bartholdi đã chỉnh sửa lại bản thảo nhiều lần và cố gắng thuyết phục Isma'il Pasha, người sau đó trở thành Phó Vương Ai Cập, tài trợ cho dự án.
Tuy nhiên, vị Phó Vương nhanh chóng không còn đủ tiềm lực tài chính trong năm 1871. Công trình bức tượng nữ nông dân Ai Cập của Bartholdi vĩnh viễn không được xây dựng.
Đến biểu tượng của cả nước Mỹ
                    Nguyên mẫu ngọn hải đăng Bartholdi định xây dựng tại Ai Cập, so sánh với tượng Nữ thần Tự do
                      Nguyên mẫu ngọn hải đăng Bartholdi định xây dựng tại Ai Cập, so sánh với tượng Nữ thần Tự do
Trong cái rủi cũng có cái may, Bartholdi sau đó đến Mỹ trong một tâm trạng tương đối tuyệt vọng. Bỗng một khung cảnh lóe sáng trước mắt ông khi con thuyền tiến vào cảng New York. Bartholdi nhìn thấy đảo Liberty, lúc đó còn mang tên Bedloe's Island.
Ngay lập tức, ông nhận ra rằng nơi đây có thể là địa điểm cho công trình hùng vĩ của mình. Tuy vậy, không thể để người nữ nông dân Ai Cập đứng trên đất nước Mỹ, muốn vậy bức tượng phải mang một ý nghĩa khác.
                                      Bedloes Island năm 1772, trước khi tượng Nữ thần Tự do được xây dựng.
                                          Bedloe's Island năm 1772, trước khi tượng Nữ thần Tự do được xây dựng
Trở lại vào năm 1865, Bartholdi có một cuộc trò chuyện với những người Pháp ủng hộ Liên Bang miền Bắc Hoa Kỳ trong nội chiến Mỹ.
Khi đó, Édouard René de Laboulaye, một giáo sư luật học đã gợi ý rằng:
"Nếu một tượng đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ, tôi thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc làm chung của cả hai quốc gia chúng ta."
Chuyến đi Mỹ của Bartholdi cũng được giới thiệu bởi Laboulaye. Ông bắt tay vào thiết kế lại bức tượng sau khi đã đi du thuyết rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người Mỹ trong đó có cả Tổng thống Ulysses Simpson Grant để kêu gọi họ ủng hộ dự án.
Bartholdi và Laboulaye đã cùng nhau cân nhắc để tìm hình tượng diễn tả ý niệm về lý tưởng tự do của nước Mỹ. Cuối cùng, họ đã chọn Libertas, vị nữ thần tự do được thờ phụng rộng rãi vào thời La Mã cổ đại.
Nhiều đồng tiền kim loại của nước Mỹ thời gian đó cũng sử dụng hình tượng thần Libertas. Bên cạnh đó, một hình tượng Nữ Thần Tự do cũng có trên Quốc ấn của Pháp.
Cuối cùng, những bản sửa đổi của Bartholdi được hoàn thành thể hiện hình dáng nữ thần Libertas mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc, tay trái một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ.
Khuôn mặt tượng tạc theo chân dung của Charlotte Beysser Bartholdi, mẹ của chính điêu khắc gia.
                          Bản sửa đổi của Bartholdi được hoàn thành thể hiện hình dáng nữ thần Libertas.
                                Bản sửa đổi của Bartholdi được hoàn thành thể hiện hình dáng nữ thần Libertas
Tháng 10 năm 1886, Tượng Nữ thần Tự do được khánh thành, Oren miêu tả trong sách của mình:
Hàng ngàn khán giả đã lắng nghe lời cam kết của Tổng thống Grover Cleveland: ”Chúng ta sẽ không bao giờ quên Tự do đã chọn nơi đây là nhà của cô”.
Bức tượng ấy mang trong mình hình dáng của ngọn hải đăng mà Bartholdi đã vẽ cho Ai Cập. Người nông dân Hồi giáo đã được thay thế bởi một người phụ nữ phương Tây lý tưởng.
Tên của bức tượng thay đổi từ “Mang ánh sáng đến cho Châu Á” thành “ Tự do soi sáng thế giới”. Tất cả dường như đã thay đổi hoàn toàn, chỉ còn ngọn đuốc là không bị dập tắt”.
Trải qua gần 130 năm, tượng Nữ thần Tự do vẫn đứng đó, biểu tượng cho nước Mỹ, cho sự "tự do soi sáng thế giới", chào đón không biết bao nhiêu thế hệ người nhập cư tị nạn, trở thành sự tự hào của người Mỹ về lòng bác ái của mình.
Ấy vậy mà ngày hôm nay, bức tượng còn đứng vững nhưng lý tưởng của nhiều người Mỹ thì đã không còn. Điển hình như Ted Cruz, thượng nghị sĩ trong lời gợi ý của mình đề nghị chỉ cho phép những người Syria theo Ki-tô giáo được phép tị nạn.
Và đó là lúc mà nhiều người Mỹ nhắc lại câu chuyện lịch sử về bức tượng Nữ thần Tự do cũng như bài thơ của Emma Lazarus "The New Colossus" đã viết dưới chân bức tượng.
                                             
                                                                                 Bản khắc bài thơ "The New Colossus" của bà.
Còn về phía những người tị nạn, họ có thể nuối tiếc rằng giá như ngày đó Ai Cập đủ tiềm lực tài chính để tài trợ cho Bartholdi, ngày hôm nay bức tượng người nữ nông dân Ai Cập đã có thể đứng tại kênh Suez để chào đón họ.
Nhưng sự thật thì nghiệt ngã hơn thế, người nữ nông dân Hồi Giáo đã đầu thai thành Libertas, tượng trưng cho tự do cá nhân tại Mỹ. Còn cánh cửa dành cho những người tị nạn Hồi giáo thì đang được nước Mỹ đóng lại.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
- Lady Liberty Anthem - The song and video

                                                                     ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List