--- Forwarded message --
Người CG nghèo ở VN tủi nhục lắm . CS luôn chèn ép ,theo dõi không
cho làm ăn gì được vì mang danh là CG theo đạo giáo hoàng Vatican .
Người CG Phi châu ,Mỹ , Pháp , Phi , Ba Tây, Mexico , Đại Hàn...may mắn hơn nhiều .--- Rất đông dân chúng theo đạo CG La Mã , nhưng chính quyền và người không CG các nước nầy lại không bao giờ kỳ thị hay chưởi người CG là theo đạo ngoại bang Vatican , hay tệ hơn là " tui ngu dốt theo đạo có gạo mà ăn ."
Người CG Phi châu ,Mỹ , Pháp , Phi , Ba Tây, Mexico , Đại Hàn...may mắn hơn nhiều .--- Rất đông dân chúng theo đạo CG La Mã , nhưng chính quyền và người không CG các nước nầy lại không bao giờ kỳ thị hay chưởi người CG là theo đạo ngoại bang Vatican , hay tệ hơn là " tui ngu dốt theo đạo có gạo mà ăn ."
Tội nghiệp , cũng tại dân trí quá thấp
November 10, 2015
[ChinhNghiaViet]" <>
Nuôi
heo nhà quê Hà Nội cũng HÃNH DIỆN LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO
Đọc chuyện ông nuôi heo Vũ Thế Phong gửi thư cho báo Daily News ước mong qua Mỹ tham dự Đại hội Gia đình CG thế giới , thì mới thấy được niềm vui sướng và hãnh diện của ông ta khi gặp GH .
Đọc chuyện ông nuôi heo Vũ Thế Phong gửi thư cho báo Daily News ước mong qua Mỹ tham dự Đại hội Gia đình CG thế giới , thì mới thấy được niềm vui sướng và hãnh diện của ông ta khi gặp GH .
Nếu
ông bán hết heo mà không đủ tiền máy bay thì các ông bà bên
CG nên phụ giúp Gd ông . Ông VTP rất xứng đáng được qua bắt
tay Giáo hoàng Francis , và rất xứng đáng được tham dự bữa ăn dành cho
tất cả những người nghèo , có sự tham dự của giáo hoàng .
Bữa
ăn đặc biệt này do cơ quan Bác ái CG Hoa Kỳ - USCC
- khoản đãi .
On November 17th, 2014, it was
formally announced that Pope Francis would visit Philadelphia for the World
Meeting of Families in 2015. During his visit to Phi...
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
Người Việt là dân tộc đông nhất đang đón chờ Đức Thánh Cha ở Philadelphia.
Trần Mạnh Trác4/24/2015
Trần Mạnh Trác4/24/2015
Theo nhiều nguồn tin từ các báo chí Mỹ thì số người Việt Nam ghi danh tham dự 'Hội nghị thế giới gia đình' (WMOF) với Đức Thánh Cha ở Philadelphia vào tháng 9 tới đây là đông đảo nhất trong tổng số 60 sắc dân (không kể người gốc Mỹ) đã đăng ký cho tới nay.
Ngoài số người Việt tị nạn, đã có nhiều người sẽ đến từ Việt Nam, trong đó là một đoàn đại biểu chính thức với 5 giám mục và hơn 30 linh mục.
Theo đức ông Trịnh Minh Trí, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ, thì sẽ còn có nhiều người VN tham gia nữa, đó là chưa kể những người ghi danh 'muộn'.
Chúng tôi bất ngờ đọc được một bài tường thuật khá đầy đủ cuả cô Stephanie Farr cuả tờ Phillynews, xin được phỏng dịch lại cho quí độc giả, (xin thay đổi cách xưng hô dùng tên họ cuả Mỹ bằng cách dùng tên tục theo lối Việt.)
'Đức tin của người Việt Nam thật là khốc liệt' ('Vietnam's faith is fierce')
Ông Vũ Thế Phong đang có một trại nuôi heo nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, 200 km phía đông Hà Nội, gần biên giới Trung Quốc.
Nhưng nếu việc xin visa được suôn sẻ, thì ông Phong sẽ có dịp đóng góp tiếng nói của mình cùng với hàng triệu người Công Giáo khác ở Philadelphia , trong dịp 'Hội nghị thế giới gia đình' tổ chức vào tháng chín này, có sự tham dự cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"[Việt Nam] không có một hội nghị lớn như thế", ông Phong viết qua một email gửi cho tờ Daily News. "Trong thời buổi này, thì các thành viên trong một gia đình cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu nhau, để thông cảm nhau... Vì vậy, WMOF là dịp cho mọi người gặp gỡ và trao đổi."
