Chúc Tết
Một
trong những nét đặc sắc của ngày Tết cổ truyền Việt Nam, đó là phong tục chúc Tết
và mừng tuổi ông bà, cha mẹ vào ngày đầu một năm.
Thật vậy, dù xưa hay nay, dù khi còn ở trong nước hay phải sống tại quê hương thứ hai, dù có những đổi thay bởi khí hậu, phong thổ hay khung cảnh xã hội nhưng tục lễ mừng tuổi và những câu chúc Tết vẫn không thể thiếu trong không khí đón Tết ở những gia đình còn duy trì và gìn giữ nét văn hóa Việt Nam.
Thật vậy, dù xưa hay nay, dù khi còn ở trong nước hay phải sống tại quê hương thứ hai, dù có những đổi thay bởi khí hậu, phong thổ hay khung cảnh xã hội nhưng tục lễ mừng tuổi và những câu chúc Tết vẫn không thể thiếu trong không khí đón Tết ở những gia đình còn duy trì và gìn giữ nét văn hóa Việt Nam.
Nếu
nhìn vào những bức tranh ghi lại ngày Tết đầu năm, chúng ta sẽ thấy hình ảnh
các con cháu mặc áo mới, xúm xít quây quần bên cạnh ông bà, khoanh tay trước ngực,
đầu cuối xuống để mừng tuổi. Cạnh đó là màu sắc tươi thắm của những bao lì xì đỏ
tượng trưng cho tài lộc dồi dào, may mắn thành công. Ngày xuân muôn đời vẫn là
niềm vui bất tận…
Ai
trong chúng ta mà lại không có những kỷ niệm về tuổi thơ với ngày Tết và phải
chăng những bao lì xì đỏ đã khơi dậy trong lòng ta những háo hức, mong đợi và
vui mừng trong suốt những ngày Tết xa xưa.
Ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung có nơi gọi tiền lì xì là tiền mừng tuổi. Vì chỉ sau khi mừng tuổi ông bà, cha mẹ thì các con cháu mới được nhận bao thơ đỏ. Trong khi đó, đa số các tỉnh trong Nam thì thường gọi là tiền lì xì, bao lì xì…
Có chịu khó bỏ chút thời gian tìm hiểu thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nguồn gốc của hai chữ lì xì. Nó xuất phát từ tiếng Quảng Đông, chữ “lợi thị”, đọc trại nghe thành lê-i-xi, có nghĩa là tiền được cho hay tặng trong dịp đầu năm.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước, mỗi dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam chúng ta nói riêng đều sẽ gạn đục lóng trong, giữ nét đẹp và gạt thô thiển. Theo tháng ngày, những phong tục tập quán theo tiến hóa trong xã hội đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lòng tôn kính đối với ông bà cha mẹ là căn bản trong đạo đức của mọi gia đình Việt Nam. Chính vì vậy mà phong tục chúc Tết, mừng tuổi đã trở thành nét son trong ngày Tết và những bao lì xì đỏ theo đó cũng song song tồn tại qua bao thời đại cũng như những bước thăng trầm của xã hội.
Chúng ta tuy phải lưu vong và rời bỏ quê hương nhưng những bao lì xì đỏ vẫn sống mãi trong ký ức và có phải mỗi người trong chúng ta vẫn muốn trao tặng lại cho con cháu trong những ngày Tết Nguyên Đán vì phong tục và ý nghĩa ấy vẫn sống mãi trong lòng của chúng ta.
Chính vì quá quen thuộc với phong tục này nên chúng ta đã vô tình có một thói quen là sẽ mua những bao thơ đỏ ở những tiệm Á Châu để chuẩn bị cho ngày Tết sắp đến. Đó là chưa kể đến các trường Việt ngữ, hội đoàn, chùa chiền phải mua nhiều hơn để lì xì cho học trò, phật tử và những khách thân quen.
Đã có mấy ai trong chúng ta thoáng suy nghĩ và thắc mắc về các chữ Tàu trên bao thơ đỏ mang ý nghĩa gì? Tuy đó là những cảnh hoa xuân mang đậm màu sắc Trung Hoa, những trẻ em mặc áo tàu tươi cười, nó hoàn toàn không gợi trong chúng ta cảnh xuân ở quê nhà hay không khí êm đềm trong gia đình Việt Nam nhưng chúng ta mặc nhiên mua tặng cho con cháu mình trong những ngày Tết. Tại sao chúng ta cứthản nhiên và vô tình như vậy? Vì đó là thói quen chăng?
Xin được có đôi phút để nhìn về đất nước và những người dân hiền hòa lương thiện đang sống tại quê nhà. Họ đang bị tước đoạt tất cả các quyền căn bản của con người dưới chế độ cộng nô. Trước nạn Formosa và bao thảm họa khác do đảng và nhà nước hèn nhát với giặc Tàu nhưng tàn ác với những người con yêu nước. Nếu còn niềm uất hận đến xót xa cho một đất nước Việt Nam còn quá điêu linh thì có thể nào chúng ta, những người con cùng chung một mẹ Âu Cơ lại dửng dưng mua bao lì xì đỏ của Tàu để tặng cho con cháu mình và xem đó như những bao thơ mang đến sự may mắn cho một ngày đầu năm? Có thể nào chúng ta vẫn thản nhiên so sánh mua bao thơ đỏ của Tàu vẫn rẻ hơn vài đồng cho túi tiền cá nhân mặc dù vẫn biết mình đã và đang thực sự đóng góp làm giàu cho kinh tế Tàu Cộng!
Xin mọi chúng ta có một phút để cùng nghĩ suy… Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng trong việc phải đổi thay dù chỉ là một nếp suy nghĩ trong thói quen của tất cả chúng ta, nhóm Liên Kết Các Thế Hệ cùng các thân hữu đã chủ trương và thực hiện những mẫu bao thơ mừng tuổi hoàn toàn mang sắc thái văn hóa Việt.
Này cành đào khoe sắc thắm bên cạnh trống đồng Lạc Việt, này cảnh chợ Bến Thành với lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trước gió, này cảnh cháu con xum xuê trong chiếc áo dài cúi đầu mừng tuổi ông bà, và còn đây nữa là những câu chúc và hoa văn rất quen thuộc. Tất cả là cảnh Tết Việt Nam. Tất cả là hương vị xuân quê nhà. Tất cả là của chúng ta.
Nổi bật hơn cả, đó là nội dung mang giá trị lịch sử, giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào làm người dân Việt Nam được lồng vào các bao thư mừng tuổi. Ở mặt sau mỗi bao thơ chúng ta sẽ tìm thấy câu nói nổi tiếng của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng:
“Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”
Được
tạm dịch ra tiếng Anh để các thế hệ trẻ cùng hiểu:
“Do not expect me to surrender to foreign invaders and seek their favours.
But
count on me to choose death as a proud Vietnamese.”
Chúng
ta cũng có thể cùng hát với nhạc sĩ trẻ tuổi Việt Khang bài ca Việt Nam tôi đâu?
Là một
người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước giặc ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đáp lời sông núi.
Lòng nào làm ngơ trước giặc ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đáp lời sông núi.
Cầm
bao thơ mừng tuổi trong tay, ta sẽ hoà nhịp tim mình vào âm điệu Triệu Con Tim
của Trúc Hồ:
Hãy biết yêu
quê hương Việt Nam
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên
Đừng thờ ơ! Đừng làm ngơ!
Triệu con tim cùng bước tới
Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên
Đừng thờ ơ! Đừng làm ngơ!
Triệu con tim cùng bước tới
Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng
Trong
suốt hai ngày chủ nhật 27-11 và 4-12-2016 vừa qua, nhóm LKCTH cùng gần ba mươi
thân hữu, thiện nguyện viên đã đến để cùng xếp dán để chuẩn bị cho trên mười
ngàn bao thơ mừng tuổi sẽ được bán tại các Hội Chợ Tết tổ chức ở Montréal,
Ottawa và Toronto sắp đến.
Có
đồng hành trong công cuộc thay đổi từ bao lì xì đỏ của Tàu thành bao thơ mừng
tuổi màu vàng quê hương, chúng ta mới cảm nhận được chân tình và khích lệ của
những tấm lòng luôn hướng về quê hương.
Đã
có những bác, anh chị vì không thể đến tham dự công tác xếp dán bao thư mừng tuổi
nhưng đã sẵn sàng đóng góp tài chánh để ủng hộ một việc làm đầy ý nghĩa mà đáng
lẽ chúng ta phải ý thức và nên làm từ lâu. Nhóm LKCTH xin chân thành cảm ơn các
thiện nguyện viên, họ là anh sinh viên vừa mới ra trường, họ là những anh chị
hoặc còn đi làm hay đã về hưu, họ là những bác tóc đã bạc phơ nhưng trái tim
còn rất trẻ, vừa xếp bao thơ vừa kể chuyện vui làm không khí rộn rã tiếng cười
và thắm đượm tình thân ái.
Xin
được ghi lại vài câu thơ sẽ khiến lòng ta sâu lắng thêm về những chặng đường lịch
sử mà anh Lộc Bắc vừa sáng tác, anh là nhà thơ và cũng là một thiện nguyện viên
đã có mặt trong suốt hai ngày xếp dán bao thơ:
Ngày xưa chị vá
ngọn cờ
Ngày nay bà dán bao thơ thắm vàng
Cầu cho đất nước sang trang
Thanh niên nam nữ sẵn sàng tiếp tay.
Ngày nay bà dán bao thơ thắm vàng
Cầu cho đất nước sang trang
Thanh niên nam nữ sẵn sàng tiếp tay.
Tập
một thói quen tốt có thể cần ý chí và thời gian nhưng bỏ một thói quen vô tình
không có giá trị để mang theo thì phải chăng chúng ta chỉ cần lòng kiên định để
bỏ ngay trong chính giây phút này. Làm saohúng ta có thể so sánh giá trị vật chất
tầm thường của bao lì xì đỏ chữ Tàu với bao thơ mừng tuổi mang giá trị tinh thần
và chất chứa lòng yêu nước, niềm tự hào làm người dân Việt Nam mà nhóm LKCTH đã
tha thiết muốn gởi đến tất cả các thệ trẻ được sinh ra và lớn lên không phải
trên quê mẹ Việt Nam?
Cuộc
cách mạng đổi thay trong tư tưởng của chúng ta là từ bỏ thói quen không mua bao
lì xì đỏ chữ Tàu và nhiệt tình ủng hộ mua bao thơ mừng tuổi màu vàng thắm của
nhóm LKCTH được thành công, đó là ước mơ của tất cả những người con Việt Nam.
Lê Kim Oanh
Lê Kim Oanh
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
No comments:
Post a Comment