Trận chiến trên lưng ngựa kinh điển trong lịch
sử
- Những con ngựa chiến Mông Cổ có thể chạy với tốc độ gần 40km/giờ và chúng có
thể vận động suốt cả ngày mà không cần nghỉ ngơi.
Trong lịch sử các cuộc
chiến tranh nhân loại, ngựa (hay còn gọi là chiến mã) đóng một vai trò quan
trọng làm nên những chiến thắng. Bằng cách ngồi trên lưng ngựa, các chiến binh
có thể phát huy ưu thế “thần tốc” hơn và gây thiệt hại nhiều hơn với kẻ thù. Đó
được xem như là sức mạnh quân sự trong các trận chiến. Chả thế mà có câu nói:
“Nơi nào có dấu chân ngựa chiến, nơi đó là đống hoang tàn”.
Cách đây khoảng hơn
5.000 năm, tại phương Đông - cái nôi của nền văn minh nhân loại, con người đã
biết dùng ngựa vào mục đích quân sự. Những đội quân kỵ binh (hay kỵ mã) thời ấy
là lực lượng chủ yếu của quân đội, có thể so sánh như xe tăng, xe bọc thép và
máy bay hiện nay được xem là sức mạnh của quân sự thời hiện đại.
Nhưng thời kỳ ấy, dấu ấn
các cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành lãnh thổ, thuộc địa còn chưa phát huy
chức năng vốn có của nó. Cách đây khoảng hơn 3.000 năm trước công nguyên, thế
giới chỉ ghi nhận nền văn minh sông Nin Ai Cập bừng sáng.
Thời ấy, ngựa chủ yếu
phục vụ trong quân đội. Người Assyria (sống vùng Trung Cận Đông, thuộc Châu Á,
một phần Châu Phi) đi đầu trong các dân tộc dùng kỵ mã vào chiến tranh dưới
dạng thức hình ảnh của những cỗ chiến xa đầu tiên do ngựa kéo được tìm thấy
trên các bức chạm Sumer cổ xưa, có niên đại 3.000 năm trước Công nguyên.
Những chiếc chiến xa
được kết cấu khá giản đơn gồm bốn bánh được gắn vào các trục không quay. Trên
xe có thêm xà ích với một hoặc hai xạ thủ bắn cung. Ngoài ra còn có những lưỡi
dao như lưỡi hái, nhọn và sắc là một thứ vũ khí nguy hiểm được gắn vào đuôi xe,
có chức năng là vũ khí mỗi khi bị quân thù tấn công. Cùng với những thuyền
chiến, những chiếc chiến xa được người Ai Cập và người Assyrie sử dụng để di
chuyển rộng nhằm bành trướng uy quyền trên thế giới.
Tiếp sau người Ai Cập,
người Assyria là người Trung Quốc, khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, ngựa
được dùng để kéo chiến xã và chỉ sau đó 1.000 năm, con ngựa được dùng làm “ngựa
chiến” trong lực lượng chủ lực của quân đội của các triều đại phong kiến chuyên
chế tập quyền. Hình ảnh “da ngựa bọc thây” xuất phát từ câu nói của Phục Ba
Tướng quân Mã Viện đã nói lên hình ảnh bi hùng ở nơi chiến địa, người và ngựa
đã vào sinh ra tử.
Nhiều con tuấn mã đã
cùng với chủ tướng lập nên nhiều chiến công hiển hách, lưu danh trong sử sách.
Và càng về sau, trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong các cuộc nội chiến thì
ngựa chiến càng phát huy ưu thế của nó. Những nhà quân sự tài ba của Trung Quốc
thời xưa là những người đã phát huy sức mạnh tiềm tàng của đội “ngựa chiến” để
“tốc chiến, quyết chiến” làm nên những chiến thắng hiển hách. Những nhà quân sự
này hiểu rõ chiến mã có thể phát huy thế mạnh ở những dạng địa hình khác nhau.
Đơn cử như phép dùng ngựa chiến trong binh pháp “liên hoàn giáp mã”.
Tuy nhiên, những điều
trên đây chưa hẳn đã là “thần tích” của ngựa. Người Mông Cổ được xem là dân tộc
thuần dưỡng những con ngựa để phục vụ chiến tranh cừ khôi nhất. Bởi vậy, thế
giới mới hết lời ngợi ca giống ngựa Mông Cổ là một trong những nòi ngựa trận
mạc gan lì và dai sức nhất.
Theo những ghi chép để
lại, ngựa chiến Mông Cổ cao đến 1,4m và nặng khoảng 350kg, có lông màu đỏ nâu
hay đen, sải chân dài, mình thon, sinh trưởng trên những vùng thảo nguyên bát
ngát của đế quốc Nguyên Mông huy hoàng vào thế kỷ thứ VIII. Những con ngựa này
có thể chạy với tốc độ gần 40km/giờ và chúng vận động suốt cả một ngày mà không
cần nghỉ ngơi.
Lịch sử ghi lại, trên
những con ngựa chiến, những chiến binh của đế quốc Nguyên Mông vang bóng một
thời đã băng ngàn dặm xa, chinh phục và thống trị các quốc gia ở vùng biển Đen,
Đông Âu. Nổi danh hơn cả là thời Thành Cát Tư Hãn, được xem là thời kỳ “vàng
son” của đế quốc Nguyên Mông. Khi vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đi đến đâu thì
nơi đó cỏ không mọc được, thành bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác, tiêu
điều. Sử sách ghi lại, sau những trận chiến, Hoàng đế Thành Cát Tư Hãn từng ví
von rằng: Đế quốc Nguyên Mông sẽ chinh phục và cai trị thế giới này từ trên
lưng ngựa.
Khác với người phương
Đông, người phương Tây, mà cụ thể là người Hy Lạp - La Mã sử dụng ngựa là đội
kỵ binh, kỵ mã hùng hậu. Thời kỳ vương quốc Macedonia, người Hy Lạp - Macedonia
đã sử dụng khá rộng rãi ngựa trong chiến trận.
Trong trận Gaugamela đẫm
máu (331 trước Công Nguyên), lực lượng của đế quốc Ba Tư rất hùng mạnh với voi
chiến, hàng ngàn cỗ xe chiến, rất nhiều kỵ mã và bộ binh; nhưng Alexandros Đại
đế đã tung 7.000 kỵ mã và 40.000 bộ binh vào trận, bố trí lực lượng có thể tấn
công vào đại binh của vua Ba Tư Darius III vốn chậm chạp và cơ động kém, khiến
cho quân Ba Tư hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau.
No comments:
Post a Comment