Bà Tracy Purdy, ở một thế giới khác xa với thế giới cuả ông Phong, sống trong một ngôi nhà lớn ở schwenksville có ánh sáng chiếu qua cửa sổ làm ấm bộ sàn nhà bằng gỗ cứng. Trong suốt tầm nhìn cuả vùng, thì không có một trang trại nuôi heo nào cả, nhưng ngọn tháp của nhà máy điện hạt nhân Limerick thì luôn nổi bật trên những con đường hướng về Philadelphia.
Gia đình bà Purdy theo đạo Mormon ở Pottstown. Khi nhìn thấy áp phích kêu gọi người ta cung cấp chỗ ở tạm cho những người tham dự WMOF , bà Purdy đã đăng ký căn nhà cuả bà, mặc dù bà nghi ngờ rằng sẽ chẳng có ai muốn ở một nơi xa xôi, mất hằng một giờ lái xe từ thành phố.
Nhưng hai tuần trước đây, đã có người đặt phòng đầu tiên - một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Thông ở Việt Nam.
"Sau khi chúng tôi nhận anh chàng này, thì một câu hỏi đặt ra với tôi, là lý do tại sao một người đi mãi từ Việt Nam để được thấy Đức Giáo Hoàng ở Philadelphia, trong khi ngài cũng đang chu du khắp mọi nơi?" Bà Purdy cho biết. "Tôi tò mò hỏi," Tại sao anh lại đến đây? Tại sao lại là Philadelphia? ' "
Các ông Phong và Thông không phải là những người duy nhất muốn làm một cuộc hành trình dài 8.000 dặm (12,800km) từ Việt Nam trong tháng Chín.
Ngay bây giờ, theo bà Lizanne Pando, giám đốc tiếp thị và truyền thông WMOF, thì đã có rất nhiều người Việt Nam đăng ký cho WMOF, nhiều hơn bất kỳ sắc dân nào khác bên ngoài những người nói tiếng Anh.
Trong số khoảng 7.000 người đăng ký cho 60 thứ tiếng cho đến nay, 668 người đã yêu cầu dịch vụ tiếng Việt - và 209 trong số đó là trực tiếp từ Việt Nam, bà Pando cho biết.
"Khởi đầu tôi đã rất ngạc nhiên," bà Pando cho biết. "Nhưng khi nói chuyện với Đức ông Trịnh Minh Trí, thì tôi không còn ngạc nhiên nữa."
Tại sao nhiều như thế?
Đức ông Giuse Trịnh Minh Trí, sinh quán ở VN, đang là cha sở họ đạo St. Helena trên đường 5th Street và Godfrey Avenue, cũng đang hồi hộp với số lượng đăng ký cuả những người đồng hương và ngài hy vọng con số này sẽ còn tăng hơn nữa.
"Đối với người Việt thì bây giờ còn quá sớm!" ngài nói. "Họ thường đợi cho tới phút chót."
Đức ông Trí, cũng là chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ , đang cố gắng để lo liệu cho những nhu cầu di chuyển của một nhóm lớn nhất từ Việt Nam tới, 114 đại biểu chính thức từ Việt Nam, gồm có 5 giám mục và hơn 30 linh mục.
Đức ông Trí thậm chí còn muốn tổ chức một buổi Lễ tiếng Việt vào ngày thứ bảy, ngài đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô tham dự. Ngài hy vọng sẽ có khoảng 3.000 người Việt tham dự Thánh Lễ, ban đầu dự định được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ St. Helena cuả ngài, nhưng có thể sẽ phải di chuyển đến trường Cardinal Dougherty High School để cho có đủ chỗ.
"Đây sẽ là một tập hợp lớn nhất của người Công Giáo Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam", Đức ông Trí nói.
Có ba lý do, Đức ông Trí cho biết, tại sao có rất nhiều người Việt tham dự cuộc hội này: Nhiều người muốn đi du lịch sang Mỹ, nhiều người có thân nhân và sẽ đến thăm họ ở đây, và dĩ nhiên, nhiều người muốn nhìn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô.
"Vì vậy, đây là một hòn đá ném được ba con chim", Đức ông Trí nói.
Về phần ông Phong, ông cho biết đã quyết định đăng ký WMOF này khi Đức Thánh Cha công bố tham dự .
"Xin visa đến Hoa Kỳ từ Việt Nam thì không dễ dàng ," ông Phong, 35 tuổi, viết. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội cho những người từ Việt Nam có thể mở rộng tầm nhìn về các tổ chức quốc tế."
Các nhà truyền giáo đã giao giảng Đạo Công Giáo ở Việt Nam từ thế kỷ 16 và đã đặt được một nền móng vững chắc vào giữa thế kỷ 17.
"Chúng tôi đón nhận đức tin từ các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha", Đức ông Trí nói.
Theo World Fact Book của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, thì Công Giáo là đạo lớn thứ 2 ở Việt Nam, với 7 % dân số.
Ông Phong , thuộc giáo xứ Trà Cổ của giáo phận Xuân Lộc, cho biết những khi ông không bận công việc nuôi heo hoặc dành thời gian với vợ con, thì ông tham gia công việc cuả giáo xứ địa phương.
"Đó là cái thú cho cuộc sống của tôi," ông viết. "Đức tin của ngưòi Việt Nam thì rất mạnh mẽ. Cả tôi nữa, đức tin gắn bó tôi với Thiên Chúa."
Tại Hoa Kỳ, có hơn 1 triệu người Công Giáo Việt Nam và có hơn 900 linh mục và 600 nữ tu, Đức ông Trí nói. Riêng tại Philadelphia, ước lượng số người Công Giáo Việt Nam có từ 7.000 đến 10.000. Tám giáo xứ trong giáo phận có những Thánh Lễ tiếng Việt thường xuyên.
Xin được visa là rào cản lớn nhất đối với những người từ Việt Nam đi tham dự hội nghị thế giới.
"Tôi đang chờ được thị thực", ông Phong viết. "Xin hãy cầu nguyện cho tôi."
Cha Bruce Lewandowski, đại diện cho Bộ văn hóa cuả Tổng Giáo Phận và là Chủ tịch cuả Ủy ban thị thực và nhập cư của WMOF, cho biết hầu hết những người nước ngoài đến đây là từ các nước đòi hỏi phải có thị thực visa.
Ban visa và nhập cư, gồm nhiều luật sư và tình nguyện viên, đang làm việc để cung cấp cho những người đăng ký có những hồ sơ cần thiết cho cuộc phỏng vấn xin thị thực của họ, trong đó là thư mời cá nhân từ WMOF, cha Lewandowski cho biết.
"Bạn sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất trong cuộc phỏng vấn mà thôi, hoặc được hoặc mất" ngài nói.
Một khi đơn xin thị thực được phê duyệt, thì việc có nhà ở cho chuyến viếng thăm là vấn đề tiếp theo.
"Ngay bây giờ, chúng tôi đang tập trung vào các nhà trọ vì không còn có khách sạn nữa", Đức ông Trí nói.
Bà Purdy, người mở cửa căn nhà ở schwenksville với một dịch vụ du lịch độc lập ở Việt Nam, cho biết bà tình nguyện ngôi nhà là để cho gia đình bà được tiếp xúc với một nền văn hóa mới.
"Tất cả những người Công Giáo mà tôi biết ở đây... Là hạng người Công Giáo cho 2 lễ Phục sinh và Giáng sinh", bà Purdy cho biết. "Vì vậy mà khi thấy những người mộ đạo đi từ Việt Nam đến để gặp giáo hoàng, nó làm cho tôi rất tò mò."
Mặc dù không phải là Công Giáo, bà Purdy cho biết bà hâm mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Tôi là loại 'fan' cuả ngài," bà nói.
Người Việt Nam cũng hâm mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức ông Trí nói.
"Nhờ ở quá trình làm việc với người nghèo, những người từ thế giới thứ ba có thể liên hệ với ngài dễ dàng," Đức ông Trí nói. "Ngài thực tế xuống tận đất đen. Ngài nói từ trái tim mình."
"Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chú ý đến những người nghèo khó làm cho tôi có ấn tượng với ngài", ông Phong nói. "Tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam. Chúng tôi yêu mến ngài."
Sau khi có thị thực và nhà trọ, thì bước tiếp theo là cung cấp bản dịch và giải thích các dịch vụ cho người hành hương Việt Nam.
Vì WMOF là một đại hội quốc tế, cho nên đã phải cung cấp 5 ngôn ngữ chính là: tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bà Pando cho biết.
Nhưng Đức ông Trí đang hy vọng tiếng Việt Nam sẽ được dùng trong năm nay.
"Do số lượng đăng ký và sự nhiệt tình của cộng đồng người Việt, Hội nghị Thế giới của gia đình đã bắt đầu làm việc hướng tới việc giải thích và những bản dịch bằng tiếng Việt," bà Pando cho biết. "Nhưng chưa có gì đã được hoàn tất."
Với những người Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đến Philadelphia, Đức ông Trí tin rằng cơ hội tốt nhất cho tất cả mọi người gặp gỡ nhau là một Thánh Lễ tiếng Việt vào thứ bảy ngày 26 Tháng Chín.
Năm vị giám mục từ Việt Nam sẽ đồng tế và Đức ông Trí đang kêu gọi các ca đoàn Công Giáo từ 200 giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng tham gia vào một ban hợp xướng.
Việc Đức Giáo Hoàng có tham dự Thánh Lễ hay không thì chưa rõ được.
"Tôi viết cho ngài, và nói:' Đây là điều tốt nhất cho Việt Nam, đây là một tập hợp tốt nhất của người Công Giáo Việt Nam,'" Đức ông Trí nói. "Một chuyến thăm 5 phút sẽ là một phước lành cho tất cả chúng con."
Trong khi chờ đợi đến tháng Chín, Đức ông Trí không chỉ mong muốn được thăm hỏi những người từ cố hương đến nhưng cũng mong mỏi được thấy mọi người từ khắp nơi trên thế giới tương tác với nhau, tại Philadelphia, nơi quê hương mới của mình.
"Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Sự việc là mọi người tìm đến với nhau, sẵn sàng đi, để tìm hiểu và nhìn thấy những khuôn mặt khác nhau. Hiệp nhất trong Giáo Hội bằng cách đó. Thật là đẹp," ngài nói. "Giống như ở trong vườn, bạn nhìn thấy nhiều bông hoa khác nhau. Tôi không biết những bông hoa có giao tiếp với nhau hay không, nhưng thật là đẹp."
Dân châu Phi dầm mưa, đạp
bùn để đón Giáo Hoàng Fanxico
·
THẾ GIỚI
·
4
Bất chấp trận mưa lớn, hàng chục nghìn người ở Kenya vẫn đổ
về thủ đô Nairobi để đón Giáo hoàng Francis khi ông thăm châu Phi lần đầu tiên.
|
Hàng
chục nghìn người đứng trong khuôn viên của Đại học Nairobi ở Kenya để chờ
Giáo hoàng hôm 26/11. Đây là lần đầu tiên Đức Thánh cha công du châu Phi từ
khi Ngai lãnh đạp Tòa thánh Vatican. Dù trời mưa lớn, người dân Kenya
vẫn đổ ra các đường phố để đón ông. Ảnh: Reuters
|
|
Nhóm phụ nữ băng qua một khu vực lầy lội để có
cơ hội ngắm Giáo hoàng
|
|
Trong chuyến công du châu Phi, Giáo hoàng
Francis cũng thăm Cộng hòa Trung Phi và Uganda. Chính phủ Kenya huy động hàng
chục nghìn cảnh sát và binh sĩ ở thủ đô Nairobi để bảo đảm an ninh trong
chuyến thăm của người đứng đầu Giáo hội. Ảnh: AP
|
|
Một người đàn ông giúp hai nữ tu vượt qua một
rãnh để chạy tới vị trí mà họ có thể thấy Giáo hoàng. Ảnh: AP
|
|
Nhà chức trách ước tính khoảng 1,4 triệu người
muốn nghe trực tiếp bài phát biểu đầu tiên tại châu Phi của Giáo hoàng, song
nhiều người về sớm do sợ cảnh giẫm đạp. Ảnh: Getty
Images
|
|
Trong buổi lễ, Đức Thánh cha kêu gọi người dân
Kenya gìn giữ các giá trị gia đình. Ảnh: AP
|
|
Cảnh sát tuần tra trong công viên Uhuru, một
nơi gần Đại học Nairobi, trước khi Giáo hoàng cử hành lễ Misa. Ảnh: Getty Images
|
|
Nhiều người chạy để có thể tham dự lễ Misa do
Giáo hoàng chủ trì trong Đại học Nairobi. Ảnh: Getty
Images
|
|
Mọi người sẵn sàng ngồi trên đống đất hay vạt
cỏ để nghe Giáo hoàng diễn thuyết. Ảnh: AP
|
|
Hai nhân viên tình nguyện giúp một người lớn
tuổi vượt qua dòng nước để tới Đại học Nairobi. Ảnh: Reuters
|
|
Các linh mục ngồi giữa khoảng đất trống lầy lội
để chờ Giáo hoàng phát biểu. Ảnh: AP
|
|
Bàn chân của mọi người đều lấm lem vì bùn. Ảnh: AP
|
|
Điều kiện thời tiết xấu không làm giảm nhiệt
huyết của những người muốn chiêm ngưỡng người dẫn dắt hơn một tỷ tín đồ Công
giáo. Ảnh: AP
|
|
Họ
dùng ô, áo mưa, mảnh vải để chống chọi cơn mưa hôm 26/11. Ảnh: AP
|
--
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment