Thói quen xấu của người Việt trong mắt một cô dâu Úc
Tôi là một cô gái đến từ nước Úc. Vì yêu chồng là người Việt Nam
nên tôi theo anh về đây “làm dâu”, mọi người gọi tôi là “dâu tây”.
Dâu tây rất hay bị để ý
nhưng không thường xuyên bị ne nét, góp ý như dâu ta.
Có lẽ vì thế tôi cũng có
thời gian quan sát lại những người thân của chồng, những con người nơi quê
hương chồng và thấy rằng, ngày Tết, người Việt bộc lộ thật nhiều thói xấu.
Thói
xấu thứ nhất là họ
đòi hỏi phụ nữ trong nhà phục vụ nhiều điều quá.Mấy
chị em dâu bên chồng tôi thức từ 3 giờ sáng để làm cơm, làm cỗ tiếp đãi họ hàng
ngày Tết với mẹ chồng.
Tôi không thể dậy từ giờ
đó nên cứ mặc họ xủng xoảng xoong nồi bát đĩa dưới bếp, ôm chồng ngủ tiếp đến
sáng sớm hôm sau. Đó cũng là một trong những nguyên do họ gọi tôi là “dâu tây”.
Không biết những gia
đình khác thế nào, bên nhà chồng tôi dâu tây cũng dễ được bỏ qua, nhưng nếu là
một chị em dâu khác giờ đó chưa dậy sẽ bị bóng gió là “lười chảy thây”, có khi
sáng mùng 1 đã bị mẹ chồng mặt nặng mày nhẹ.
Nhiều nàng dâu vì không
muốn gặp cái sự mặt nặng mày nhẹ này nên cố dậy từ sớm cho xong, chứ họ cũng
chẳng thích gì công việc này.
Tôi thì không cố được,
tôi có niềm tin riêng của tôi, tôi tin rằng việc
đày đọa bản thân như vậy chỉ để chứng minh mình đảm đang tháo vát hay để người
khác hài lòng là điều không cần thiết.
Suốt cả những ngày Tết,
phụ nữ trong nhà sẽ bận tối mắt lên xuống với làm cơm nấu cỗ, dọn cỗ, phục vụ
khách khứa đến nhà dùng cơm.
Trong khi tới lúc ngồi
vào ăn họ lại phải ngồi “mâm dưới”, với toàn đám trẻ con hoặc đàn bà với nhau,
nhấp nha nhấp nhổm vừa ăn vừa chạy đi phục vụ cho đám đàn ông đang khề khà uống
rượu nói chuyện mồm mép chứ tuyệt
nhiên không thấy giúp đỡ gì cho người phụ nữ của
họ.
Đi lấy thêm đồ ăn – phụ
nữ lấy. Đi lấy thêm bát nước mắm – phụ nữ lấy. Đồ ăn trên bàn nguội lạnh cần
đem đi hâm nóng – cũng là phụ nữ làm.
Như vậy thật xấu xí.
Bàn tiệc kia nên có sự
điểm xuyết, đàn ông phụ nữ ngồi bên nhau, và phụ nữ được nhận lời cảm ơn, sự
trân trọng về bữa cơm rất công phu họ đã nấu, được người đàn ông của họ phục
vụ, chăm chút lại, thế mới đúng là ngày đoàn viên, vui vẻ đầm ấm cho tất cả mọi
người.
Những bữa cơm là nỗi kinh
hoàng của tôi khi mẹ chồng chưa xong bữa này đã lên kế hoạch cho bữa sau
và tất cả các nàng dâu bắt đầu quay trở lại bếp từ 2 giờ chiều để chuẩn bị cho
bữa ăn buổi tối.
Cho nên quanh quanh quẩn
quẩn, ngày Tết là ngày phụ nữ cắm mặt vào bếp.
Một thói quen xấu xí nữa
của người Việt là “nhậu”.
Đàn ông Việt xấu kinh khủng
khiếp trên bàn nhậu.
Mặt mũi nham nhở, đỏ
tưng bừng, họ nói chuyện vô nghĩa vì rượu nói chứ họ không nói, họ chuốc nhau
và uống để nâng cao sĩ diện chứ không thực sự dùng rượu như ý nghĩa thanh lịch
vốn có của loại đồ uống này..
Trên bàn tiệc, đàn ông
ép nhau bằng những lời khích tướng hoa mỹ, họ hả hê khi ép được nhau uống,
người lịch sự từ chối bị cho là không “hết mình”, không nể mặt người mời rượu.
Chỉ trong vài ngày Tết,
số đàn ông Việt nhập viện cấp cứu vì bia rượu lên đến hàng nghìn, những người
phải nhập viện vì đánh nhau (cũng do không làm chủ được bản thân do rượu) cũng
là hàng nghìn.
Thật xấu xí!
Ngày Tết là dịp gia đình
quây quần, gặp gỡ họ hàng hàn huyên, thật ra cũng là dịp để họ tụ tập nói xấu
nhau.
Nhà người này người kia
năm qua có chuyện gì, kiếm được bao nhiêu, thua lỗ thế nào cũng được mang ra
thì thào bình phẩm hết.
Như vậy thật tọc mạch.
Tôi tin tài chính, những
chuyện xảy ra trong nội bộ gia đình là những chuyện riêng tư, không phải đề tài
để ai đó khác mang ra “làm mồi nhậu”, đặc biệt khi họ chẳng giúp được gì.
Khi mới sang đây tôi rất
thích văn hóa lì xì của quê hương chồng trong ngày Tết.
Một chút tiền trong
chiếc phong bao nho nhỏ màu đó mang ý nghĩa mang tới may mắn cho người được lì
xì.
Nhưng sự thích thú nhanh
chóng biến thành mất hứng khi tôi chứng kiến có những bà mẹ già tranh thủ gặp
con này nói xấu con kia, trách móc nó không mừng tuổi mình hoặc mừng tuổi không
nhiều, hoặc mang ra so sánh người này mừng nhiều người kia mừng ít.
Tôi nói với chồng tôi, đất
nước của anh rất xinh xắn, tươi đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, nhưng
hóa ra cũng còn thật nhiều điểm xấu, hơi… kém văn minh.
Anh lại cười gọi tôi là
“dâu tây” – như cách rất nhiều người Việt đã ứng xử lại với tôi mỗi khi tôi cư
xử khác họ.
Tôi không thỏa mãn với
câu trả lời này, bởi xét cho cùng, dâu
“loại” nào đi chăng nữa, thì cũng là vợ, là mẹ, họ lấy chồng và mong muốn một
cuộc hôn nhân mang lại cho mình hạnh phúc, bình đẳng – chẳng phải
vậy sao?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment