From:
-------- Forwarded Message -------
Chết vì ăn
Trương Thức-
Nguyên do là ông giám đốc qua Nhật trong một chuyến đi khảo sát thị trường, ông có dịp đi ăn ở một nhà hàng hải sản. Ông được thưởng thức một món ốc thật ngon, thật đắt tiền. Loại ốc này bên Đài Loan không có nên ông mua về làm quà cho vợ con. Vì tâm lý người đi xa muốn đem món ngon vật lạ về để gia đình cùng thưởng thức.
Chiều hôm đó về đến Đài Loan, cả nhà ông và bà người ở cùng ăn bữa ăn tối có món ốc lạ đặc biệt.
Chín giờ sáng hôm sau ông giám đốc phải chủ tọa một buổi họp của công ty nhưng ông không đến cũng chẳng gọi cho cô thư ký riêng giải thích lý do chậm trễ. Cô thư ký gọi đến nhà ông thì không ai bắt điện thoại. Cô đâm lo, vì nhà ông lúc nào cũng có bà người làm và vợ ông ở nhà. Cô sợ nhà ông bị cướp đến uy hiếp chăng? Cô gọi ngay cho cảnh sát báo cáo sự tình.
Vài phút sau cảnh sát đến nhà ông, thấy xe hơi của ông còn đậu trước sân. Cảnh sát gõ cửa nhưng không ai ra mở. Nhìn qua khung kính cửa sổ thì thấy bên trong có năm, sáu người nằm la liệt trên sàn nhà, họ phải phá cửa vào. Năm trong số sáu người nằm trên sàn nhà đã chết, chỉ có một người còn thoi thóp thở là bà người làm. Trên bàn ăn còn nhiều vỏ ốc và những con ốc chưa ăn đến.
Xe cứu thương chở hết người sống và người chết vào nhà thương để khảo nghiệm người chết và cứu người còn sống. Kết quả, bác sỹ tuyên bố là họ bị trúng độc vì ăn những con ốc đã bị nhiễm trùng. Trước khi chết, họ bị nhức đầu kinh khủng, nôn mửa thốc tháo đến độ không lết được đến cái bàn để điện thoại để gọi cấp cứu. Bà người làm có lẽ được ăn ít nhất nên bị nhẹ nhất, sau khi nằm hôn mê một tuần với sự trợ giúp của các bác sỹ và thuốc men bà đã tỉnh lại.
Xui cho gia đình ông giám đốc vì ăn phải ốc bị nhiễm trùng, vì khi ông ăn ở bên Nhật cũng một loại ốc đó mà có trúng độc đâu.
Mấy người này có tiền để ăn món ăn hiếm quý, đắt tiền nên đã chết vì có tiền để hưởng thụ. Nhưng dù sao họ đã chết lúc miệng đang được thỏa một vật ngon.
Ông giám đốc này chết, thì ông giám đốc khác lên thay. Công ty xì dầu Kim Lan vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày nay, tại nhiều siêu thị Á Châu trên lãnh thổ Hoa Kỳ, người ta vẫn tìm thấy xì dầu hiệu Kim Lan sản xuất từ Đài Loan.
Khoảng 5 hay 6 năm trước đây, bên Việt Nam cũng có một vụ trúng độc vì ăn ốc sên (ốc ma).
Có hai anh sinh viên của đại học Cần Thơ ngồi nhậu với nhau lúc cuối tuần. Hai anh nghe nói trên Sài Gòn lúc này thịnh hành món ốc sên, vì có nhiều tiệm nhậu chuyên bán ốc sên rất đông khách. Hai anh ra vườn sau nhà tìm kiếm ốc sên đem vào làm mồi để nhậu. Họ nướng ốc sên lên rồi nhậu với bia hay đế gì đó. Vừa ăn được mấy con ốc thì hai anh đã ôm đầu kêu: “Đau đầu quá! Đau đầu quá!” rồi nôn thốc tháo. Một anh té xỉu ngay tại chỗ.
Người chị của một anh, cũng là chủ nhà vội gọi taxi đưa cả hai vào bệnh viện. Khi đến nơi thì một anh chết ngay, một anh thì hôn mê vĩnh viễn, tiếng mới gọi là chết lâm sàng. Bác sỹ tuyên bố óc của anh đã chết rồi. Anh sống bằng hệ thống bảo trì kéo dài cả 6 tháng, vì người chị không nỡ cho bác sỹ rút hết dây nhợ ra khỏi anh.
Rõ ràng hai người sinh viên này chết vì tò mò muốn thử món ăn mới, lại miễn phí vì là “cây nhà lá vườn” mà sinh chuyện.
Loại ốc sên bán ở mấy quán nhậu trên Sài Gòn có lẽ là loại không có vỏ, dài như ngón tay, mình dẹp, mầu đen, lớp nhầy bên ngoài làm chúng trông bóng lưỡng. Bên Mỹ chúng hay bò quanh nhà và người Mỹ gọi chúng là con “slug”.
Món ốc này có lẽ du nhập vào Việt Nam do những cô dâu đi lấy chồng Đài Loan đem về giới thiệu.
Loại ốc sên “slug” này bên Đài Loan được nuôi theo công nghiệp, sản xuất rất nhiều. Trại nuôi ốc sên luộc chín ốc rồi mới đem bỏ mối cho các chợ. Khi được bán ở chợ, ốc được đựng trong thau, trông chúng như những cái lá mầu đen, lườn vàng, hơi cong cong. Vì đã luộc chín nên chúng không còn bóng lưỡng và trông không dễ sợ như khi chúng còn sống. Giá cả rất nhẹ.
Bên Đài Loan, các tiệm nhậu bình dân ở đầu đường, đầu hẻm đều có bán món ốc sên xào rau quế. Món này là một trong những món hải sản mà họ bán chứ không phải chỉ bán ốc sên mà thôi. Và chẳng nghe nói có người trúng độc vì ăn ốc sên này.
Xào ốc sên ở nhà không thể nào ngon bằng ngoài tiệm. Lý do vì cái bếp của họ rất lớn, loại nhà hàng dùng. Lửa thật lớn, dầu thật sôi, cho tỏi vào đảo sơ qua, cho ốc, ớt, xì dầu, rượu gạo vào đảo vài giây, tắt bếp bỏ vào một nắm rau quế để nguyên lá trộn sơ rồi vớt ra ngay. Như thế ốc mới giòn. Còn xào ở nhà vì lửa không đủ lớn, xào lâu thì ốc sẽ dai.
Người Đài Loan chỉ dùng rau quế để xào ốc thôi, họ không biết ăn rau sống. Món ăn Tàu không có rau sống, vì thế ngoài chợ chỉ có hai thứ rau thơm là rau quế và ngò rí (mùi).
Bây giờ thì các cô dâu Việt Nam ở tràn ngập trên đảo Đài Loan, không biết có cô nào trồng các thứ rau thơm của Việt Nam để bán?
Thời buổi này ở Mỹ, Canada và vài nước giầu có ở Á Châu như Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan là những nước có giá thực phẩm thấp so với mức thâu nhập của dân lao động nên người dân ăn uống phủ phê, có nhiều người ăn uống quá độ, trọng lượng thân thể cũng bị dư thừa quá tải nên lắm người chết vì những bệnh liên quan đến ăn uống thiếu kiểm soát như bệnh béo phì, mỡ trong máu cao, áp huyết cao, tim mạch nghẽn, tai biến mạch máu não, tiểu đường v.v. Riêng dân Nhật, là dân có tiếng rất tự trọng và tự giác cao, nên không có hiện tượng có nhiều người béo phì quá tải.
Thời các nước cộng sản Đông Âu và cộng sản Nga Sô chưa xụp đổ, người dân luôn phải mua thực phẩm theo phiếu thực phẩm do chánh phủ cấp. Tiêu chuẩn thực phẩm do chánh phủ cộng sản đưa ra cho mỗi người dân rất thấp, rất thiếu thốn. Vì thế họ luôn luôn thiếu ăn, thiếu thịt, cá, thiếu chất đạm. Suốt đời mơ ước được ăn một miếng bí tết to bằng cái đĩa, dầy bằng cả đốt tay cho đã thèm, lắm khi đến chết vẫn chưa được toại nguyện.
Trung cộng và Việt cộng dưới thời bao cấp thì cũng y hệt mấy nước cộng sản đông Âu và Nga Sô, nghĩa là chánh phủ cấp sổ gạo, tem phiếu thực phấm cho dân, chỉ được mua gạo, bo bo, khoai, sắn, rau là chính; các loại thịt và hải sản thì luôn luôn thiếu hụt. Dân chúng luôn “ăn để mà sống” chứ muốn ăn ngon là điều “phải tội”.
Nhưng mơ ước được ăn ngon thì ai mơ cũng được, cứ tự do mơ ước trong lòng, đừng có nói ra với hàng xóm láng giềng. Lỡ nói ra với hàng xóm hay con cái, chúng đi bá cáo với cán bộ phường hay làng, xã thì bị buộc tội tiểu tư sản, tội có tư tưởng xấu, tội phản động vì cố ý bôi bác sự phân phối thực phẩm của chánh phủ là nghèo nàn, thiếu hụt.. Vì thế lắm người đến lúc chết vẫn còn mơ ước được ăn vài miếng thịt gà luộc chấm nước mắm chanh và có vài cái lá chanh thái mỏng bỏ lên mà vẫn không được toại nguyện.
Bắc Triều Tiên (Bắc Hàn) thì nổi tiếng về nạn đói năm 2012, cả triệu người dân bị chết đói mà chánh phủ vẫn giấu kín, không cho quốc tế biết để các nước tư bản đem thực phẩm dư thừa của họ đến cứu đói. Chung quy cũng chỉ vì sĩ diện của nhà nước cộng sản Bắc Hàn quá lớn. Họ luôn dạy dân chúng của họ rằng chế độ cộng sản là hoàn hảo, là đỉnh cao trí tuệ mà bây giờ lại ngửa tay xin viện trợ nhân đạo của các nước tư bản sao? Nhất là xin ăn của “thằng hàng xóm Nam Hàn”, kẻ thù của Bắc Hàn vì nó theo chủ nghĩa tư bản là điều cần phải lên án.
Sau rốt, đói quá, con số chết đói lên đến cả triệu người, chánh phủ Bắc Hàn mới mở cửa cho Nam Hàn chở hằng ngàn tấn thực phẩm qua biên giới Bắc Hàn để cứu đói. Nhưng thế nào cũng phải có một màn nói láo chuyên nghiệp rằng chánh phủ cộng sản Bắc Hàn bỏ tiền ra mua thực phẩm của các nước tư bản để nuôi dân đấy chứ.
Từ khi các nước cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, Trung cộng và Việt cộng vội vàng cải cách chế độ kinh tế cộng sản chuyên chính ra “kinh tế thị trường”. Cái cụm từ này nghe hơi quái gở, vì họ không dám nói phẹt nó ra là “Kinh Tế Tư Bản”. Vì chánh phủ cộng sản luôn đề cao chủ nghĩa vô sản là đúng, là hoàn hảo, và Tư Bản là kẻ thù của nhân dân. Bây giờ đi xài cái từ “Kinh Tế Tư Bản” nghe làm sao được?
Nhưng thôi, dùng chữ gì thì dùng, biết sai thì sửa lại cho bớt sai để người dân đỡ nghèo khổ cũng tốt.
Từ ngày dân được chánh phủ cho buôn bán theo “kinh tế thị trường”, tiểu thương mọc lên như nấm. Nhà hàng, tiệm bánh, quán cà phê, quán nhậu, tiệm may, tiệm uốn tóc, gội đầu, đấm bóp, tiệm gạo, tiệm tạp hóa, siêu thị, tiệm giầy dép, rồi cả vũ trường, thẩm mỹ viện mọc lềnh khênh. Dân thành phố và cán bộ lắm người giầu phất lên thi nhau khoe sang, khoe giầu. Tiệm nào nổi tiếng có món nào ngon thì phải ăn cho biết, cho ra vẻ sành ăn. Ăn uống xô bồ, xô bộn cho bõ những ngày ăn cơm độn bo bo, độn sắn thì cũng lắm người ngã lăn ra vì tai biến mạch máu não, đột quỵ hay tiểu đường, viêm gan, viêm ruột, viêm đủ thứ.
Chưa kể tai nạn lưu thông vì các bợm nhậu say xỉn lái xe mô tô đụng chết người khác hay tự chết cũng khá nhiều. Âu cũng là say sưa quá độ cho bõ những ngày không có tiền để mua một chai bia.
Khổ nỗi, chánh phủ cộng sản Việt Nam không có khả năng kiểm soát giá thực phẩm, con đường “Kinh tế thị trường” do tiểu thương và đại thương tự lên giá hàng hóa, khiến giá cả leo thang hằng tháng. Vì thế giá thực phẩm tại Việt Nam so với mức thâu nhập của dân lao động quá sức cao.
Dân nghèo thì chỉ có khả năng mua những thực phẩm rẻ tiền nhập lậu từ Trung Cộng hoặc thịt cá địa phương đã ôi, ươn nhưng được dùng thuốc hóa học của Trung Cộng để bảo quản, trông còn tươi. Con buôn dùng thuốc hóa học vô trách nhiệm đã đành, chánh phủ cũng chẳng ban hành luật an toàn thực phẩm hoặc theo dõi và chặn đứng những đường dây nhập cảng chất hóa học độc hại từ Trung Cộng vào Việt Nam. Hoặc ít ra, nhà nước phải kiểm soát tất cả các loại thịt cá, rau quả bầy bán ở các chợ xem có xử dụng hóa chất không rồi truy ra nơi sản xuất để ngăn chặn và phạt xứng đáng..
Đó là tại sao ở Việt Nam từ vài chục năm nay, con số những người còn trẻ từ 30 đến 40 tuổi đã phát ung thư các loại khác nhau mà chết ngày càng lên cao.
Vì thế được ăn ngon và an toàn không hóa chất độc hại, bữa ăn có đủ thịt, cá, hải sản, đối với dân lao động và dân nghèo trên toàn lãnh thổ Việt Nam vẫn là niềm mơ ước cao vời vợi và dài lâu.
Bố tôi là người mê đọc sách. Ông đọc sách, báo và các loại tạp chí của Nhật là chính. Mỗi ngày sau khi ăn tối xong, ông cầm ngay sách lên đọc cho đến khi đi ngủ.
Khoảng năm 1967 hay 1968, trong đám tạp chí mà bố tôi đọc có một cuốn có vài hình ảnh Hồ Chí Minh mặc côm lê trắng, chung quanh là các em nhi đồng mặc áo đầm trắng. Mấy tấm ảnh này do một ký giả Nhật được phỏng vấn HCM nhân dịp tết Trung Thu, còn được xem là tết Nhi Đồng. Vì Nhật là một nước trung lập, không can dự vào chiến tranh Việt Nam, họ vẫn viện trợ nhân đạo cho cộng sản Bắc Việt nên ký giả Nhật được ưu đãi.
Bố gọi tôi cho xem những tấm ảnh này, vì tôi không đọc được chữ Nhật, chỉ xem hình thôi. Tôi ngạc nhiên hết sức vì hồ chí minh to béo chứ không ốm o, má hóp, gò má nhô cao như hình ảnh người ta thường thấy. Tôi hỏi ngay bố:
– Sao Hồ Chí Minh béo tròn trùng trục như thế, không giống như mấy tấm ảnh khác tí nào?
Bố tôi nói ngay:
– Mấy mươi năm rồi, ở trong phủ chủ tịch ăn uống như vua chúa làm sao không béo lên chứ!
Tôi lại hỏi bố:
– Con nghe nói cộng sản cấm các bà các cô mặc áo dài vì cho là tiểu tư sản với đài các rởm mà lại cho trẻ con mặc áo đầm à?
Bố trả lời:
– Thì ra mắt ký giả ngoại quốc phải làm cho ra vẻ giầu có sung túc chứ! Nhà nước bỏ tiền ra may cho mỗi đứa một cái áo đầm thì có tốn là bao, chỉ khoảng hai chục đứa được chọn để vào dinh bác Hồ ăn bánh nướng bánh dẻo với bác.
Đóng kịch cũng phải thôi! Cái tạp chí có những bức ảnh này chỉ phổ biến rộng rãi bên Nhật và những nước có tòa đại sứ Nhật. Dân chúng miền bắc chẳng bao giờ nhìn thấy những hình ảnh này.
Sau khi Hồ Chí Minh chết năm 1969, đảng cộng sản Việt Nam xây một cái lăng thật lớn cho Hồ chủ tịch ở quảng trường Ba Đình rồi học theo cộng sản Sô Viết ướp xác chủ tịch cho vào hòm kính để triển lãm.
Dân chúng vào xem được hướng dẫn đi chung quanh hòm nhưng cách thật xa, khoảng 6-7 mét, chứ không được đến gần hòm để nhìn cho kỹ khuôn mặt “bác” ra sao.
Dân Hà Nội đồn rằng đó chỉ là cái xác giả bằng sáp vì nhà nước hơi đâu bỏ tiền ra bảo quản mỗi ngày rất tốn điện và tốn nhiều thứ khác.
Đối với đảng cộng sản Việt Nam nếu tốn mỗi ngày khoảng vài chục triệu tiền hiện thời để bảo quản cái xác của “bác Hồ” thì thấm vào đâu, vì bác là linh hồn của đảng cộng sản Việt Nam. Vì nếu dân chúng còn ái mộ bác thì họ còn được điểm với dân là trung thành với “bác”. Như thế địa vị của họ không bị lung lay. Hễ còn địa vị, còn kiếm ra khối tiền đô la và vàng khối, vàng tấn đem về làm của riêng rồi sau đó chuyển tiền qua đế quốc Mỹ để đầu tư cho an toàn.
Nhưng lý do để làm cái xác giả bằng sáp của “bác Hồ” chẳng phải vì sợ tốn tiền bảo quản. Nhưng có lẽ chỉ vì đảng muốn lưu lại hình ảnh gầy gò cho đến chết của “bác” để dân chúng thấy mà thương, mà quý sự hy sinh gian khổ của “bác”.
Còn cái xác thật, béo tròn béo trục của “bác” thì họ chôn giấu ở đâu hay đã hỏa thiêu theo y như lời trăn trối của “bác” chỉ có ghi trong sổ bí mật của đảng mà thôi.
Sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm được miền nam năm 1975, chúng đem ảnh Hồ chủ tịch đi phát cho từng nhà bắt phải để trên bàn thờ hay treo trên nơi cao nhất. Lại chỉ có cái tấm ảnh lúc “bác Hồ” còn gầy gò trán dồ, nhìn biết ngay là đói ăn.
Đúng là tâm lý chiến! Lúc nào đảng cũng phải đánh bóng tối đa cho “bác Hồ”, đưa “bác” lên hàng thánh sống. Nào là “bác” cũng ăn đói như nhân dân nên “bác” mới gầy gò như thế. Đó chỉ là một phần nhỏ trong các phần đánh bóng khác. Dân thấy “bác Hồ” cũng gầy nhom như mình thì lại càng thương vì bác “khiêm nhường”, không muốn được no ấm hơn dân.
Đành rằng mỗi người chết một kiểu, người chết vì ăn dư, ăn thừa, vì ăn cao lương mỹ vị hay ăn món lạ mà trúng độc. Người chết vì thiếu ăn suy dinh dưỡng, suốt đời chỉ ao ước được ăn một miếng thịt thật dầy cho đã thèm.
Người chết vì ăn uống thừa mứa xem ra còn có phúc hơn là người bị thiếu ăn trường kỳ cho đến chết.
Ở đời ai lại chả muốn ăn ngon. Có ai muốn ăn dở, ăn thiếu dinh dưỡng, ăn không đủ no hay ăn những thứ đã ướp hóa chất độc hại bao giờ đâu? Ngoại trừ những người vì lý do tu hành, hay phải kiêng cữ thì miễn bàn.
Vì thế được làm công dân của những nước giầu có theo chế độ tư bản, thực phẩm luôn dư thừa và được kiểm soát an toàn, được tự do ăn uống có phúc hơn là làm dân của những nước cộng sản, luôn nghèo khổ, ăn uống thiếu thốn.
Tuy nhiên làm cán bộ và nhất là làm chủ tịch ở mấy nước cộng sản thì lúc nào cũng béo phì, chết vì ăn uống quá độ.
Trương Thức-Thái An
9/12/2017
Ghi chú: Nêu muôn biết thêm về loại ký sinh trùng mà các loại ôc có thể mang trong người, xin xem “Parasitic disease called schistosomiasis” trên mạng hoặc trang:
www.pri.org/stories/2016-08-13/why-snails-are-one-worlds-deadliest-creatures
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment